Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

luận văn thạc sĩ tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

HỌ TÊN HỌC VIÊN: PHÙNG HẢI ĐĂNG

Hà Nội- 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: Phùng Hải Đăng

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh

Hà Nội- 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, thu thập được một cách khách quan. Nếu có
gian dối trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày….. tháng….. năm…..

Học viên

Phùng Hải Đăng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh,
người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giá hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Sau đại học trường Đại học Ngoại Thương, Ban
giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên,
giúp đỡ trong quá trình tác giả hoàn thành luận văn này.
Hà Nội,
ngày…..tháng…..năm…..
Tác giả

Phùng Hải Đăng



iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ/HÌNH VẼ.......................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU........................................................................................................... vii
DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................................................viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN....................................................................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA.............................................................6
ĐẾN XUẤT KHẨU.............................................................................................................................. 6
1.1.

Tổng quan về FTA................................................................................................................. 6

1.1.1.

Sự ra đời của FTA...................................................................................................... 6

1.1.2.

Khái niệm FTA........................................................................................................... 7

1.1.3.

Đặc điểm của FTA..................................................................................................... 9


1.1.4.

Phân loại FTA.......................................................................................................... 11

1.1.5.

Xu thế của các FTA hiện nay.................................................................................... 13

1.2.

Tác động của FTA đến xuất khẩu........................................................................................ 18

1.2.1.

Cơ chế tác động tới xuất khẩu của FTA................................................................... 18

1.2.2.

Hiệu quả tác động tới xuất khẩu của FTA................................................................ 20

1.3.

Một số ví dụ về tác động của FTA đễn xuất khẩu trên thế giới..........................................25

1.3.1.

Tác động của FTA đến xuất khẩu của Thái Lan....................................................... 25

1.3.2.


Tác động của FTA đễn xuất khẩu của Pakistan....................................................... 28

CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG EU............................................................................................................................................ 33
2.1.

Thị trường nông sản EU...................................................................................................... 33

2.1.1.

Tổng quan thị trường nông sản EU......................................................................... 34

2.1.2.

Nhu cầu nông sản tại EU......................................................................................... 37

2.1.3.

Các nhà cung cấp nông sản chính cho EU.............................................................. 39

2.2.

Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU.......................................................40

2.2.1.

Tổng quan tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU............................ 40

2.2.2.


Tình hình xuất khẩu nông sản theo mặt hàng........................................................... 42

2.2.3.

Tình hình xuất khẩu nông sản theo nước và vùng lãnh thổ......................................46


iv

2.2.4.

Đối thủ cạnh tranh................................................................................................... 52

2.3.1.

Tổng quan nội dung chính của EVFTA.................................................................... 60

2.3.2.

Những quy định ưu đãi cho hàng nông sản Việt Nam.............................................. 62

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẬN DỤNG ƯU THẾ TỪ EVFTA CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT
NAM XUẤT KHẨU SANG EU......................................................................................................... 70
3.1.

Đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU từ trước tới nay............70

3.1.1.

Thành tựu xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU................................................... 70


3.1.2.

Hạn chế trong xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU.............................................71

3.2.

Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới......................74

3.2.1.

Những biến động của thị trường nông sản EU......................................................... 74

3.2.2.

Định hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU.........................................78

3.3.

Giải pháp tận dụng lợi thế do EVFTA mang lại................................................................. 82

3.3.1.

Phát huy những điểm mạnh vốn có.......................................................................... 82

3.3.2.

Khắc phục những khó khăn...................................................................................... 84

KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 89
PHỤ LỤC............................................................................................................................................ 92


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ/HÌNH VẼ
Hình 1.1: Số lượng các FTA có hiệu lực qua các năm...................................................... 16
Hình 1.2: Nhận thức của doanh nghiệp Thái Lan về FTA tác động tới
doanh nghiệp..................................................................................................................................... 24
Hình 1.3: Doanh nghiệp đánh giá tác động của FTA đến kinh doanh......................... 26
Hình 1.4: Chênh lệch mức thuế trong FTA và thuế MFN trong lĩnh vực nông nghiệp
và công nghiệp chế tạo của Pakistan....................................................................................... 28
Hình 1.5: Xuất khẩu của Pakistan tới các đối tác ký kết FTA và các đối tác khác giai
đoạn 2000- 2010.............................................................................................................................. 29
Hình 2.1: Các nước thành viên của EU.................................................................................. 32
Hình 2.2: Tỷ số giá nông sản EU trên giá nông sản thế giới.......................................... 34
Hình 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại cho hàng nông sản của
EU-28 giai đoạn 2002 – 2018..................................................................................................... 35
Hình 2.4: Tỉ trọng nhập khẩu nông sản của EU theo giá trị năm 2018...................... 36
Hình 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và EU28 giai đoạn 2005 -2015............................................................................................................... 41
Hình 2.6: Tình hình xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – EU-28
giai đoạn 2007 – 2017................................................................................................................... 42
Hình 2.7: Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU theo mặt hàng giai đoạn
2010 – 2017....................................................................................................................................... 44
Hình 2.8: Tình hình xuất khẩu nông sản sang EU theo ba nhóm hàng chính giai
đoạn 2010 – 2017............................................................................................................................ 45
Hình 2.9: Biểu đồ xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU theo nước và vùng
lãnh thổ giai đoạn 2010 – 2017.................................................................................................. 47
Hình 2.10: Tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê, chè và gia vị sang EU theo nước

và vùng lãnh thổ.............................................................................................................................. 48


vi

Hình 2.11: Tình hình xuất khẩu mặt hàng quả, hạch, vỏ cam quýt, dưa sang EU theo

nước và vùng lãnh thổ................................................................................................................... 49
Hình 2.12: Tình hình xuất khẩu mặt hàng cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm,
động vật thủy sinh không xương sống sang EU theo nước và vùng lãnh thổ……50
Hình 2.13: Tình hình xuất khẩu mặt hàng chế phẩm từ thịt, cá, động vật giáp xác,
động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xương sống sang EU theo nước và
vùng lãnh thổ.................................................................................................................................... 51
Hình 2.14.: Tỉ trọng nhập khẩu Cà phê theo nguồn tại EU năm 2017……………52
Hình 2.15 : Giá cà phê xuất khẩu vào EU của một số ngước
giai đoạn 2010 – 2013................................................................................................................... 53
Hình 2.16: Các nước dẫn đầu xuất khẩu hồ tiêu vào EU năm 2017............................ 54
Hình 2.17: Biến động giá hồ tiêu tại EU giai đoạn 2013 – 2017.................................. 55
Hình 2.18 : Tỉ trọng các nước xuất khẩu thủy hải sản vào EU
theo giá trị năm 2017..................................................................................................................... 57
Hình 2.19: Giá gạo thơm Việt Nam so sánh với giá gạo của
đối thủ cạnh tranh 5/2018............................................................................................................. 60
Hình 2.20: Lột trình cắt giảm thuế cho một số nhóm hàng chính theo EVFTA….62
Hình 3.1: Tình hình ký kết các FTA của EU năm 2018.................................................... 75
Hình 3.2: Xu hướng áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan……...…76
Hình 3.3: Tỷ lệ xuất khẩu nông sản Thái Lan sang các nước và tỷ lệ các biện pháp
bảo hộ phi thuế quan áp dụng với Thái Lan năm 2013..................................................... 77
Hình 3.4: Số lượng các biện pháp phi thuế quan mà các nước áp dụng với Việt nam

năm 2015............................................................................................................................................ 78



vii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: FTA tác động tới hành vi của các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan…27
Bảng 2.1: Các nước dẫn đầu xuất khẩu nông sản sang EU năm 2017……………39
Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU theo mặt hàng giai đoạn
2010 – 2017 ............................................................................................................ 43
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU theo nước và vùng
lãnh thổ giai đoạn 2010 – 2017 .............................................................................. 46
Bảng 2.4: Các nước dẫn đầu xuất khẩu hoa quả, trái cây nhiệt đới sang EU năm
2018 ........................................................................................................................ 56
Bảng 2.5: Các nước dẫn đầu xuất khẩu gạo sang EU năm 2018 ........................... 59
Bảng 2.6: Lộ trình giảm thuế đối với mặt hàng thuộc nhóm R75 ......................... 64
Bảng 3.1: Số lượng các biện pháp SPS và TBT mà EU áp dụng đối với trái cây của
Việt Nam năm 2015 ............................................................................................... 79
Bảng 3.2: So sánh mức thuế MFN, GSP năm 2015 và thuế ưu đãi của EVFTA cho
9 loại trái cây chủ lực của Việt Nam ......................................................................

81


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Tên viêt tắt
BTA
EU
EVFTA
FTA
GATT
GDP
HĐTM
MFN
NTM
ROO
RTA
SPS
TBT

14

UNCTAD


15
16

VCCI
WTO

Tên đầy đủ
Hiệp định thương mại song phương
Liên minh châu Âu
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
Tổng sản phẩm quốc nội
Hiệp định thương mại
Tối huệ quốc
Rào cản thương mại phi thuế quan
Quy tắc xuất xứ
Hiệp định thương mại đa phương
Các biện pháp về kiểm dịch động thực vật
Các biện pháp rào cản kỹ thuật thương mại
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và
Phát triển
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới


ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN
EU luôn là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt

Nam. Việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sắp sửa được kỹ
kết đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của rất nhiều thành phần từ các nhà làm
luật, các thương nhân, các hộ sản xuất…Việc chúng ta có một Hiệp định thương mại
(HĐTM) với EU là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ
thương mại giữa hai bên. Bên cạnh những rủi ro trước sự xâm nhập của hàng nhập
khẩu từ EU thì cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng là rất lớn.
Một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA đối với phía
Việt Nam là nông nghiệp và xuất khẩu hàng nông sản. Chúng ta có thế mạnh và
tiềm năng rất lớn để chiếm lĩnh thị trường nông sản tại EU. Đi cùng với cơ hội là rất
nhiều rủi ro và thách thức đòi hỏi chúng ta phải thực sự quyết tâm đổi mới phương
thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để Hiệp định sắp được ký kết thực sự
là đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU.
Sau một thơi gian nghiên cứu, với mong muốn đóng góp chút sức lực vào
việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU, tác giả đã quyết
định thực hiện luận văn thặc sỹ với đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU”. Kết cấu của luận văn gồm ba
phần:


Chương I. Cơ sở lý luận về tác động của FTA đến xuất khẩu
Trong chương này, tác giả đã trích dẫn khái niệm về Hiệp định thương mại tự

do (FTA) của các cơ quan, tổ chức khác nhau trong và ngoài nước để từ đó tổng
quát hóa thành một khái niệm chung được dùng cho luận văn. Tác giả cũng có
những giải thích về cơ chế tác động của FTA đễn xuất khẩu của một nước tham gia
ký kết, trong điều kiện nào thì tác động của nó được phát huy cao nhất, khi nào thì
tác động bị hạn chế. Đi kèm với đó là hai ví dụ về ảnh hưởng của FTA đến xuất
khẩu của hai nước là Thái Lan và Pakistan để bạn đọc có được những chứng cứ rõ
hơn về tác động kích thích xuất khẩu của FTA.



x


Chương II. Tác động của EVFTA đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang EU.
Trong chương này, tác giả đã tổng kết lại quan hệ thương mại Việt Nam – EU

trong thời gian qua, cũng như tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU
chia theo nhóm mặt hàng và theo quốc gia. Từ đó chỉ ra được những mặt hàng mũi
nhọn và các quốc gia thị trường trọng điểm của nông sản Việt. Cuối chương, tác giả
cũng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đối thủ cạnh tranh của từng mặt hàng mà Việt
Nam có thế mạnh, để từ đó có những nhận định hợp lý trong chương sau.


Chương III. Giải pháp tận dụng ưu thế từ EVFTA cho hàng nông sản

Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Trong chương này, tác giả đã tổng kết lại những thành tựu đạt được và những
mặt còn hạn chế đối với xuất khẩu nông sản Việt. Những phân tích tổng hợp chi tiết
cho từng mặt hàng thế mạnh đã được chỉ ra trước đó ở chương 2. Cuối cùng là
những giải pháp đề xuất để phát huy những mặt mạnh đang có và cải thiện những
mặt yếu kếm để giúp tận dụng tốt nhất những ưu đãi mà EVFTA mang lại. Những ý
kiến đóng góp này còn mang tính chất chủ quan, mong muốn nhận được nhiều sự
đóng góp bổ sung của quý bạn đọc.


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do hóa thương mại đang là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Nó
diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Để không tách mình ra khỏi xu thế chung, các
quốc gia đều nỗ lực để đạt được các thỏa thuận thương mại với các nước, các khu
vực khác trên thế giới. Không để mình bị tụt lại phía sau, Việt Nam luôn là một
trong những nước tích cực nhất tham gia vào tiến trình tự do hóa thương mại, hội
nhập kinh tế thế giới. Chúng ta đã có các HĐTM với hàng loạt các nước, các đối tác
quan trọng trong khu vực và trên thế giới như HĐTM hàng hóa ASEAN (ATIGA),
HĐTM Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA), HĐTM Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)…
Những năm gần đây, EVFTA- HĐTM Việt Nam – EU đang chở thành trung tâm
của mọi sự chú ý. Không chỉ bởi vì nó được ký kết với EU, một trong những thị trường
tiềm năng và đáng được chờ đợi nhất từ phía Việt Nam mà còn vì Hiệp định này được
xem là một FTA kiểu mới. Theo đó, những cam kết mở cửa của EVFTA là sâu rộng hơn
và toàn diện hơn so với một FTA thông thường. Do đó, những cơ hội mà nó mang lại
cũng rộng mở hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để có được
một Hiệp định quan trọng như EVFTA là không dễ dàng, tiến trình đàm phán đã trải qua
nhiều vòng với nhiều cuộc thảo luận căng go. Cho đến này, EVFTA vẫn chưa được Hội
đồng Liên minh châu Âu phê duyệt nhưng những điều khoản của nó đã được hoàn tất và
sẽ sớm được phê chuẩn để có hiệu lực.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam chúng ta cần chủ động nắm bắt cơ hội, khai
thác triệt để những ưu đãi mà EVFTA mang lại. Nông nghiệp sẽ là một trong những
ngành hưởng lợi nhiều khi xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là hàng nông
sản nay được miễn giảm thuế. Tuy nhiên chúng ta cần phải có sự chuẩn bị thật cẩn
thận để khai thác thị trường được xem là khó tính bậc nhất này. Quy trình sản xuất
cũng như chất lượng sản phẩm, mức độ tuân thủ các quy chuẩn quốc tế của chúng ta
chưa thực sự tốt. Việc gia nhập EVFTA vừa là thách thức, vừa là cơ hội đổi mới cho
sản xuất hàng nông sản Việt. Trong tình hình cấp thiết đó, tác giả đã quyết định
chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG EU” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.



2

2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan tới chủ đề tác động của FTA đến thương mại nói chung và xuất
khẩu của một nước thành viên nói riêng, đã có nhiều công trình trên thế giới nghiên
cứu về vấn đề này như:
Suresh Moktan đã có công trình nghiên cứu “ The Impact of Trade
Agreements on Intraregional Exports: Evidence from SAARC Countries” trên tạp
chí International Economic Studies số 23 (2009). Công trình nghiên cứu đã áp dụng
những phân tích kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả của việc tham gia SAARC
(Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác khu vực) đến xuất khẩu nội khối. Kết quả cho thấy
nhìn chung FTA có tác động tích cực, có những bằng chứng rõ rệt cho ảnh hưởng
thúc đẩy của nó đến xuất khẩu, tuy nhiên nó không liên tục khi trong một số giai
đoạn ảnh hưởng của nó là không thực sự rõ rệt.
Tác giả Shaista Alam đã có công trình nghiên cứu “ The Effect of
Preferential Trade Agreements on Pakistan’s Export Performance”. Theo đó, tác giả
đã phân tích kinh tế lượng trong giai đoạn 2003-2010 để xem xét ảnh hưởng của
FTA lên ba tiêu chí: kim ngạch xuất khẩu, số lượng nhà xuất khẩu, số lượng sản
phẩm xuất khẩu. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tham gia SAFTA và các
HĐTM song phương với Trung Quốc, Iran, Malaysia có tác động tích cực tới xuất
khẩu của Pakistan. Ngoài ra, việc tham gia các thỏa thuận về dệt may như MFA,
ATC cũng đóng góp đáng kể tới xuất khẩu của quốc gia này.
Trên tạp chí South Asian Development số 12(1) 24-53, hai tác giả Farhat
Mahmood và Juthathip Jongwanich đã có bài nghiên cứu với đề tài: “Exportenhancing Effects of Free Trade Agreements in South Asia: Evidence from
Pakistan”. Trong công trình này, hai tác giả đã dùng phân tích lượng để đánh giá
hiệu quả của việc tham gia vào 6 FTA của Pakistan tính đến năm 2010 theo hai
phương pháp lấy giá trị là phương pháp độ lệch thuế và biến giả. Kết quả cho thấy,
Hiệp định PCFTA của Pakistan với Trung Quốc có tác động lớn nhất, các FTA còn

lại có hiệu quả không đáng kể. Công trình cũng cho thấy tác động kích thích của
FTA đến nông nghiệp mạnh hơn đối với công nghiệp chế tạo.


3

Trong ấn phẩm của ADB institute, một nhóm tác giả trong đó Ganeshan
Wignaraja chủ biên đã có bài viết “How do FTAs affect Exporting Firms in
Thailand?”. Trong đó, nhóm tác giả đã thực hiện một khảo sát với 201 doanh nghiệp
xuất khẩu của Thái Lan để rút ra một kết luận là FTA có ảnh hưởng tới nhận thức và
hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, mở ra những gợi ỹ về mặt chính
sách cho quốc gia này để tối ưu hóa những ưu điểm FTA mang lại.
Trong nước, cũng có nhiều nghiên cứu về EVFTA và tác động của nó đối với
thương mại Việt Nam – EU như:
Trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN tập 32, số 3(2016), hai tác giả Vũ Thanh
Hương và Nguyễn Thị Minh Phương đã có công trình nghiên cứu mang tên “Đánh
giá tác động theo ngành của HĐTM Việt Nam – EU: Sử dụng các chỉ số thương
mại”. Qua đó, hai tác giả kết luận thương mại Việt Nam – EU không ngừng tăng
trưởng và chủ yếu mang tính chất liên ngành do cơ cấu xuất khẩu của hai bên. Tác
động của EVFTA lên từng nhóm ngành khác nhau là không giống nhau và cần có
biện pháp thích hợp đối với từng ngành, từng lĩnh vực.
Luận án tiến sỹ của Vũ Thanh Hương với đề tài “Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – EU: tác động đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho
Việt Nam” cũng đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng về EVFTA để xác định được
những nhóm ngành có thể nâng cao hiệu quả xuất khẩu, những nhóm mặt hàng có
tiềm năng tăng cường nhập khẩu. Cuối luận án, tác giả cũng có những đề xuất về
mặt chính sách để giúp nâng cao hiệu quả từ việc khai thác EVFTA.
Trên Tạp chí Công Thương, TS. Đặng Thị Huyền Anh đã có bài nghiên cứu
với đề tài “ Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU: thực trạng và giải
pháp”. Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra thực trạng xuất khẩu nông sản sang

EU tập trung vào một số mặt hàng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, rau quả…Tác giả
sau đó đã phân tích những thuận lợi, khó khăn cho tằng mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam và cuối cùng là những đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả xuất
khẩu vào thị trường EU.
Trung tâm WTO center của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam) cũng có một công trình nghiên cứu với đề tài: “Hoa quả Việt Nam vượt qua


4

các rào cản của thị trường EU để tận dụng cơ hội từ EVFTA”. Bài nghiên cứu đã
phân tích thực trạng xuất khẩu hoa quả trái cây Việt Nam sang EU, nhấn mạnh vào
9 loại trái cây trọng điểm của chúng ta. Những rào cản thương mại phi thuế quan
(NTM) được EU áp dụng cũng được phân tích một cách kỹ lưỡng. Cuối cùng là
những đề xuất giúp chính phủ có được những biện pháp quản lý hiệu quả, góp phần
đẩy mạnh trái cây Việt Nam xuất khẩu vào EU.
Mặc dù trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của FTA
đến xuất khẩu của một quốc gia nhưng trong nước thì đề tài này vẫn chưa thực sự có
những nghiên cứu chuyên sâu. Những công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu là
những dề tài rộng nói về quan hệ thương mại, tác động của FTA nói chung mà chưa
có nhiều nghiên cứu về một FTA cụ thể đối với một ngành hàng cụ thể, và tác động
của FTA đối với mặt hàng đó là như thế nào. Đặc biệt đối với EVFTA, một Hiệp
định mới nổi lên trong những năm gần đây thì mới bắt đầu có những nghiên cứu
nhưng mức độ đánh giá tác động còn quá rộng, chưa đi vào một mặt hàng nhất định
trong đó có hàng nông sản.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
EU cùng với những lý luận về hiệu quả tác động kích thích của FTA đến xuất khẩu,
nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra những chứng cứ về tiềm năng to lớn mà EVFTA
mang lại, để từ đó đề xuất những phương hướng giải pháp cụ thể nhằm tận dụng

những ưu đãi của Hiệp định. Cụ thể, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
sau:


Làm rõ khái niệm về FTA và cơ sở lý luận cho việc FTA có tác động kích
thích tăng trưởng xuất khẩu.



Tổng kết thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU theo mặt
hàng và theo nước nhập khẩu.



Làm rõ những ưu đãi trong EVFTA mà EU dành cho hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam.



Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU.


5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của EVFTA đến việc nâng cao
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xuất khẩu hàng Việt Nam sang EU trong
khuôn khổ hàng nông sản và tác động có được từ những ưu đãi trong phạm vi nội

dung của Hiệp định EVFTA.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng phối
kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong mỗi chương phần đều có
sử dụng nhiều phương pháp mà cụ thể như sau:

Chương 1: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để có
được lý luận chung về FTA và hiệu quả tác động của FTA lên xuất khẩu.


Chương 2: Sử dụng các phương pháp thống kê, bảng biểu, phân tích tình
hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU theo các tiêu chí khác nhau.
Phương pháp so sánh, đối chiếu để đánh giá đối thủ cạnh tranh trong từng
mặt hàng.



Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích và lấy dẫn chứng để làm căn
cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, tóm tắt kết quả nghiên cứu, kết luận và các danh mục,
bảng biểu…Kết cấu của luận văn được chia ra thành ba phần như sau:

Chương I. Cơ sở lý luận về tác động của FTA đến xuất khẩu


Chương II. Tác động của EVFTA đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang EU.




Chương III. Giải pháp tận dụng ưu thế từ EVFTA cho hàng nông sản
Việt Nam xuất khẩu sang EU.


6

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA
ĐẾN XUẤT KHẨU
1.1.

Tổng quan về FTA

1.1.1. Sự ra đời của FTA
Thương mại thế giới đã có từ lâu đời. Từ hình thức chao đổi hàng hóa sơ
khai đến khi tiền tệ ra đời, các nền kinh tế đã có sự giao lưu và giao thương hàng
hóa với nhau. Tuy nhiên, trong một thời gian dài từ xã hội nguyên thủy đến phong
kiến, kéo tới hết đêm trường trung cổ ở châu Âu thì quan hệ mua bán giữa các nước
chưa thực sự phát triển, nền kinh tế vẫn chủ yếu là tự cấp tự túc, hầu như là khép
kín. Sau giai đoạn đó từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII thì ở châu Âu đã có những
chuyển biến nhất định trong cách tiếp cận với kinh tế thế giới. Cùng với những cuộc
khai phá, tìm kiến những miền đất mới, ngoại thương cũng vì thế mà gia tăng. Tuy
nhiên, quan điểm của họ về ngoại thương vẫn chưa thực sự cởi mở khi quan điểm
chủ đạo cho rằng ngoại thương chỉ thực sự cần thiết để giữ cân bằng cán câng thanh
toán, không nên nhập khẩu nhiều để bảo vệ nền sản xuất nội địa.
Từ nửa sau thế kỷ XVIII, tại châu Âu chứng kiến sự trỗi dậy của các trường
phải ủng hộ ngoại thương, đi tiên phong là học thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith
và Lợi ích so sánh của David Ricardo. Hai học thuyết này đã có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy mở cửa kinh tế, tự do thương mại, giao thương với thế giới và là cơ

sở cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Cùng với
tiến trình tạo lập tự do thương mại, một nhu cầu tất yếu nảy sinh giữa các nước là việc
ký kết các thỏa thuận chung trong đó quy định các quy tắc chung mà hai bên cùng
thống nhất trong quá trình giao thương, hay còn gọi là các Hiệp định thương mại tự do
(FTA). FTA đầu tiên trên thế giới được ký kết giữa hai nước Anh và Pháp có tên là
Hiệp định Cobden–Chevalier ( Grossman, Gene M,2016), lấy theo tên của hai người
dẫn đầu hai nhóm đàm phán và ký kết. Hiệp định được ký kết ngày 23 tháng 1 năm
1860. Kể từ sau đó, nhiều FTA khác đã được ký kết có tác động lớn tới thúc đẩy thương
mại quốc tế. Đặc biệt từ sau sự ra đời của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
(GATT) năm 1947, thương mại thế giới quả thực


7

đã có bước phát triểm mới khi đi kèm với nó là các tiến trình toàn cầu hóa, tự do
hóa thương mại với nhiều vòng đám phán mang tầm quốc tế được Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) tổ chức, và nhiều HĐTM khu vực, song phương khác. FTA đã
có một lịch sử dài hình thành và phát triển để có được diện mạo như ngày nay.
1.1.2. Khái niệm FTA
Mặc dù không có một định nghĩa về FTA nhưng GATT có giải thích về khái
niệm khu vực mậu dịch tự do như sau: “A free trade area shall be understood to
mean a group of two or more customs territories in which the duties and other
restrictive regulations of commerce (except, where necessary, those permitted under
Articles XI, XII, XIII, XIV, XV and XX) are eleminated on substantially all the
trade between the constituent territories in products originating in such territories”
(GATT, 1947). Theo đó, một khu vực mậu dịch tự do là một nhóm gồm hai hoặc
nhiều các lãnh thổ thuế quan. Trong đó, thuế và các quy định mang tính hạn chế về
thương mại sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó
(ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các
Điều XI, XII, XIII, XIV, XV and XX). Việc ký kết các FTA là cơ sở để hình thành

nên các khu vực mậu dịch tự do như vậy, do đó mặc dù GATT không có một định
nghĩa trực tiếp nhưng ta có thể gián tiếp hiểu rằng các khu vực mậu dịch tự do được
thành lập khi hai hoặc nhiều lãnh thổ hải quan ký kết các FTA với nhau và trong đó
có các quy định về cắt giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào thương mại khác.

Trung tâm WTO center thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
(VCCI) có giải thích khái niệm FTA như sau: “Một Hiệp định thương mại tự do
(Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành viên
nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với
nhau.” (WTO center – VCCI).
Trang web của cơ quan hải quan Hàn Quốc (Korea Customs Service) cũng có
một định nghĩa về FTA như sau: “A Free Trade Agreement (FTA) is an agreement
under which the countries that have signed it provide each other with exclusive


8

trade benefits by abolishing tariffs and other barriers to trade in goods and services
between the countries.” (Korea Customs Service). Theo đó, một Hiệp định thương
mại tự do (FTA) là một thỏa thuận mà các nước ký kết với nhau nhằm dành cho
nhau những ưu đãi thương mại đặc biệt bằng cách xóa bỏ các hàng rào thuế quan và
các hàng rào thương mại khác cả về hàng hóa và dịch vụ.
Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Canada (Business Development Bank of
Canada) cũng định nghĩa về FTA như sau: “A free trade agreement (FTA) is a treaty
between two or more countries to facilitate trade and eliminate trade barriers. It aims at
eliminating tariffs completely from day one or over a certain number of years.” (BDC).
Theo định nghĩa này, FTA là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều nước nhằm tạo thuận
lợi thương mại và xóa bỏ các hàng rào thương mại. Nó hướng tới việc xóa bỏ thuế quan
ngay lập tức hoặc theo một lộ trình kéo dài nhiều năm.


Từ việc so sánh, đối chiếu những quan điểm khác nhau về FTA thì ta nhận
thấy các khái niệm này đều thống nhất với nhau ở những điểm cơ bản sau:

FTA là một thỏa thuận thương mại.


FTA được ký kết bởi từ hai nước (vùng lãnh thổ) trở lên.



Mục đích của FTA là để xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các nước tham
gia ký kết.
Từ những tổng hợp trên, chúng ta có thể hiểu FTA như sau:
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận thương mại được ký kết

giữa hai hoặc nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại
thuế quan hoặc phi thuế quan giữa các bên tham gia ký kết.
Định nghĩa về FTA của bài viết dựa trên sự tổng hợp các quan điểm khác nhau
về FTA như trên để có được một khái niệm tổng quát nhất, ít gây tranh cãi. Trong
đó, ta có được sự thống nhất về bản chất của FTA, đối tượng tham gia ký kết và mục
tiêu hướng tới của các FTA. Trong bài viết này từ đây trở về sau ta sẽ sử dụng định
nghĩa này làm cơ sở phân tích và lý luận.


9

1.1.3. Đặc điểm của FTA
Dựa trên các định nghĩa mà ta vừa phân tích và tình hình phát triển thực tế,
ta có thể tổng kết một số đặc điểm về FTA như sau:


FTA là một thỏa thuận thương mại:
Trước hết nó là một bản thỏa thuận được ký kết dựa trên sự đồng thuận nhất
trí và tự nguyện của các bên tham gia, thứ hai là nó xoay quanh các vấn đề thương
mại như thương mại hàng hóa, dịch vụ…Nếu không có các quy định về thương mại
này thì không thể được coi là một FTA.


Chủ thể tham gia ký kết:

Không chỉ giới hạn trong phạm vi giữa các nước với nhau mà các vùng lãnh
thổ cũng là chủ thể tham gia ký kết, ta có thể dùng một khái niệm tổng quát hơn là
các nền kinh tế. Một ví dụ là Đài Loan đã ký kết ECFTA với Trung Quốc đại lục
mặc dù Đài Loan chỉ được xem là một vùng lãnh thổ nhưng có sự độc lập về kinh tế
và chính trị.


Mục tiêu ký kết FTA:

Để xóa bỏ các rào cản thương mại, bao gồm cả các hàng rào thuế quan (giảm
thuế nhập khẩu) và phi thuế quan (hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật…), thương mại
được hiểu ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi quan hệ trong thương mại hàng
hóa mà còn cả các hoạt động thương mại liên quan đến dịch vụ.


Các mục đích ngoài thương mại:

Mặc dù mục đích chính là để tạo thuận lợi thương mại nhưng việc ký kết
FTA đối với một số nước còn mang ý nghĩa chiến lược khác như: các động cơ chính
trị, nâng cao vị thế, kiểm soát nước khác, tiếp cận thị trường khu vực… điều này
thường thấy trong chiến lược hội nhập của các nước lớn như: Hoa Kỳ, Trung

Quốc…


Tiến trình hình thành một FTA:

Tiến trình đàm phán FTA thường đi qua 5 bước: nghiên cứu khả thi, đàm
phán, ký kết, phê chuẩn, có hiệu lực (WTO center- VCCI). Tuy nhiên tiến trình này
do các bên tự thỏa thuận với nhau và không có một quy tắc cụ thể chung nào cho
việc này. Thời gian các bên thỏa thuận cũng khác nhau tùy từng FTA cụ thể.


10


Số lượng FTA mộ nước tham gia quá nhiều:
Do phạm vi điều chỉnh của FTA chỉ giới hạn trong một số nước nhất định nên

trên thực tế mỗi nước đều phải tham gia rất nhiều FTA với các nước khác nhau.
Điều này dẫn tới một hiện tượng gọi là “bát mỳ” FTA khi mà có quá nhiều những
quy định, quy tắc khác nhau cho cùng một loại hàng hóa. Điều này cũng gây khó
khăn cho công tác quản lý và thực thi.


Các FTA thế hệ mới:

Ngoài khái niệm truyền thống nêu trên về FTA thì trong những năm gần đây
thuật ngữ FTA thế hệ mới liên tục được nhắc đến như một xu thế mới đang phát
triển mạnh mẽ trên tiến trình hội nhập và ký kết FTA giữa các nước. FTA thế hệ mới
có những chuyển biến mang tính đột phá trong nội dung quy định và mức độ tư do
hóa. FTA thế hệ mới có mức độ cam kết cắt giảm thuế quan sâu và rộng hợn mức độ

của các FTA thông thường. Điển hình là việc hầu hết thuế nhập khẩu hàng hóa được
giảm về không hoặc có lộ trình cắt giảm về không. Ngoài ra, nội dung ký kết của
các FTA thế hệ mới cũng rông hơn các FTA truyền thống, bao gồm các lĩnh vực
vượt ra ngoài các quy định về thương mại thông thường như thuận lợi hóa thương
mại, sở hữu trí tuệ (IPR) với các TRIPS cộng và TRIPS siêu cộng, hợp tác hải quan,
mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, lao động, môi trường, giải quyết tranh
chấp giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư (ISDS), chống khủng bố…Điều này làm
tăng mức độ hội nhập của các quốc gia tham gia ký kết, tiến gần hơn tới mức độ của
các Liên minh thuế quan hay các Khu vực tự do thương mại. Có thể xem các FTA
thế hệ mới như một phiên bản WTO cộng giữa các nước tham gia ký kết khi mà
những quy định này đã không được đưa vào WTO thì này đã được cho vào các FTA
để điều phối quan hệ thương mại giữa các nước tham gia. Một số FTA được xếp vào
loại này như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên
Đại Tây Dương (T-TIP);các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị
trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ
(AUSFTA); …


11

1.1.4. Phân loại FTA
Có nhiều cách để phân loại các FTA, như đề cập ở phần khái niệm ta có thể
chia FTA dựa theo nội dung và mức độ cam kết thành các FTA truyền thống và các
FTA thế hệ mới. Tuy nhiên ở đây ta sẽ quan tâm nhiều hơn các chủ thể tham gia ký
kết và mức độ cam kết.
1.1.4.1.

Phân loại theo chủ thể tham gia ký kết


Dựa trên tiêu chí chủ thể tham gia có thể chia FTA thành ba loại là: FTA song
phương, FTA đa phương và FTA hỗn hợp.
- FTA song phương: là các FTA được ký kết giữa hai nước (hoặc vùng lãnh
thổ). Các FTA song phương còn được gọi là các BTA (Bilateral Trade Agreement).
Ưu điểm của loại FTA này là các nước tiến hành đàm phán nhanh chóng và dễ dàng
đạt được thỏa thuận, hơn thế có thể thảo luận sâu rộng về nhiều vấn đề dựa trên ích
lợi của đôi bên. Nhược điểm là do phạm vi điều chỉnh chỉ trên quan hệ thương mại
song phương nên việc đàm phán, ký kết có thể sẽ mất nhiều thời gian không cần
thiết nếu hai nước không phải là đối tác thực sự quan trọng của nhau. Một số BTA
có thể kể đến như: BTA Việt Nam – Hoa Kỳ, BTA Thổ Nhỹ Kỳ - Singapore…So
với các FTA đa phương thì các BTA có giai đoạn phát triển muộn hơn và chỉ thực sự
được chú trọng trong thời gian gần đây khi mà toàn cầu hóa đã không còn là xu thế
chủ đạo.
- FTA đa phương: là các FTA được ký kết bởi từ ba nước (hoặc vùng lãnh thổ) trở
lên, mỗi nước (vùng lãnh thổ) giữ vai trò như một bên tự do tham gia ký kết.
Các FTA đa phương còn được gọi là các RTA (Regional Trade Agreement) hay các FTA
khu vực do nó thường được ký kết bởi các nước nằm trong cùng một khu vực địa lý, có
mức độ giao thương lớn với nhau. Ưu điểm của các FTA này là do có sự tham gia của
nhiều nước và vùng lãnh thổ nên nó thường là tiền đề để tạo nên một thị trường mậu
dịch tự do rộng lớn như EU, NAFTA, MERCOSUR…mà không mất công đàm phán
song phương nhiều lần giữa các nước với nhau. Nhược điểm là khi càng có nhiều nước
tham gia ký kết thì những mâu thuẫn về lợi ích càng nhiều và càng khó để đạt được một
thỏa thuận đem lại lợi ích cho tất cả các bên, do đó nó


12

thường tiềm ẩn những rủi ro chia rẽ và tan vỡ. Sự kiện Anh rút khỏi EU (Brexit) và
Mỹ đàm phán lại NAFTA là những ví dụ điển hình cho điều này. Trong giai đoạn
đầu phát triển của FTA thì các nước tập trung nhiều vào các FTA đa phương do ảnh

hưởng của toàn cầu hóa còn lớn, nhiều nước lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản… chưa
thực sự quan tâm tới các BTA mà họ chỉ quan tâm tới các thỏa thuận thương mại có
sự tham gia của nhiều bên. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn này đã hình thành nên
nhiều FTA khu vực mà sau này là những FTA quan trọng tạo nên những khu vực
kinh tế quan trọng của thế giới như: EU, NAFTA, ASEAN…
- FTA hỗn hợp: là FTA kết hợp các đặc điểm của hai loại trên khi vừa có sự
tham gia của nhiều nước (vùng lãnh thổ) nhưng chỉ có hai bên tham gia ký kết. Một
bên là một khu vực tự do thương mại (hình thành trên cơ sở một FTA đa phương
khác) và một bên là một nước (hoặc vùng lãnh thổ) bên ngoài. FTA loại này có thể
được xem như một sự mở rộng của các FTA khu vực ví dụ như các FTA ASEAN –
Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), EU – Việt Nam… đều được
coi là các FTA hỗn hợp. Các FTA này ngoài việc một khu vực muốn ký kết với một
nền kinh tế quan trọng thì còn mang nhiều ý nghĩa chiến lược như làm cầu nối để
thâm nhập thị trường…Các FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ
đều không nằm ngoài mục đích thâm nhập thị trường Đông Nam Á của các cường
quốc kinh tế này.
1.1.4.2.

Phân loại theo mức độ cam kết

Theo mức độ cam kết của FTA, có thể chia FTA thành ba loại: FTA kiểu Mỹ,
FTA kiểu Châu Âu và FTA kiểu các nước đang phát triển.
- FTA kiểu Mỹ: FTA loại này có mức độ cam kết sâu rộng nhất. Phạm vi mở
cửa của nó bao trùm hầu như tất cả các lĩnh vực trừ những lĩnh vực riêng được quy
định. FTA loại này đòi hỏi các nước tham gia thực sự hội nhập với nhau và hầu như
rất ít khi đảo ngược lại tiến trình này. NAFTA là một ví dụ về FTA kiểu Mỹ.
- FTA kiểu Châu Âu: FTA loại này cũng có mức độ cam kết của các thành
viên rất cao, chỉ đứng sau các FTA kiểu Mỹ. EU là một ví dụ điển hình về FTA loại
này. Điểm khác biệt của FTA kiểu Mỹ và FTA kiểu Châu Âu là các FTA kiểu Châu



13

Âu sẽ chọn các lĩnh vực mà các nước đạt được thỏa thuận và cho vào FTA còn các
lĩnh vực khác thì nằm ngoài phạm vi điểu chỉnh. Ví dụ trong EU, lĩnh vực nông
nghiệp được xem là nhạy cảm và không được cho vào thỏa thuận. Do đó các nước
trong EU tự quyết định mức thuế và các chính sách liên quan tới nông nghiệp của
quốc gia mình.
- FTA kiểu các nước đang phát triển: FTA loại này có mức độ cam kết thấp
nhất giữa các thành viên. Do chủ thể tham gia là các nước đang phát triển nên các
FTA này thường chú trọng nhiều tới vấn đề bảo hộ. Do đó, nó sẽ có mức độ mở cửa
không cao và cho phép nhiều các biện pháp bảo hộ tồn tại. Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) là một ví dụ điển hình về loại FTA này.
Ngoài ra theo mức độ cam kết cũng có thể chia FTA ra thành hai loại: FTA
truyền thống và FTA thế hệ mới. Các FTA thế hệ mới có mức độ cam kết sâu hơn và
phạm vi điều chỉnh rộng hơn các FTA truyền thống. Nó bao gồm cả các lĩnh vực
bên trong biên giới như: sở hữu trí tuệ, hành chính công, đầu tư, môi trường…
1.1.5. Xu thế của các FTA hiện nay
1.1.5.1.

FTA là một xu thế không thể đảo ngược

Kể từ khi Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) được ký kết năm
1948, tự do hóa thương mại đã trở thành một xu thế ngày càng lớn mạnh và không thể
đảo ngược trên toàn thế giới. Cùng với những thỏa thuận được ký kết trên phạm

vi toàn cầu trong khuôn khổ của WTO, toàn cầu hóa đã từng là một xu thế chủ đạo
thu hút sự tham gia của rất nhiều các quốc gia và các nền kinh tế trên thế giới đi đầu
là các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Đức…Toàn cầu hóa nói riêng và tự do hóa
thương mại nói chung đã trở thành một xu thế của toàn cầu.

FTA đang trở thành một xu thế không thể đảo ngược trong thương mại quốc tế.
Toàn cầu hóa đã dần dần mất đi vị thế chủ đạo của mình trong quan hệ thương mại giữa
các quốc gia do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân trực tiếp là thế giới
liên tiếp phải trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn như khủng hoảng dầu lửa
năm 1970, khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997…Hậu quả của các cuộc khủng
hoảng kinh tế này càng trở nên khủng khiếp và khó bị ngăn chặn


×