Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

V1 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.68 KB, 65 trang )

CHUYÊN ĐỀ

RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO
HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

1


MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích của đề tài
III. Cấu trúc chuyên đề
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ DẪN CHỨNG TRONG
VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái quát chung về văn nghị luận
1.1. Định nghĩa về văn nghị luận
1.2. Các dạng bài nghị luận
1.3. Những yếu tố tạo nên nội dung bài nghị luận
2. Dẫn chứng trong văn nghị luận
2.1 Khái niệm dẫn chứng
2.2 Vai trò của dẫn chứng trong văn nghị luận
3. Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi
3.1 Các kiểu bài nghị luận văn học thường gặp cho học sinh giỏi
3.2 Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi
CHƯƠNG II: RÈN KỸ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG
BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
1. Chọn dẫn chứng
1.1 Đọc đề và xác định phạm vi dẫn chứng


1.2 Xác định các tiêu chí lựa chọn dẫn chứng
2. Sắp xếp dẫn chứng
3. Các hình thức nêu dẫn chứng
2


3.1 Nêu nguyên văn cả câu, cả đoạn hay cả một văn bản ngắn
3.2 Tóm lược nội dung chính, nêu một số từ hoặc ngữ tiêu biểu
4. Cách trình bày dẫn chứng
4.1 Phân tích, bình giảng – nêu dẫn chứng
4.2 Nêu dẫn chứng – phân tích, bình giảng
4.3 Nêu nội dung dẫn chứng- trích dẫn chứng – phân tích, bình giảng
5. Phân tích dẫn chứng
5.1 Xác định điểm nhìn để triển khai dẫn chứng
5.2 Kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận
5.3 Phân tích đậm và phân tích nhạt, hướng tới làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận
6. Một số lỗi thường gặp về chọn, phân tích dẫn chứng và cách sửa lỗi
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI VĂN CỦA HỌC SINH GIỎI VỀ CHỌN VÀ PHÂN
TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Văn nghị luận có vai trò quan trọng với nhà trường và cuộc sống :
Trong nhà trường, mỗi môn học đều có ý nghĩa và sứ mệnh riêng. Môn Ngữ
văn từ xưa tới nay luôn là môn học chính, có vai trò quan trọng không chỉ trong

nhà trường với các em học sinh mà còn quan trọng và thiết thực với tất cả mọi
người, ở ngoài xã hội. Môn văn trong nhà trường vừa trang bị cho học sinh
những tri thức văn học, vừa giúp học sinh hình thành và hoàn thiện nhân cách;
phát triển được toàn diện năng lực của bản thân. Vì vậy, ngoài những giờ học
đọc – hiểu, khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương, người học được rèn
luyện kỹ năng làm văn, tạo lập văn bản (nói và viết). Chương trình Làm văn
trong nhà trường rất chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm kiểu bài nghị
luận, bao gồm cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Kiểu bài nghị luận này
giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy luận lí với khả năng lập luận chặt
chẽ, giàu sức thuyết phục. Điều này có ý nghĩa quan trọng với học sinh trong
quá trình học tập, thi cử và ra ngoài cuộc sống. Từ xưa, ở Việt Nam văn nghị
luận đã có lịch sử từ rất lâu đời, không chỉ có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn
lao của đất nước, thời đại như công cuộc dựng nước, giữ nước, canh tân đất
nước mà còn rất gần gũi và có ý nghĩa trong đời sống công dân hiện nay. Vì
vậy văn nghị luận có vị trí, vai trò quan trọng trong bộ môn Ngữ văn, trong nhà
trường và cả cuộc sống.
2.Dẫn chứng là yếu tố quan trọng của văn nghị luận. Sức hấp dẫn, thuyết
phục của văn nghị luận nằm ở bố cục chặt chẽ, logic; lí lẽ, lập luận chặt chẽ,
sắc sảo; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu, xác đáng; văn phong giàu sức gợi
4


cảm… Như vậy dẫn chứng là yếu tố quan trọng cấu thành nên bài văn nghị
luận. Đối với bất cứ dạng văn nghị luận nào (nghị luận xã hội hay nghị luận
văn học), dẫn chứng đều có vai trò vô cùng quan trọng.
Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận
điểm và làm tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn cho hệ thống lập luận. Bởi
nếu không có dẫn chứng, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì
vẫn không đủ sức thuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc,
người nghe. Bài văn nghị luận sẽ trở thành những lời bàn luận mang tính khái

niệm, lí thuyết suông. Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn
chứng hay, xác đáng cũng giống như một nụ cười làm sáng bừng cả khuôn mặt.
Thiếu dẫn chứng bài văn nghị luận sẽ khô khan, không thuyết phục, lập luận
không chặt chẽ, bài làm đạt điểm không cao. Dẫn chứng không phù hợp khiến
bài viết bị lạc đề và mất điểm. Như vậy bài làm của học sinh có đạt điểm cao
hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc các em làm tốt phần chứng minh, đồng
nghĩa với việc các em có kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng một cách nhuần
nhuyễn, sáng tạo.
3. Chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học là khâu yếu
nhất của học sinh. Văn nghị luận thường có hai kiểu bài chính là nghị luận xã
hội và nghị luận văn học. Trong đề thi THPT Quốc gia hay đề thi học sinh giỏi
dạng bài nghị luận văn học bao giờ cũng chiếm số điểm nhiều nhất. Để đạt
điểm cao bài nghị luận văn học, học sinh cần làm tốt phần phân tích chứng
minh. Điều đó đồng nghĩa với việc người viết phải có kỹ năng chọn và phân
tích dẫn chứng khéo léo, nhuần nhuyễn, sáng tạo. Nhưng thực tế trong quá
trình dạy học chúng tôi thấy rằng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị
luận văn học là khâu yếu nhất của học sinh. Các em thường nghèo nàn dẫn
chứng, hoặc chọn dẫn chứng chưa tiêu biểu, xác đáng; hoặc phân tích dẫn
chứng chung chung/ lan man chưa bám sát yêu cầu của đề; dẫn đến bài viết
không thuyết phục, không gây ấn tượng với người đọc, người nghe. Thực tế,
5


khi dạy và chữa đề cho học sinh giỏi, nhất là dạng bài lí luận văn học, đáp án
phần chứng minh thường sơ sài, vắn tắt mang tính mở. Chính vì thế ngay cả
giáo viên cũng chưa thật sự hướng dẫn kỹ càng, rèn luyện được thuần thục kỹ
năng chọn và phân tích dẫn chứng cho học sinh. Ví dụ đề thi có câu nghị luận
văn học như sau:
Nhà thơ Thanh Thảo từng viết:
"Thơ chẳng ai giống ai, chẳng ai mong muốn giống ai, và không có lối đi nào

chung cho hai nhà thơ cả." ( Mười năm cõng thơ leo núi).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về Thơ mới
Việt Nam (1932-1945) hãy làm sáng tỏ điều đó.
Hướng dẫn chấm phần chứng minh như sau:
“- Thí sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Chọn được những tác giả Thơ mới có phong cách nghệ thuật độc đáo,
có những sáng tạo riêng giàu giá trị.
+ Phân tích để làm sáng tỏ lối đi riêng của các nhà thơ thể hiện ở: quan
niệm riêng về cuộc sống và con người (cái nhìn, cảm hứng chủ đạo, cách lí giải
những vấn đề về đời sống…mang tính khám phá phát hiện); phương thức biểu
hiện riêng (thể hiện ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu,
sử dụng ngôn ngữ…đầy sáng tạo). Có thể làm rõ nét riêng, nét mới trong sự
đối sánh với các nhà thơ khác. Từ đó, khẳng định tài năng, tầm vóc và đóng
góp của nhà thơ cho văn học.”
Như vậy qua đáp án trên có thể thấy, hướng dẫn chấm phần chứng minh
trong các đề thi tương đối ngắn, mở, mang tính gợi ý buộc học sinh phải có kỹ
năng chọn và phân tích dẫn chứng. Trong khi đây là khâu yếu nhất của học
sinh, cũng là phần các thầy cô chữa đề thường mang tính gợi mở chứ không kỹ
càng. Thực tế hiện nay trong chương trình Sách giáo khoa môn Ngữ văn cũng
chưa có tiết dạy nào cho các em kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài
6


nghị luận văn học một cách tường tận, chi tiết; nếu có cũng chỉ là những định
hướng rất chung.
Xuất phát từ thực tế đó, với tất cả những lí do đã trình bày ở trên; chúng
tôi đã triển khai đề tài: Rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài
nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn. Đây là một đề tài hữu
ích, thiết thực, có ý nghĩa lớn với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và
học.

II. Mục đích của đề tài
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới các mục đích sau:
Trước hết giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan
trọng của dẫn chứng trong bài văn nghị luận, đặc biệt là bài nghị luận văn học
dành cho học sinh giỏi Ngữ văn.
Xác định, cung cấp một số phương pháp, kỹ năng chọn và phân tích dẫn
chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi, chỉ ra các lỗi sai phổ
biến trong quá trình làm văn của học sinh từ đó chỉ ra cách khắc phục, sửa
chữa.
Chúng tôi hướng đến mục đích chính của chuyên đề là rèn luyện kỹ năng,
hướng dẫn học sinh tự biết chọn và phân tích dẫn chứng. Chuyên đề sẽ giúp
các em có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu để thoát ly sự phụ thuộc vào thầy cô.
Đồng thời, chính giáo viên cũng có thêm động lực và kỹ năng để tiếp tục nâng
cao công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm rèn luyện và hoàn thiện bản thân.
III. Cấu trúc chuyên đề
Chương 1: Khái quát về văn nghị luận và dẫn chứng trong văn nghị luận
Chương 2: Rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn
học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn

7


Chương 3: Một số bài văn của học sinh giỏi về chọn và phân tích dẫn chứng
trong bài nghị luận văn học

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ DẪN CHỨNG
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái quát chung về văn nghị luận
1.1. Định nghĩa về văn nghị luận

Khái niệm văn nghị luận: Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết
(người nói) trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận (bao gồm
cả lí lẽ và dẫn chứng) để làm rõ một vấn đề, nhằm làm cho người đọc (người
nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình.
Đặc trưng của văn nghị luận: Khác với văn miêu tả, kể chuyện nhằm tái
hiện con người và cuộc sống bằng ngôn ngữ, chủ yếu tác động vào cảm xúc,
tưởng tượng của người đọc (người nghe); văn nghị luận thiên về trình bày các ý
kiến, các lí lẽ để giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…một vấn đề nào
đó. Nó nhằm tác động vào trí tuệ, vào lí trí của người đọc. Nó là kết quả của tư
duy logic.
Ngôn ngữ của văn nghị luận là ngôn ngữ mang phong cách ngôn ngữ
nghị luận. Nó chú trọng đặc biệt đến sự chính xác, chặt chẽ vì mục đích của
diễn đạt trong văn nghị luận là nhằm phản ánh rõ ràng, chính xác quá trình tư
duy để đạt đến việc nhận thức chân lí. Tuy nhiên ngôn ngữ của văn bản nghị
luận cũng cần có sức hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ hình tượng, có sự biểu
cảm; bằng cách diễn đạt linh hoạt chứ không chấp nhận sự khô khan đơn điệu
nhất là khi đối tượng nghị luận lại là một vấn đề văn học, một tác phẩm văn học.

Vai trò, vị trí của văn nghị luận: Văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa
và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng, văn hóa của nhân loại và góp
8


phần vào sự phát triển ấy. Ngày nay văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ. Nó
thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là vũ khí khoa học và vũ
khí tư tưởng sắc bén, giúp cho con người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của
đời sống xã hội và hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người.
Do đó, học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất trọng
yếu của việc học văn trong nhà trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư
tưởng và học thuật đòi hỏi người học phải giải quyết, từ đó giúp các em vận

dụng tổng hợp các tri thức đã được học từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện khả
năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic khoa học. Từ đó góp phần
tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách người học. Vì vậy văn nghị
luận ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống.
1.2. Các dạng bài nghị luận
Trong nhà trường, văn nghị luận thường có 2 dạng cơ bản: Nghị luận xã
hội và nghị luận văn học.
1.2.1 Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là một loại hình văn bản rất quan trọng với học sinh.
Bởi sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông có phải ai cũng đi vào con đường
văn chương đâu. Nhưng ai chẳng phải đối mặt với những vấn đề xã hội. Do đặc
điểm nội dung xã hội chính trị, loại văn nghị luận xã hội chủ yếu dùng các thao
tác nghị luận chính là: giải thích, chứng minh, bình luận. Ít có trường hợp đề ra
yêu cầu phân tích hoặc bình giảng. Có các dạng đề nghị luận xã hội như sau:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
1.2.2 Nghị luận văn học

9


Đối tượng của nghị luận văn học là tất cả các sự kiện và các vấn đề văn
học, có ý nghĩa rất đa dạng và phong phú. Có hai loại chính như sau:
- Nghị luận về tác phẩm văn học: Nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn
học của người viết. Đó có thể là một tác phẩm hoặc một đoạn trích.
- Nghị luận về một ý kiến văn học: Thường là một ý kiến về lí luận, một
nhận định về văn học sử hoặc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…
Tóm lại cả hai loại nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều nhằm phát
biểu tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết một cách trực tiếp về những

vấn đề văn hóa, chính trị, đạo đức, xã hội…với ngôn ngữ trong sáng, lập luận
chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, thuyết phục…
1.3. Những yếu tố tạo nên nội dung bài nghị luận
Có hai yếu tố tạo nên nội dung bài văn nghị luận là ý và việc tổ chức,
liên kết ý.
* Ý: Văn nghị luận là loại văn của tư duy, logic,trừu tượng. Nó chủ yếu
bao gồm những ý kiến thể hiện những phán đoán, suy luận, thường được gọi
tắt là ý. Tùy theo mức độ, vai trò, vị trí đối với bài văn nghị luận, những ý được
gọi tên theo thuật ngữ chuyên ngành của bộ môn là: luận đề, luận điểm, luận
cứ.
- Luận đề: Là vấn đề cần nghị luận. Đó là ý kiến được nêu ra trong đề
bài, yêu cầu chúng ta cần phải giải quyết.
- Luận điểm: Là những ý chính hàm chứa trong luận đề. Luận đề có thể
có một luận điểm hoặc nhiều luận điểm. Luận điểm còn là những ý kiến thể
hiện nhận định, phán đoán, quan điểm, tư tưởng của người viết trước vấn đề
cần nghị luận. Trong từng luận điểm lại có thể phân nhỏ ra thành những luận
điểm nhỏ. Các luận điểm lớn, nhỏ ấy tương đối độc lập với nhau nhưng cùng
quy về luận đề để thuyết minh, soi sáng luận đề.

10


- Luận cứ: Là các cứ liệu để thuyết minh cho luận điểm. Có hai loại luận
cứ: lí lẽ (các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và thực tế (đời sống
hoặc văn học dùng làm dẫn chứng). Nói rõ hơn,luận cứ là những lí lẽ và dẫn
chứng hình thành nên luận điểm hoặc thuyết minh, soi sáng luận điểm. Và
trong từng luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng cùng soi sáng cho nhau: lí lẽ làm cho dẫn
chứng có khả năng thuyết minh luận điểm, dẫn chứng làm cho lí lẽ có nội dung,
có sức nặng thuyết phục.
* Tổ chức, liên kết ý : Có luận điểm , luận cứ rồi còn cần phải tổ chức,

phối hợp, trình bày chúng theo những quan hệ nhất định sao cho luận cứ “nói
lên” được luận điểm, luận điểm thuyết minh được luận đề một cách mạnh mẽ,
nổi bật, đầy sức thuyết phục. Việc tổ chức, liên kết ý này được gọi chung là
cách lập luận, tức là cách đưa luận cứ, luận điểm vào quỹ đạo logic trong quá
trình trình bày để tạo sức thuyết phục mạnh mẽ cho việc giải quyết luận đề.
Như vậy dẫn chứng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên
nội dung bài văn nghị luận.
2. Dẫn chứng trong văn nghị luận
2.1 Khái niệm dẫn chứng
Dẫn chứng là những số liệu, tư liệu (sự vật, sự việc, danh ngôn, câu văn,
câu thơ, hình tượng nghệ thuật…) lấy từ thực tế cuộc sống hoặc thực tế văn học
mà người viết đưa vào bài làm nhằm thuyết minh cho ý kiến nhận định, đánh
giá trong nghị luận.
2.2 Vai trò của dẫn chứng trong văn nghị luận
Nội dung bài nghị luận được tạo nên bởi những lí lẽ và dẫn chứng. Cả
hai cùng có một mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Tuy vậy, nếu
như lí lẽ nghiêng về việc làm cho người đọc hiểu thì dẫn chứng thiên về phía
làm người ta tin. Một khi đã hiểu và tin tức là đã bị thuyết phục. Thậm chí, nếu
không có dẫn chứng, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì vẫn
11


không đủ sức thuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc,
người nghe. Bài văn nghị luận sẽ trở thành những lời bàn luận mang tính chất
là những khái niệm, lí thuyết suông.
Dẫn chứng là tổng hợp những kiến thức của người viết: vốn sống, vốn
kiến thức về văn học, về kinh tế, chính trị, xã hội, về các khoa học tự nhiên…
Trong quá trình chứng minh, người viết cần phải huy động và xử lí vốn kiến
thức này. Vốn này càng nhiều, bài làm càng phong phú và luận cứ có sức sống,
lập luận trở nên sắc sảo, có sức mạnh thuyết phục. Vốn này nghèo nàn, bài làm

trở nên khô khan, thiếu “máu thịt” do đó thiếu sức thuyết phục. Vì vậy, trong
văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng. Dẫn chứng hay, xác đáng giống như
một nụ cười làm sáng bừng khuôn mặt.
3. Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi
3.1 Các kiểu bài nghị luận văn học thường gặp cho học sinh giỏi
Ở chuyên đề này, chúng tôi muốn tập trung vào dạng nghị luận văn học
dành cho học sinh giỏi Ngữ văn. Đây là kiểu bài chiếm số lượng điểm nhiều
nhất trong bài thi học sinh giỏi. Qua quan sát và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy
trong đề thi Ngữ văn dành cho học sinh giỏi thường có những nhóm đề nghị
luận văn học như sau:
III.1.1Loại đề nghị luận về một tác phẩm văn học
- Loại đề này nhằm kiểm tra trình độ tiếp nhận tác phẩm văn học của học
sinh với hai hình thức chính là phân tích và bình giảng. Những đề văn yêu cầu
cảm thụ văn học thực chất là yêu cầu người viết làm sáng lên vẻ đẹp về nội
dung và nghệ thuật của một đoạn trích, của một hoặc một số tác phẩm văn học.
- Đối với kỳ thi bình thường (như thi tốt nghiệp và thi đại học) thì dạng đề
này có thể yêu cầu người viết phân tích, cảm thụ một tác phẩm nào đó đã học.
Nhưng trong các kì thi học sinh giỏi Quốc gia, loại đề kiểm tra năng lực cảm
thụ văn học có yêu cầu cao hơn. Điều đó thể hiện ở chỗ ít khi đề yêu cầu phân
12


tích, cảm thụ một tác phẩm nào đã học trong chương trình . Thường là, nếu đề
cập đến những tác phẩm đã dẫn chứng học thì đề buộc người viết phải phân
tích và cảm thụ các tác phẩm ấy trong thế đối sánh với nhau để chỉ ra sự độc
đáo, vẻ đẹp riêng biệt của mỗi tác phẩm.
- Ví dụ: Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2001 – 2002: Theo Xuân Diệu:
Trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu
điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. (Nguyễn Khuyến – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo
dục, 1999, trang 160). Anh/chị hãy phân tích những sáng tác trên trong quan

hệ đối sánh để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm, từ đó nêu vắn tắt
yêu cầu đối với tác phẩm văn học.
III.1.2Loại đề nghị luận về một vấn đề văn học sử
Văn học sử là những kiến thức về lịch sử văn học bao gồm những đặc điểm,
những quy luật hình thành và phát triển lịch sử của các sự kiện văn học (trào
lưu, tác giả, tác phẩm, thể loại…).
Trong nhà trường phổ thông, học sinh giỏi Ngữ văn thường được tiếp xúc
với các dạng bài văn học sử sau:
- Bài văn học sử về cả một nền văn học hay một thời kỳ, một giai đoạn văn
học. Ví dụ: Phân tích và chứng minh một trong những đặc điểm cơ bản của
văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975: Sáng tác theo khuynh hướng sử
thi và cảm hứng lãng mạn
- Bài văn học sử về một khuynh hướng văn học. Ví dụ: Những đóng góp
của khuynh hướng hiện thực qua một số tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng
Phụng, Nguyên Hồng giai đoạn 1930 – 1945.
- Bài văn học sử về một tác giả văn học. Ví dụ: Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân giai đoạn trước và sau Cách mạng.
- Bài văn học sử về một tác phẩm văn học. Ví dụ: Tình cảm nhân đạo được
biểu hiện trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
13


3.1.3 Loại đề nghị luận về một vấn đề lí luận văn học (thường gặp nhất)
Lí luận văn học là một phân môn của môn văn có nhiệm vụ nghiên cứu
bản chất, chức năng xã hội và thẩm mĩ, quy luật phát triển của sáng tác văn
học, có tác dụng xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn
học. Những vấn đề lí luận trên được thể hiện bằng hàng loạt khái niệm, thuật
ngữ…Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn những năm gần đây hầu hết đều ra vào
dạng đề nghị luận về một vấn đề lí luận văn học.
Ví dụ đề thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải

và Đồng bằng Bắc bộ lần thứ XII, năm 2019, Ngữ văn lớp 11, câu nghị luận
văn học như sau:
“Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K. Pauxtopxki cho rằng:
Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và
thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể
là nhà văn.
(Bông hồng vàng và Bình minh mưa, NXB Văn học, 1999, tr.56)
Anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.”
BẢNG TÓM TẮT CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Loại đề

Phạm vi nội dung nghị luận

Hình thức thao
tác nghị

Hiểu và

- Bình giảng, phân tích một bài thơ,

luận chính
Phân tích

cảm tác

một đoạn thơ, một tác phẩm văn xuôi,

So sánh

phẩm


một trích đoạn văn xuôi…

Bình luận

văn học

- Phân tích nhân vật

Chứng minh

- Phân tích một hình tượng
- Phân tích một hình ảnh
- Phân tích một tâm trạng
14


Nghị
luận
văn

Văn

- So sánh hai tác phẩm văn học
-Về một nền văn học

Phân tích

học


-Về một giai đoạn văn học

Giải thích

sử

-Về một khuynh hướng văn học

Chứng minh

-Về một tác giả văn học

Bình luận

-Về một tác phẩm văn học

So sánh

học

Lí luận

-

Đặc trưng văn học

Bác bỏ
Giải thích

văn học


-

Cấu trúc tác phẩm văn học

Bình luận

-

Các giá trị văn học

Phân tích

-

Thể loại văn học

Chứng minh

-

Nghệ sĩ và quá trình sáng tạo

So sánh


3.2 Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi

Bác bỏ


Dẫn chứng là yếu tố quan trọng cấu thành nên bài văn nghị luận, dù là nghị
luận xã hội hay nghị luận văn học. Trong các dạng bài nghị luận văn học dành
cho học sinh nói chung, học sinh giỏi nói riêng đều cần dẫn chứng để chứng
minh, thuyết phục cho người đọc, người nghe về vấn đề cần nghị luận.
Có hai loại dẫn chứng trong bài nghị luận văn học. Đó là dẫn chứng bắt
buộc và dẫn chứng mở rộng (liên hệ, so sánh). Dẫn chứng bắt buộc là dẫn
chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu. Còn dẫn chứng mở rộng là
loại dẫn chứng ngoài phạm vi trên do người viết viện dẫn ra để liên hệ, đối
chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc.
Ví dụ: Có ý kiến cho rằng Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc
sắc của làng cảnh Việt Nam. Anh /chị hãy chứng minh điều đó qua việc phân
tích chùm thơ mùa thu của ông.
Ở đề này, chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến là phạm vi tư liệu mà
người viết buộc phải trích dẫn. Đó là những dẫn chứng bắt buộc. Tuy vậy, trong
quá trình viết, người làm bài có thể liên hệ với nhiều nhà thơ khác cùng viết về
15


mùa thu để so sánh, đối chiếu, làm nổi rõ những nét đặc sắc của mùa thu trong
thơ Nguyễn Khuyến. Tất cả những tác phẩm trích dẫn ngoài yêu cầu của đề
này đều là những dẫn chứng mở rộng.
Về nguyên tắc những dẫn chứng mở rộng này có thể ở nhiều cấp độ. Nếu
dẫn chứng bắt buộc là một đoạn trích, thì dẫn chứng mở rộng có thể là những
đoạn khác trong tác phẩm ấy, những tác phẩm khác của cùng một nhà văn,
những tác phẩm khác của những nhà văn khác (cùng thời, trước đó, sau đó,
trong nước, ngoài nước, văn học dân gian, văn học viết…)
Cần phân biệt được hai loại dẫn chứng này trong bài nghị luận văn học và
chú ý: phải tôn trọng và tập trung vào những dẫn chứng bắt buộc, tránh tình
trạng dẫn chứng mở rộng lại nhiều hơn, coi trọng hơn, làm át cả dẫn chứng bắt
buộc. Dẫn chứng mở rộng chỉ là để làm sáng tỏ thêm cho dẫn chứng bắt buộc.

Dẫn chứng mở rộng khá quan trọng với bài viết của học sinh giỏi Ngữ văn.
Những dẫn chứng này một mặt để liên hệ, so sánh, mặt khác cũng chứng tỏ tầm
kiến văn sâu rộng của người viết.
Ngoài việc phân biệt hai loại dẫn chứng trên đây, có những đề văn yêu
cầu người viết tự xác định lấy dẫn chứng. Ví dụ: “Nhà thơ đích thực là người
có thể mơ khi đang tỉnh, và rất tỉnh khi đang mơ. Với họ có ít nhất hai thế giới
tồn tại song song. Và họ dễ dàng “đi lại” giữa hai thế giới ấy. Cái nhìn trong
suốt là cái nhìn của tâm hồn, và cái mờ ảo của ngôn ngữ là kết quả của sự
tương tác giữa hai thế giới ”
(Thanh Thảo trích trong Thanh Thảo – Mãi mãi là bí mật,
NXB Lao động, Hà Nội, 2004, trang 228)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của
mình hãy làm sáng tỏ.
Rõ ràng ở đề này người viết phải tự mình xác định và lựa chọn lấy những
dẫn chứng sao cho phù hợp, tiêu biểu, làm sáng tỏ dẫn chứng những lí lẽ vừa

16


nêu. Trong trường hợp này không có sự phân biệt dẫn chứng bắt buộc và dẫn
chứng mở rộng.


Tiểu kết: Văn nghị luận có vai trò quan trọng trong trường học và

ngoài xã hội. Văn nghị luận có hai dạng: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Bài nghị luận văn học thường có số điểm cao nhất trong đề thi dành cho học
sinh giỏi Ngữ văn. Trong văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói
riêng, dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng. Bài văn của học sinh có thuyết
phục người đọc, người nghe dẫn chứng hay không chính là nằm ở kỹ năng

chọn và phân tích dẫn chứng. Trong khi đây lại là khâu yếu nhất của học sinh
cũng như nhiều giáo viên non trẻ mới vào tập huấn bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì
vậy, sau khi đã giới thiệu khái quát về vị trí, vai trò của văn nghị luận và dẫn
chứng trong văn nghị luận; trong chương II, chúng tôi sẽ cụ thể hóa việc rèn kỹ
năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học
sinh giỏi ngữ văn.

CHƯƠNG II: RÈN KỸ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO
17


HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
Trước khi bắt tay vào công việc quan trọng nhất là chọn và phân tích dẫn
chứng, người học phải luôn tư duy về dẫn chứng và hình dung trong đầu về hệ
thống logic của phần chứng minh. Có thể sơ đồ hóa như sau:

Toàn bộ chương II, chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn học sinh hình dung
và có được kỹ năng chọn dẫn chứng, nêu, trình bày và phân tích dẫn chứng.
1. Chọn dẫn chứng
Việc chọn dẫn chứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây là công việc
đầu tiên quyết định đến chất lượng bài làm của học sinh. Nếu chọn được dẫn
chứng đúng, đủ, phù hợp, hay, mới thì coi như bài viết đã có sức thuyết phục
hấp dẫn, dễ đạt điểm cao. Chọn sai dẫn chứng, chọn dẫn chứng không tiêu
biểu, nhàm chán sẽ làm bài văn trở nên tẻ nhạt, thậm chí không đáp ứng yêu
cầu của đề bài.
Việc chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi
lại có những điểm riêng cần lưu ý hơn. Bởi đề bài hầu như không yêu cầu phân
tích cảm thụ cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương đơn thuần mà đều
có định hướng, cần làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận, đặc biệt là vấn đề lí luận

văn học. Qua thực tế dạy học, chúng tôi đề ra một số cách thức sau để giúp học

18


sinh và rèn luyện cho học sinh chọn đúng và hay dẫn chứng cho bài nghị luận
văn học dành cho học sinh giỏi.
1.1

Đọc đề và xác định phạm vi dẫn chứng
Một đề văn bao giờ cũng phải có hai thông tin cơ bản: Yêu cầu đề bài

(vấn đề cần bàn luận là gì? Những thao tác lập luận cần triển khai là gì) và
phạm vi dẫn chứng. Để triển khai tốt dẫn chứng, trước nhất phải đọc kĩ đề bài
để xác định được phạm vi dẫn chứng cần triển khai. Một số tiêu chí xác định
phạm vi dẫn chứng có thể là:
STT
1

Tiêu chí
Kết cấu tác phẩm

Trả lời cho câu hỏi
Đề yêu cầu bàn về toàn bộ tác phẩm,
hay một phần, một yếu tố cụ thể của tác

2
3
4
5

6

Số lượng tác phẩm

phẩm?
Đề yêu cầu bàn về một tác phẩm hay

Giai đoạn văn học

nhiều tác phẩm
Đề yêu cầu bàn về giai đoạn văn học

Nền văn học

nào? (dân gian, trung đại, hiện đại…)
Đề yêu cầu bàn về văn học Việt Nam

Thể loại văn học

hay văn học nước ngoài?
Đề yêu cầu bàn về thể loại văn học

Đề tài, chủ đề

nào? (thơ, truyện, kịch…)?
Đề có yêu cầu bàn về những tác phẩm
thuộc đề tài cụ thể (đất nước, người phụ nữ,

7


Tác giả

người nông dân…) hay không?
Đề có yêu cầu bàn về những tác phẩm
của tác giả cụ thể hay không?

Mỗi đề khác nhau sẽ có những cách yêu cầu phạm vi dẫn chứng khác
nhau. Những yếu tố nào không thể hiện cụ thể trên đề, thì có thể hiểu là chọn
dẫn chứng thế nào cũng được.

19


- Ví dụ : Alice Munro, bậc thầy truyện ngắn đương đại được trao giải
Nobel năm 2013, từng chia sẻ: "Khi viết truyện ngắn, bạn phải cẩn thận để
không làm nó giống thơ ca".
Anh / chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác
phẩm truyện ngắn trong giai đoạn 1930-1945.
Như vậy dẫn chứng cần lựa chọn:
+ Vấn đề lí luận văn học cần làm sáng tỏ: đặc trưng của thể loại truyện ngắn

+ Dẫn chứng thuộc thể loại truyện ngắn
+ Giai đoạn: 1930- 1945.
+ Các tác phẩm tiêu biểu có thể lựa chọn: Hai đứa trẻ ( Thạch Lam),
Chí Phèo( Nam Cao), Chữ người tử tù( Nguyễn Tuân)
+ Số lượng dẫn chứng: 1 tác phẩm.
Ví dụ :

“Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh


thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân
chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được
là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số bài thơ
trong phong trào Thơ Mới.
- Hướng dẫn: Học sinh tự lựa chọn một số bài thơ Mới (trong hoặc ngoài
chương trình) để chứng minh song yêu cầu tác phẩm phải tiêu biểu, phù hợp
vấn đề lý luận và biết thông qua tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề lý luận.
Ví dụ, học sinh chọn tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu:

20


-

Vội vàng là tiếng hát của trái tim?

-

Vội vàng – không đơn giản mà cũng không thần bí?

-

Vội vàng nuôi dưỡng tâm hồn người đọc?
Trong trường hợp đề không nói gì về phạm vi dẫn chứng, thì có nghĩa

là người viết được tùy chọn phạm vi dẫn chứng. Trong trường hợp này, việc
chọn dẫn chứng cần bao quát những yếu tố sau sẽ tốt nhất:
+ vừa có dẫn chứng thơ vừa có dẫn chứng truyện
+ vừa có dẫn chứng văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại

+ vừa có dẫn chứng văn học Việt Nam và văn học nước ngoài…
Người viết cần cân nhắc yêu cầu đề bài và thời gian làm bài thực tế để xác
định chọn dẫn chứng và triển khai dẫn chứng nông, sâu cho phù hợp. Cũng
không nhất thiết phải triển dẫn chứng theo toàn bộ các tiêu chí đã nêu ở trên.
Không phải lúc nào các tiêu chí trên cũng thể hiện trực tiếp trong câu
mệnh lệnh. Một số trường hợp, phạm vi dẫn chứng được gợi ra ở phần dẫn
dắt hoặc trong ngữ liệu mà đề cung cấp. Ví dụ với đề bài sau:
Đề bài: Nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: “Truyện ngắn
giống như nước hoa quả cô đặc”, còn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định:
“Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”.
Anh (chị) hãy bình luận về ý kiến trên.
Với đề trên, rõ ràng câu mệnh lệnh không nói gì nhiều, nhưng ta phải hiểu
phạm vi dẫn chứng đó là các tác phẩm truyện ngắn, điều này gợi ra từ câu nhận
định mà đề cung cấp. Và học sinh nên lấy dẫn chứng các tác phẩm truyện ngắn
cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài…
Đề bài: Bàn về đặc trưng của thơ, Lamáctin - nhà thơ Pháp – tâm
sự: Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát
của lòng tôi. Anh/chị hãy bình luận về ý kiến trên.
Trong đề trên, phạm vi dẫn chứng phải là những tác phẩm thuộc thể loại
thơ. Điều này được gợi ra trong cụm từ “Bàn về đặc trưng của thơ”.Và học
21


sinh thông minh sẽ biết lấy những bài thơ có thể là trung đại và hiện đại, Việt
Nam và nước ngoài…
Như vậy, việc đọc kĩ đề và xác định phạm vi dẫn chứng rất quan trọng.
Trước nhất nó cho người viết một cái nhìn tổng quát về yêu cầu đề để chọn
được dẫn chứng đúng. Nếu bài viết triển khai dẫn chứng nằm ngoài phạm vi đề
yêu cầu, thì coi như lạc đề, mọi nỗ lực sau đó coi như đổ sông đổ bể.
Bên cạnh đó, việc xác định phạm vi dẫn chứng cũng giúp người đọc hình

dung tổng thể về những dẫn chứng mình sẽ triển khai trong bài viết. Cụ thể, có
thể dễ dàng xác định dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng. Dẫn chứng
bắt buộc là dẫn chứng đề yêu cầu, cần phải giải quyết thỏa đáng. Dẫn chứng
mở rộng là dẫn chứng thêm, người viết sử dụng để so sánh, đối chiếu, liên hệ
với dẫn chứng bắt buộc để làm sáng rõ hơn vấn đề, tạo ra cái nhìn trên diện
rộng cho vấn đề nghị luận mà mình triển khai. (Hai loại dẫn chứng này đã đề
cập ở chương I). Đương nhiên, cần phải lưu ý sự hợp lý giữa hai loại dẫn
chứng này. Dẫn chứng bắt buộc bao giờ cũng phải là trọng tâm, phải triển khai
nhiều hơn, sâu hơn, kĩ hơn dẫn chứng mở rộng.
1.2 Xác định các tiêu chí lựa chọn dẫn chứng
Sau khi xác định phạm vi dẫn chứng, câu hỏi đặt ra sẽ là “Làm thế nào để
chọn được dẫn chứng cho phù hợp?”. Học sinh nắm được các tiêu chí sau sẽ
dễ dàng “sàng lọc” được những dẫn chứng đúng và hay.
1.2.1

Dẫn chứng phải đủ, toàn diện và vừa phải (yêu cầu về lượng)
Mỗi ý kiến, mỗi nhận định đưa ra đều phải có dẫn chứng thuyết minh,

đồng thời dẫn chứng phải bao quát đủ các khía cạnh của ý kiến, nhận định. Tuy
nhiên, đầy đủ, toàn diện không có nghĩa là đưa dẫn chứng tràn lan, có bao
nhiêu đưa ra hết, mà phải cân nhắc xem đối với ý ấy, luận điểm ấy cần bao

22


nhiêu dẫn chứng là vừa. Người viết nên tìm cách kết hợp diện với điểm, vừa
đảm bảo đầy đủ các mặt, vừa tập trung vào một số điểm mấu chốt.
Ví dụ: Để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, muốn dẫn
chứng đạt dẫn chứng yêu cầu đầy đủ, toàn diện, ta phải chọn dẫn chứng bao
quát đủ các mặt:

- Thời gian: Từ xưa đến nay
- Không gian: từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Nam đến miền Bắc
- Thành phần xã hội: từ nông dân đến trí thức
- Lứa tuổi: từ trẻ nhỏ đến cụ già
- Lĩnh vực: từ chiến đấu đến sản xuất…
Bài văn nghị luận cần có nhiều hơn một dẫn chứng. Lấy quá ít dẫn
chứng thì vấn đề nghị luận sẽ không được làm sáng tỏ. Bên cạnh những dẫn
chứng mang tính chất bản lề và bắt buộc, người viết cần liên hệ thêm những
dẫn chứng để có sự liên hệ, so sánh. Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫn chứng
vào bài sẽ khiến bài văn nghị luận bị loãng. Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vào bài
cần lưu ý yếu tố cần và đủ, không thiếu dẫn chứng nhưng cũng không có quá
nhiều dẫn chứng. Việc đưa dẫn chứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn đề
được nêu ra trong luận điểm. Thông thường, với mỗi một lí lẽ, người viết cần
đưa ra ít nhất một dẫn chứng đi kèm.
1.2.2 Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề nghị luận
(yêu cầu về chất)
Chính xác nghĩa là đúng (không dẫn chứng sai) ý, đúng nguyên văn, tác
giả, tác phẩm, thời đại…

23


Tiêu biểu nghĩa là phải phù hợp ở mức cao nhất với luận điểm, với yêu
cầu nghị luận được nêu ra ở đề bài và tiêu biểu, đặc sắc ở mức cao nhất cho tác
phẩm văn học lấy làm dẫn chứng.
- Yêu cầu đề bài: Những dẫn chứng nào sẽ làm bật lên được các vấn đề
mà đề yêu cầu bàn luận?
- Kết cấu tác phẩm: Những dẫn chứng nào sẽ làm bật lên được nét đặc
sắc, những vấn đề trọng tâm, đặc trưng của từng tác phẩm?
=> Dẫn chứng tốt là dẫn chứng đảm bảo được cả hai yêu cầu trên.

Nhưng với dạng bài lí luận văn học dành cho học sinh giỏi, việc phân
tích dẫn chứng không phải để làm bật lên cái hay, cái đẹp của tác phẩm, mà
quan trọng hơn là phải làm rõ được vấn đề đề bài yêu cầu. Cho nên, trong suốt
quá trình chọn dẫn chứng và triển khai dẫn chứng, yêu cầu đề bài luôn phải
được đặt lên hàng đầu, bởi đó chính là kim chỉ nam, là cái đích cuối cùng mà
bài viết hướng đến.
Ví dụ: Nhà văn Pautôpxki quan niệm: “Sáng tác của nhà văn là để cho
cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự
do, cho cái cao rộng của tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng
bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt”.
(trích Bông hồng vàng và bình minh mưa, Nxb Văn học, 2010)
Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm trên? Hãy làm sáng tỏ qua một
vài tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 THPT.
Với đề này, học sinh cần xác định được nội dung yêu cầu của đề liên quan
đến vấn đề lí luận văn học. Toàn bộ dẫn chứng phải làm sáng tỏ vấn đề lí luận:
Chức năng, giá trị của văn học đối với con người và xã hội trong đó có chức
năng thẩm mĩ và nhận thức, giáo dục. Từ đó có cơ sở để chọn dẫn chứng: Văn
học dân gian( ca dao), Văn học viết( truyện , thơ), văn học nước ngoài.
24


Bên cạnh đó, người viết cũng cần nắm tổng thể từng tác phẩm để có thể
chọn dẫn chứng cho phù hợp nhất. Để làm rõ vấn đề nghị luận, thì ta sẽ chọn
tác phẩm nào, chi tiết nào trong tác phẩm, và sẽ triển khai dẫn chứng như thế
nào? Những câu hỏi như vậy cần được cân nhắc đến trong quá trình chọn dẫn
chứng. Để giải quyết được những câu hỏi này, nhất thiết chúng ta phải nắm
được kết cấu tác phẩm, với mỗi tác phẩm phải biết được dẫn chứng nào là cụ
thể, tiêu biểu, dẫn chứng nào là quan trọng có thể làm toát lên được những giá
trị cốt lõi của tác phẩm.
Ví dụ với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,

không khó để nhận ra yếu tố trọng tâm của tác phẩm chính là nhân vật người
đàn bà hàng chài và nhân vật Phùng. Với nhân vật người đàn bà hàng chài, có
hai nội dung cơ bản: số phận đau khổ, bất hạnh và vẻ đẹp khuất lấp. Vì vậy khi
chọn nhân vật làm dẫn chứng cần khai thác được những chi tiết đắt giá, đặc
sắc, giàu sức gợi, nói được nhiều điều về nhân vật và tác phẩm, nhưng vẫn phải
gắn với vấn đề cần nghị luận…
Một ví dụ khác, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Ta có thể dễ
dàng nhận ra mạch cảm xúc của bài thơ chia lìa, đứt đoạn, phi logic – một đặc
trưng của Thơ điên về mạch liên kết. Khổ 1: cảnh bình minh thôn vĩ tươi đẹp,
thoáng chút dự cảm chia lìa. Khổ 2: cảnh sông nước tan tác, chia lìa. Khổ 3:
Cảnh cõi mộng hư ảo; tức đi từ quá khứ tươi đẹp mộng mơ đến thực tại phiêu
tán chia lìa, và dừng lại ở tương lai bất định với đầy những câu hỏi hoài nghi,
tuyệt vọng. Nắm được cấu trúc đó, ta sẽ dễ dàng hơn để chọn dẫn chứng phân
tích tác phẩm. Nếu muốn làm bật lên tình yêu cuộc sống thiết tha đến khắc
khoải của thi nhân, ta chọn khổ 1. Nếu muốn làm bật lên dự cảm phiêu tán,
chia lìa, ta chọn khổ 2. Còn nếu muốn làm bật lên đặc trưng trường Thơ loạn,
thì khổ 3 là thích hợp nhất. Cũng tương tự như vậy, ở mỗi khổ ta phải biết
trọng tâm của khổ thơ rơi vào hình ảnh nào, từ ngữ nào, biện pháp nghệ thuật

25


×