Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN THUẬN

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN THUẬN

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Phát triển Nông thôn
Mã số ngành: 8620116

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu, đề xuất một số giải
pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Pác Nặm,
tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và
kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2019
Tác giả

Hoàng Văn Thuận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt
kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường. Cảm ơn toàn thể cán
bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời
gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học.
Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành,
sâu sắc tới PGS.TS. Lê Sỹ Trung vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Thường trực UBND huyện, các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện Pác Nặm, đồng nghiệp của cơ quan công tác đã tạo
điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hoàn thành bản
luận văn được thuận lợi.
Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này.
Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính
mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều
kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu
quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Hoàng Văn Thuận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ................................. ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................ x
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ........................................................................ 6
1.1.2. Quan niệm đói nghèo và nội dung của giảm nghèo bền vững...... 16
1.1.3. Chương trình giảm nghèo ở Việt Nam.......................................... 17
1.1.4. Dân tộc thiểu số............................................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................. 22
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương liên quan đến giảm nghèo bền
vững......................................................................................................... 22
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...................... 27
1.2.3. Đánh giá chung về tổng quan các tài liệu nghiên cứu .................. 31

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................... 32
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Pác Nặm ................................................... 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm ........................................
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Pác Nặm............................. 35
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 37
2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 38
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ...................................................................... 38
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 38
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn ............................ 42
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với
chương trình giảm nghèo bền vững ở địa phương ..................................
42
2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu về kết quả đã đạt được của chương trình giảm
nghèo qua các năm 2016, 2017 và 2018 ................................................. 42
2.4.3. Nhóm thông tin liên quan đến hộ gia đình và thu nhập của hộ
gia đình
.......................................................................................................... 42
2.4.4. Nhóm thông tin liên quan hạn chế, yếu kém và giải pháp............ 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 44
3.1. Kết quả giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác
Nặm ......................................................................................................... 44

3.2. Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm .......... 57
3.3. Hạn chế, yếu kém về chương trình giảm nghèo đối với đồng bào dân
tộc thiểu số ở huyện Pác Nặm................................................................. 62
3.3.1. Một số hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện chương trình
giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ....................................... 62
3.3.2. Nguyên nhân nghèo đối với đồng bào dân tộc tại huyện Pác
Nặm ......................................................................................................... 65
3.3.3. Kết quả đánh giá của hộ đồng bào dân tộc thiểu số về chương trình
giảm nghèo ở huyện Pác Nặm................................................................. 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

3.4. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm................. 71
3.4.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác tuyên truyền và truyền thông71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế huy động vốn và tín dụng cho hộ nghèo
dân tộc thiểu số........................................................................................ 72
3.4.3. Nhóm giải pháp về thực hiện lồng ghép các nguồn lực................ 73

3.4.4. Nhóm giải pháp về cơ chế thực hiện chương trình giảm nghèo ... 73
3.4.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện chương trình ........ 75
3.4.6. Nhóm giải pháp về điều hành, quản lý chương trình nhằm đảm bảo
chương trình giảm nghèo được bền vững ............................................... 75
3.4.7. Nhóm giải pháp về chính sách y tế, dân số và kế hoạch hóa gia
đình đồng bào dân tộc thiểu
số........................................................................ 76
3.4.8. Nhóm giải pháp về giáo dục, nâng cao năng lực và dạy nghề cho
người nghèo dân tộc thiểu số .................................................................. 78
3.4.9. Nhóm giải pháp về hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý cho
người nghèo dân tộc thiểu số .................................................................. 80
3.4.10. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thực hiện
các chương trình giảm nghèo .................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

:

Bảo hiểm y tế


HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KT - XH

:

Kinh tế - Xã hội

MTQG

:

Mặt trận quốc gia

NTM

:

Nông thôn mới

THCS

:

Trung học cơ sở


UBND

:

Ủy ban nhân dân

WB

:

Ngân hàng Thế giới

XĐGN

:

Xóa đói giảm nghèo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Số lượng mẫu điều tra phỏng vấn ....................................... 39


Bảng 3.1.

Hộ cận nghèo và nghèo năm 2016 phân theo đơn vị hành
chính xã ............................................................................... 45

Bảng 3.2.

Hộ cận nghèo, hộ nghèo năm 2016 phân theo dân tộc ....... 46

Bảng 3.3.

Hộ nghèo, cận nghèo năm 2017 phân theo đơn vị hành chính
xã ......................................................................................... 47

Bảng 3.4.

Hộ nghèo, cận nghèo năm 2017 phân theo dân tộc ............ 49

Bảng 3.5.

Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2018 phân theo đơn
vị hành chính xã .................................................................. 50

Bảng 3.6.

Số hộ và số nhân khẩu hộ nghèo, cận nghèo năm 2018 ..... 52

Bảng 3.7.

So sánh tỷ lệ hộ cận nghèo, nghèo các năm 2016, 2017 và

2018 phân theo xã ............................................................... 54

Bảng 3.8.

So sánh hộ cận nghèo, nghèo các năm 2016, 2017 và 2018
phân theo dân tộc................................................................. 56

Bảng 3.9.

Học vấn, nhân khẩu và lao động hộ cận nghèo và nghèo ... 58

Bảng 3.10. Thu nhập bình quân các năm 2016-2018 của hộ dân tộc thiểu
số ......................................................................................... 59
Bảng 3.11. Thu nhập bình quân ba năm 2016-2018 của hộ dân tộc
thiểu
số.................................................................................................61
Bảng 3.12. Đánh giá của người dân về thay đổi chất lượng cuộc sống 69
Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về nguyên nhân chính làm cho cuộc
sống được cải thiện.............................................................. 70
Bảng 3.14. Đánh giá của hộ dân tộc thiểu số về tác động của chương
trình giảm nghèo
.......................................................................... 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ


Hình 3.1.

Tỷ lệ hộ cận nghèo, nghèo các năm 2016-2018 .......................... 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên học viên

:

Hoàng Văn Thuận

Chuyên ngành

:

Phát triển nông thôn

Người hướng dẫn khoa học :

PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG

Tên đề tài: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền

vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm
Pác Nặm là huyện miền núi, vùng cao, là nơi sinh sống của nhiều nhóm
cộng đồng dân tộc thiểu số (như: như Mông, Dao, Sán chí, Nùng, Tày,…),
được đánh giá là huyện còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn cũng như
cả nước. Công tác giảm nghèo ở địa phương này tuy đã đạt được mục tiêu đề
ra ngay trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Pác Nặm lần thứ III, nhiệm
kỳ 2015-2020. Tuy nhiên, kết quả XĐGN chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo tuy
có giảm nhưng chưa bền vững, có nguy cơ tái nghèo, ý thức vươn lên làm
giàu, chủ động XĐGN của người dân chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tình
trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề gay gắt, nhất là trong thanh niên, đời sống
nhân dân trên địa bàn nhìn chung còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân của hạn
chế, khuyết điểm đó là huyện miền núi vùng cao, KT - XH còn gặp nhiều khó
khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, qui mô nền kinh tế nhỏ. Hơn nữa do
tập quán canh tác của đồng bào còn lạc hậu, chưa quen với sản xuất hàng hoá;
đời sống văn hoá, xã hội vẫn còn những tập tục nặng nề, trình độ dân trí còn
thấp, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nên
chưa tạo được đột phá trong phát triển kinh tế. Khí hậu, thời tiết không thuận
lợi; thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sản
xuất và đời sống của nhân dân. Các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, của Trung
ương về xây dựng kết cấu hạ tầng tuy được quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu của sự phát triển KT - XH, nhất là hạ tầng về giao thông,
thủy lợi, nước sạch. Ngoài ra, công tác quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11


lý nhà nước về giảm nghèo, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành
có lúc, có nơi chưa sâu sát; Năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ
trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo còn hạn
chế; một số chỉ tiêu do khảo sát, kế hoạch, thiết kế và đánh giá chưa sát với
thực tiễn dẫn đến một số chỉ tiêu không đạt theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Pác Nặm lần III nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra; Công tác quy hoạch, kế
hoạch, xây dựng các đề án, các kế hoạch, chương trình còn chưa sát, còn biểu
hiện lúng túng, bị động, thiếu chủ động trong triển khai thực hiện. Vì vậy việc
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền
vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” là rất
cần thiết, góp phần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững tại địa
phương.
Với Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;
- Đánh giá về thu nhập hộ gia đình dân tộc thiểu số đang sinh sống tại
địa phương;
- Phân tích hạn chế, yếu kém về chương trình giảm nghèo đang thực
hiện tại địa phương;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm
nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu.
Qua đánh giá thực trạng luận văn đã đạt được những kết quả:
Trong vòng 3 năm 2016, 2017 và 2018 qua, tỷ lệ hộ cần nghèo và
nghèo toàn huyện đã giảm từ 58,74% năm 2016, là năm đầu tiên bắt đầu triển
khai chương trình giảm nghèo tại địa phương, xuống chỉ còn 55,83% năm
2017 và năm 2018 chỉ còn 52,65%. Năm 2018 tổng số hộ dân tộc thiểu số cận
nghèo và nghèo huyện Pác Nặm là 3.755 hộ trên tổng số 7.132 hộ cư dân toàn
huyện; Tỷ lệ hộ cận nghèo và nghèo đạt bình quân 52,65%, giảm 3,18% so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12

với năm 2017, giảm 6,09% so với năm 2016. Nhóm dân tộc Mông có tỷ lệ
hộ cận nghèo và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




xii
nghèo đạt cao nhất với 87,38%, tiếp đến là nhóm dân tộc Sán chí (79,63%),
Dao (67,72%), Nùng (35,58%), dân tộc thiểu số khác (33,3%), thấp nhất là
nhóm dân tộc Tày với tỷ lệ hộ cận nghèo và nghèo chỉ đạt bình quân 17,09%.
Trong khi đó, dân tộc Kinh, là dân tộc đa số ở nước ta có tỷ lệ hộ cận nghèo
và nghèo đạt thấp nhất (5,88%).
Thu nhập bình quân 3 năm nghiên cứu của các hộ điều tra đạt trung bình
6,006 triệu đồng/khẩu/năm, tính trung bình mỗi khẩu một tháng có thu nhập
0,5 triệu đồng. Trong đó nhóm dân tộc Tày có thu nhập cao nhất với giá trị thu
nhập đạt 6,523 triệu đồng/khẩu/năm, tính cho mỗi tháng mỗi khẩu có thu nhập
0,544 triệu đồng. Dân tộc Sán chỉ và Mông có thu nhập thấp nhất trong số các
dân tộc thiểu số ở huyện Pác Nặm. Tiêu chí thu nhập của hộ dân tộc thiểu số ở
Pác Nặm còn thấp hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo đang được áp dụng ở Việt
Nam cũng như ở tỉnh Bắc Kạn.
Số hộ nghèo của huyện Pác Nặm chủ yếu là nghèo theo tiêu chí thu
nhập, chất lượng cuộc sống của nhóm hộ thoát nghèo và hộ cận nghèo còn ở

mức rất thấp, chưa đảm bảo bền vững. Các hộ thoát nghèo thực chất chỉ là
vượt qua ngưỡng chuẩn nghèo hiện nay, bản thân họ có cuộc sống còn nhiều
khó khăn, trong năm chỉ cần gia đình có sự biến động tăng lên về nhân khẩu,
gia đình có người ốm đau, các loại tài sản của hộ giảm (do hỏng hóc hoặc bán
lấy tiền chữa bệnh,...) dẫn đến tái nghèo, cận nghèo.
Đánh giá của hộ gia đình thụ hưởng chương trình giảm nghèo về
chương trình này, ý kiến người dân thụ hưởng cho là do được hỗ trợ về tư liệu
sản xuất, máy móc, thiết bị; chương trình đã nâng cao thu nhập cho hộ gia
đình; đã tạo việc làm cho hộ gia đình; đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
hoặc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao năng suất nông nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai chương trình giảm nghèo tại địa
phương vẫn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: Kết quả giảm nghèo còn
thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo đang trở nên hiện hữu; Một số xã cán bộ
vẫn còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




xiii
lúng túng trong việc thực hiện điều tra, rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo; Một
số thôn bản nhận thức chưa đầy đủ yêu cầu của cuộc điều tra, rà soát, hộ
nghèo, hộ cận nghèo do đó kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
chưa chính xác dẫn đến chưa phản ánh đúng thực tế tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận
nghèo tại địa phương. Mặt khác, một bộ phận người dân tộc thiểu số có tư
tưởng ỉ lại, trông chờ vào bao cấp của Nhà nước, không muốn vươn lên thoát
nghèo, thậm chí muốn xin vào hộ nghèo để được hưởng chính sách, cùng với
đó là trình độ quản lý vốn vay thấp, nên trách nhiệm sử dụng vốn vay chưa
thực sự có hiệu quả, một bộ phận hộ vay chưa chấp hành đúng các quy định

trong việc sử dụng vốn vay, nên khi đến hạn không trả được nợ, dẫn đến nợ
quá hạn phát sinh, lãi tồn đọng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng,...
Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần giảm nghèo và
phát triển kinh tế-xã hội đối với đồng bao dân tộc thiểu số huyện miền núi Pác
Nặm cần thực hiện đồng bộ một loạt hệ thống giải pháp từ nhóm giải pháp về
công tác truyền thông giảm nghèo; nhóm giải pháp về cơ chế huy động vốn và
tín dụng cho hộ nghèo; nhóm giải pháp về mở rộng hợp tác quốc tế và thực
hiện lồng ghép; nhóm giải pháp về cơ chế thực hiện; nhóm giải pháp về nguồn
nhân lực thực hiện chương trình; nhóm giải pháp về điều hành, quản lý
chương trình nhằm đảm bảo chương trình giảm nghèo được bền vững; nhóm
giải pháp về chính sách y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; nhóm giải pháp
về giáo dục và dạy nghề cho người nghèo; nhóm giải pháp về hỗ trợ về nhà ở
và đất sản xuất cho người nghèo; nhóm giải pháp về hỗ trợ người nghèo tiếp
cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý đến nhóm giải pháp nâng cao năng lực và
giám sát đánh giá thực hiện các chương trình giảm nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới hơn 30 năm và là một trong
những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong công cuộc giảm nghèo và
phát triển kinh tế trong vòng 2 thập kỷ vừa qua. Sự nghiệp đổi mới đem lại
nhiều thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Trong sự thay đổi
toàn diện đó, đáng chú ý nhất là tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm, giảm nghèo

bền vững đang được Nhà nước đầu tư lớn, chỉ đạo quyết liệt và các địa
phương thực hiện có hiệu quả.
Tỷ lệ đói nghèo đã giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm từ
2,3% đến 2,5% dù đã đạt nhiều thành quả nhưng các chương trình giảm
nghèo thời gian qua vẫn còn nặng tính bao cấp, thiếu kết nối. Trong bối cảnh
mới, tốc độ giảm nghèo đang chững lại, nhiều hộ cận nghèo có nguy cơ tái
nghèo cao. Cùng với những tác động đa chiều của khủng hoảng kinh tế, xóa
đói giảm nghèo đứng trước không ít thách thức đặc biệt là các dân tộc miền
núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới phía Tây Bắc. Để góp phần vào thành
quả giảm tỷ lệ đói nghèo, tháng 7/1998, Chính phủ chính thức phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133)
cho giai đoạn
1998-2000, phê duyệt chương trình 135 hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho
các xã nghèo đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 2011 ban
hành Nghị Quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ
năm 2011 đến năm 2020. Đây là những chương trình lớn tác động mạnh mẽ
tới công cuộc xoá đói giảm nghèo. Kết quả thực hiện, chương trình 135 và
chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã tạo ra những kết
quả tích cực. Cả nước đã thực hiện định canh định cư, khai hoang mở rộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

diện tích trồng lúa nước, trồng rừng mới, cây công nghiệp và ăn quả. Về tín
dụng, đã có hàng chục ngàn lượt hộ được vay vốn để phát triển sản xuất. Bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

cạnh đó, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt ở các xã vùng
sâu vùng xa phục vụ sản xuất và đời sống được xây dựng, nhiều chương trình
khuyến nông-lâm-ngư, giúp đỡ người nghèo biết cách làm ăn kinh tế được
thực hiện.
Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt là
ở miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá cao. Đời sống đại bộ phận cư
dân nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Sự phân hoá giàu nghèo đang có xu
hướng diễn ra nhanh chóng. Cơ chế thị trường có những tác động không nhỏ
tới sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Đời sống nhân dân miền núi, đặc
biệt là miền núi vùng cao đang còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo
còn chiếm tỷ lệ rất cao. Cả nước đền nay có 62 huyện nghèo, với 2.275 xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thuộc diện đầu tư của dự án 2, tức Chương trình 135, trong khuôn
khổ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Pác Nặm là huyện miền núi, vùng cao, là nơi sinh sống của nhiều nhóm
cộng đồng dân tộc thiểu số (như: như Mông, Dao, Sán chí, Nùng, Tày,…),
được đánh giá là huyện còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn cũng như
cả nước. Công tác giảm nghèo ở địa phương này tuy đã đạt được mục tiêu đề
ra ngay trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Pác Nặm lần thứ III, nhiệm
kỳ 2015-2020. Tuy nhiên, kết quả XĐGN chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo tuy
có giảm nhưng chưa bền vững, có nguy cơ tái nghèo, ý thức vươn lên làm
giàu, chủ động XĐGN của người dân chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tình
trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề gay gắt, nhất là trong thanh niên, đời sống
nhân dân trên địa bàn nhìn chung còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân của hạn

chế, khuyết điểm đó là huyện miền núi vùng cao, KT - XH còn gặp nhiều khó
khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, qui mô nền kinh tế nhỏ. Hơn nữa do
tập quán canh tác của đồng bào còn lạc hậu, chưa quen với sản xuất hàng hoá;
đời sống văn hoá, xã hội vẫn còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

những tập tục nặng nề, trình độ dân trí còn thấp, khả năng ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nên chưa tạo được đột phá trong phát triển
kinh tế. Khí hậu, thời tiết không thuận lợi; thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra
ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sản xuất và đời sống của nhân dân. Các
nguồn vốn đầu tư của tỉnh, của Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng tuy
được quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển KT XH, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi, nước sạch. Ngoài ra, công tác
quản lý nhà nước về giảm nghèo, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các
ngành có lúc, có nơi chưa sâu sát; Năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện
các chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo
còn hạn chế; một số chỉ tiêu do khảo sát, kế hoạch, thiết kế và đánh giá chưa
sát với thực tiễn dẫn đến một số chỉ tiêu không đạt theo Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện Pác Nặm lần III nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra; Công tác quy
hoạch, kế hoạch, xây dựng các đề án, các kế hoạch, chương trình còn chưa
sát, còn biểu hiện lúng túng, bị động, thiếu chủ động trong triển khai thực
hiện. Vì vậy việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp
giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Pác Nặm, tỉnh
Bắc Kạn” là rất cần thiết, góp phần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền
vững tại địa phương.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;
- Đánh giá về thu nhập hộ gia đình dân tộc thiểu số đang sinh sống tại
địa phương;
- Phân tích hạn chế, yếu kém về chương trình giảm nghèo đang thực
hiện tại địa phương;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm
nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những liên quan đến giảm nghèo và
giảm nghèo bền vững của hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đối tượng điều tra
khảo sát là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trong diện cận nghèo và

nghèo trên địa bàn toàn huyện Pác Nặm cũng như các xã được lựa chọn để
nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành các cuộc thảo luận nhóm với một
số cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện và cấp xã.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung đánh giá kết quả giảm nghèo qua các năm 2016, 2017,
2018 và thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số đang sinh sống
trên địa bàn nghiên cứu, vì rằng đa số hộ dân tộc thiểu số đều nghèo theo tiêu
chí thu nhập. Công tác quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững ở cấp
huyện, các hạn chế yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện chương trình
giảm nghèo ở địa phương, ý kiến của hộ hưởng lợi từ chương trình giảm
nghèo cũng được nghiên cứu, khảo sát, đánh giá để từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững đối
với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện miền núi Pác Nặm, tỉnh Bắc
Kạn. Dân tộc thiểu số ở địa bàn huyện Pác Nặm được xác định bao gồm: Tày,
Mông, Dao, Nùng, Sán chỉ và một số dân tộc thiểu số khác. Tuy nhiên, trong
đánh giá, chúng tôi sử dụng cả nhóm dân tộc Kinh, là nhóm cộng đồng đa số
trên phạm vi cả nước, nhưng lại là thiểu số trên địa bàn huyện Pác Nặm để đối
chiếu, so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Về không gian:
Số liệu thứ cấp thu thập trên địa bàn toàn huyện Pác Nặm. Thông tin, số
liệu sơ cấp được thu thập trên toàn bộ huyện Pác Nặm cũng như tại một số xã
đại diện huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7


- Về thời gian:
Số liệu thứ cấp được thu thập liên tục trong 3 năm 2016, 2017 và 2018,
là những năm bắt đầu triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa
phương. Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2018.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cập nhật và hệ thống được các dẫn liệu khoa học về lý luận và thực tiễn
liên quan đến giảm nghèo như: quản lý nhà nước về giảm nghèo, thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương miền núi và gắn chặt
với đó là thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số trong tình hình hiện nay; kết quả giảm nghèo; thu nhập của người
dân; các yếu tố anh hưởng đến giảm nghèo.
Kết quả nghiên cứu của đề tài, là tài liệu tham khảo trong giảng dạy,
nghiên cứu trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế hộ
nói riêng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo,
góp phần giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển
kinh tế xã hội ở huyện miền núi Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ được chính
quyền địa phương huyện Pác Nặm và các địa phương khác có điều kiện tương
tự như huyện Pác Nặm có thể tham khảo, vận dụng, áp dụng vào thực tiễn chỉ
đạo để phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã
hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương trong điều kiện hội nhập quốc
tế hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





8

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ
1.1.1.1. Nghèo
Hiện nay có nhiều quan niệm về đói nghèo. Quan niệm của tổ chức và
chuyên gia quốc tế về đói, nghèo của UNDP đã đưa ra những định nghĩa về
nghèo như sau (trích theo Trần Lệ Thị Bích Hồng, 2018):
- Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con
người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
- Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả
năng chi tiêu tối thiểu.
- Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác
định như không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương
thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này
hay nước khác.
Đây chính là một khái niệm chung nhất về nghèo, một khái niệm mở, có
tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ
biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa (tức định lượng)
được bỏ ngỏ bởi vì còn phải tính đến sự khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự
nhiên, điều kiện xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng miền khác nhau.
Vấn đề quan trọng nhất mà khái niệm này đã đưa ra được đó chính là những
nhu cầu cơ bản của con người, nếu không được thỏa mãn thì họ chính là
những người nghèo đói. Từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực trạng
nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×