Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đồ án sữa chữa dẫn động lái xe toyota

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.14 KB, 40 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………........
Giáo viên hướng dẫn

Lê Vĩnh Sơn



1


2


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, ôtô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông dụng, các
trang thiết bị, bộ phận trên ôtô ngày càng hoàn thiện và hiện đại, đóng một vai trò quan
trọng đối với việc bảo đảm độ tin cậy và an toàn cho người vận hành và chuyển động
của ôtô. Trong đó hệ thống lái có vai trò rất quan trọng. Hệ thống lái hiện nay đa
dạng và phong phú về chủng loại cũng như cấu tạo, nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm
kỹ thuật của ôtô, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và ứng dụng của chúng vào hệ thống
lái trên ôtô.
Ở Việt Nam, trong những năm qua xe ô tô được sử dụng với số lượng và chủng loại
ngày càng tăng. Nhưng với điều kiện ngành công nghiệp ô tô chưa phát triển cao, xe
sử dụng ở Việt Nam đa số là xe nhập khẩu và một số xe lắp ráp của các hãng nước
ngoài. Vì vậy, các công nghệ trong dẫn động lái chưa được phát triển nhiều. Mà các
công nghệ này thường được chuyển giao của các hãng xe lắp ráp hoặc có sẵn trên các
xe nhập khẩu. Xuất phát từ thực tế đó em được định hướng và thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa dẫn động lái trên dòng xe Toyota”.
Đề tài được hướng dẫn bởi ThS. Lê Vĩnh Sơn cùng các thầy cô khác trong khoa cơ khí
động lực. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót trong
quá trình thực hiện đồ án môn học. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các Thầy,
Cô giáo và bạn bè để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, ngày … tháng … năm 2019
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Mạnh Dũng

3


Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do đề tài
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đảm bảo an toàn khi ôtô chuyển động trên đường, người vận hành phải có kinh
nghiệm xử lí và thành thạo các thao tác điều khiển. Mặt khác, để thuận tiện cho người
vận hành thực hiện các thao tác đó, đòi hỏi ôtô phải đảm bảo tính năng an toàn cao. Mà
dẫn động lái là một bộ phận quan trọng đảm bảo tính năng đó. Việc quay vòng hay
chuyển hướng của ôtô khi gặp các chướng ngại vật trên đường, đòi hỏi dẫn động lái
làm việc thật chuẩn xác.
Chất lượng của dẫn động lái phụ thuộc rất nhiều vào công tác bảo dưỡng sửa chữa.
Muốn làm tốt việc đó thì người cán bộ kỹ thuật cần phải nắm vững kết cấu và nguyên
lí làm việc của các bộ phận của dẫn động lái .
Đề tài: “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa dẫn động lái trên dòng xe
Toyota” mong muốn đáp ứng một phần nào mục đích đó. Nội dung của đề tài đề cập
đến các vấn đề sau:
- Khai thác kết cấu.
- Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa.
Các nội dung trên được trình bày theo các mục, nhằm mục đích nghiên cứu kết cấu
và nguyên lí làm việc cũng như công dụng, phân loại, yêu cầu chung của các chi tiết
cũng như từng cụm chi tiết. Sự ảnh hưởng của các chi tiết hay từng cụm chi tiết đến
quá trình làm việc cũng như các thông số kỹ thuật, để đảm bảo cho ôtô vận hành an
toàn trên đường. Ngoài ra đề tài này còn đề cập đến vấn đề bảo dưỡng sửa chữa một số
hiện tượng hư hỏng thường xuyên xảy ra của dẫn động lái .
1.1.2 . Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài giúp sinh viên có thể củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng cao kiến thức

chuyên ngành cũng như những kiến thức ngoài thực tế xã hội.
- Đề tài: “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa dẫn động lái trên dòng xe
Toyota” không chỉ giúp cho em tiếp cận với thực tế mà còn trở nên quen thuộc với học

4


sinh - sinh viên. Tạo tiền đề nguồn tài liệu cho các bạn học sinh - sinh viên các khóa
sau có thêm nguồn tài liệu để nghiên cứu, học tập.
- Những kết quả thu thập được sau khi hoàn thành đề tài này trước tiên sẽ giúp cho
chúng em, những sinh viên lớp ĐLK14.1 có thể hiểu sâu hơn về “ Dẫn động lái dòng
xe Toyota Vios 2008 ” biết được kết cấu, điều kiện làm việc và một số hư hỏng cũng
như phương pháp kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng thường gặp đó.
- Tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước để hoàn thành đề tài của mình kiểm tra, sửa
chữa “ Dẫn động lái dòng xe Toyota Vios 2008”.

1.2. Mục tiêu đề tài
- Kiểm tra đánh giá được tình trạng kỹ thuật các thông số chính bên trong, các thông số
kết cấu của “Hệ thống lái dòng xe Toyota Vios 2008”.
- Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của “Dẫn động lái dòng xe Toyota Vios 2008”.

1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của “ Dẫn động
lái dòng xe Toyota Vios 2008 ”.
- Khách thể nghiên cứu: Kiểu dẫn động lái của hãng Toyota.

1.4. Giả thuyết khoa học
- “ Hệ thống lái dòng xe Toyota Vios 2008 ” ngày nay vẫn còn là một nội dung mới đối
với học sinh - sinh viên. Những hệ thống mới ngày nay chưa được đưa vào nhiều làm
nội dung giảng dạy, nghiên cứu, học tập.

- Tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo về “ Hệ thống lái dòng xe Toyota Vios 2008 ”
phục vụ cho học tập và nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tế chưa nhiều.

1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm, kết cấu, nguyên lý làm việc của “ Dẫn động lái dòng xe Toyota

Vios 2008”.
- Kiểm tra, sửa chữa “ Dẫn động lái dòng xe Toyota Vios 2008 ”.
- Nghiên cứu và khảo sát các thông số ảnh hưởng tới “ Dẫn động lái dòng xe Toyota

Vios 2008”.
5


Các bước thực hiện: Từ thực tiễn thực hành trên xưởng ô tô và từ các nguồn tài liệu lý
thuyết đưa phương pháp kiểm tra, sửa chữa “Dẫn động lái dòng xe Toyota Vios 2008”.

1.6. Các phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu lý thuyết.
+ Đọc tài liệu, tìm hiểu, quan sát hệ thống trên xe.
+ Phân tích cấu tạo và nguyên lý làm việc để hiểu sâu hơn về hệ thống.
- Nghiên cứu thực nghiệm.
+Xây dựng bài thực hành kiểm tra chẩn đoán.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
a. Khái niệm:
- Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn
bản, tài liệu đã có sẵn và bằng các thao tác tư duy lôgic để rút ra kết luận khoa học cần
thiết.
b. Các bước thực hiện:

Bước 1: Thu thập, tìm kiếm các tài liệu viết về “ Dẫn động lái dòng xe Toyota Vios
2008 ”.
Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống lôgic chặt chẽ theo từng
bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.
Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về “Dẫn động lái dòng xe
Toyota Vios 2008” phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.
Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hoá lại những kiến thức (liên
kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích) tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ
và sâu sắc.
1.6.3. Phương pháp phân tích thống kê và mô tả
- Là phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu tài liệu để
đưa ra kết luận chính xác, khoa học

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI
6


2.1. Khái quát chung về hệ thống lái
2.1.1. Chức năng
- Hệ thống lái dùng để thay đổi hướng và giữ cho ô tô chuyển động thẳng hoặc
chuyển động quay vòng theo ý muốn của người điều khiển .
- Hệ thống lái bao gồm các bộ phận sau :
+ Vô lăng: Điều khiển hoạt động lái.
+ Trục lái: Kết nối vô lăng và cơ cấu lái.
+ Cơ cấu lái: Chuyển đổi moment lái và góc quay từ vô lăng và các tay đòn
truyền chuyển động của cơ cấu lái tới các bánh trước trái và phải.
2.1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại hệ thống lái.
2.1.2.1. Theo vị trí bố trí vành tay lái
- Hệ thống lái bố trí vành tay lái bên trái (theo luật đi đường bên phải).

- Hệ thống lái bố trí vành tay lái bên phải (theo luật đi đường bên trái).
2.1.2.2. Theo đặc điểm truyền lực
- Hệ thống lái cơ khí .
- Hệ thống lái có trợ lực.
2.1.2.3. Theo kết cấu lái
* Theo nhóm cơ cấu lái dùng trục vít lõm.
- Trục vít - bánh vít.
- Trục vít - cung răng.
- Trục vít - con lăn.
- Loại trục vít - thanh răng.
- Loại bi tuần hoàn.
* Theo cơ cấu lái dùng trục vít vô tận.
- Trục vít - chốt khớp - đòn quay.
- Trục vít - êcubi - thanh răng - bánh răng.
- Cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng.

7


2.1.2.4. Theo phương pháp chuyển hướng
- Chuyển hướng hai bánh xe cầu trước.
- Chuyển hướng cả bốn bánh xe.
2.1.3. Yêu cầu
- Hệ thống lái phải đảm bảo điều khiển dễ dàng, nhanh chóng, an toàn, chính xác,
các cơ cấu điều khiển bánh xe dẫn hướng và quan hệ hình học của hệ thống lái
phải đảm bảo không gây nên các dao động, va đập trong hệ thống lái .
- Đảm bảo tốt động học của bánh xe khi xe quay vòng không bị trượt lết.
- Tránh được những va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái.
- Đảm bảo ổn định của ô tô khi chuyển động thẳng.
- Lực lái thích hợp, khi xe ở tốc độ thấp thì lái nhẹ hơn và nặng hơn khi xe ở tốc

độ cao.
- Hệ thống lái không có độ rơ lớn.
- Hệ thống lái có trợ lực, khi trợ lực hỏng vẫn điều khiển được xe.
- Đảm bảo ô tô quay vòng ở đường vòng với bán kính nhỏ nhất.
- Phục hồi vị trí êm và nhẹ nhàng.- Đảm bảo khả năng an toàn bị động của xe.
Không gây tổn thương cho người lái khi xe gặp sự cố.

2.2. Hệ thống lái dòng xe Toyota Vios 2008
2.2.1. Đặc điểm kĩ thuật trên xe Toyota Vios 2008

Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài xe Toyota Vios 2008
8


Thông số kĩ thuật


thuật

Kích
thước

Toyota vios 2008

Động cơ

1NZ-FE

Số xy lanh


4 xy lanh

Số van

8 van, DOHC

Dung tích công tác

( cm3)

1497

Công suất lớn nhất

(hp/rpm)

107/6000

Moment xoắn lớn nhất
(N.m/rpm)

144/4200

Hệ thống lái

Trục vít - thanh răng, có trợ lực

Hộp số

5 cấp số tay hoặc 4 cấp số tự

động

Chiều dài tổng thể

(mm)

4300

Chiều rộng tổng thể

(mm)

1700

Chiều cao tổng thể

(mm)

1460

Chiều dài cơ sở

(mm)

2550

Khoảng cách trục trước (mm)

1470


Khoảng cách trục sau

(mm)

1460

Trọng lượng không tải

(kg)

1080

Trọng lượng toàn tải

(kg)

1500

Giảm sóc trước

Treo trước độc lập MacPherson

Giảm sóc sau

Treo sau dầm xoắn

Phanh trước

Loại phanh đĩa


Phanh sau

Loại phanh đĩa

Bán kính quay vòng tối thiểu
(m)

4,9

Thiết bị bồn nhiên liệu
(lít)

42

Kích thước lốp

185/60R15

Số chỗ ngồi

5

Số cửa

4

9


2.2.2. Bố trí chung hệ thống lái trên xe Toyota vios 2008


Hình 2.2: Bố trí chung hệ thống lái trên xe Toyota Vios 2008
1.Vành lái(vô lăng); 2. Trục lái; 3. Thanh răng lái; 4. Xi lanh trợ lực; 5. Cảm biến tốc độ;
6. Bơm trợ lực; 7. Bình chứa dầu; 8. Van điều khiển; 9. Thanh nối; 10. Làm mát dầu trợ lực;
11. Rô tuyn.
- Vành lái (vô lăng): vành lái cùng với trục lái có nhiệm vụ truyền lực quay vòng của người
lái từ vành lái đến trục răng của cơ cấu lái.
- Cơ cấu lái: cơ cấu lái sử dụng trên xe Toyota Vios là cơ cấu lái bánh răng trụ và thanh răng.
Nó có nhiệm vụ biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động góc của đòn quay
đứng và khuyếch đại lực điều khiển trên vành tay lái.
- Dẫn động lái: dẫn động lái bao gồm trục lái, thanh ngang, trục rô tuyn, cam quay. Nó có
nhiệm vụ biến chuyển động góc của đòn quay đứng thành chuyển động góc của trục bánh xe
dẫn hướng.
- Hệ thống trợ lực lái: có nhiệm vụ làm giảm lực điều khiển trên vành tay lái để giảm
cường độ lao động cho người lái và để tăng tính an toàn của hệ thống điều khiển lái.

10


2.2.3. Kết cấu hệ thống lái trên xe Toyota Vios 2008
Hệ thống lái Toyota Vios 2008 là hệ thống lái có trợ lực bằng thủy lực. Cấu
tạo gồm: trục lái, hộp bánh răng nghiêng, cơ cấu lái, bơm dầu và dẫn động lái.
Bơm dầu là loại rotor phiến gạt, dẫn động từ trục khuỷu bằng dây đai dẫn động.
Cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng, bộ trợ lực lái thủy lực được đặt ngay trong
cơ cấu lái, cấu tạo gồm piston trợ lực đặt trên thanh răng, xi lanh trợ lực là vỏ
thanh răng và van điều khiển là kiểu van quay. Dẫn động lái đơn giản, bao gồm
đầu nối với thanh răng, cần chuyển hướng và đòn quay trên khớp chuyển hướng.
Hộp bánh răng nghiêng được cấu tạo bởi 2 bánh răng côn ăn khớp với nhau và
được đặt trong vỏ. Bên trong hộp bánh răng nghiêng có chứa mỡ theo tiêu chuẩn.


2.2.3.1. Cơ cấu lái
Cơ cấu lái sử dụng trên xe Toyota Vios là loại bánh răng trụ - thanh răng

Hình 2.3: Cơ cấu lái bánh răng trụ- thanh răng.
1. Bạc lệch tâm; 2. Ổ bi đỡ; 3. Trục răng; 4. Vít điều chỉnh; 5. Dẫn hướng thanh
răng; 6. Lò xo nén; 7. Thanh răng; 8. Vỏ thanh răng; 9. Kẹp; 10. Bạc lót; 11.Cao su
chắn bụi; 12. Đầu thanh răng; 13. Thanh nối.
Cơ cấu lái bánh răng trụ - thanh răng sử dụng chủ yếu trên các xe công suất bé.
Vỏ của cơ cấu lái được làm bằng gang, trong vỏ có các bộ phận làm việc của cơ cấu
lái, gồm trục răng ở phía dưới trục lái chính ăn khớp với thanh răng, vỏ của cơ cấu lái
bánh răng trụ - thanh răng kết hợp làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình
thang lái. Trục răng được chế tạo bằng thép, trục răng quay trơn nhờ 2 ổ bi đặt trong
11


vỏ của cơ cấu lái. Điều chỉnh các ổ này dùng một êcu lớn ép chặt các ổ bi, trên vỏ êcu
có phớt che bụi. Để đảm bảo trục răng quay nhẹ nhàng thanh răng có cấu tạo răng
nghiêng, phần cắt răng của thanh răng nằm ở phía trái, phần thanh còn lại có tiết diện
tròn. Khi vô lăng quay, trục răng quay làm thanh răng chuyển động tịnh tiến sang phải
hoặc sang trái trên hai bạc trượt. Sự dịch chuyển của thanh răng được truyền xuống
thanh cam quay qua các đầu thanh răng và đầu thanh lái. Cơ cấu lái đặt trên vỏ xe, để
tạo góc ăn khớp lớn cho bộ truyền răng nghiêng thì trục răng đặt nghiêng ngược chiều
nghiêng của thanh răng, nhờ vậy sự ăn khớp của bộ truyền lớn, làm việc êm.

2.2.3.2. Dẫn động lái
Dẫn động lái của xe Toyota Vios bao gồm trục lái chính và các thanh dẫn động.
Trục lái bao gồm trục lái chính truyền chuyển động quay của vô lăng tới cơ cấu
lái và ống đỡ trục lái để cố định trục lái chính vào thân xe. Đầu phía trên của trục lái
chính được làm thon và xẻ hình răng cưa, vô lăng được xiết vào trục lái bằng một đai
ốc

Trục lái của xe Toyota Vios dạng ống lồng liên kết với cơ cấu lái nhờ khớp các
đăng.

Hình 2.4: Trục lái
1.Trục lái chính(phía trên); 2.Giá đỡ; 3.Giá đỡ thấp; 4. Ống trục lái; 5. trục
lái chính (phía dưới).
- Lực trên vành tay lái khi trên đường xấu không quá 20 KG
12


- Hành trình tự do của vành lái 300
Trên xe Toyota Vios được trang bị hệ thống lái có khả năng thay đổi góc nghiêng
của tay lái. Cấu tạo của hệ thống này như trên hình 2.5

Hình 2.5: Bố trí trục lái loại điểm tựa dưới
Cấu tạo cơ bản của cơ cấu này bao gồm một cặp cữ chặn nghiêng, bulông khoá
nghiêng, giá đỡ kiểu dễ vỡ, cần nghiêng v.v...
Các cữ chặn nghiêng xoay đồng thời với cần nghiêng. Khi cần nghiêng ở vị trí
khoá, đỉnh của các cữ chặn nghiêng được nâng lên và đẩy sát vào giá đỡ dễ vỡ và gá
nghiêng, khoá chặt giá đỡ dễ vỡ và bộ gá nghiêng. Mặt khác, khi cần gạt nghiêng được
chuyển sang vị trí tự do thì sẽ loại bỏ sự chệnh lệch độ cao của các cữ chặn nghiêng và
có thể điều chỉnh trục lái theo hướng thẳng đứng.
2.2.3.3. Trợ lực lái
Hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Vios là hệ thống trợ lực thủy lực. Trong đó
van phân phối, xy lanh lực đặt chung trong cơ cấu lái. Thanh răng của cơ cấu lái cũng
đồng thời là xy lanh lực của hệ thống trợ lực.
Các chi tiết chính của hệ thống trợ lực thủy lực:
a. Bơm thủy lực:

13



Bơm thủy lực sử dụng trong hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Vios là bơm kiểu
phiến gạt. Bơm thủy lực được đặt phía trên động cơ và được dẫn động từ động cơ bằng
bộ truyền đai.

Hình 2.6: Bơm kiểu phiến gạt
1. Trục rô to; 2. Rô to; 3. Cánh bơm; 4. Vòng cam; 5. Sau cánh bơm; 6. Van điều
khiển lưu lượng; 7. Lỗ tiết lưu; 8.Cửa hút; 9. Cửa xả.
Rô to quay trong một vòng cam được gắn chắc với vỏ bơm. Rô to có các rãnh để
gắn các cánh bơm. Chu vi vòng ngoài của rô to hình tròn nhưng mặt trong của vòng
cam hình ô van do vậy tồn tại một khe hở giữa rô to và vòng cam. Cánh gạt sẽ ngăn
cách khe hở này để tạo thành một buồng chứa dầu.
Cánh bơm bị giữ sát vào bề mặt trong của vòng cam bằng lực ly tâm và áp suất
dầu tác động sau cánh bơm, hình thành một phớt dầu ngăn rò rỉ áp suất từ giữa cánh
gạt và vòng cam khi bơm tạo áp suất dầu. Dung tích buồng dầu có thể tăng hoặc giảm
khi rô to quay để vận hành bơm. Nói cách khác, dung tích của buồng dầu tăng tại cổng
hút do vậy dầu từ bình chứa sẽ được hút vào buồng dầu từ cổng hút. Lượng dầu trong
buồng chứa giảm bên phía xả và khi đạt đến 0 thì dầu trước đây được hút vào buồng
14


này bị ép qua cổng xả. Có 02 cổng hút và 02 cổng xả. Do đó, dầu sẽ hút và xả 02 lần
trong trong một chu kỳ quay của rô to.

b. Xi lanh lực

Trên xe Toyota Vios thanh răng đóng vai trò pit-tông trợ lực và thanh răng dịch
chuyển do áp suất dầu tạo ra từ bơm trợ lực lái tác động lên pít tông theo cả hai
hướng. Trục van phân phối được nối với vô lăng. Khi vô lăng ở vị trí trung gian (xe

chạy thẳng) thì van phân phối cũng ở vị trí trung gian. Do đó dầu từ bơm trợ lực lái
không vào khoang nào mà quay trở lại bình chứa. Tuy nhiên, khi vô lăng quay theo
hướng nào đó thì van phân phối thay đổi đường truyền do vậy dầu chảy vào một trong
các buồng. Dầu trong buồng đối diện bị đẩy ra ngoài và chảy về bình chứa theo van
phân phối.

Hình 2.7: Xi lanh lực trên xe Toyota Vios
1. Trục van phân phối; 2. Thanh răng; 3. Pít tông; 4. Buồng trái; 5.
Buồng phải; 6. phớt dầu.
c. Van phân phối
Van phân phối sử dụng trong hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Vios là loại van
quay. Trong van phân phối có phần tử định tâm và phần tử phản lực. Van phân phối
được chế tạo với độ chính xác rất cao, trong đó có các van an toàn để tránh cho áp suất
15


dầu tăng quá cao và đảm bảo cho hệ thống lái làm việc bình thường khi bơm dầu bị
hỏng.

Hình 2.8: Van phân phối kiểu quay
1.Thanh xoắn; 2. Trục van; 3. Van quay; 4. Vỏ van phân phối; 5. Trục răng; 6.
Chốt cố định; 7. Cửa nạp; 8. Cửa hồi; 9. Miếng hãm (trục răng).
Van phân phối trong cơ cấu lái quyết định đưa dầu từ bơm trợ lực lái đi vào
buồng nào. Trục van phân phối (trên đó tác động mô men vô lăng) và trục răng được
nối với nhau bằng một thanh xoắn. Van quay và trục răng được cố định bằng một chốt
và quay liền với nhau. Nếu không có áp suất của bơm tác động, thanh xoắn sẽ ở trạng
thái hoàn toàn xoắn và trục van phân phối và trục răng tiếp xúc với nhau ở miếng hãm
và mômen của trục van phân phối trực tiếp tác động lên trục răng.

16



Chương 3: KIỂM TRA, SỬA CHỮA DẪN ĐỘNG LÁI XE
TOYOTA VIOS 2008
3.1. Bảng triệu chứng các hư hỏng hệ thống lái dòng xe Toyota Vios 2008
Triệu chứng
Tay lái nặng

Khu vực nghi ngờ
Lốp trước(không đủ căng, mòn không đều).
Góc đặt bánh trước không đúng.
Hệ thống treo trước(khớp cầu dưới).
Mức dầu trợ lực lái thấp.
Đai dẫn động lỏng.
Cụm trục lái trung gian số 2.
Cụm trục lái.
Cụm bơm trợ lực lái.
Cụm bánh răng nghiêng lái.
Cụm trục moment lái.
Cụm thanh nối hệ thống trợ lực lái.

Trả lái kém

Lốp trước(không đủ căng, mòn không đều).
Góc đặt bánh trước không đúng.
Cụm trục lái.
Cụm bánh răng nghiêng lái.

Hành trình tự do lớn


Cụm trục lái trung gian số 2.
Cụm trục lái.
Cụm bánh răng nghiêng lái.
Cụm trục moment lái.
Cụm thanh nối hệ thống trợ lực lái.

17


Tiếng kêu bất thường

Lốp trước (không đủ căng, mòn không đều).
Mức dầu trợ lực lái thấp.
Góc đặt bánh trước không đúng.
Vòng bi bánh trước mòn.
Cụm trục lái.
Cụm trục lái trung gian số 2.
Cụm trục moment lái.
Cụm bánh răng nghiêng lái.
Cụm bơm trợ lực lái.
Cụm thanh nối hệ thống trợ lực lái.

3.2. Quy trình kiểm tra, sửa chữa dẫn động lái dòng xe Toyota Vios 2008
3.2.1. Quy trình sửa chữa cụm thanh nối dẫn động lái xe Toyota Vios 2008
3.2.1.1. Quy trình tháo cụm thanh nối dẫn động lái xe Toyota Vios 2008
TT

Công việc

1


- Đặt các bánh trước hướng
thẳng về phía trước.

2

- Cố định vị trí vô lăng:
+ Cố định vô lăng bằng cách
dùng đai an toàn để ngăn cho
nó khỏi bị quay.

3

Hình vẽ

Chú ý

-Thao tác
này là giúp
ích phòng
tránh làm
hỏng cáp
xoắn.

- Xả dầu trợ lực lái.
- Tháo các bánh xe phía
trước.
- Tháo tấm chắn phía dưới
động cơ số 1


18


4

- Tháo cụm trục moment lái:
+ Nới lỏng bu lông (A) và
tháo bu lông (B), sau đó
trượt cụm trục moment lái
vào.(Không được tháo bu
lông (A), không được tháo
cụm trục moment lái ra khỏi
cụm thanh nối hệ thống lái.)

+ Đánh các
dấu ghi
nhớ trên
cụm trục
moment lái
và cụm
thanh dẫn
động lái.

+ Tháo cụm trục moment lái
ra khỏi cụm thanh dẫn động
lái.
5

- Tháo đầu thanh nối trái:
+ Tháo chốt chẻ và đai ốc.

+ Dùng dụng cụ chuyên
dùng tách đầu thanh nối bên
trái ra khỏi cam lái.

6

- Tháo đầu thanh lái phải:
+ Thực hiện quy trình giống
như đối với bên trái.

7

- Tháo cụm ống cấp áp:
+ Dùng kìm, kẹp lấy các vấu
của kẹp và tách cụm ống cấp
áp (phía ống hồi) ra khỏi
cụm thanh dẫn động lái.
+ Dùng dụng cụ chuyên
dùng tháo ống hồi đầu ra bộ
cơ cấu lái.
+ Dùng dụng cụ chuyên
dùng tách cụm ống cấp áp
(Phía ống cấp áp) ra khỏi
cụm thanh dẫn động lái.
+ Tháo 2 bu lông và kẹp ống
cấp áp ra khỏi cụm thanh dẫn
động lái.

19



8

- Tháo cụm thanh nối dẫn
động lái:
+ Tháo 4 bu lông và cụm
thanh dẫn động lái.
+ Tháo giá bắt số 2 của vỏ
thanh răng và vòng đệm vỏ
thanh răng số 2 ra khỏi cụm
thanh dẫn động lái.

9

- Dùng dụng cụ chuyên dùng
tháo ống cao áp quay trái.

10

- Dùng dụng cụ chuyên dùng
Tháo ống cao áp quay phải.

11

- Cố định cụm thanh nối dẫn
động lái:

- Đánh các
dấu ghi
nhớ trên

giá bắt số 2
của vỏ
thanh răng,
vòng đệm
số 2 vỏ
thanh răng
và cụm
thanh nối
hệ thống
lái.

+ Dùng dụng cụ chuyên
dùng (SST), bắt chặt cụm
dẫn động lái. (Quấn băng
dính lên SST trước khi sử
dụng)
20


12

- Tháo đầu thanh nối bên
trái:
+ Nới lỏng đai ốc hãm và
tháo đầu thanh nối bên trái
và đai ốc hãm.

13

- Đánh các

dấu ghi
nhớ lên
thanh nối
bên trái và
đầu thanh
răng.

- Tháo đầu thanh nối bên
phải:
+ Thực hiện quy trình giống
như đối với bên trái.

14

- Tháo kẹp cao su chắn bụi
thanh răng.
+ Dùng kìm, tháo 2 kẹp cao
su chắn bụi thước lái (trái,
phải).

15

- Tháo kẹp cao su chắn bụi
số 2 của thanh răng (bên
trái):
+ Tháo kẹp của cao su chắn
bụi số 2 như trên hình vẽ.

16


- Cẩn thận
không
được làm
hỏng cao
su chắn
bụi.

- Tháo kẹp cao su chắn bụi
số 2 của thang răng (bên
phải):
+ Thực hiện theo quy trình
giống như cho kẹp số 2 của
cao su chắn bụi thanh răng
(bên trái).

21


17

- Tháo cao su chắn bụi số 2
của thanh răng (bên trái).

18

- Tháo cao su chắn bụi số 2
của thanh răng (bên phải).

19


- Tháo đấu thanh răng:

- Tránh các
va chạm
vào thanh
răng.

+ Mở khoá các vòng đệm
vấu bên trái và bên phải.

+ Tháo đầu thanh răng (phía
bên trái) và vòng đệm vấu.

+ Tháo đầu thanh răng (phía
bên phải) và vòng đệm vấu.

- Dùng
dụng cụ
chuyện
dùng và
tuân theo
hướng như
được chỉ ra
trong hình
vẽ.

22


20


- Tháo dẫn hướng thanh
răng:
+ Dùng (SST) dụng cụ
chuyên dùng, tháo đai ốc nắp
lò xo dẫn hướng thanh răng.
+ Dùng đầu lục giác 24
(mm), tháo nắp lò xo dẫn
hướng thanh răng.

- Dùng
(SST) dụng
cụ chuyên
dùng và
tuân theo
hướng như
được chỉ ra
trong hình
vẽ.

+ Tháo lò xo nén và dẫn
hướng thanh răng.
+ Tháo đế dẫn hướng thanh
răng ra khỏi dẫn hướng
thanh răng

21

- Tháo van điều khiển trợ lực
lái:

+ Tháo 2 bu lông và cụm van
điều khiển trợ lực lái.
+ Tháo gioăng.

22

- Tháo cái hãm đầu xi lanh:
+ Kiểu xe thân hẹp: Nới lỏng
bu lông. Dùng dụng cụ
chuyên dùng (SST), tháo bộ
hãm đầu xi lanh ra khỏi vỏ
thanh răng. Tháo hãm đỡ
ống.
+ Kiểu xe thân rộng: Dùng
dụng cụ chuyên dùng (SST),
tháo bộ hãm đầu xi lanh và
vòng đệm ra khỏi vỏ thanh
răng. Dùng một tô vít, tháo
gioăng chữ O ra khỏi bộ hãm
đầu xi lanh. Dùng một tô vít,
tháo bạc ra khỏi bộ hãm đầu
xi lanh.

- Cẩn thận
không
được làm
hỏng bộ
hãm đầu xi
lanh. Quấn
băng dính

lên đầu tô
vít trước
khi dùng.

23


23

- Tháo thanh răng trợ lực lái:
+ Lắp tạm thời bu lông sửa
chữa vào thanh răng. Bulông
sửa chữa khuyên dùng.
Đường kính ren: 14 (mm)
;bước ren:1,5 (mm)
+ Dùng một máy ép, tháo
thước lái.
+ Tháo phớt dầu của bộ hãm
đầu xi lanh ra khỏi thanh
răng.

- Cẩn thận
không
được làm
hỏng rãnh
phớt dầu
trên thanh
răng. Quấn
băng dính
lên đầu tô

vít trước
khi dùng.

+ Dùng một tô vít, tháo phớt
dầu và gioăng chữ O ra khỏi
thanh răng.

24

- Tháo phớt dầu ống xi lanh
trợ lực lái:
+ Dùng dụng cụ chuyên
dùng đưa vào bên trong vỏ
thanh răng , sau đó dùng
máy nén tháo phớt chắn dầu.

- Không
được làm
hỏng bên
trong và
bên ngoài
của vỏ
thanh răng.

24


3.2.1.2. Kiểm tra các chi tiết trong cụm thanh nối dẫn động lái xe Toyota Vios 2008
a. Kiểm tra đầu thanh nối
+ Kiểm tra đầu thanh nối bên trái:

- Bắt chặt cụm thanh nối bên trái lên êtô.
- Lắp đai ốc và vít cấy.
- Lắc khớp cầu ra trước và sau 5 lần hay hơn.
- Dùng một cân lực, vặn đai ốc liên tục với tốc độ 3 đến 5 giây/vòng và đọc giá trị ở
vòng thứ 5.
Moment quay: 0,29 đến 1,96 (N.m )
- Nếu moment quay không như tiêu chuẩn, hãy thay thế đầu thanh nối bên trái.

Hình 3.2: Kiểm tra đầu thanh nối
+ Kiểm tra đầu thanh nối bên phải: Thực hiện quy trình giống như đối với bên trái.

25


×