Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

V08 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.47 KB, 71 trang )

CHUYÊN ĐỀ CỤM DH VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2019
ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ
LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI VĂN

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi
hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kĩ năng viết văn gắn liền với chủ thể (học sinh – với tư cách người viết), được biểu hiện
trong quá trình tạo lập văn bản nói chung, là một trong các yếu tố làm nên chất lượng bài văn
học sinh giỏi nói riêng
Đối với học sinh giỏi văn, tạo lập được những bài văn nghị luận đặc sắc có sức thuyết
phục cao luôn là đích đến nhưng cũng là một thử thách không nhỏ. Suy cho cùng, quá trình
bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh giỏi là quá trình nâng tầm các em: từ viết đúng sang
viết hay; từ viết bản năng (có gì viết nấy) sang lối viết có kĩ thuật, có tính toán tới phương án
hiệu quả tối ưu. Vì thế, việc rèn giũa một hệ thống kĩ năng trong đó có kĩ năng chọn và phân
tích dẫn chứng là một điều rất quan trọng. Nếu nói tương lai sẽ thuộc về những người nắm
được phương pháp thì cũng có thể nói tương lai cũng thuộc về những người nắm chắc kĩ
năng. Trong đó, kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng là điểm cốt yếu mà học sinh cần thực
hiện nhuần nhuyễn.
Trên thực tế, khi triển khai một bài nghị luận văn học của học sinh giỏi, xác định được
vấn đề, xây dựng được hệ thống lý lẽ đã là một công đoạn khó, nhưng để thuyết phục được
người đọc, tạo bản sắc cho người viết lại không dễ dàng. Trong đó, kỹ năng huy động, lựa
chọn dẫn chứng, phân tích dẫn chứng như thế nào cho đúng cho hay lại luôn là thử thách với
người làm văn. Nhiều bài văn đã không đạt kết quả khi thực hiện kỹ năng này thiếu tính
thuyết phục. Không ít giáo viên cũng thấy lúng túng trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn
luyện kỹ năng này. Hiện tượng người học văn nhiều, người làm văn không hiếm, nhưng
người viết văn giỏi lại “như lá mùa thu”.
1



Từ những lý do trên, chúng tôi thấy rằng, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp rèn kỹ
năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi văn là
việc có ý nghĩa quan trọng và thiết thực để nâng tầm bài viết, nâng cao chất lượng dạy và học
môn văn chuyên ở trường THPT.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Để xây dựng một cách hệ thống những cách thức rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn
chứng trong bài văn nghị luận cho học sinh giỏi văn, đề tài hướng đến:
- Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn có tính nền tảng cho việc triển khai vấn đề
- Đề xuất các giải pháp cụ thể để rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng
- Cung cấp một số minh chứng tiêu biểu có ý nghĩa như một tài liệu học tập hữu ích
cho người làm văn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chọn và phân tích dẫn chứng là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải rèn
luyện cho học sinh ngay từ khi còn học phổ thông. Kỹ năng này gắn với thực tế học tập và
hoạt động của người học trong một diện không gian, thời gian rộng lớn, lâu dài. Riêng bộ
môn Ngữ văn, với quá trình tạo lập bài văn, dù là nghị luận xã hội hay nghị luận văn học, học
sinh chuyên hay không chuyên đều nên xem đây là một kỹ năng thực sự cần thiết. Trong giới
hạn triển khai của đề tài, chúng tôi đặc biệt khảo sát với đối tượng học sinh giỏi văn, trong
phạm vi viết bài văn nghị luận văn học của học sinh giỏi chuyên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ
bản sau:
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

2


B. NỘI DUNG

I. Tầm quan trong của dẫn chứng trong bài nghị luận văn học của học sinh giỏi
1. Đặc điểm bài nghị luận văn học của học sinh giỏi
Bài văn nghị luận là một kiểu văn bản mà người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng,
lập luận nhằm xác lập, thuyết phục người khác về một quan điểm, tư tưởng nhất định. Bài
nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận thuộc phạm vi văn
học sử, lí luận văn học hoặc các khía cạnh trong tác phẩm văn chương.
Bài nghị luận văn học (NLVH) của học sinh giỏi là một sản phẩm đặc biệt được kết
tinh từ trí tuệ, tâm hồn của người học văn, được tạo lập trong quá trình tiếp nhận, học tập và
nghiên cứu văn chương. So với bài viết của học sinh phổ thông thì bài NLVH của học sinh
giỏi được nâng lên ở một cấp độ cao hơn, được khẳng định trên thang giá trị của làm văn, bài
văn.
Những đặc điểm riêng trong bài NLVH của học sinh giỏi được thể hiện ở các phương
diện sau:
Về bố cục, kết cấu: giống như bài nghị luận thông thường, bài NLVH của học sinh giỏi
cũng đảm bảo 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Tuy nhiên, Mở và Kết trong bài viết của
học sinh giỏi không chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu và kết thúc vấn đề nghị luận mà còn phải tạo
được hứng thú, sức hấp dẫn, tình huống có vấn đề cho người đọc, người nghe. Hệ thống luận
điểm, luận cứ trong phần thân bài được sắp xếp với bố cục hợp lí, khoa học, có tính sáng tạo
và mang tính thuyết phục cao.
Về nội dung kiến thức: bài NLVH của học sinh giỏi không chỉ đảm bảo đúng yêu cầu
của đề, người viết cần phải thể hiện được vốn kiến thức vừa chắc chắn, phong phú, uyên bác,
sâu sắc về các tác phẩm văn học, các tác giả, các hiện tượng trong lịch sử văn học, các phạm
trù lí luận… vừa mang đến những phát hiện có tính mới mẻ.
Về kĩ năng lập luận: bài NLVH của học sinh giỏi thể hiện khả năng vận dụng nhuần
nhuyễn, hiệu quả các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so
sánh. Lí lẽ sắc sảo và dẫn chứng lựa chọn tiêu biểu, mới mẻ; đảm bảo cả về lượng và chất;
3


phân tích dẫn chứng sáng tỏ, sâu sắc - được phối hợp chặt chẽ, logic làm sáng tỏ, sâu sắc vấn

đề nghị luận, tạo tính thuyết phục cao.
Về hành văn: bài NLVH của học sinh giỏi thường tạo được giọng điệu riêng, dùng từ
độc đáo, viết câu linh hoạt, diễn đạt có hình ảnh. Bên cạnh phương thức biểu đạt chính là
nghị luận, học sinh giỏi văn thường biết vận dụng linh hoạt, thông minh phương thức biểu
cảm, thuyết minh, tự sự… khiến cho bài văn tạo được sức truyền cảm, hấp dẫn đối với người
đọc.
Có thể nói, bài NLVH của học sinh giỏi là một “tác phẩm” của người học, vừa khoa
học, sâu sắc lại vừa sáng tạo và giàu chất văn. Những bài viết đó tựa như một “thứ quả ngọt”
được kết trái sau những ngày gieo trồng, vun xới; như “bông lúa vàng” trĩu hạt sau những
ngày vỡ đất, cày ải, bón chăm… trên cánh đồng văn chương mà người học văn muốn có,
người dạy văn muốn hái và người yêu văn muốn thưởng thức.
2. Dẫn chứng và vai trò của của dẫn chứng trong bài NLVH của học sinh giỏi
2.1. Dẫn chứng trong bài NLVH của học sinh giỏi
Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, số liệu, ý kiến… rút ra từ thực tế hay từ sách vở để
thuyết minh cho ý kiến, nhận định, đánh giá trong nghị luận. Trong nghị luận văn học đó có
thể là những nhận định, ý kiến bàn về văn học. Đó có thể là những câu văn, câu thơ được
trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. Hay dẫn chứng có thể là một hình tượng nghệ thuật.
Dẫn chứng được sử dụng trong bài NLVH của học sinh giỏi thường chia thành 3 loại:
dẫn chứng bắt buộc, dẫn chứng tự chọn và dẫn chứng mở rộng (liên hệ so sánh)
2.2.Vai trò của dẫn chứng trong bài NLVH của học sinh giỏi
a. Dẫn chứng là mắt xích quan trọng trong mạch lập luận, thể hiện tư duy sắc bén người
làm văn.
Bản chất cốt lõi của văn nghị luận chính là cách thức người viết sử dụng lí lẽ để thuyết
phục người khác. Vì vậy luận điểm, luận cứ phải có sự liên kết, xâu chuỗi chặt chẽ theo một
quan điểm nhất định để người đọc hiểu và tin ở những vấn đề mà người viết muốn hướng tới.
Với bài NLVH của học sinh giỏi, tính tư duy logic càng được thể hiện rõ. Vì vậy, lập luận
phải có lí lẽ, dẫn chứng phải cụ thể, xác thực, người viết phải có năng lực trình bày, phân tích,
đánh giá làm sáng tỏ mục đích nghị luận.
4



Hai thành tố quan trọng làm nên quá trình lập luận đó là luận điểm, luận cứ. Luận điểm
thường là một nhận định, một ý kiến khái quát chủ đề của cả đoạn văn. Đó chính là đích đến
của lập luận được khẳng định và nhấn mạnh. Luận cứ là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở
cho luận điểm. Luận điểm sẽ được cụ thể hóa trong luận cứ hoặc luận điểm có thể được rút ra
từ lí lẽ và dẫn chứng. Trong đó luận cứ lại bao gồm lí lẽ và dẫn chứng có quan hệ mật thiết và
hỗ trợ lẫn nhau. Quá trình tư duy thông thường sẽ đi từ những dẫn chứng cụ thể kết hợp với lĩ
lẽ sau đó mới hình thành nên luận điểm. Khi đó quá trình tư duy được sắp xếp, có sự chuẩn bị
để hình thành văn bản. Ngược lại trong quá trình viết bài văn nghị luận, người viết thường
nêu luận điểm trước, sau đó dùng luận cứ để chứng minh. Dù phát triển vấn đề nghị luận theo
hướng nào thì luận điểm đều có tác dụng thâu tóm luận cứ và luận cứ là nền tảng, cơ sở để
hình thành luận điểm.
Vì vậy, trong bài NLVH của học sinh giỏi, luận cứ, luận chứng càng chân thực, điển
hình, phong phú thì mối liên hệ logic giữa nó với luận điểm càng chặt chẽ, càng thể hiện năng
lực lập luận của người viết. Xét về ý nghĩa đó, mức độ sâu sắc của luận cứ tỉ lệ thuận với
mức độ được chứng minh của luận điểm. Tức là luận cứ mạnh thì luận điểm thuyết phục, luận
cứ yếu thì luận điểm mờ nhạt.
Ví dụ:
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả trái tim và tâm hồn
mình. Ông đã thương cho nỗi đau đời của người con gái “pha nghề thi hoa đủ mùi ca
ngâm” ấy, khi đứt ruột trao đi mối tình đầu của mình. Duyên đã trao mà tình không dứt, đó
là bi kịch của tình yêu “giữa đường đứt gánh” của Thúy Kiều và Kim Trọng. Ông còn đau
đáu, tủi hờn cho số phận của nàng khi sống ở lầu xanh nhục nhã, ê chề với nỗi cô đơn cùng
cực, không thể san sẻ cùng ai, một mình mình biết, một mình mình hay.
“ Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó, mặn mà với ai”
Đó không chỉ là những lời giãi bày, lời than của Thúy Kiều mà dường như còn là tiếng
nói tình cảm của cụ Nguyễn. Mộng Liên Đường từng nói “Nguyễn Du viết Truyện Kiều như
có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên trang giấy khiến ai đọc cũng phải xót xa,
ngậm ngùi, đau đớn như đứt từng khúc ruột”. Phải nhập thân vào nhân vật thế nào, phải có

5


trái tim đau đời, đau người như thế nào, cảm xúc phải trào dâng như thế nào, Nguyễn Du
mới viết được Truyện Kiều hay đến thế. (Bài làm của học sinh)
Trong đoạn văn trên, câu in đậm là câu nêu luận điểm. Các câu còn lại là luận cứ được
huy động để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm đó có được sự đồng thuận hay không phụ
thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng sau đó. Cách nêu dẫn chứng theo lối trích dẫn nguyên văn câu
thơ hoặc lồng ghép một số ý thơ tiêu biểu một cách đa dạng và linh hoạt. Người viết đã khéo
léo sử dụng những dẫn chứng điển hình cho những bi kịch cuộc đời của nàng Kiều cũng như
tâm sự tấm lòng của Nguyễn Du gửi gắm qua tác phẩm. Cách dẫn dắt “không những … mà
còn” giúp dẫn chứng được nêu ra một cách phong phú. Đồng thời người viết còn kết lại bằng
câu nói của Mộng Liên Đường nhằm nhấn mạnh tính đúng đắn của luận điểm. Đây là cách
viết có tiền đề, kết đề chặt chẽ.
Luận cứ lí lẽ và luận cứ dẫn chứng thường được trình bày đan xen nhau. Quan hệ giữa
hai loại luận cứ này là quan hệ tương hỗ. Lí lẽ được sáng tỏ thông qua dẫn chứng và ngược
lại, dẫn chứng chứng minh tính đúng đắn của lí lẽ. Lí lẽ được trình bày theo các thao tác nghị
luận (giải thích, chứng minh, phân tích…) và quy luật logic (quan hệ tương phản, nguyên
nhân - kết quả, điều kiện - kết quả…). Dẫn chứng được trình bày theo nhiều cách: dẫn
nguyên văn cả câu, cả đoạn hoặc một văn bản ngắn; trích dẫn nguyên văn, trích dẫn một số
từ, tóm lược ý chính. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng phải có sự kết hợp linh hoạt với nhau
để tạo nên tính hợp lí và hoàn chỉnh. Mỗi cách trình bày luận cứ đều thể hiện một ý thức tổ
chức, lựa chọn và sắp xếp của người viết. Trình bày luận cứ góp phần không nhỏ vào việc thể
hiện ý đồ lập luận trong bài văn nghị luận.
b. Dẫn chứng thể hiện vốn kiến văn sâu rộng, lối viết văn phóng khoáng góp phần mở
rộng biên độ ý nghĩa của bài viết
Dẫn chứng là sự tổng hợp và chắt lọc những kiến thức của người viết. Trong quá trình
làm bài người viết phải huy động và xử lý vốn kiến thức này. Vì vậy vốn kiến văn càng sâu
rộng, dẫn chứng trong bài làm càng phong phú, mới mẻ, sâu sắc, càng thể hiện rõ năng lực
của người học văn.

Đối với học sinh giỏi, yêu cầu dẫn chứng phải thực sự phong phú thì mới có thể chủ
động, mạnh dạn, phóng khoáng trong bài viết. Ngược lại vốn dẫn chứng nghèo nàn, ít ỏi
6


khiến bài văn trở nên khô khan, không có tính cụ thể để từ đó khái quát nên luận điểm của
vấn đề nghị luận. Vì vốn kiến văn hạn hẹp, người viết ít có sự lựa chọn nên dễ sa vào lỗi
khuôn ép dẫn chứng sao cho phù hợp với luận điểm bài viết vì thế luận cứ đưa ra trở nên
khiên cưỡng.
Ví dụ:
Đề bài: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ” (Andre Chenien).
Qua tác phẩm văn học trung đại đã học, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Học sinh đã lấy ra được những ý kiến khác nhau của các nhà văn nổi tiếng trong nước
và ngoài nước, phương Đông và phương Tây làm dẫn chứng, để dẫn dắt, đối chiếu và khẳng
định vấn đề một cách toàn diện hơn:
Lỗ Tấn - một nhà văn Trung Quốc đã từng nói rằng: “Chuyện văn chương muôn đời
vẫn thế, được hay mất cốt ở tấm lòng”. Hay Nguyễn Du - một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn
cũng từng khẳng định: “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Phải
chăng, cả Lỗ Tấn, cả Nguyễn Du đều muốn khẳng định vai trò, tầm quan trọng của tình cảm,
cảm xúc trong thơ. Và ta cũng thấy được sự giao thoa đồng điệu trong tâm hồn của những
người nghệ sĩ phương Đông với nhà thơ phương Tây - Andre Chenien “Nghệ thuật chỉ làm
nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”.(Bài làm của học sinh)
Bằng vốn hiểu biết sâu rộng, học sinh đã tìm ra những điểm chung trong tâm hồn của
người nghệ sĩ muôn đời không phân biệt ranh giới quốc gia dân tộc:
Tâm hồn nhà thơ chính là cửa ải để hiện thực cuộc sống bước vào trong thơ. Bằng trải
nghiệm của lòng mình, bằng sự nhập thân giữa nhà thơ với cuộc đời, chính hương phấn cuộc
đời và tâm hồn nhà thơ đã giao thoa mà làm nên nghệ thuật. Trên đỉnh núi Ôđense kì diệu,
nơi có những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ, Andersen đã nhặt lấy những hạt giống trên
luống đất của người dân chài mà dệt lên những bài ca bất diệt. Những phù sa của một dòng
sông Mississippi miền tây nước Mĩ đã bồi đắp, bồi đắp mãi cho trang văn Mark Twain. Để

rồi bây giờ hơi ấm và chất mặn nồng của con người miền Tây vẫn ám ảnh ta, gợi cho ta nhớ
về những chuyến phiêu lưu, những con người ưa mạo hiểm. Cả Anđersen, cả Mark Twain đều
tìm đến với cuộc đời, một cuộc đời mà mình gắn bó yêu thương để làm nên các tác phẩm bất
hủ. Và Nguyễn Du cũng vậy, ông đã từng rung lên vì xã hội đương thời lúc bấy giờ, một xã
7


hội rối ren, bế tắc, xã hội đồng tiền. Như Chế Lan Viên trong bài “Tổ quốc bao giờ đẹp thế
này chăng” đã từng viết về thời đại Nguyễn Du sống:
“Ông cha ta từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”
(Bài làm của học sinh)
Ví dụ: khi phân tích về cuộc chia ly giữa “mình – ta” trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu,
học sinh có sự liên tưởng đến những cuộc chia ly trong ca dao, trong Truyện Kiều, trong
những cuộc chia ly của văn học cách mạng khác để từ đó thấy được tính dân tộc cũng như
giọng điệu riêng của Tố Hữu:
Cuộc ra đi của người lính cách mạng bỗng hóa yêu thương quyến luyến như chinh phu
– chinh phụ, chàng – thiếp của những ngày xưa. Và đã là những cuộc chia li, thì trong văn
học dường như ít ai không mượn đến hình ảnh cái khăn, cái áo. Ngay từ ca dao:
“Áo xông hương chàng vắt mắc
Đêm em nằm, em đắp dành hơi”
đến cả cuộc chia li của nàng Kiều với chàng Thúc năm xưa “người lên ngựa, kẻ chia
bào”. Ấy thế mà, cái áo trong thơ Tố Hữu vẫn có điểm mới. Không phải áo xông hương, áo
bào sang trọng mà là chiếc áo chàm. Nếu chỉ hiểu đơn giản là sắc áo dân tộc, cũng đúng,
nhưng lại hạ thấp giá trị của câu thơ đi. Chàm là màu không phai khó nhạt. Ta mượn cái
màu áo chàm để nói cái sắc lòng thủy chung son sắt của những người Cách mạng -ấy mới là
cách đánh giá đúng câu thơ.Và ngay cả cái cầm tay cũng quen thuộc quá:
“Nhủ rồi tay lại cầm tay

Bước đi một bước, giây giây lại dừng”
(Chinh phụ ngâm)
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
(Đồng chí)
Nhưng cái cầm tay của Tố Hữu là tình quân dân vẫn thật chặt. Và cái dấu ba chấm –
khoảng nặng vô ngôn mà dư tình trong thi ca, cũng đã diễn tả sự “biết nói gì hôm nay” – sự
8


quyến luyến, bồi hồi trong phút chia tay của những người đã quá mực thân quen. Đó chính là
cuộc chia li trong Việt Bắc.
(Bài làm của học sinh)
Vì vậy, biết sử dụng những dẫn chứng để liên hệ, mở rộng có hiệu quả đã thể hiện vốn
kiến văn sâu rộng, sự miệt mài trau dồi kiến thức trong quá trình học văn.
Tóm lại, dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng trong bài NLVH của học sinh giỏi.
Thông qua những dẫn chứng được sử dụng trong bài, ta sẽ đánh giá được tư duy, vốn kiến
thức, kĩ năng làm văn của người viết. Xét đến cùng, năng lực sử dụng dẫn chứng ấy có được
là nhờ quá trình lựa chọn dẫn chứng xác đáng, phân tích dẫn chứng hiệu quả, xâu chuỗi dẫn
chứng hợp lí, tạo thành một mạch chung có tính hệ thống làm cơ sở cho lập luận, làm sáng tỏ
luận điểm trong bài viết. Cho nên, đề cao vai trò của dẫn chứng, chính là đề cao vai trò của kĩ
năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài NLVH nói chung và NLVH của học sinh giỏi nói
riêng.
II. Những lỗi học sinh hay mắc phải khi chọn và phân tích dẫn chứng trong bài NLVH
của học sinh giỏi
1. Lỗi sai khi chọn dẫn chứng
- Lựa chọn dẫn chứng sai
Dẫn chứng sai hay là dẫn chứng được lựa chọn không phù hợp với luận điểm. Luận
điểm một đằng, dẫn chứng lại nêu một kiểu. Hoặc dẫn chứng đưa ra nhưng lí lẽ phân tích lại
không chứng minh cho ý nghĩa của luận điểm một cách tốt nhất. Dẫn chứng dù hay đến đâu
mà không có mối liên hệ logic bản chất với luận điểm được nêu trước đó cần chứng mình thì

cũng không có giá trị.
Nguyên nhân lựa chọn dẫn chứng sai xuất phát từ việc học sinh không hiểu rõ luận
điểm mà mình nêu ra dẫn đến sự vênh lệch giữa dẫn chứng và luận điểm. Khi chưa hiểu vấn
đề lí luận được nêu ra, giải thích chưa trọn vẹn, học sinh dễ rơi vào lỗi lấy dẫn chứng tùy tiện,
thiếu mục đích rõ ràng. Cũng có thể là do vốn dẫn chứng còn hạn hẹp nên không có sự lựa
chọn phù hợp, học sinh học được gì thì đưa và dẫn chứng như thế. Hoặc do học sinh tâm đắc
với dẫn chứng của mình, thấy dẫn chứng hay, độc đáo, mới mẻ nên muốn đưa vào bài làm
của mình mà ít quan tâm đến sự phù hợp của nó với luận điểm.
9


Lựa chọn dẫn chứng sai còn biểu hiện ở việc trích dẫn dẫn chứng nguyên văn nhưng
không chính xác làm giảm đi độ tin cậy của dẫn chứng.
Ví dụ:
Trái tim Nguyễn Du không ngừng đập những nhịp đập cùng thời đại, không chỉ đau
nỗi đau thời thế, khóc cho nàng Tiểu Thanh, cũng đã có lúc trái tim ấy say cùng thiên nhiên
tuyệt đẹp nơi bức tranh “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều”:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Trái tim ông đã biết yêu, biết say trước bước chân nàng xuân trên trang Kiều. Khung
cảnh nhộn nhịp, náo nức “con én đưa thoi”. Những cánh én chao liệng trên bầu trời ngày
xuân mang hơi xuân, khí xuân ngập tràn và lòng ta đọc cũng thêm phần náo nức. “Thiều
quang” thứ ánh sáng tinh khôi mùa xuân chiếu rọi làm bừng sáng cả ngày xuân trong tiết
tháng ba. Ngày xuân có chín mươi nay đã ngoài sáu mươi đã sang tháng ba và xuân đương
độ đẹp nhất, căng tràn đầy sức sống. Chẳng còn hơi lạnh vương vấn của mùa đông mà giờ
chỉ còn sức sống mãnh liệt của cỏ cây mơn mởn: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Không gian
bức tranh mùa xuân trải rộng ra mênh mông, bao la, không có khung không có đường viền,
thảm cỏ xanh trải dài mãi. Không một chữ nào tả gió nhưng hình như ta vẫn thấy cơn gió nô

đùa trên ngọn cỏ đuổi nhau đến “tận chân trời”. Chữ “tận” ở đây tôn lên sức sống mãnh liệt
của nàng xuân tiết thanh minh. Màu xanh của cỏ nổi bật, tràn trề sức sống. Và trên nền cỏ
xanh ấy là sắc trắng của hoa lê “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Chỉ một vài bông
hoa lê tinh khiết, mang cái trong trẻo của mùa xuân cũng làm nổi bật bức tranh tráng lệ.
Nghệ thuật điểm xuyết chấm phá được sử dụng khéo léo. Ấy là Nguyễn Du đã đặt mình vào
tâm thế du xuân của chị em Thúy Kiều nên bức tranh thiên nhiên đã đẹp lại càng trở nên
sống động tươi tắn và hình như có chút rạo rực với niềm vui phơi phới của hai nàng.
(Bài làm học sinh)
Ở đoạn văn này, học sinh đi từ nỗi đau thời thế đến tình yêu thiên nhiên của Nguyễn
Du để làm rõ cho luận điểm “trái tim làm nên người thi sĩ” chưa thật sự phù hợp. Có thể thấy
10


rõ trái tim của người nghệ sĩ tập trung nhiều hơn ở tâm sự đồng cảm, yêu thương với thân
phận con người. Với thi sĩ trung đại thì nói về thiên nhiên cũng là cách để gửi gắm cái chí của
mình. Vì thế khi phân tích dẫn chứng làm lí lẽ, học sinh chỉ tập trung vào làm rõ vẻ đẹp của
bức tranh mùa xuân qua các từ ngữ: “thiều quang”, “tận chân trời”, “trắng điểm” chứ chưa
thấy được tâm hồn của người thi sĩ. Đây là lỗi thường xuyên bắt gặp trong bài làm của học
sinh khi áp đặt một đoạn phân tích có sẵn trước đó đã được học vào luận điểm mới nhưng
không có sự phù hợp hoặc không khai thác để dẫn chứng trở nên phù hợp. Học sinh chỉ phân
tích được cái hay cái đẹp của dẫn chứng mà không phục vụ cho việc chứng minh luận điểm.
- Chọn dẫn chứng thiếu
Dẫn chứng được lựa chọn phải đầy đủ, phong phú. Mục đích là chứng minh luận điểm
từ các góc độ khác nhau, tầng bậc khác nhau logic, hệ thống. Dẫn chứng có thể không cần
nhiều nhưng phải toàn diện, đáp ứng được đầy đủ các khía cạnh của luận điểm. Nếu luận
điểm có hai vế mà chỉ nêu dẫn chứng và tập trung vào một vế của luận điểm sẽ dẫn đến mức
độ nặng nhẹ của lập luận không cân bằng. Nếu dẫn chứng không đầu đủ còn khiến cho lập
luận trở nên phiến diện, thiếu căn cứ.
Nguyên nhân là do học sinh bao quát được vấn đề để phân tách luận điểm rõ ràng
thành cách tầng bậc, cấp độ. Học sinh đưa ra quá nhiều dẫn chứng dẫn đến lộn xộn, không

sắp xếp nên chỗ quá nhiều chỗ lại thiếu. Ngược lại khi vốn hiểu biết của học sinh còn hạn chế
thì học sinh cũng khó đưa ra được dẫn chứng đầy đủ.
- Chọn dẫn chứng cũ mòn, vụn vặt
Dẫn chứng cũ mòn, vụn vặt lặp lại ở nhiều bài khiến người đọc không hứng thú. Bài
viết vì thế không có điểm sáng, không có phát hiện mới nên ít giá trị. Khi nói đến văn học
dân gian là dẫn ca dao, khi huy động kiến thức văn học trung đại là nhắc ngay Nguyễn Du với
Truyện Kiều tong những câu thơ rất quen thuộc. Chẳng những không tạo được sự hấp dẫn mà
còn cho thấy người viết rất hạn chế đọc tài liệu và cập nhật kiến thức.
2. Lỗi sai khi phân tích dẫn chứng
- Đưa dẫn chứng nhưng không phân tích
Trong nhiều bài viết, học sinh chỉ nêu dẫn chứng theo cách liệt kê mà không có sự kết
hợp giữa dẫn chứng với lý lẽ để làm sáng rõ cho luận điểm.
11


Nguyên nhân là do học sinh chưa biết cách khai thác hết giá trị của dẫn chứng. Hay do
học sinh chưa tiết chế, muốn có nhiều dẫn chứng nên nêu cho đầy đủ nhưng các dẫn chứng
lại giống nhau nên thành ra thừa thãi. Hoặc nhiều học sinh muốn liên hệ giữa các tác phẩm
nhưng lại thiếu thao tác so sánh để nâng cao và mở rộng vấn đề.
Ví dụ:
Chẳng phải đã hơn một lần ta thấy trái tim thi sĩ nó vườn thơ trung đại rung lên mãnh
liệt hay sao? Một tiếng kêu thổn thức giữa Đèo Ngang đã hoá thành bài thơ “Qua Đèo
Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan tài năng đấy thôi:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Hay niềm vui khi bạn đến chơi nhà cũng biến thành bài thơ đặc sắc của cụ Tam
Nguyên Yên Đổ:
“Bác đến chơi đây ta với ta”
Trái tim những người nghệ sĩ ấy đa sầu đa cảm lắm. Những rung động , những bất
chợt chạm khẽ mạch ngầm cảm xúc vô hình của trái tim với trái tim, trái tim với cuộc đời

làm nên những tiếng thương cảm. Từ mấy trăm năm có lẻ ta đã nghe Nguyễn Du khóc cho
nàng Tiểu Thanh qua những dòng thơ “Độc Tiểu Thanh kí”:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Bài làm của học sinh)
Trong bài làm của học sinh mới chỉ nêu dẫn chứng mà thiếu phân tích để chỉ ra những
cảm xúc khác nhau trong tâm hồn người thi sĩ : đó là tình yêu quê hương đất nước ; tình cảm
bằng hữu ; nỗi niềm thương cảm với những kiếp tài hoa.
- Dẫn chứng và lí lẽ không gắn kết
Sự vênh lệch giữa lí lẽ và dẫn chứng là một trong những lỗi phổ biến của học sinh khi
làm văn. Đó là hiện tượng dẫn chứng đưa một đằng, lí lẽ lại phân tích một nẻo không gắn kết
và tương hỗ lẫn nhau.
Ví dụ :
12


Nguyễn Du không chỉ khóc thương cho nàng Tiểu Thanh, một người con gái Trung
Hoa có tài năng, có nhan sắc nhưng bạc mệnh, đại thi hào còn trân trọng nàng, trân trọng cả
cái tài và sắc đẹp ấy. Và hơn thế thi nhân còn đồng cảm với cả một lớp người bạc mệnh. Tấm
lòng nhân đạo ấy còn là một trái tim lớn, một tâm hồn vượt thời đại, con mắt ấy đã nhìn ra
và trân trọng những con người tạo ra giá trị tinh thần. Chữ dùng của Nguyễn Du cũng hết
sức điêu luyện “tẫn” chỉ một chữ thôi nhưng rất đắt giá. Chỉ sự biến đổi, sự tàn phá của thời
gian song là biến đổi đến tận cùng, cảnh đẹp Tây Hồ giờ đã hoá gò hoang. Một mình Nguyễn
Du ngồi đây đọc những phần còn sót lại nơi trang viết của nàng Tiểu Thanh. Từ chữ dùng
công phu đến những câu thơ đối rất chỉnh: “Chi phấn hữu thần liên tử hậu/ Văn chương vô
mệnh luỵ phần dư”. Những câu thơ như những tiếng lòng nhức nhối chắt ra nơi đầu ngọn
bút. Nguyễn Du đã cảm, đau cho nỗi đau của một con người, của cả thời đại.
(Bài làm của học sinh)
Trong bài làm trên, học sinh sử dụng dẫn chứng về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí để làm
sáng rõ cho tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du dành cho người con gái bạc mệnh và những

số phận tài hoa khác giống như mình. Nhưng ở phần phân tích lí lẽ, học sinh lại lí giải cách
sử dụng từ ngữ đắt giá, cách sử dụng câu thơ rất chỉnh của tác giả. Vì vậy lí lẽ nêu ra chưa
làm rõ được tấm lòng của Nguyễn Du theo đúng vấn đề nghị luận mà đề bài đưa ra : Nghệ
thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.
- Phân tích dẫn chứng sơ sài không tạo sức thuyết phục cho lí lẽ
Cách thức lập luận thông qua lí lẽ và dẫn chứng không cần thiết phải dài dòng nhưng
phải đầy đủ, phân tích đúng trọng tâm dẫn chứng, tránh qua loa đại khái.
Nguyên nhân do bản thân người viết chưa nắm vững dẫn chứng nên khai thác chưa sâu
vấn đề. Có thể do học sinh không có thời gian, hạn chế dung lượng nhưng lại mong muốn
đưa nhiều dẫn chứng nên không khai thác hết được vấn đề.
Ví dụ :
Không chỉ ở văn học trung đại Việt Nam, trong thơ Đường Trung Quốc ta cũng thấy
một Đỗ Phủ với trái tim lớn khóc thương cho khắp mọi lớp người trong nhân gian đặc biệt là
người phụ nữ. Họ thường hiện lên với những bi kịch cuộc đời, là những người dân đen,
nghèo túng, bị ngược đãi. Như người vợ trẻ quần áo rách tả tơi trong “Thạch hào lại”,
13


người vợ già trong “Thuý lão biệt”, người phụ nữ lỡ duyên bị người đời khinh bỉ trong “Phụ
tân hành” hay thậm chí là vợ của chính mình trong “Nguyệt dạ”, “Giang khôn”,... Đỗ Phủ
đã dùng trái tim nặng tình và tấm lòng nhân đạo sâu sắc để khóc cho những người phụ nữnhững con người không được trân trọng trong xã hội tù túng, trọng nam khinh nữ. Cả ở
những vần thơ Hai-cư tinh tế ta cũng thấy trái tim lớn của những bậc thi nhân vĩ đại Ma-su-ô
Ba-sô hay Yô-sa Bu-sôn cùng tình yêu thiên nhiên thể hiện qua những bài thơ không đề ngắn
gọn, hàm súc cô đọng. Mỗi bài thơ đều đậm chất lãng mạn, trữ tình với các hình ảnh thiên
nhiên và tâm trạng con người trước thiên nhiên. Bất cứ đâu trong vườn thơ trung đại không
khó để ta có thể thấy những trái tim lớn làm nên những tác phẩm để đời, và chính nhờ có trái
tim, những thi sĩ ấy , những người nghệ sĩ chân chính ấy đã tạo nên những vần thơ đích thực,
nghệ thuật đích thực.

(Bài làm của học sinh)


Trong ví dụ trên, học sinh đưa ra nhiều dẫn chứng nhưng lại không phân tích cụ thể
những dẫn chứng tiêu biểu, cần thiết. Trong đó có nhiều dẫn chứng mới mẻ nhưng lại được
phân tích chung chung, sơ sài vì thế khi mở ra theo chiều rộng, đoạn văn lại thiếu chiều sâu.
Từ cơ sở lý luận và thực tế bài làm của học sinh trên đây, chúng tôi nhận thấy cần đề
xuất và triển khai một số giải pháp để nâng cao kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong
bài nghị luận văn học của học sinh giỏi.
III. Nâng cao kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài NLVH của học sinh giỏi
1. Nâng cao kỹ năng chọn dẫn chứng trong bài NLVH của học sinh giỏi
1.1. Tích lũy dẫn chứng
a. Tích lũy dẫn chứng thường xuyên
Vì sức mạnh của dẫn chứng ngang bằng lý lẽ, đôi khi còn mang tính thuyết phục cao
hơn lý lẽ trong bài làm văn của người học sinh, cho nên trước khi có một bài viết hay cần
chú ý đến việc lựa chọn dẫn chứng. Để có thể lựa chọn được dẫn chứng phù hợp các yêu cầu
của bài NLVH, người viết phải có một gia tài dẫn chứng giàu có, phong phú. Gia tài này hình
thành thông qua việc đọc, phải đọc nhiều, ghi nhớ nhiều, phải có trong mình hàng ngàn vạn
sách mới thâu về trong một vài bài viết mà thôi. Phải có trong đầu hàng trăm câu thơ, mới có
thể chọn để trích một vài câu thơ thích hợp. Phải sở hữu hiểu biết về nhiều tác phẩm hay, mới
có thể nhận ra giá trị của một tác phẩm đích thực. Vì vậy, người viết phải học cách tích lũy
14


dẫn chứng thông qua việc đọc thường xuyên. Sự trau dồi, tìm hiểu, ghi chép dẫn chứng từ
nhiều nguồn khác nhau trong quá trình tự đọc, tự mở rộng vốn kiến văn của mình là phẩm
chất cần có của học sinh giỏi văn. Ví dụ, khi nghị luận về phong cách sáng tác, quan niệm
nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, bài viết
của học sinh giỏi văn cần phải biết liên hệ với những dẫn chứng khác trong truyện ngắn Bức
tranh, Bến quê, Mảnh trăng cuối rừng, tiểu thuyết Dấu chân người lính, Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành… để thấy được sự vận động, phát triển trong cái nhìn hiện thực cuộc
sống và con người của tác giả qua các thời kì khác nhau. Khi nghị luận về đoạn trích Việt Bắc

của tác giả Tố Hữu, học sinh giỏi phải có ý thức tìm tới để mở rộng dẫn chứng trong các bài
thơ khác trong tập thơ Việt Bắc, so sánh với các tập thơ khác như Từ ấy, Ra trận, Máu và
hoa…để thấy sự thống nhất và phát triển của đời thơ Tố Hữu trong mối quan hệ với cách
mạng dân tộc.
b. Tích lũy dẫn chứng một cách hệ thống, chính xác
Để có được dẫn chứng phong phú, để lựa chọn và vận dụng linh hoạt, huy động nhanh
trong quá trình triển khai bài viết, người viết cần có ý thức tích lũy dẫn chứng thường xuyên
một cách có hệ thống, theo cách thức của mình dưới sự hướng dẫn và đánh giá của giáo viên.
Học sinh sẽ tích lũy dẫn chứng trong một cuốn sổ tay hoặc một file lưu trữ điện tử.
- Để việc đọc và tích lũy không lan man, ôm đồm, học sinh sẽ được hướng dẫn danh
mục tài liệu và tác phẩm cần đọc đối với mỗi yêu cầu kiến thức, mỗi chặng học tập .
VD: Học về văn học trung đại Việt Nam, người học sẽ được giao nhiệm vụ đọc các tài
liệu: Giáo trình văn học trung đai VN, Thi pháp văn học trung đại, Văn học trung đại dưới
góc nhìn văn hóa, Thơ Nôm Đường luật, Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, Thơ văn Lý Trần
dưới góc nhìn thể loại… Đọc để thấy: một cái nhìn khái quát về lịch sử VN thời phong kiến
với những ảnh hưởng như thế nào đến văn học; một hiểu biết về tính chất giao thoa giữa văn
học với các lĩnh vực văn hóa, chính trị, tư tưởng của con người thời đại; một hình dung về
đặc trưng thi pháp giúp tiếp cận, giải mã các hiện tượng văn học trung đại; một hiểu biết tổng
thể về đặc điểm một số thể loại đặc thù của văn học; những tác giả tiêu biểu với những đóng
góp có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của văn học …Những yêu cầu đọc này không chỉ giúp
người học nắm bắt về văn học trung đại, mà còn là sự chuẩn bị để trên nền kiến thức đó,
15


người học sẽ huy động dẫn chứng để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận khi làm bài như: đặc
trưng văn học, chức năng văn học, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ,… Người học cũng sẽ
được gợi ý tự tìm kiếm tài liệu trên mạng hoặc từ những nguồn kiến thức khác để nâng khả
năng tự tích lũy thành một nhu cầu thiết thân.
Học về tác giả Nam Cao, người học được giao nhiệm vụ đọc các tài liệu như: Tuyển
tập Nam Cao, Nam Cao tác giả, tác phẩm; Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam; Nhà

văn hiện đại Việt Nam, chân dung và phong cách; Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn;…Đọc để: nắm bắt những ảnh hưởng thời đại, quê hương, gia đình, con người đến
văn nghiệp của Nam Cao; tạo vốn hiểu biết về tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nhà văn
trên các đề tài và thể loại khác nhau, ở những giai đoạn nối tiếp có sự thống nhất và biến đối
như thế nào; ghi nhớ những đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu về Nam Cao; thấy
những minh chứng cho các đặc điểm phong cách của nhà văn tài năng qua thế giới nghệ thuật
nhà văn sáng tạo nên. Những yêu cầu trên vừa định hướng cho việc đọc tích lũy dẫn chứng
vừa là gợi ý để học sinh có tinh thần chuẩn bị sẵn sàng khi bàn luận những vấn đề liên quan
đến đánh giá về tác giả, thời đại văn học, phương pháp sáng tác; hay làm sáng tỏ các vấn đề
lý luận như: nhà văn và quá trình sáng tạo, chức năng văn học, phong cách nghệ thuật, tiếp
nhận văn học, các quy luật của văn học,…
- Hành trình đọc là cả một quá trình dài, và sự tích lũy cũng như vậy. Để tích lũy được
khoa học, hệ thống, thuận lợi cho quá trình sử dụng dẫn chứng trong các bài viết thực hành,
người học nên có sự phân loại theo các chủ điểm. Dưới đây là một số gợi ý
+ Nhận định về văn học của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, của chính các tác
giả văn học: về thơ, về văn xuôi, về các đặc trưng và chức năng văn học, về thiên chức người
nghệ sĩ…
+ Đề tài: Thiên nhiên, chiến tranh, tôn giáo, tình yêu,..
+ Chủ đề: tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, chí hướng làm trai,
tình cảm nhân đạo,...
+ Hình tượng: người lính, người nông dân, hình tượng người trí thức phong kiến, hình
tượng nhà nho ẩn cư, hình tượng trăng, dòng sông, sóng, biển,…
+ Kiểu sáng tác: cổ điển, lãng mạn, hiện thực,…
16


+ Mô típ: trong ca dao ( thân em, cây cầu, …); trong cổ tích ( hóa thân, ông Bụt bà
Tiên và phép màu, kết thúc, nhân vật chính được làm hoàng hậu hoặc phò mã con vua,…);
trong truyện hiện đại (người hóa vật, đồ vật,…)
+ Biểu tượng: trong văn học dân gian ( trúc –mai; mận- đào; trầu cau,…); trong văn

học trung đại( những biểu tượng ước lệ tùng cúc trúc mai,…); trong văn học hiện đại ( sáng
tạo biểu tượng mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ ( thơ Hàn Mặc Tử, thơ Chế lan Viên,)
+ Quan niệm: về con người, về cái đẹp, về tôn giáo, về tình yêu, về lý tưởng
+ Cách miêu tả: thiên nhiên, con người, hiện thực đời sống
+ Chi tiết nghệ thuật cùng loại: trong thơ, trong văn xuôi
- Các ghi chép tích lũy đặc biệt chú ý dẫn nguồn chính xác
c. Rèn kỹ năng xử lý dẫn chứng ngay trong quá trình tích lũy
Nguồn dẫn chứng mà người học có thể tiếp cận qua việc đọc là lớn rộng vô cùng, ngoài
việc ghi chép theo định hướng, giáo viên sẽ gợi ý người học viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu để
tái hiện- bình giá dẫn chứng theo các định hướng hoặc theo sự chuẩn bị của người học cho
một kiểu dạng đề nghị luận văn học nhất định. Có thể tham khảo bảng tích lũy sau
ST
T
1

CHỦ ĐIỂM

NỘI
DUNG
DẪN
CHỨNG
Đề tài
- Tô Hoài: sở trường về
Nét riêng trong đề tài Tây Bắc và miền
lựa chọn đề tài núi

- Nam Cao: Đặc biệt
quan tâm đến cuộc sống
của người trí thức, người
nông dân trước cách

17

BÌNH DẪN CHỨNG
- Cũng viết về những câu
chuyện hàng ngày ngày nhỏ
nhen, lem luốc, bụi bặm của
cuộc sống ở miền núi, nhưng
cái hay của ngòi bút TH lại
chính ở sự khai thác đậm đà
phong tục văn hóa Tây Bắc.
Đây cũng chính là nét bền
vững của trang văn Tô Hoài
còn mãi với thời gian. Có
phải, mỗi nghệ sĩ khi tạo lập
cõi riêng trong thế giới nghệ
thuật chung đều có sở trường
riêng của mình?
- Xuất thân trong gia đình
trung nông từ một miền quê
nghèo lên thành phố lập
nghiệp, Nam Cao không chỉ

GHI
CHÚ


mạng

2


Nhận định về
cách nhìn, cách
cảm của nhà
văn

- Phong cách của nhà
văn cũng giống như sắc
màu của nhà họa sĩ,
không phải vấn đề kỹ
thuật mà là vấn đề cái
nhìn- Macxen Prut

am tường mà còn có một gắn
bó máu thịt với miền quê
nghèo, với cuộc sống khốn
khó của người trí thức lay lắt
vì đói khổ. Điều đó lý giải vì
sao, trong sự nghiệp sáng tạo
của mình, Nam Cao đặc biệt
viết nhiều, viết hay, để lại
cho đời không ít tác phẩm
xứng tầm kiệt tác về cuộc
sống của người trí thức và
nông dân trước cách mạng
- Gạt kỹ thuật ra khỏi phong
cách của nhà văn, có nên
chăng? Nhưng không thể
phủ nhận, đối với phong
cách nghệ thuật trước hết là
vấn đề cái nhìn, cái nhìn về

cuộc sống và con người
không ai giống ai.

- Thế giới được tạo lập
không chỉ một lần. Mỗi
lần người nghĩ sĩ độc
đáo xuất hiện lại một lần
thế giới được tạo lậpMacxen Prut

- Khi người nghệ sĩ đem đến
một cách nhìn độc đáo, một
cách nhìn riêng về thế giới
thì nghĩa là anh ta đã đem
đến những điều chưa bao giờ
có, chưa bao giờ thấy. Nhờ
vậy, thêm một lần, thế giới
đầy kỳ thú được mở ra trong
tâm trí bạn đọc, qua trang
sách.

- Thích một bài thơ, theo
tôi nghĩ, trước hết là
thích một cách nhìn, một
cách nghĩ, một cách xúc
cảm, một cách nói, trước
hết là thích một con
người- Hoài Thanh

- Văn chính là người. Có
nghệ sĩ nào khi hoài thai một

sinh mệnh nghệ thuật lại
không gửi gắm vào đó một
xúc cảm, một cách nghĩ,
cách nhìn về cuộc đời mang
đậm dấu ấn cá tính của
mình? Vậy nên, thích một
bài thơ, suy cho cùng là thích
một con người vậy.

18


3
4







1.2. Nâng cao kỹ năng chọn dẫn chứng trong bài NLVH của học sinh giỏi
Có được kho dẫn chứng phong phú rồi, điều quan trọng là lựa chọn như thế nào để bài
nghị luận văn học được thuyết phục. Đứng trước một đề văn, người viết cần đọc kỹ yêu cầu
đề, xác định được vấn đề nghị luận then chốt, hình dung được đường hướng lập luận, xác
định kiểu đề cũng như giới hạn phạm vi tư liệu cần huy động để lựa chọn dẫn chứng. Khi
thực hành kỹ năng này, cần lưu ý những yêu cầu sau đây
a. Chọn dẫn chứng đảm bảo tính mục đích làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Theo đặc điểm của đề văn nghị luận học sinh giỏi, có thể chia dẫn chứng thành ba loại,
tương ứng với ba cách thức lựa chọn để đảm bảo tính mục đích khi sử dụng.

- Dẫn chứng bắt buộc: Là dẫn chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu
Ví dụ: Đề thi HSGQG năm 2013
Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi
không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ thuốc chữa bệnh
quái lạ ( Thuốc- Lỗ Tấn; một bức thư pháp đẹp và quý ( Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân), một
công trình kiến trúc kỳ vĩ tinh xảo( Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền
thoại ( Đàn ghi ta của Lor-ca- Thanh Thảo), …Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu
trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận,… của con người.
Ý kiến của anh/ chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ
vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Vấn đề nghị luận cần triển khai trong đề bài trên đã rất rõ ràng, liên quan đến lý thuyết
về hình tượng. Dẫn chứng bắt buộc nằm trong phạm vi yêu cầu của đề, người viết không thể
chọn ở bên ngoài để thay thế. Đề bài yêu cầu người viết lựa chọn hai trong số các hình tượng
đồ vật sự vật để chứng minh. Theo đó, người viết phải tinh nhạy để chọn hai dẫn chứng sao
cho làm nổi lý lẽ nhất, thể hiện được bút lực trong cảm nhận và phân tích dẫn chứng của
mình rõ nhất, tạo được sức hấp dẫn đối với người đọc. Với đề bài trên, có thể chọn hai hình
tượng: Thuốc chữa bệnh quái lạ trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn và hình tượng cây đàn
19


huyền thoại trong Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo để chứng minh làm rõ vấn đề nghị
luận
Lẽ tất nhiên, đây là hai dẫn chứng được yêu cầu phân tích tập trung, ngoài ra, trong
phần bình luận ý kiến và đánh giá nâng cao, người viết có thể chọn nhiều dẫn chứng khác để
làm chỗ dựa cho lập luận. Những dẫn chứng này không bắt buộc, nhưng nên có để hô ứng
làm sáng tỏ vấn đề chính, và vì thế không tập trung phân tích, chỉ đưa, nêu lướt.
- Dẫn chứng tự chọn: Gắn liền với những đề bài yêu cầu người viết phải tự xác định,
huy động, tìm kiếm dẫn chứng.
Ví dụ:
Đề bài : Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta - là một nửa việc làm. Dù

bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là
đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được
mình - nghĩa là trở thành nhà thơ.
( Raxun Gamzatop, Đaghetxtan của tôi, NXB Kim Đồng, 2018)
Anh/ chị có đồng tình với quan niệm của Raxun Gamzatop? Hãy làm sáng rõ ý kiến
của mình qua hiểu biết về tác phẩm của một nhà thơ mà anh/ chị tâm đắc.
Với đề bài trên, người viết không được chỉ dẫn cụ thể phạm vi dẫn chứng cần huy
động. Vì vậy, trước hết cần xác định vấn đề nghị luận thật chuẩn xác, sau đó xác định vùng
dẫn chứng cần huy động theo định hướng của đề. Quan niệm của Raxun Gamzatop đã đề cao
phẩm chất thẩm mỹ của thơ ca và cá tính sáng tạo của người làm thơ muôn đời, điều kiện tiên
quyết của một nhà thơ chân chính. Khi chọn dẫn chứng, người viết cần huy động vùng dẫn
chứng rộng tự cổ chí kim để kết hợp với lý lẽ khi bàn luận. Đồng thời, chọn được một tác gia
tiêu biểu nhất, có khả năng soi rọi vấn đề nghị luận rõ nhất để phân tích kỹ lưỡng dẫn chứng.
Chọn được tác giả rồi lại cần thiết phải xác định đích đáng các dẫn chứng để phân tích.
- Dẫn chứng mở rộng: Loại dẫn chứng nằm ngoài phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu.
Loại dẫn chứng này do người viết bằng vốn kiến văn phong phú đã viện dẫn ra để liên hệ,
đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc. Hình thức dẫn chứng này có
thể xuất hiện kết hợp với hai dạng dẫn chứng trên khi tổ chức bài viết.
b. Chọn dẫn chứng cần chú ý tỷ lệ cân đối, hợp lí giữa dẫn chứng và lý lẽ
20


Một bài văn nghị luận được triển khai bao giờ cũng trên cơ sở xây dựng được hệ thống
luận điểm luận cứ và tổ chức lập luận đi đến làm sáng tỏ vấn đề. Luận cứ gồm có lý lẽ và dẫn
chứng, lý lẽ nghiêng về việc làm cho người đọc hiểu, còn dẫn chứng thì thiên về phía làm cho
người ta tin. Tuy nhiên, trong quá trình viết bài nghị luận, người viết cũng phải tùy từng vấn
đề, kiểu bài, thao tác lập luận, đoạn mạch lập luận mà xác định tỷ lệ lý lẽ và dẫn chứng cho
phù hợp. Bài viết chỉ có lý lẽ hoặc quá mỏng về dẫn chứng sẽ nặng nề, giáo điều, khô khan;
bài viết chỉ toàn dẫn chứng hoặc quá mỏng về lý lẽ cũng sẽ khiến lập luận trở nên hời hợt
thiếu tính thuyết phục. Không chỉ vậy, độ đậm nhạt khi trình bày dẫn chứng cũng cần được

xử lý linh hoạt khi viết bài.
+ Đối với dạng bài nghị luận về một vấn đề văn học sử, tác gia văn học, trào lưu văn học,
tác phẩm văn học cụ thể,..., lý lẽ được trình bày chừng mực, nhường dung lượng cho dẫn
chứng
Ví dụ: Đề bài : Hồi tưởng về cha ông trong quá khứ, nhà thơ Tố Hữu viết:
“Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”
(Trích Bài ca mùa xuân 1961 – Tuyển tập thơ Tố Hữu - NXB Văn học, 2005, trang 147)
Bằng hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi, anh/ chị
hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.
Trong đề trên, dẫn chứng được chọn lựa từ cuộc đời và các trứớc tác của Nguyễn Trãi.
@ Về lý lẽ: cần huy động kiến thức lý luận về tiếp nhận văn học, về mối quan hệ giữa
văn học và đời sống, về quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, về tác phẩm văn học để bàn.
Tuy nhiên, đó không phải là yêu cầu trọng tâm của bài viết
@ Về dẫn chứng: Yêu cầu của đề tập trung làm sáng tỏ qua cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Trãi. Do vậy, người viết tập trung chọn, phân tích dẫn chứng để làm sáng rõ.
+ Đối với kiểu bài về một vấn đề lý luận văn học: Nếu có hạn định về dẫn chứng thì cần tổ
chức kết hợp lý lẽ cho hài hòa, các dẫn chứng được yêu cầu bắt buộc phân tích cần được trình
bày sâu sắc. Nếu không có xác định bắt buộc về dẫn chứng, lý lẽ cần được tổ chức công phu,
lớp lang, tỷ lệ dẫn chứng sẽ được cân đối theo từng phần mạch lập luận.
21


Phần giải thích bình luận ý kiến, vấn đề nghị luận: lý lẽ và dẫn chứng cần phong phú
nhưng dẫn chứng chỉ nêu lướt.
Phần chứng minh, dẫn chứng không cần nhiều nhưng cần tinh tuyển.
Phần đánh giá nâng cao: dẫn chứng mở rộng, không cần nhiều nhưng đích đáng.
Ví dụ: Đề bài“Việc sáng tạo nghệ thuật vẫn có hai thiên hướng: làm giàu mình và làm
rõ mình. Để tạo nên một ngòi bút đa dạng, cần làm phong phú bản thân. Để tạo dấu ấn cá tính
lại rất cần làm sắc nét bản ngã. Trong sân chơi nghệ thuật, anh sẽ chìm vô tăm tích nếu không

thắp nổi một ngọn đèn riêng”. (Ngọn đèn xanh trong xứ mơ hồ/ Nghĩ về Trúc Thông, Chu Văn
Sơn)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ thiên hướng làm giàu mình và
làm rõ mình của một tác giả văn học Việt Nam hiện đại mà anh/ chị quan tâm.
Hướng chọn dẫn chứng như sau
Mạch lập luận 1: Phần bình luận ý kiến
- Làm giàu mình để tạo nên một ngòi bút đa dạng
+ Vì sao?
+ Biểu hiện: Đa dạng trong khai thác nhìn nhận đời sống: đề tài, thể tài, chủ đề, cảm
hứng, thể loại, bút pháp, ngôn ngữ. Dẫn chứng: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh; Luôn vận động
biến đổi phù hợp với thời đại và xu hướng nghệ thuật cũng như những vận động và thay đổi
của chính tư tưởng và quan niệm của mình. D/C: Xuân Diệu, Chế Lan Viên; Ngay cả khi viết
về một đề tài quen thuộc cũng không được phép lặp lại chính mình. dẫn chứng: Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương
- Làm rõ mình để tạo dấu ấn cá tính
+ Vì sao?
+ Biểu hiện: Cách nhìn riêng ; Cách xử lý đề tài, chủ đề riêng; Hệ thống phương thức, pt
biểu hiện riêng; Giọng điệu riêng.
+ Dẫn chứng: Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Khải,…
-> Tỷ lệ lý lẽ và dẫn chứng ngang bằng, dẫn chứng ko phân tích kỹ, chỉ dẫn nêu, giải
thích
22


Mạch lập luận 2: Phần chứng minh ý kiến. Chọn tác giả tiêu biểu cho ý kiến trên. Đề xuất
chọn tác giả Nam Cao, hướng chứng minh như sau:
- Nam Cao đã làm giàu mình như thế nào?
+ Đa dạng phong phú: Quan điểm nghệ thuật: tính chân thật, nhân đạo và sáng tạo
trong vhnt: Đề tài, chủ đề: Người nông dân, người trí thức. Trong mỗi đề tài lại vô cùng
phong phú các chủ đề được triển khai.

+ Vận động biến đổi: Trước cách mạng cái nhìn bế tắc về số phận con người: Đề tài
người trí thức tiểu tư sản. Tác phẩm chính: Giăng sáng, Nước mắt, Đời thừa, Sống mòn. Đề
tài người nông dân: Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Một bữa no, Lão Hạc. -> Dù viết về đề tài
nào, các tp NC đều chứa đựng nội dung triết lý cuộc sống, khả năng khái quát những quy luật
của đời sống( vật chất, ý thức). Đặc biệt NC luôn trăn trở về nhân phẩm, danh dự con người
trong xã hội loạn lạc. Sau cách mạng tháng Tám: Hướng về nhân dân và kháng chiến.
- Nam Cao đã làm rõ mình như thế nào?
+ Cách nhìn: NC đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn có
hứng thú khám phá con người bên trong-> đề cao con người tư tưởng. NC nhìn đời bằng con
mắt của tình thương nên nhìn thấy nhân tính của con người có thể bị thay đổi nhưng không
thể bị mất đi ( khác Vũ Trọng Phụng). Dẫn chứng: Sống mòn, Chí Phèo.
+ Xử lý đề tài, xác định chủ đề và đối tượng miêu tả: Với cách nhìn như thế, NC đăc
biệt hay viết về những điều nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, những chuyện không muốn viết nhưng lại
có sức khái quát lớn, đạt ra vấn đề lớn lao về con người, đời sống, nghệ thuật. Một bữa no,
Nước mắt, Ở hiền
+ Cách viết vừa rất chân thực vừa có tầm khái quát. Nhiều truyện có màu sắc triết lý
sâu xa: viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra dược những vấn đề có ý nghia xã hội to lớn,
có tầm triết lí sâu sắc.
+ Sở trường phân tích tâm lý. trong văn xuôi đương thời Nam Cao xứng đáng danh
hiệu nhà văn hiện thực - tâm lý.
+ Khả năng tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động,
đầy ắp tư tưởng
23


+ Giọng riêng -> Dẫn chứng ở đoạn này có sức nặng hơn lý lẽ, nhiều hơn lý lẽ, cần
được phân tích kỹ lưỡng để làm sáng lý lẽ
Mạch lập luận 3: Phần đánh giá nâng cao
Dẫn chứng mở rộng: Puskin, Victo Huygo
c. Chọn dẫn chứng cần đảm bảo cả lượng và chất

- Về lượng: Dẫn chứng phải đầy đủ, toàn diện và vừa vặn với lý lẽ.
+ Dẫn chứng đầy đủ: Nghĩa là mỗi ý kiến, mỗi nhận định đưa ra đều phải có lý lẽ và dẫn
chứng thuyết minh. Khi chọn dẫn chứng, cần bao quát cho hết các khía cạnh của vấn đề để
huy động dẫn chứng làm cơ sở chắc vững cho lập luận.
Ví dụ: Với đề bài trong đề thi HSG quốc gia 2013. Dưới đây là gợi ý dẫn chứng có thể huy
động cho phần bình luận ý kiến của đề bài trên
@ Lý lẽ 1: Hình tượng nghệ thuật, nhân vật văn học thường là con người; Dẫn
chứng: Trong truyện cổ tích, truyện hiện dại. DC nêu lướt.
@ Lý lẽ 2: Nhiều khi cũng là hình tượng đồ vật, sự vật trong mối quan hệ với con
người; Dẫn chứng: đàn tỳ bà của người thiếu phụ trong Tỳ bà hành, đàn ghi ta gắn bó với
cuộc đời người nghệ sĩ Lorca, chiếc bánh bao- một phương thuốc chữa bệnh kỳ quái ( Thuốc,
Lỗ Tấn), chiếc lá được vẽ bởi người họa sĩ già Bơ-men ( Chiếc lá cuối cùng- Ô Henri)
@ Lý lẽ 3: Có những tác phẩm hoàn toàn vắng bóng con người, hoặc con người chỉ
xuất hiện thấp thoáng, hình tượng đồ vật sv có ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý
chí con người; Dẫn chứng: truyện ngụ ngôn, Dế mèn phiêu lưu ký ( Tô Hoài), Bánh trôi
nước ( Hồ Xuân Hương), Sóng ( Xuân Quỳnh) , Biển ( Xuân Diệu), , Hóa thân (Kafka)
+ Dẫn chứng toàn diện, phong phú: Để một vấn đề lý luận khi bàn bạc có tính thuyết phục,
dẫn chứng được chọn cần được chú ý đảm bảo cả lịch đại và đồng đại về thời gian (văn học
dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại, văn học đương đại), bao quát về không gian
( văn học trong nước, ngoài nước), phong phú về thể loại ( trữ tình, tự sự, kịch), kiểu sáng tác
( hiện thực, lãng mạn)
Ví dụ: Đề quốc gia năm 2017: Mỗi nhà văn chân chính khi bước lên văn đàn, về thực chất
là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những
trải nghiệm sâu sắc trong trường đời.
24


Đây là một khái quát có tính đúc kết về đặc điểm làm nên ý nghĩa của một nhà văn
chân chính. Dẫn chứng được huy động cần chọn lọc, đảm bảo những thí dụ đưa ra đều thuộc
về nhà văn có tầm vóc, đã được ghi nhận. Đồng thời phải bao quát toàn diện

@ Có tính thời gian: Có văn học dân gian ( ca dao, cổ tích- người bình dân đã chưng
cất từ những trải nghiệm mà cất tiếng nói về cuộc sống, ước mơ của nhân dân mình), văn học
trung đại ( Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương), Văn học hiện đại ( Văn học 19301945), Văn học đương đại ( Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng)
@ Toàn diện về không gian: văn học nước ngoài. Tấn trò đời Ban zăc; Những người
khốn khổ Huy-gô
+ Dẫn chứng vừa vặn: Một vấn đề lý luận hay văn học nếu tách riêng cần rất nhiều minh
chứng và lý lẽ để triển khai. Tuy nhiên, trong giới hạn thời gian của bài viết không thể sử
dụng quá nhiều dẫn chứng. Vì vậy, khi chọn lựa và sắp xếp, người viết cần chú ý tìm cách kết
hợp cả điểm và diện, vừa đảm bảo đầy đủ các mặt, vừa tập trung vào một số điểm mấu chốt
Ví dụ: Với đề bài: Trong cuốn Đaghetxtan của tôi, nhà thơ Nga Raxun Gamzatop đã viết:
“ Những chiếc bình đẹp nhất
Nặn từ đất bình thường
Như câu thơ đẹp nhất
Từ những chữ bình thường...”
Ý thơ trên đã gợi cho anh/chị suy nghĩ như thế nào về vẻ đẹp của ca dao?
Dẫn chứng diện học sinh có thể nêu và bình ngắn gọn, hoặc nêu mà không phân tích
minh họa cho cái đẹp về nội dung phong phú và vẻ đẹp mộc mạc của ca dao
Dẫn chứng điểm: Người viết chọn một vài bài tiêu biểu, có ý nghĩa nhân văn về nội
dung và có nhiều đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ để phân tích. Chọn: Khăn thương nhớ ai điển
hình cho tiếng hát yêu thương tình nghĩa; chọn Chùm ca dao mở đầu bằng Thân em tiêu biểu
cho tiếng hát than thân; Chọn ca dao mở đầu bằng hai chữ Làm trai là những câu hát đặc sắc
mang tính hài hước nói lên tinh thần lạc quan và trí tuệ của người bình dân. Dẫn chứng điểm
trở thành điểm nhấn của bài viết, là phần người viết có thể phô diễn khả năng thẩm bình và
hành văn, đồng thời cũng góp phần làm vấn đề nghị luận trở nên thuyết phục nhất.
- Về chất: dẫn chứng phải đúng, tiêu biểu, có tính mới
25


×