Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

Nghiên cứu bệnh viêm ruột do parvovirus trên chó tại một số tỉnh thành đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.35 MB, 178 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN THỊ YẾN MAI

NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM RUỘT DO
PARVOVIRUS TRÊN CHÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH
THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI

2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN THỊ YẾN MAI

NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM RUỘT DO
PARVOVIRUS TRÊN CHÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH
THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI
Mã ngành: 62.64.01.02

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. TRẦN NGỌC BÍCH

2020


i


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận án này, với đề tựa là: “Nghiên cứu bệnh viêm ruột do
Parvovirus trên chó tại một số tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long” do
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Yến Mai thực hiện theo sự hướng dẫn của
PGS.TS. Trần Ngọc Bích. Luận án đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận
án thông qua ngày ……………..

Thư ký

Ủy viên

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng

PGS. TS. Trần Ngọc Bích

ii


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, ban lãnh đạo Khoa Sau Đại

học, ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp, cùng quý Thầy Cô đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập vừa qua.
PGS.TS Trần Ngọc Bích Trưởng Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp,
Trường Đại học Cần Thơ, là cán bộ hướng dẫn đề tài. Thầy luôn tận tình
hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận
án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi-Thú y và
các anh chị em tại các Phòng mạch Thú y của thành phố Cần Thơ, Đồng
Tháp, Tiền Giang và Bến Tre; Công ty TNHH Phù Sa Biochem, Công ty
TNHH Sáu Ngôi Sao Việt Nam (Sistar); Phòng xét nghiệm của Phòng khám
Thú y Chợ Lớn phường 16, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ, giúp
đỡ tôi thực hiện tốt đề tài; cảm ơn Ban Giám Hiệu và đội ngũ đồng nghiệp
trường Cao đẳng Nông Nghiệp Nam Bộ đã luôn động viên và hỗ trợ tôi trong
thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình tôi, đã luôn bên cạnh ủng
hộ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi có thể hoàn thành
tốt khóa học này.

Xin chân thành cảm ơn

Nguyễn Thị Yến Mai

iii


TÓM TẮT
Luận án bao gồm 4 nội dung nhằm xác định tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột
do Canine Parvovirus type 2 (CPV-2) trên chó bệnh điều trị tại một số tỉnh
thành của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xác định genotype của CPV2 gây bệnh trên chó; xác định và đánh giá độ tương đồng về đặc điểm di
truyền học phân tử của genotype của CPV-2 thực địa (ĐBSCL) gây bệnh

viêm ruột trên chó với các genotype của CPV-2 trên ngân hàng gene
(Genbank); với các genotype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene
của NCBI và đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine Parvovirus trên chó đang
lưu hành tại một số tỉnh thành của ĐBSCL.
Mẫu nghiên cứu được thu thập từ 380 con chó từ 1 đến lớn hơn 6 tháng
tuổi bị tiêu chảy phân có lẫn máu đến khám và điều trị tại các Phòng mạch
Thú y của thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang và Bến Tre. Xác định
chó bị nhiễm bệnh viêm ruột do CPV-2 dựa vào test kít Antigen Rapid CPV.
Ngoài ra mẫu còn được thu thập từ 30 con chó giống nội, giống ngoại được
nuôi dưỡng tại Trại thực nghiệm trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
thuộc địa bàn thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang. Các genotype của CPV-2
gây bệnh trên chó tại thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang và Bến Tre
được xác định bằng phương pháp giải mã trình tự gene VP2 của bộ gene
CPV-2 bằng phương pháp Sanger trên hệ thống ABI 3130 (Mỹ) và kiểm tra
trình tự thu nhận được bằng phần mềm BioEdit.
Kết quả cho thấy tỷ lệ lưu hành của bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó
ở thành phố Cần Thơ là 32,67%, Đồng Tháp là 33,33%, Tiền Giang là
31,96% và Bến Tre là 31,52%. CPV-2 là nguyên nhân quan trọng gây bệnh
viêm ruột trên chó tại khu vực ĐBSCL, chiếm tỷ lệ trung bình là 32,37%.
Bệnh xảy ra nhiều ở chó có độ tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi (49,65%), sau đó
giảm dần qua các tháng tuổi tiếp theo và thấp nhất ở độ tuổi >6 tháng tuổi
(10,42%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm CPV-2
ở chó theo giới tính và giống (nhóm chó giống nội và nhóm chó giống
ngoại). Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so
với chó không được tiêm ngừa vaccine (14,14% so với 38,79%). Bệnh phát
hiện sớm, điều trị kịp thời thì tỷ lệ phục hồi của bệnh khá cao (85,37%).
Genotype chính của CPV-2 lưu hành tại khu vực ĐBSCL là genotype
CPV-2c chiếm tỷ lệ là 98,75%; và genotype CPV-2a là 1,25%; chưa phát
hiện genotype CPV-2b, genotype new CPV-2a và genotype new CPV-2b.
iv



Có sự tương đồng cao về đặc điểm di truyền học phân tử giữa các
genotype của CPV-2 nghiên cứu với nhau; với các genotype của CPV-2 trên
ngân hàng gene (Genbank), với các genotype của CPV-2 trong các vaccine
trên ngân hàng gene. Lập cây phát sinh loài của các genotype của CPV-2 tại
khu vực ĐBSCL. Các genotype CPV-2c trong nghiên cứu có mối quan hệ
gần gũi với các genotype SD-14-12 (KR611522.1) và YANJI-1
(KP749854.1) xuất phát từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Genotype TG40 ở Tiền
Giang được xác định là genotype CPV-2a nằm chung phân nhóm với các
genotype CPV new 2a từ các nước như Uruguay: UY306 (KM457135.1),
UY243
(KM457102.1),
UY364
(KM457143.1);
Trung
Quốc:
CPV/CN/SD9/2014 (KR002802.1), CPV/CN/SD18/2014 (KR002804.1),
SC02/2011 (JX660690.1).
Cả ba loại vaccine phòng bệnh do CPV-2, lưu hành tại khu vực ĐBSCL
có thời gian bảo hộ là 12 tháng sau tiêm phòng, với tỷ lệ bảo hộ là 100%,
(lần lượt hiệu giá kháng thể là V1: 224, V2: 225 và V3 là 227,5 HI titer.
Từ khóa: Canine Parvovirus type 2, sự lưu hành, genotype, thành phố
Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre

v


ABSTRACT
The thesis includes 4 contents for the purposes of determining the

incidence of Canine Parvovirus type 2 (CPV-2) inflammatory bowel disease
in dogs which was treated in some provinces of the Mekong Delta;
identifying genotypes of CPV-2 infection in treated dogs; determining and
evaluating the homogeneity of molecular genetic characteristics of the
genotypes of field CPV-2 (DBSCL) infection in dogs with genotypes of CPV2 on gene banks (Genbank), also with genotypes of CPV-2 in vaccines on the
gene banks of NCBI; assessing the protective ability of the Parvovirus
vaccines in dogs that was being circulated in some provinces of the Mekong
Delta.
The sample was collected from 380 dogs from 1 to over 6 months old
with bloody and bloody stools which examinated and treated at the
Veterinary Clinics of Can Tho city, Dong Thap, Tien Giang and Ben Tre.
Identification of dogs infected with CPV-2 inflammatory bowel disease based
on Antigen Rapid CPV test kit. In addition, samples also were collected from
30 domestic and exotic dogs that were raised at the Experimental Farm of the
Southern Agricultural College and Communes in My Tho city, Tien Giang
province. CPV-2 genotypes were caused in dogs in Can Tho city, Dong Thap,
Tien Giang and Ben Tre that were determined by sequencing the VP2 gene of
CPV-2 genome by Sanger method on ABI 3130 system (USA) and then
sequence recognition by BioEdit software.
The results showed that the precentage of inflammatory bowel disease
caused by CPV-2 in dogs in Can Tho city was 32.67%; in Dong Thap was
33.33%, in Tien Giang was 31.96% and in Ben Tre was 31.52%. CPV-2 is an
important caused of inflammatory bowel disease in dogs in the Mekong
Delta, accounting for an average of 32.37%. The disease occurred mainly in
dogs age 1 to 3 months (49.65%), then gradually decreased over the
following months and lowest in the age of >6 months (10.42%). There was
no significant different in infected rates in sex and breed (domestic dogs and
exotic dogs). The results also showed that dogs were vaccinated against CPV2 had infected rate much lower than unvaccinated dogs (14.14% vs 38.79%).
If the disease was early detected and timely treatment, success rate for
rehabilitation would be quite high (85.37%).

The main genotype of CPV-2 circulating dogs in the Mekong Delta was
genotypes CPV-2c, accounting for 98.75%; and genotypes CPV-2a was
vi


1.25%; genotypes CPV-2b, genotypes new CPV-2a and genotypes new CPV2b have not been detected yet.
There were high homologeneity in molecular genetic characteristics
among study genotypes of CPV-2 together; with genotypes of CPV-2 on gene
banks (Genbank), with genotypes of CPV-2 in vaccines on gene banks.
Establishing of phylogenetic tree of genotypes of CPV-2 in the Mekong
Delta. The genotypes CPV-2c in the study were closely related to the
genotypes SD-14-12 (KR611522.1) and YANJI-1 (KP749854.1) from China
and Korea. Genotype TG40 in Tien Giang was identified as genotype CPV2a in the same subgroup with genotypes new CPV-2a from countries such as:
Uruguay: UY306 (KM457135.1), UY243 (KM457102.1), UY364
(KM457143.1) ; China: CPV / CN / SD9 / 2014 (KR002802.1), CPV / CN /
SD18 / 2014 (KR002804.1), SC02 / 2011 (JX660690.1).
All of three vaccines due to CPV-2, circulating in the Mekong Delta
have a protection period of 12 months after vaccination, with a protection
rate of 100% (in turn, the antibody titer was V1: 224, V2: 225 and V3 was
227.5 HI titer.
Key words: Canine Parvovirus type 2, circulation, genotype, Can Tho
city, Dong Thap, Tien Giang, Ben Tre

vii


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết Luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và những kết luận mới về khoa học của công trình nghiên
cứu này chưa được công bố trong bất kỳ luận án cùng cấp nào khác.


Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Yến Mai

viii


MỤC LỤC
Chấp thuận của hội đồng..................................................................................ii
Lời cảm tạ........................................................................................................iii
Tóm tắt............................................................................................................. iv
Abstract............................................................................................................ vi
Lời cam kết....................................................................................................viii
Mục lục............................................................................................................ ix
Danh sách bảng...............................................................................................xii
Danh sách hình................................................................................................ xv
Danh sách chữ viết tắt...................................................................................xvii
Chương 1: Giới thiệu........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của luận án...........................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
1.3 Ý nghĩa khoa học của luận án.....................................................................2
1.4 Những điểm mới của luận án......................................................................3
Chương 2: Tổng quan tài liệu...........................................................................4
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về việc nhiễm bệnh viêm
ruột do CPV-2 trên chó.....................................................................................4
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước............................................................4
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 10
2.2 Bệnh do CPV-2 trên chó............................................................................ 12
2.2.1 Đặc điểm mầm bệnh............................................................................... 12

2.2.2 Sinh bệnh học......................................................................................... 16
2.2.3 Triệu chứng lâm sàng............................................................................. 18
2.2.4 Bệnh tích................................................................................................ 20
ix


2.2.5 Chẩn đoán.............................................................................................. 21
2.2.6 Phòng bệnh............................................................................................. 26
2.2.7 Điều trị................................................................................................... 27
2.3 Vaccine phòng bệnh trên chó..................................................................... 27
2.4 Đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine ở động vật.................................32
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu............................................................... 37
3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 37
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 37
3.3. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 37
3.3.2 Vật liệu thí nghiệm nội dung 2............................................................... 38
3.3.3 Vật liệu thí nghiệm nội dung 3............................................................... 38
3.3.4 Vật liệu thí nghiệm, mẫu vật và sinh phẩm của nội dung 4....................39
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 40
3.4.1 Nội dung 1.............................................................................................. 40
3.4.2 Nội dung 2.............................................................................................. 47
3.4.4 Nội dung 4.............................................................................................. 54
3.5 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................. 62
Chương 4: Kết quả và thảo luận...................................................................... 63
4.1. Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó đến khám và
điều trị tại một số phòng mạch Thú y của các tỉnh thành ĐBSCL...................63
4.1.1 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột.......................................... 63
4.1.2 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo lứa tuổi.....................65
4.1.3 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giới tính....................66
4.1.4 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giống........................67

4.1.5 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo tiêm phòng................68
4.1.6 Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng điển hình trên chó bệnh viêm
ruột do CPV-2................................................................................................. 69
4.1.7 Hiệu quả điều trị triệu chứng của bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó....74
x


4.2. Xác định genotype của CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó đến khám và
điều trị tại một số phòng mạch Thú y của các tỉnh thành ĐBSCL...................76
4.3 Xác định và đánh giá độ tương đồng về đặc điểm di truyền học phân tử
của genotype của CPV-2 thực địa (ĐBSCL) với các genotype của CPV-2 gây
bệnh viêm ruột trên chó trên ngân hàng gene (Genbank); với các genotype
của CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó trong các vaccine trên ngân hàng
gene của NCBI................................................................................................ 84
4.4 Đánh giá khả năng bảo hộ của 3 loại vaccine Parvovirus trên chó đang
lưu hành tại một số tỉnh thành ĐBSCL.........................................................113
4.4.1 So sánh hàm lượng kháng thể sau tiêm phòng 3 loại vaccine phòng
bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó tại một số tỉnh thành của ĐBSCL..........114
4.4.2 So sánh hàm lượng kháng thể sau tiêm phòng 3 loại vaccine phòng
bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó theo nhóm giống tại một số tỉnh thành
ĐBSCL.........................................................................................................116
Chương 5: Kết luận và đề nghị.....................................................................118
5.1 Kết luận...................................................................................................118
5.2 Đề nghị...................................................................................................119
Tài liệu tham khảo........................................................................................120
Phụ lục 1...........................................................................................................0
Phụ lục 2......................................................................................................... 12
Phụ lục 3......................................................................................................... 23
Phụ lục 4......................................................................................................... 24


xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1 Tổng quan thị trường vaccine
27
Bảng 3.1 Trình tự tham khảo của CPV-2 được sử dụng trong khi vẽ
39
cây phát sinh loài
Bảng 3.2 Số mẫu thực hiện
41
Bảng 3.3 Cặp mồi VP2 GMCOM (Gurpreet Kaur et al., 2015)
48
Bảng 3.4 Thành phần của mỗi phản ứng PCR
48
Bảng 3.5 Chu kỳ nhiệt PCR khuếch đại vùng gene VP2
49
Bảng 3.6 Thành phần của mỗi phản ứng PCR giải trình tự
51
Bảng 3.7 Chu kỳ nhiệt phản ứng PCR giải trình tự các sản phẩm
51
DNA
Bảng 3.8 Nucleotide tham chiếu (Dung Nguyen Van et al., 2017)
52
Bảng 3.9 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
54
Bảng 3.10 Mối tương quan giữa kết quả trên Asan Easy Test ® CPV

60
Ab kít với phản ứng ngưng kết hồng cầu (HI test)
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bệnh viêm ruột do CPV-2 qua kit CPV Ag test
63
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo lứa tuổi
65
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giới tính
66
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giống
67
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo tiêm 68
phòng
Bảng 4.6 Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng điển hình trên chó
70
mắc bệnh viêm ruột do CPV-2 (n=123)
Bảng 4.7 Hiệu quả điều trị hỗ trợ phục hồi triệu chứng của bệnh viêm 74
ruột do CPV-2 trên chó
Bảng 4.8a Kết quả giải trình tự genotype của CPV-2 gây bệnh trên chó 77
tại thành phố Cần Thơ
Bảng 4.8b Kết quả giải trình tự genotype của CPV-2 gây bệnh trên chó 78
tại Đồng Tháp
Bảng 4.8c Kết quả giải trình tự genotype của CPV-2 gây bệnh trên chó 79
tại Tiền Giang
Bảng 4.8d Kết quả giải trình tự genotype của CPV-2 gây bệnh trên chó 80
tại Bến Tre
Bảng 4.9 Kết quả xác định genotype của CPV-2 gây bệnh trên chó
82
(CPV -2a, CPV -2b, CPV -2c, New CPV-2a và New CPV
2b)
xii



Bảng 4.10 Tỷ lệ tương đồng (%) về nucleotide của gene VP2 của 8
genotype phân lập từ thành phố Cần Thơ với các genotype
trên thế giới
Bảng 4.11 Tỷ lệ tương đồng (%) về nucleotide của gene VP2 của 8
genotype phân lập từ thành phố Cần Thơ với genotype
vaccine tham thảo trên ngân hàng gene
Bảng 4.12 Kết quả so sánh tỷ lệ tương đồng về amino acid (%) của 8
gegenotype phân lập từ thành phố Cần Thơ với các
genotype trên thế giới
Bảng 4.13 Kết quả so sánh tỷ lệ tương đồng về amino acid (%) của 8
gegenotype phân lập từ thành phố Cần Thơ với genotype
vaccine tham thảo trên ngân hàng gene
Bảng 4.14 Tỷ lệ tương đồng (%) về nucleotide của gene VP2 của 8
genotype phân lập từ thành phố Đồng Tháp với các
genotype trên thế giới
Bảng 4.15 Tỷ lệ tương đồng (%) về nucleotide của gene VP2 của 8
genotype phân lập từ Đồng Tháp với genotype vaccine tham
thảo trên ngân hàng gene
Bảng 4.16 Kết quả so sánh tỷ lệ tương đồng về amino acid (%) của 8
genotype phân lập từ Đồng Tháp với genotype trên thế giới
Bảng 4.17 Kết quả so sánh tỷ lệ tương đồng về amino acid (%) của 8
genotype phân lập từ Đồng Tháp với các genotype vaccine
tham thảo trên ngân hàng gene
Bảng 4.18 Tỷ lệ tương đồng (%) về nucleotide của gene VP2 của 8
genotype phân lập từ Tiền Giang với các genotype trên thế
giới
Bảng 4.19 Tỷ lệ tương đồng (%) về nucleotide của gene VP2 của 8
genotype phân lập từ Tiền Giang với genotype vaccine tham

thảo trên ngân hàng gene
Bảng 4.20 Kết quả so sánh tỷ lệ tương đồng về amino acid (%) của 8
genotype phân lập từ Tiền Giang với các genotype trên thế
giới
Bảng 4.21 Kết quả so sánh tỷ lệ tương đồng về amino acid (%) của 8
genotype phân lập từ Tiền Giang với genotype vaccine tham
thảo trên ngân hàng gene
Bảng 4.22 Tỷ lệ tương đồng (%) về nucleotide của gene VP2 của 8
genotype phân lập từ Bến Tre với các genotype trên thế giới
xiii

87

88

89

90

94

95

96
97

98

99


100

101

104


Bảng 4.23 Tỷ lệ tương đồng (%) về nucleotide của gene VP2 của 8
genotype phân lập từ Bến Tre với genotype vaccine tham
thảo trên ngân hàng gene
Bảng 4.24 Kết quả so sánh tỷ lệ tương đồng về amino acid (%) của 8
genotype phân lập từ Bến Tre với các genotype trên thế giới
Bảng 4.25 Kết quả so sánh tỷ lệ tương đồng về amino acid (%) của 8
genotype phân lập từ Bến Tre với genotype vaccine tham
thảo trên ngân hàng gene
Bảng 4.26 Kiểu gene của CPV-2 trên chó dựa trên sự khác biệt của
amino acid trong gene VP2
Bảng 4.27 Hàm lượng kháng thể (HLKT) CPV-2 trên chó trước và sau
tiêm vaccine
Bảng 4.28 Hàm lượng kháng thể CPV-2 trên chó trước và sau tiêm
vaccine theo nhóm giống

xiv

105

106
107

111

114
116


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Danh mục hình
Trang
Hình 2.1 Cấu trúc virus Canine Parvovirus (Frederick, 1999)
13
Hình 2.2 Hình dạng bên ngoài của toàn bộ virion (Tsao et al., 1991) 14
Hình 2.3 Quá trình sinh bệnh học do CPV-2 trong cơ thể chó
18
(McCandlish, 1999)
Hình 2.4 Viêm ruột do Parvovirus (Dudley, 2006)
20
Hình 2.5 Cơ tim bị viêm ở chó 3 tuần tuổi (Dudley, 2006)
21
Hình 2.6 Bộ kít Canine Parvovirus Ag Test
23
Hình 2.7 Bộ kít Asan Easy Test CPV Ab
24
Hình 2.8 Các kít Asan Easy Test CPV Ab đã thử nghiệm
25
Hình 2.9 Các vaccine phòng bệnh cho chó mèo liệt kê trong Bảng
30
2.1
Hình 2.10 Các vaccine phòng bệnh cho chó mèo liệt kê trong Bảng
31
2.1 (tt)

Hình 3.1 Sơ đồ qui trình chẩn đoán bệnh
42
Hình 3.2 Cách lấy mẫu phân trực tràng
43
Hình 3.3 Khuấy đều mẫu phân vào dung dịch đệm
43
Hình 3.4 Nhỏ dung dịch mẫu đã pha vào test thử
44
Hình 3.5 Kết quả dương tính
44
Hình 3.6 Kết quả âm tính
45
Hình 3.7 Máy PCR T100 và hệ thống điện di (Biorad, Mỹ)
49
Hình 3.8 Máy phân tích gene ABI 3130
50
Hình 3.9 Sơ đồ thực hiện chung trong nội dung 3 và 4
53
Hình 3.10 Nhóm chó giống nội
55
Hình 3.11 Nhóm chó giống ngoại
55
Hình 3.12 Lấy máu ở tĩnh mạch chân trước của chó thí nghiệm
56
Hình 3.13 Trích lấy huyết thanh làm thí nghiệm
56
Hình 3.14 Nhãn hiệu bộ kít ELISA xác định kháng thể Parvovirus
56
Hình 3.15 Bảng so màu Easy Test đánh giá hiệu giá kháng thể
59

Hình 3.16 Máy đọc kết quả ASAN EASY CHECK G-100
60
Hình 3.17 Đưa que thử dương tính với CPV-2 vào máy đọc kết quả
61
Hình 3.18 Thể hiện kết quả
61
Hình 4.1 Tiêu chảy phân lẫn máu bết hậu môn
64
Hình 4.2 Tiêu chảy phân lẫn máu đỏ tươi
64
Hình 4.3 Dịch ói có màu vàng đậm
72
Hình 4.4 Chó tiêu chảy phân có lẫn máu
72
Hình 4.5 Ruột chó bị viêm sưng trong bệnh do CPV-2
73
xv


Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16


Gan, mật sưng to trong bệnh do CPV-2
Viêm cơ tim
Dạ dày xuất huyết
Viêm ruột xuất huyết
Điện di sản phẩm PCR của các genotype của CPV-2
Cây phát sinh loài của 32 genotype của CPV-2 phân lập
tại một số tỉnh thành của ĐBSCL
Cây phát sinh loài của 8 genotype của CPV-2 phân lập tại
thành phố Cần Thơ
Cây phát sinh loài của 8 genotype của CPV-2 phân lập tại
tỉnh Đồng Tháp
Cây phát sinh loài của 8 genotype của CPV-2 phân lập tại
tỉnh Tiền Giang
Cây phát sinh loài của 8 genotype của CPV-2 phân lập tại
tỉnh Bến Tre
Trình tự amino acid rút gọn vùng gene VP2 các genotype
của CPV-2 Việt Nam và thế giới

xvi

73
73
73
74
76
85
91
93
102

108
109


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

BPV
CPE

Bovine Parvovirus
Cytopathogenic effect

CPV

Canine Parvovirus

CPV-2

Canine Parvovirus type 2

CPV-2a

Canine Parvovirus type 2a

CPV-2b


Canine Parvovirus type 2b

CPV-2c

Canine Parvovirus type 2c

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

Parvovirus gây bệnh trên bò

Bệnh tích tế bào
Parvovirus gây bệnh trên
chó
Parvovirus gây bệnh trên
chó chủng 2
Parvovirus gây bệnh trên
chó chủng 2a
Parvovirus gây bệnh trên
chó chủng 2b
Parvovirus gây bệnh trên
chó chủng 2c
Đồng bằng sông Cửu Long

DITC

Doseinfectious


tissue

DNA

culture
Desoxyribonucleic acid

EIA

Enzyme ImmunoAssay

Liều truyền cấy gây nhiều
trên mô
Axit nhân ADN

HA

Xét nghiệm miễn dịch
enzyme
Enzyme
linked
Xét nghiệm miễn dịch liên
immunosorbent assay
kết enzyme
Feline panleukopenia virus
Virus gây bệnh bạch cầu
trên mèo
Goat Parvovirus
Parvovirus gây bệnh trên dê
Hemagglutination test

Phản ứng ngưng kết hồng

HI

Hemagglutination inhibition

IFN

test
Interferon

IgA

Immunoglobulin A

IgG

Immunoglobulin G

ELISA
FPV
GPV

cầu
Phản ứng ngăn trở ngưng
kết hồng cầu
Cản nhiễm tố

xvii


Lớp kháng thể A
Lớp kháng thể G


IgM
IM

Immunoglobulin M
Intramuscular injection

Lớp kháng thể M
Tiêm bắp cơ

IV

Intravenous injection

Tiêm tĩnh mạch

kDa

Kilodalton

Ký lô đa ton

KN

Kháng nguyên

Kháng nguyên


KT

Kháng thể

Kháng thể

LPS

Lipopolysaccharide

Hợp chất giữa mỡ và đường

MEV

Mink enteritis virus

Virus gây viêm ruột trên
chồn
Virus thoáng qua

MVM

minute virus of mice

PCR

Polymerase chain reaction

Phản ứng chuỗi polymerase


PLA2

Phospholipase A2

Dạng hợp chất phốt pho và
mỡ
Parvovirus gây bệnh trên
heo
Phản ứng miễn dịch phóng
xạ
Axit nhân dạng ARN

PPV

Porcine Parvovirus

RIA

Radio Immuno Assay

RNA

Ribonucleic acid

TP HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành Phố Hồ Chí Minh


VP1

Viral protein 1

Vùng 1 cấu trúc protein của
virus
Vùng 2 cấu trúc protein của
virus
Vùng 3 cấu trúc protein của
virus
Phản ứng chuỗi Polymerase
đẳng nhiệt
Vaccine mã hóa số 1

VP2

Viral protein 2

VP3

Viral protein 3

iiPCR
V1

Insulated isothermal
polymerase chain reaction
Vaccine 1


V2

Vaccine 2

Vaccine mã hóa số 2

V3

Vaccine 3

Vaccine mã hóa số 3
xviii


HL
KT

Hàm lượng
Kháng thể

Hàm lượng
Kháng thể

BH

Bảo hộ

Bảo hộ

MDCK


Madin-Darby Canine

Tế bào thận chó Madin-

CRFK

Kidney
Crandal Rees Feline
Kidney

Darby
Tế bào thận mèo Crandal
Rees

xix


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của luận án
Bệnh viêm ruột do Canine Parvovirus type 2 (CPV-2) gây ra trên chó là
một bệnh truyền nhiễm cấp tính (Kelly, 1978; Appel et al., 1979; Hoelzer et
al., 2008). CPV-2 được coi là mối đe dọa nhất đối với chó con từ sau cai sữa
đến sáu tháng tuổi. Tuy nhiên, các đợt bùng phát bệnh viêm ruột và tử vong
trên chó trưởng thành do CPV-2 gây ra cũng đã được ghi nhận (Decaro et al.,
2008). Bệnh xảy ra trên tất cả các giống chó, ở mọi lứa tuổi và không phân
biệt giới tính (Castro et al., 2007; Gombac et al., 2008). Bệnh diễn tiến nhanh,
làm chủ nuôi chó khó phát hiện sớm, khi phát hiện là chó đã bệnh nặng khó
điều trị. Các triệu chứng chính của bệnh gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy phân
lỏng có lẫn máu tươi với mùi tanh hôi khó chịu dẫn đến chó mất nhiều máu,

nhiều nước và chất điện giải, rối loạn chuyển hoá, trụy tim mạch, hôn mê rồi
chết (Sherding, 2000; Joshi et al., 2001; Ramprabhu et al., 2002; Miranda et
al., 2016).
Bệnh xuất hiện vào cuối thập niên 1970 và lan nhanh chóng trên toàn thế
giới (Appel et al., 1979; Truyen, 2000). Từ đó đến nay, nhiều nhà khoa học
trên thế giới đã nghiên cứu để hiểu rõ genotype của CPV-2 gây bệnh viêm ruột
trên chó giúp cho công tác phòng và trị bệnh được hữu hiệu. CPV-2 là một loại
virus nhỏ có khả năng đề kháng cực tốt (Houston et al., 1996), với 3 biến thể
là genotype CPV-2a (Carman et al., 1984; McCanslish, 1998), CPV-2b
(Ybanez et al., 1995; McCanslish, 1998) và genotype CPV-2c (Rance, 2000;
Nandi et al., 2009). Trong 3 biến thể trên, genotype CPV- 2c có một mô hình
kháng nguyên khá khác biệt (Cavalli et al., 2008).
Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây cho thấy CPV-2b được xác định
là genotype chính và CPV-2c chiếm tỷ lệ 12,5% đang lưu hành trên đàn chó tại
Hồ Chí Minh và Hà Nội (Ikeda et al., 2000; Nakamura et al., 2004). Sau đó,
có sự hoán chuyển tỷ lệ lưu hành giữa các genotype của CPV-2 trên quẩn thể
chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh, từ genotype chính là CPV-2b nay chuyển
sang CPV-2c là genotype chính và phát hiện genotype mới là New CPV-2a
chiếm tỷ lệ 6,67% (Dung Nguyen Van et al., 2017). Đồng thời, các tác giả trên
đã lập cây phát sinh loài các genotype của CPV-2 đang lưu hành và kết quả
nghiên cứu là nguồn tài liệu, khoa học quý báu giúp ngành thú y kiểm soát
bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó tại địa bàn nghiên cứu.

1


Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp Tiền
Giang, và Bến Tre, tại thời điểm (12/2018), tại Đồng bằng sông Cửu Long,
nhu cầu nuôi thú cưng của người dân ngày càng cao; trong đó chó là loài vật
được người dân ưa chuộng nuôi làm thú cưng. Đối với người cao tuổi, người

độc thân neo đơn, trẻ con,… thân thiện và xem thú cưng là bầu bạn mỗi ngày,
thậm chí có khi còn xem thú cưng là một thành viên trong gia đình. Mặc dù tỷ
lệ bệnh viêm ruột trên chó do CPV-2 là 43,3% (Dung Nguyen Van et al., 2017)
và tỷ lệ điều trị khỏi triệu chứng bệnh là khá cao 86,3% (Lê Minh Thành,
2009). Nhưng khi thú cưng bệnh, những ngày điều trị chưa khỏi hoặc không
điều trị khỏi bệnh, sẽ là những ngày không tránh khỏi làm chủ nuôi lo lắng, sa
sút tinh thần,... Tuy nhiên, hiện tại, chưa có nghiên cứu về căn bệnh do
Pavovirus trong phạm vi rộng cấp khu vực như khu vực ĐBSCL. Do vậy, việc
nghiên cứu căn bệnh này tại khu vực ĐBSCL là cần thiết giúp cho công tác
phòng và can thiệp bệnh được chủ động hơn nhằm giảm thiệt hại về kinh tế và
đặc biệt là hạn chế được tổn thất về tình cảm của con người đối với thú cưng.
Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó
tại một số tỉnh thành ĐBSCL được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Giải trình tự, định genotype, lập cây phát sinh loài, xác định tỷ lệ nhiễm
bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó, đánh giá độ tương đồng về đặc điểm di
truyền học phân tử của genotype của CPV-2 gây bệnh với các genotype
vaccine trên ngân hàng gene; đánh giá hiệu quả điều trị và khả năng bảo hộ
của vaccine phòng bệnh do CPV-2, nhằm giúp cho ngành thú y có định hướng
can thiệp khắc phục triệu chứng bệnh, sản xuất và sử dụng vaccine phòng,
chống bệnh viêm ruột do CPV-2 trên đàn chó thuộc khu vực ĐBSCL đạt hữu
hiệu.
1.3 Ý nghĩa khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu cơ bản đầu tiên ở Việt
Nam về bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó ở phạm vi rộng tại một số tỉnh
thành thuộc ĐBSCL. Từ đó hỗ trợ tích cực cho các nhà thú y trong khu vực về
công tác chế tạo vaccine phòng bệnh, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị bệnh,
đồng thời làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu sau.

2



1.4 Những điểm mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ
thống, trên phạm vi rộng, đối với bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó đang
được nuôi rộng rãi ở một số tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL. Từ đó, lập cây
phát sinh loài, xác định tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó và sự
lưu hành của các genotype của CPV-2 gây bệnh. Đánh giá độ tương đồng về
đặc điểm di truyền học phân tử của genotype của CPV-2 thực địa với các
genoype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene và đánh giá khả năng
bảo hộ của vaccine phòng bệnh do CPV-2 trên chó đang lưu hành tại một số
tỉnh thành thuộc ĐBSCL.

3


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về việc nhiễm
bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Qua nghiên cứu về sự phân bố của bệnh, vào cuối những năm 1970, cho
rằng đây là một bệnh truyền nhiễm mới xảy ra trên chó con đặc trưng bởi viêm
dạ dày, ruột hoặc viêm cơ tim hoặc do cả hai đã xảy ra trên toàn thế giới
(Appel et al., 1979). Trong vòng 12 tháng, CPV-2 được xác định là tác nhân
gây bệnh viêm ruột xuất huyết nặng ở chó (Kelly, 1978; Appel et al., 1979) và
bệnh lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Hầu hết cùng lúc, bệnh cũng được
báo cáo bởi những tác giả khác nhau: ở Canada (Thompson et al., 1978;
Gagnon et al., 1979), Úc (Kelly, 1978), Vương quốc Anh (Jefferies et al.,
1979, McCandlish et al., 1979), New Zealand (Grumbrell, 1979) và Bỉ
(Burtonboy et al., 1979). Những ổ dịch bùng phát này là bệnh mới, hoàn toàn

không liên quan đến virus thoáng qua trên chó (minute virus of canines), được
mô tả lần đầu tiên vào năm 1970, hình như virus thoáng qua này không gây
bệnh trên chó (Binn et al., 1970) và được đặt tên là Canine Parvovirus type 1
(CPV-1).
Qua nghiên cứu sự biến đổi kháng nguyên của CPV-2, năm 1979 và
1980 một vài quốc gia đã sử dụng phương pháp kháng thể đơn dòng, đã phát
hiện và nhận biết một biến thể kháng nguyên của CPV-2. Biến thể này được
đặt tên là genotype Canine Parvovirus 2a (CPV-2a) (Carman et al., 1984). Vào
giữa những năm 1980, virus đã tiếp tục chịu một thay đổi kháng nguyên nữa,
và biến thể mới đã được xác định và gọi là genotype Canine Parvovirus 2b
(CPV- 2b) (Ybanez et al., 1995).
Nghiên cứu về sự hiện diện giữa genotype CPV-2a và CPV-2b, kết quả
cho thấy tỷ lệ giữa hai genotype này ở các nước trên thế giới là không giống
nhau (Truyen, 2000). CPV-2b là loại kháng nguyên chủ yếu ở Mỹ và Nam Phi
(Parrish et al.,1991; Steinel et al., 1998), Thổ Nhĩ Kỳ (Yilmaz et al., 2005).
Trong khi CPV-2a phổ biến hơn so với CPV-2b ở Ý (Sagazio et al., 1998) và
các nước châu Âu khác (Bounavoglia et al., 2001; Mochizuki et al., 2001;
Martin et al., 2002).
Sau đó phát hiện một biến thể kháng nguyên mới tên là CPV-2c đã được
báo cáo gây bệnh trên chó ở châu Âu và Nam Á (Bounavoglia et al., 2001;
Nakamura et al., 2004 và Decaro et al., 2006). Kháng nguyên mới này, hiện
4


đang cùng lưu hành cùng với các kháng nguyên CPV 2a và CPV 2b ở châu Âu
và miền Nam Mỹ (Martella et al., 2004; Perez et al., 2007). Những đột biến
của CPV-2 này trước đây được chỉ định là các đột biến tại vị trí amino acid
426 (Asp thành Glu-426) hiện đã được đặt tên là genotype Canine Parvovirus2c (CPV-2c). CPV-2c cũng được phát hiện tại Việt Nam (Nakamura et al.,
2004) và tính gây bệnh của nó cũng đã được nghiên cứu (Decaro et al.,
2005b).

Bệnh này cũng phổ biến rộng rãi ở châu Á (Khadilkar et al., 1994). Ở Ấn
Độ, lần đầu tiên được báo cáo tại Madras (Balu et al., 1981). Tuy nhiên, sau đó
một năm nó mới được phân lập ở Ấn Độ bởi Ramadass et al. (1982). Và kể từ
đó một vài lần xuất hiện bệnh đã được báo cáo từ các vùng khác nhau của đất
nước Ấn Độ do các biến thể khác nhau của CPV-2 là genotype CPV-2a, CPV2b và CPV-2c. Bệnh xảy ra ở động vật được tiêm chủng và không tiêm chủng
(Deepa et al., 2000; Biswas et al., 2006). Chinchkar et al., (2006) đã nghiên
cứu dịch tễ học về nhiễm trùng CPV-2 trên chó ở Ấn Độ và thấy rằng các
genotype phân lập là CPV-2a chiếm ưu thế hơn genotype CPV-2b ở miền
Trung và Miền Nam Ấn Độ. Nandi et al. (2007), đã nghiên cứu sự xuất hiện
của CPV-2 gây nhiễm trùng ở chó và báo cáo rằng CPV-2b là các genotype
chiếm ưu thế ở miền bắc Ấn Độ.
Các nhà nghiên cứu các genotype của CPV-2 ở Ấn Độ và đã tiết lộ sự
tiến hóa của đột biến CPV-2 không rõ ràng, với sự thay đổi (Asp-426 thành
Glu) xảy ra tại vị trí amino acid 426 và được chỉ định là CPV-2c (Nandi et al.,
2009). Các công bố gần đây cho thấy CPV-2a và CPV-2b lưu hành tại Trung
Quốc (Zhijun Zhong et al., 2014), CPV-2b có mặt ở Hàn Quốc (Seon Ah Park
et al., 2012) và CPV-2c có mặt ở Đài Loan (Chiang SY et al., 2016). Dung
Nguyen Van et al. (2017) đã nghiên cứu về đặc tính di truyền của các virus gây
viêm ruột trên chó tại Việt Nam, trong đó có nghiên cứu về CPV-2 đã báo cáo
CPV-2c là genotype chính gây bệnh viêm ruột trên đàn chó tại Việt Nam
(thành phố Hồ Chí Minh) và phát hiện mới là genotype new CPV-2a.
Nghiên cứu đặc tính di truyền học của Parvovirus type 2 (CPV-2 ) ở
Maputo, Mozambique cho thấy trong 40 mẫu phân khảo sát có 9/40 mẫu phân
dương tính với genotype CPV-2a và 17/40 mẫu phân dương tính với genotype
CPV-2b và không tìm thấy sự hiện diện của CPV-2c. Nhóm tác giã này cũng
cho thấy các genotype phân lập được tương đồng từ 99,6% đến 100%. Hầu hết
các genotype phân lập được ở nước Mozambique nằm trong nhóm các
genotype phân lập ở Nam Phi và có 4 genotype tương đồng với các genotype
5



×