Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢƠNG THỊ THẢO

THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH
TÁI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN
TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN
SAU THẢM HỌA KÉP THÁNG 3 NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội-2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢƠNG THỊ THẢO

THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH
TÁI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN
TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN
SAU THẢM HỌA KÉP THÁNG 3 NĂM 2011

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60310601

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. Võ Minh Vũ

Hà Nội-2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “Thực tiễn quá trình tái hình thành
cộng đồng cƣ dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011”
là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không sử dụng bất kì hình thức vay mƣợn
hay sao chép nào.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các nguồn tài liệu, thông tin
đƣơc đƣợc đăng tải trên sách, báo, tạp chí và các trang web có ghi trong danh mục
tài liệu tham khảo của luận văn.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Nếu có điều gì sai sót liên
quan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018
Học viên

Lƣơng Thị Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy
giáo TS.Võ Minh Vũ, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Nhật Bản học,
Khoa Đông Phƣơng học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã
có những hỗ trợ về tài liệu tham khảo, ý kiến đóng góp giúp đỡ tôi hoàn thành tốt

luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn thầy cô và các anh chị, bạn học viên cùng khóa học đã
ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng luận văn tốt nghiệp này sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những đánh giá, góp ý từ phía các
thầy, các cô và bạn đọc để luận văn tốt nghiệp này đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018
Học viên

Lƣơng Thị Thảo

ii


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................... 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/ 2011 VÀ BIẾN ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN
CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC ..................................................................................................... 15
1.1. Khái quát về thảm họa và bối cảnh cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm
họa 15
1.1.1. Thảm họa kép tháng 3/2011 ............................................................................. 15
1.1.2. Thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011 ........................................................ 18
1.2. Chính sách sơ tán, tái định cƣ của chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phƣơng và
tình hình di cƣ sau thảm họa ............................................................................................ 22
1.2.1. Chỉ đạo sơ tán và di cư từ chính phủ và chính quyền địa phương ................... 22
1.2.2. Vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương trong hành động ứng phó và
phục hưng sau thảm họa............................................................................................... 29

1.3. Những hệ lụy xã hội của thảm họa kép tháng 3/2011 ............................................ 32
Tiểu kết............................................................................................................................. 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁI HÌNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU THẢM HỌA
KÉP THÁNG 3 NĂM 2011................................................................................................. 35
2.1. Khái niệm “cộng đồng” và bối cảnh “tái hình thành cộng đồng” dân cƣ sau thảm họa
.......................................................................................................................................... 35
2.1.1. Định nghĩa “cộng đồng” và sự cần thiết của “cộng đồng” .............................. 35
1.1.2. “tái hình thành cộng đồng” sau thảm họa kép tháng 3/2011 .......................... 39
2.2 . Tái hình thành cộng đồng dân cƣ tại các nơi cƣ trú, di cƣ sau thảm họa kép tháng
3/2011 ............................................................................................................................... 41
2.2.1. Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú ............................................. 42
2.2.2. Liên kết cộng đồng trong chuỗi nhà ở xã hội sau thảm họa ............................ 47
2.2.3. Cộng đồng tái hình thành sau khi quay về quê hương ..................................... 49
2.3. Tình hình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa qua các cuộc khảo sát định kỳ
hàng năm của NHK .......................................................................................................... 50

1


2.4. Những vấn đề xã hội liên quan tới hoạt động tái hình thành cộng đồng sau thảm họa
.......................................................................................................................................... 59
2.4.1. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người sơ tán từ tỉnh Fukushima ............................ 59
2.4.2. Chết cô độc tại nhà tạm trú, nhà ở xã hội sau thảm họa................................... 62
2.4.3. Các vấn đề của quá trình tái hình thành cộng đồng qua khảo sát ý hướng của
người nạn nhân sau thảm họa ...................................................................................... 65
Tiểu kết............................................................................................................................. 70
CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH TÁI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU THẢM
HỌA-TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ MINAMISOMA ( TỈNH FUKUSHIMA). ............. 71
3.1. Khái quát về thành phố Mianamisoma và tình hình sau thảm họa ......................... 71
3.1.1. Khái quát về thành phố Minamisoma ............................................................... 71

3.1.2. Tình hình thành phố Minamisoma sau thảm họa kép....................................... 72
3.1.3. Kế hoạch tái thiết ở thành phố Minamisoma ................................................... 78
3.2. Diễn tiến quá trình, và các hoạt động tái hình thành cộng đồng ở Minamisoma 7
năm sau thảm họa ............................................................................................................. 81
3.2.1. Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú tại thành phố Minamisoma...
.......................................................................................................................... 81
3.2.2. Tái hình thành cộng đồng trong các nhà ở xã hội ở Minamisoma................... 83
3.2.3. Cộng đồng tái hình thành sau khi quay về quê hương ở Minamisoma ............ 87
3.3.Thực trạng tái hình thành cộng đồng qua các cuộc khảo sát chí hƣớng cƣ dân và một
số khó khăn quá trình phục hƣng ở Minamisoma ............................................................ 94
3.3.1. Cuộc khảo sát chí hướng dân cư hàng năm bởi chính quyền thành phố
Minamisoma ................................................................................................................. 94
3.3.2. Những khó khăn trong quá trình phục hưng ở thành phố Minamisoma .......... 107
Tiểu kết........................................................................................................................... 109
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 110

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Danh mục bảng số liệu
Bảng 1-1: Bảng thống kê thiệt hại thảm họa kép ngày 11/3/2011 tính đến 2018 theo
số liệu tổng kết của Ủy ban ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai .............................18
Bảng 1-2: Chỉ thị di cƣ sơ tán từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng sau sự cố
nhà máy điện hạt nhân (thời gian, địa điểm) .....................................................22
Bảng 1-3: Các chỉ thị sơ tán đƣợc đƣa ra sau sự cố hạt nhân ...................................24
Bảng 1-4: Số ngƣời lánh nạn từ 3 tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate bị ảnh hƣởng nặng
bởi thảm họa kép tháng 3/2011 (Đơn vị: ngƣời) ...............................................25
Bảng 1-5 : Biến động số điểm và ngƣời sơ tán sau thảm họa kép 11/3/2011 so với
trận động đất Hanshin Awaji và Chuetsu (Ngày 12/10/2011) ...........................27

Bảng 1-6: Số lƣợng ngƣời chuyển đến, chuyển đi ở 3 tỉnh Fukushima, Miyagi,
Iwate (năm 2010, năm 2011- giai đoạn tháng 3 tới tháng 12) (Đơn vị: ngƣời) 28
Bảng 2-1: Thông tin cơ bản liên quan tới các cuộc khảo sát của đài NHK ..............50
Bảng 2-2: Tình hình cƣ trú sau thảm hoạ kép của ngƣời tham gia khảo sát .............51
Bảng 2-3: Các loại hình cƣ trú hiện tại của cƣ dân sau thảm họa .............................51
Bảng 2-4: Số lần sơ tán- di cƣ sau từ sau thảm họa tính đến 2015 ...........................52
Bảng 2-5: Bảng hỏi việc thay đổi nơi sống ảnh hƣởng tới cuộc sống gia đình ở mức
độ nhƣ thế nào? ..................................................................................................53
Bảng 2-6: Bảng hỏi: Những biểu hiện của việc thay đổi nơi sống ảnh hƣởng tới
cuộc sống gia đình ..............................................................................................53
Bảng 2-7: Bảng hỏi- So với trƣớc thảm họa và bây giờ, tần suất đi ra ngoài nhƣ thế
nào (%) ...............................................................................................................54
Bảng 2-8: Câu hỏi: Sau thảm họa, cụm từ “gắn kết, gắn bó” đƣợc sử dụng rất nhiều,
cảm giác về chữ “kizuna” là nhƣ thế nào ? (%) .................................................54
Bảng 2-9: Điều tra về tình hình nơi ở trƣớc khi xảy ra thảm họa .............................56
Bảng 2-10: Bảng hỏi: Sau 5 năm xảy ra thảm họa, bạn suy nghĩ nhƣ thế nào về việc
trở về quê hƣơng (%) ..........................................................................................56
Bảng 2-11: Bảng hỏi : Nơi sinh sống hiện nay là .....................................................57
Bảng 2-12: Bảng hỏi: Vấn đề cuộc sống từ khi xóa bỏ khu vực sơ tán sau 1 năm ..58
Bảng 2-13: Đối với chỉ thị của chính phủ về tình hình sơ tán của tỉnh Fukushima
“xóa bỏ sơ tán kể từ tháng 3/2017 loại trừ vùng khó khăn trở về”, thì suy nghĩ
nhƣ thế nào? .......................................................................................................58
Bảng 2-14: Có sự khác biệt ở hiện tại và hình dung sau thảm họa thì đó là gì ? ......65
Bảng 2-15: Trải qua thời gian 7 năm sau thảm họa, cảm giác lúc này là: ................66
Bảng 2-16: Biểu hiện ảnh hƣởng của thảm họa tới tâm hồn và thể chất là: .............66
Bảng 2-17: Bảng hỏi cảm giác về sự phục hƣng với các yếu tố tƣơng ứng .............67

3



Bảng 2-18: Khảo sát- thời điểm các vấn đề dƣới đây đƣợc giải quyết .....................69
Bảng 3-1: Diện tích các khu vực ảnh hƣởng của sóng thần tại Minamisoma ..........73
Bảng 3-2: Số ngƣời di cƣ lánh nạn từ ngày 12 đến 19/3/2011 tại các địa phƣơng của
Minamisoma .......................................................................................................75
Bảng 3-3: Kế hoạch chuẩn bị nhà ở xã hội thành phố Minamisoma ........................84
Bảng 3-4: Tình hình cƣ trú tại thành phố Minamisoma tính tới thời điểm ngày
28/2/2018 ............................................................................................................88
Bảng 3-5: Tình hình cƣ trú của cƣ dân thành phố Minamisoma thời điểm ngày
31/3/2018 ...........................................................................................................89
Bảng 3-6: Thời gian và tỉ lệ ngƣời tham gia khảo sát ở Minamisoma .....................95
Bảng 3-7: Bảng hỏi: Lý do chọn nơi sinh sống sau thảm họa ..................................96
Bảng 3-8: Khảo sát yếu tố cần thiết khích lệ cuộc sống sau thảm họa .....................97
Bảng 3-9: Các yếu tố đƣợc kỳ vọng khi trở về Minamisoma ...................................97
Bảng 3-10: Sự thay đổi chỗ ở của cƣ dân thành phố Minamisoma (2015-2018) .....98
Bảng 3-11: Loại hình nhà đang ở của cƣ dân thành phố Minamisoma (2015-2018) ...99
Bảng 3-12: Đánh giá hoạt động phát triển cộng đồng ............................................100
Bảng 3-13: Khảo sát chi tiết độ hài lòng của phát triển cộng đồng sau thảm họa ..100
Bảng 3-14: Khảo sát yếu tố đƣợc cho là cần chú trọng để phát triển cộng đồng ...101
Bảng 3-15: Điều tra về chi tiết về những lo lắng của dân cƣ Minamisoma ............102
Bảng 3-16: Câu hỏi khảo sát nguyện vọng tiếp tục sinh sống ở Minamisoma ......104
Bảng 3-17: Điều tra về mức độ hài lòng về công cuộc phục hƣng .........................105
Bảng 3-18: Các chính sách đƣợc cho là quan trọng nhằm hƣớng tới cải thiện cuộc
sống đời thƣờng ................................................................................................105
Bảng 3-19: Khảo sát về tầm quan trọng của các chính sách, kế hoạch phục hƣng
tổng hợp của Minamisoma ...............................................................................106
Danh mục sơ đồ minh họa
Sơ đồ 1-1: Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái thiết mối
quan hệ tƣơng trợ................................................................................................32
Sơ đồ 2-1: Các loại hình cƣ trú và luồng di cƣ sau thảm họa kép tháng 3/2011 ......41
Sơ đồ 2-2: Mô hình trung tâm hỗ trợ tại các cứ điểm tạm trú [70, tr 2] ..................46

Sơ đồ 2-3:Vai trò nhà ở xã hội trong mối quan hệ với các thành tố xã hội khác [63,
tr 17] ...................................................................................................................49
Sơ đồ 2-4: Mô hình hợp tác hỗ trợ ngƣời sơ tán sau thảm họa thành phố Sendai ....64

4


Danh mục hình ảnh minh họa
Ảnh 1-1: Vị trí 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima trên bản đồ Nhật Bản ..............20
Ảnh 2-1: Hỗ trợ sơ tán ngƣời già trong các cơ sở chăm sóc .....................................45
Ảnh 2-2. Khám bệnh tại các điểm sơ tán (Trung tâm y tế Kajima) ..........................46
Ảnh 3-1: Vị trí thành phố Minamisoma và nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima.
............................................................................................................................71
Ảnh 3-2: Một điểm lánh nạn ở quận Haramachi vào ngày 12/3 [68, tr 32] ..............76
Ảnh 3-3: Chỉ thị sơ tán trong vòng bán kính 30 km từ nhà máy điện hạt nhân
Fukushima số 1 ...................................................................................................77
Ảnh 3-4: Nhận nhà tạm trú khẩn cấp tại Kashima vào ngày 28/05 [68, tr 95] ........81
Ảnh 3-5: Lễ hội đua ngựa Kacchu keiba ngày 29/7/2012 [68, tr 155] ...................93
Ảnh 3-6: Lễ hội bắt ngựa bằng tay không ngày 30/7/2012 [68, tr 155] ...................93
Danh mục kí hiệu chữ viết tắt sử dụng
Viết
tắt

Sử dụng trong

Giải nghĩa

C.trình
tp
tt

đk
l.nạn
k.v

Bảng 1-1

Công trình

Sơ đồ 1-1
Sơ đồ 1-1
Bảng 3-5
Bảng 3-5
Bảng 2-17

Thành phố
Thị trấn
Đăng ký
Lánh nạn
Khu vực

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhật Bản là một quần đảo ở phía Đông Bắc lục địa Á-Âu. Quần đảo Nhật Bản
dài gần 3.000 km, gồm bốn nghìn đảo lớn nhỏ chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây
Nam. Bốn hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản lần lƣợt từ trên xuống dƣới là Hokkaido,
Honshu, Shikoku và Kyushu. Theo lý thuyết đĩa lục địa (Plate tectonics), Nhật Bản
nằm trên ranh giới giữa 4 mảng kiến tạo là mảng lục địa Á-Âu (Eurasian Plate),

mảng Bắc Mỹ (North American Plate), mảng Thái Bình Dƣơng (Pacific Plate) và
mảng Philippines (Philippines Plate). Các quần đảo của Nhật Bản hình thành là do
rất nhiều đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm [7, tr 8].
Xét về mặt địa chất học, nhƣ vậy là rất trẻ. Vì vậy, cho tới nay vẫn diễn ra quá trình
vận động của mảng Thái Bình Dƣơng tiến về phía mảng lục địa Á-Âu và có khuynh
hƣớng đâm chúi xuống bên dƣới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy
êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả của nó là động đất.
Ở Nhật Bản động đất xảy ra thƣờng xuyên. Các hoạt động địa chấn này đặc
biệt tập trung vào vùng Kanto, nơi có thủ đô Tokyo. Thảm họa kép miền Đông xảy
ra vào ngày 11/3/2011 với cƣờng độ 9 độ M1, cùng với thảm họa sóng thần, sự cố
nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đe dọa tính mạng buộc hàng trăm ngàn ngƣời
phải sơ tán đã trở thành một mốc biến cố thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản
kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Sau mỗi thảm họa, vấn đề luôn đƣợc đặt ra là làm thế nào để nhanh chóng
khắc phục hậu quả của động đất và phục hƣng khu vực chịu thiệt hại. Thảm họa kép
tháng 3/2011- khác với những trận động đất trƣớc đây trong lịch sử Nhật Bản - do
sự tàn phá của sóng thần và hệ quả sự cố hạt nhân làm chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài
môi trƣờng, nên nhiều cộng đồng dân cƣ tại khu vực chịu ảnh hƣởng của thảm hoạ
đã buộc phải di chuyển phân tán đến sống tại các khu vực khác nhau. Những hệ lụy
1

Thang độ lớn mô-men (Momen magnitude scale). Đây là thang đo độ lớn động đất đƣợc Tom
Hanks và Kanamori Hiroo năm 1979 để kế tiếp thang Richter và đƣợc các nhà địa chấn học sử
dụng để so sánh năng lƣợng mà một trận động đất tạo ra.
6


thảm họa kép tháng 3/2011 gây ra cho Nhật Bản không chỉ diễn ra trên một phạm vi
rộng về mặt không gian mà còn kéo dài về thời gian. Cho tới thời điểm hiện tại 7
năm sau thảm họa, các địa phƣơng trong vùng thiệt hại đã phục hƣng và phát triển

trở lại. Để có đƣợc những thành quả phục hƣng nhƣ ngày hôm nay công cuộc tái
thiết đã đƣợc diễn ra trên mọi mặt với sự chung tay của Chính phủ, chính quyền địa
phƣơng, lực lƣợng tình nguyện viên, và đặc biệt là ngƣời dân trong khu vực chịu
ảnh hƣởng bởi thảm họa. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phục hƣng là sự tƣơng trợ, liên kết, tái hình thành cộng đồng giữa những
ngƣời dân trong khu vực. Trên cơ sở đã thực hiện chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
cử nhân với đề tài“Tái thiết cộng đồng vùng Đông Bắc sau thảm họa kép miền
Đông Nhật Bản tháng 3 năm 2011”, ngƣời viết mong muốn tìm hiểu quá trình tái
hình thành cộng đồng sau thảm họa kép tại một mốc thời điểm mới 7 năm sau thảm
họa, trên cơ sở nghiên cứu một trƣờng hợp cụ thể để có cái nhìn chính xác, chân
thực về toàn bộ quá trình cộng đồng cƣ dân đã bị phá vỡ sau thảm họa đƣợc tái hình
thành qua mỗi giai đoạn với những đặc trƣng nổi bật và diễn biến cụ thể.
Với lý do đó, ngƣời viết đã chọn đề tài “Thực tiễn quá trình tái hình thành
cộng đồng cư dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011”
là chuyên đề nghiên cứu lần này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, ngƣời viết mong muốn làm sáng tỏ những những câu hỏi đã
tự đặt ra trong khi tiếp cận với nội dung nghiên cứu: vấn đề thay đổi chỗ ở và tái
hình thành các mối quan hệ trong cộng đồng cƣ dân diễn ra trong bối cảnh sau thảm
họa đƣợc quyết định dựa trên chỉ đạo của chính phủ chính quyền địa phƣơng, hay
mang tính chất tự phát; cũng nhƣ đặc điểm các hình thái của quá trình đƣợc diễn ra
nhƣ thế nào; có sự khác biệt nào quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa
kép tháng 3/2011 với các trận động đất trƣớc đây.
Cụ thể, thông qua luận văn này, ngƣời viết mong muốn dựa trên những số liệu
thống kê về thay đổi chỗ ở, chính sách của chính phủ và chính quyền địa phƣơng và
7


kết quả các cuộc khảo sát thực tiễn ý hƣớng cƣ dân sau thảm họa là cơ sở để tìm
hiểu về đặc trƣng quá trình hình thành cộng đồng cƣ dân tại vùng Đông Bắc Nhật

Bản sau thảm họa kép. Xuất phát từ yếu tố vị trí địa lý, ảnh hƣởng của thảm họa tới
các địa phƣơng trong vùng Đông Bắc ở mức độ và phƣơng diện khác nhau mà diễn
tiến quá trình tái hình thành cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ sau thảm họa cũng mang
những đặc trƣng khác nhau. Ở khu vực gần nhà máy Fukushima, có những địa
phƣơng ngƣời dân buộc phải di chuyển phân tán đến các khu vực mới, hình thành
nên cộng đồng cƣ dân hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, tại một số khu vực khác, cộng
đồng dân cƣ không thực hiện di tản, công cuộc tái hình thành diễn ra trên mối quan
hệ cộng đồng từ trƣớc đó. Trong trƣờng hợp đầu, nhóm ngƣời ở khu vực sinh sống
mới vừa phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống ở khu nhà tạm vừa phải
xây dựng mối quan hệ cộng đồng mới. Còn trong trƣờng hợp thứ hai, quá trình tái
hình thành cộng đồng đƣợc thực hiện dựa trên những mối quan hệ truyền thống.
Từ những đặc trƣng của cộng đồng tái hình thành sau thảm họa quan sát đƣợc
qua các số liệu thống kê, ngƣời viết mong muốn dựa vào nhận thức mối quan hệ
giữa chính sách từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng với thực tiễn hành động,
giữa nhiệm vụ xây dựng lại các mối quan hệ trong cộng đồng dân cƣ và tái thiết cơ
sở vật chất hạ tầng nơi ở, giao thông..bƣớc đầu lý giải đặc trƣng quá trình tái thiết
của mỗi địa phƣơng ở mỗi giai đoạn phục hƣng sau thảm họa.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho tới nay, nghiên cứu về thảm họa động đất chủ yếu đƣợc thực hiện với trọng
tâm là các ngành tự nhiên với hoạt động nghiên cứu dựa trên quan trắc, dự báo.
Những nghiên cứu này tập trung giải thích cơ chế phát sinh thảm họa và cùng với
việc dự đoán những phát sinh đó, công nghệ giảm thiểu thảm họa cũng đã đƣợc phát
triển. Nghiên cứu dự báo động đất Nhật Bản đƣợc bắt đầu từ năm 1880 – gắn với
trận động đất Yokohama (5,8 độ M). 2

2

(03/12/2018)

8



Tuy nhiên những nghiên cứu về mặt tự nhiên chỉ có thể góp phần đƣa cảnh báo
về thảm họa, hạn chế tối đa mức thiệt hại mà không thể ngăn chặn sự xảy ra hay
“tránh đƣợc thiệt hại xuống mức bằng không”. Trong bối cảnh đó, Theo Yamamoto
Hiroyuki sự phát triển nghiên cứu sau thảm họa về mặt xã hội là hết sức cần thiết.
“Trong việc giảm thiểu thiệt hại thảm họa, bên cạnh phát triển kỹ thuật chống rung
chấn, sự đóng góp từ phƣơng diện mang tính xã hội là cần thiết và những hiểu biết
của nhóm ngành xã hội nhân văn là không thể thiếu đƣợc”. Điều này đã đƣợc tác
giả đề cập tới trong bài viết “Tái thiết sau thảm họa bắt nguồn từ khu vực - Hƣớng
đến dòng chủ lƣu trong “nghiên cứu khu vực ứng phó thảm họa”- “Thảm họa và
Phục hƣng” (2015) [10;29].
Liên quan trực tiếp tới chủ đề hoạt động tái hình thành cộng đồng sau thảm họa,
Oyane Jun đã thực hiện một loạt điều tra thực tế tại các địa phƣơng và viết bài
nghiên cứu chủ đề liên quan hƣớng tới, mở rộng và phát triển xã hội học của phục
hƣng cộng đồng, tái thiết cuộc sống sau thảm họa (2013 – 2014). Cụ thể các bài viết
có thể kể tới nhƣ “Tái thiết cuộc sống- tái hình thành cộng đồng sau thảm họa miền
Đông Nhật Bản ở Kobuchihama thuộc thành phố Ishinomaki qua dữ liệu điều tra
thực địa tỉnh Miyagi” đăng trong quyển 2 Tuyển tập khoa học nhân văn của đại học
Senshu tháng 3/2012; “Tái thiết cuộc sống, phục hƣng thành phố ở OshikaIshinomaki qua góc nhìn xã hội học thảm họa - trong “Bƣớc tiến khó khăn trong
việc tái sinh, phục hồi khu vực ảnh hƣởng thảm họa sóng thần 500 ngày - Otsuchi,
Ishinomaki, và Kamaishi- tháng 4/2013”; “Tiếp cận vấn đề phục hƣng cộng đồng và
tái thiết cuộc sống- Nghiên cứu dài hạn xã hội học khu vực thảm họa”- “Tập lý
thuyết thực địa thảm họa” của nhà xuất bản Kokonshoin tháng 9/2014 và đặc biệt là
các bản ghi khảo sát thực địa lần thứ 3-4-5-6-7 hƣớng tới thực hành nghiên cứu xã
hội học thảm họa của tái thiết cuộc sống, tái hình thành cộng đồng đƣợc thực hiện
định kỳ hàng năm vào tháng 3 từ 2013 tới 20183. Trong tập bài giảng chuyên đề
nghiên cứu Nhật Bản “Thảm họa và Phục hƣng”, Oyane Jun cũng có bài viết nghiên
3


(03/12/2018)

9


cứu “Hình ảnh - thực tế về phục hƣng thảm họa và Chu trình "Phục hƣng trƣớc giảm thiểu thiệt hại sau thảm họa" tại Nhật Bản: quan điểm, luận điểm về sửa đổi
“Luật cơ bản đối phó thảm họa” (2003).
Liên quan tới đề tài “liên kết cộng đồng” và “thảm họa” hội thảo lý thuyết chính
trị địa phƣơng tại Đại học Irabaki đã công bố tài liệu “Thảm họa và cộng đồng- sức
mạnh, giới hạn và tính khả năng”4 tháng 3/2015 với mục đích làm sáng tỏ giới hạn,
mức độ ảnh hƣởng và độ trễ của phục hƣng cộng đồng sau thảm họa kép tháng
3/2011.
Với mục đích tìm hiểu về tình hình phục hƣng thông qua việc thực thi ứng dụng
các chính sách phục hƣng từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng tại thời điểm 2
năm sau thảm họa, nhóm tác giả Onishi Riku, Kikikoro Tetsuo, Seta Fumihiko đã
xuất bản: “Đại động đất miền Đông Nhật Bản - Phục hƣng cộng đồng: ƣu tiên hàng
đầu” 5 vào tháng 3/2013.
Đề cập tới vấn đề di cƣ sau thảm họa hạt nhân, nhà chính trị học Imai Akira đã
có những bài viết phân tích về việc thực hiện lánh nạn theo cộng đồng làng, tái thiết
chính quyền địa phƣơng qua nghiên cứu “Tái thiết chính quyền địa phƣơng- lánh
nạn sự cố hạt nhân và “làng di cƣ””6- tháng 2/2014) Trong bối cảnh cần thiết thay
đổi nơi ở do ảnh hƣởng sự cố hạt nhân có tính chất diễn ra trên phạm vi rộng và thời
gian dài, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của việc di cƣ theo cộng đồng làng và mối
liên hệ giữa chính sách chính phủ và chính quyền địa phƣơng với ý hƣớng di cƣ của
cƣ dân vùng chịu ảnh hƣởng của thảm họa.
Trong tạp chí “Nghiên cứu chính sách khu vực” - số phát hành tháng 2/2013,
của Đại học kinh tế Takasaki, Tsuneya Sakurai đã có một bài viết về vấn đề “hình
thành cộng đồng trong quá trình phục hƣng sau động đất và những nhiệm vụ, thách
thức”. Bài viết đã dựa trên kinh nghiệm trong việc tái hình thành cộng đồng các vấn


Nguyên gốc tiếng Nhật 「災害とコンミュニティ-力・限界・可能性-」
Nguyên gốc tiếng Nhật 「東日本大震災、復興まちづく最前線」
6
Nguyên gốc tiếng Nhật [自治体再建-原発避難と「移動する村」]
4
5

10


đề liên quan nhƣ sự cứu trợ từ chính quyền địa phƣơng qua trận động đất lịch sử
Hanshin (Kobe -1995) để đối chiếu với trƣờng hợp động đất vùng Đông Bắc Nhật
Bản tháng 3/2011.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tái thiết, phục hƣng sau thảm họa trƣờng hợp Nhật
Bản là một đề tài mới, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Trong bài viết “Sức mạnh tinh thần của ngƣời Nhật Bản: Qua trƣờng hợp đối
phó với thảm hoạ 11-3-2011”7 , Ngô Hƣơng Lan, Nguyễn Thu Phƣơng (2012) đã
quan sát, chỉ ra những ứng xử ngƣời Nhật trong thảm họa và lý giải những đặc điểm
tâm lý tính cách dân tộc thông qua các nhân tố: điều kiện địa lý tự nhiên, đặc trƣng
xã hội, ảnh hƣởng của Khổng giáo, ảnh hƣởng của tinh thần Samurai trong lối sống
ngƣời Nhật Bản, và vai trò của giáo dục.
Nguyễn Tuấn Khôi (2016) đã thực hiện một chuyên đề nghiên cứu “Lý giải từ
góc độ xã hội học hoạt động tƣơng trợ của cƣ dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong
thảm họa kép tháng 3 năm 2011”- đề cập tới phản ứng ứng phó ngƣời dân trong và
sau thảm họa trong mối quan hệ tƣơng trợ - giúp đỡ lẫn nhau, coi đây là một biểu
hiện quan trọng cho sự hình thành quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa.
Tháng 3/2016, Phan Cao Nhật Anh đã có bài viết “5 năm sau thảm họa sóng
thần ở Nhật Bản”8, đề cập tới số liệu thống kê thiệt hại, tình trạng cƣ trú; hiện trạng
kinh tế qua các hoạt động công ty, doanh nghiệp và tình hình khôi phục ngành du
lịch tại thời điểm 5 năm sau ngày phát sinh thảm họa. Trên cơ sở đó đƣa ra những

khó khăn và ƣớc tính khoảng thời gian cần thiết khắc phục hậu quả sự cố hạt nhân
trong công cuộc phục hƣng sau thảm họa.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng của bài nghiên cứu là thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng của
cƣ dân vùng thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011 với những yếu tố bối cảnh,

7

(15/1/2019)
8 (15/1/2019)

11


thực trạng và đặc điểm đặc trƣng của liên kết cộng đồng trong từng loại hình cƣ trú,
thay đổi chỗ ở ứng với mỗi giai đoạn ứng phó và phục hƣng sau thảm họa. Những
hành động hƣớng tới tăng cƣờng liên kết cộng đồng đƣợc thực hiện trên nền tảng
những chính sách của chính phủ và chính quyền địa phƣơng thông qua chỉ đạo di cƣ
và thành lập các khu tạm trú lánh nạn, tuy nhiên cũng bao gồm những hoạt động
mang tính chất tự phát của ngƣời dân địa phƣơng. Dù chủ thể của quá trình là
những cƣ dân vùng thiệt hại ở lại tại địa phƣơng hay di cƣ tới một môi trƣờng mới
thì gắn liền với việc xây dựng, khôi phục lại cơ sở vất chất là thiết lập nên một cộng
đồng mới - đảm bảo cuộc sống sau thảm họa vẫn giữ đƣợc mối liên hệ chặt chẽ
trong một tập thể. Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trong trong công cuộc phục
hƣng sau thảm họa.
Về phạm vi nghiên cứu của luận văn, vùng Đông Bắc Nhật Bản gồm 6 tỉnh, trong
đó có 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất sau thảm họa kép là Iwate, Miyagi,
Fukushima. Đặc biệt tại Fukushima - nơi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân nên
cùng với vấn đề di chuyển nơi ở, quá trình thay đổi cấu trúc cộng đồng cƣ dân xảy
ra rõ rệt. Do vậy trong chuyên đề luận văn lần này ngƣời viết tập trung vào vấn đề

tái hình thành cộng đồng dân cƣ thông qua dữ liệu thống kê, khảo sát của cả 3 tỉnh
vùng Đông Bắc là Iwate, Miyagi, Fukushima.
Tuy nhiên với phạm vi ảnh hƣởng trực tiếp từ thảm họa kép là toàn vùng Đông
Bắc, mỗi địa phƣơng với bối cảnh về thiệt hại ở mức độ khác nhau, có những chính
sách tái thiết và phục hƣng khác nhau, do vậy quá trình tái hình thành cộng đồng
cũng mang những hình thái đa dạng và có mang những đặc trƣng riêng. Chuỗi biến
cố đại động đất, sóng thần và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân diễn ra vào ngày
11/3/2011 - tạo ra một thảm họa phức hợp thay đổi toàn bộ cuộc sống cƣ dân vùng
thảm họa. Từ đặc trƣng này, ngƣời viết chọn phân tích trƣờng hợp thành phố
Minamisoma thuộc tỉnh Fukushima- với vị trí địa lý giáp biển ở khu vực phía Bắc
tỉnh Fukushima, cách tâm chấn trận động đất khoảng 130 km, cách nhà máy điện

12


nguyên tử số 1 Fukushima 25,5km9 vì thành phố Minamisoma giống nhƣ một vùng
Đông Bắc Nhật Bản thu nhỏ xét trên khía cạnh chịu ảnh hƣởng rõ rệt tính chất phức
hợp của thảm họa từ động đất, sóng thần tới sự cố nhà máy điện hạt nhân, để có một
góc nhìn chung nhất về diễn biến quá trình, các loại hình tái hình thành cộng đồng
sau thảm họa trên toàn khu vực. Đồng thời, chọn phân tích trƣờng hợp Minamisoma,
bằng việc đối chiếu lại nội dung “Kế hoạch tái thiết ở Minamisoma” đã đề cập tới
trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân - “Tái thiết cộng đồng vùng Đông Bắc sau thảm
họa kép miền Đông Nhật Bản tháng 3 năm 2011”, ngƣời viết mong muốn tìm hiểu
về thực trạng tái hình thành cộng đồng và phục hƣng sau thảm họa ở Minamisoma
tại thời điểm hiện tại - trải qua hơn 7 năm kể từ sau thảm họa. Cũng bằng nghiên
cứu trƣờng hợp này, có thể phát hiện ra sự khác biệt đặc trƣng của quá trình tái hình
thành cộng đồng ở Minamisoma so với các địa phƣơng khác trong cùng tỉnh hay
vùng Đông Bắc, lý giải nguyên nhân và thông qua đó tìm hiểu về vai trò cũng nhƣ
mối liên hệ giữa chính sách chính phủ và chính quyền địa phƣơng trong quá trình
tái thiết và phục hƣng sau thảm họa.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do trong thời gian thực hiện luận văn này, ngƣời viết không có điều kiện thực tế
tại Nhật Bản nên các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để hoàn thiện bài luận
văn này là tổng hợp phân tích tài liệu từ những mẫu điều tra thực tế, sử dụng số liệu
thống kê của Cục Thống kê Nhật Bản và các tổng kết kháo sát thực tế trong báo cáo
của các tổ chức NGO, NPO. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp tổng
hợp phân tích trƣờng hợp. Cụ thể ở đây là trƣờng hợp thành phố Minamisoma thuộc
tỉnh Fukushima. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu là thực tế quá trình tái
hình thành cộng đồng sau thảm họa, ngƣời viết còn sử dụng phƣơng pháp so sánh
đối chiếu hoạt động tái hình thành cộng đồng giữa các địa phƣơng theo chiều không
gian và so sánh quá trình đó của thảm họa kép tháng 3/2011 với các trận động đất
xảy ra trƣớc đây trong lịch sử Nhật Bản – nhƣ là trận động đất Kobe năm 1995.
9

(03/12/2018)
13


Ngoài các số liệu từ các bảng thống kê ngƣời viết còn khai thác, sử dụng những tƣ
liệu phỏng vấn của các kênh truyền thông chính thống nhƣ Đài phát thanh NHK,
báo Ashahi.. làm dẫn chứng các trƣờng hợp cụ thể.
6. Cấu trúc luận văn
Với những nội dung đó, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ đƣợc triển
khai theo cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Thảm họa kép tháng 3/2011 và biến động cộng đồng dân cƣ vùng
Đông Bắc: trình bày thông tin sơ lƣợc về thảm họa kép và những hậu quả để lại cho
3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản và những thiệt hại và thay đổi trong đời sống tâm lý xã
hội cƣ dân trong vùng.
Chƣơng 2: Thực trạng tái hình thành cộng đồng dân cƣ sau thảm họa: từ
việc làm sáng tỏ lý thuyết cộng đồng, những yếu tố hỗ trợ công cuộc tái hình thành

cộng đồng khu vực tới tìm hiểu, phân tích thực trạng đặc điểm tái hình thành cộng
đồng tại các loại hình cƣ trú sau thảm họa. Thông qua số liệu khảo sát thực tế hàng
năm của đài NHK làm sáng tỏ đặc điểm, chuyển biến của quá trình tái hình thành
cộng đồng và những hạn chế phát sinh.
Chƣơng 3: Quá trình tái hình thành cộng đồng dân cƣ sau thảm họa trƣờng hợp thành phố Minamisoma (tỉnh Fukushima) tập trung phân tích quá
trình tái hình thành cộng đồng trƣờng hợp thành phố Minamisoma. Thực hiện đối
chiếu với chính sách từ chính quyền địa phƣơng để bƣớc đầu lí giải đƣợc ảnh hƣởng
của điều kiện riêng từng khu vực tới quá trình tái hình thành cộng đồng và phục
hƣng sau thảm họa.

14


CHƢƠNG 1. THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/2011 VÀ BIẾN ĐỘNG CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC
Hậu quả mà thảm họa kép ngày 11/3/2011 gây ra cũng giống nhƣ các thảm họa
thiên tai tự nhiên khác trong lịch sử Nhật Bản, không chỉ thể hiện ở những con số
thiệt hại về tính mạng con ngƣời, nhà cửa vật chất mà còn thể hiện ở sự biến động,
xáo trộn về đời sống trong cƣ dân trong vùng chịu ảnh hƣởng. Tuy nhiên, với tính
chất phức hợp của một thảm họa kép động đất- sóng thần, đặc biệt là sự cố nhà máy
điện hạt nhân Fukushima xảy ra ngay sau đó đã khiến cho biến động về cấu trúc dân
cƣ vùng Đông Bắc diễn trên phạm vi rộng, lâu dài và phức tạp hơn nhiều so với các
thảm họa khác.
Trong chƣơng 1, thông qua việc tổng hợp, phân tích các số liệu về thiệt hại và
biến động đổi nơi cƣ trú, ngƣời viết sẽ phân tích tình hình dân cƣ và những hệ lụy
xã hội liên quan tới cộng đồng dân cƣ sau khi xảy ra thảm họa kép.
1.1.

Khái quát về thảm họa và bối cảnh cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc
sau thảm họa


1.1.1. Thảm họa kép tháng 3/2011
Vào 14 giờ 46 phút ngày 11/3/2011, một trận động đất cƣờng độ 9,0 độ M với
tâm chấn ở khu vực Sanriku đã xảy ra, gây ra rung chấn cấp độ 710 theo thang chấn
độ của Nhật Bản ở thành phố Kurihara, Miyagi, cấp độ 6 ở 37 đơn vị hành chính
thuộc 4 tỉnh Miyagi, Fukushima, Ibaraki và Tochigi. Ngoài ra, trên phạm vi rộng từ
Hokkaido tới Kyushu đều đo đƣợc rung chấn từ cấp độ 1 tới cấp độ 6. Tâm chấn
của trận động đất này ƣớc tính sâu khoảng 24 km, khu vực tâm chi có phạm vi rộng,
khoảng 500 km theo chiều Nam Bắc và 200 km theo chiều Đông Tây, với diện tích
là khoảng 100.000 km² với thời gian rung chấn liên tục trong 160 giây. Về cơ chế
động đất, Ide Satoshi đã chỉ ra rằng thảm hoạ kép động đất và sóng thần ngày
11/3/2011 có nguyên nhân từ sự dịch chuyển các mảng địa tầng kiến tạo xung
Theo thang phân cấp độ động đất của Cục Khí tƣợng Nhật Bản dựa trên độ rung lắc khi xảy ra
động đất. Thang đo hiện tại đƣợc phân loại 10 cấp độ : 0,1, 2, 3, 4, 5 yếu, 5 mạnh, 6 yếu, 6 mạnh và
cấp độ 7.
10

15


quanh Nhật Bản. Ông cho rằng trận động đất bắt đầu với mảng địa tầng Bắc Mỹ
trƣợt tƣơng đối chậm dọc theo đƣờng tiếp giáp với địa tầng Thái Bình Dƣơng cách
bờ biển Nhật Bản ở độ sâu 20km. “Sự chuyển động trƣợt lan truyền theo bờ biển
trong khoảng 40 giây đã tạo nên đợt trấn động mạnh dọc theo vùng Đông Bắc Nhật
Bản. Khoảng 1 phút sau khi động đất bắt đầu, sự dịch chuyển tiến nhanh đến gần
Rãnh Nhật Bản làm cho mảng địa tầng Bắc Mỹ trƣợt khoảng 30 mét. Ide cho rằng
hiện tƣợng này đã nâng một khối lƣợng nƣớc biển khổng lồ tạo nên đợt sóng thần
khủng khiếp” [2, tr 77]. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ, đây đƣợc ghi
nhận là trận động đất có cƣờng độ lớn thứ bảy trong lịch sử nhân loại, lớn thứ tƣ
trong vòng 100 năm nay và lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản [6, tr 3].

Những diễn biến tiếp theo trận động đất là các cơn dƣ chấn và sóng thần. Ba
ngày sau trận động đất chính, các quan trắc đã cho thấy hơn 200 dƣ chấn đã xảy ra.
Sau khi động đất xảy ra, dựa trên cƣờng độ trận động đất, để tối đa hóa thời gian
cho sơ tán, Cơ quan Khí tƣợng Nhật Bản đã ban hành cảnh báo sóng thần vào 14
giờ 49 phút - tức là 3 phút sau khi động đất xảy ra và đúng nhƣ cảnh báo, toàn bộ
bờ biển Nhật Bản, đặc biệt là vùng Đông Bắc, đã ghi nhận phát sinh sóng thần mức
độ nhẹ. Tuy nhiên tới khoảng 15 giờ, tức 15 phút sau động đất, các đợt sóng nhẹ bắt
đầu chuyển thành cơn sóng cao ập vào bờ. Tiếp sau đó khoảng 10 phút đã xuất hiện
các đợt sóng thần khổng lồ, càn quét trên diện tích rộng khu vực ven biển Đông Bắc
Nhật Bản. Tại thành phố Minamisoma (Fukushima) đã xuất hiện sóng thần cao trên
9,3 m, tại thành phố Ishinomaki (Miyagi) có sóng thần cao trên 8,6 m. Ngoài khu
vực bờ biển Đông Bắc có sóng thần cao gây hại mức độ nghiêm trọng, bờ biển từ
Hokkaido tới tỉnh Kagoshima và quần đảo Ogasawara đều ghi nhận sóng thần cao
trên 1 m. Tại các thành phố ven biển, sóng thần đã cuốn nhiều tàu, thuyền vào khu
vực bờ biển, đồng thời cuốn trôi nhiều ô tô trên các tuyến đƣờng tại thị trấn. Sóng
cũng đã cuốn trôi nhiều thành phố, làng mạc ra biển. Các tổ hợp công nghiệp ven
biển nhƣ nhà máy hóa dầu...đã bốc cháy, hệ thống cầu đƣờng bị sập hoặc ngập sâu
trong nƣớc biển. Sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dƣơng của Nhật Bản và ảnh
hƣớng tới ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ.

16


Ngay sau thảm họa động đất và sóng thần, Nhật Bản phải đƣơng đầu với chuỗi
sự cố nhà máy điện hạt nhân bắt đầu vào chiều ngày 12/3/2011. Thị trấn Naraha,
Tomikoka, Okuma và thị trấn Futaba - những khu vực có nhà máy điện hạt nhân
của công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - đã xảy ra rung chấn cấp độ 6, cùng với ảnh
hƣởng của sóng thần, nhà máy điện hạt nhân số 111 đã bị ngập nƣớc 15m, nhà máy
điện số 2 bị ngập nƣớc 7m. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I có 6 tổ máy với
tổng công suất lên đến 4.696 MW, lớn gấp gần 3 lần công suất nhà máy thủy điện

Hòa Bình của Việt Nam, đƣợc xây dựng từ những năm 1970. Theo báo cáo của
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), khi xảy ra động đất và sóng thần, ba lò phản
ứng số 4, 5, 6 của nhà máy điện hạt nhân số 1 đang trong quá trình sửa chữa, chỉ có
lò phản ứng 1, lò phản ứng số 2 và lò phản ứng số 3 hoạt động [6, tr 4]. Các lò phản
ứng đều tự động ngừng hoạt động sau khi động đất xảy ra. Tuy nhiên, do trận sóng
thần tràn đến đã làm hƣ hỏng hệ thống làm mát chính và dự phòng nên tại các lò
phản ứng đã phát sinh hiện tƣợng gia tăng nhiệt, tích tụ khí hydro. Ba lò phản ứng
số 1, 2, 3 đã phát nổ và xảy ra cháy ở lò phản ứng số 4. Hậu quả là một khối lƣợng
lớn chất phóng xạ đã bị rò rỉ ra ngoài môi trƣờng.
Cơ quan Khí tƣợng Nhật Bản xác định đây là trận động đất quy mô lớn nhất
trong lịch sử Nhật Bản, gọi tên là “Đại Động đất Đông Bắc ”(東北大震災). Dựa
vào phạm vi ảnh hƣởng của thảm họa, ngày 1/4/2011, Nội các Nhật Bản đặt tên là
“Đại động đất miền Đông Nhật Bản” (東日本大震災). Trong tiếng Việt, “thảm họa”
đƣợc định nghĩa là những “tai họa lớn, gây nhiều cảnh đau thƣơng, tang tóc”12. Với
diễn biến là sự phát sinh liên tiếp của động đất - sóng thần và sự cố nhà máy điện
hạt nhân, gây ra những thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản cho vùng Đông Bắc Nhật
Bản, ngƣời viết đã chọn sử dụng cách gọi “thảm họa kép tháng 3/2011” trong
chuyên đề luận văn này.

Nhà máy điện hạt nhân số 1 nằm ở ven bờ biển Thái Bình Dƣơng của tỉnh Fukushima, giữa thị
trấn Okuma và Futaba thuộc quận Futaba, cách Tokyo 220 km về phía Đông Bắc.
12
Hoàng Phê (2017) “Từ điển tiếng Việt”- trung tâm từ điển học Vielex, NXB Đà Nẵng, tr 904
11

17


1.1.2. Thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011
Đến ngày 7/3/2018, theo số liệu tổng kết báo cáo lần thứ 157 của Ủy ban

Ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai, Bộ Nội vụ Nhật Bản, thiệt hại luỹ kế sau thảm họa
kép đƣợc thống kê nhƣ bảng dữ liệu dƣới đây.
Bảng 0-1: Bảng thống kê thiệt hại thảm họa kép ngày 11/3/2011 tính đến 2018
theo số liệu tổng kết của Ủy ban ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai

Thành phố
Minamisoma

Tổng 3
tỉnh
vùng
Đông
Bắc

Toàn
Nhật
Bản

3.811

1.037

19.515

19.630

1.225

224


111

2.565

2.569

211

4.148

182

59

4.541

6.230

Toàn bộ

19.508

83.003

15.224

2.323

117.735 121.781


Một nửa

6.571

155.130

80.803

2.430

242.504 280.962

Một
phần

18.985

224.202 141.044

3.718

384.231 744.530

Thiệt hại

Số
ngƣời

Nhà
cửa

(căn)

Tỉnh
Iwate

Tỉnh
Miyagi

Chết

5.140

10.564

Mất tích

1.116

Bị
thƣơng

Ngập
trên sàn
Ngập
dƣới sàn
Ngoài C.trình
nhà
công
cửa
cộng

Khác
Số vụ hỏa họa

Tỉnh Fukushima

1.061

999

1.061

1.628

6

7.796

351

306

8.153

10.075

529

9.948

1.010


49

11.487

14.555

4.178

16.848

36.882

6.043

57.908

92.037

33

137

38

1

208

330


(Nguồn: Ngƣời viết tự lập dựa trên số liệu thống kê báo cáo lần thứ 157 của Trụ sở
Ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai, Bộ Nội vụ Nhật Bản) 13

13

/>(03/12/2018)
18


Theo bảng thống kê trên, tính tới thời điểm ngày 1/3/2018, tổng số ngƣời chết
và mất tích sau thảm họa kép trên toàn đất nƣớc Nhật Bản là 22.199 ngƣời. Số nhà
bị thiệt hại toàn bộ là 121.781 nhà, số nhà thiệt hại một nửa là 280.962 nhà, thiệt hại
một phần là 744.530 căn. Đối với Nhật Bản, thảm họa kép tháng 3/2011 đã trở
thành một mốc biến cố thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản kể từ sau Chiến
tranh Thế giới lần thứ 2.
Ba thành phố Minamisanriku (tỉnh Miyagi), Kesennuma (tỉnh Iwate), và
Rikuzentakata (tỉnh Iwate) của Nhật gần nhƣ bị xóa sổ. Nhiều công trình, cơ sở vật
chất, kĩ thuật hạ tầng và nhà máy thuộc các ngành công nghiệp quan trọng nhƣ ôtô,
hóa dầu, nguyên tử...tại vùng Đông Bắc Nhật Bản đều bị tàn phá, thiệt hại nặng nề
bởi trận thảm hoạ kép. Đến thời điểm ngày 22/3/2011, Nhật Bản đã ƣớc tính sơ bộ
thiệt hại kinh tế lên đến 20.000 tỉ yên (khoảng hơn 248 tỉ đô la Mỹ), cao hơn so với
thiệt hại trận động đất Kobe năm 1995 [6, tr 3].
Thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân đã gây thiệt hại lớn về ngƣời,
về của cho Nhật Bản, gây ra tâm lý bất ổn trong ngƣời dân, làm gia tăng gánh nợ
vốn đã rất lớn của Nhật Bản do nhu cầu tái thiết.
Dựa vào bảng 1-1 trên, chúng ta cũng có thể nhận thấy 3 tỉnh chịu thiệt hại
nặng nề nhất sau thảm họa kép thuộc vùng Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Miyagi và
Fukushima. Thiệt hại về ngƣời chết và mất tích ở 3 tỉnh Iwate, Miyagi và
Fukushima đã chiếm tới 99%, thiệt hại về nhà cửa chiếm gần 65% trên tổng sổ thiệt

hại của toàn quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội mà thiệt hại do thảm họa gây ra cùng với các vấn đề phát sinh ở mỗi
tỉnh, khu vực cũng không giống nhau.

19


Ảnh 0-1: Vị trí 3 tỉnh Iwate,
Miyagi và Fukushima trên
bản đồ Nhật Bản
Nguồn:
/>1301 (15/01/2019)

Miyagi là tỉnh chịu thiệt hại lớn nhất về cả ngƣời và tài sản trong 3 tỉnh vùng
Đông Bắc do bị ảnh hƣởng mạnh mẽ của sóng thần. Theo bảng 1-1 ở trên, tổng số
ngƣời chết và mất tích của tỉnh Miyagi thống kê tại thời điểm ngày 1/3/2018 là
11.789 ngƣời, chiếm gần 53% thiệt hại về ngƣời của cả nƣớc. Có 2 trong 3 thành phố
thiệt hại nghiêm trọng trong thảm hoạ kép thuộc tỉnh Miyagi là Minamisanriku và
Kesennuma. Tại Minamisanriku do vị trí gần với tâm chấn nên có khoảng 9.500 dân
trên tổng số 17.000 dân của thành phố đã mất tích sau thảm họa. Trong hoàn cảnh đó,
chính quyền đã sơ tán khoảng 7.500 ngƣời còn lại tới các địa điểm sơ tán14. Còn tại
Kesennuma, sau động đất và sóng thần, một đám cháy lớn đã bùng phát và lan ra
khắp thành phố. Trƣớc khi xảy ra thảm họa, vào thời điểm tháng 2/2011 số dân của
Kesennuma là 74.247 ngƣời. Đến 30/9/2012 số ngƣời chết do thảm họa là 1038
ngƣời, số ngƣời mất tích là 251 ngƣời [19, tr 337].

14

/>
(03/12/2018)

20


Diện tích bị ngập do sóng thần ở thành phố Kesennuma là 18,6 km2 chiếm
5,6 % diện tích toàn thành phố. Tổng số tòa nhà bị tàn phá bao gồm cả nhà riêng, văn
phòng, công trƣờng, tòa nhà cao tầng là 22.359 căn tƣơng đƣơng với 35 % các kiến
trúc của thành phố. Số gia đình bị thiệt hại là 9.500 hộ, chiếm 35,7 % [19, tr 338].
Phòng công tác chuẩn bị khu nhà ở tạm thời của tỉnh Miyagi đã công bố kế
hoạch xây dựng 15.484 căn nhà ở tạm thời công cộng sau thảm họa tại 21 thành phố,
thị trấn và đến thời điểm cuối tháng 1/2015 đã có 2.692 căn nhà đƣợc xây dựng. [23,
tr 29].
Sau Miyagi, Iwate là tỉnh đứng thứ 2 về thiệt hại ngƣời và vật chất do thảm
họa kép gây ra. Số lƣợng ngƣời chết và mất tích là 6.256 ngƣời, trong đó thành phố
Rikuzentakata bị ảnh hƣởng nặng nề nhất. Rikuzentakata là một thành phố cảng
sầm uất với 23.700 ngƣời. Do vị trí ven biển gần tâm chấn nên sau khi trận động đất
xảy ra, trong khi ngƣời dân chƣa kịp sơ tán thì sóng thần cao trên 10m đã ập tới.
Thiệt hại về ngƣời của thành phố là 2.144 ngƣời. Trong đó 1.727 ngƣời chết trực
tiếp ngay tại khi thảm họa xảy ra, 417 ngƣời chết vì những lí do liên quan nhƣ là bị
thƣơng, tai nạn. Số tòa nhà bị thiệt hại là 3.368 tòa, trong đó 3.159 tòa bị phá hủy
hoàn toàn. Số lƣợng các hộ gia đình ở thành phố vào thời điểm ngày 31/1/2011 là
8.068 hộ, thì tới ngày 21/6/2011 có 3.803 hộ bị thiệt hại hoàn toàn trên tổng số
4.465 hộ thiệt hại [19 ,tr 354].
Khác với Iwate và Miyagi là hai tỉnh chủ yếu bị thiệt hại do ảnh hƣởng của
thảm họa tự nhiên là động đất và sóng thần, ở tỉnh Fukushima sự cố tại nhà máy
điện hạt nhân Fukushima I để lại hậu quả nặng nề nhất. Số lƣợng ngƣời chết, mất
tích và thiệt hại vật chất của tỉnh Fukushima không lớn nhƣ hai tỉnh Miyagi và
Iwate. Tuy nhiên do sự cố rò rỉ hạt nhân, đã khiến biến động di cƣ ở tỉnh Fukushima
thành vấn đề mất rất nhiều thời gian để có thể giải quyết về sau. Trong những năm
trƣớc thời điểm xảy ra thảm hoạ kép, về cơ bản đặc trƣng biến đổi dân số của tỉnh
Fukushima là nhập cƣ nhiều, xuất cƣ ít. Tuy nhiên, do thảm hoạ kép động đất và hạt

nhân, số ngƣời dân đi sơ tán gia tăng, dân số tỉnh Fukushima liên tục giảm. Ngày
23/5/2015, tỉnh Fukushima đã công bố báo cáo về tình hình thay đổi dân số trong
21


×