Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.45 KB, 9 trang )

Ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính
đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Nguyễn Thị Khánh Phương
Học viện Ngân hàng

Chính sách cổ tức có tác động lớn đến quá trình hoạt động, tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách cổ tức sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một chính sách cổ tức phù
hợp. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường các nhân tố ảnh
hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Số liệu sử dụng trong nghiên
cứu này là số liệu bảng, được thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty
phi tài chính trong giai đoạn 2010- 2018. Nghiên cứu sử dụng mô hình ảnh
hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) đã chỉ ra
các nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ suất sinh lời trên tổng tài
sản (ROA) và tỷ lệ chi trả cổ tức của năm liền trước (DYt-1) có tác động
đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
Từ khóa: chính sách cổ tức, báo cáo tài chính, công ty phi tài chính niêm yết

Influence of factors on the financial statements dividend policies of non financial companies listed on
Hanoi Stock Exchange

Abstract: The dividend policies have a great impact on a company from operation process to development
plan. Clarifying the factors afecting the dividend policies will help firms to build an appropriate policy for
themselves. The main target of this research is to determine and measure the features which influence the
dividend policies of non financial companies listed on HNX. The data used on this research are the table data
collecting from financial statement of those non financial companies from 2010 to 2018. The research used
Fixed Effects Model (FEM) and Random Effects Model (REM) to figure out that the Earning Per Share (EPS),
Return on Assets (ROA) and Dividend Rate of Previous Year (DYt-1) are 3 factors they have impact on the
companies’ dividend policies.


Keywords: dividend policies, financial statement, non financial companies listed.
Phuong Thi Khanh Nguyen
Email:
Banking Academy of Vietnam
Ngày nhận: 01/08/2019

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

Ngày nhận bản sửa: 04/11/2019

55

Ngày duyệt đăng: 21/11/2019

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số Xuân 212+213- Tháng 1&2. 2020


Ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

1. Tổng quan nghiên cứu
Theo Brealey và Myers (2002), chính sách
cổ tức là một trong 10 chủ đề còn đang
gây tranh cãi trong lĩnh vực tài chính. Trên
thế giới đã có nhiều học giả nghiên cứu về
vấn đề này, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có
lời giải đáp thống nhất. Do đó, nghiên cứu
ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách

cổ tức là một vấn đề cần thiết.
Lintner (1956) là một trong những người
tiên phong về chính sách cổ tức. Thông
qua việc khảo sát các nhà quản trị doanh
nghiệp ở Mỹ về chính sách cổ tức, Lintner
đã kết luận rằng, các nhà quản trị thường
tin rằng cổ đông thích cổ tức ổn định,
đồng nghĩa với sự tăng trưởng ổn định của
công ty. Ngoài ra, các nhà quản trị đều cho
rằng việc cắt giảm cổ tức là điều phải hạn
chế, vì thế trong ngắn hạn lợi nhuận của
công ty có thể tăng lên nhưng công ty chỉ
nên tăng cổ tức từ từ nhằm tránh những
thay đổi đột biến trong chính sách cổ tức.
Trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo,
Miler và Modigliani (1961) cho rằng
chính sách cổ tức không có ảnh hưởng đến
giá trị doanh nghiệp nên chính sách cổ tức
không ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ
đông. Tuy nhiên, trên thực tế thì thị trường
tài chính (cụ thể là thị trường chứng
khoán) thường không hoàn hảo nên đã có
rất nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình
với kết luận trên. Cụ thể:
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực
hiện nhằm tìm hiểu về những vấn đề liên
quan đến chính sách cổ tức, đa số nghiên
cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng
đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của Lintner (1956) và

Brittain (1964) cho thấy ROA, ROE có
ảnh hưởng thuận chiều đến chính sách cổ

56

tức (được đo lường thông qua biến động
của cổ tức được chi trả hàng năm) của
các công ty ở Mỹ giai đoạn 1919- 1960.
Nghiên cứu của Naeem và Nasr (2007) tại
Pakistan đã quan sát các chỉ tiêu tài chính
và xu hướng chi trả cổ tức của các công ty
và nhận thấy rằng quyết định chi trả cổ tức
phụ thuộc vào cổ tức năm trước, tỷ suất lợi
nhuận và thu nhập.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thảo Vy
(2010) cũng chỉ ra thu nhập trên mỗi cổ
phiếu (EPS) và khả năng sinh lời (ROE)
có mối tương quan cùng chiều với chính
sách cổ tức của DN. Các nghiên cứu đều
cho rằng nguồn tiền mặt để chi trả cổ tức
tùy thuộc vào thu nhập và mức độ sinh lời
mà doanh nghiệp đạt được trong năm tài
chính. Khi thu nhập và khả năng sinh lời
đạt được càng cao, thì càng có nhiều cơ
hội lựa chọn và chủ động hơn trong việc
ra các quyết định liên quan đến cổ tức.
Trong khi đó, nghiên cứu của Franklin
& Muthusamy (2010) đã phủ nhận quan
điểm này và kết luận tồn tại mối quan hệ tỉ
lệ nghịch (-) giữa các nhân tố này và chính

sách cổ tức.
Nghiên cứu của Ahmed và Javid (2009)
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
chi trả cổ tức của 320 công ty phi tài chính
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Karachi, Pakistan trong giai đoạn 20012006. Sử dụng mô hình cổ tức của Lintner
(1956), các tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ chi
trả cổ tức phụ thuộc vào EPS ở hiện tại và
tỷ lệ chi trả cổ tức trong quá khứ của các
công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức của
các công ty nhạy cảm với EPS hiện tại hơn
là tỷ lệ chi trả cổ tức trong quá khứ. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu này còn cho
thấy các công ty có lợi nhuận cao và EPS
ổn định có dòng tiền tự do lớn nên thường
chi trả cổ tức ở mức cao.

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


NGUYỄN THỊ KHÁNH PHƯƠNG

Nghiên cứu các công ty trên thị trường
nước Mỹ, Gill (2010) đo lường ảnh hưởng
của các nhân tố đến tỷ lệ chi trả cổ tức của
500 công ty thuộc ngành sản xuất và dịch
vụ trong năm 2007. Xét trên toàn bộ mẫu
nghiên cứu, tỷ lệ chi trả cổ tức phụ thuộc
vào lợi nhuận biên, tốc độ tăng trưởng
doanh thu, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

Đối với ngành dịch vụ thì lợi nhuận biên,
tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ số nợ
trên vốn chủ sở hữu là những nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty.
Đối với ngành sản xuất thì tỷ lệ chi trả cổ
tức lại phụ thuộc vào lợi nhuận biên và tỷ
số giá thị trường trên giá sổ sách.
Nghiên cứu của Tsuji (2010) tại các công
ty ngành điện gia dụng niêm yết trong giai
đoạn 1987- 2006 trên Sở giao dịch chứng
khoán Tokyo Nhật Bản đã chỉ ra rằng
lợi nhuận là nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
chi trả cổ tức của các công ty. Tuy nhiên,
trong khoảng thời gian nghiên cứu này tác
giả đã kết luận rằng việc chi trả cổ tức có
xu hướng làm giảm EPS của các công ty
trong tương lai.

chi trả cổ tức hiện tại (DYt). Tác giả đưa
ra các giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có
tác động cùng chiều tới tỷ lệ chi trả cổ tức
hiện tại (DYt) của các công ty phi tài chính
niêm yết trên HNX.
H2: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA) có tác động cùng chiều tới tỷ lệ chi
trả cổ tức hiện tại (DYt) của các công ty
phi tài chính niêm yết trên HNX.
H3: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE) có tác động cùng chiều tới tỷ lệ chi

trả cổ tức hiện tại (DYt) của các công ty
phi tài chính niêm yết trên HNX.
H4: Tỷ lệ chi trả cổ tức của năm liền
trước (DYt-1) có tác động cùng chiều tới
tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại (DYt) của các
công ty phi tài chính niêm yết trên HNX.

Qua việc tổng quan các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy
rằng, các nhân tố ROA (tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản), ROE (tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu), EPS (thu nhập trên
mỗi cổ phiếu) và DYt-1 (tỷ lệ chi trả cổ tức
của năm trước) có ảnh hưởng đến chính
sách cổ tức của các doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa các nhân tố trên báo cáo
tài chính đến chính sách cổ tức đã được
các học giả kế toán trên thế giới như Miler
và Modigliani (1961), Lintner (1956) và
Brittain (1964), Ahmed và Javid (2009),
Gill (2010), Tsuji (2010) đưa ra các kết
luận khác nhau nhưng nhìn chung luôn tồn
tại mối tương quan giữa các nhân tố trên
báo cáo tài chính đến chính sách cổ tức. Vì
vậy, có thể chọn các biến số phản ánh các
yếu tố này trong quan hệ với giá cổ phiếu
như sau:

2. Giả thiết và mô hình nghiên cứu


Mô hình lý thuyết:

Qua việc tổng quan các tài liệu nghiên
cứu ở trên cho thấy, thu nhập trên mỗi cổ
phiếu (EPS), tỷ suất sinh lời trên tổng tài
sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu (ROE), tỷ lệ chi trả cổ tức của năm
liền trước (DYt-1) có ảnh hưởng đến tỷ lệ

DYt = f (EPS, ROA, ROE, DYt-1)
Trong đó:
DYt: Tỷ lệ chi trả cổ tức năm hiện tại
EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

57


Ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(VCSH)
DYt-1: Tỷ lệ chi trả cổ tức của năm liền
trước
Mô hình hồi quy nghiên cứu mối quan hệ
của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ

suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất
sinh lời trên VCSH (ROE), tỷ lệ chi trả cổ
tức năm liền trước (DYt-1) đến tỷ lệ chi trả
cổ tức năm hiện tại (DYt) của các công ty
niêm yết trên HNX:
DYit = a0 + a1 EPSit + a2 ROAit + a3 ROEit
+ a4 DYi(t-1) + eit
Trong đó:
DYit là tỷ lệ chi trả cổ tức năm hiện tại của
công ty I của năm tài chính t.
EPSit là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của
công ty I tại ngày kết thúc năm tài chính t
ROAit là tỷ suất sinh lời trên tài sản của
công ty I trong năm t

ROEit là tỷ suất sinh lời trên VCSH của
công ty I trong năm t
DYi(t-1) là tỷ lệ chi trả cổ tức năm liền
trước của công ty I trong năm t-1
e là một sai số ngẫu nhiên với phương sai
liên tục và có giá trị bằng không.
3. Dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu
nghiên cứu
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Tác giả thu thập báo cáo tài chính của các
công ty phi tài chính niêm yết trên HNX
giai đoạn 2010- 2018. Những công ty tài
chính, hoặc những công ty niêm yết ngoài
giai đoạn 2010- 2018, và niêm yết trên Sở
Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

hoặc sàn OTC… đều không được xét đến
trong nghiên cứu này. Tác giả truy cập
vào trang và
tính toán được chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức,
thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất sinh

Bảng 1. Mô tả quan hệ các biến trong mô hình
Quan hệ với biến phụ thuộc
(lý thuyết)

Biến

Giải thích các biến số

DYt

Biến phụ thuộc, biểu thị tỷ lệ chi trả cổ tức năm hiện tại

EPS

Biến độc lập, biểu thị thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Quan hệ cùng chiều (+)

ROA

Biến độc lập, biểu thị tỷ suất sinh lời trên tống tài sản

Quan hệ cùng chiều (+)


ROE

Biến độc lập, biểu thị tỷ suất sinh lời trên VCSH

Quan hệ cùng chiều (+)

DYt-1

Biến độc lập, biểu thị tỷ lệ chi trả cổ tức nằm liền trước

Quan hệ cùng chiều (+)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu

Sơ đồ 1. Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính và tỷ lệ chi trả cổ tức

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu

58

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


NGUYỄN THỊ KHÁNH PHƯƠNG

lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên
VCSH, giá cổ phiếu/thu nhập trên mỗi cổ
phiếu của từng công ty phi tài chính niêm
yết giai đoạn 2010- 2018.
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số

liệu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,
được thực hiện nhằm kiểm chứng các biến
số và mối quan hệ giữa các biến số trong
mô hình nghiên cứu. Do dữ liệu được sử
dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng
nên tác giả phải kiểm định xem sử dụng
phần mềm STATA 14.0 để kiểm định mô

hình hồi quy bội (OLS) hay mô hình hiệu
ứng cố định (Fixed effects model- FEM)
và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random
effects model- REM). Sau đó kiểm định
Hausman sẽ được thực hiện để lựa chọn
mô hình phù hợp nhất. Cuối cùng để tăng
tính chính xác và khả năng tin cậy của
kết quả hồi quy, tác giả tiếp tục thực hiện
kiểm định Robust cho kết quả mô hình hồi
quy được lựa chọn.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực hiện kiểm định mô hình hồi quy hiệu
ứng ngẫu nhiên RE, kết quả thể hiện ở
Bảng 2. Tác giả tiếp tục kiểm định mô hình

Bảng 2. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên RE

Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm Stata 14.0

Bảng 3. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy hiệu ứng cố định FE


Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm Stata 14.0
Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

59


Ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Bảng 4. Kết quả kiểm định lại mô hình FE sau khi loại bỏ biến ROE

Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm Stata 14.0

Bảng 5. Kết quả kiểm định Hausman

Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm Stata 14.0

hồi quy hiệu ứng cố định FE (Bảng 3).
Theo kết quả chạy mô hình ở Bảng 3 cho
thấy biến ROE có Pvalue > 0.05 → không có
ý nghĩa thống kê nên thực hiện kiểm định
lại mô hình FE sau khi loại bỏ biến ROE
không có ý nghĩa ra khỏi mô hình (Bảng 4).
Sau đó kiểm định Hausman sẽ được thực
hiện để lựa chọn mô hình phù hợp nhất
(Bảng 5).
Ta thấy Pvalue = 0.0000 < 0.05 → sử
dụng mô hình FE. Tiếp tục kiểm định
phương sai sai số thay đổi cho kết quả tại
Bảng 6.

Giá trị Pvalue = 0.0000 nhỏ → mô hình

60

Bảng 6. Kết quả kiểm định phương sai sai
số thay đổi

Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm Stata 14.0

có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Do đó tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định
Robust cho kết quả mô hình hồi quy được
lựa chọn (Bảng 7).

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


NGUYỄN THỊ KHÁNH PHƯƠNG

Bảng 7. Kết quả kiểm định Robust

Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm Stata 14.0

Kết quả hồi quy cho thấy 4 biến độc lập
đưa vào mô hình là EPS, ROA, ROE, DYtthì chỉ có biến ROE là không có ý nghĩa,
1
còn lại 3 biến EPS, ROA và DYt-1 đều giải
thích được sự biến động của chính sách cổ
tức của các công ty phi tài chính niêm yết
trên HNX giai đoạn 2010- 2018. Cụ thể:

DYt = 363.9355 + 0.066354 EPS +
0.0648175 ROA + 0.323856 DYt-1 + eit
Kết quả của mô hình này cho thấy sự tác động
của các biến đến chính sách cổ tức như sau:
- Tác động của chỉ tiêu thu nhập trên mỗi
cổ phiếu (EPS): Tác động của EPS đối
với DYt ở nghiên cứu này là dương, hay
tác động cùng chiều với chính sách cổ tức
của công ty (DYt) với mức ý nghĩa là 1%.
Điều này cho thấy EPS của doanh nghiệp
càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh
nghiệp càng tăng. Điều này cho thấy,
trước khi đưa ra các quyết định về chính
sách cổ tức thì nhà quản trị doanh nghiệp
thường dựa vào thu nhập của doanh
nghiệp trong năm đó để xác định một mức
chi trả cổ tức phù hợp với khả năng tài
chính của doanh nghiệp. Kết quả phân tích
thực nghiệm hoàn toàn đúng với lý thuyết

đã chỉ ra, tương đồng với nghiên cứu của
Mishra & Narender (1996) tại Ấn Độ và
nhóm nghiên cứu Lê Thảo Vy & cộng sự
(2010) tại Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu này lại trái ngược với kết luận
của Franklin & Muthusamy (2010).
- Tác động của chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản (ROA) cho thấy: Tác
động của ROA đối với chính sách cổ
tức (DYt) ở nghiên cứu này là tác động

dương (hay tác động cùng chiều) với mức
ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các doanh nghiệp có khả năng sinh lời
càng cao hay hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh càng lớn thì thường có khuynh
hướng chia nhiều cổ tức hơn cho các cổ
đông. Kết quả phân tích thực nghiệm hoàn
toàn đúng với lý thuyết đã chỉ ra (Lintner,
1956), và tương đồng với nghiên cứu thực
nghiệm của nhóm nghiên cứu Lê Thảo Vy
& cộng sự (2010) tại Việt Nam.
- Tác động của chỉ tiêu Tỷ lệ chi trả cổ tức
năm liền trước (DYt-1) cho thấy: tác động
của DYt-1 đến chính sách cổ tức (DYt) ở
nghiên cứu này là tác động cùng chiều với
mức ý nghĩa 1%. Kết quả này hoàn toàn
phù hợp với lý thuyết về chính sách cổ tức

Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

61


Ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

của Lintner (1956) khi cho rằng rất khó
cho các nhà quản trị DN đưa ra một mức
cổ tức cao hơn mức cổ tức đã được công
bố năm liền trước trừ khi họ chắc chắn

rằng lợi nhuận của DN sẽ đạt mức tăng
trưởng cao trong năm. Sự sụt giảm của tỷ
lệ chi trả cổ tức trong năm nay với năm
trước là điều cần hạn chế trong việc hoạch
định chính sách cổ tức doanh nghiệp, vì
việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín
và hình ảnh, cũng như giá cổ phiếu trên thị
trường của doanh nghiệp. Do đó, kết quả
nghiên cứu này còn tương đồng với nhiều
nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới như:
Naceur & cộng sự (2006), Naeem & Nasr
(2007), Ahmed & Javid (2009), Musa
(2009), Okpara (2010).

cùng giai đoạn nghiên cứu để có thể đem
lại tính chính xác cao trong việc so sánh kết
quả nghiên cứu trên phạm vi nhiều nước.

- Hệ số hồi quy R2 điều chỉnh có kết quả là
0,4457 có nghĩa là ba nhân tố EPS, ROA
và DYt-1 giải thích được 44,57% sự biến
động của chính sách cổ tức (DYt) của các
công ty phi tài chính niêm yết trên HNX
giai đoạn 2010- 2018.

Nghiên cứu đã xác định được các nhân tố
trên báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến tỷ
lệ chi trả cổ tức của các công ty phi tài chính
niêm yết trên HNX giai đoạn 2010- 2018.
Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình ảnh

hưởng cố định (FEM) cho thấy tác động có
ý nghĩa thống kê của các nhân tố: Thu nhập
trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ chi trả cổ tức
năm liền trước (DYt) đến chính sách cổ tức
của các công ty phi tài chính niêm yết trên
HNX và các nhân tố này đều có tác động
cùng chiều đến chính sách cổ tức.

5. Hạn chế của nghiên cứu
Bài viết dù dựa trên những cơ sở lý thuyết
khá vững chắc và được kiểm chứng bởi
các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước
trong nhiều năm qua, tuy nhiên vẫn gặp
phải một số hạn chế nhất định như:
Thứ nhất, mẫu nghiên cứu còn giới hạn,
mới chỉ nghiên cứu cho các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn HNX, mà chưa thực hiện
được trên toàn TTCK Việt Nam.
Thứ hai, tác giả mới chỉ tiến hành nghiên
cứu mối quan hệ giữa các nhân tố trên
BCTC đến các doanh nghiệp niêm yết
trên HNX mà chưa nghiên cứu theo nhóm
ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Thứ ba, tồn tại một hạn chế nhất định về
việc thiếu các nghiên cứu có cùng khung
lý thuyết ở Việt Nam và trên thế giới trong

62


Thứ tư, tác giả mới chỉ nghiên cứu ảnh
hưởng của 3 nhân tố là thu nhập trên mỗi
cổ phiếu (EPS), tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA) và tỷ lệ chi trả cổ tức năm
liền trước (DYt) nên R2= 0.4457, có nghĩa
là các biến độc lập trong mô hình chỉ giải
thích được 44,57% phương sai của biến
phụ thuộc, còn lại là sai số ngẫu nhiên hoặc
các yếu tố khác ngoài mô hình, vì vậy các
nghiên cứu trong tương lai tác giả sẽ bổ
sung thêm các biến độc lập khác nữa.
6. Kết luận

Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng
trong lĩnh vực đầu tư tài chính cũng như
công tác quản trị doanh nghiệp trong giai
đoạn hiện nay. Kết quả của nghiên cứu giúp
cho các nhà quản trị xây dựng được một
chính sách cổ tức phù hợp với hoạt động
của doanh nghiệp, đồng thời đặt ra yêu cầu
cho các nhà quản trị doanh nghiệp là phải
tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh để gia tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp, từ đó góp phần tăng mức chi
trả cổ tức của doanh nghiệp.■

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020


NGUYỄN THỊ KHÁNH PHƯƠNG


Tài liệu tham khảo
1. Ahmed, H., & Javid, A. Y (2009), “Dynamics and Determinants of Dividend Policy in Pakistan (Evidence from
Karachi stock Exchange Non-Financial Listed Firms)”, International Research Journal of finance and Economics, 25,
148 – 171.
2. Bose, S., & Husain, Z, (2011), “Asymmetric dividend policy of Indian firms: An econometric analysis”,
International Journal of Applied Economics and Finance, 5, 200 – 212.
3. Brittain, J. A. (1964), “The Tax structure and corporate dividend policy”, Theo American Economics Review, 54
(3), 272 – 287.
4. Franklin, J. S., & Muthusamy, K. (2010), “Leverage, Growth and Profitability as Determinants of dividend payout
ratio – evidence from Indian Paper Industry”, Asian Journal of Business Management Studies, 1 (1), 26 – 30.
5. Gill, A., N. Biger and R. Tibrewala (2010), “Determinants of dividend payout ratios: Evidence from United
States”, The open Business Journal, 8 – 14.
6. Lê Thảo Vy, Trần Lan Oanh & Ngô Thị Yến Trang (2010), “Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực
tiễn”, Nghiên cứu khoa học sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
7. Lintner, J. (1956), “Distribution of incomes of corporations among dividends, retained earnings and taxes”, The
American Economic Review, 46 (2), 97 – 133.
8. Miller, M. H., & Modigliani, F. (1961), “Dividend policy, Growth, and theo valuation of shares”, Journal of
Business, 34 (4), 411 – 433.
9. Mishra, C. S., & Narender, V. (1996), “Dividend picicies of State Owned Enterpises in India – An Analysis”,
Finance India, 10 (3), 633 – 645.
10.Naceur, S. B., Goaied, M, & Belanes, A. (2006), “On the determinants and dynamics of dividend policy”,
International review of Finance, 6 (12), 1 – 23.
11. Naeem, S., & Nars, M. (2007), “Dividend Policy of Pakistani Firm: Trends and Determinants”, International
Review of Business Research papers, 3 (3), 242 – 254.
12. Okpara, G. C. (2010), “A diagnosis of the determinants of dividend Pay – out Policy in Nigeria: a factor analytical
approach”, American Journal of Scientific research, 8, 57 – 67.
13.Tsuji, Chikashi (2009), “What are the determinants of dividend policy? The case of the Japanese electrical
appliances industry”, Business and Economic Journal, 9, 1- 16.


Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

63



×