Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

V10 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.81 KB, 51 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN.

Năm học 2019 - 2010


MỤC LỤC


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận văn học cho học sinh giỏi trong các
trường Chuyên là rất quan trọng. Hầu hết giáo viên dạy chuyên chỉ tập trung
nhiều vào việc rèn kĩ năng tìm hiểu đề, phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn,
viết bài văn và kĩ năng diễn đạt. Việc rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng
chỉ được hướng dẫn, nhận xét trong các giờ trả bài. Vì vậy, việc có một chuyên
đề nghiên cứu về việc rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn
nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi là cần thiết để nâng cao chất lượng bài
viết trong các kì thi.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình rèn kĩ năng viết bài cho học sinh, chúng ta đã tập trung rèn
cho học sinh những kĩ năng thiết yếu để phục vụ cho việc viết bài tốt nhất như kĩ
năng phân tích đề, tìm ý, lập ý, diễn đạt… Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, chúng
tôi nhằm tìm hiểu kĩ lưỡng về việc trình bày và lựa chọn dẫn chứng như thế nào
trong bài văn học sinh giỏi để nâng cao chất lượng bài làm của các em trong các
kì thi. Đồng thời, qua chuyên đề này, chúng tôi trang bị cho học sinh có một cái
nhìn đầy đủ về khái niệm dẫn chứng, vai trò và các cách phân tích, lựa chọn dẫn
chứng một cách hiệu quả nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu xoáy sâu vào đối tượng nghiên


cứu đó là rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn
học dành cho học sinh giỏi. Qua thực tế giảng dạy chuyên văn trong nhiều năm,
chúng tôi thấy rằng hầu hết học sinh còn lúng túng và yếu kém trong khâu lựa chọn
dẫn chứng. Đa số học sinh vẫn lựa chọn dẫn chứng theo cảm tính, thấy có dẫn
chứng nào vừa nghĩ ra là chọn ngay chứ chưa có ý thức lựa chọn những dẫn chứng
đắt giá, là điểm sáng cho bài văn và đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu của đề bài. Vì
thế nhiều bài viết chưa đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi.

1


4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thực nghiệm, phương pháp
so sánh; phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm ba phần:
A. Mở đầu
B. Nội dung
C. Kết luận

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
RÈN KĨ NĂNG CHỌN, PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CỦA HỌC SINH GIỎI.
1.1. Cơ sở lí luận
Việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh giỏi là rất cần thiết. Nhưng tài liệu

nghiên cứu rèn kĩ năng viết văn hầu hết mới chỉ tập trung vào những vấn đề khái
quát cơ bản về kĩ năng làm bài văn của học sinh giỏi. Các tài liệu hầu như tập
trung nhiều về vấn đề viết mở bài, thân bài, kết luận, cách hành văn, lập luận,
cách tạo lập đoạn văn bản, cách tạo giọng điệu cho bài văn mà chưa nghiên cứu
sâu về việc rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng cho học sinh. Chúng ta biết rằng,
dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng trong bài văn của học sinh giỏi. Ngoài
những kĩ năng cơ bản như diễn đạt, lập luận, tạo lập đoạn văn bản thì việc rèn kĩ
năng trình bày, lựa chọn dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Bởi vì lập luận dù có
hay đến đâu thì bài văn không thể có sức thuyết phục, sức hút đối với người đọc
nếu không có những dẫn chứng hay được phân tích kĩ lưỡng. Thế nên, dẫn
chứng có vai trò quyết định khá lớn đến sự thành công hay thất bại của bài văn
học sinh giỏi.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tiễn giảng dạy và ôn luyện cho học sinh giỏi văn cũng như dạy
học sinh chuyên văn, học sinh khối chuyên ngữ - các em học sinh có năng khiếu
mũi nhọn về môn văn, chúng tôi thấy rằng học sinh còn gặp nhiều khó khăn và
có nhiều yếu điểm trong khâu lựa chọn và trình bày dẫn chứng. Rất nhiều học
sinh đã từng tham gia các kì thi học sinh giỏi Quốc gia, ra khỏi phòng thi nói
rằng tiếc quá em không lựa chọn dẫn chứng này hay dẫn chứng khác. Thậm chí,
có những em tiếc nuối, buồn vì đã quên không đưa những dẫn chứng quan trọng
vào bài viết bởi vì quá trình viết căng thẳng, tâm lí thi hồi hộp khiến các em lo
lắng. Vì thế, việc rèn cho các em thói quen coi trọng việc lựa chọn dẫn chứng vô
cùng cần thiết ngay từ những bài viết hàng ngày là cực kì thiết yếu. Qua quá
trình rèn viết bài của học sinh trên lớp và ở nhà, chúng tôi thấy học sinh mắc lỗi
3


trình bày, phân tích và lựa chọn dẫn chứng rất nhiều như: lựa chọn dẫn chứng
chưa sát, chưa phù hợp; sắp xếp dẫn chứng lộn xộn, trích dẫn chứng sai; trích
dẫn chứng trực tiếp không để trong ngoặc kép hoặc không có xuất xứ; đưa dẫn

chứng không chọn lọc và thiếu tinh tế; dẫn chứng không có sức nặng mà chỉ có
ý nghĩa đưa vào cho phải lệ; dẫn chứng trình bày theo kiểu liệt kê và không
được phân tích kĩ; phân tích dẫn chứng không có điểm nhấn, điểm sáng, dẫn tràn
lan; phân tích dẫn chứng tách rời hẳn với nhận định trong đề bài; không biết
phân biệt dẫn chứng chính và dẫn chứng phụ; lựa chọn dẫn chứng sai vùng
phạm vi kiến thức yêu cầu…Bởi vậy, việc rèn kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn
chứng càng trở nên quan trọng đối với học sinh nói chung và học sinh giỏi nói
riêng. Nhiều giáo viên chủ quan không chữa cụ thể phần lựa chọn dẫn chứng
cho học sinh nên bài viết của học sinh chưa tiến bộ hoặc đạt kết quả thấp trong
các kì thi. Thực tế, việc lựa chọn dẫn chứng của học sinh là vô cùng khó khăn
nếu như các em không có một kho tư liệu văn học phong phú và vốn sống dày
dặn. Xuất phát từ thực tế giảng dạy đó thì việc nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về
việc lựa chọn, phân tích dẫn chứng là hết sức cần thiết.
1.3. Những vấn đề giới thuyết chung về việc lựa chọn và trình bày dẫn chứng
1.3.1. Khái niệm dẫn chứng và vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị
luận nói chung và bài văn nghị luận văn học nói riêng
Đối với bài văn nghị luận, ngoài các yếu tố như nghệ thuật lập luận, nghệ
thuật hành văn, viết mở bài, tạo lập các đoạn văn, viết kết bài, viết câu chuyển ý
thì việc trình bày dẫn chứng cũng có vai trò cực kì quan trọng. Một bài văn
không thể có sức thuyết phục nếu không có dẫn chứng đáng tin cậy. Một bài văn
không thể đi vào lòng người để lại ám ảnh dư ba nếu không lựa chọn được
những dẫn chứng đắt giá. Dẫn chứng là những căn cứ, ngữ liệu về văn học (tác
phẩm văn học; các ý kiến nhận định về văn học sử; lí luận văn học; các ý kiến
bình giá, nhận định về tác giả và tác phẩm văn học…) được sử dụng trong bài
văn để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn bạc mà đề bài yêu cầu. Dẫn chứng có thể là
được trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp, là cơ sở để người viết triển khai các lập
luận để làm nổi bật vấn đề cần khẳng định. Dù lập luận hay đến đâu mà không
4



có dẫn chứng thì bài viết cũng không thể khiến người đọc tin vào điều đang nói.
Mặt khác, dẫn chứng cũng cho thấy vốn ngữ liệu văn học của người viết phong
phú hay sơ sài, qua quýt. Vốn dẫn chứng càng sâu rộng càng khiến cho bài văn
có sức nặng và bàn bạc được nhiều khía cạnh của vấn đề, có thể bổ sung hoặc lật
ngược, phản biện vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau. Ví dụ, để làm sáng tỏ
cho vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học, ta có thể dẫn ca dao than thân
về nỗi khổ của người phụ nữ khi không có quyền chủ động quyết định cuộc sống
của mình:
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Hoặc họ ví mình như con hạc đầu đình, muốn bay đi để giải phóng bản
thân, có cuộc sống tự do nhưng lại không thể:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
Người phụ nữ trong xã hội xưa được đối xử yêu thương hay không đều do
cách cư xử, đối đãi của người khác với họ:
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
Trong ca dao, người phụ nữ đã chịu muôn vàn khổ cực, bất hạnh như vậy.
Đến xã hội phong kiến, họ còn chịu bao bất công, đặc biệt là họ bị coi thường và
đối xử bất bình đẳng. Đó là nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam
Xương, chỉ vì cơn ghen tuông mù quáng của chồng mà nàng phải chết oan. Nàng
tìm mọi cách thanh minh nhưng không được và chỉ còn cách chứng minh cho
lòng thủy chung, tiết hạnh của mình bằng cách gieo mình xuống dòng Trường
Giang tự vẫn. Với nhân vật Vũ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ góp thêm một tiếng
nói tố cáo về sự đối xử bất công với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Ngoài ra, học sinh có thể lấy thêm các khúc ngâm: Cung oán ngâm, Chinh phụ
ngâm khúc, Truyện Kiều và Long Thành càm giả ca của Nguyễn Du, Bánh trôi
nước (Hồ Xuân Hương), Sơ kính tân trang (Phạm Thái)…Nhìn chung, dẫn
chứng có vai trò làm sáng tỏ cho những lí lẽ và lập luận trong bài văn nghị luận.

5


1.3.2. Yêu cầu của dẫn chứng và cách chọn dẫn chứng
Trong bài văn nghị luận, không phải bất kì dẫn chứng nào ta nghĩ ra đều có
thể đưa vào bài. Dẫn chứng cần có sự chọn lựa. Trước hết về yêu cầu của dẫn
chứng phải chính xác, phù hợp, tiêu biểu, toàn diện và mới mẻ, độc đáo. Dẫn
chứng chính xác là dẫn chứng được trích đúng nguyên bản, được đặt trong dấu
ngoặc kép và có chú thích nguồn dẫn. Ví dụ: để minh họa cho một ý kiến về tính
dân tộc trong văn học, ta có thể trích nhận định lí luận về tính dân tộc: Văn học
nghệ thuật là dân tộc ( Về văn hóa văn nghệ - Phạm Văn Đồng ) hay Không có
tính dân tộc thì nhân loại chỉ là một cái trừu tượng lôgic chết cứng, một từ ngữ
không có nội dung, một âm thanh không có ý nghĩa ( Biêlinxki. Toàn tập. T. 10 ).
Dẫn chứng cũng cần phải phù hợp với nội dung luận đề trọng tâm của bài văn và
phù hợp với từng luận điểm cụ thể. Ví dụ với đề bài về tính dân tộc trong thơ Tố
Hữu, người viết có thể dẫn một đoạn thơ trong Việt Bắc:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già.
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa ?
(Việt Bắc, Tố Hữu )
Đoạn thơ đã miêu tả những nét đặc trưng cho thiên nhiên và con người Việt

Bắc mang đậm bản sắc vùng miền. Một trong những yêu cầu của việc chọn dẫn
chứng đó là dẫn chứng phải toàn diện, nghĩa là dẫn chứng đó phải đáp ứng cho
các yêu cầu của luận điểm một cách trọn vẹn. Ví dụ để chứng minh cho luận
6


điểm: Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thì không thể không lấy hai tác phẩm
Từ ấy và Việt Bắc. Tuy nhiên, có những đề bài yêu cầu dẫn chứng nằm ngoài
phạm vi những tác phẩm trong chương trình đã học. Ví dụ đề bài: Sự đổi mới
của quan niệm nghệ thuật của Văn học Việt Nam sau 1975, ta sẽ phải lựa chọn
các dẫn chứng ngoài phạm vi chương trình. Vì trong chương trình chỉ học văn
bản Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) nên ta có thể chọn thêm các
dẫn chứng ngoài chương trình học trong nhà trường như: Bến quê, Phiên chợ
Giát của Nguyễn Minh Châu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai hoặc một số sáng tác
tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp…Với những dẫn chứng dù có mới mà ít người
biết đến thì cũng nên cân nhắc. Dẫn chứng độc đáo phải là những tác phẩm có
giá trị nghệ thuật, tư tưởng cao và thể hiện cái nhìn khám phá mới mẻ của tác
giả về cuộc sống.
1.4. Các cách trình bày và phân tích dẫn chứng
Sau khi tìm được dẫn chứng để phục vụ cho bài văn, người viết cần biết
cách trình bày dẫn chứng thì tác dụng của dẫn chứng mới phát huy được hết hiệu
quả của nó. Có nhiều cách trình bày dẫn chứng, tuy nhiên có một số cách thông
thường ta hay sử dụng:
* Dẫn chứng được trích dẫn trực tiếp
- Dẫn chứng trình bày theo kiểu liệt kê
Bàn về thơ, có bạn học sinh lập luận và đưa dẫn chứng theo kiểu liệt kê để
minh họa: [ …] Như đã nói ở trên, những quan niệm về thơ thật đa dạng. Trước
đây, người ta cho thơ ca là con thuyền chở trăng, chở gió:
Gió trăng chất một thuyền đầy
Của kho vô tận biết ngày nào vơi.

Sau đó, bao nhà thơ khác suy tôn nhà thơ lên đến địa hạt thần thánh. Họ
thừa nhận tình cảm trong thơ nhưng gam buồn lại là gam chủ đạo. “Giọng ca
buồn là hợp nhất với thơ ca” - Étga- Pô nói. Còn Tế Hanh thì cho rằng thơ
nặng oán trách, hờn giận, tủi sầu.
Anh sẽ viết những dòng thơ đầy nước mắt…
7


Anh sẽ than, sẽ khóc mối tình sầu
Nỗi buồn có khi xuất phát từ những xúc cảm mơ hồ, ngao ngán.
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
( Xuân Diệu )
Hoặc từ một sự suy tưởng đến rợn người
Tiếng gà gáy buồn như máu ứa
Chết không gian khô héo cả hồn cao
( Huy Cận )
- Dẫn chứng được trình bày theo kiểu trích dẫn những đoạn, câu thơ
hoặc văn xuôi quan trọng để làm sáng tỏ từng luận điểm. Ví dụ để làm sáng
tỏ cho luận điểm người nghệ sĩ phải giống con ong, con tằm chăm chỉ tích lũy
vốn sống rồi nghiền ngẫm, suy nghĩ, trăn trở để sáng tạo nghệ thuật, học sinh
trình bày dẫn chứng như sau: Mỗi người nghệ sĩ là một con ong, con tằm khác
nhau. Dù sáng tạo bằng cách nào đi chăng nữa, dù là con ong bay mỏi cánh
hay con tằm nhả tơ cho đời thì đều hướng đến một đích chung, đó là làm nên
một tác phẩm nghệ thuật vì con người, vì cuộc đời. Đại thi hào Nguyễn Du - để
sáng tạo nên những thi phẩm sống mãi với thời gian đã phải trả giá những gì ?
Nguyễn Du sinh ra trong một xã hội loạn lạc, trải qua mười năm gió bụi lưu lạc
khắp phương trời, chứng kiến “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” đã
khiến trái tim người nghệ sĩ rung lên mãnh liệt khiến cho tâm hồn thi nhân ôm
lấy những nỗi đau của mọi kiếp người. Bởi nhà văn còn là người mang vết

thương đã mang vết thương của trái tim mình đi chữa vết thương cho người
khác”, đứng trước nỗi đau của một kiếp người, của một thời đại, ông không thể
làm ngơ:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
( Độc Tiểu Thanh kí )
Từ “tẫn” trong câu thơ đầu tiên chỉ sự đột ngột, bất ngờ. Vườn hoa Tây Hồ
mới đó vẫn còn khoe sắc sao chợt biến hóa tro tàn ? Từ niềm cảm thông xót xa
8


và hoài niệm trước cái đẹp bị thời gian vùi lấp, ông tìm đến tập di cảo của một
người con gái sống trước mình mấy trăm năm. Thi sĩ tìm về với người xưa, tìm
tiếng nói tri âm tri kỉ giữa hai con người cách nhau cả thế kỉ dài:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
( Độc Tiểu Thanh kí )
Son phấn có thần chắc cũng phải xót xa vì những việc người ta làm sau khi
chết. Người ta đã làm gì với nàng Tiểu Thanh cả trước và sau khi nàng mất ?
Tiểu Thanh là người con gái đương độ xuân sắc nhưng lấy kiếp làm lẽ phải chịu
cô độc vì sự ghen tuông của người vợ cả…(Phan Ngọc Kiều Vân – Văn k30,
THPT Chuyên Thái Nguyên).
- Dẫn chứng tình bày theo kiểu thống kê số liệu:
Trong bài văn nghị luận văn học nhiều khi cũng cần trích dẫn chứng theo
kiểu thống kê số liệu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Ví dụ, khi bàn về đề tài
trong ca dao, người viết đã bày tỏ nhận xét đánh giá trông qua việc thống kê số
liệu: “Có thể nói đề tài trong ca dao hiện đại có diện mạo khác hẳn với đề tài
trong ca dao cổ truyền. Trong số 1.159 lời ca dao khảo sát, có 333 lời về đề tài
đấu tranh cách mạng (chiếm gần 28, 73 % ), 282 lời về đề tài lãnh tụ ( chiếm
gần 24,33%), 122 lời về đề tài sản xuất xây dựng (chiếm gần 10,53%), 126 lời

về đề tài tình yêu (chiếm gần 10,9%), 81 lời về đề tài gia đình (chiếm gần 6,98
%), 57 lời về đề tài Tổ quốc đất nước (chiếm 4,92%). Khác với ca dao cổ
truyền, những lời ca dao về đề tài tình yêu và gia đình chiếm một tỉ lệ nhỏ (207
lời chiếm gần 17, 86%). Trong khi những lời ca dao về các đề tài đấu tranh
cách mạng, lãnh tụ sản xuất xây dựng lại chiếm tỉ lệ khá cao.” (Tr. 120, TS.
Nguyễn Hằng Phương, Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao
hiện đại ).
- Dẫn chứng được trình bày theo kiểu dẫn tỉa ý quan trọng đan lồng
cùng với lí lẽ, lập luận hành văn.
Ví dụ 1: khi người viết bàn về thơ đã chọn cách đan lồng dẫn chứng vào lời
văn lập luận: Con người, tạo vật toàn mĩ nhất của tự nhiên lại luôn không bằng
9


lòng với chính mình, luôn sống trong mâu thuẫn: cuộc sống của đời người là
hữu hạn - cả về không gian lẫn thời gian, làm thế nào để vươn tới cái khát vọng
cao cả vô cùng của đời sống. “Thơ ca - một trong những niềm vui cao cả nhất
mà loài người tạo ra cho mình” (K. Mác) – đã sinh ra để giải quyết một phần
mâu thuẫn đó. Đã có bao quan niệm về “thể loại nữ hoàng này”. Có người cho
đó là “thần hứng” (Platôn), là “ngọn lửa thần” (Đécgiavin), thậm chí còn là
“những cơn điên loạn thần thánh” … Còn đối với chúng ta, thơ gần gũi biết
bao, là cái cao cả mà không xa lạ, đẹp bình dị mà không bình thường, quen
thuộc và thân thiết… (Bài viết của Nguyễn Thanh Sơn – THPT Chu Văn An Hà
Nội, Trích trong Những bài văn đạt giải Quốc gia – Nguyễn Đăng Mạnh chủ
biên).
Ví dụ 2: với đề bài “Lịch sử văn học chỉ trân trọng những sáng tạo độc
đáo”, một bạn học sinh chọn cách lập luận có đan lồng dẫn chứng rất nhuần
nhuyễn […] Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới”
(Pauxtopxki ). Và tác phẩm văn học chính là hào quang sáng nhất, đẹp nhất của
hiện tượng đó. Mỗi tác phẩm văn học như dòng suối tưới mát cuộc đời, như hoa

thơm cho mật ngọt, như ánh mặt trời chiếu sáng cuộc sống. Nhưng trên hết tác
phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật độc đáo trong lịch sử văn
học. “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Lịch sử văn học là sự vận
động của bản thân nền văn học, gồm tác giả, tác phẩm, khuynh hướng sáng tác,
giai đoạn văn học trong không gian, thời gian, trải qua thời kì lịch sử nhất định.
Dòng chảy luôn không ngừng vận động đó không cho phép sự lặp lại, rập khuôn
hay sáo mòn công thức. Muốn tồn tại vững bền thì nghệ thuật cần đến sự “thay
da đổi thịt” – những sáng tạo độc đáo, những đóng góp mới mẻ mà nhà văn
mang đến cho văn học. “Văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu
tả” (Biêlinxki), nếu nó nhìn một chiếc lá rơi mà chỉ thấy chiếc lá rơi, không có
một sự độc đáo hay mới mẻ, người nghệ sĩ sẽ lại đào huyệt chôn cây bút của
mình. Như vậy ý kiến của Lí Nhuệ đã khẳng định một chân lí vững bền của văn
học: Chỉ có sự sáng tạo độc đáo mới cứu chữa những con chữ ra khỏi hầm mộ,

10


để chúng bám rễ, hút màu cuộc sống (Trần Thị Hồng Nhung – Văn 12, THPT
Chuyên Thái Nguyên).
* Dẫn chứng trình bày theo kiểu trích dẫn gián tiếp ý của người khác.
Ví dụ bàn về hiện tượng độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, học sinh dẫn gián
tiếp ý kiến của người khác: “[…] Trong văn học Việt Nam có một nhà thơ kể về
độc đáo thường đứng vào bậc nhất, mà lại hai lần độc đáo, vì đó là một người
phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến xưa. Tên nàng ấy là Hồ Xuân Hương Ví
đây đổi phận làm trai được, thực sự là nàng đã làm trai rồi, ngay trong chế độ
cũ. Hương ngát của mùa xuân, tên đẹp của nàng không sai chút nào cả, một cái
tên kì diệu, sừng sững trong làng thơ Việt Nam xưa nay. Có lẽ điều tiếc nuối
nhất trong nền văn học dân tộc là cho đến tận ngày nay, tiểu sử của nữ sĩ Hồ
Xuân Hương là một dấu chấm hỏi. Ta không biết nàng sinh năm nào, nàng sống
ở thời đại nào, thậm chí những áng thơ văn ngày nay được cho là của Xuân

Hương, liệu thực sự có phải là của bà ? Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu
như Nguyễn Lộc, Phạm Luận, Đào Thái Tôn, Hồ Xuân Hương sống trong
khoảng giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. Cuộc đời Xuân Hương nằm trong
một giai đoạn đầy biến động lịch sử. Bà sống cuối thời kì vua Lê chúa Trịnh, lúc
này chế độ phong kiến trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng và đã mục
ruỗng đến tận gốc rễ…”( Trần Thị Hồng Nhung – Văn 12 K28 THPT Chuyên
TN).
1.5. Xác định phạm vi dẫn chứng trong đề bài nghị luận văn học dành
cho học sinh giỏi Ngữ văn
Đề văn nghị luận thường bàn luận xoay quanh nhiều vấn đề khác nhau nên
dẫn chứng ở từng dạng đề cũng không giống nhau. Đối với mỗi kiểu đề bài thì
lại có những yêu cầu khác nhau về dẫn chứng. Có những đề bài cần huy động
nhiều dẫn chứng lí luận, có dạng đề yêu cầu huy động nhiều dẫn chứng tác phẩm
văn học và văn học sử. Phạm vi dẫn chứng ở mỗi kiểu đề không giống nhau nên
học sinh phải tinh ý khi lựa chọn dẫn chứng. Vì có những đề bài nghiêng về một
loại dẫn chứng nhưng cũng có những đề bài cần tổng hợp của nhiều kiểu dẫn

11


chứng khác nhau. Và thông thường thì bài văn của học sinh giỏi là sự tổng hợp
của nhiều kiểu dẫn chứng chứ ít khi chỉ sử dụng một kiểu dẫn chứng.
Ví dụ:
Đề 1: Hình tượng người phụ nữ trong Văn học Việt Nam
Ở dạng đề này, dẫn chứng sử dụng chủ yếu là dẫn chứng tác phẩm văn học.
Bên cạnh đó, người viết cần sử dụng dẫn chứng văn học sử để sắp xếp, huy động
kiến thức theo giai đoạn lịch sử và lí giải sự khác biệt của hình tượng người phụ
nữ trong từng thời kì. Mặt khác có sử dụng một chút kiến thức về lí luận văn
học: mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống, thời đại lịch sử xã hội
mà tác phẩm văn học ra đời; một chút kiến thức lí luận về hình tượng văn học để

lí giải khái niệm công cụ trong khi làm bài. Người viết sẽ phải lí giải về sự thay
đổi của hình tượng người phụ nữ qua các thời kì là do mối quan hệ giữa văn học
và hiện thực xã hội: Văn học nghệ thuật cũng là một hình thái ý thức thuộc kiến
trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng là cái có tính thứ nhất, là cái nền tảng, cái
quyết định đối với tất cả những gì thuộc kiến trúc thượng tầng. Ngược lại, văn
học nghệ thuật và tất cả các hình thái ý thức xã hội đều lệ thuộc, chịu sự chế
định của cơ sở hạ tầng ấy (Lí luận văn học tập 3, Phương Lựu chủ biên ), Đời
sống vật chất quyết định toàn bộ nội dung văn học, từ đề tài, chủ đề, tư tưởng
chủ đề cho tới cảm hứng, tình điệu ( Lí luận văn học, Phương Lựu chủ biên ).
Như vậy, đề tài người phụ nữ trong văn học từng giai đoạn đều chịu sự quy định
của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó. Vì thế thân phận người phụ
nữ cũng không giống nhau trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó,
học sinh cũng cần nắm được khái niệm hình tượng văn học: Hình tượng nghệ
thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo
trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan
trọng của hình tượng nghệ thuật. Nó làm cho người ta có thể ngắm nghía
thưởng ngoạn. (Tr 122, Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán – Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi chủ biên ), Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống , nhưng
không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn
lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các
12


hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn
trở cho người khác. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ
thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản
chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.
Hình tượng nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tại của nó mà
thể hiện toàn bộ mối quan hệ sống động giữa chủ thể và khách thể (Tr 122, 123,
Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ
biên ). Theo từng giai đoạn lịch sử, thân phận người phụ nữ vừa có những nét kế

thừa vừa có yếu tố thay đổi và phát triển khác nhau. Ví dụ thời kì Văn học dân
gian, thân phận người phụ nữ cũng chịu nhiều sự bất công, số phận bị lệ thuộc
vào kẻ khác:
- Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
- Thân em như quả xoài trên cây
Gió đông gió tây nó đánh lúc la lúc lắc
- Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
Cách xưng hô của người phụ nữ trong ca dao còn chung chung “thân em”
vì họ đại diện cho số đông của cộng đồng. Chúng ta biết rằng, văn học dân gian
ra đời trong thời kì công xã nguyên thủy, mọi ý thức hệ đều mang tính cộng
đồng, sinh hoạt và làm ăn đều theo hình thức tập trung. Đó là sáng tác tập thể và
thể hiện tư tưởng, tình cảm, tiếng nói chung của nhân dân lao động nên rất ít
tính cá thể hóa. Điều này không giống với thân phận người phụ nữ trong văn học
trung đại và hiện đại. Văn học trung đại bắt đầu từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX,
13


hình thành và phát triển dưới hình thái xã hội phong kiến. Vì thế, hình tượng
người phụ nữ cũng có nhiều nét đặc trưng cho thời kì này. Họ bị trói buộc bởi lễ
giáo phong kiến khắt khe vơi tam tòng tứ đức, “Xuất giá tòng phu. phu tử tòng
tử”. Đặc biệt, học thuyết của Nho gia luôn đề cao vai trò và vị trí của nam giới,
còn phận nữ nhi luôn bị xem thường. Vì thế có rất nhiều bất công dồn lên đôi vai

bé nhỏ của người phụ nữ. Mặc dù ý thức hệ phong kiến vẫn chỉ đề cao cái ta còn
cái tôi nhỏ bé như giọt nước trong biển cả nhưng so với thân phận người phụ nữ
trong văn học dân gian thì ít nhiều nỗi đau của người phụ nữ cũng có tính khác
biệt giữa nhiều hình tượng. Hầu hết, người phụ nữ trong văn học trung đại đều
có nỗi đau chung là nỗi đau trong tình yêu đôi lứa và hôn nhân. Đa phần họ
không được quyền quyết định và quyền định đoạt hôn nhân là cha mẹ: “Cha mẹ
đặt đâu con ngồi đấy”. Vì thế, nàng Vũ Nương mới lấy phải một chàng Trương
Sinh đa nghi, gia trưởng và ghen tuông mù quáng. Một mình nàng ở nhà lo toan
gia đình và chăm con nhỏ. Chỉ vì câu nói của đứa con thơ ngây mà chồng ghen
tuông đến mức nàng phải minh oan bằng việc tự vẫn. Còn nỗi khổ của người
phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được thốt lên cay đắng, phẫn uất muốn phản
kháng lại chế độ đa thê. Bà chúa thơ Nôm có phong cách thơ độc đáo, tiếng thơ
của bà quyết liệt sâu cay như lưỡi dao sắc lẹm muốn chặt đứt sợi dây ràng buộc
người phụ nữ trong chế độ chồng chung:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Lấy chồng chung - Hồ Xuân Hương)
Nếu như trong văn học dân gian, các sáng tác của quần chúng nhân dân
vẫn mang đậm dấu ấn chung chung thì đến văn học trung đại Việt Nam, một số
tác giả đã bộc lộ dấu ấn cá nhân dù còn mờ nhạt trong các sáng tác của mình.
Đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, mặc dù vẻ đẹp của Kiều mang màu sắc ước lệ
tượng trưng nhưng về số phận và tính cách đã bắt đầu mang màu sắc cá thể. Đó
là một cô Kiều tài sắc vẹn toàn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
14


Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Đó là một cô gái đa sầu đa cảm, thấy ai có hoàn cảnh éo le là có thể rơi
nước mắt. Khi Kiều cùng hai em đi thăm mộ Đạm Tiên, mặc dù hai em không
động lòng nhưng riêng nàng nhỏ lệ xót xa Đạm Tiên:
Vân rằng chị cũng nực cười
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa
Thúy Kiều trở thành điển hình cho mẫu người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh
trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, để rồi Nguyễn Du đúc kết thành chân lí của
thời đại Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. Và phận đàn bà trong xã hội xưa sinh
ra phải chịu sự trói buộc bất công của lễ giáo phong kiến như một định mệnh:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(Truyện Kiều)
Nếu người phụ nữ trong văn học trung đại luôn bị coi thường, bị đối xử bất
bình đẳng và đa phần cam chịu số phận thì đến văn học Cách mạng những năm
kháng chiến chống Pháp, khi thời đại thay đổi, người phụ nữ được giải phóng
khỏi những trói buộc của xã hội xưa, họ có quyền bình đẳng và chủ động trong
cuộc sống. Họ còn tham gia sự nghiệp đấu tranh chống giặc Pháp:
Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế
Gió qua rừng Đèo Khế gió sang
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét, nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chưa khô
Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan
Con ơi con ngủ cho ngoan
15



Sang trăng canh lặn, buổi tan mẹ về…
(Phá đường – Tố Hữu )
Như vậy, đoạn thơ đã tái hiện hình ảnh người phụ nữ đảm đang: một tay lo
liệu việc nhà từ phơi lúa, phơi ngô, thái sắn đến chăm con, lo toan mọi việc gia
đình còn tay kia tham gia đi phá đường quan cùng chồng. Người phụ nữ thời kì
này đã được giải phóng khỏi những quan niệm xưa cũ, có thể bình đẳng cùng
chồng tham gia đánh giặc. Các cô gái cũng có sức khỏe và thi tài cùng nam giới
trong việc đào đất. Dường như họ đã khẳng định mình ngang hàng với nam giới
thời hiện tại:
Trên đồi quê
Trăng non mới hé
Đường thì dài, hố xẻ chưa sâu
Chưa sâu thì cuốc cho sâu
Có anh có chị cùng nhau ta đào!
Hì hà hì hục
Lục cục lào cào
Anh cuốc em cuốc
Đá lở đất nhào !
Nào anh bên trai
Nào em bên nữ
Ta thi nhau thử
Ai tài hơn ai !
Anh tài thì em cũng tài cũng tài
Đường dài ta xẻ, sức dai ngại gì
Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi
Hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ
Thằng Tây mà cứ vẩn vơ
Có hố này chờ chôn sống mày đây.
Ớ anh ớ chị nhanh tay
16



Nhanh tay ta cuốc chôn thây quân thù !”
(Phá đường – Tố Hữu )
Người phụ nữ không ngại bất cứ công việc gì còn dám so tài đào đường
nhanh với đàn ông Anh tài thì em cũng tài. Đó là nhờ có tư tưởng dân chủ của
thời đại mới đã trở thành làn sóng mạnh mẽ để phụ nữ vùng lên. Đến văn học
Việt Nam từ sau 1980, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, người phụ nữ được
đối xử bình đẳng và coi trọng trong xã hội. Dưới chế độ dân chủ của xã hội chủ
nghĩa, các phong trào đấu tranh cho nữ quyền càng được quan tâm. Người phụ
nữ được tham gia học hành, tiến thân và nhiều người còn giữ những trọng trách
về chính trị. Vì thế tiếng nói dân chủ và chính kiến của họ cũng được đề cao. Họ
có quyền định đoạt số phận và cuộc đời của mình. Đọc truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu ), người đọc ngỡ ngàng trước hình ảnh
một người đàn bà vùng biển nghèo khổ, không học hành bằng cấp gì nhưng lại
vô cùng bản lĩnh. Cái bản lĩnh ấy toát ra từ cuộc đời của một người phụ nữ dạn
dày sóng gió cuộc đời. Khi được Phùng – một chánh án tòa án huyện khuyên
hãy bỏ chồng đi chứ chị không thể ở với một lão chồng vũ phu suốt ngày đánh
đập, cứ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng thế được. Nhưng các anh
đâu hiểu cái tấm lòng của người mẹ Việt Nam “cá chuối đắm đuối vì con” nên
người mẹ ấy dù có khổ đến đâu thì vì con bà cũng sẵn sàng cắn răng mà chịu. Bà
nói với Đẩu bằng cái giọng khẩn thiết chỉ mong người ngoài hiểu được cho hoàn
cảnh của chị Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho
nên các chú đâu có hiểu được các việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc…. Và
người đàn bà ấy dám bộc lộ thẳng quan điểm của mình, dù chồng bà có vũ phu
đến đâu thì trên chiếc thuyền lênh đênh ngoài sóng to gió lớn kia vẫn cần có một
người đàn ông chèo chống. Mặt khác, các con của chị cũng cần có một người
cha để yên tâm hơn.
Như vậy, cùng là hình tượng người phụ nữ nhưng trong từng giai đoạn lịch
sử, quan niệm và cách nhìn khác nhau do hệ tư tưởng của bối cảnh cảnh thời đại,

xã hội chi phối. Và để lí giải điều này, các em học sinh cần có kiến thức văn học
sử và lựa chọn các dẫn chứng tác phẩm văn học phù hợp để chứng minh.
17


Dạng đề thứ 2: Dẫn chứng một nửa là lí luận văn học và một nửa là tác
phẩm văn học.
Ví dụ:
Đề bài: Tố Hữu quan niệm “Thơ là sự im lặng giữa các câu từ”. Em hiểu
thế nào về ý kiến trên và chứng minh qua đoạn trích “Nỗi thương mình”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du ).
Với đề bài này, kiến thức lí luận về thơ học sinh huy động để phục vụ bài
viết sẽ là 50 % và kiến thức tác phẩm là 50%.
Dạng đề thứ 3: Dẫn chứng vừa yêu cầu về kiến thức văn học sử vừa là tác
phẩm văn học.
Ví dụ:
Đề bài: Khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ qua
các tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi ) và “Rừng xà nu”
(Nguyễn Trung Thành).
Để giải quyết đề bài trên, học sinh cần biết vận dụng kiến thức văn học sử
của Văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ: đó là thời kì văn học luôn đề cao và
khẳng định cái ta chung vì cộng đồng. Nhân vật trữ tình thường là người chiến sĩ
mang lí tưởng anh hùng cách mạng, đại diện cho tập thể, dân tộc, cộng đồng. Đó
là cái tôi công dân chứ không phải là cái tôi cá nhân. Tất cả đều vì dân tộc và
sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Văn học thời kì này thường đề cập những vấn đề
trọng đại, có ý nghĩa lớn lao với lịch sử dân tộc nên mang đậm tính sử thi là vì
thế. Ngay cả đến tình yêu cũng không có chút màu sắc, hơi thở riêng tư nào:
Anh yêu em như yêu đất nước. Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần, Anh yêu
em yêu cả khẩu súng trường quàng trên vai em (Nguyễn Đình Thi). Bên cạnh đó,
cần kết hợp với dẫn chứng của các tác phẩm Rừng xà nu, Những đứa con trong

gia đình và Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu ).
Tóm lại, ở mỗi kiểu đề bài, đòi hỏi học sinh phải biết xác định phạm vi dẫn
chứng để lựa chọn cho phù hợp và đáp ứng tốt nhất cho bài làm của mình.
1.6. Phân loại dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học
sinh giỏi Ngữ văn
18


Từ thực tế bài làm của học sinh dưới đây, chúng tôi sẽ có sự phân loại dẫn
chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi:
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc sống với
tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn mình để cảm nhận bức thông điệp thẩm mĩ mà
tác giả gửi đến người đọc”
Anh / chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ?
Bài làm của học sinh:
Trong văn bản Tiếng nói văn nghệ, Nguyễn Đình Thi từng viết Nghệ thuật
không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng
chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Tác phẩm nghệ thuật là
tiếng nói xuất phát từ những rung động chân thực của nhà văn trước cuộc sống,
nảy nở lên từ những tình cảm của nhà văn dành cho con người, đưa ta vào thế
giới của những rung ngân tinh vi trong tâm hồn. Bằng sức tưởng tượng, kinh
nghiệm sống và tâm hồn của mình, người đọc vẽ ra những bức tranh sinh động
về hiện thực cuộc sống và hình tượng hoàn chỉnh. Chính nhờ sự tiếp nhận của
người đọc, các tác phẩm nghệ thuật mới có tầm cỡ, trở nên bất tử, cuộn theo
dòng chảy của trái tim con người. Có ý kiến cho rằng Tiếp nhận văn học đòi hỏi
người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn mình để cảm nhận bức
thông điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi gắm đến người đọc.
Nhà lí luận văn học Lưu Hiệp ( Trung Quốc ) từng viết Phàm việc làm văn
thì nội tâm có bị xúc cảm thì lời nói mới phát ra. Nhưng xem văn thì ngược lại.
Trước xem lời văn rồi mới vào nội tâm tác giả. Nếu ta cứ theo sóng đi ngược lên

tìm nguồn thì dù văn có kín đáo cũng sáng rõ. Đời xa không ai thấy mặt nhà
văn, nhưng xem văn đều thấy tiếng lòng của họ. Mỗi tác phẩm văn học là sản
phẩm của cá tính sáng tạo. Mỗi thời đại, người nghệ sĩ với bản sắc của mình góp
vào dòng chảy văn học những tâm tư, niềm trăn trở mới và một cách nói mới,
tạo nên sự vận động phong phú không ngừng của nền văn học dân tộc. Mỗi tác
phẩm nghệ thuật là một “cuốn sách giáo khoa”, “một tấm gương phản ánh đời
sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng bước đổi
thay, từng bước vận động của xã hội, truyền cho con người nguồn cảm hứng
19


sống và tình yêu, vượt lên cái hữu hạn hàng ngày để sống bằng tâm hồn, đánh
thức ước mơ làm đẹp cho đời. Văn chương khơi dậy trong con người ta những
cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, “thanh lọc” tâm hồn, chắp cánh cho ta bay tới
những ước mơ và khát vọng. Dòng chảy của văn học vẫn mải miết chảy xuôi,
len lỏi vào những góc khuất của tâm hồn để sáng tạo ra những hạt ngọc quý ẩn
kín sâu trong tâm hồn.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật là cầu nối linh diệu gắn bó trái tim người đọc với
nhà văn, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn độc giả, hướng tới cái Chân - Thiện
- Mĩ và những giá trị đích thực của cuộc đời. Tác phẩm chân chính không kết
thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện
về các nhân vật đã kết thúc. Bạn đọc tiếp nhận những tâm tư tình cảm mà nhà
văn gửi gắm, đồng thời sáng tạo bằng tâm hồn và sự đồng điệu của mình để tạo
nên sức sống bất diệt cho tác phẩm. Văn học là chuyện tâm hồn, là những điệu
hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Khi tiếp nhận nghệ thuật, ta không thể
dửng dưng, lạnh lùng mà cần mở lòng mình ra để đón nhận tư tưởng và tình cảm
người cầm bút kí thác, cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người. Tiếp nhận văn học là
quá trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học bắt đầu
từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ
thuật, tài năng nghệ thuật của nhà văn…đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn

tượng trí nhớ. Đó là một quá trình giao tiếp giữa người đọc và người viết, vượt
qua rào cản về không gian, thời gian và ngôn ngữ. Người đọc mở rộng tâm hồn
mình bằng xúc cảm chân thành để thấu hiểu tâm tư, tình cảm và nỗi niềm người
nghệ sĩ gửi gắm qua từng chi tiết nghệ thuật. Trở thành một người bạn hiền tri
âm tri kỉ, đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc nhất với cuộc đời nhà văn, một người
đồng sáng tạo để tạo nên sức sống muôn đời cho tác phẩm. Ý kiến đưa ra là một
lời nhận định đúng đắn và xác đáng về vấn đề tiếp nhận văn học, đồng thời
khẳng định vai trò rất quan trọng của người đọc với sự trường tồn của tác phẩm
nghệ thuật. Tác phẩm văn học là nơi kí thác những tâm tư, giãi bày nỗi niềm sâu
kín trong tâm hồn người nghệ sĩ. Để hiểu và đi sâu vào trong thế giới ấy, ta cần

20


cảm nhận với những rung động chân thành, mở ra một hành trình mới cho tác
phẩm và những thông điệp sâu sắc, lắng đọng được lan tỏa.
Văn học khơi sâu vào cuộc sống, nhà văn phải để cuộc đời phả gió vào trái
tim mình, đi tìm kiếm những hạt bụi vàng lấp lánh để hun đúc lên bông hồng
vàng sáng chói. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi đến của văn học..
Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ, là mạch
sữa ngọt ngào tuôn chảy không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác để nuôi
dưỡng văn chương. Là nhà văn hiện thực lớn trước cách mạng tháng Tám, Nam
Cao thấu hiểu và xót thương mãnh liệt đến số phận của những người nông dân
bé mọn, khổ đau. Nhà phê bình Lê Đình Kị từng khẳng định Trong văn xuôi
trước Cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc, soi mói như
Nam Cao. Các sáng tác của ông vượt qua những thử thách, quy luật băng hoại
của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, những
tác phẩm của ông càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao
cả và nghệ thuật điêu luyện độc đáo. Chí Phèo là một tác phẩm văn học chân
chính mà qua đó Nam Cao đã tôn vinh con người qua hình thức nghệ thuật độc

đáo. Chí Phèo là một nhân vật điển hình cho người nông dân đau khổ sau lũy tre
làng trước Cách mạng tháng Tám, là tiếng nói của niềm khát khao bình dị được
cất lên từ sâu thẳm trong tâm hồn.
Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã đảo lộn thời gian tuyến tính, không đi từ quá
khứ mà xuất phát ở tương lai, đẩy ngay Chí Phèo ra giữa sân khấu cuộc đời bằng
tiếng chửi sặc mùi rượu: Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế, cứ rượu xong
là hắn chửi. Hắn chửi trời, chửi đời và chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả đứa nào
không chửi nhau với hắn, rồi lại chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn để hắn
phải khổ thế này. Nhưng đáp lại Chí chỉ là tiếng chó sủa mà thôi, ai cũng lờ đi,
coi hắn như không có. Thế có phí rượu không ? Thế có khổ thân hắn không ?
Với biện pháp thay đổi điểm nhìn trần thuật, tác giả đã kiến tạo nên đoạn văn
mở đầu vô cùng đặc sắc, gây ấn tượng với người đọc. Nam Cao bắt đầu thuật lại
cuộc đời Chí. Từ một đứa bé trần truồng xám ngắt rồi lớn lên phải đi ở khắp các
nhà qua tay nhiều người; từ một anh canh điền hiền lành chất phác trở thành một
21


thằng săng đá, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hắn là một linh hồn đau khổ
của làng, là hiện thân cho cuộc đời đau khổ của người nông dân bị coi rẻ đến
mức bị cướp mất quyền tự do mà không biết vì lẽ gì. Sau khi ra tù và trở về quê
hương với một hình nhân méo mó, Chí ăn vạ, cướp bóc, rạch lên mặt mình vô số
những vết mảnh chai, vết cào và để lại không biết bao nhiêu là sẹo. Còn gì đau
hơn khi chính Chí đã tự hủy hoại phần nhân hình của mình, còn gì đau hơn khi
bên trong con người kia phần thú đã chiếm lĩnh ? Với nhân vật Chí Phèo, Nam
Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch hủy diệt nhân phẩm của người
nông dân nghèo khổ trước Cách mạng tháng Tám. Hắn sa vào vũng lầy của sự
tha hóa. Tất cả làng Vũ Đại quay lưng lại với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn.
Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc, sợ con quỷ dữ trong tâm hồn
hắn. Sự tha hóa của Chí một mặt tố cáo sự tàn bạo bất công của xã hội thực dân
nửa phong kiến - những kẻ cai trị sâu mọt và nham hiểm như Bá Kiến , những

định kiến xã hội quá nghiệt ngã - đã cướp đi quyền sống là người chính đáng của
người nông dân. Mặt khác, tác phẩm cũng thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc
và mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận khổ đau của người nông
dân.
Đi sâu vào bi kịch tinh thần của người nông dân, nhà văn nhận ra vẻ đẹp ẩn
chứa sâu trong tâm hồn họ. Chí Phèo bị thế lực đen tối hủy diệt nhân phẩm
nhưng trong tâm hồn hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khát khao được làm
người. Tác giả đã để hắn chênh vênh giữa hai bờ vực thiện - ác, đằng sau bộ mặt
ác thú là nỗi đau đớn vật vã của một kẻ sinh ra bị cự tuyệt quyền làm người.
Những lúc tỉnh rượu, nỗi lo sợ và sự cô đơn tràn ngập trong lòng mình, hắn
thèm được làm hòa với mọi người biết bao. Mối tình bất chợt với Thị Nở là một
món quà nhân ái mà nhà văn muốn gửi gắm đến cho nhân vật khổ đau của mình.
Gió vô tình trong đêm hè nơi vườn chuối kia đẹp biết bao nhiêu khi đã cùng
nhau che chở, đồng tình. Trăng làm sáng, gió làm mát cho hai hình nhân đau khổ
tìm thấy nhau. Sự xuất hiện của Thị Nở và tình cảm lạ lùng, sự quan tâm đặc
biệt của cô đã thắp lên ngọn lửa thiên lương trong lòng hắn, bùng lên khát khao
được làm người, được sống một cuộc đời bình yên. Nhưng cánh cửa cuộc đời
22


vừa mới hé mở thì đã đóng sập lại trước mắt. Bà cô Thị Nở - đại diện cho người
dân làng Vũ Đại đã dứt khoát không chấp nhận Chí. Bi kịch tan vỡ tình yêu đã
khiến Chí suy sụp, hoảng loạn tinh thần nhưng bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người đã chặn con đường sống của Chí khiến hắn bị hất ra khỏi cộng đồng. Chí
lại uống rượu nhưng mãi không say, chỉ thoang thoảng thấy hơi cháo hành do
Thị Nở nấu. Hắn bước đi theo thói quen đến nhà Bá Kiến. Một lưỡi dao vung
lên, một vũng máu, một cuộc đời đi vào ngõ cụt. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa
trở về với cuộc sống lương thiện.
Nam Cao không chỉ thương người nông dân mà còn tin vào sức sống, khát
vọng bình dị của họ. Nhà văn đã viết nên những trang văn không chỉ bằng mực

mà bằng máu của trái tim. Cái chết đau đớn, vật vã và câu hỏi cuối cùng của Chí
Phèo Ai cho tao lương thiện vẫn còn làm day dứt và ám ảnh lương tâm người
đọc cho đến tận ngày nay. Dưới ngòi bút nhân đạo sâu sắc của Nam Cao, người
đọc không chỉ thấu hiểu và đồng cảm với số phận éo le của người nông dân
trước Cách mạng mà còn cảm nhận được tư tưởng mà nhà văn gửi gắm. Ông đi
sâu vào thế giới tâm hồn con người, tìm kiếm và phát hiện ra vẻ đẹp của họ, từ
đó tôn vinh nỗ lực sống của người nông dân trước một xã hội thực dân vạn ác.
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý
cho người ta nghĩ và có tình để rung động trái tim. Thơ là âm nhạc của tâm hồn,
nhất là tâm hồn cao cả và đa cảm. Đến với thơ ca nghĩa là ta đến với cuộc đời
qua lăng kính nghệ thuật của người cầm bút. Thơ khơi dậy trong ta lớp lớp
những đợt sóng cuộn trào của muôn vàn cung bậc cảm xúc, bởi thơ là cuộc đời,
là hoa cỏ sinh sôi, nảy nở từ mảnh đất dạt dào nhựa sống. Thơ cất cánh từ biển
cuộc đời và bay cao nhờ nguồn gió nghệ thuật. Một nhà thơ tài năng phải là một
người thợ lành nghề, lặn sâu vào đại dương bao la của cuộc sống. Không phải là
để nhặt nhạnh những mảnh san hô tầm thường mà là để tìm cho ra những hạt
ngọc trai long lanh được tạo nên từ máu huyết cuộc đời vô tận.
Mai Quốc Liên từng viết Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải
về con người và lẽ đời. Ông đã vượt qua khỏi những rào cản ràng buộc của ý
thức hệ phong kiến, vượt lên khỏi chỗ đứng giai cấp của mình để khẳng định giá
23


×