Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đánh giá chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn và các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 124 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp

MỤC LỤC

TRANG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU -------------------------------------------------- 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------- 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ----------------------------------------------------- 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ---------------------------------------------- 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------- 3
1.2.1. Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------- 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể--------------------------------------------------------------- 3
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH
VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------------- 3
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ---------------------------------------------- 3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------- 4
1.4.1. Địa bàn nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 4
1.4.2. Thời gian nghiên cứu ------------------------------------------------------- 4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------- 4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------------4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU---------------------------------------- 6
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN--------------------------------------------------------- 6
2.1.1. Các khái niệm cơ bản trong du lịch --------------------------------------- 6
2.1.3. Du lịch sinh thái bền vững ------------------------------------------------ 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------------------- 12
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ------------------------------------- 12


2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu --------------------------------------------- 12
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu -------------------------------------------- 13
2.2.4. Khung nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 20
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 2 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
TRANG

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ--------------------------------------------21
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DLST TP.CT -------------- 21
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ---------------------------------------- 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn-------------- 24
3.1.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội ------------------ 26
3.1.4. Đánh giá chung các điều kiện và nguồn lực phát triển
du lịch sinh thái Thành Phố Cần Thơ ------------------------------------------- 28
3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU TẠI TP.CẦN THƠ ---------- 29
3.2.1. Du lịch sinh thái ------------------------------------------------------------ 29
3.2.2. Du lịch văn hóa ------------------------------------------------------------- 33
3.2.3. Du lịch MICE --------------------------------------------------------------- 33
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TP.CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 -------------------------------------- 34
3.3.1. Số liệu thống kê về du khách---------------------------------------------- 34
3.3.2. Thu nhập từ hoạt động du lịch -------------------------------------------- 37

3.3.3. Cơ sở vật chất du lịch ------------------------------------------------------ 38
3.3.4. Lao động ngành ------------------------------------------------------------- 39
3.3.5. Đầu tư phát triển ------------------------------------------------------------ 40

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ SẢN PHẨM DLST Ở TP. CẦN THƠ --------------------42
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DU KHÁCH -------------------------------------- 42
4.1.1. Giới tính---------------------------------------------------------------------- 42
4.1.2. Độ tuổi của du khách------------------------------------------------------- 42
4.1.3. Nơi ở của du khách --------------------------------------------------------- 43
4.1.4. Thu nhập --------------------------------------------------------------------- 44
4.1.5. Nghề nghiệp ----------------------------------------------------------------- 45
4.1.6. Trình độ học vấn------------------------------------------------------------ 45
4.1.7. Thói quen đi du lịch -------------------------------------------------------- 46
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 3 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
TRANG
4.2. THỊ HIẾU VÀ QUAN NIỆM CỦA DU KHÁCH
VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI --------------------------------------- 52
4.2.1. Lý do quan trọng nhất mà du khách chọn tham quan du lịch ở CT-- 52
4.2.2. Các hoạt động du khách thích nhất khi đến du lịch tại TP.CT ------- 54
4.2.3. Quan niệm của du khách về loại hình du lịch sinh thái --------------- 55
4.3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH --------- 56
4.3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu về các hoạt động --------------------------- 56

4.3.2. Khả năng đáp ứng về sức chứa tại các điểm vườn --------------------- 57
4.4. TỔNG CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH ---------------------------- 58
4.4.1. Khoảng cách giữa các vùng du lịch so với điểm đến ------------------ 58
4.4.2. Chi phí vận chuyển trung bình/khách------------------------------------ 58
4.4.3. Chi phí lưu trú trung bình/khách ----------------------------------------- 59
4.4.4. Chi tiêu tại điểm trung bình/khách --------------------------------------- 59
4.4.5. Chi phí du hành của du khách--------------------------------------------- 60
4.4.6. Cơ cấu chi phí du hành của du khách ------------------------------------ 61
4.5. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THU HÚT
DU KHÁCH ĐẾN THAM QUAN DLST TẠI TP.CẦN THƠ-------------- 63
4.5.1. Nhân tố về danh tiếng ------------------------------------------------------ 64
4.5.2. Nhân tố về sự thuận tiện --------------------------------------------------- 64
4.5.3. Nhân tố về sự hưởng thụ--------------------------------------------------- 64
4.6. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN SẢN PHẨM DLST Ở TP.CT -------- 65
4.6.1. Về thắng cảnh tự nhiên ---------------------------------------------------- 66
4.6.2. Về sự thân thiện của người dân địa phương ---------------------------- 66
4.6.3. Về hướng dẫn viên --------------------------------------------------------- 67
4.6.4. Về hệ thống thông tin liên lạc--------------------------------------------- 67
4.6.5. Về điều kiện an ninh ------------------------------------------------------- 68
4.6.6. Về phong cách phục vụ của nhân viên----------------------------------- 69
4.6.7. Về an toàn vệ sinh thực phẩm--------------------------------------------- 69
4.6.8. Về sự đa dạng của nhà hàng, khách sạn --------------------------------- 70
4.6.9. Về hệ thống giao thông ---------------------------------------------------- 71
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 4 X

SVTH: Trương Minh Trí



Luận Văn Tốt Nghiệp
TRANG
4.6.10. Về hàng lưu niệm, sản vật của địa phương ---------------------------- 71
4.6.11. Về tính liên kết giữa các điểm du lịch---------------------------------- 72
4.6.12. Về sự đa dạng của các hoạt động vui chơi giải trí -------------------- 73
4.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH --------------- 74
4.7.1. Đối với khách du lịch nói chung------------------------------------------ 74
4.6.2. Đối với khách địa phương ------------------------------------------------- 76
4.6.3. Đối với khách trong nước ------------------------------------------------- 77
4.6.4. Đối với khách quốc tế------------------------------------------------------ 78
4.6.5. Mức độ thỏa mãn sau khi trừ chi phí cơ hội ---------------------------- 79
4.6.6. Chi phí cơ hội của du khách----------------------------------------------- 80
4.8. PHẢN ỨNG CỦA DU KHÁCH ----------------------------------------------------81
4.8.1 Sự quay lại của du khách đối với điểm vườn du lịch sinh thái
trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ------------------------------------------------- 81
4.8.2 Mức độ tuyên truyền, quảng bá của du khách --------------------------- 81
4.9. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU
PHÁT TRIỂN DU LỊCH --------------------------------------------------------- 82
4.9.1. Những kết quả đạt được --------------------------------------------------- 82
4.9.2. Những hạn chế -------------------------------------------------------------- 84

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ---------------85
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ---------------------------------------------- 85
5.1.1. Tồn tại ------------------------------------------------------------------------ 85
5.1.2. Nguyên nhân ---------------------------------------------------------------- 85
5.2. CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP --------------------------------------------------- 88
5.2.1. Quan điểm, định hướng phát triển của ngành du lịch TP.Cần Thơ --- 88
5.2.2. Những đánh giá, quan điểm, nhận xét của du khách------------------- 91

5.3. MA TRẬN SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) -------- 93
5.2.1. Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------ 93
5.2.2. Điểm yếu--------------------------------------------------------------------- 94
5.2.3. Cơ hội ------------------------------------------------------------------------ 95
5.2.4. Thách thức ------------------------------------------------------------------- 96
5.2.5. Ma trận phân tích SWOT -------------------------------------------------- 97

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 5 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
TRANG
5.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ PHÁT TRIỂN DLST Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ --------------------- 99
5.4.1. Giải pháp khắc phục chất lượng dịch vụ sản phẩm DLST ------------ 99
5.4.2. Giải pháp nâng cao ý thức của người dân
và năng lực quản lý của cán bộ------------------------------------------------- 100
5.4.3. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng --------------------------------- 100
5.4.4. Giải pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý --- 102
5.4.5. Giải pháp tạo ra sản phẩm đặc trưng----------------------------------- 102
5.4.6. Giải pháp để trở thành trung tâm DLST ở ĐBSCL ------------------ 107
5.4.7. Giải pháp thu hút đầu tư ------------------------------------------------ 108
5.4.8. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai -------------------- 108
5.4.9. Giải pháp quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu---------------- 108
5.5. NHỮNG TÁC ĐỘNG TRONG KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DLST Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------------------------- 110


CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------- 111
6.1. KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------- 111
6.2. KIẾN NGHỊ--------------------------------------------------------------------- 112
6.2.1. Đối với những người làm du lịch--------------------------------------- 112
6.2.2. Đối với Sở Du Lịch Thành Phố Cần Thơ ----------------------------- 112
6.2.3. Đối với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ --------------------- 113

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 6 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp

MỤC LỤC BẢNG

TRANG
Bảng 1. BẢNG XẾP HẠNG CÁC NHÂN TỐ------------------------------------ 16
Bảng 2. DANH SÁCH 21 ĐIỂM VƯỜN ĐẠT TIÊU CHUẨN DU LỊCH
SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ --------------------------------- 24
Bảng 3. DANH SÁCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ------------------ 26
Bảng 4. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ THỂ THAO - VĂN HÓA VÀ
VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN TP.CT ---------------------------------- 27
Bảng 5. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LƯỢNG KHÁCH TỪ 2004 – 2006 --- 35
Bảng 6. CHI TIÊU BÌNH QUÂN CỦA DU KHÁCH TỪ 2004 – 2006------ 36
Bảng 7. CƠ CẤU THU NHẬP DU LỊCH TỪ 2004 – 2006 -------------------- 37
Bảng 8. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT

PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA TP.CT---------------------------------------------- 38
Bảng 9. NƠI Ở CỦA DU KHÁCH ------------------------------------------------- 43
Bảng 10. THU NHẬP CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA---------------------------------- 44
Bảng 11. THU NHẬP CỦA KHÁCH QUỐC TẾ -------------------------------- 44
Bảng 12. NGHỀ NGHIỆP CỦA DU KHÁCH ------------------------------------ 45
Bảng 13. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA DU KHÁCH --------------------------- 46
Bảng 14. THỜI GIAN LƯU TRÚ TRUNG BÌNH CỦA DU KHÁCH ------- 47
Bảng 15. THÔNG TIN VỀ DU LỊCH CẦN THƠ-------------------------------- 49
Bảng 16. ĐẶC TÍNH CỦA DU KHÁCH TẠI TP. CẦN THƠ ----------------- 51
Bảng 17. LÝ DO DU KHÁCH CHỌN THAM QUAN Ở CẦN THƠ--------- 52
Bảng 18. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CÁC LÝ DO QUAN TRỌNG
VÀO ĐỘ TUỔI DU KHÁCH ---------------------------------------------------- 53
Bảng 19. BẢNG XẾP HẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG DU KHÁCH
THÍCH NHẤT KHI ĐẾN DU LỊCH TẠI TP.CT ----------------------------- 54
Bảng 20. QUAN NIỆM CỦA DU KHÁCH VỀ LOẠI HÌNH DLST---------- 55
Bảng 21. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH----------- 56
Bảng 22. THỰC TRẠNG DIỆN TÍCH KHÔNG GIAN TẠI
CÁC ĐIỂM VƯỜN DU LỊCH SINH THÁI ----------------------------------- 57
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 7 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
TRANG
Bảng 23. KHOẢNG CÁCH VÙNG DU LỊCH ----------------------------------- 58
Bảng 24. CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH / KHÁCH ---------------- 58
Bảng 25. CHI PHÍ LƯU TRÚ TRUNG BÌNH / KHÁCH ---------------------- 59

Bảng 26.CHI TIÊU TẠI ĐIỂM TRUNG BÌNH / KHÁCH --------------------- 59
Bảng 27. CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH------------------------------- 60
Bảng 28. PHƯƠNG TIỆN TIẾP CẬN ĐIỂM VƯỜN CỦA DU KHÁCH --- 60
Bảng 29. CƠ CẤU CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH------------------- 61
Bảng 30. BẢNG TÍNH ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ LÝ DO DU KHÁCH
CHỌN THAM QUAN DU LỊCH Ở CẦN THƠ ------------------------------ 63
Bảng 31. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DU LỊCH
SINH THÁI Ở TP.CT ------------------------------------------------------------- 65
Bảng 32. SỰ PHỤ THUỘC GIỮA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
VỀ THẮNG CẢNH TỰ NHIÊN VÀ NHÓM KHÁCH ---------------------- 66
Bảng 33. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
VỀ SỰ THÂN THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN VÀO GIỚI TÍNH ------------- 67
Bảng 34. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN VÀO NHÓM KHÁCH ---------------------------- 67
Bảng 35. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HỆ THỐNG
THÔNG TIN LIÊN LẠC VỚI TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ------------------------- 68
Bảng 36. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
VỀ ĐIỀU KIỆN AN NINH VÀO ĐỘ TUỔI ---------------------------------- 68
Bảng 37. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ PHONG
CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN VÀO NHÓM KHÁCH------------- 69
Bảng 38. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ
AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀO ĐỘ TUỔI ----------------------- 70
Bảng 39. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ
ĐA DẠNG CỦA NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN VỚI ĐỘ TUỔI---------------- 70
Bảng 40. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀO GIỚI TÍNH ----------------------------- 71
Bảng 41. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HÀNG
LƯU NIỆM, SẢN VẬT ĐỊA PHƯƠNG VÀO NHÓM KHÁCH ---------- 72
GVHD: Võ Hồng Phượng


W Trang 8 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
TRANG
Bảng 42. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ TÍNH LIÊN
KẾT GIỮA CÁC ĐIỂM DU LỊCH VÀO NHÓM KHÁCH----------------- 72
Bảng 43. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ ĐA DẠNG
CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, GIẢI TRÍ VÀO NHÓM KHÁCH 73
Bảng 44. MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH DU LỊCH ------------------- 74
Bảng 45. MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH ĐỊA PHƯƠNG------------- 76
Bảng 46. MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH TRONG NƯỚC------------ 77
Bảng 47. MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH QUỐC TẾ ------------------ 78
Bảng 48. MỨC ĐỘ THỎA MÃN SAU KHI TRỪ CHI PHÍ CƠ HỘI -------- 79
Bảng 49. CHI PHÍ CƠ HỘI BÌNH QUÂN TRÊN KHÁCH -------------------- 80
Bảng 50. CÁC LÝ DO DU KHÁCH GIỚI THIỆU VỀ DLST TP.CT -------- 82
Bảng 51. CÁC KIẾN NGHỊ ĐÓNG GÓP CỦA DU KHÁCH ----------------- 92
Bảng 52. THỜI GIAN TRỒNG TRÁI CÂY VÀ VỤ LÚA TRONG NĂM - 103

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 9 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp


MỤC LỤC HÌNH

TRANG
Hình 1. SƠ ĐỒ MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT -------------------------------- 19
Hình 2. KHUNG NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------- 20
Hình 3. HÌNH ẢNH VỀ LÀNG DU LỊCH MỸ KHÁNH----------------------- 30
Hình 4. HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN DU LỊCH GIÁO DƯƠNG ------------------- 31
Hình 5. HÌNH ẢNH VỀ KHU DU LỊCH PHÙ SA ------------------------------ 31
Hình 6. HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN CÒ BẰNG LĂNG ----------------------------- 32
Hình 7. LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CẦN THƠ TỪ 2004 – 2006----- 34
Hình 8. BIỂU ĐỒ GIỚI TÍNH DU KHÁCH-------------------------------------- 42
Hình 9. BIỂU ĐỒ ĐỘ TUỔI DU KHÁCH---------------------------------------- 42
Hình 10. BIỂU ĐỒ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CỦA DU KHÁCH ------ 48
Hình 11. BIỂU ĐỒ THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH ---------------------------------- 50
Hình 12. BIỂU ĐỒ QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU ---------------------------------- 50
Hình 13. CƠ CẤU CHI PHÍ DU HÀNH CỦA KHÁCH
TỰ SẮP XẾP THAM QUAN ---------------------------------------------------- 62
Hình 14. CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH------------------------ 76
Hình 15. BIỂU ĐỒ TỶ LỆ QUAY LẠI CỦA DU KHÁCH-------------------- 81
Hình 16. CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH ĐẾN CT NĂM 2010------ 89
Hình 17. MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT VỀ DLST Ở TP.CT --------------- 99

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 10 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
DLST
ĐBSCL
TP.CT
TP.HCM
Tiếng Anh
CPI
SWOT

Du lịch sinh thái
Đồng Bằng sông Cửu Long
Thành Phố Cần Thơ
Thành Phố Hồ Chí Minh
Instantaneous carrying capacity (Sức chứa thường xuyên)
Strengths Weaknesses Opportunities Threats
(Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 11 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm 6 chương với nội dung chính như sau:

1) Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có
nhiều cơ hội phát triển, du lịch sinh thái miệt vườn được xác định là loại hình du
lịch chiến lược cho Thành Phố Cần Thơ. Mặc dù du lịch sinh thái Cần Thơ đã
phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình trong
ngành du lịch. Đó là bởi vì sản phẩm du lịch chưa đặc trưng, sáng tạo, đội ngũ
cán bộ, nhân viên chưa chuyên nghiệp, các điểm vườn còn phát triển tự phát,
công tác quảng bá du lịch chưa tốt.
2) Sử dụng những phương pháp thống kê như phân tích tần số, bảng chéo, xếp
hạng, để biết được thói quen, sự ưa thích và phản ứng của du khách. Phương pháp tính
điểm mức độ hài lòng của du khách cho thấy du khách đã hài lòng đối với chất lượng
dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành Phố Cần Thơ. Việc áp dụng
phương pháp Willingness To Pay đã tìm ra kết quả là du khách hoàn toàn thỏa mãn
với mức độ thỏa mãn là +81.600đ (mức độ thỏa mãn của du khách so với thực chi là
11,91%); trong đó khách địa phương là 2,61%; khách trong nước là 7,55% và khách
quốc tế là 14,28%. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho
thấy hai yếu tố có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn du lịch sinh thái ở Cần
Thơ của khách du lịch lần lượt là yếu tố chi phí thấp và yếu tố dễ tiếp cận điểm đến.
3) Thông qua mô hình phân tích SWOT đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn như sau: các biện
pháp để khắc phục chất lượng như: (1)Khai thác sản phẩm hàng lưu niệm, làng nghề,
và các hoạt động đặc trưng như dạy du khách làm nón bằng lá dừa, tấm lót bằng lục
bình, hoạt động hái trái cây. (2)Tạo ra sản phẩm đặc trưng dựa trên thế mạnh sông
nước, chợ nổi của vùng. (3)Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, giao
lưu, học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. (4)Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên
của người dân; Về phát triển lâu dài là (5)Thu hút đầu tư và đầu tư vào quà lưu niệm,
hoạt động vui chơi, giải trí, cơ sở vật chất giao thông đường bộ, đường thủy. (6)Đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ cho tương lai. (7)Tăng cường quảng bá và xây dựng
thương hiệu bằng cách thắt chặt mối quan hệ với các công ty du lịch ở TP.HCM, Hà
Nội,… và các ấn phẩm sách, báo, đĩa VCD, DVD,… thông qua các sự kiện du lịch
nổi bật như Mekong festival, sự kiện năm du lịch quốc gia 2008.

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 12 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, con người ngày
càng bận rộn, căng thẳng với những công việc, với những công nghệ tinh vi.
Chính vì thế, để đáp ứng được với nhu cầu công việc ngày càng cao con người
phải giải tỏa căng thẳng, thư giãn bằng những chuyến đi du lịch, những chuyến đi
dã ngoại cùng với người thân hay bạn bè. Du lịch ngày càng trở thành một nhu
cầu thiết yếu của con người trên khắp thế giới. Loại hình du lịch sinh thái được
chú trọng phát triển nhất bởi các đặc trưng độc đáo như: đem con người sống gần
gũi với thiên nhiên, tạo ra môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp cho các thành
phố, khu vực, và có được sự phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái chỉ mới phát triển vào thời gian gần đây,
nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, bởi Việt Nam là một đất nước có rất nhiều
nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái như:
nguồn tài nguyên núi đá vôi, nguồn tài nguyên rừng, và đặc biệt là nguồn tài
nguyên về sông ngòi, kênh rạch và các vườn cây ăn trái có rất nhiều ở ĐBSCL.
Các khu du lịch, các điểm, vườn du lịch sinh thái liên tục được xây dựng
để phục vụ nhu cầu cho du khách không chỉ quốc tế mà còn cho cả du khách nội
địa. Các dịch vụ tại đây đều mang đậm các đặc trưng của miền Tây Nam Bộ,

nhưng cũng mang tính hiện đại; tất cả đều mang lại cho du khách cảm giác thư
giãn, thoải mái thật sự. Tuy nhiên, do việc xây dựng và phát triển các khu du lịch
này chưa hợp lý nên hầu hết các khu này không tạo được sự khác biệt làm cho
khách cảm thấy nhàm chán khi đến tham quan từ hai nơi trở lên. Đồng thời chất
lượng dịch vụ cũng ngày càng kém đi do sự đào tạo và quản lý không tốt.
Việc phát triển mô hình du lịch sinh thái tại Thành Phố Cần Thơ không
chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn nhằm bảo tồn và phát huy tài nguyên thiên
nhiên và những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp cho thế hệ trẻ cũng như du khách
quốc tế hiểu được đời sống của người dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long
mà ông cha ta đã tích lũy qua hàng ngàn năm .
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 13 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
Bên cạnh đó, năm 2008 là năm du lịch quốc gia được tổ chức tại TP Cần
Thơ với chủ đề: “Miệt vườn sông nước Cửu Long”. Đây cũng chính là một
thách thức to lớn đặt ra cho ngành du lịch của Thành phố Cần Thơ.
Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá
chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn và các giải pháp để
phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành phố Cần Thơ”. Em mong muốn
tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch
sinh thái ngày càng giảm sút, qua đó đề xuất một số biện pháp khắc phục và phát
triển du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1. Căn cứ khoa học
Mô hình du lịch sinh thái ở Việt Nam ngày càng được các chuyên gia về du

lịch quan tâm hơn. Bởi nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và dồi dào
ở Việt Nam rất thích hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái này. Theo GS.TS
Võ Quý, Đại học Quốc gia Hà Nội, người từng đoạt giải thưởng “Hành tinh
xanh”, nhận định: “Rồi đây, du lịch sinh thái ngày càng phát triển. Xu thế mọi
người là tìm đến thiên nhiên, những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ” [theo
www2.vietnamnet.vn]. Còn theo Giáo sư Ross Dowling, ủy viên hội đồng Tổ
chức Du lịch Ấn Độ Dương (IOTO), đã khẳng định “Du lịch sinh thái đang
phát triển rầm rộ trên thế giới và đây là một cơ hội lớn cho việc phát triển
ngành du lịch tại Việt Nam” tại hội thảo "Phát triển ngành công nghiệp du lịch
VN" [theo Tuổitrẻ Online]. Chính vì vậy, loại hình du lịch sinh thái cần thiết phải
được nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn, để phát triển tốt hơn ở ĐBSCL mà cụ
thể là ở TP. Cần Thơ.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Xét về mặt thực tiễn, Cần Thơ là trung tâm du lịch sinh thái vùng Đồng
bằng sông nước miền Tây Nam Bộ, rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch
này, tuy nhiên do sản phẩm còn tương đối nghèo nàn và trùng lắp với các tỉnh lân
cận như Vĩnh Long, Tiền Giang,… nên không tạo được sự khác biệt. Do đó,
nhiều du khách đã không muốn trở lại các điểm du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ
mà họ đã đến.

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 14 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lược của các chuyên gia trong ngành du lịch,
loại hình du lịch này càng được quan tâm hơn, và biểu hiện là chương trình năm

du lịch quốc gia 2008 “Miệt vườn sông nước Cửu Long” sẽ được tổ chức tại
Cần Thơ với nhiều chính sách ưu đãi đã tạo ra một cơ hội lớn cho loại hình du
lịch này. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ và tìm ra các giải
pháp phát triển cho du lịch sinh thái TP.CT là một trong những vấn đề cấp thiết
cần sớm thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ của các
sản phẩm du lịch sinh thái đã được khai thác ở Thành Phố Cần Thơ, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành Phố
Cần Thơ. Để tiện cho việc diễn giải trong bài Luận Văn, thuật ngữ “chất lượng dịch
vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn” sẽ được viết ngắn gọn là “chất lượng du
lịch sinh thái”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá chất lượng du lịch sinh thái thông qua sự hài lòng của du khách.
+ Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ du lịch sinh
thái ở Thành Phố Cần Thơ.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
+ Khách du lịch hài lòng nhiều về sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn ở
TP.Cần Thơ.
ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp tính điểm hài lòng
của du khách.
+ Khách du lịch rất thoả mãn với mức chi phí phải chi ra khi du lịch tại
TP.Cần Thơ.
ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp Willingness To Pay
+ Yếu tố có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và chi phí thấp là hai nhân tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn du lịch sinh thái ở Cần Thơ của khách du lịch.
ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố.

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 15 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: là những câu hỏi chính mà chúng ta sẽ trả lời
được sau khi nghiên cứu.
Gồm có 3 câu hỏi sau:
1) Các nhân tố chi phí đi lại, thu nhập, các điều kiện kinh tế xã hội của du
khách có ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của du khách như thế nào?
2) Giá trị kinh tế hàng năm từ du lịch tại các điểm nghiên cứu là bao nhiêu?
3) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chi trả của du khách?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là trong phạm vi Thành Phố Cần Thơ chủ yếu là nơi có
các điểm và các khu du lịch sinh thái.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ ngày 02.04.2007 kể từ khi tiến hành
thu thập số liệu cho đến khi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu vào ngày 20.05.2007.
Số liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu từ năm 2004 – 2006.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
+ Ý kiến, thói quen và sự lựa chọn của du khách .
+ Ý kiến và sự sẵn sàng đón tiếp của những người làm du lịch.
+ Chất lượng các dịch vụ của sản phẩm du lịch được khai thác ở Cần Thơ.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
œ Tác giả Huỳnh Nhựt Phương – Cần Thơ, tháng 06/2005 – Du lịch sinh
thái và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thành Phố Cần Thơ
Thông qua các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp Willingness To

Pay, phương pháp xếp hạng, tác giả đã tìm hiểu được những yếu tố bị tác động
xung quanh sự thay đổi giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm và các nguyên
nhân tạo nên tính thời vụ của du lịch sinh thái từ đó đề ra các biện pháp hạn chế
tính thời vụ trong du lịch sinh thái.
œ Tác giả Dương Quế Nhu – Cần Thơ, tháng 06/2004 - Đánh giá mức
thỏa mãn nhu cầu khách quốc tế của du lịch Cần Thơ và một số biện pháp
thu hút khách du lịch đến Cần Thơ
Tác giả đã vận dụng chủ yếu phương pháp phân tích Travelling Cost và
phương pháp So Sánh Lợi Ích Chi Phí để đánh giá mức thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch quốc tế.
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 16 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
œ Tác giả Phạm Thị Ngọc – TP.HCM, năm 2004 – Góp phần định hướng
quy hoạch du lịch sinh thái vùng ĐBSCL
Tác giả đã nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và thực hiện
việc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái. Tạo cơ sở khoa học cho các đề xuất
định hướng thiết kế và quy hoạch lãnh thổ du lịch sinh thái bền vững bằng cách
sử dụng các phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên (chồng xếp bản đồ, nhân tố
trội, xác định ranh giới) và phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái
vùng ĐBSCL (quy hoạch các tuyến, cụm, điểm du lịch sinh thái; xác định ranh
giới giữa các đơn vị du lịch sinh thái; nghiên cứu quy hoạch du lịch sinh thái theo
quan điểm hệ thống và sinh thái phát triển).

ª Kết luận: Nhìn chung những nghiên cứu trên chỉ nói đến việc tìm hiểu

về tính thời vụ, mức độ thỏa mãn của khách quốc tế và việc quy hoạch du lịch
sinh thái cho phù hợp nhưng chưa đánh giá sâu hơn về chất lượng dịch vụ sản
phẩm du lịch sinh thái và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng
dịch vụ của sản phẩm du lịch sinh thái nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho mô
hình du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành Phố Cần Thơ phát triển bền vững và đạt
hiệu quả hơn nữa.

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 17 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Nhằm mục đích lượng hóa dữ liệu và tổng hợp các thông tin phục vụ cho
việc đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách với số mẫu phỏng vấn tương đối
lớn, ta sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó ta cũng áp
dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giải thích các nguyên nhân làm
cho du khách chưa hài lòng đối với chất lượng du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ.
2.1.1. Các khái niệm cơ bản trong du lịch
Theo Luật Du Lịch của Việt Nam ban hành ngày 01.01.2006, ta có các định
nghĩa về du lịch như sau:
1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
3. Du khách (Excursionist): Là người từ nơi khác đến nhằm thẩm nhận tại
chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và của
cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ
của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống,…
4. Khách tham quan (Visitor): Là người đến với mục đích nâng cao nhận
thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch
vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú nào của ngành du lịch.
5. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 18 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
6. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài
nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên
du lịch.
7. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên

du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
8. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch.
9. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, đường hàng không.
10. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
11. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
12. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các
dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch
chủ yếu.
13. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
14. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
15. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
16. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống.
17. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân
văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 19 X


SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
2.1.2. Các loại hình du lịch: Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau, có
thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau, ở đây em xin căn cứ vào nhu cầu
làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành
những loại hình du lịch sau:
2.1.2.1. Du lịch chữa bệnh
Ở loại hình này, khách đi du lịch do nhu cầu điều trị bệnh tật và nghĩ
dưỡng. Du lịch nghĩ dưỡng được phân thành:
a) Chữa bệnh bằng khí hậu
b) Chữa bệnh bằng nước khoáng
b) Chữa bệnh bằng bùn
b) Chữa bệnh bằng hoa quả
b) Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt bằng sữa ngựa)
2.1.2.2. Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ
ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch có
tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi
công việc hàng ngày. Có thể phân thành các loại như sau:
a) Công viên giải trí
b) Casino
c) Nhà hát và quán rượu
2.1.2.4. Du lịch thể thao
a) Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào
hoạt động thể thao. Du lịch thể thao chủ động bao gồm:
+ Du lịch leo núi
+ Du lịch săn bắn
+ Du lịch câu cá

+ Du lịch tham gia các loại thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,
trượt tuyết, …
b) Du lịch thể thao thụ động: Những cuộc hành trình đi du lịch để xem các
cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội thể thao olympic

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 20 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
2.1.2.5. Du lịch văn hóa
Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân từ mọi lĩnh vực
như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân
cùng với các phong tục, tập quán của đất nước du lịch. Du lịch văn hoá phân làm
2 loại:
a) Du lịch văn hoá với mục đích cụ thể: Khách du lịch thuộc thể loại này
thường đi với mục đích đã định sẵn. Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên
và các chuyên gia.
b) Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người
ham thích kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình
2.1.2.6. Du lịch công vụ hay du lịch MICE (Meeting Incentive
Conference Event - hội họp, khen thưởng, hội nghị, triễn lãm)
Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ
công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách du lịch đi tham dự
các cuộc hội nghị, hội thảo, kỹ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc
triễn lãm, hội chợ.
2.1.2.7. Du lịch thương gia

Mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường, nghiên
cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng, …
2.1.2.8. Du lịch tôn giáo
Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của
những người theo các đạo giáo khác nhau
2.1.2.9. Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương
Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người xa quê
hương đi thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang, …
2.1.2.10. Du lịch quá cảnh
Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian
ngắn để đến nước khác
2.1.2.11. Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái còn được biết đến dưới nhiều
tên gọi khác nhau như là:
y Du lịch thiên nhiên (Natural Tourism)
y Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-Based Tourism)
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 21 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
y Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
y Du lịch đặc thù (Particular Tourism)
y Du lịch xanh (Green Tourism)
y Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
y Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
y Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
y Du lịch nhạy cảm (Sensetized Tourism)

y Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
y Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
+ Định nghĩa “Du lịch sinh thái” (DLST)
- Theo Luật Du Lịch “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm
phát triển bền vững”
- “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Nguyễn Đình Hòe)
- “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục và môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (hội thảo về “xây
dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” năm 1999)
- Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ năm 1998 thì
“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa
và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh
thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”
- Còn theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới “DLST là
du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải
thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”
ª Tóm lại, cho dù DLST nói theo một định nghĩa nào đi chăng nữa thì nó
cũng phải hội đủ 2 yếu tố:
(1) Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường
(2) Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 22 X

SVTH: Trương Minh Trí



Luận Văn Tốt Nghiệp
“Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm,
các tuyến hoặc các khu du lịch sinh thái; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên,
các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể
được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về du lịch sinh thái”
“Miệt vườn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm
các khu chuyên canh trồng cây ăn trái, hoa, cá cảnh cùng với “văn minh miệt
vườn” và cảnh quan vườn tạo nên một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc
có lực hấp dẫn rất lớn đối với việc tham quan du lịch của du khách”
ª Du lịch sinh thái miệt vườn là một dạng của du lịch sinh thái dựa vào
nền văn minh miệt vườn. Những hình ảnh được đa số mọi người nhắc đến khi nói
đến hình ảnh miệt vườn là chim trong vườn, những bông hoa đang nở, những
miếng trầu đỏ rực như tình cảm láng giềng với nhau, những bụi chuối sau hè,….
2.1.3. Du lịch sinh thái bền vững
2.1.3.1. Khái niệm
“Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
du lịch tương lai.” (Theo Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế - WTTC)
“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong
khi đó vẫn quan tâm tới việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát
triển du lịch trong tương lai”
2.1.3.2. Các nguyên tắc của DLST bền vững
+ DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của các thông tin cơ bản nhưng đa
dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển du lịch
+ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ
bản nhất của việc phát triển DLST bền vững.

+ Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các
tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một
cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
+ Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài thực vật, động
vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…)
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 23 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
+ Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với Quốc gia
+ Phải hỗ trợ kinh tế địa phương tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây
+ Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ
đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường
khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
+ Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công
nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo
cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
+ Đào tạo cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
TP.Cần Thơ là địa điểm được chọn để nghiên cứu bởi vì đây là trung tâm
du lịch sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long, lại là nơi triển khai năm du lịch
quốc gia 2008 với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”. Ở đây việc thu
thập số liệu sẽ được phỏng vấn tại 3 điểm là Làng du lịch Mỹ Khánh, Khu du lịch
Phù Sa và Bến Ninh Kiều. Bởi vì đây là các điểm có lượng khách đến nhiều, hoạt

động có hiệu quả và đại diện cho các điểm vườn có đặc điểm khác nhau như
vườn cây ăn trái, cồn sông và cảnh quan sông [8, trang 62].
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Thu thập qua internet, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về du lịch, sách niên
giám thống kê, nguồn thông tin từ Sở du lịch.
2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nhóm đối tượng phỏng vấn tại
các điểm, các khu du lịch sinh thái:
a) Đối tượng phỏng vấn:
Để đảm bảo đạt được mục tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ các sản phẩm
DLST về cả 2 phía cung và cầu, đối tượng phỏng vấn gồm có
+ Khách du lịch: gồm có 3 nhóm đối tượng khách là:
- Nhóm 1: Khách du lịch địa phương (khách du lịch sống tại TP.Cần Thơ)

GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 24 X

SVTH: Trương Minh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp
- Nhóm 2: Khách du lịch trong nước (khách đến từ các tỉnh không thuộc
Thành Phố Cần Thơ)
- Nhóm 3: Khách du lịch quốc tế
+ Những người làm du lịch: ý kiến của những người kinh doanh du lịch
sinh thái trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
b) Phương pháp chọn mẫu: Dựa vào việc phân loại đối tượng phỏng vấn ở
phần trên, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo từng

đối tượng khách. Tuy nhiên do không có dữ liệu thống kê phân biệt giữa lượng
khách địa phương và khách trong nước nên ở đây 2 đối tượng này được gộp
chung thành lượng khách nội địa. Dựa vào báo cáo của Sở Du Lịch Cần Thơ năm
2006, lượng khách quốc tế và khách nội địa so với tổng lượng khách được xác
định với tỷ lệ lần lượt là 78% và 22%.
c) Cỡ mẫu: do thời gian có hạn và để số liệu nghiên cứu được chính xác và
tiện cho việc phân tích số liệu số mẫu thu thập sẽ là 50 mẫu đối với phía khách
du lịch và thực tế số mẫu thu thập được là 50 mẫu. Bên cạnh đó em sẽ tìm hiểu
thêm về thực trạng, cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém chất lượng
trong việc phục vụ và làm hài lòng du khách thông qua việc trao đổi với những
chuyên gia trong ngành du lịch và chủ của các điểm vườn du lịch.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Đối với mục tiêu thứ nhất là đánh giá chất lượng dịch vụ của sản
phẩm du lịch sinh thái ta sẽ áp dụng các phương pháp phân tích tần số, bảng
chéo; và hai phương pháp Willingness To Pay và Travelling Cost dùng để xác
định mức độ thỏa mãn của du khách trong quá trình chi tiêu
a) Phương pháp phân tích tần số (frequency distribution)
* Bảng phân phối tần số (frequency table)
Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp
thành từng tổ khác nhau.
Để lập một bảng phân phối tần số trước hết là phải sắp xếp dữ liệu theo một
thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước sau:
y Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes)
Số tổ (m) = [(2)x số quan sát(n)]0,3333
Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 25 X

SVTH: Trương Minh Trí



Luận Văn Tốt Nghiệp
y Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (class interval)
K=

Xmax - Xmin
m

Trong đó Xmax là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
Xmin là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối
y Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (class
boundaries)
Một cách tổng quát: giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ
nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới công với khoảng cách tổ (k)
sẽ được giá trị của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn
trên của tổ cuối cùng là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
y Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (frequency)
Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát roi vào giới hạn của
tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ
* Phân phối tần số tích lũy (Cumulative frequency distibution)
Ý nghĩa: phân phối tần số ở trên là việc lập, tóm tắt các dữ liệu và trình bày
các dữ liệu thành bảng hoặc biểu đồ. phân phối tần số tích lũy (hay tần số cộng
dồn) đáp ứng 1 mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi
hỏi muốn biết số quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.
b) Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)
Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc
và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong
phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Mô tả dữ liệu bằng Cross – Tabulation được
sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì:

(1) Phân tích Cross – Tabulation và kết quả của nó có thể được giải thích và
hiểu một cách dễ dàng đối với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê.
(2) Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ
giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý.
(3) Chuỗi phân tích Cross – Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn
trong các trường hợp phức tạp.
(4) Cross – Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô.
(5) Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản.
GVHD: Võ Hồng Phượng

W Trang 26 X

SVTH: Trương Minh Trí


×