Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích và đánh giá các quy định trong BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.68 KB, 16 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao dịch dân sự là một hoạt động xảy ra thường ngày trong xã hôi, bất cứ ở
đâu và bất cứ nơi nào thì đều có mặt của hoạt động giao dịch. Hầu hết các giao
dịch dân sự này diễn ra đều làm phát sinh hậu quả pháp lý đó là làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. nhưng không phải tất cả các giao dịch
đều làm phát sinh hậu quả pháp lý đó, khi đó các giao dịch sẽ bị vô hiệu.
Vậy để trả lời cho câu hỏi “giao dịch dân sự vô hiệu là gì?” và vì sao giao dịch dân
sự lại bị vô hiệu?”, em xin được chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá các quy định
trong BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Khái niệm giao dịch dân sự

Theo điều 116 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”.
Khái niệm giao dịch dân sự được luật quy định dưới dạng liệt kê, theo đó
phạm vi giao dịch dân sự được đề cập đến với hai loại: hợp đồng và hành vi
pháp lý đơn phương. Cho dù là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương thì
cũng đều phải nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định, đó là làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự là các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể được pháp luật đảm
bảo thực hiện
Chính những giao dịch dân sự sẽ làm phát sinh sự kiện pháp lý, những sự
kiện pháp lý này được pháp luật điều chỉnh và yêu cầu tuân thủ. Vì vậy những
giao dịch dân sự được xác lập phải phù hợp với quy định của pháp luật. Trong
nhưng trường hợp giao dịch dân sự được xác lập không phù hợp với quy định
của pháp luật thì những giao dịch đó sẽ vô hiệu.
II.



Phân tích đánh giá giao dịch dân sự vô hiệu
1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

Theo điều 122 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong
các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường
hợp Bộ luật này có quy định khác”.


Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
Một giao dịch hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều
117 BLDS năm 2015, cụ thể là ba điều kiện bắt buộc của chủ thể, nội dung, mục
đích của giao dịch. Tuy nhiên, điều kiện về hình thức của giao dịch là điều kiên bắt
buộc có hiệu lực của giao dịch, nếu pháp luật có quy định. Trừ trường hợp có quy
định khác trong Bộ luật này thì giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện
có hiệu lực trên thì được coi là vô hiệu.
So với quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại điều 127 BLDS 2005, BLDS
2015 có bổ sung cụm từ “trừ trường hợp bộ luật này có quy định khác”. Đây là quy
định cần thiết, bởi lẽ, các quy định về điều kiện có hiệu lực của blhs để áp dụng
cho đa số các trường hợp, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp việc vô hiệu hiệu giao dịch dân sự là hoàn toàn
không cần thiết. thực tế, có những trường hợp giao dịch có thiếu điều kiện của điều
117 BLDS 2015 nhưng vẫn không vô hiệu. Sự bổ sung quy định này thể hiện sự
linh hoạt trong các quy định của pháp luật.
Trường hợp loại trừ là trường hợp không tuân theo có điều có hiệu lực của
giao dịch dân sự nói chung, là các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 125
BLDS, cụ thể:
+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự,
nhằm dáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó.

+Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập,
thực hiện giao dịch với họ
+ Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã
thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Quy định về điều kiện của chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo
điểm a khoản 1 điều 117, có những trường hợp cá biệt theo quy định tại khoản 2
điều 125 BLDS thì giao dịch không bị xác định là vô hiệu. Quy định về điều kiện
của khoản 2 điều 125 là một quy định mới so với quy định về điều kiện của chủ thể
trong giao dịch dân sự trong BLDS năm 2005. Tuy nhiên, cần phải làm rõ một số
vấn đề liên quan đến quy trình mới này.


Dựa vào thực tế của đời sống và quan hệ xã hội, chủ thể tham gia giao dịch
dân sự chưa đủ sáu tuổi và cá nhân mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu
cầu cần thiết hàng ngày của người đó, thì giao dịch có hiệu lực pháp luật. Viêc xác
định nhu cầu cần thiết của cá nhân dưới sáu tuổi và người mất năng lực hành vi
dân sự tham gia giao dịch dân sự để đáp ứng nhu cầu đó là thật sự cần thiết. Những
nhu cầu cần thiết phù hợp với nhận thức của những cá nhân này là vui chơi, văn
nghệ, biểu diễn; nhu cầu về ẩm thực, nước giải khát, nhu cầu về văn hóa phẩm, nhu
cầu về nghỉ ngơi, … thì những giao dịch mà cá nhân dưới sáu tuổi và cá nhân mất
năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện vẫn có hiệu lực và người đại diện cho
họ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những giao dịch do họ
xác lập. Quy định này là phù hợp với thực tế đời sống, loại bỏ được những quan
niệm máy móc liên quan đến chủ thể của giao dịch dân sự.
2. Các kiểu giao dịch vô hiệu
Trong xã hội hiện nay có rất nhiều trường hợp xảy ra liên quan đến giao dịch
vô hiệu. Có những giao dịch có một phần bị vô hiệu do vi phạm pháp luật, có
những giao dịch thì bị vô hiệu toàn bộ. Hoặc có những giao dịch chỉ bị vô hiệu khi

có sự đề nghị, khiếu nại của một hoặc hai bên chủ thể. Hoặc có những giao dịch bị
vô hiệu ngay khi được xác lập, thực hiên.
Chính vì thế, tùy vào từng trường hợp mà giao dịch vô hiệu được chia thành
nhiều kiểu khác nhau.
Dựa vào nội dung của giao dịch giao dịch vô hiệu được chia thành: Giao
dịch vô hiệu từng phần và giao dịch vô hiệu toàn phần. Dựa vào trình tự tố tụng
giao dịch vô hiệu được chia thành: Giao dịch vô hiệu tương đối và giao dịch vô
hiệu tuyệt đối.
2.1.

Giao dịch vô hiệu từng phần

Theo điều 130 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến
hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.
Nội dung của giao dịch gồm nhiều điều khoản, nếu một điều khoản vi phạm pháp
luật, thì điều khoản đó bị vô hiệu. Tuy nhiên, cần phải xem xét điều khoản này có
ảnh hưởng đến các điều khoản khác là nội dung cơ bản của giao dịch hay không.
Trường hợp một hoắc một số hiều khoản vô hiệu mà không ảnh hưởng đến điều
khoản khác, thì các điều khoản vi phạm bị vô hiệu còn các điều khoản khác có hiệu
lực pháp luật. Trường hợp này gọi là giao dịch vô hiệu từng phần khi một phần của


giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của
giao dịch. Phần giao dịch bị tòa tuyên bố vô hiệu thì không có hiệu lực pháp luật,
các phần còn lại vẫn có giá trị pháp lý.
Ví dụ: trước khi chết, A lập di chúc để lại cho con là C số tài sản của mình
bao gồm 3 căn nhà và một xe ô tô. Nhưng trong 3 căn nhà thì có một căn là A thuê
của B nên khi di chúc được thực hiện thì C chỉ được thừa kế 2 căn nhà còn lại và
xe ô tô.

2.2.

Giao dịch vô hiệu toàn phần

Giao dịch dân sự toàn phần là giao dịch dân sự mà toàn bộ nội dung của giao
dịch bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội, bị lừa dối,
giả tạo, cưỡng ép, …
Ví dụ: A dùng vũ lực ép B phải mua mặt hàng của A. khi đó toàn bộ giao
dịch đó sẽ bị vô hiệu.
2.3.

Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối

Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp sau:
 Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã
hội;
 Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao
dịch khác;
 Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt
buộc của pháp luật;
 Khi giao dịch của pháp nhân xác lập vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động
được cho phép, đăng ký;
 Khi giao dịch được xác lập bởi người không có năng lực hành vi dân
sự (chưa đủ 6 tuổi);
 Khi giao dịch được xác lập bởi người mất năng lực hành vi dân sự.
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đối với
các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao
dịch vô hiêụ không bị hạn chế. Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt
đối bị coi là vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của Toà án. Hay nói cách
khác, nó bị vô hiệu ngay cả khi không có quyết định của Toà án. Chính bởi vậy

quyết định của Toà án (nếu có) đối với giao dịch vô hiệu tuyệt đối không mang tính
chất phán xử mà đơn thuần chỉ là một trong những hình thức công nhận sự vô hiệu


của giao dịch dựa trên các cơ sở luật định mà thôi. Bên cạnh đó, quyết định của
Toà án còn có thêm nội dung xác định rõ hậu quả và cưỡng chế các bên vi phạm
thực hiện các hậu quả của giao dịch vô hiệu. Ngoài Toà án ra thì các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền khác cũng có quyền tuyên bố sự vô hiệu tuyệt đối của giao
dịch.
Ví dụ: A và B giao dịch mua bán ma túy, heroin với nhau. Trong trường hợp
này thì giao dịch bị vô hiệu ngay từ khi xác lập do vi phạm điều cấm của luật kể cả
khi A và B không có khiếu nại gì.
2.4.

Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối

Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tương đối trong các trường hợp:
 Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi cho
đến chưa đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự một phần);
 Khi giao dịch được xác lập bởi người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự;
 Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn;
 Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe doạ ;
 Khi người xác lập giao dịch không nhận thức được hành vi của mình.
Với các giao dịch vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở
nên vô hiệu khi hội tụ đủ những điều kiện nhất định: Khi có đơn yêu cầu của người
có quyền và lợi ích liên quan, Theo quyết định của Toà án.
các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà
án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là một năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được
xác lập

Đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối, thì quyết định của Toà án là cơ
sở duy nhất làm cho giao dịch trở nên vô hiệu. Quyết định của Toà án mang tính
chất phán xử. Toà án tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên
(hoặc của đại diện hợp pháp của họ). Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh
trước Toà các cơ sở của yêu cầu. Ví dụ: Nếu một người yêu cầu Toà án tuyên bố
giao dịch vô hiệu vì lý do khi xác lập giao dịch đã bị lừa dối (hoặc đe doạ), thì bên
yêu cầu đó phải có nghĩa vụ chứng minh trước Toà sự kiện lừa dối (hoặc đe dọa)
mà bên kia gây ra đối với mình. Nếu như một bên yêu cầu tuyên bố giao dịch vô
hiệu với lý do xác lập giao dịch trong thời điểm không nhận thức được hành vi của
mình thì Toà án buộc bên yêu cầu phải chứng minh được rằng tại thời điểm xác lập
giao dịch đó họ bị rơi vào trạng thái không nhận thức được hành vi của mình. Dựa


trên những minh chứng đó Toà án mới cân nhắc để ra quyết định giao dịch có bị
coi là vô hiệu hay không.
Ví dụ: A mua của B một chiếc điện thoại và B cam kết là điện thoại mới
100%, nhưng khi mua về và kiểm tra lại thì A phát hiện điện thoại là hàng cũ. Khi
đó A có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và B phải trả lại tiền cho A,
hoặc A chấp nhận mình bị lừa dối và không có yêu cầu gì khi đó thì giao dịch vẫn
có hiệu lực.
3. Các trường hợp giao dịch vô hiệu
3.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái
với đạo đức xã hội
Điều 123 BLDS 2015 quy định “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi
phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực
hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”.
Giao dịch dân sự được xác lập nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần

của chủ thể. Nhưng một giao dịch được xác lập với mục đích gây thiệt hại đến các
quyền nhân thân và các quyền tài sản của người khác, vi phạm trật tự công cộng,
bóc lột nhau và bóc lột người khác, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm đến tài
sản, sức khỏe, tính mạng của cá nhân, xúc phạm danh dự nhân phẩm, làm lộ bí mật
gia đình, quyền riêng tư cá nhân, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự công cộng, … thì giao dịch này không có hiệu lực và bị vô hiệu.
Những giao dịch xác lập với mục đích mua bán những tài sản mà pháp luật cấm
lưu thông dân sự như: vũ khí quốc phòng, thuốc phiện và các chất heroin, bộ phận
cơ thể người, …
Đạo đức và vi phạm đạo đức xã hội: đạo đức là một trong những hình thái sớm
nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của
con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng gia đình, dòng họ, làng
xóm, dân tôc và toàn xã hội. Căn cứ vào những chuẩn mực đạo đức, việc dánh giá
hành vi của mỗi cá nhân theo các quan niệm về tính thiện, ác, về những việc không
được làm (nếu bị coi là vô đạo đức) và về những việc phải làm (nghĩa vụ tự nhiên
và nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ pháp lý buộc phải làm). khác với pháp luật, các
chuẩn mực đạo đức không ghi thành văn bản pháp quy mang tính cưỡng chế, mệnh
lệnh, song được mọi người thực hiện theo ý thức xã hội, lương tâm và dư luận xã


hội. Với những phân tích về đạo đức xã hội như vậy, nếu việc xác lập một giao
dịch vi phạm chuẩn mực đạo đức, thì giao dịch đó vô hiệu.
Ví dụ: hợp đồng đâm thuê, chém mướn vừa vi phạm pháp luật đồng thời vi
phạm đạo đức xã hội.
Giao dịch có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức
xã hội bị vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từ thời điểm xác lập giao dịch.
3.2.

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo


Điều 124 BLDS 2015 quy định “1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự
một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự
giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp
giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên
quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.
hành vi giả tạo là hành vi cố ý, muốn đạt được mục đích nào đó nhưng mục
đích đó bị che giấu có chủ đích, khiến người ngoài cuộc không thể nhận biết ngay
được. Hành vi xác lập giao địch giả tạo nhằm để chốn tránh một nghĩa vụ nào đó
với người khác hoặc cố ý nhắm chiếm đoạt những lợi ích mà người xác lập giao
dịch giả tạo không có quyền hưởng hoặc có quyền hưởng nhưng quyền hưởng ít
hơn mục đích người đó sẽ đạt được từ việc xác lập giao dịch giả tạo. Giao dịch giả
tạo được xác lập theo ý chí của các bên. Do vậy, hành vi xác lập giả tạo là hành vi
cố ý của các bên chủ thể tham gia giao dịch.
Theo quy định tại khoản 1 điều 124 BLDS thì giao dịch được xác lập giả tạo
nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác, thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu.
Giao dịch bị che giấu là giao dịch có thật nếu thỏa mãn các điều kiện của giao dịch
theo quy định tại điều 117 BLDS thì giao dịch bị che giấu có hiệu lực. Nếu giao
dịch bị che giấu không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì
cũng bị vô hiệu.
Theo quy định tại khoản 2 điều 124 BLDS, trường hợp người xác lập giao
dịch dân sự giả tạo nhằm chốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự
vô hiệu. Giao dịch giả tạo với mục đích thường chốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba thường phát sinh trong trường hợp một người đang có nghĩa vụ thi hành một
bản án dân sự về tài sản có hiệu lực, nhưng người này muốn tránh việc thi hành án
nên đã bán tài sản là đối tượng là tài sản duy nhất để thi hành án nhằm chốn tránh
trách nhiệm về tài sản với người được thi hành án.



Ví dụ: Để nhằm trốn tránh việc bị Nhà nước tịch thu tài sản do hành vi tham
nhũng của mình, ông A đã thỏa thuận kí hợp đồng mua nhà đất cho B. A và B chỉ
thực hiện việc mua bán về mặt hình thức. Họ khỗng xác lập với nhau bất kì quyền
và nghĩa vụ nào trong bản hợp đồng mua bán. Trường hợp này, hợp đông mua nhà
đất giữa ông A và B là một hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà
nước và do đó sẽ bị tuyên vô hiệu tuyệt đối.
3.3.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện

Điều 125 BLDS 2015 quy định “1. Khi giao dịch dân sự do người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực
hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch
đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện
của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô
hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành
vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với
người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi
đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự”.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vu dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là
những chủ thể không có hoặc có nhưng không đầy đủ nhận thức khi thực hiện hành
vi. Các hành vi mà họ thực hiện nếu không có sự giám sát, quản lý của người đại
diện có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích cho chính bản thân họ và những
người xung quanh. Đặc biệt, việc họ tự xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự
mà không có sự đòng ý của người đại diện có thể dẫn đến những thiệt hại cho
chính họ hoặc người đại diện. Vì vậy, quyết định liên quan đến việc tuyên bố giao
dịch dân sự mà những chủ thể này xác lập, thực hiện là cần thiết.


Có thể thấy, giao dịch dân sự do các chủ thể này xác lập, thực hiện mà không
có sự đồng ý của người đại diện là giao dịch được xác lập mà vi phạm điều kiện về
năng lực hành vi dân sự được quy định tại điểm a khoản 1 điều 117 Bộ luật này.
Song, giao dịch đó không mặc nhiên vô hiệu mà nó chỉ vô hiệu khi có các điều
kiên sau:
+ Giao dịch đó phải do người đại diện xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
+ Phải có yêu cầu của người đại diện đề nghị tòa án tuyên bố vô hiệu.
+ Yêu cầu tuyên bố vô hiệu được thực hiện trong thời hiệu 02 năm theo quy
định tại điểm a khoản 1 điều 132 Bộ luật này.
Tuy nhiên, ngay cả khi có đầy đủ ba điều kiện để tuyên bố giao dịch vô hiệu,
thì giao dịch do những chủ thể này xác lập vẫn không bị vô hiệu nếu thuộc một
trong các trường hợp tại khoản 2 điều này. Nghiên cứu các trường hợp quy định tại
khoản 2 điều này, có thể nhận thấy những điểm bất cập như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 điều 21 và khoản 2 điều 22 Bộ luật này,
giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi và giao dịch dân sự của người bị mất
năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Tức là bản thân hai chủ thể này không được tự xác lập và thực hiện bất kì giao dịch
dân sự nào (không có ngoại lệ). các quy định này phù hợp với quy định tại điểm a
khoản 1 điều 117 Bộ luật này, bởi vì hai chủ thể này đều không có năng lực hành vi

dân sự, nên không thể tự tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên,
theo quy định tại điểm a khoản 2 điều này, người chưa đủ sáu tuổi và người bị mất
năng lực hành vi dân sự vẫn có thể tự xác lập thưc hiện giao dịch dân sự nhằm đáp
ứng nhu cầu hàng ngày. Đây là quy định không phù hợp, vì nó phủ nhận tất cả các
quy định nói trên, và ngay cả khi xác lập, thực hiện các giao dịch vì nhu cầu thiết
yếu hàng ngày vẫn có thể khiến cho người chưa đủ sáu tuổi và người mất năng lực
hành vi dân sự phải gánh chịu những thiệt hại.
Thứ hai, thời điểm xác định giao dịch dân sự được xác lập có đáp ứng đầy đủ
các điều kiện được quy định tại điều 117 Bộ luật này hay không chính là thời điêm
giao dịch được xác lập. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c khoản 2 điều này, thời
điểm đó lại có thể là thời điểm sau khi giao dịch đã được xác lập và thực hiện
xong. Quy định này cũng không phù hợp, vì nó phủ nhận giá trị của quy định tại
điểm a khoản 1 điều 117 Bộ luật này về năng lực hành vi của người xác lập, thực
hiên giao dịch dân sự.


Từ phân tích trên, theo quan điểm của chúng tôi, quy định tại điểm a và điểm c
khoản 2 điều này cần phải được loại bỏ cho phù hợp với các quy định khác có liên
quan như đã liệt kê ở trên.
So với quy định tại điều 130 BLDS năm 2005, quy định tại điều này đã có
những điểm bổ xung như:
+ Bổ xung trường hợp người đại diện có thể yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu (giao dịch phải có sự đông ý của người đại diện)
+ Đưa ra những trường hợp giao dịch luôn không bị vô hiệu ngay cả khi có yêu
cầu của người đại diện theo pháp luật.
Ví dụ: A 17 tuổi 11 tháng bị B ép bán chiếc xe đạp điện thuộc quyền sở hữu
của mình với giá tiền là 12.000.000 đồng và sau 02 tháng khi A đã thành niên, cha,
mẹ biết việc A bị ép bán xe đạp điện đã yêu cầu lấy lại tài sản nhưng A lại đồng ý
bán chiếc xe đạp điện đó, vậy giao dịch mua bán này có hiệu lực.
3.4.


Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

Điều 126 BLDS 2015 quy định “1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác
lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của
việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong
trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các
bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập
giao dịch dân sự vẫn đạt được”.
Nhầm lẫn là sự hiểu không đúng bản chất của vấn đề do tác động khách
quan hoặc do nguyên nhân chủ quan làm người bị nhầm lẫn cho rằng vấn đề đó
đúng là theo sự hiểu biết của mình.
Trong giao dịch dân sự, khi một bên có hành vi vô ý tác động là cho bên kia
bị nhầm lẫn cho rằng điều khoản đó là đúng, tuy nhiên trên thực tế không đúng như
vậy. Trong trường hợp sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được
mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, sự yêu cầu của bên bị nhầm
lẫn cũng được chấp nhận. Nếu trong các trường hợp mục đích xác lập giao dịch


dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm
lẫn này để mục đích của giao dịch dân sự vẫn đạt được thì giao dịch dân sự được
xác lập có sự nhầm lẫn này không vô hiệu.
Vấn đề về giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn được quy định tại Điều 126
BLDS 2015 có những sụ sửa đổi, bổ sung so với Điều 131 BLDS 2005. Trước đây,
Điều 131 BLDS 2005 quy định “khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn
về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có

quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp
nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi có ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của
giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại điều 132 của bộ luật này”. Ngày
nay, điều 126 BLDS 2015 theo hướng “trường hợp giao dịch dân sự được xác lập
có những sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của
việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này. Giao dịch dân
sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập
giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục được ngay
được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt
được”.
Thứ nhất: chỉ đề cập tới lỗi của một bên mà chưa bao quát được hết trường hợp
nhầm lẫn như cả hai cùng nhầm lẫn nên không thể coi là có một bên có lỗi. Ví dụ:
Tòa án quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã xử vụ án cả hai cùng nhầm lẫn về một tài
sản
Thứ hai: chỉ để cập nhầm lẫn “về nội dung” trong khi đó các hệ thống đều thừa
nhận cả nhầm lẫn về “chủ thể” (thực tế loại nhầm
3.5.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Điều 127 BLDS 2015 quy định “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do
bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc
nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc
người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh



thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
hoặc của người thân thích của mình”.
Hành vị lừa dối của một bên chủ thể hoặc của người thứ ba là hành vi cố ý
làm cho bên kia hiểu không đúng về chủ thể, đối tượng, nội dung của giao dịch mà
tham gia giao dịch đó nhằm làm lợi cho một bên của giao dịch và gậy thiệt hai cho
bên bị lừa dối.
Ví dụ: A bán cho B lô hàng quần áo kém chất lượng do nước ngoài sản xuất
nhưng lại gắn nhãn là hàng Việt Nam chất lượng cao nhằm để bán được giá cao
hơn.
Đe dọa, cưỡng ém là hành vi của một bên hoặc của người thứ ba có ý làm
cho bên kia buộc phải xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt giao dịch nhằm tránh thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của
người thân thích của mình (những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi
dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời
với người bị đe dọa như cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, …). Hành vi đe dọa, cưỡng
ép là hành vi trái pháp luật do một bên hoặc người thứ ba gây ra và sự đe dọa trở
thành thực tế nếu bên bị đe dọa không xác lập, thay đổi hoặc chấm rứt giao dịch.
Bên bị lừa rồi, bị đe dọa, cưỡng ép có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao
dịch dân sựu đó là vô hiệu. Trường hợp bên tham gia giao dịch dân sự do vị lừa dối
hoặc đe dọa, cưỡng ép không yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì giao
dịch đó vẫn có hiệu lực pháp luật (vô hiệu tương đối)
3.6.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không làm chủ
được hành vi

Theo điều 128 BLDS năm 2015 quy định: “Người có năng lực hành vi dân
sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ

được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó
là vô hiệu”.
Đây là trường hợp người có hành vi dân sự nhưng tại thời điểm xác lập dân
sự do những lý do khác nhau, không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Việc không nhận thức và làm chủ hành vi đó được biểu hiện ra bên ngoài thành
những điều bất hợp lý mà trong điều kiện bình thường, một người nhận thức trung
bình sẽ không làm như vậy. Tuy nhiên, giao dịch do người xác lập không nhận thức
và làm chủ được hành vi của mình không đương nhiên bị coi là vô hiệu.


Khi người xác lập giao dịch dân sự thoát khỏi trạng thái không nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình có quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch mà mình xác lập trước đó là vô hiệu
3.7.

Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về
hình thức

Điều 129 BLDS 2015 quy định “Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều
kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản
nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực
hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên
hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định
bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất
hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên,
Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này,
các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Điều 129 BLDS quy định một giao dịch dân sự bị tòa án tuyên bố vô hiệu do

vi phạm quy định về hình thức khi:
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà
các bên không tuân theo.
Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập bằng văn
bản có công chứng hoặc chứng thực.
- Một trong hai bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự yêu cầu tòa án tuyên
bố giao dịch vô hiệu và thời hiệu yêu cầu này là 02 năm, kể từ ngày giao dịch dân
sự được xác lập (Điều 132 BLDS).
Tuy nhiên trong một số trường hợp sau đây thì giao dịch dân sự vi phạm về
điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vẫn được công nhận là có hiệu lực, cụ thể:
- Giao dịch dân sư được xác lập theo quy định bằng văn bản nhưng văn bản
không đúng quy định của pháp luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất
hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên,
tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trường hợp này pháp
luật quy định giao dịch bằng văn bản theo mẫu quy định (ví dụ: Giao dịch chuyển
nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo luật nhà ở thì


hình thức giáo dịch théo mẫu quy định của Nhà nước) nhưng các bên tự lập văn
bản của giao dịch đã thực hiện được 2/3 giá trị của giao dịch thì tòa án có quyền
công nhận hiệu lực của giao dịch.
- Giao dịch dân sự đã được xác lập thành văn bản nhưng vì vi phạm quy
đinh bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp
này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Ví dụ: A bán nhà cho B với giá tiền là 2 tỷ đồng, các bên đã giao kết hợp
đồng bằn văn bản nhưng không có công chứng, chứng thực. B đã trả cho A số tiền
là 1,5 tỷ đồng thì trường hợp này tòa án có quyền công nhận hiệu lực của giao dịch
và B phải trả A số tiền mua còn lại. Khi bản án có hiệu lực thì B có quyền là thủ

tục sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hậu quả pháp lý và bảo vệ người thứ ba ngay tình
Điều 131 BLDS 2015 quy định “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm
giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền
nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.
Về nguyên tắc chung, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng
ban đầu (hoàn nguyên) như khi chưa xác lập giao dịch cho nên, nếu giao dịch chưa
được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu giao dịch đã
được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện
giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau. Nếu
không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt
hại phải bồi thường thiệt hại.


Vẫn thừa kế một phần quy định trong điều 137 BLDS năm 2005, điều 131
BLDS năm 2015 có quy định cụ thể, tiến bộ hơn về hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu. Trong đó có thêm phần quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình: “ Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả
lại hoa lợi, lợi tức đó”. Đây là một sự tiến bộ vượt trội so với điều luật cũ nâng cao
tính công bằng, sự công minh của pháp luật. Trong giao dịch dân sự vô hiệu thì

chưa chắc một hoặc các bên phải chịu trách nhiệm về giao dịch vô hiệu đó, nếu
một hoặc các bên đều là những người ngay tình, cụ thể được quy định tại điều 133
BLDS năm 2015.
Ví dụ: A bán cho B một chiếc điện thoại Iphone trị giá 10.000.000, nhưng
chiếc điện thoại này có được là do A ăn cướp được và B không biết. Sau khi giao
dịch được xác lập, thì A bị truy tố trách nhiệm hình sự vì tội cướp dật tài sản và
phải trả lại tài sản cướp được. Khi đó, B không phải chịu bất kì trách nhiệm gì và
giao dịch giữa A và B vẫn có hiệu lực.
5. Thời hiệu yêu cầu tòa tuyên bố vô hiệu
Thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm, kể từ ngày giao dịch
được xác lập đối với các giao dịch dân sự được xác lập do người không đủ năng
lực hành vi, do nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối, do không tuân thủ các quy định bắt buộc
về hình thức. Những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội,
thời hạn tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế.
Tiến bộ hơn quy định tại điều 136 BLDS 2005, điều 132 BLDS 2015 quy
định cụ thể và dõ ràng hơn về thời gian bắt đầu thời hạn.

KẾT LUẬN
Việc quy định về hiệu lực của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể
trong giao dịch dân sự, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiện quyền,
nghĩa vụ để đạt được mục đích tham gia giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, trong cuộc sống còn rất nhiều trường hợp xảy ra mà pháp luật
chưa thể mò tới. Chính vì thế, các nhà làm luật cần phải nhanh chóng phát hiện
ngăn ngừa và đưa các điều luật phù hợp với tình hình thực tế của đời sống.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2005.
2. Bộ luật dân sự 2015.

3. Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015.



×