Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Sinh Kế Của Người Mường Ở Xã Cẩm Lương, Huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 196 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẾ ANH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẾ ANH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
Ngành: Nhân học
Mã số : 9 31 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Xuân Đính
2. PGS.TS. Trần Văn Thức



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Những tư liệu và luận điểm mà Luận án kế thừa của các
tác giả đi trước đều được ghi rõ xuất xứ.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thế Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ Nhân học với đề tài "Sinh kế
của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện
nay", tôi nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân. Nhân đây,
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
- Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học
viện đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và
bảo vệ luận án;
- Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - nơi tôi
đang công tác đã tạo các điều kiện thuận lợi để tôi được theo học chương trình
nghiên cứu sinh khóa 2015 - 2018, cũng như giúp tôi các thủ tục cần thiết
trong quá trình viết và bảo vệ luận án;
- Lãnh đạo UBND và cán bộ các bộ phận giúp việc thuộc UBND xã Cẩm
Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, bà con người Mường, người Việt
ở các thôn làng trong xã đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận, khai thác

các nguồn tư liệu cho luận án trong các đợt điền dã từ 2015- 2017;
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án;
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Bùi
Xuân Đính và PGS.TS. Trần Văn Thức đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định
hướng đề tài, tiếp cận các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập và
xử lý tư liệu, thực hiện các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành tốt luận án.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thế Anh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................ 9
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người ..................................................... 9
1.1.2. Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của người Mường ..... 18
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án .................................................................................. 22
1.2.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 22
1.2.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 28
1.3. Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu ................................................. 32
1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương .................................................................................. 32
1.3.2. Người Mường ở xã Cẩm Lương ...................................................................... 42
Tiểu kết Chương 1…………………………………………………………... 50
Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC
CÁC SẢN VẬT TỰ NHIÊN.................................................................................... 53

2.1. Các nguồn vốn của hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác tự nhiên .... 53
2.1.1. Vốn tự nhiên....................................................................................................... 53
2.1.2. Vốn vật chất ....................................................................................................... 54
2.1.3. Vốn tài chính ...................................................................................................... 57
2.1.4. Vốn xã hội .......................................................................................................... 58
2.1.5. Vốn con người ................................................................................................... 60
2.2. Nông nghiệp ......................................................................................................... 61
2.2.1. Trồng trọt ............................................................................................................ 61
2.1.2. Chăn nuôi ........................................................................................................... 71
2.3. Lâm nghiệp và khai thác các sản vật tự nhiên.................................................... 78
2.4. Thủ công nghiệp và đi làm công nhân các doanh nghiệp ................................. 81
Tiểu kết Chương 2…………………………………………………………... .83


Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ........................................................... 85
3.1. Các nguồn vốn cho hoạt động dịch vụ ............................................................ 85
3.2. Nhìn nhận chung về các hoạt động dịch vụ ở xã Cẩm Lương hiện nay .. 87
3.3. Hoạt động dịch vụ du lịch ở khu Suối cá Cẩm Lương ................................ 91
3.3.1. Những tiền đề khách quan cho sự hình thành các hoạt động dịch vụ du lịch
và khu du lịch Suối cá .................................................................................................. 91
3.3.2. Các hình thức dịch vụ du lịch đầu tiên ............................................................ 94
3.3.3. Các hình thức dịch vụ du lịch ở khu vực Suối cá Cẩm Lương ..................... 96
Tiểu kết Chương 3…………………………………………………………...114
Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU SINH KẾ HIỆN NAY
CỦA NGƯỜI MƯỜNG XÃ CẨM LƯƠNG......................................................116
4.1. Đánh giá biến đổi sinh kế của người Mường xã Cẩm Lương..................116
4.1.1. Những mặt tích cực, hiệu quả.........................................................................116
4.1.2. Những mặt chưa hiệu quả ...............................................................................122
4.1.3. Nhìn nhận biến đổi sinh kế từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học .................125
4.2. Những thuận lợi và khó khăn về sinh kế hiện nay của người Mường xã

Cẩm Lương ...............................................................................................................131
4.2.1. Những thuận lợi ...............................................................................................131
4.2.2. Những khó khăn ..............................................................................................134
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị từ kết quả nghiên cứu .......................................140
4.3.1. Cơ sở của đề xuất kiến nghị............................................................................140
4.3.2. Các kiến nghị cụ thể ........................................................................................141
Tiểu kết Chương 4…………………………………………………………. 143
KẾT LUẬN ...............................................................................................................145
CHÚ THÍCH.............................................................................................................149
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ..................................................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................153


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các loại đất đai xã Cẩm Lương (năm 2015) ............................................ 37
Bảng 1.2: Số hộ, khẩu chia theo dân tộc của các thôn.............................................. 42
Bảng 2.1: Tình hình tư liệu sản xuất lớn và nhà cửa xã Cẩm Lương...................... 57
Bảng 2.2: Số dự nợ ngân hàng ở xã Cẩm Lương các năm 2015 - 2017 ................. 58
Bảng 2.3: Chỉ tiêu của trồng trọt đạt được ở xã Cẩm Lương qua một số năm .... 63
Bảng 2.4: Kết quả chăn nuôi ở xã Cẩm Lương qua một số năm............................. 75
Bảng 2.5: Số lượng lao động xã Cẩm Lương đi làm tại các khu công nghiệp và đi
xuất khẩu lao động. ...................................................................................................... 83
Bảng 3.1: Số lượng các hộ làm dịch vụ ở xã Cẩm Lương năm 2017 ..................... 87
Bảng 3.2. Số lượng quầy hàng, cửa hàng tại khu vực Suối cá qua một số năm .101
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế và tỷ lệ hộ nghèo xã Cẩm Lương qua một số năm.... 117
Bảng 4.2: Mức thu nhập thuộc diện trung bình khá ở hai thôn Lương Ngọc và
Lương Thuận năm 2018……………………………………………………121



DANH MỤC CÁC HỘP PHỎNG VẤN
Trang
Hộp 2.1: Ý kiến về so sánh thu nhập của trồng mía với trồng lúa .......................... 66
Hộp 2.2: Ý kiến về tính cộng đồng trong trồng mía ................................................. 68
Hộp 3.1: Lý do mở quán rồi đóng quán sớm............................................................. 89
Hộp 3.2: Lý do mở quán bia và dịch vụ đám cưới ................................................... 90
Hộp 3.3: Về việc bán hàng giúp cho người thân.....................................................100
Hộp 3.4: Về công việc của các thành viên câu lạc bộ chụp ảnh ............................103
Hộp 3.5: Về việc mở nhà nghỉ nhưng không có khách ..........................................105
Hộp 4.1: Lý do về quê mở quầy hàng khi đã về già ...............................................120
Hộp 4.2: Về mâu thuẫn trong phân chia nguồn thu từ du lịch Suối cá .................139


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
1.1. Những năm gần đây, dưới góc độ Nhân học, một trong những vấn
đề được quan tâm nghiên cứu là sinh kế (còn được gọi bằng các khái niệm: kế
mưu sinh, phương thức mưu sinh ...) của các cộng đồng cư dân, các tộc người
cư trú tại các dạng môi trường khác nhau. Mỗi tộc người, mỗi nhóm cư dân
luôn gắn với một môi trường, cảnh quan nhất định. Trước môi trường sống
với các đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn ..., con người qua
tích lũy kinh nghiệm hàng nghìn năm đã có những nhận biết nhất định về
chúng để có một thái độ ứng xử hợp lý, thể hiện qua sinh kế, nhằm tạo lập
cuộc sống cho mình. Sinh kế và sự thích ứng với môi trường sống của con
người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu hoạt động sinh kế
nhằm chỉ ra đặc điểm ứng xử của con người trước môi trường sống - một
trong những yếu tố cơ bản của văn hóa tộc người.
Sinh kế còn phản ánh các mối quan hệ xã hội, bởi trong sản xuất, con
người không thể đứng đơn độc mà phải liên kết với những người khác, được

quy định bởi thiết chế tổ chức xã hội và các quan hệ xã hội,
Sinh kế còn là cơ sở để hình thành các yếu tố văn hóa (các phong tục
tập quán, các tín ngưỡng, kiêng kỵ, tâm lý, tính cách) của cộng đồng cư dân.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn hóa học đưa ra tổng kết, cách mưu
sinh như thế nào, văn hóa ấy.
Tóm lại, sinh kế là yếu tố quan trọng hàng đầu của văn hóa tộc người;
nghiên cứu sinh kế góp phần quan trọng vào nghiên cứu các tộc người, các
cộng đồng cư dân.
1.2. Người Mường sinh sống tập trung trong các thung lũng chân núi
tại các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình và Thanh Hóa, trong đó đông đúc
nhất tại tỉnh Hòa Bình. Nguồn sống chính của đồng bào là làm ruộng nước,
1


kết hợp làm nương rẫy và khai thác các nguồn lợi tự nhiên, làm nghề thủ công
gia đình. Từ các hình thức sinh kế này, người Mường đã tạo lập nên một xã
hội Mường, một nền văn hóa Mường, với những đặc điểm riêng rất rõ nét.
Tuy nhiên, các thung lũng chân núi ở vùng người Mường cũng rất đa
dạng, nên sinh kế của đồng bào ở từng vùng có những khác biệt nhau rất rõ
nét, cần được quan tâm nghiên cứu để thấy được tính đa dạng của sinh kế
cũng như văn hóa tộc người.
Miền Tây tỉnh Thanh Hóa hiện nay gồm 11 huyện, là địa bàn sinh tụ
của nhiều tộc người, trong đó người Mường có số lượng dân cư đông nhất và
tập trung thành các làng tại các huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành,
Ngọc Lặc và cư trú xen kẽ với người Việt, người Thái ở nhiều huyện, một số
xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng.
Cẩm Lương là một trong những xã vùng cao của huyện Cẩm Thủy, có
người Mường chiếm đa số, sinh sống từ rất lâu đời. Xã có các dạng cảnh
quan: thung lũng chân núi, núi - đồi thấp, sông Mã và các dòng suối. Cảnh
quan đa dạng trên đây tạo cho người Mường mưu sinh bằng nhiều hình thức

khác nhau, trong đó làm ruộng nước là chủ đạo. Từ khi thực hiện công cuộc
Đổi mới, sinh kế của đồng bào đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhờ các
chính sách của Đảng và Nhà nước, nhờ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, xã Cẩm Lương với suối cá nổi tiếng còn có một vị trí quan trọng
trong sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa. Người Mường ở đây đã
từng bước hòa nhập vào các hoạt động du lịch. Khu vực suối cá và xã Cẩm
Lương đã được quy hoạch, nằm trong vùng phát triển du lịch cộng đồng các
huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, quá trình thay đổi sinh
kế của đồng bào cũng như việc quy hoạch phát triển của các ngành, các cấp
tại tỉnh Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm
giải quyết. Nghiên cứu sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương không chỉ

2


hiểu thêm đặc điểm văn hóa Mường mà còn tạo cơ sở khoa học để đề ra các
giải pháp giúp đồng bào phát triển bền vững.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài Sinh kế
của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của người Mường ở địa bàn
nghiên cứu, trên cơ sở phân tích và so sánh với sinh kế truyền thống;
- Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với sinh kế của người Mường
ở xã Cẩm Lương hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững; tạo cơ
sở khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
người Mường, của địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay

của người Mường ở xã Cẩm Lương, gồm nông nghiệp, các nghề thủ công, các
loại hình dịch vụ.
- Luận giải các khía cạnh liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay của
người Mường tại địa bàn nghiên cứu. Đó là các dạng thức sinh kế (nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ) gắn với các nguồn vốn của
sinh kế hiện nay, những yếu tố tác động đến sinh kế và tác động của sinh kế
đối với các mặt đời sống của người Mường xã Cẩm Lương.
- Nêu một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế hiện nay của người Mường
xã Cẩm Lương, tạo cơ sở khoa học để Đảng bộ, chính quyền địa phương tham
khảo trong việc đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền
vững trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập.

3


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các dạng thức sinh kế hiện nay
gắn với môi trường sống của người Mường xã Cẩm Lương, như ở ý hai, mục
2.2 nêu trên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án về không gian là xã Cẩm Lương,
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa - nơi có Suối cá 1 nổi tiếng. Xã có 6 thôn
Kim Mẫm 1, Kim Mẫm 2, Lương Ngọc, Lương Hòa, Lương Thuận và Xủ
Xuyên. Tác giả luận án đã khảo sát tại tất cả các thôn, trong đó, hai thôn đã
được tập trung thời gian nghiên cứu nhiều hơn là thôn Lương Thuận - thôn có
nhiều thay đổi tích cực nổi bật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thôn
Lương Ngọc - thôn có Suối cá, từ nhiều năm nay đã chuyển mạnh sang hoạt
động dịch vụ du lịch.

Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu sinh kế của người Mường
hiện nay, tức các dạng thức sinh kế đang diễn ra. Các dạng thức sinh kế này
là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố mới xuất hiện từ khi
người Mường xã Cẩm Lương thực hiện công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên,
nghiên cứu sinh lấy năm 2005 làm mốc, là thời điểm cầu treo bắc qua sông
Mã, từ đầu xã Cẩm Thành sang thôn Kim Mẫm (nay là Kim Mẫm 1) chính
thức thông xe, thế cô lập của xã bị phá vỡ; giao lưu kinh tế, văn hóa của địa
phương không còn bị cách trở, tạo ra nhiều hoạt động mưu sinh mang tình
đồng bộ và có những khởi sắc rõ nét, trong đó, hoạt động du lịch diễn ra sôi
động nhất. Do điều kiện lưu trữ của địa phương có nhiều hạn chế nên, các số
liệu thống kê về sinh kế được thu thập chủ yếu trong các năm từ 2015 - 2018.

Suối cá ở Cẩm Lương đến nay đã rất nổi tiếng, nên luận án viết hoa từ “Suối cá”, như là
một danh từ riêng.
1

4


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Để nghiên cứu về sinh kế hiện nay của người Mường ở xã Cẩm Lương,
chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận là phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật
lịch sử với nội dung chủ đạo là, khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đều
phải đặt trong mối liên hệ với các yếu tố khác. Nghiên cứu sinh kế hiện nay
được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố của môi trường tự
nhiên, thiết chế xã hội, các đặc điểm văn hóa, điều kiện lịch sử của cư dân,
các chính sách của Nhà nước; đồng thời đặt sinh kế hiện nay trong mối quan
hệ với sinh kế truyền thống …
Với chủ đề và đối tượng nghiên cứu là sinh kế hiện nay của người

Mường, luận án vận dụng cách tiếp cận của hai lý thuyết là lý thuyết
Khung sinh kế bền vững và lý thuyết Biến đổi văn hóa, như sẽ được trình
bày ở Chương 1.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thu thập được nguồn tư liệu cho luận án, nghiên cứu sinh sử dụng
phương pháp tổng quan tài liệu và thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp. Nghiên
cứu sinh đã cố gắng tiếp cận với các cuốn sách, luận án, tài liệu về sinh kế nói
chung và sinh kế của người Mường, về người Mường ở Việt Nam và người
Mường ở Thanh Hóa; cũng như thu thập các tài liệu liên quan đến người
Mường và sinh kế của người Mường tại địa bàn được lựa chọn nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó điền dã
Dân tộc học là phương pháp chính. Nghiên cứu sinh đã thực hiện nhiều
chuyến điền dã, trong đó hai chuyến từ 28/4 đến 5/5/2016 và từ 24/12 đến
31/12/2017 có sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên hướng dẫn tại thực địa.
Trong các chuyến điền dã, nghiên cứu sinh sử dụng các thao tác:
- Quan sát: thao tác này giúp nghiên cứu snnh hình dung và thu thập
được những thông tin ban đầu về cảnh quan, môi trường cư trú, bố trí làng
5


xóm, nhà cửa, cách sinh hoạt và lao động của người Mường và sự giao tiếp
của họ trong cộng đồng - những yếu tố có liên quan đến sinh kế.
- Quan sát tham dự: nghiên cứu sinh đã có các quan sát, tham dự sau:
+ Quan sát, tham dự một số công việc lao động nông nghiệp hàng ngày,
như bừa ruộng, trồng, chăm sóc và thu hoạch mía, chăm sóc cá lồng; hay các
hoạt động dịch vụ (bán hàng), chặt tre, vót đũa tại khu du lịch Suối cá …
+ Quan sát, tham dự một số hoạt động của đời sống gia đình và cộng
đồng thôn bản.
Các thao tác này không chỉ giúp chúng tôi có thể nắm được các hiện
tượng sinh kế đang diễn ra một cách chân thực nhất, đồng thời mở rộng thêm

đội ngũ cộng tác viên cung cấp tư liệu, để có thêm các thông tin đa dạng.
- Phỏng vấn Dân tộc học: là thao tác quan trọnGiáo dục, Hà Nội.
89. Trần Đăng Tuấn (2003), “Chia đất cho con trong hộ gia đình”, Kỷ yếu
Hội thảo hưởng dụng đất ở vùng cao Việt Nam.
90. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, Nxb Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội.
91. Mai Văn Tùng (2010), “Kinh nghiệm sử dụng nước làm ruộng của người
Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Dân tộc học, số 3.
92. Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt
Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
93. Nguyễn Ngọc Thanh (2016), Văn hóa các dân tộc vùng lòng hồ thủy điện
Lai Châu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
94. Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thanh Nga (2003), Người Mường ở
Tân Lạc tỉnh Hoà Bình, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
95. Nguyễn Ngọc Thanh và Trần Hồng Thu (2009), Tri thức địa phương của
người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
96. Đoàn Đình Thi (2010), Một số vấn đề cơ bản về canh tác nương rẫy,
Báo cáo đề tài cấp bộ, lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học.
97. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
98. Cầm Trọng (1975), “Một số ý kiến về nương rẫy của người Thái”, Tạp
chí Dân tộc học, số 2.
99.Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
160


100. Nông Trung (1973), “Vài nét về sinh hoạt kinh tế và văn hóa vật chất
của các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng - Miến”, Tạp chí Dân tộc học, số 1.

101. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (1996), Văn hóa,
phát triển và bản sắc, Hà Nội.
102. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh
(2009), Khoa Nhân học, Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
103. Nguyễn Phú Trường (2017), Mưu sinh của thanh niên dân tộc Mường
tỉnh Hòa Bình, luận án tiến sĩ Nhân học, lưu tại Học viện Khoa học xã hội.
104. Ủy ban Dân tộc (2007), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và
miền núi Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
105. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Thủy (2016), “Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến
năm 2030”, bản đánh máy, lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện.
106. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2016), Quyết định số 3614/QĐUBND, phê duyệt đề cương Đề án “Phát triển loại hình du lịch cộng
đồng tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030”, bản đánh máy, lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện
Cẩm Thủy.
107. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lương (2015), Báo cáo kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh năm 2015; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm
2016, bản đánh máy, lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã.
108. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lương (2016), Báo cáo kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2016, bản đánh máy, lưu tại Văn phòng Ủy ban
nhân dân xã.
109. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lương (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh năm 2017, Kế hoạch phát triển kinh tế năm
2018, bản đánh máy, lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã.
161


110. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lương (2017), Kế hoạch phát triển nông
nghiệp xã Cẩm Lương, giai đoạn 2016 - 2020, bản đánh máy, lưu tại

Văn phòng Ủy ban nhân dân xã.
111. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên, 1972 ), Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á
ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
112. Viện Dân tộc học (1987), Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền
núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
113. Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, Hà Nội.
114. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, tập 1 (Các tỉnh phía Bắc).
115. Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, tập 2 (Các tỉnh phía Nam).
116. Viện Dân tộc học (2015), Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tập 1 (Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường).
117. Viện Dân tộc học (2016), Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tập 2 (Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và Ka đai).
118. Viện Dân tộc học (2017), Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tập 3 (Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me).
119. Viện Dân tộc học (2018), Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tập 4 (Nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo).
120. Nguyễn Vũ (1991), “Nghề dệt truyền thống của người Mường ở Hà Sơn
Bình”, Tạp chí Dân tộc học, số 1.
121. La Công Ý (2010), Đến với người Tày và văn hóa Tày, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
122. Nguyễn Như Ý (Chủ biên, 1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
123. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

162


124. Ashley and D. Carney (1999), Sustainable livelihoods: lessons from

early experience (Sinh kế bền vững: bài học từ những kinh nghiệm từ
trước) London: Department for Internationl Development (DFLD).
125. V.D.Blavatski - A.V.Nikitin (1967), Sự xuất hiện và phát triển của nông
nghiệp, Nxb. Matxcova. Tài liệu dịch, Thư viện Dân tộc học, ký hiệu
Tld1184.
126. Brundtland G.H. (1987), Our Common Future (Tương lai chung của
chúng ta), Report of the World Commission on Environment and
Development (WCED), Oxford University Press and United Nations,
New York.
127. Carney. D (2003), Sustainnable livelihoods Approarches: Progress and
Posibilities for Change (Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững: Tiến
trình và những khả năng thay đổi), London: Departement for Internatinal
Development.
128. Chambers, R. (1988), The Greening of Aid: Sustainnable livelihoods: in
Practice (Sinh kế bền vững: trong thực tế), London Earthscan
Publication.
129. Chambers, R. and Conway (1992), Sustainnable rural livehoode:
pactitcal concepts for the 21 st century (Sinh kế bền vững ở nông thôn:
các khái niệm thực tiễn cho thế kỷ 21), IDS discussion paper, 296
Brighton.
130. Chambers, R (1997), Whose reality counts?Putting the last first (Thực tế
của ai đang được quan tâm? Sự đảo ngược vai trò xã hội). London:
Intermediate technology publications.
131. Nguyen, Viet Duc (2013), Mương Livelihoods and the Role of Education
in Their Development: A case study of a Mương Community in CamThuy
District, Thanh Hoa Province, Vietnam (Sinh kế của người Mường và
vai trò của giáo dục đối với sự phát triển: Nghiên cứu trường hợp cộng
163



đồng người Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam),
Ph.D diss., Victoria Univesity, Welliinton, Newzeeland.
132. Emily A. Schultz - Robert H. Lavenda (2001), Nhân học - một quan
điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
133. G.G. Gromop - IU.F. Nôvichkop, Một số vấn đề nghiên cứu dân tộc học
nông nghiệp, Tài liệu dịch, Thư viện Viện Dân tộc học, Tld1686.
134. Hussein, K & Nelson, J (1998), Sustainnable livelihoods and livelihoods
divercification (Sinh kế bền vững và sự đa dạng sinh kế), IDS working
Paper 69.
135. Kasi Eswarappa (2007), An Anthropological study livelihoode: the case
of the two sugali settlements in Anantupua district of Andhra Pradeshe,
dissertation (Một nghiên cứu nhân học về sinh kế: trường hợp của hai khu
định cư sugali ở quận Anantupua của Andhra Pradeshe, luận án),
Universty Hyderabad.
136. Kees Vannde Vart, Nguyen Viet Khoa, Nguyen Cong Thao (2012),
Rainfall, Food security and human mobiliti. Case study:Viet Nam (An
ninh lương thực và sự lưu động của con người. Trường hợp của Việt
Nam), United Nations University. Born Germany. No 3. November.
137. Koos Nefjes (2003), Môi trường và sinh kế - các chiến lược phát triển
bền vững, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
138. Li, Ya- Juan et al. (2016), “Livehoods changes and evolution of upland
ethnic communities driven by tourism: a case study in Guizhou Province,
Southwest China (Thay đổi sinh kế và sự phát triển của các cộng đồng dân
tộc vùng cao được thúc đẩy bởi du lịch: trường hợp của tỉnh Quý Châu,
Tây Nam Trung Quốc); Journal of Mountain Science, Vol.13 (7), pp.1313
- 1332.
139. Mahdi, Sivakoti, G. P, & Schmidt- Vogt, D. (2009), “Livelihoods
changes and livelihoods sustainnablity in the upland of Lembang
164



Subwatershed, West Sumatra, Indonesia, in a chaging natural resource
manegement context” (Thay đổi sinh kế và sinh kế bền vững ở vùng cao
của tiểu vùng Lembang, Tây Sumatra, Indonesia, trong bối cảnh quản lý
tài nguyên thiên nhiên đang thay đổi), Environnemental Manegement,
Vol.43 (I), pp.88- 89.
140. Niehof, A (2004), “The Significance of diversification for rural
livelihood system” (Tầm quan trọng của đa dạng hóa hệ thống sinh kế
nông thôn), Food Policy, Vol. 29 (4), pp 321- 338.
141. Scoones, I (1998), “Sustainnable rural livehoode:a frame work for
analysic” (Sinh kế nông thôn bền vững: một khung phân tích), IDS
working paper 72, Institute 0f Development Studies, Vol.7 (1), pp 62 - 65.
142. Tourner, Sarah (2012), “Ethnic Minority Livelihoods and Agrarian
Transition in Upland Northern Vietnam” (Sinh kế dân tộc thiểu số và
chuyển đổi nông nghiệp ở vùng cao miền Bắc Việt Nam), Professional
Geographer, Vol.64 (4), 540 - 553.
143. N.N. Tsebocsarop - N.N. Tsebocsarova (1975), “Văn hóa là gì?”, Tạp
chí Dân tộc học, số 1, trang 87- 100.
144. N.N. Tsebocsarop - N.N. Tsebocsarova (1975), “Văn hóa là gì?”, Tạp
chí Dân tộc học, số 2, trang 110 - 125.
145. N.N. Tsebocsarop - IA.V. Tsesnop, Một số vấn đề dân tộc học nông nghiệp
Đông Nam Á, Tài liệu dịch, Thư viện Viện Dân tộc học, Tld 1687.
146. Tôn Thu Vân, Giáo trình nhân loại học văn hoá, Nxb Bắc Kinh, tài liệu
dịch của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
III.

TÀI LIỆU INTERRNET

147. Suối cá thần Cẩm Lương, Wpikedia, truy cập ngày 18 - 12 - 2015.


165


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẾ ANH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ CẨM LƯƠNG,
HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

PHỤ LỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2019

166


Phụ lục 1. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

[Nguồn: Phòng TNMT Huyện Cẩm
Thủy]

XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY

P1



Phụ lục 2
QUY TRÌNH CỦA TRỒNG TRỌT TRUYỀN THỐNG
Đồng ruộng xã Cẩm Lương trước đây chủ yếu để cấy lúa, nằm ven dãy núi
Trường Sinh, có suối Ngọc chảy song song ở chân núi. Ngoài cung cấp nước cho
sinh hoạt của con người, suối là nguồn nước tưới chính cho đồng ruộng.
Quy trình làm ruộng mùa của người Mường xã Cẩm Lương gồm các
bước từ làm đất đến thu hoạch, diễn ra theo trình tự sau:
Làm đất
Khi có những cơn mưa lớn đầu tiên làm “bở” đất ruộng, kết hợp với
nước từ suối nguồn đổ về, tiến hành đắp phai để đưa nước vào ruộng. Đây
chính là thời điểm làm đất, mở đầu vụ cấy mùa.
Khâu làm đất gồm các lần cày và bừa, tùy theo loại ruộng (gắn với độ
cao, chất đất). Người Mường Cẩm Lương chia ruộng thành ruộng cạn (ruộng
ở trên cao, hay ruộng trên) và ruộng trũng (ở dưới sâu hay ruộng dưới).
+ Cày vỡ, đối với đất làm mạ (chọn ruộng cạn), cày lần đầu rồi phơi đất
khoảng một tuần. Khi đất se lại, cày đảo lại một làn nữa rồi tiếp tục phơi đất
từ 5 - 7 ngày cho đất thực sự se và có độ tơi xốp; sau đó đưa nước vào ruộng
để ngâm. Đất đang khô, tơi, gặp nước sẽ rã ra.
Đối với ruộng lúa, cả ruộng cạn và ruộng sâu, cày lần đầu (khi ruộng có
nước hoặc không có nước, nhưng đất còn bở, mềm), sau đó phơi đất trong nửa
tháng hoặc hơn. Một số chân ruộng sâu đất khá mềm nên không cần cày. Chỉ
cần có đủ nước là có thể bừa lần đầu.
+ Bừa vỡ, tiến hành sau lần cày vỡ khoảng nửa tháng, còn gọi là bừa đập rạ,
tức là nhấn rạ và cây cỏ xuống đất. Đây là lần bừa vất vả nhất, vì phải làm tơi đất
cày và san phẳng mặt ruộng. Sau đó luôn để mực nước trong ruộng sao cho đất

P2


ruộng đã bừa không bị kết khô trở lại. Sau lần cày này vài ngày, tiến hành phát

quang các cỏ cây ở tất cả các bờ để chuột, sâu, côn trùng không còn nơi trú ẩn.
+ Cày lại: đối với đất gieo mạ) là bắt buộc, vì đất ở thế cao nên cứng,
phải cày lại mới bừa được nhuyễn. Đối với đất cấy lúa, nếu là chân ruộng cao,
đất cứng phải cày lại, nếu là đất trũng, đất mềm thì không cần thiết phải cày.
+ Bừa lại: còn gọi là bừa trở rạ, tiến hành sau lần cày lại vài ngày (nếu
không phải cày lại thì sau lần bừa vỡ từ 15- 20 ngày), khi rạ, cây cỏ đã bắt
đầu phân hủy sau thời gian ngâm dưới nước và bùn đất. Lần này bừa từ 3- 4
lượt. Khi bừa, ở lượt thứ hai (bừa theo chiều ngang thửa ruộng, phải kéo bã
bừa (bùn kết hợp với cây cỏ chưa phân hủy hết) vào bờ ngang (bờ thấp, tiếp
xúc với bờ cao của thửa ruộng dưới) để đắp (be) kín bờ, không cho nước rò rỉ
bởi các lỗ do giun dế đào xuống ruộng dưới. Cách làm này gọi là “lấy đất
ruộng đắp bờ”, không chỉ do sự tiện lợi mà còn vì quan niệm trở thành kiêng
kỵ của người Mường từ xưa: nếu lấy đất nơi khác hoặc lấy đất nhà khác để
đắp sẽ ảnh hưởng tới vía lúa. Sau lần bừa này, từng thửa ruộng cũng như cả
cánh đồng trở nên phong quang, sạch sẽ.
+ Bừa đảo: bừa để cấy lúa hoặc gieo mạ, cấy. Lần bừa này bừa 2- 4 lượt,
mục đích để đảo lại đất- bùn ruộng cho đều và làm phẳng ruộng để cấy lúa.
Lượt cuối cùng của lần bừa này bừa theo chiều dọc của ruộng để làm phẳng
ruộng gắn với một dụng cụ là trang đất nên gọi là “bừa trang đất”: lấy một
thân cây chuối (đã bóc 1- 2 lớp bẹ cây bên ngoài cho gọn nhẹ) hoặc ống cây
bương đục lỗ gắn với các răng bừa, cho trâu đi khắp lượt mặt ruộng. Lúc này
bùn đã trở thành lớp mềm mỏng, óng như lụa. Mặt ruộng phẳng như gương để
đặt cây mạ non hoặc gieo hạt lúa giống. Đối với ruộng gieo mạ, phải làm cho
mặt ruộng cao ở giữa ruộng, thấp dần ra ngoài các bờ ruộng để thoát nước.

P3


Làm mạ
Để có mạ cấy phải lấy thóc giống ủ mạ. Thóc giống ngâm nước (mạ

chiêm vào mùa lạnh phải hòa thêm nước nóng) trong một ngày một đêm) rồi
vớt ra thúng ủ 2- 3 ngày (mạ chiêm ủ thêm 1- 2 ngày tùy thời tiết), hạt thóc sẽ
nảy mầm và phát triển thành cây mạ con), sau đó đem gieo (vãi). Khi vãi phải
đều tay để tránh hạt thóc mạ dồn vào một chỗ (vón cục), cây mà không phát
triển được. Sau khi vãi xong, vãi một lớp tro bếp để cây mạ lên được cứng
cây. Sau một tháng với mạ mùa, từ 1,5 tháng với mạ chiêm, nhổ mạ để cấy.
Các giống lúa truyền thống của người Mường ở Cẩm Lương là gié nước,
hin, nếp. Năng suất trước đây chỉ chừng 60 - 100 kg/sào (500m2).
Cấy
Cấy cây mạ xuống ruộng đã được bừa cấy từ đầu tháng sáu theo lịch âm
(ứng với tiết tiểu thử, vào đầu tháng 7) và kết thúc trước tiết Lập thu (trước
rằm tháng Bảy âm lịch). Cấy muộn ngày nào, lúa sẽ giảm năng suất rõ rệt, vì
không có nhiều thời gian quang hợp, đẻ nhánh, cho nhiều bông.
Chăm sóc
Khâu chăm sóc gồm bón phân, làm cỏ và dưỡng nước.
Trước 1960, người Mường thường “cấy chay”, không bón phân. Sau
năm 1960 học tập người Việt bón thêm phân xanh, phân chuồng, từ 1970 trở
đi, bón thêm các loại phân hóa học, tùy điều kiện hợp tác xã trước đây và từng
gia đình hiện nay.
Làm cỏ: thường làm 2 lần, lần đầu sau khi cấy được 15- 20 ngày. Lần hai
sau đó một tháng. Kết hợp làm cỏ là phạt bờ nếu có nhiều cỏ dại mọc.
Dưỡng nước: để mực nước cao hay thấp tùy theo thời kỳ sinh trưởng gắn
với độ cao của cây lúa. Trong thời gian lúa đẻ nhánh, làm đòng, phải luôn

P4


được no nước (5 - 10 cm nước so với mặt ruộng). Đến khi hạt lúa đã chắc,
chuyển sang giai đoạn chín phải tháo kiệt nước cho khô ruộng để thuận tiện
cho việc gặt.

Thu hoạch
Người Mường ở Cẩm Lương gặt lúa bằng hái nhỏ hoặc liềm, sau đó về
đập và phơi khô, để vào cót hoặc bồ lúa trong buồng; kết thúc một vụ cày cấy.
Nhiều gia đình vẫn để lúa thành bó, gác trên gác nhà sàn, khi nào dùng mới
đưa xuống đập và xay giã.
Ngoài sản xuất ruộng nước, người Mường còn làm nương, khai thác
những khoảng đất ven bờ suối để trồng lúa và các loại hoa mầu.
Nương lúa thường ở ven suối, dùng các kỹ thuật cày, cuốc hoặc chỉ dùng
gậy chọc lỗ, tùy thế đất. Trên nương gieo hai loại lúa chính, được đúc kết
“Nương lúa xể, lúa mòng; ruộng lúa vong, lúa dé”. Lúa xể là lúa nếp, lúa
mòng là lúa tẻ, hạt dẻo thơm, cả hai giống lúa đều chịu hạn rất tốt.
Nương ngô và nương sắn ở vị trí cao hơn nương lúa, thường trên sườn
đồi có độ dốc vừa phải. Giống ngô chủ yếu là ngô nếp, hạt to, dẻo; trồng một
vụ từ tháng 4 đến tháng 8 được thu. Sắn trồng từ tháng 2 đến tháng 11 cho thu
hoạch. Hai loại sắn được trồng phổ biến là sắn trắng và sắn đỏ. So với các cây
lương thực khác, sắn có ưu điểm là chịu hạn rất tốt, ít bị sâu bệnh và không
phải chăm sóc nhiều. Thông thường, sau khi trồng hai hoặc ba tháng, tiến
hành xới cỏ, vun luống gốc cho cao hơn để kích thích quá trình tạo củ.
Trước kia, hầu như mỗi gia đình người Mường ở Cẩm Lương cũng có
một mảnh nương để trồng bông lấy sợi dệt vải. Bông là loại cây kén đất cho
nên phải trồng ở những nơi đất đai tương đối mầu mỡ. Việc trồng bông được
tiến hành vào ngày tốt và đa số phải là người nào được sinh ra trong những
năm đẹp (như năm con rồng, năm con trâu, năm con gà) sẽ gieo trước vài ba

P5


×