Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân định thẩm quyền của tòa án và trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.01 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
TRANG


MỞ BÀI
Tòa án là cơ quan tài phán công có thẩm quyền đương nhiên khi các chủ thể
pháp sinh tranh chấp. Tuy nhiên, đây không phải là cơ quan tài phán duy nhất cho
các bất đồng. Bên cạnh tòa án, còn có một chủ thể khác có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp, đó là trọng tài. Chính vì vậy vấn đề phân định thẩm quyền của tòa án và
trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là vô cùng quan trọng. Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này, em chọn đề bài sô 01 với nội dung: “Phân định thẩm
quyền của tòa án và trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế”.
NỘI DUNG
1.

Quy định của pháp luật về phân định thẩm quyền
Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều hệ thống pháp luật trên thể giới đều ghi

nhận nguyên tắc, khi các bên có thỏa thuận trọng tài hợp pháp, tòa án không có thẩm
quyền xét xử và thẩm quyền này thuộc trọng tài mà các bên đã thỏa thuận. Theo
khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, “Tranh chấp được giải quyết
bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng
tài”.
Bên cạnh đó, Điều 5 của pháp lệnh còn quy định: “Trong trường hợp vụ tranh
chấp đã có thỏa thuận trọng tài thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa
thuận trọng tài vô hiệu”. Quy định gần tương tự được nhắc lại trong Luật trọng tài
thương mại năm 2010. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Luật trọng tài thương
mại, “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài”
và “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi
kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô
hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”.


Thực ra tinh thuần của các quy định này đã tồn tại trong pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế vì theo khoản 5 Điều 32 Pháp lệnh này, “Tòa án trả lại đơn


khởi kiện trong những trường hợp sự việc đã được các bên thỏa thuận trước là phải
giải quyết theo thủ tục trọng tài”.
Theo các quy định trên thù bản thân thỏa thuận trọng tài không đủ để trao
thẩm quyền cho trọng tài và loại trừ thẩm quyền xét xử của tòa án. Sự tồn tại của
thỏa thuận trọng tài chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ; trọng tài không có thẩm
quyền trong “trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được”. Trong thực tế, việc phân định thẩm quyền giải quyết
tranh chấp giữa tòa án và trọng tài thường xuyên xảy ra.
2.

Phân định thẩm quyền khi một bên khởi kiện ra tòa án
Trong thực tế không hiếm trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài nhưng

thỏa thuận này không có hiệu lực pháp luật vào thời điểm các bên có tranh chấp. Đó
có thể là do thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện
được hay thỏa thuận trọng tài hết hiệu lực pháp luật do các bên thay đổi ý kiến bằng
một thỏa thuận chọn tòa án. Khó khăn còn pháp sinh khi thỏa thuận trọng không cô
hiệu nhưng một bên yêu cầu tòa án giải quyết còn bên kia không có phản đối ngay
thẩm quyền của tòa án.
2.1.

Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Thẩm quyền của tòa án: Điều 5 Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định:

“trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện
tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu”.

Như vậy, theo điều luật này, trong “trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu” thì tòa
án có quyền thụ lý giải quyết vụ việc. Điều đó có nghĩa là khi được yêu cầu tòa án
không từ chối thụ lý mà giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Tương tự như vậy, theo Điều 6 Luật trọng tài thương mại, “Trong trường hợp
các bên đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án từ chối
thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu”. Với quy định này thì khi một


bên yêu cầu tòa án giải quyết mặc dù có thỏa thuận trọng tài thì tòa án không từ chối
thụ lý và giải quyết tranh chấp khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Thực tế, hướng giải quyết trên đã tồn tại ở Việt Nam trước khi có Pháp lệnh
trọng tài thương mại.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, tòa án được yêu cầu giải quyết tranh chấp
mặc dù các bên có thỏa thuận trọng tài. Ở đây, tòa án sẽ tự xác định là thỏa thuận
trọng tài có giá trị pháp lý hay không. Thực tê đã xảy ra tình huống, đối với một số
vấn đề tòa án thừa nhận thẩm quyền của mình để giải quyết tranh chấp những đối
với một số bất đồng khác, tòa án từ chối thụ lý vì thuộc thẩm quyền của trọng tài.
Giải pháp này có thể được lý giải như sau: có những tranh chấp các bên thỏa thuận
giải quyết bằng trọng tài những theo pháp luật, tranh chấp này không thể giải quyết
bằng phương thức trọng tài nên thỏa thuận trọng tài về tranh chấp này là vô hiệu nên
tòa án có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, có những tranh chấp các bên thỏa
thuận chọn trọng tài và tranh chấp này thuộc thẩm quyền của trọng tài nên trọng tài
có thẩm quyền và tòa án cần từ chối thụ lý giải quyết. Đây có thể được coi là thỏa
thuận trọng tài vô hiệu một phần nên tòa án có thẩm quyền đối với phần thỏa thuận
trọng tài vô hiệu.
2.2.

Trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được
So với Pháp lệnh trọng tài thương mại, Luật trọng tài thương mại đã thêm một


trường hợp nữa để tòa án không từ chối thụ lý (hay vẫn có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp). Đó là khi “thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Việc bổ sung
này là rất thuyết phục. Trong thực tế, có rất nhiều điều khoản trọng tài có hiệu lực
theo quy định của pháp luật, phạm vi tranh chấp thuộc thẩm quyền của trọng tài,
người ký thỏa thuận trọng tài có đủ thẩm quyền, đủ năng lực hành vi, thỏa thuận
trọng tài quy định rõ đối tượng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp nhưng vẫn không thể giải quyết được bằng trọng tài.


Ví dụ, các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài A
nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp trung tâm trọng tài này đã bị giải thể nên thỏa
thuận trọng tài không vô hiệu nhưng không thể thực hiện được 1. Tương tự, các bên
thỏa thuận là nếu có tranh chấp sẽ yêu cầu ông B làm trọng tài để giải quyết tranh
chấp nhưng khi xảy ra tranh chấp ông B chết nên thỏa thuận trọng tài, tuy không vô
hiệu, cũng không thể thực hiện được 2. Trong những hoàn cảnh như vừa nêu, tranh
chấp không thể được giải quyết bằng con đường trọng tài nếu các bên không có thỏa
thuận khác. Vì vậy, trong những trường hợp này, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ
việc. Quy định tương tự cũng được thể hiện trong pháp luật nhiều nước trên thế
giới3.
Với quy định trên thì ngay cả khi tồn tại thỏa thuận trọng tài không vô hiệu,
tòa án vẫn có thẩm quyền xét xử đối với vụ việc thuộc thẩm quyền của trọng tài theo
thỏa thuận của các bên. Lý do để tòa án vẫn có thẩm quyền không xuất phát từ tính
khả thi của thỏa thuận này: “thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Đây là
điểm khá mới trong pháp luật thực định Việt Nam nhưng không thực sự mới trong
khoa học pháp lý về trọng tài. Bởi lẽ, theo khoản 3 Điều II Công ước New York,
“Khi nhân được đơn khởi kiện về một vấn đề mà đối với vấn đề đó các bên đã có
thỏa thuận theo nội dung của Điều này, theo yêu cầu của một bên, tòa án của một
quốc gia thành viên sẽ đưa các bên tới trọng tài, trừ khi tòa án thấy rằng thỏa thuận
đó không có hiệu lực, không hiệu quả hoặc không có khả năng được áp dụng”.
2.3.


Trường hợp thỏa thuận trọng tài bị thay thế bằng thỏa thuận chọn tòa
án

1 Theo

khoản 3 Điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010.

2 Theo

khoản 4 Điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010.

Chẳng hạn, pháp luật về trọng tài của Liên bang Nga có phân định thỏa thuận trọng tài không có
giá trị pháp lý, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
3


Trong thực tế còn xảy ra trường hợp các bên “đã có thỏa thuận trọng tài”
không bị vô hiệu nhưng thỏa thuận này không còn giá trị nữa ở thời điểm có tranh
chấp vì được các bên thay thế bằng việc lựa chọn tòa án để giải quyết. Cả Pháp lệnh
trọng tài thương mại và Luật trọng tài thương mại không có quy định cụ thể về tình
huống này. Tuy nhiên, khi các bên có quyền thỏa thuận chọn trọng tài thì họ cũng
có quyền bỏ thỏa thuận này bằng cách đưa tranh chấp ra tòa án. Việc từ bỏ thỏa
thuận này có thể được tiến hành thông qua một thỏa thuận rõ ràng khác hay một
thỏa thuận ngầm và làm chấm dứt thỏa thuận trọng tài mà các bên đã giao kết trước
đó. Và khi thỏa thuận trọng tài không còn tồn tại nữa thì tòa án có thẩm quyền.
2.4.

Trường hợp tồn tại thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý.
Trong thực tế còn xảy ra tình huống các bên có thỏa thuận chọn trọng tài vẫn


còn giá trị pháp lý ở thời điểm có tranh chấp nhưng một bên đưa tranh chấp ra giải
quyết tại tòa án. Nếu bên kia phản đối ngay thẩm quyền của tòa án thì vấn đề được
giải quyết rất đơn gian: tòa án từ chối thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
không hiếm trường hợp bên kia không phản đối ngay.
Để hiểu rõ về chủ đề này, trước khi nghiên cứ các quy định của pháp luật Việt
Nam, chúng ta sẽ nghiên cứu thêm kinh nghiệm của nước ngoài.
Hầu hết các hệ thống pháp luật về trọng tài đều ghi nhận là tòa án không có
thẩm quyền xét xử khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Ở đây, thỏa thuận trọng tài
trao thẩm quyền cho trọng tài và loại trừ thẩm quyền của tòa án. Tuy nhiên, việc loại
trừ này phải tuân theo một trình tự nhất định. Tòa án chỉ từ chối thụ lý khi có một
bên yêu cầu việc này trong một khoản thời gian nhất định. Cụ thể như sau:
Pháp luật Pháp theo hướng ủng hộ trọng tài và đã ghi nhận trong án lệ và sau
đó trong Bộ luật tố tụng dân sự là thỏa thuận trọng tài loại trừ thẩm quyền xét xử
của tòa án. Tuy nhiên, việc loại trừ này không tuyệt đối. Cụ thể, sau khi khẳng định
là tòa án không có thẩm quyền khi có thỏa thuận trọng tài, Điều 1458 Bộ luật tố


tụng dân sự Pháp quy định là “tòa án không tự chủ xác định là mình không có thẩm
quyền”. Giải pháp này được lý giải như sau:
Thứ nhất, việc các bên thỏa thuận trọng tài là thuộc quyền tự định đoạt của
các bên nên tòa án không can thiệp; không bên nào yêu cầu tòa án xem xét thỏa
thuận trọng tài thì tòa án không được can thiệp.
Thứ hai, các bên thống nhất có được một thỏa thuận trọng tài thì các bên cũng
có thể khởi kiện ra tòa án thể hiện họ từ bỏ thỏa thuận trọng tài còn bên kia không
yêu cầu sử dụng thỏa thuận trọng tài thì cũng coi như từ bỏ thỏa thuận trọng tài giữa
đôi bên.
Ví dụ cụ thể: Công ty Smith ra tòa án thương mại Macxay trong khi đó đôi
bên đã có một thỏa thuận chọn trọng tài New York. Sau đóm Tòa phuc thẩm Macxay
được yêu cầu giải quyết vấn đề thẩm quyền của tòa án do đã có thỏa thuận trọng tài.

Theo Tòa phúc thẩm, “nếu việc tòa án không có thẩm quyền do có thỏa thuận trọng
tài thuộc loại không có thẩm quyền theo vụ việc, thì nó vãn chỉ là tương đối vì nó
được thiết lập cho lợi ích riêng tư của các bên. Do đó, nguyên đơn hoàn toàn đúng
khi chi rằng tòa án không thể tự chủ viện dẫn thỏa thuận trọng tài”. Vì vậy, Tòa phúc
thẩm đã kết luận, “do Công ty Smith không viện dẫn thỏa thuận trọng tài nên công
ty Unipol được kiện Công ty Smith trước Tòa thương mại Macxay”. 4 Trong vụ việc
này, các bên có thỏa thuận trọng tài nhưng một bên vẫn khởi kiện ra tòa án và bên
kia không viện dẫn thỏa thuận này để phủ nhận thẩm quyền của tòa án thì tòa án vẫn
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; tòa án không phải tự viện dẫn thỏa thuận trọng
tài của các bên để từ chối thẩm quyền vì đó là lợi ích riêng tư của các bên.
Tuy nhiên, tòa án chỉ từ chối được yêu cầu trong khoản thời gian nhất định.
Theo phân tích trên cho thấy tòa án chỉ từ chối giải quyết tranh chaoas khi một bên
viện dẫn thỏa thuận trọng tài hợp pháp để phản đối thẩm quyền của tòa án. Tuy
4

Cour d’appel d’ Aix ngày 19 mars 1964: Tạp chí Droit maritime Francais 1965.


nhiên, Công ước New York “không quy định thời điểm chậm nhất mà một bên có
thể viện dẫn điều khoản trọng tài”5.
Văn bản của Ohada về trọng tài cũng không quy định thời hạn một bên có thể
viện dẫn thỏa thuận trọng tài để phản đối thẩm quyền của tòa án. Do đó, thời điểm
nào một bên có thể viện dẫn thỏa thuận trọng tài để yêu cầu tòa án từ chối thẩm
quyền phụ thuộc vào pháp luật quốc gia.
Riêng đối với Luật mẫu về trọng tài của Liên Hợp Quốc thì khác. Khoản 1
Điều 8 Luật này quy định, “trước khi việc kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận
được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản tường
trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, tòa án sẽ chuyển các bên cho trọng
tài trừ khi tòa án thấy rằng thỏa thuận đó là vô hiệu và không có hiệu lực, không tiến
hành được và không có khả năng thực hiện”. Như vậy, bên phản đối thẩm quyền của

tòa án phải đưa ra phản đối này muộn nhất là vào thời điểm nộp bản tường trình đầu
tiên của mình về nội dung tranh chấp.
3.

Phân định thầm quyền khi một bên khởi kiện ra trọng tài
Phân tích trên cho thấy những khó khăn liên quan đến việc phân định thẩm

quyền giữa tòa án và trọng tài khi một bên khởi kiện ra tòa án. Khó khăn về phân
định thẩm quyền cũng phát sinh khi một bên khởi kiện ra trọng tài.
Trong thực tế, một số trường hợp khi một bên yêu cầu trọng tài giả quyết
tranh chấp thì bên kia phản đối thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Vấn
đề đặt ra là ai có thẩm quyền giải quyết bất đồng về thẩm quyền của trọng tài.
Pháp luật Việt nam ghi nhận thẩm quyền của trong tài trong việc xác định
thẩm quyền của mình. Đây là một nguyên tắc cơ bản về trọng tài, theo đó trọng tài
có thẩm quyền xem xét, quyết định thẩm quyền của chính mình. Khoản 1 Điều 43
Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh
5 Alert

Jan van den Berg, Công ước New York năm 1958, Nxb. Kluwer law international.


chấp, hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận
trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình”. Khi
xem xét các vấn đề được nêu ở đây, thực chất là hội đồng trọng tài xem xét chính
thẩm quyền của mình vì hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cũng như thỏa thuận trọng
tài có thể thực hiện được hay không liên quan trực tiếp tới việc hội đồng trọng tài có
thẩm quyền hay không.
Quá trình giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện hội đồng trọng tài vượt quá
thẩm quyền, các bên có thể khiếu nại với hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có
trách nhiệm xem xét, quyết định (Khoản 2 Điều 43).

Quy trình tố tụng trọng tài cho thấy có nhiều bộ phận, chủ thể liên quan đến
tố tụng, nhất là khi tranh chấp được giải quyết thông qua trung tâm trọng tài. Ở đây
chủ thể nào được trao quyền xem xét thẩm quyền của trọng tài cần được làm rõ. Ví
dụ: trong một hợp đồng các bên có thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp
nếu phát sinh. Thỏa thuận này không thực sự rõ ràng và nguyên đơn đã đề nghị một
trung tâm trọng tài của Việt Nam được nêu trong thỏa thuận chi ý kiến. Với đề nghị
này, ban thư ký của Trung tâm đã trả lời là “trái với nguyên tắc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài” và “nên thỏa thuận để xác lập một thỏa thuận trọng tài phù hợp với
quy định của pháp luật”
Với quy định trong Luật trọng tài thương mại thì chủ thể quyết định về hiệu
lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và
thẩm quyền của hội đồng trọng tài là hội đồng trọng tài. Do đó, các bộ phận liên
quan của trung tâm trọng tài không nên cho ý kiến; hội đồng trọng tài là chủ thể duy
nhất có thẩm quyền xem xét theo các quy định trên. Do đóm tòa án cũng không có
thẩm quyền xem xét các vấn đề này một khi tranh chấp đã được đưa ra giải quyết
trước trọng tài. Khi tranh chấp đã đưa ra trọng tài thì Hội đồng đươc ưu tiên xem xét
các vấn đề liện quan đến thẩm quyền của mình; tòa án chỉ can thiệp sau khi Hội
đồng ra quyết định về vấn đề này nhưng một bên không đồng ý với quyết định hội


đồng trọng tài. Tuy nhiên, cần lưu ý với thẩm quyền xem xét của hội đồng trọng tài
đồng thời loại trừ thẩm quyền của tòa án xem xét; thẩm quyền của hội đồng trọng tài
chỉ phát sinh trong trường hợp vụ tranh chấp được một bên đưa ra trước tòa án thì ở
đây tòa án vẫn được xem xét là mình hay trọng tài có thẩm quyền như đã trình bày
phần trước.
Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì hội đồng
trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp (khoản 1 Điều 43)
Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô
hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì hội đồng
trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên (khoản 1

Điều 43)
Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 43: “Trong quá trình giải quyết
tranh chấp, nếu phát hiện hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền, các bên có thể
khiếu nại hội đồng trọng tài”. Luật chỉ quy định “hội đồng trọng tài có trách nhiệm
xem xét, quyết định” nhưng lại không cho biết hướng hội đồng trọng tài sẽ quyết
định không giải quyết đối với phần vượt quá và tiếp tục giải quyết những vấn đề
thuộc thẩm quyền của mình.
Ngoài ra, các quyết định về phân định thẩm quyền trong cả hai trường hợp đó
là: khi một bên khởi kiện ra tòa và khi một bên khởi kiện ra trọng tài, thì đều có thể
bị khiếu nại theo quy định của pháp luật.


KẾT LUẬN
Các chế định về trọng tài tuy đã có từ rất lâu trên thế giới, nhưng lại mà một
phương thức giải quyết tranh chấp khá mới so với Việt Nam. Chính vì vây, các quy
định về phân định thẩm quyền giữa trọng tài và tòa án còn nhiều bất cập gây ra sự
“giằng co” thẩm quyền. Cần phải học hỏi, rút ra kinh nghiệm từ lý thuyết cũng như
thực tế hoạt động của trọng tài trên thế giới để nâng cao hiệu quả hoạt động giải
quyết tranh chấp của trọng tài ở Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Luật trọng tài thương mại 2010
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
Alert Jan van den Berg, Công ước New York năm 1958, Nxb. Kluwer law


4.
5.

international.
Luật mẫu về trọng tài của Liên Hợp Quốc
Nigel Blackaby Constantine Partaside QC & Alan Refdern Martin Hunter,

6.

giáo trình Trọng tài quốc tế, Oxford.
TS. Đỗ Văn Đại – TS. Trần Hoàng Hải, pháp luật về trọng tài thương mại,
NXB. Chính trị Quốc gia.

7.

Cour d’appel d’ Aix ngày 19 mars 1964: Tạp chí Droit maritime Francais
1965.

8.

/>


×