Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may 10 giai đoạn 2012 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ

CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10
GIAI ĐOẠN 2012 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ

CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10
GIAI ĐOẠN 2012 - 2017
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH VIỆT HÕA


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những
kết luận nêu trong luận văn chưa từng được công bố ở
bất cứ công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngân Hà


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................I
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. II
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................... III
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1 TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI.......................................................................... 1

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU……………………………………………...2
1.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CứU................................................................................. 4
1.4 MụC ĐÍCH VÀ NHIệM Vụ NGHIÊN CứU .......................................................... 7
1.4.1

MụC ĐÍCH NGHIÊN CứU .................................................................. 7

1.4.2

NHIệM Vụ NGHIÊN CứU ................................................................... 8

1.5 ĐốI TƢợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU ........................................................... 8
1.5.1

Đối tượng nghiên cứu .......................................................... 8

1.5.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8

1.6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ........................................................................ 8
1.7 ĐÓNG GÓP MớI CủA LUậN VĂN..................................................................... 8
1.8

Bố CụC CủA LUậN VĂN .................................................................. 9

CHƢƠNG 2.................................................................................................... 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU .............................. 10
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH .......................................... 10
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................... 10

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG Về

XUấT KHẩU ........................................................... 10

2.1.1

Khái niệm về xuất khẩu ..................................................... 10

2.1.2

VAI TRÒ XUấT KHẩU ĐốI VớI DOANH NGHIệP MAY .......................... 11

ii


2.1.3

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ..................................... 12

CHƢƠNG 3.................................................................................................... 39
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU CỦA TỔNG
CÔNG TY MAY 10 ....................................................................................... 39
3.1 THựC TRạNG TổNG CÔNG TY MAY 10 – CÔNG TY Cổ PHầN ...................... 39
3.1.1

Quá trình hình thành và phát triển ................................... 39

3.1.2

Đặc điểm bộ máy quản lý ................................................... 40


3.1.3

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .... 44

3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƢờNG VĨ MÔ CủA CÔNG TY .......................................... 46
3.2.1

Môi trường kinh tế ............................................................. 46

3.2.2

Môi trường văn hóa, xã hội .............................................. 47

3.2.3

Môi trường khoa học kỹ thuật .......................................... 47

3.2.4.

Môi trường chính trị, pháp luật ........................................ 48

3.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƢờNG VI MÔ ................................................................ 48
3.3.1

Áp lực của khách hàng ...................................................... 48

3.3.2

Áp lực của đối thủ cạnh tranh........................................... 50


3.3.3

Áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ............................. 51

3.3.4

Áp lực của nhà cung cấp ................................................... 51

3.3.5

Áp lực của sản phẩm thay thế ........................................... 53

3.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƢờNG BÊN TRONG CủA DOANH NGHIệP ....................... 54
3.4.1

Ban lãnh đạo ...................................................................... 54

3.4.2

Hoạt động marketing ......................................................... 54

3.4.3

Nhân lực ............................................................................. 55

3.4.4

Công nghệ, sản xuất .......................................................... 55


3.4.5

Tài chính............................................................................ 57

3.5 PHÂN TÍCH THẻ ĐIểM CÂN BằNG CủA TổNG CÔNG TY MAY 10 ................... 59
3.6 PHÂN TÍCH MA TRậN SWOT CủA TổNG CÔNG TY MAY 10 ....................... 61
iii


3.6.1

Điểm mạnh (S) ................................................................... 61

3.6.2

Điểm yếu (W) ...................................................................... 62

3.6.3

Cơ hội (O) .......................................................................... 62

3.6.4

Thách thức.......................................................................... 62

3.8 ĐÁNH GIÁ KếT QUả THựC HIệN CHIếN LƢợC XUấT KHẩU TổNG CÔNG TY
MAY 10 – CTCP GIAI ĐOạN 2012 - 2015 ........................................................ 71
CHƢƠNG 4.................................................................................................... 84
Ý KIẾN VÀ GIẢI PHÁP .............................................................................. 84
4.1 MộT Số Ý KIếN Về HOạT ĐộNG XUấT KHẩU HÀNG DệT MAY CủA TổNG CÔNG

TY MAY 10

84

4.1.1

Thành tựu .......................................................................... 84

4.1.2.

Những mặt còn tồn tại ....................................................... 88

4.2 MộT Số GIảI PHÁP Đề HOÀN THIệN CHIếN LƢợC XUấT KHẩU ....................... 90
4.2.1

Nghiên cứu mở rộng thị trường ........................................ 90

4.2.2

Phát triển nguồn nhân lực ................................................ 91

4.2.3

Tăng đầu tư công nghệ, máy móc ..................................... 93

4.2.4

Chuyển dịch sang phương thức sản xuất ODM ............... 94

4.3 MộT Số KIếN NGHị ...................................................................................... 95

4.3.1

Về phía Nhà nước .............................................................. 95

4.3.2

Về phía Hiệp hội dệt may ................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 0

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số
TT
1

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

BCG

Ma trận thị phần tăng trưởng

2

CTCP


Công ty cổ phần

3

EU

Liên minh Châu Âu

4

ĐVT

Đơn vị tính

5

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

FOB

Phương thức sản xuất mua nguyên liệu, bán thành phẩm

7

FTA


Hiệp định thương mại tự do

8

GE

Ma trận đánh giá sự phát triển và thị phần

9

ISO

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

10



Lao động

11

NVL

Nguyên vật liệu

12

ODM


Phương thức sản xuất theo thiết kế gốc

13

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

14

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

15

USD

Đồng đô la Mỹ

16

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

i



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
TT

Bảng, biểu

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

Ma trận phân tích SWOT

32

2

Bảng 3.1

Các khách hàng nhập khẩu chủ yếu

49

3

Bảng 3.2


Một số thiết bị chính nhóm 1

57

4

Bảng 3.3

Một số thiết bị chính nhóm 2 và nhóm 3

57

5

Bảng 3.4

Cơ cấu nguồn vốn

58

6

Bàng 3.5

Thẻ điểm cân bằng cho Tổng công ty may 10

59-61

7


Bảng 3.6

8

Bảng 3.7

9

Bảng 3.8

10

Bảng 3.9

Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty May 10 - CTCP 71

11

Bảng 3.10

Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính

12

Bảng 3.11

13

Bảng 3.12


14

Bảng 3.13

15

Bảng 3.14

Phân tích ma trận SWOT của Tổng công ty May 10 CTCP
Lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết với WTO
Lộ trình cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương
mại AFTA, ACFTA, AKFTA

Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty
May 10
Một số chỉ tiêu cơ bản của Tổng công ty may 10 giai
đoạn 2016 - 2017
Một số chỉ tiêu cơ bản của Tổng công ty may 10
giai đoạn 2016 - 2017
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường
chính Tổng công ty may 10 giai đoạn 2016 - 2017

ii

63-65
67
69

72
74


76

78


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT Hình

Nội dung

Trang

1 Hình 1.1

Mô hình nghiên cứu chiến lược

4

2 Hình 1.2

Biểu đồ nhân quả

5

Năm nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lời

3

Hình 2.1


4

Hình 2.2

Mô hình thẻ điểm cân bằng

30

5

Hình 3.1

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

52

6

Hình 3.2

Chuỗi giá trị dệt may Việt Nam

53

7

Hình 3.3

Qui trình công nghệ sản xuất áo sơ mi nam


56

8

Hình 3.4

Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu

73

9

Hình 3.5 Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty May 10

của ngành

21

75

10 Hình 4.1

Số lượng lao động qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015

78

11 Hình 4.2

Thu nhập bình quân qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015


79

12 Hình 4.3

Biểu đồ xương cá về việc thực hiện chiến lược

82

13 Hình 4.4

Các phương thức sản xuất

86

14 Hình 4.5

Chuỗi giá trị ngành dệt may

87

iii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong
nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, sự
phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu xã hội liên tục thay đổi làm cho
môi trường kinh doanh thường xuyên biến động nhanh, phức tạp và khó

lường. Trong một môi trường kinh doanh như vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải
có chiến lược kinh doanh đúng đắn mới có khả năng nắm bắt cơ hội, tránh
những nguy cơ để phát triển bền vững, khẳng định được vị thế của mình trên
thị trường nội địa, khu vực cũng như thị trường quốc tế. Giống như một câu
nói: “Một doanh nghiệp, một tổ chức không có chiến lược; Cũng giống như
một con tàu không có bánh lái, không biết sẽ đi về đâu” (Đoàn Thị Hồng Vân,
2011).
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công
nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Ngành dệt may ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của ngành kinh tế mũi
nhọn, là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu. Tính đến năm 2014, Việt Nam có
khoảng 6000 doanh nghiệp dệt may, thu hút khoảng 2,5 triệu lao động, chiếm
25% trong tổng lao động trong ngành công nghiệp. (FPTS, 2014)
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành dệt may
không những cung cấp trong thị trường nội địa, mà mở rộng ra thị trường
quốc tế. Hiện nay, Việt Nam nằm trong top 10 những nước xuất khẩu dệt may
trên thế giới. Và việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ
chức tài chính – kinh tế quốc tế như WTO…, cũng như ký kết các hiệp định
song phương, đa phương như TPP, …, đã đem lại cho các ngành kinh tế nói
chung và ngành dệt may nói riêng nhiều cơ hội cũng như thách thức. Nó đòi
1


hỏi mỗi doanh nghiệp dệt may phải nhận thức được chỗ đứng của mình trên
trường quốc tế, xác định được mục tiêu của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra
được chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, đặc biệt là chiến lược xuất khẩu
nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu hàng dệt may.
Tổng công ty may 10 - CTCP là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh
doanh hàng dệt may, hiện là đơn vị thành viên của tập đoàn dệt may

(Vinatex). Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, công ty đã đã trải qua gần 70 năm tồn tại và phát triển. Từ những công
xưởng hoặc bán công xưởng nhỏ bé, công cụ thô sơ, đến nay Tổng công ty
May 10 đã trở thành một doanh nghiệp mạnh, được trang bị máy móc, thiết bị
hiện đại, cơ ngơi khang trang, là một trong những doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu hàng dệt may lớn của cả nước. Sản phẩm của công ty rất đa dạng
từ áo sơ mi, comple, chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật, EU…
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong
ngành dệt may, mỗi công ty đều phải xây dựng cho mình chiến lược kinh
doanh phù hợp với đặc điểm của công ty và phù hợp với xu thế phát triển
chung của thị trường. Đối với công ty May 10, xuất khẩu chiếm hơn 80%
năng lực sản xuất. Do đó, đòi hỏi cần phải có một chiến lược xuất khẩu đúng
đắn, khoa học và phù hợp để đưa công ty phát triển không ngừng. Vì vậy, tôi
lựa chọn đề tài “Chiến lƣợc xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty
May 10 giai đoạn 2012 - 2017” trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ ngành
Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế.
1.2

Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về chiến lược nói chung và chiến lược xuất khẩu trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được nhìn nhận và tiếp cận từ nhiều góc độ
khác nhau. Sau đây tôi xin được giới thiệu tóm tắt các nghiên cứu:

2


Nguyễn Văn Hồng với luận án tiến sỹ “Chiến lược kinh doanh xuất khẩu
của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, tác giả đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu và chiến lược kinh doanh xuất khẩu của

các doanh nghiệp, khẳng định chiến lược xuất khẩu thực chất là chiến lược
cấp kinh doanh – chiến lược bán hàng ra thị trường nước ngoài. Từ những
phân tích tình hình xuất khẩu và thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh
xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ sau năm 1998 đã đề xuất
các giải pháp tiếp tục hoàn thiện xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu
tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Lê Bách Giang với luận văn thạc sỹ “Chiến lược xuất khẩu của công ty
cổ phần dệt may 29/3 sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010 – 2015” đã trình
bày rõ cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu, phân tích và đánh giá tiến trình
xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may 29/3 sang thị
trường Mỹ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến
lược xuất khẩu.
Nguyễn Thành Long với luận văn thạc sỹ “Chiến lược xuất khẩu của
công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ giai đoạn 2008 –
2015” đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về chiến lược, chiến lược cạnh
tranh, chiến lược kinh doanh quốc tế và phân tích các yếu tố môi trường bên
trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chiến lược xuất khẩu,
từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược xuất khẩu sang thị trường
Mỹ.
Trong báo cáo “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh
tế sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO” do viện nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương đã đánh giá được tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến mọi
mặt đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO. Từ đó
đưa ra một số kiến nghị tập trung vào năm nhóm chính sách để Việt Nam tiếp
3


tục công cuộc đổi mới trong nước cùng với tiến trình chủ động hội nhập nhằm
tạo sự phát triển nhanh và bền vững.
Cũng trong báo cáo “Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành dệt may –

thời trang theo địa phương” đã đánh giá thực trạng hội nhập của ngành dệt
may và thời trang Việt Nam với phần còn lại của thế giới trong đó đặc biệt là
hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Mục tiêu chính của báo cáo nhằm xác định
mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của ngành dệt may, thời trang Việt Nam, các
tác động của hội nhập đến tái cơ cấu chuỗi giá trị, tạo công ăn việc làm cho
các địa phương. Bên cạnh đó, báo cáo còn đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn
chiến lược của phát triển dệt may, thời trang với năng lực hiện tại để đưa ra
các giải pháp cụ thể cho việc cải thiện và tái cấu trúc ngành theo hướng nâng
cao việc sản xuất và cung cấp dịch vụ ở phân đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao,
giảm dần ở phân đoạn thâm dụng lao động giá rẻ.
1.3 Mô hình nghiên cứu
Để đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty May 10 –
CTCP thông qua việc thực hiện chiến lược kinh doanh, tôi đã sử dụng mô
hình như trong hình 1.1
Lý do hình thành

Nội dung

chiến lược

chiến lược

Tầm nhìn

Sử dụng công cụ

Đề xuất

Sứ mệnh


để PT chiến lược

Giải pháp

Kết quả

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu chiến lƣợc
Để xây dựng và đánh giá chiến lược tôi có dùng các công cụ phân tích
chiến lược: thẻ điểm cân bằng, biểu đồ nhân quả và ma trận SWOT để nghiên
cứu chiến lược của công ty May 10.
4


Thẻ điểm cân bằng
Thẻ điểm cân bằng giúp các doanh nghiệp định hướng tầm nhìn và chiến
lược kinh doanh của mình thông qua bốn mục tiêu cơ bản: tài chính, khách
hàng, quá trình kinh doanh nội tại và học tập & phát triển.
Biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên
nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm
1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã
dùng biểu đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các
yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu
đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá. (Nguồn:
). Bằng việc phân tích 5 yếu tố: con người, máy
móc, môi trường, nguyên vật liệu và phương; là nhóm nguyên nhân ảnh
hưởng đến việc thực thi chiến lược.
Cấu trúc biểu đồ nhân quả:
-


Xương trung tâm: đó là những vấn đề hay tác động, chẳng hạn kết

quả thực hiện mục tiêu chiến lược xuất khẩu dệt may
-

Xương chính và xương phụ: được thể hiện thông qua các nguyên

nhân điển hình: 5M’s (Man – con người, Machine – máy móc, Method –
phương pháp, Material - nguyên vật liệu, Measurement - sự đo lường)
Con người

Máy móc
Mục tiêu
Chiến lược

Phương pháp

Nguyên vật liệu

Đo lường

Hình 1.2: Biểu đồ nhân quả
5


Để xây dựng được biểu đồ nhân quả, tiến hành các bước:
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của
một số nguyên nhân sẽ phải xác định.
Bước 2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề trên
bằng cách đặt các câu hỏi 5W (What – cái gì, và 1H. Sau đó, trình bày

chúng bằng những mũi tên chính.
Nguyên nhân 1

Nguyên nhân 2
Vấn đề

Nguyên nhân 4

Nguyên nhân 3

Bước 3: Tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn (nguyên nhân
cấp 1) có thể gây ra nguyên nhân chính, được thể hiện bằng những mũi tên
hướng vào nguyên nhân chính.
Nguyên nhân 1

Nguyên nhân 2

Nguyên nhân phụ 1.2

Nguyên nhân phụ 2.1

Nguyên nhân phụ 1.1

Vấn đề
Nguyên nhân phụ 3.1

Nguyên nhân 3

Nguyên nhân phụ 4.1


Nguyên nhân 4

Bước 4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì nên xem mỗi nguyên nhân mới như
là hệ quả của những loại nguyên nhân khác nhỏ hơn (bằng cách lặp lại bước
3).
6


Biểu đồ nhân quả đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong
đơn vị, từ lãnh đạo đến công nhân, từ các bộ phận gián tiếp đến bộ phận sản
xuất.
Một số điểm cần chú ý để xây dựng biểu đồ xương cá có hiệu quả,
bao gồm những nội dung sau đây:
-

Phải nhìn vấn đề ở góc độ tổng thể;

-

Người xây dựng biểu đồ phải lắng nghe ý kiến của những người trực

tiếp tham gia quá trình, rút ngắn lại các ý tưởng;
Để đảm bảo biểu đồ được hoàn thiện, để các thành viên xem lại, chỉnh

-

sửa và hỏi thêm ý kiến của một vài người khác có kiến thức về hoạt động của
quá trình;
-


Xây dựng khung mẫu biểu đồ bằng một tấm bảng treo ở vị trí thuận tiện

để mọi người có thể thấy được.
Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là việc tận dụng những điểm mạnh và cơ hội cũng như
lường trước được điểm và nguy cơ để hoạch định chiến một cách đúng đắn
nhất, đảm bảo cho công ty phát triển.
1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.4.1

Mục đích nghiên cứu

-

Hệ thống hóa và làm rõ một số cơ sở lý luận về chiến lược xuất

-

Phân tích, đánh giá bối cảnh trong nước và quốc tế, môi trường vĩ

khẩu
mô, môi trường vi mô và môi trường nội bộ ảnh hưởng đến chiến lược xuất
khẩu hàng dệt may của Tổng công ty may 10 giai đoạn 2012 -2015.
-

Đánh giá chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công may 10

giai đoạn 2016 - 2017.

7



Nhiệm vụ nghiên cứu

1.4.2
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận chiến lược xuất khẩu

-

Phân tích các nhân tố tác động tới quá trình thực hiện chiến lược

xuất khẩu hàng dệt may.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của

Tổng công ty may 10 trong giai đoạn 2016 - 2017.
1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chiến lược xuất khẩu của Tổng
công ty May 10 – CTCP giai đoạn 2012 – 2017.
1.5.2.
-

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may giai


đoạn 2012 – 2015 và chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty
May 10 - CTCP giai đoạn 2016 – 2017 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế.
-

Giới hạn lấy số liệu: 2012 - 2015

1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp sẽ sử dụng trong báo cáo là:
- Phương pháp thống kê, phân tích
- Phương pháp dự báo, mô hình hóa
- Phương pháp định tính kết hợp định lượng.
1.7 Đóng góp mới của luận văn
Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may không phải là một đề tài mới. Luận
văn đưa ra những ý kiến phân tích, đánh giá theo quan điểm chủ quan của tác
giả về chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 - CTCP.
Qua đó, tác giả đánh giá tính khả thi của chiến lược xuất khẩu hàng dệt may
đồng thời đưa ra các giải pháp dựa trên thực trạng hoạt động của công ty.
8


1.8

Bố cục của luận văn
Ngoài danh mục bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, kết luận, tài liệu tham khảo, nội

dung nghiên cứu được kết cấu thành 4 chương tiếp như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3: Phân tích, đánh giá chiến lược xuất khẩu của Tổng công ty
may 10
Chương 4: Ý kiến và kiến nghị

9


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 Khái quát chung về xuất khẩu
2.1.1

Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế
giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Trải qua nhiều
năm đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại
thương của mỗi quốc gia.
Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc
gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dưới giác độ kinh doanh,
xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia
khác, còn dưới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không
hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ
qua biên giới quốc gia.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường ngoài nước và với yêu cầu sản phẩm hoặc
dịch vụ đó phải di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia.
Tóm lại, xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình

hoặc vô hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh
toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước
thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị
trưòng nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất. Với các nước có trình độ kinh
tế thấp như các nước đang phát triển thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với
nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
10


Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu là:
-

Hàng hoá ra khỏi biên giới quốc gia: Đây là đặc điểm thật sự khác

biệt với hoạt động mua bán ở thị trường trong nước.
-

Tiền thanh toán trong xuất khẩu rất đa dạng (ngoại tệ, hàng hoá,

dịch vụ): thông thường do hai bên thoả thuận nhưng thường có xu hướng
dùng đồng ngoại tệ mạnh (hiện nay như đồng USD, EURO)
-

Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu rất đa dạng: Ngoài việc

tuân theo pháp luật của 2 nước xuất và nhập khẩu ra nó còn chịu sự áp đặt của
thông lệ quốc tế, tập quán quốc tế.
Nghiên cứu về xuất khẩu ta thấy có 3 yếu tố chính trong hoạt động xuất
khẩu là:

-

Chủ thể xuất khẩu (người xuất khẩu, người bán).

-

Đối tượng của hoạt động xuất khẩu: rất đa dạng gồm cả hàng hoá

hữu hình và hàng hoá vô hình.
2.1.2

Khách hàng (chủ thể nhập khẩu, người tiêu dùng)
Vai trò xuất khẩu đối với doanh nghiệp may

May mặc là một ngành có từ lâu ở nước ta. Ngoài nhiệm vụ nó phục vụ
nhu cầu trong nước, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế thì việc xuất khẩu
các sản phẩm may mặc trở thành một trong hướng sản xuất kinh doanh chủ
đạo của doanh nghiệp may.
Thứ nhất, xuất khẩu giúp cho việc tập trung phát triển các lợi thế của
doanh nghiệp may. Các doanh nghiệp may Việt nam có lợi thế là: thu hút
nhiều lao động với kỹ năng không cao, thời gian đào tạo ngắn, có tỷ trọng lợi
nhuận tương đối cao, vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sản xuất không lớn
như các doanh nghiệp công nghiệp nặng, hoá chất … thời gian thu hồi vốn
nhanh, đầu tư cho một lao động tương đối rẻ, lại có điều kiện thuận lợi để mở
rộng thương mại quốc tế.
11


Thứ hai, xuất khẩu là động lực để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp may, đưa doanh nghiệp nhanh chóng hoà nhập, thích

ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế. Thông qua việc đảm bảo tiêu chuẩn
quốc tế sẽ có tác dụng nâng cao trình độ, ý thức của cán bộ công nhân viên,
không ngừng cải tiến công nghệ, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Như một
luồng sinh khí mới sẽ làm cho doanh nghiệp lớn lên mọi mặt. Điều này giúp
doanh nghiệp may thích ứng tốt hơn trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, xuất khẩu tốt sẽ giúp doanh nghiệp may xây dựng uy tín cả
trong và ngoài nước. Trên thị trường quốc tế thì doanh nghiệp được biết đến
như một sản phẩm mang chất lượng quốc tế còn trên thị trường trong nước
với thành tích xuất khẩu của mình sẽ được biết đến như một thương hiệu đã
được khẳng định, sẽ tô điểm thêm như một cú huých với thị trường trong
nước. Ngoài ra, trong doanh nghiệp may, xuất khẩu còn đảm bảo công ăn việc
làm cho công nhân, tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp.
2.1.3
-

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu trực tiếp: Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải

tự bán hàng trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực
tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất
lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệp trên thương trường và
nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên
thương trường và nhãn hiệu truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt
trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao, nếu
doanh nghiệp ít am hiểm hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường
thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này rất lớn.
-

Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu thông qua những tổ


chức độc lập trong nước để tiến hành xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước
ngòai. Hình thức này được sử dụng đối với các nhà sản xuất nhỏ, các cơ sở
12


kinh doanh mới bắt đầu tham gia thị trường thế giới còn thiếu kinh nghiệm
trong thương mại, ngân sách eo hẹp, những rủi ro kinh doanh sẽ giảm, nhà sản
xuất có thể học hỏi được kinh nghiệm kinh doanh và giảm chi phí đầu tư.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các
hình thức - Các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management CompanyEMC) - Các khách hàng nước ngoài (Foreign buyer) - Ủy thác xuất khẩu
(export Commission House) - Môi giới xuất khẩu (Export Broker) - Hãng
buôn xuất khẩu (export Merchants).
-

Gia công xuất khẩu

Là một hình thức chuyên môn hóa sản xuất theo quá trình phân công lao
động quốc tế. Trong đó bên đặt gia công có đầy đủ các yếu tố để sản xuất sản
phẩm nhưng muốn tìm người sản xuất có giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu
tự nhiên sẵn có để hạ giá thành sản phẩm.
Bên nhận gia công nhận nguyên liệu, thiết bị để sản xuất ra thành phẩm
rồi giao cho bên đặt gia công và nhận tiền công theo hợp đồng đã thoả thuận.
Khi bên nhận gia công nhận toàn bộ các yếu tố sản xuất từ bên đặt gia
công, kể cả mẫu mã kích thước sản phẩm rồi giao thành phẩm cho bên đặt gia
công gọi là gia công đơn thuần.
Còn nếu bên nhận gia công không nhận yếu tố sản xuất mà chỉ có mẫu
mã, kích thước rồi tự mình tổ chức sản xuất và giao thành phẩm cho bên đặt
gia công gọi là gia công theo phương thức FOB.
-


Tái xuất khẩu

Là xuất khẩu hàng đã nhập về trong nước sau đó bán lại cho nước ngoài
không qua chế biến để hưởng chênh lệch về giá và một số ưu đãi khác. Trong
hình thức này có thể hàng không về chăng nữa mà nhận từ nước ngoài rồi bán
lại ngay cho người mua ở nước khác.
2.2 Tổng quan về chiến lƣợc xuất khẩu
13


2.2.1

Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế

Từ chiến lược là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (strategos) dùng
trong lĩnh vực quân sự, nghĩa là vai trò của vị tướng trong quân đội.
Đến khoảng năm 330 trước Công nguyên, tức thời Alexander Đại đế, chiến
lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối
phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh
doanh ở tầm vi mô và vĩ mô. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chiến lược.
Năm 1962, Chandler định nghĩa chiến lược như là “việc xác định các
mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một
chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực
hiện mục tiêu này” (Chandler, 1962).
Đến những năm 1980, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn
“Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các
chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt
chẽ” (Quinn, 1980).
Theo Michael Porter (1996) , ông đưa ra những định nghĩa về chiến lược

như sau: (i) Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm
các hoạt động khác biệt. Cốt lõi của thiết lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn
các hoạt động khác với đối thủ cạnh tranh; (ii) Chiến lược là sự chọn lựa,
đánh đổi trong cạnh tranh. Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và
những gì không thực hiện; (iii) Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất
cả các hoạt động của công ty. Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào
việc thực hiện tốt các hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất của chúng.
Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh
tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (what not to do). Bản chất của
chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages).
14


Các quan niệm trên đây đều coi chiến lược là một tập hợp các kế hoạch
làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động để ngành hay tổ chức nào đó đạt được
mục tiêu đã xác định. Có thể hiểu một cách tổng quát chiến lược là nghệ thuật
phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn
của doanh nghiệp.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình cần thiết của mỗi
quốc gia, nhằm khai thác lợi thế của mình so với quốc gia khác trên thị trường
quốc tế. Lúc đó, doanh nghiệp xác định việc kinh doanh không chỉ trong
phạm vi nội địa, mà hướng ra nước ngoài. Hoạt động kinh doanh quốc tế bao
gồm các lĩnh vực chính như thương mại hàng hoá (xuất nhập khẩu hàng hoá),
thương mại dịch vụ (xuất nhập khẩu dịch vụ), đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Khi thâm nhập thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần nghiên cứu xem
thị trường nào sẽ là điểm đến và nó có phù hợp với năng lực của doanh
nghiệp mình hay không. Khi đó doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến
lược kinh doanh ở thị trường quốc tế.
Chiến lược kinh doanh quốc tế là sự tập hợp các mục tiêu, các chính sách
và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả nhất định trong

môi trường kinh doanh toàn cầu.
Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn các chiến lược thâm nhập
thị trường thế giới khác nhau trong các chiến lược sau:
-

Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước: là

chiến lược các nước đang phát triển vận dụng, nhằm đưa sản phẩm thâm nhập
thị trường thế giới thông qua xuất khẩu.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn chiến lược này, có thể áp dụng các hình thức
cơ bản sau:
 Nhượng bản quyền (Franchising): Franchising là một hình thức kinh
doanh mà doanh nghiệp nhượng quyền sẽ trao cho bên được nhượng quyền
15


được sử dụng mô hình kinh doanh, kỹ thuật, sản phẩm hay dịch vụ trên
thương hiệu của mình.
Đổi lại, bên được nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền chi phí
sử dụng bản quyền hay chiết khấu phần trăm doanh thu theo thời gian mà hai
bên thoả thuận.
 Sản xuất theo hợp đồng: là sự hợp tác hoặc chế tác, lắp ráp sản phẩm do
nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài
2.2.2

Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do
Chiến lược xuất khẩu
2.2.2.1

Khái niệm


Chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp thực chất là chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp hướng ra thị trường ngoài nước.
Chiến lược xuất khẩu là định hướng nhằm khai thác tối đa và có hiệu quả
các nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ nhằm thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược
xuất khẩu là sự cụ thể hóa của chiến lược phát triển doanh nghiệp trong hoạt
động xuất khẩu. Chiến lược xuất khẩu thường bao gồm các nội dung cơ bản
như đánh giá tình hình môi trường kinh doanh, xác định ưu thế và cơ hội, mục
tiêu sản phẩm – thị trường, các giải pháp thực hiện.
Chiến lược xuất khẩu xác định một tầm nhìn dài hạn và có tính định
hướng, thường từ 10 năm trở lên. Để cụ thể hóa chiến lược xuất khẩu, sẽ có
các kế hoạch xuất khẩu trung hạn (5 năm), kế hoạch ngắn hạn (1 năm) và các
chương trình hành động (dưới 1 năm).
Một cách chung nhất, chiến lược xuất khẩu mang tính tổng quát, làm cơ
sở cho những hoạch định, những kế hoạch sản xuất, phát triển kinh doanh và
xuất khẩu trong ngắn hạn và trung hạn hay là một loại kế hoạch mang tính
định hướng của doanh nghiệp về xuất khẩu trong đó xác định mục tiêu tổng
16


×