Tải bản đầy đủ (.doc) (220 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------

DƯƠNG THỊ HOÀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------

DƯƠNG THỊ HOÀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số

: 9.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS HÀ MINH SƠN
2. TS. NGUYỄN HỒ PHI HÀ

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Để có ngày hôm nay, hoàn thành được luận án tiến sĩ của mình, tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Hà Minh Sơn và cô
giáo TS. Nguyễn Hồ Phi Hà đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi,
luôn động viên và giúp đỡ tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn
thành Luận án. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành gửi tới toàn thể các thầy, cô
giáo của Học viện Tài chính, các nhà khoa học phản biện độc lập và các thầy, cô
giáo đã tham gia giảng dạy, góp ý, chỉnh sửa để luận án của tôi được hoàn thiện
Tôi xin cám ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công tác tại các Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam, các khách hàng của ngân hàng đã hỗ trợ tôi về tài
liệu, số liệu để nghiên cứu,… và đã dành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến đối với
các phiếu khảo sát của tôi
Tôi xin cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các
đồng nghiệp tại Khoa Quản lý kinh doanh đã góp ý, động viên, tạo điều kiện về thời
gian và hỗ kinh phí học tập để tôi hoàn thành luận án
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè và gia đình đã luôn kịp
thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án của
mình.
Tác giả luận án


Dương Thị Hoàn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực và được trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ theo
quy định. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Dương Thị Hoàn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AEC
AFTA
BCTC
CAR
CBNH
CBTD
CIC
CN&PGD
CNTT
CLTD
CPTPP
DN
DNNVV
EBIT

EFA
HĐQT
HĐTD
IMF
KH
M&A
NH
NHNN
NHTM
NHTMCP
NPL
NHNNg
NVNH
LNST
LNTT
QTTD
OTC
RRTD
QTRRTD
ROA
ROE
SME
KHCN
KMO
KSNB
TCTD
TD
TMCP
TSBĐ
VIF

VPSC
WTO

Giải nghĩa
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
Báo cáo tài chính
Tỷ lệ an toàn vốn
Cán bộ ngân hàng
Cán bộ tín dụng
Trung tâm Thông tin tín dụng
Chi nhánh và phòng giao dịch
Công nghệ thông tin
Chất lượng tín dụng
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lợi tức trước thuế và lãi suất
Phân tích nhân tố khám phá
Hội đồng quản trị
Hoạt động tín dụng
Quỹ tiền tệ quốc tế
Khách hàng
Mua bán và sát nhập
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Tỷ lệ nợ xấu
Ngân hàng nước ngoài

Nhân viên ngân hàng
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế
Quy trình tín dụng
Thị trường chứng khoán phi tập trung
Rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng
Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khách hàng cá nhân
Kaiser-Meyer-Olkin
Kiểm soát nội bộ
Tổ chức tín dụng
Tín dụng
Thương mại cổ phần
Tài sản bảo đảm
Hệ số phóng đại phương sai
Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện
Tổ chức Thương mại Thế giới


XHTD

Xếp hạng tín dụng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1: Thời điểm cổ phần hóa của các NHTM nhà nước

69
Bảng 2.2: Số lượng NHTM ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2018
70
Bảng 2.3: Tài sản và tỷ lệ tăng trưởng tài sản của các NHTMCP Việt Nam
72
từ năm 2014 – 2018
Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng TMCP Việt Nam từ
80
năm 2014-2018
82
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay của các NHTMCP Việt Nam từ 2014-2018
Bảng 2.6: Tỷ lệ Dư nợ cho vay khách hàng/Tài sản của các NHTMCP
85
Việt Nam từ năm 2014 – 2018
Bảng 2.7: NIM của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2014 – 2018
90
Bảng 2.8: ROE và ROA của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
92
từ năm 2014 – 2018
Bảng 2.10: Một số khoản mục tài sản chính và hệ số rủi ro tương ứng
95
Bảng 2.11: Hệ số CAR của một số ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm
97
2014 – 2018
Bảng 2.12: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam năm 2017,
101
2018
Bảng 2.13: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của các NHTMCP
131
Việt Nam



Bảng 2.14: Tổng hợp số lượng phiếu điều tra theo từng NHTMCP Việt
Nam
Bảng 2.15: Thống kê đặc điểm cán bộ ngân hàng tham gia khảo sát

109
134

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 2.1: Cơ cấu tài sản của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2014 – 2018
73
Hình 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của các NHTMCP Việt Nam từ 2014 -2018
73
Hình 2.3: Vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2014 – 2018
74
Hình 2.4: Tiền gửi huy động từ khách hàng và tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi
78
huy động từ khách hàng tại NHTMCP Việt Nam năm 2014 – 2018
Hình 2.5: Dư nợ cho vay khách hàng và tăng trưởng dư nợ cho vay khách
78
hàng tại NHTMCP Việt Nam năm 2014 – 2018
Hình 2.6: Tiền mặt lưu thông/tổng phương tiện thanh toán tại các
79
NHTMCP VN từ năm 2014 – 2018
Hình 2.7: Cơ cấu tổng thu nhập hoạt động tại các ngân hàng thương mại
81
cổ phần Việt Nam tính đến năm 2018

Hình 2.8: Dư nợ cho vay và Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng
83
của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2014 – 2018
Hình 2.9: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ
84
phần Việt Nam từ năm 2014-2018
Hình 2.10: Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tài sản trung bình của các NHTMCP Việt
86
Nam từ năm 2014 – 2018
Hình 2.11: Cơ cấu cho vay theo thời gian của các NHTMCP Việt Nam
88
năm 2018
Hình 2.12: NIM bình quân của các NHTMCP Việt Nam và tỷ lệ tăng giảm
90
NIM từ năm 2014 – 2018
Hình 2.13: ROA, ROE bình quân tại các NHTMCP Việt Nam từ năm
93
2014 – 2018
Hình 2.14: CAR của NH Việt Nam và các nước trên thế giới năm 2018
96
Hình 2.15: Hệ số CAR bình quân của các NHTMCP Việt Nam từ năm
97


2014 – 2018
Hình 2.16: Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tại các NHTMCP từ năm 2014 – 2018
Hình 2.17: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại
NHTMCP Việt Nam 2017, 2018

100

106

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay cơ bản của các NHTM Việt Nam
27
Sơ đồ 1.2: Mô hình quản trị tín dụng tập trung
47
Sơ đồ 1.3: Mô hình “3 vòng kiểm soát” rủi ro tín dụng của NHTM
53
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD
60
NHTMCP Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, Internet của vạn vật,
dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và thế giới, ký kết nhiều hiệp định như: FTA, AEC, gia nhập khối ASEAN, CPTPP.
Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương Việt Nam đang từng bước hội nhập
khẳng định sự lớn mạnh trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín
dụng nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước
Với bản chất là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, ngân hàng thương mại
được coi là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trên thị trường tài chính. Vì
vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có một vị trí hết sức đặc biệt
trong các hoạt động của ngân hàng. Cùng với xu hướng hội nhập của kinh tế thế
giới và sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện,
nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người dân ngày càng tăng, các doanh nghiệp gia tăng

sản xuất, kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ tín dụng của ngân hàng ngày càng
lớn. Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đem lại doanh thu
lớn cho ngân hàng đồng thời hạn chế rủi ro đòi hỏi các ngân hàng phải kiểm soát và
quản lý chất lượng tín dụng thật hiệu quả.
Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn
cho các ngân hàng nhưng vẫn còn nhiều chứa đựng khá nhiều rủi ro, trong đó rủi ro
tín dụng quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, do đó
các ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến các vấn đề về an toàn vốn tín dụng, hiệu
quả cho vay và phát triển bền vững ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự lớn mạnh của một ngân hàng. Chất
lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và
năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thị trường được nâng lên. Vì
vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, công nghệ 4.0 là một đòi hỏi mang tính
cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần
1


Hiện nay, nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã và đang nỗ
lực tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như: nỗ lực nghiên cứu
tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; đổi
mới qui trình, mô hình hoạt động; áp dụng công nghệ hiện đại vào đánh giá, thẩm
định, quản lý khách hàng,…nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, hạn chế
thấp nhất rủi ro tín dụng; tăng cường rà soát các quy định nội bộ, chấn chỉnh công
tác cán bộ, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, điều
chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu,... Do đó, quản lý và nâng cao chất
lượng tín dụng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển mà bất cứ ngân
hàng nào cũng phải đặc biệt quan tâm.
Nghiên cứu sinh với mục đích khái quát hóa một cách có hệ thống nhằm làm

rõ cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng, nhìn nhận thực trạng và nguyên nhân, xác
định được yếu tố ảnh hưởng, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
chất lượng tín dụng nhằm đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn
để nâng cao chất lượng tín dụng, đây là một vấn đề cấp thiết cho các nhà quản trị
ngân hàng hiện đại. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng
của ngân hàng thương mại trên nhiều góc độ nghiên cứu, gắn với lĩnh vực, ngành,
vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu về chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Nâng cao chất
lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình, với mong muốn hoàn thiện lý luận
chuyên môn của bản thân, tiếp cận nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng và
bước đầu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam, góp phần đẩy mạnh sự phát triển hoạt động tín dụng
trong điều kiện hội nhập
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến luận án
Chất lượng tín dụng là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
cũng như các nhà lãnh đạo Ngân hàng. Hiện tại, có nhiều công trình nghiên cứu,
thảo luận khoa học xung quanh vấn đề quản trị tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và
chất lượng tín dụng nói riêng, cụ thể như:
2


2.1.1 Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng, nợ xấu
- Trần Trung Tường (2011), “Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương
mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh [36]
Luận án nghiên cứu về sự tác động có tính hệ thống đối với quản trị tín

dụng trong hoạt động ngân hàng, đánh giá năng lực quản trị tín dụng thông qua
các chính sách chủ yếu như quản trị vốn, nguồn vốn; cho vay (trong giới hạn
chỉ tập trung nghiên cứu loại hình cho vay), phân cấp phán quyết tín dụng, chính
sách bảo đảm tiền vay,…Nghiên cứu này phản ánh thực trạng quản trị tín dụng
của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn từ năm
2006 – 2010
Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Trần Trung Tường chỉ được tiến hành với
đối tượng là các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM nên những
kết quả nghiên cứu đó chưa thể áp dụng cho các Ngân hàng thương mại cổ phần
trong cả nước. Do đó, để có được một nghiên cứu tổng hợp, logic cho các Ngân
hàng thương mại cổ phần trong cả nước đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng
hơn, thời gian dài hơn với lực lượng nghiên cứu lớn hơn
- Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh
tế quốc dân [2].
Công trình tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng nói chung và đánh
giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam. Luận án giới hạn về thời gian từ năm 2009 trở về trước và giải pháp đến
năm 2015. Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính cập nhật đến giai
đoạn 2010 – 2015, giải pháp đến năm 2020 với những diễn biến phức tạp và đa
dạng về rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam. Tác giả đi sâu vào nội dung quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, không nghiên cứu chuyên sâu vào chất
lượng tín dụng Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Quang Hiện (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính [13]
3



Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lí luận về rủi ro tín
dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại có bổ sung những thay đổi mới
khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel 2; Hệ
thống hóa các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân
hàng Thương mại trên thế giới từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi
ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Quang Hiện
đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Quân đội giai đoạn 2011-2015 đưa ra nguyên nhân của những tồn tại trong
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Đề xuất
các giải pháp, các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát
Tài chính quốc gia nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội.
- Trần Thị Việt Thạch (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel
2 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện Tài chính [34]
Luận án này đã hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tiếp
cận theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng thương mại, làm rõ các lợi
ích khi Ngân hàng thương mại thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 và các
điều kiện để các Ngân hàng thương mại triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel
2. Đánh giá đúng thực trạng quản trị rủi ro tín dụng để xác định mức độ đáp ứng
chuẩn mực Basel 2 về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và các điều kiện thực
hiện giải pháp để triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2, mục tiêu
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đạt chuẩn Basel 2 vào
cuối năm 2020.
- Nguyễn Như Dương (2018), “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Tài chính [9]
Luận án trên đã sử dụng những kiến thức lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín

dụng: nội dung, mô hình đo lường rủi ro tín dụng, mô hình quản trị rủi ro tín dụng
và quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel 2 để phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn
diện thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt nam. Với phương pháp này luận án đã chỉ ra mức độ thành công, đưa ra
4


những kết quả nghiên cứu thực trạng đáng tin cậy, đây là phương pháp đánh giá
thực trạng có nhiều ưu điểm hơn so với các công trình có đề tài tương tự đã công
bố. Đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm tăng cường công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam đến năm 2030 như: Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng, ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng và xây dựng hệ thống cảnh báo
sớm, thiết lập mô hình đo lường rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất
một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
2.1.2 Nghiên cứu về nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
- Luận án tiến sỹ với đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt
Nam” của Nguyễn Thị Hoài Phương tại Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012 [32]
Công trình nghiên cứu đã đề cập đến quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương
mại Việt Nam trong những năm 2005-2011, phạm vi đề tài nghiên cứu khá rộng,
liên quan đến tất cả các ngân hàng thương mại. Vì vậy, số liệu và cách đánh giá
về nợ xấu mang tính tổng quát chung đối với hệ thống ngân hàng thương mại
- Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế tại Học viện Tài chính
Luận án đã tổng hợp và phân tích một cách hệ thống về thực trạng quản lý nợ
xấu của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2014. Trên cơ sở phân tích
những kết quả đạt được và hạn chế, luận án đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế trong quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam. Kết hợp với kinh nghiệm
quản lý nợ xấu của các NHTM ở một số quốc gia trên thế giới, luận án đã đề xuất

các giải pháp thiết thực nhằm góp phần tăng cường quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT
Việt Nam trong thời gian tới.
2.1.3 Nghiên cứu về chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng
- Trần Văn Dự (2010), “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất
tại các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu vực đồng bằng Bắc
bộ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng [8]
Đề tài tập trung phân tích rõ thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất và
ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất đối với các chi nhánh
Agribank khu vực đồng bằng Bắc bộ và đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là kinh tế nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn. Đề tài cũng nghiên cứu đề xuất
5


giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng cho vay vốn hộ sản xuất tại
các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực
đồng bằng Bắc bộ. Thực trạng được tập trung nghiên cứu là giai đoạn 2001 2008, dự báo và tầm nhìn giai đoạn 2009 - 2015.
- Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, luận
án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân [11]
Luận án trên nghiên cứu chất lượng tín dụng với phạm vi nghiên cứu là
Vietcombank đặt trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế
và đang thực hiện các chính sách mở cửa đối với lĩnh vực ngân hàng. Tác giả
nghiên cứu chất lượng tín dụng theo hướng tiếp cận từ phía thẩm định khách
hàng vay vốn thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng được áp dụng tại hệ thống
Vietcombank và chỉ ra rằng việc phản ánh chất lượng tín dụng qua việc áp dụng
hệ thống xếp hạng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng để ra quyết định cho vay
là một tất yếu của các Ngân hàng thương mại trong thời kỳ mở cửa áp dụng theo
các thông lệ quốc tế, từ đó đánh giá được thực chất hoạt động kinh doanh của
khách hàng thông qua nhiều tiêu chí khác nhau nhằm hạn chế được rủi ro. Từ
việc đánh giá và phân tích dữ liệu qua hệ thống XHTD nội bộ đối với danh mục

khách hàng vay vốn tại Vietcombank tác giả đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại như việc áp dụng quy
trình cho vay, hệ thống quản trị rủi ro, chất lượng thẩm định khoản cho vay...
Tác giả Nguyễn Thị Thu Đông đã nêu ra được nhóm nhân tố chủ quan tác
động đến chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại gồm: (1) Chính sách tín dụng
của mỗi ngân hàng; (2) Quy trình tín dụng, công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ
của Ngân hàng thương mại; (3) Hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách
hàng vay vốn; (4) Hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng thương mại; (5) Công
tác tổ chức bộ máy; (6) Chất lượng nhân sự của ngân hàng; (7) Hệ thống công nghệ
ngân hàng; (8) Nguồn vốn của ngân hàng.
- Nguyễn Thị Như Thủy (2015), “ Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam”, Luận án tiến sỹ kinh
tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [35]
Công trình đã nêu hiệu quả tín dụng từ góc độ ngân hàng dựa trên hai
nhóm chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu thứ nhất là đo lường hiệu quả tín dụng qua việc
6


xác định lợi nhuận từ hiệu quả tín dụng thể hiện qua quy mô và tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận từ hiệu quả tín dụng. Nhóm chỉ tiêu thứ hai là đo lường hiệu
quả tín dụng thông qua nhóm chỉ tiêu trung gian gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá
tín dụng chung được thể hiện qua quy mô tín dụng và chỉ tiêu phản ánh tốc độ
tăng doanh số từ tín dụng, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp thể hiện qua
tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ, vòng
quay vốn tín dụng. Từ việc đưa ra các chỉ tiêu phân tích, tác giả nêu các nhân tố
ảnh hưởng bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Các nhân tố
bên trong được thể hiện qua chính sách tín dụng, khả năng huy động vốn, chất
lượng bộ máy tổ chức quản lý, chất lượng cán bộ tín dụng, quy trình tín dụng,
kế hoạch kinh doanh ngân hàng, hệ thống thông tin tín dụng, kiểm tra kiểm
soát nội bộ, công nghệ ngân hàng, uy tín của ngân hàng, danh mục khách

hàng truyền thống, chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Các nhân tố bên ngoài
gồm môi trường pháp lý, những chủ trương chính sách của Ngân hàng Nhà
Nước và các cơ quan có thẩm quyền khác. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp:
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hợp lý, xác định vòng quay vốn tín dụng phù
hợp, gia tăng tài sản có và giảm bớt rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu,...Tác
giả nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Quảng Nam và có sự so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
- Nguyễn Văn Thanh (2015), Luận án tiến sỹ “Chất lượng tín dụng hộ sản
xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Học viện Tài
chính [38]. Theo tác giả, có các nhân tố sau tác động đến chất lượng tín dụng: Chính
sách của Ngân hàng, thông tin tín dụng, quy trình tín dụng, cán bộ Ngân hàng, công
tác tổ chức của Ngân hàng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng và mức
độ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
- Hà Thị Mai Anh (2015), Luận án tiến sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”,
Học viện Tài chính. Theo luận án có các nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng: Lãi
suất tín dụng, tiêu chuẩn tín dụng, chính sách tín dụng, tổ chức bộ máy và quy trình
quản lý tín dụng, thông tin tín dụng và thẩm định dự án, chất lượng nhân sự [1]
- Nguyễn Văn Tuấn (2015), Luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, đại học
Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh [37]. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố
7


tác động đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam bao gồm 9 nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng như sau: (1) Chính
sách tín dụng; (2) Quy trình, quy chế tín dụng; (3) Công tác tổ chức; (4) Chất lượng
nhân sự; (5) Năng lực quản trị; (6) Trang thiết bị công nghệ; (7) Thông tin tín dụng;
(8) Kiểm tra và kiểm soát nội bộ; (9) Huy động vốn.
- Hội thảo Khoa học Quốc gia (2017), “Áp dụng Basel 2 trong quản trị rủi

ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam: cơ hội, thách thức và lộ trình thực
hiện”, đại học Kinh tế quốc dân.[10]
Kết quả từ các nghiên cứu gửi tới Hội thảo cho thấy: Hầu hết các ngân hàng
đã thành lập Ban quản lý dự án Basel 2; tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng
đã cao hơn 10% (vượt so với quy định 9%), tuy vậy vẫn thấp hơn so với các nước
trong khu vực; các Ngân hàng thương mại rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ
thống quản trị rủi ro nhưng rủi ro về nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn; vấn đề khác biệt về
chuẩn mực kế toán và công bố thông tin hiện tại so với chuẩn mực quốc tế. Các
thách thức được nhận diện trong quá trình triển khai Basel 2 bao gồm: Nguồn nhân
lực, tăng vốn chủ sở hữu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chi phí đầu tư triển
khai Basel 2 tại các ngân hàng.
2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến luận án
Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan
đến tín dụng như: Hoạt động tín dụng, hiệu quả tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi
ro hay liên quan trực tiếp đến chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả xin đề cập đến một số
công trình chủ yếu sau đây:
2.2.1 Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
- Nghiên cứu của Goetz và Gupta (1996) [55] về tác động của giới tính,
quyền lực, hoạt động kiểm soát đến việc sử dụng tiền vay của chương trình tín
dụng nông thôn ở Bangladesh
Để đánh giá về tác động của giới tính, quyền lực, hoạt động kiểm soát đến
việc sử dụng tiền vay của chương trình tín dụng nông thôn ở Bangladesh,
Goetz và Gupta (1996) thực hiện đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng bởi tỷ
lệ trả nợ của KH. Goetz và Gupta (1996) cho rằng tỷ lệ trả nợ của KH càng cao
thì hoạt động TD được xem càng có hiệu quả.
8


- Nghiên cứu của Ahmed và Malik (2015) [50] về mối quan hệ giữa sự

quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động cho vay: Bằng chứng thực
nghiệm tại các ngân hàng ở Pakistan
Ahmed và Malik (2015) thực hiện nghiên cứu sự tác động của các nhân tố:
kỳ hạn TD, kết quả đánh giá KH, sự kiểm soát rủi ro tín dụng và chính sách TD
đến hiệu quả hoạt động cho vay. Ahmed và Malik (2015) tiến hành khảo sát
157 cán bộ quản lý TD của hai NH Islamabad and Rawalpindi. Thang đo
Likert 5 mức được sử dụng để đo lường sự đánh giá của đối tượng được nghiên
cứu. Phương pháp thống kê, mô tả, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được sử
dụng. Mô hình hồi quy bội được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa hệ thống
quản lý rủi ro tín dụng qua bốn nhân tố kỳ hạn TD, kết quả đánh giá KH, sự
kiểm soát rủi ro tín dụng và chính sách TD và hiệu quả hoạt động cho vay. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố trên đều có tác động tích cực đến hiệu quả
hoạt động cho vay.
2.2.2 Nghiên cứu về rủi ro tín dụng
- KPMG ( 2008) nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng: Ngoài Basel 2
Công trình tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi trong quản trị rủi
ro tín dụng hiện đại của Ngân hàng thương mại: dữ liệu liên quan đến hoạt
động tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống kiểm tra sức chịu
đựng, quản lý danh mục tín dụng, quản lý nợ xấu… Người đọc có thể hiểu
sâu hơn về những nội dung quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng hiện đại,
các cơ hội, thách thức và lợi ích Ngân hàng thương mại nhận được khi thực hiện
Basel 2 trong quản trị rủi ro tín dụng [61]
- N.Grace (2012) [56] nghiên cứu về hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng
đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya
Tác giả đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng luôn luôn là mối quan tâm không chỉ
của ngân hàng mà toàn bộ doanh nghiệp thế giới vì những rủi ro của một đối tác
thương mại không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ của mình có thể gây nguy
hiểm nghiêm trọng đến công việc của các đối tác khác. Nghiên cứu này cho thấy
rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa hiệu quả tài chính (thể hiện ở chỉ tiêu lợi
nhuận) và quản trị rủi ro tín dụng (thể hiện ở chỉ tiêu nợ xấu và an toàn vốn).

Các kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu ( NPL) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
9


có tác động tiêu cực và tương đối đáng kể đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE). Trong đó, NPL có ảnh hưởng đến ROE nhiều hơn so với CAR.
- Samuel Hymore Boahene, Julius Dasah và Samuel Kwaku Agyei (2012)
[65] nghiên cứu về rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của các ngân hàng được
lựa chọn ở Ghana.
Các tác giả đã phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và
lợi nhuận ngân hàng ở Ghana. Theo nghiên cứu này, ngân hàng giống như tất cả
các loại hình doanh nghiệp khác đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro
lãi suất, ngoại tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro chính trị, rủi ro công
nghệ và rủi ro tín dụng. Trong số này rủi ro tín dụng cần được quan tâm đặc biệt.
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của một
số ngân hàng được lựa chọn ở Ghana
2.2.3 Nghiên cứu về chất lượng tín dụng
- A.Burak Guner (2007)[49] nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ hội cho vay
và chất lượng tín dụng, phân tích danh mục tín dụng.
Tác giả chỉ ra rằng các ngân hàng càng đa dạng hóa về sản phẩm trong
danh mục tín dụng thì càng phân tán được rủi ro, dẫn đến chất lượng tín dụng
càng được nâng cao. Nghiên cứu cũng nói đến sự chặt chẽ trong các tiêu chuẩn
về tín dụng phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài của các khách hàng đi vay tiềm
năng của ngân hàng. Đây là nghiên cứu về tiêu chuẩn tín dụng nói chung của các
ngân hàng tại các nước phương tây
- Faiçal Belaid (2014) [54] Nghiên cứu về chất lượng hoạt động tín dụng

Faiçal Belaid (2014) tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố nội tại
của các NH ở Tunisian như: năng lực điều hành, tính hiệu quả của việc sử dụng
chi phí, quy mô nguồn vốn NH, sự tăng trưởng TD và lợi nhuận đến chất lượng

TD. Biến độc lập là sự tăng trưởng GDP và các đặc điểm của KH doanh nghiệp
đến chất lượng hoạt động TD. Tác giả tiến hành nghiên cứu 9000 doanh nghiệp
là KH của 10 NH lớn nhất Tunisian – Thụy Sỹ từ năm 2001 đến năm 2011. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các NH sử dụng chi phí không hiệu quả, vốn chủ sở
hữu thấp, tồn tại nhiều sự khác biệt thì có chất lượng TD thấp. Sự tăng trưởng
GPD và các đặc điểm của KH có vai trò quan trọng khi đánh giá CLTD của các
NH.
- Laivi Laidroo, Kadri Mannasoo (2017)[62] nghiên cứu về các cam kết tín
10


dụng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Các tác giả tập trung vào việc phân tích rủi ro của các ngân hàng phát sinh từ
sự tăng trưởng tín dụng và các cam kết tín dụng ngoại bảng có khả năng tăng quá
mức. Chất lượng tín dụng được điều tra cả trong bối cảnh vĩ mô và vi mô, sử dụng
bảng điều tra của 28 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 2004-2014 và bảng điều tra
của 478 ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 2004-2013. Kết quả ước lượng dữ liệu
bảng xác nhận rằng sự gia tăng tỷ số cam kết tín dụng đối với tổng tài sản là một
cảnh báo trước cho sự tăng trưởng trong tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro. Phương
pháp dự báo đồng thời minh họa rằng tác động bất lợi của các cam kết tín dụng đối
với chất lượng tín dụng bắt nguồn từ bối cảnh bùng nổ tín dụng. Từ đó chứng minh
được rằng tác động kinh tế của các cam kết tín dụng đối với chất lượng tín dụng là
đáng kể so với các yếu tố quyết định chất lượng tín dụng truyền thống (tăng trưởng
GDP thực và tăng trưởng tín dụng thực tế)
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng đưa ra những lí luận cơ bản
về nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu đề
cập trên đây còn một số “khoảng trống” chưa được nghiên cứu, chưa được làm rõ
như sau:
 Về nghiên cứu lý luận

Cơ sở lý luận của các nghiên cứu về nâng cao CLTD tại NHTM chưa có tính
hệ thống và cập nhật về chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại
trong thời gian gần đây, đặc biệt trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
đang thực thi lộ trình Hiệp ước Basel 2 về an toàn vốn
 Về nghiên cứu thực tiễn
Một là, các nghiên cứu trước đây về CLTD trong phạm vi NHTM chủ yếu
được thể hiện qua các nội dung như: tăng trưởng tín dụng, hiệu quả tín dụng, rủi
ro tín dụng, quản lý nợ xấu,… ở các lĩnh vực tài trợ cụ thể của ngân hàng như:
cho vay hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa,...
Hai là, phần lớn các nghiên cứu trước tập trung đề cập CLTD nhưng tại
một NHTM cụ thể hoặc một địa bàn cụ thể như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng,...mà chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện vấn
11


đề nâng cao CLTD tại khối các NHTM cổ phần Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn
từ năm 2014 – 2018. Đây là nhóm ngân hàng đã và đang được đặt ra những yêu cầu
cấp bách trong việc tái cấu trúc để đảm bảo an toàn hệ thống và an ninh tài chính
quốc gia
Ba là, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả trước đó đã xây
dựng mô hình nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD tại các
Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do khác biệt về thời gian và không gian, những
biến động của nền kinh tế vĩ mô nên hướng và mức độ tác động của các nhân tố ở
các nghiên cứu trước đây có thể sẽ không còn phù hợp khi tiến hành nghiên cứu đối
với các NHTM cổ phần Việt Nam thời gian từ năm 2014 – 2018. Do vậy cần phải
xây dựng mô hình nghiên cứu mới hơn để phù hợp với thực trạng các NHTM cổ
phần hiện nay
Bốn là, giải pháp nâng cao CLTD của các NHTM cần có sự phù hợp với từng
giai đoạn hoạt động của hệ thống ngân hàng, gắn liền với những biến động kinh tế

xã hội. Các đề tài nghiên cứu trước đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
CLTD NHTM nhưng chưa toàn diện và cụ thể cho nhóm NHTM cổ phần Việt Nam,
hơn nữa các giải pháp đó được nhìn nhận ở các giai đoạn lịch sử khác nhau mà hệ
thống NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 -2018 rất đa dạng về hình
thức sở hữu, trình độ phát triển, nhân lực, năng lực tài chính, công nghệ
Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả
trước đây, Nghiên cứu sinh nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
một cách đầy đủ về nâng cao CLTD tại các NHTM cổ phần Việt Nam. Với những
phân tích trên cho thấy, đề tài nghiên cứu của luận án mang tính thời sự và có ý
nghĩa cao kể cả về lý luận cũng như thực tiễn. Nội dung nghiên cứu được mở rộng
và sâu hơn, như vậy không có sự trùng lắp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
các công trình trước đó. Do đó, đề tài về nâng cao CLTD vẫn còn là vấn đề cấp
thiết và có nhiều điểm mới đòi hỏi phải có nghiên cứu, đánh giá đúng trong tình
hình rủi ro tín dụng ngày một tăng cao. Những “khoảng trống” trên đây của các
công trình nghiên cứu đã gợi cho tác giả những hướng nghiên cứu mới nhằm thực
hiện tốt luận án của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
12


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung ở trên, mục tiêu cụ thể trong luận án là:
- Tổng hợp, hệ thống hóa làm rõ các vấn đề lý luận về CLTD NHTM; Phân
tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NHTM
- Phân tích thực trạng CLTD của các NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn
2014 – 2018; Xây dựng thang đo phân tích, mô hình kinh tế lượng để đánh giá mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTD NHTM; Đánh giá những kết quả đạt được,

hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng của các Ngân hàng TMCP Việt Nam đến năm 2030.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành những mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu của luận án đi
vào giải quyết các câu hỏi sau:
- Thế nào là chất lượng tín dụng? Nhân tố nào tác động đến chất lượng tín
dụng tại các Ngân hàng thương mại? Tiêu chí đánh giá CLTD của các NHTM là gì?
- Thực trạng chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2018 như thế nào? Sự tác động của các nhân tố đến
chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2014
– 2018 được đánh giá như thế nào?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam đến năm 2030?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Không gian nghiên cứu
Tính đến 31/12/2018, tại Việt Nam có 31 NHTMCP, trong đó có 3 ngân
hàng TMCP Nhà nước (Vietinbank, BIDV, Vietcombank) và 28 NHTMCP tư nhân.
Phạm vi nghiên cứu nói chung của tác giả là tất cả các NHTMCP Việt Nam. Bên
cạnh đó, để có cơ sở đánh giá CLTD cụ thể, chi tiết hơn, luận án tập trung thu thập
13


và phân tích số liệu của 15 ngân hàng trong số 31 NHTMCP, bao gồm: BIDV,
Vietinbank,


Vietcombank,

Techcombank,

MB,

SHB,

ACB,

TPBank,

Lietvietpostbank, Maritimebank, VPBank, VIB, HDBank, Sacombank, Eximbank.
Lý do lựa chọn 15 NHTMCP trên để chủ yếu phân tích vì tổng tài sản và vốn điều
lệ của 15 ngân hàng trên chiếm phần lớn trong hệ thống NHTM.
Mặt khác, 10 NHTMCP trong số 15 ngân hàng trên được NHNN lựa chọn
thí điểm triển khai Basel II tại Việt Nam là: VietinBank, Vietcombank, BIDV,
MB, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank, Maritime Bank và VIB. Vì vậy,
việc nghiên cứu 10 ngân hàng trên giúp tác giả kế thừa được các kết quả tối ưu
nhất về phương pháp quản trị tín dụng tại các ngân hàng này vào nghiên cứu về
chất lượng tín dụng
Như vậy, 15 ngân hàng TMCP trên được chọn có thể đại diện làm mẫu tiêu
biểu, thể hiện được rõ nét bức tranh hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP
Việt Nam. Số liệu thu thập được nhằm mục đích đánh giá CLTD của các NHTMCP
trung thực và toàn diện.
4.2.2 Thời gian nghiên cứu
Thực trạng chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam được phân tích ở giai đoạn từ năm 2014 – 2018, các giải pháp, kiến nghị đề
xuất đến năm 2030. Một số bảng số liệu tác giả có thể giới hạn thời gian hẹp hơn
là năm 2018 để minh chứng cho một số thời điểm cần phân tích và đánh giá có

tính chất điển hình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp như sau:
5.1 Phương pháp thống kê, thu thập số liệu
Tác giả thống kê, thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến chất lượng
tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo chuỗi thời gian từ
các báo cáo nội bộ của NHTM, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và
xuống quan sát trực tiếp ở Sở giao dịch, một số chi nhánh để thu thập thông tin và
số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án
- Số liệu sơ cấp
Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả đã tham gia các hội thảo về tín
dụng, tiếp cận với các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam để thu thập số liệu.
14


Bên cạnh đó tác giả cũng tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh
vực tài chính – ngân hàng để góp ý khoa học cho luận án. Đây chính là cơ sở để
tác giả xây dựng khung lý thuyết và hoàn thiện giải pháp cho luận án.
Trong phạm vi luận án, phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả
thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các nhà quản lý, chuyên gia, các nhân
viên ngân hàng, cán bộ tín dụng ngân hàng. Tác giả cũng đã nghiên cứu và tổng
hợp tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên quan đã được công bố giúp tác giả
tập hợp các nhân tố và biến quan sát từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ cho
quá trình điều tra thử với các chuyên gia. Tác giả tận dụng tối đa cơ hội phỏng vấn
các chuyên gia trong ngành để chỉnh sửa mô hình nghiên cứu và xây dựng các công
cụ thu thập số liệu sơ cấp trong quá trình điều tra chính thức
Sau khi nghiên cứu định tính tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ và tiến
hành điều tra thí điểm để biết những khó khăn, vướng mắc của cán bộ quản lý, cán
bộ tín dụng khi điền thông tin vào bảng câu hỏi để điều chỉnh, sửa đổi, hình thành

bảng câu hỏi chính thức. Sau khi thiết kế phiếu khảo sát hoàn chỉnh và chọn mẫu
tiến hành điều tra, phỏng vấn chính thức với đối tượng điều tra là các cán bộ tín
dụng để lấy thông tin điền vào bảng câu hỏi.
Tác giả luận án đã gửi “Phiếu tham khảo ý kiến cán bộ quản lý tín dụng và
cán bộ tín dụng”, qua email, đến gặp trực tiếp và gửi qua bưu điện tới 700 cán bộ
quản lý từ trưởng phó phòng ban và chuyên viên ở hội sở chính các Ngân hàng
thương mại cổ phần; giám đốc và phó giám đốc, trưởng phòng và phó phòng giao
dịch, cán bộ phòng tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần. Kết
quả đã thu về được 518 phiếu trả lời hợp lệ. Kết quả trả lời được tổng hợp minh
chứng khách quan, bổ sung cho những đánh giá của luận án.
- Số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước; báo cáo
thường niên, báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần; niên giám
thống kê; báo cáo nghiên cứu của các hội thảo, các tổ chức kinh tế thế giới như
World Bank, IMF,…
5.2 Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận logic
Thông qua việc thống kê, thu thập số liệu tác giả so sánh, phân tích, tổng hợp
số liệu báo cáo để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín
dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018. Từ đó
15


tác giả suy luận logic để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng
ngân hàng thương mại, luận án có những đóng góp mới sau:
6.1 Đóng góp về mặt lý luận
Một là: Luận án đã tổng hợp và làm rõ thêm một số lý luận về hoạt động
tín dụng và CLTD của Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá và

nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Hai là: Luận án đã khảo sát được kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín
dụng tại một số các Ngân hàng thương mại nước ngoài. Từ đó, luận án rút ra
những bài học có giá trị tham khảo cho các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam về nâng cao chất lượng tín dụng
Ba là: Luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu định lượng gồm 7
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực của các nhân tố: Chiến lược và chính
sách tín dụng, tổ chức và quản trị điều hành, cán bộ tín dụng, kiểm soát nội bộ, công
nghệ thông tin, quản lý rủi ro tín dụng. Những kết quả này phù hợp với lý thuyết cũng
như kết quả của các nghiên cứu đã công bố trước đây nhưng mức độ và thứ tự ảnh
hưởng đã có nhiều thay đổi. Luận án cũng đưa ra bằng chứng định lượng cho thấy
những ảnh hưởng tích cực của nhân tố “Quản lý rủi ro tín dụng” đến chất lượng tín
dụng của ngân hàng thương mại mà các nghiên cứu trước đây chưa kiểm chứng
Bốn là, Để đánh giá toàn diện CLTD, luận án phân tích các nhóm chỉ tiêu
đánh giá như: quy mô và tăng trưởng tín dụng, khả năng sinh lời của ngân hàng, mức
độ đảm bảo an toàn tín dụng
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Một là, luận án đã phân tích chi tiết thực trạng chất lượng tín dụng tại các
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo các chỉ tiêu. Đặc biệt, bằng việc thu
thập thông tin qua phiếu khảo sát tại các Ngân hàng thương mại cổ phần và mô
hình định lượng, luận án đã đánh giá chất lượng tín dụng của các Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 qua các nhân tố ảnh hưởng.
Sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng đã góp phần tăng độ tin cậy
16


cho những nhận xét và đánh giá của luận án về chất lượng tín dụng của các Ngân
hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2014-2018. Điều này rất cần thiết đối với các
nhà hoạch định chính sách, các Ngân hàng thương mại, bởi lẽ cho đến nay còn thiếu

những phân tích, luận cứ chi tiết, khoa học về thực trạng chất lượng tín dụng tại các
Ngân hàng thương mại cổ phần
Hai là, trên cơ sở đề cập đến những định hướng nâng cao chất lượng tín
dụng đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đến năm 2030, luận án
đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của
các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Các giải pháp và kiến nghị đã phần
nào bám sát theo những phân tích lý luận và thực tế đánh giá về chất lượng tín
dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác
giả, danh mục bảng, biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội
dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam

17


×