Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

luận văn thạc sĩ chiến lược nguồn cung của công ty điện tử samsung việt nam và đề xuất cho các nhà cung cấp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.43 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG CỦA
CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM VÀ ĐỀ
XUẤT CHO CÁC NHÀ CUNG CẤP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

CHU VĂN LƯỢNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG CỦA
CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM VÀ ĐỀ
XUẤT CHO CÁC NHÀ CUNG CẤP VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên: Chu Văn Lượng
Người hướng dẫn: PGS, TS Trần Sĩ Lâm



Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Chiến lược nguồn cung của công ty Điện tử
Samsung Việt Nam và đề xuất cho các nhà cung cấp Việt Nam” là đề tài nghiên cứu
độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các
số liệu tại các doanh nghiệp Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được công
bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Chu Văn Lượng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô
giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS,TS Trần Sĩ Lâm, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chu Văn Lượng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ................................................................................. vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG................6
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và chiến lược nguồn cung................................. 6
1.1.1 Chuỗi cung ứng............................................................................................................ 6
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng........................................................................................ 17

1.1.3 Chiến lược nguồn cung.......................................................................................... 21
1.2 Các hoạt động quan trọng trong chiến lược nguồn cung............................... 25
1.2.1 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp................................................................. 25
1.2.2 Quản lý chất lượng nhà cung cấp...................................................................... 28
1.2.3 Quản lý và phát triển nhà cung cấp.................................................................. 30
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ
SAMSUNG VIỆT NAM............................................................................................................... 38
2.1 Tổng quan về công ty điện tử Samsung Việt Nam............................................ 38
2.1.1 Tổng quan về tập đoàn Samsung........................................................................ 38
2.1.2 Tổng quan về Công ty điện tử Samsung Việt Nam..................................... 40
2.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng của công ty điện tử Samsung Việt Nam . 41
2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của công ty điện tử Samsung Việt Nam......41
2.2.2 Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.................................................................. 43
2.3 Chiến lược nguồn cung của công ty Điện tử Samsung Việt Nam..............44
2.3.1 Các yêu cầu dành cho nhà cung cấp................................................................ 44
2.3.2 Bộ quy tắc ứng xử giành cho nhà cung cấp của Samsung.....................45
2.3.3 Quy trình lựa chọn nhà cung cấp...................................................................... 48
2.3.4 Hoạt động nhà cung cấp........................................................................................ 49
2.3.5 Môi trường làm việc nhà cung cấp.................................................................... 51
2.4 Hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp từ công ty điện tử Samsung Việt Nam 51
2.4.1 Triển lãm hội trợ........................................................................................................ 51
2.4.2 Chương trình tư vấn cải tiến................................................................................ 52
2.4.3 Hợp tác đào tạo chuyên gia................................................................................... 52


iv

2.5 Cơ hội và thách thức cho các nhà cung cấp Việt Nam khi tham gia vào
vào chuỗi cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt Nam..................................... 53
2.5.1 Cơ hội.............................................................................................................................. 53

2.5.2 Thách thức.................................................................................................................... 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC NHÀ CUNG CẤP VIỆT NAM THAM
GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT
NAM....................................................................................................................................................... 57
3.1 Tổng quan về các nhà cung cấp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng
của công ty Điện tử Samsung Việt Nam................................................................................ 57
3.1.1 Tổng quan về tình hình phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ
ngành Điện tử Việt Nam................................................................................................................ 57
3.1.2 Tổng quan về tình hình tham gia chuỗi cung ứng của công ty Điện tử
Samsung Việt Nam của các nhà cung cấp Việt Nam........................................................ 60
3.2 Đánh giá khả năng tham gia chuỗi cung ứng của công ty Điện tử
Samsung Việt Nam của các nhà cung cấp Việt Nam...................................................... 61
3.2.1 Điểm mạnh................................................................................................................... 61
3.2.2 Điểm yếu........................................................................................................................ 64
3.3 Giải pháp thúc đẩy cho các nhà cung cấp Việt Nam tham gia vào chuỗi
cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt Nam........................................................... 65
3.3.1 Xây dựng ma trận SWOT....................................................................................... 65
3.3.2 Giải pháp đề xuất cho các nhà cung cấp Việt Nam.................................... 67
3.3.3 Giả pháp đề xuất giải pháp cho cơ quan nhà nước.................................... 71
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 75


v

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

CSCMP

Council of Supply Chain
Management Professionals

Hội đồng các chuyên gia quản trị
chuỗi cung ứng

ISM

The Institute for Supply
Management

Viện quản lý cung ứng

SSCMC

The Singapore-based
Logistics & Supply Chain

Hiệp hội quản lý chuỗi cung ứng
và hậu cần Singapore

Management Society
SPI

Supplier Performance
Index


Chỉ số Hiệu suất nhà cung cấp

SCOR

Supply Chain Operation
Reference

Mô hình tham chiếu hoạt động
chuỗi cung ứng

SSS

Supplier Selection
Scorecard

Phiếu điểm lựa chọn nhà cung
cấp

NCC

Nhà cung cấp

DV

Dịch vụ

NVL

Nguyên vật liệu


CNHT

Công Nghiệp Hỗ Trợ

SP

Sản phẩm


vi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình....................................................................... 8
Hình 1.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản......................................................... 10
Hình 1.3: Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng mở rộng......................................................... 11
Hình 1.4: Ví dụ cấu trúc chuỗi cung ứng dạng mở rộng.............................................. 12
Hình 1.5: Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng................................................. 13
Hình 1.6: Các nhóm hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng....................................... 20
Bảng 2.1: Top 5 công ty Sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới.................................. 39
Hình 2.2: Mô hình chuỗi cung ứng công ty Samsung Việt Nam............................... 42
Hình 2.3 : Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của Samsung.................................... 43
Hình 2.4: Quy trình lựa chọn nhà cung cấp....................................................................... 48
Bảng 3.1: Năng lực cung ứng của CNHT Việt Nam....................................................... 58
Hình 3.2: Số lượng nhà cung cấp cấp 1 Việt Nam tham gia vào chuỗi cung
ứng Samsung...................................................................................................................................... 60
Bảng 3.3: Ma trận SWOT giải pháp cho các nhà cung cấp Việt Nam tham gia
chuỗi cung ứng củacông ty Samsung Việt Nam................................................................ 66



vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và chiến lược nguồn cung là các hoạt
động có vai trò đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường
có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để đảm bảo mục tiêu nâng cao
năng lực cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp đều không ngừng triển
khai các hoạt động cải tiến, không chỉ trong bản thân doanh nghiệp mình, mà còn tại
các nhà cung cấp cung ứng nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào của quá trình Sản
xuất. Mục tiêu quan trọng cuối cùng là cắt giảm chi phí, duy trì lợi thế cạnh tranh về
giá sản phẩm. Là một công ty hàng đầu thế giới, công ty Điện tử Samsung Việt Nam
cũng đứng trước những thách thức như vậy và có những chiến lược nhất định giành
riêng cho các nhà cung cấp của mình. Với mong muốn hiểu rõ hơn về chiến lược
nguồn cung của công ty Điện tử Samsung Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp
thúc đẩy các nhà cung cấp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty Điện
tử Samsung, tác giả đã chọn đề tài “Chiến lược nguồn cung của công ty Điện tử
Samsung Việt Nam và đề xuất cho các nhà cung cấp Việt Nam” để nghiên cứu. Luận
văn đã đạt được một số kết quả sau:
- Đưa ra được hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến chuỗi cung ứng, quản trị
chuỗi cung ứng và chiến lược nguồn cung của doanh nghiệp
- Phân tích đánh giá chuỗi cung ứng, chiến lược nguồn cung của công ty Điện
tử Samsung Việt Nam, từ đó chỉ ra cơ hội và thách thức cho các nhà cung cấp Việt
Nam mong muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt
Nam.
- Đề xuất 7 giải pháp và 2 kiến nghị góp phần thúc đẩy các nhà cung cấp Việt
Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt Nam
Các kết quả trên đây sẽ được trình bày cụ thể hơn ở các chương tiếp theo.


viii



1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh có nhiều thay đổi và biến động.Việc

tập đoàn Samsung đầu tư và hoạt động tại Việt Nam đã mang lại không chỉ cơ
hội cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung, mà còn là cơ hội cho các nhà cung
cấp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt
Nam.
Tuy nhiên sau gần 10 triển khai hoạt động tại Việt Nam, mặc dù công ty
Điện tử Samsung Việt Nam rất mong muốn được hợp tác với các nhà cung cấp
nội địa để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh về
giá do chi phí thấp, nhưng thực tế số lượng các nhà cung cấp nội địa Việt Nam
được tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt
Nam còn hạn chế, tại thời điểm nghiên cứu, số lượng nhà cung cấp cấp 1 nội địa
là khoảng dưới 40 nhà cung cấp. Hơn nữa hiện tại các nhà cung cấp nội địa vẫn
chỉ cung cấp được các loại linh kiện phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ và
giá trị gia tăng thấp như in ấn, bao bì, vật liệu nhựa.
Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chí để trở thành
nhà cung cấp của công ty Điện tử Samsung Việt Nam, các nhà cung cấp Việt
Nam cần nỗ lực cải thiện năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tận dụng tốt
các ưu thế hiện có và các ưu đãi từ các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, chính vì
các lý do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Chiến lược nguồn cung của
công ty Điện tử Samsung Việt Nam và đề xuất cho các nhà cung cấp Việt Nam”
để nghiên cứu trong luận văn này.

2.

Mục đích nghiên và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1

Mục đích nghiên cứu
Phân tích đánh giá chiến lược nguồn cung của công ty Điện tử Samsung

Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy các nhà cung cấp Việt Nam tham
gia vào chuỗi cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt Nam


2

2.2

Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến chuỗi cung ứng,

quản trị chuỗi cung ứng và chiến lược nguồn cung
- Phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược nguồn cung của công ty Điện
tử Samsung Việt Nam, từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức cho các nhà cung
cấp Việt Nam mong muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty điện tử
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần thúc đẩy các nhà cung cấp
Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt Nam
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1

Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu trọng tâm về chiến lược nguồn cung của

công ty Điện tử Samsung Việt Nam
3.2

Phạm vi nghiên cứu

3.2.1

Về mặt nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu trọng tâm về chiến lược nguồn cung của

công ty Điện tử Samsung Việt Nam bao gồm các khái niệm, quy trình, kết quả
hoạt động và định hướng của công ty.
3.2.2

Về mặt thời gian
Luận văn tập trung nghiên cứu trọng tâm về chiến lược nguồn cung của

công ty Điện tử Samsung Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến năm 2019
4.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng dựa trên nền tảng một số phương pháp nghiên

cứu khoa học như phương pháp thu thập số liệu qua tổng hợp, thống kê; phương

pháp phân tích số liệu dựa vào so sánh, đối chiếu, quy nạp; kết hợp với việc minh
họa bằng công cụ trực quan như bảng biểu, hình vẽ từ đó khái quát để rút ra nhận
định, đánh giá và kết luận.
Nhiều dữ liệu thứ cấp, lý thuyết về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng
và chiến lược nguồn cung được tác giả thu thập từ nhiều nguồn sách, báo, tạp chí,


3

internet… Những kiến thức trong đề tài này được thu thập từ rất nhiều nguồn trên
thế giới nhưng chủ yếu là từ sách, các bài báo cáo, thông tin internet.
5.

Các nghiên cứu trước đó có liên quan đến luận văn
Chiến lược nguồn cung là một khái niệm chưa thực sự được sử dụng rộng

rãi, tuy nhiên chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng thì đã rất quen thuộc nên
đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu của các nhà khoa
học trong và ngoài nước về vấn đề này
5.1

Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Robert M. Monczka, Robert B. Handfield, Purchasing & Supply Chain

Management, 2009: nghiên cứu về hoạt động mua sắm và quản lý chuỗi ung ứng.
Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã giới thiệu được về hoạt động
mua sắm và chuỗi cung ứng, chỉ ra cấu trúc và các các bước diễn ra trong quá trình
mua sắm, các chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp đồng thời cũng chỉ ra xu hướng
trong tương lai của hoạt động mua sắm. Đây cũng là cuốn sách cung cấp cơ sở lý
luận chủ đạo luận văn này.

Michael H. Hugos, Essentials-of-Supply-Chain-Management, Third Edition,
2011: Nghiên cứu về những nguyên lý cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng. Trong
công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã giới thiệu về chuỗi cung ứng, mô hình
chuỗi cung ứng, các hoạt động trong chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng.
Robert J. Engel, Strategic Sourcing: A Step-By-Step Practical Model, 2004:
nghiên cứu về mô hình của chiến lược nguồn cung. Trong nghiên cứu của mình, tác
giả đã làm rõ khái niệm chiến lược nguồn cung và chi tiết mô hình của chiến lược
nguồn cung cơ bản.
5.2

Tình hình nghiên cứu trong nước
Vũ Thị Thanh Huyền, Phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng trưởng kinh tế

Việt Nam: Trường hợp ngành điện tử, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương, 2018. Công trình đã chỉ ra cơ sở lý luận, phương pháp đánh
giá tác động của phát triển công nghiệp hỗ trợ đến tăng trưởng kinh tế của ngành
điện tử, đồng thời cũng nêu lên được thực trạng phát triển của công nghiệp hỗ trợ
điện tử Việt Nam và một số giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ


4

Việt Nam.
Nguyễn Quang Vũ, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung
ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam đến năm 2020, Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế,
trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2015. Công trình đã chỉ ra các lý
thuyết chung về chuỗi cung ứng: định nghĩa, cấu trúc, các thành phần cơ bản, những
nội dung chính trong chuỗi cung ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung
ứng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng… từ đó tập trung nghiên
cứu chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam để tìm ra những biện

pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Công ty
6.

Tính mới của luận văn
Điểm mới trong nghiên cứu này là tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về lý

thuyết chiến lược nguồn cung của doanh nghiệp, cụ thể là của công ty Điện tử
Samsung Việt Nam
Về phương diện học thuật: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về
chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và chiến lược nguồn cung, tiêu chí đánh
giá, lựa chọn nhà cung cấp, quản lý và phát triển nhà cung cấp. Do vậy, kết quả
đánh giá sẽ có những đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện khung lý thuyết về
chiến lược nguồn cung.
Về phương diện thực tiễn: Luận văn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có
mong muốn trở thành nhà cung cấp của công ty Điện tử Samsung có cái nhìn đầy đủ
và toàn diện hơn về chiến lược quản lý nguồn cung, các hoạt động hỗ trợ, phát triển
nhà cung cấp của công ty Điện tử Samsung Việt Nam để có chiến lược phát triển
hoặc giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực của doanh nghiệp, từng bước đáp ứng
những yêu cầu nghiêm ngặt để trở thành nhà cung cấp của công ty điện tử Samsung
Việt Nam.
7.

Kết cấu luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn

được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về chiến lược nguồn cung
- Chương 2: Chiến lược nguồn cung của công ty Điện tử Samsung Việt Nam



5

-

Chương 3: Giải pháp cho các nhà cung cấp Việt Nam tham gia vào chuỗi

cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt Nam


6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và chiến lược nguồn cung
1.1.1 Chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Định nghĩa chuỗi cung ứng
Một doanh nghiệp dù kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ, để đạt được hiệu
quả kinh doanh tối ưu, không chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mình, mà còn cần tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp
cũng như khách hàng. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc
dịch vụ cho khách hàng, họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn tới dòng dịch chuyển
của nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, và dịch vụ của nhà
cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm, và những mong đợi thực sự
của người tiêu dùng, hoặc khách hàng cuối cùng. Cạnh tranh có tính toàn cầu
ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ
kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn, đã thúc ép các doanh nghiệp phải
đầu tư và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của mình.
Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền
thông và vận tải, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và
những kỹ thuật để quản lý chuỗi cung ứng.
Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “chuỗi cung ứng”. Dưới đây là

một số những khái niệm tiêu biểu:
- Theo Sunil Chopra và Pete Meindl: chuỗi cung ứng bao gồm mọi công
đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn gồm nhà
vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Sunil Chopra và Pete
Meindl, 2001)
- Lambert, Stock và Elleam thì cho rằng: chuỗi cung ứng là sự liên kết với
các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Lambert, Stock and
Elleam, 1998)
- Theo Ganesham, Ran and Terry P.Harrison: chuỗi cung ứng là một
mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu


7

mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm,
và phân phối chúng cho khách hàng(Ganesham Ran, Terry P. Harrison, 1995)
Trong khuôn khổ luận văn này, định nghĩa chuỗi cung ứng như sau: Chuỗi
cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián
tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật
liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng . Từ
định nghĩa, có thể nhận thấy rằng mục tiêu cuối cùng của chuỗi cung ứng là đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng về cơ bản là sự dịch chuyển
nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, tạo ra sản phẩm và đến tay người tiêu dùng.
Mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều là một phần của chuỗi cung
ứng ở mức độ nào đó.
1.1.1.2 Đặc điểm chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng không chỉ là các hoạt động liên kết bên ngoài của các
doanh nghiệp, mà cũng bao gồm các hoạt động bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn
nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc

nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao hàm và không
bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài
chính và dịch vụ khách hàng. Ví dụ với các doanh nghiệp sản xuất như Vinamilk,
chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm việc công ty sản xuất lượng sữa tươi, nhập
nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, mà còn bao gồm quá trình công ty nghiên
cứu sản phẩm mới, phù hợp với thị yếu và nhu cầu người tiêu dùng, quá trình sản
xuất, quá trình truyền thông, marketing để sản phẩm được người tiêu dùng biết
tới trước hoặc trong khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Ngoài ra còn là hoạt
động phân phối, chăm sóc khách hàng cũng là một trong số các hoạt động nằm
trong chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và nó liên quan đến dòng
thông tin nhất định về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau.
Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình, nếu chia nhỏ các quá trình của
chuỗi cung ứng, có thể nhận thấy rằng chuỗi cung ứng là một chuỗi luân chuyển
sản phẩm hoặc các yếu tố cấu thành sản phẩm với các thông tin nhất định về sản


8

phẩm cũng như giá thành. Từ nguyên vật liệu, sản phẩm, giá từ các nhà phân
phối, đại lý, giá khi sản phẩm tới tay khách hàng cuối cùng.
Dòng sản phẩm và dịch vụ bắt đầu từ nguồn nguyên liệu đầu vào, trải qua
các nhà cung cấp sản xuất sản phẩm trung gian, tiếp đến là nhà sản xuất trực tiếp,
tại đây nguồn nguyên liệu sẽ được sản xuất thành phẩm, và thông qua hệ thống
nhà bán buôn, đại lý và nhà bán lẻ sẽ đến tới người tiêu dùng cuối.

Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình
Nguồn: Colin Scott, Henriette Lundgren, Paul Thompson, 2011 Theo chiều
ngược lại với dòng sản phẩm dịch vụ là dòng thu thồi và tái chế. Khi sản phẩm bị
phát hiện có lỗi ở bất kỳ nhóm khách hàng nào, sẽ được gửi

lại nhà sản xuất để bảo hành, đổi trả hoặc những sản phẩm không tiếp tục sử
dụng có thể tận dụng để tái chế.
Chi phí sản xuất sản phẩm của nhà sản xuất, chi phí vận chuyển của các
nhà cung cấp tới nhà sản xuất, cũng như của nhà sản xuất tới các đơn vị phân
phối và chi phí lưu kho là những chi phí chính ảnh hưởng tới giá của sản phẩm
khi tới tay khác hàng cuối.
Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu
cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Giống
như mục đích và vai trò của các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng là quá trình bắt


9

buộc để đảm bảo việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bắt đầu với việc khách hàng đặt mua sản phẩm sau
khi phát sinh nhu cầu và kết thúc khi sản phẩm tới tay khách hàng.
1.1.1.3 Vai trò của chuỗi cung ứng
Có thể nói, chuỗi cung ứng có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh bởi nó có liên quan trực tiếp đến đầu vào, đầu ra và các hoạt động diễn ra
nội bộ trong doanh nghiệp
a.

Giảm chi phí
Đối với các doanh nghiệp, bài toán quản lý chi phí là cực kỳ quan trọng,

ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề doanh thu, lợi nhuận và quyết định tình hình,
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bao gồm chi phí mua hàng hóa,
dịch vụ đầu vào, chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí phân phối sản phẩm tới
khách hàng.
Với chi phí mua hàng hóa và dịch vụ đầu vào, có thể được giảm thiểu khi

các nhà cung cấp có năng lực cải tiến tốt, giúp cắt giảm chi phí từ nguồn.
Trong khi đó đặc biệt là chi phí phân phối sản phẩm tới khách hàng.
Chuỗi cung ứng sẽ góp phần giảm chi phí khi các doanh ngiệp lớn không cần
trực tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà thông qua các kênh trung gian
là các hệ thống phân phối, đại lý và nhà bán lẻ. Giúp giảm các chi phí cố định
liên quan đến nhà xưởng, kho, phương tiện vận chuyển. Ngoài ra, các nhà phân
phối với năng lực chuyên môn chuyên trách về marketing và bán hàng, cũng sẽ
góp phần đưa thông tin sản phẩm tới khách hàng một cách hiệu quả, nhanh
chóng.
b.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng

việc rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm dựa vào khả năng đáp ứng của nhà
cung cấp
Ngoài ra cũng giúp rút ngắn thời gian thông tin sản phẩm và sản phẩm tới
khách hàng thông qua năng lực marketing và hệ thống phân phối rộng khắp của
các nhà phân phối.


10

c.

Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp lựa chọn được những nguồn thông tin

cần thiết trong mọi quá trình xuyên suốt của chuỗi cung ứng và tập trung hướng
vào khách hàng và yêu cầu của họ. Chính những nguồn thông tin này giúp doanh

nghiệp điều phối được hoạt động của mình nhằm mục đích then chốt là đưa sản
phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, chính
vì chuỗi cung ứng hướng tới khách hàng và yêu cầu của họ nên doanh nghiệp có
thể giúp khách hàng có được sự hỗ trợ tốt nhất của sau khi tiêu dùng sản phẩm,
dịch vụ của mình.
Có thể nói, việc vận hành chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp nắm bắt,
quản lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ
nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất.
1.1.1.4 Cấu trúc chuỗi cung ứng
a.

Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản
Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng điển hình gồm ba thành phần doanh nghiệp,

nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp đó. Cụ thể:
- Nhà cung cấp : Cung cấp sản phẩm và dịch vụ đầu vào cho quá trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Hình 1.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản
Nguồn: Michael Hugos, 2011
- Doanh nghiệp: Là đơn vị trung tâm phụ trách sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ đầu vào để đưa vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Bản thân bên trong doanh nghiệp lại là một chuỗi cung ứng nhỏ
bao được tạo thành bởi các bộ phận khác nhau, hoạt động phối hợp với nhau vì
mục tiêu chung của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Khách hàng: Là mục tiêu tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp,
là đơn vị, cá nhân trực tiếp mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.


11


Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản thường thấy ở các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, khi chỉ có duy nhất một nhà cung cấp và đối
tượng khác hàng duy nhất.
b.

Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng mở rộng
Trong trường hợp chuỗi cung ứng dạng mở rộng, về cơ bản vẫn bao gồm

3 đối tượng chính như chuỗi cung ứng đơn giản là nhà cung cấp, doanh nghiệp
và khách hàng. Tuy nhiên có thêm sự tham gia của 3 thành phần khác, thứ nhất là
nhà cung cấp của nhà cung cấp hay còn gọi là nhà cung cấp thứ cấp. Thứ hai là
khách hàng của khách hàng hay còn gọi là khác hàng thứ cấp. Và thứ ba, một
thành phần đặc biệt quan trọng, đó là các nhà cung cấp dịch vụ.

Hình 1.3: Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng mở rộng
Nguồn: Michael Hugos, 2011
- Nhà cung cấp của nhà cung cấp: hay còn gọi là nhà cung cấp thứ cấp, có
vai trò tương tự như nhà cung cấp, tuy nhiên ở cấp thấp hơn, tức là sẽ cung cấp
nguyên liệu thô trực tiếp cho nhà cung cấp. Nguyên liệu thô sau khi được sản
xuất, gia công bởi nhà cung cấp, sẽ trở thành sản phẩm đầu vào cho hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp. Để phân biệt, các doanh nghiệp thường phân loại
thành nhà cung cấp cấp 1, tức là nhà cung cấp trực tiếp, tiếp sau đó là nhà cung
cấp cấp 2, cung cấp sản phẩm cho nhà cung cấp cấp 1, tương tự là nhà cung cấp
cấp 3, cấp 4. Cũng giống như doanh nghiệp, sản phẩm đầu vào của một nhà cung
cấp có thể được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp thấp hơn. Vì vậy sẽ tạo thành
một chuỗi cung ứng có dạng hội tụ bắt đầu từ các nhà cung cấp thấp nhất và hội
tụ về phía doanh nghiệp.



12

- Khách hàng cuối cùng: Tương tự như nhà cung cấp, doanh nghiệp cũng
sẽ có nhiều đối tượng khách hàng, được phân cấp tương tự với nhà phân phối,
nhà bán buôn là khách hàng cấp 1,nhà bán lẻ là khách hàng cấp 2... và cuối cùng
sẽ là người tiêu dùng. Vì một khách hàng cấp thấp hơn có thể mua sản phẩm từ
nhiều khách hàng cấp cao hơn, nên mạng lưới khách hàng sẽ liên kết tạo thành
mạng lưới phân kỳ bắt đầu từ doanh nghiệp và hướng về phía người dùng cuối.

Hình 1.4: Ví dụ cấu trúc chuỗi cung ứng dạng mở rộng
Nguồn: Michael Hugos, 2011
- Nhà cung cấp dịch vụ: Mặc dù cũng nằm trong nhóm nhà cung cấp, tuy
nhiên nhà cung cấp dịch vụ có đặc điểm khác biệt là nhóm các nhà cung cấp dịch
vụ cho toàn bộ thành phần trong chuỗi cung ứng. Nhà cung cấp dịch vụ có kiến
thức chuyên sâu và các kỹ năng cùng lợi thế đặc biệt ở một lĩnh vực riêng biệt
trong chuỗi cung ứng nên có thể cung cấp các dịch vụ này chất lượng hơn, hiệu
quả hơn và có thể là với mức chi phí rẻ hơn so với việc các nhà cung cấp, nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, hay người tiêu dùng tự thực hiện. Một số các
dịch vụ tiêu biểu như: hậu cần(logistic), tài chính, nghiên cứu tìm hiểu thị trường,
thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin…
Với chuỗi cung ứng dạng đơn giản với ba thành phần chủ yếu thường thấy


các doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất trực tiếp, với các doanh nghiệp quy mô


13

lớn, đa dạng về ngành hàng, mô hình chuỗi cung ứng sẽ thường ở dạng mở rộng
với sự tham gia của nhiều thành phần hơn.

1.1.1.5 Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng

Hình 1.5: Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng
Nguồn: Michael Hugos, 2011
a.

Sản xuất
Bao gồm khả năng của chuỗi cung ứng để sản xuất và lưu trữ sản phẩm.

Cơ sở vật chất của sản xuất là các nhà máy và nhà kho. Vấn đề cơ bản của các
nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là làm thế nào để cân bằng giữa khả năng
đáp ứng (nhu cầu của khách hàng) với tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất.
Nếu phân xưởng và nhà kho được thiết kế với công suất quá lớn, các doanh
nghiệp có thể linh hoạt và nhanh chóng đáp ứng được sự thay đổi về nhu cầu sản
phẩm. Nếu hầu hết công suất của nhà máy và nhà kho được sử dụng thì chuỗi
cung ứng khó có thể phản ứng kịp thời với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.
Nói một cách khác, công suất dư thừa càng nhiều, hoạt động sản xuất càng kém
hiệu quả do không mang lại doanh thu.
Các nhà máy có thể được xây dựng để thích nghi với một trong 2 hướng
sản xuất


14

- Tập trung sản phẩm: Nhà máy thực hiện một loạt các công đoạn khác
nhau để tạo ra sản phẩm. Từ việc sản xuất ra các bộ phận của sản phẩm, tới việc
lắp ráp các bộ phận này thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Tập trung vào chức năng: Nhà máy chỉ tập trung vào việc hoàn thiện một
vài hoạt động cụ thể, hoặc chỉ sản xuất một nhóm bộ phận, hoặc chỉ lắp ráp.
Các công ty phải quyết định sản xuất theo phương thức nào hoặc kết hợp

những gì từ hai cách thức sản xuất đó để đạt được công suất và chuyên môn như
mong đợi, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Tương tự, hệ thống nhà kho cũng cần được xây dựng phù hợp với từng
phương thức sản xuất khác nhau. Sau đây là ba phương pháp chính trong việc lưu
kho sản phẩm:
- Lưu kho theo đơn vị: Theo phương pháp này, tất cả các sản phẩm cùng
loại được lưu kho chung với nhau. Đây là cách lưu kho hiệu quả và dễ hiểu.
- Lưu kho theo chức năng: Với phương pháp này, tất cả những hàng hóa
khác nhau nhưng có liên quan đến một nhu cầu nào đó của khách hàng hoặc một
lĩnh vực công việc được lưu kho chung với nhau. Phương thức lưu kho này giúp
thuận tiện cho việc lựa chọn và đóng gói hàng hóa, nhưng thường yêu cầu không
gian nhà kho lơn hơn so với phương thức lưu kho theo đơn vị.
- Lưu kho chéo (cross-docking): là phương pháp được Wal-mart sử dụng
đầu tiên nhằm tăng cường tính hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Sử dụng phương
pháp này, hàng hóa thực ra không được lưu kho. Thay vào đó, nhà kho được sử
dụng làm địa điểm để dỡ lượng lớn những hàng hóa khác nhau từ những xe tải
của nhà cung cấp. Những lô hàng lớn này được chia thành những lô hàng nhỏ
hơn. Những lô hàng nhỏ chứa nhiều loại sản phẩm khác nhau lại được kết hợp
theo nhu cầu hàng ngày và nhanh chóng bốc lên xe để vận chuyển đến nơi giao
hàng cuối cùng.
b.

Tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do

nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi
cung ứng. Một lần nữa, các nhà quản lý lại phải quyết định tồn kho ở đâu nhằm


15


cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lượng lớn hàng tồn kho
cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu của khách
hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng
kể; và để đạt hiệu quả cao thì chi phí tồn kho nên thấp nhất có thể. Có 3 loại tồn
kho cơ bản:
- Tồn kho chu kỳ: là lượng hàng tồn kho cần thiết để thỏa mãn nhu cầu về
sản phẩm trong một giai đoạn giữa các kỳ mua hàng. Các doanh nghiệp có xu
hướng sản xuất hoặc mua một lượng lớn hàng hóa nhằm đạt được hiệu quả kinh
tế theo quy mô. Tuy nhiên, hàng hóa nhiều làm gia tăng chi phí tồn kho gồm: chi
phí lưu kho, xử lý và bảo hiểm hàng tồn kho. Các nhà quản lý phải cố gắng cân
bằng giữa việc đạt được chi phí đặt hàng thấp, giá rẻ và việc gia tăng chi phí tồn
kho
- Tồn kho an toàn: là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm đối phó với
sự bất ổn. Nếu dự báo nhu cầu được thực hiện chính xác thì hàng tồn kho chỉ cần
thiết giữ ở mức tồn kho định kỳ. Tuy nhiên, mọi dự báo đều có sai số, vì thể để
đối phó với sai số trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến so với dự báo thì tồn
kho dự phòng là cần thiết. Ở đây, cần phải cân nhắc giữa chi phí tồn kho gia tăng
với phần thua lỗ do tồn kho thiếu
- Tồn kho theo mùa: là lượng tồn kho được xây dựng dựa trên cơ sở dự
báo sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa diễn ra vào những thời kỳ nhất định trong
năm.
c.

Địa điểm
Đề cập đến vấn đề vị trí của các cơ sở trong chuỗi cung ứng. Nó cũng bao

gồm các quyết định liên quan đến hoạt động nào nên được thực hiện ở đâu trong
hệ thống cơ sở hạ tầng đó. Sự đánh đổi giữa khả năng đáp ứng so với hiệu quả ở
đây là quyết định tập trung các hoạt động ở ít địa điểm hơn để đạt được hiệu quả

kinh tế theo quy mô hoặc phân tán các hoạt động ở các địa điểm gần khách hàng
và nhà cung ứng để các hoạt động diễn ra nhanh chóng.
Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh
hưởng lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Quyết định địa điểm có tác động


×