Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

V14 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.75 KB, 52 trang )

1

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII – NĂM 2019

TÊN ĐỀ TÀI

RÈN KĨ NĂNG
CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI
NGỮ VĂN

tháng 4 năm 2019


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................2
MỞ ĐẦU............................................................................................................3
NỘI DUNG........................................................................................................4
I. Lý thuyết.............................................................................................4
II. Thực hành ứng dụng........................................................................8
III. Bài viết tham khảo.........................................................................27
KẾT LUẬN.......................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................52


3



MỞ ĐẦU
Đối với học sinh giỏi môn Ngữ văn, ngoài việc nắm bắt các vấn đề mang tính lý
luận thì việc chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học là một kĩ năng cần
phải rèn luyện. Có thể nói, đây phần quan trọng quyết định sự thành công của một bài làm
văn về các vấn đề liên quan đến kiến thức văn học. Trên thực tế, học sinh giỏi Ngữ văn là
những học sinh có khả năng tiếp thu rất tốt những kiến thức về lý luận văn học, có khả
năng cảm nhận nhanh văn bản văn học bằng cảm xúc trực tiếp. Tuy nhiên, khi yêu cầu vận
dụng văn bản văn học hoặc kiến thức văn học nói chung để làm sáng tỏ một nội dung lý
luận nào đó thì đa số các em đều lúng túng và chưa biết cách khai thác văn bản đúng với
yêu cầu của đề ra. Tình trạng chung là, các em thường phân tích lại toàn bộ tác phẩm, thậm
chí có em kể lại tác phẩm ở dạng tóm tắt hoặc đưa kiến thức văn học vào mà không chỉ ra
được ý nghĩa của nó với nội dung đang nghị luận. Điều này khiến bài làm văn trở thành sản
phẩm mang tính mô phỏng kiến thức hơn là đào sâu văn bản văn học để khám phá, tìm tòi,
phát hiện ra những giá trị nằm sâu bên trong mỗi tác phẩm văn học, ẩn dấu dưới lớp vỏ
ngôn từ.
Mặt khác, có hai câu hỏi đặt ra với các thầy cô giáo dạy học sinh giỏi Ngữ văn là:
Làm thế nào để giúp học sinh giỏi Ngữ văn khắc phục tình trạng trên? Làm thế nào để mỗi
bài nghị luận văn học của học sinh giỏi Ngữ văn là một sản phẩm đích thực của tư duy và
cảm xúc? Câu trả lời không hề dễ dàng. Văn học có tính đặc thù, trước hết nó đòi hỏi người
học văn phải có năng khiếu văn chương, phải thực sự đam mê và sau đó là phải thích đọc
văn mới có thể tiếp cận được. Thế nhưng, chưa hẳn một học sinh có năng khiếu văn
chương có thể làm tốt một bài nghị luận văn học, nếu không có kĩ năng viết và kĩ năng vận
dụng kiến thức văn học vào bài viết. Kĩ năng không giống cảm xúc, nó đòi hỏi sự rèn luyện
nghiêm túc, kiên trì một cách có ý thức. Thông thường, trong quá trình làm văn, cảm xúc
hay lấn át kĩ năng, điều này khiến cho bài nghị luận văn học mất đi tính khoa học cần thiết.
Cho nên, thầy cô giáo dạy văn muốn trả lời được hai câu hỏi trên phải là người tìm ra
phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để giúp các em học sinh giỏi Ngữ văn hình thành kĩ
năng chọn và phân tích dẫn chứng một cách khoa học, chính xác nhưng vẫn đảm bảo yếu
tố cảm xúc trong bài văn của mình.



4

Đề tài RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG
BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN mà Hội thảo
khoa học các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng bắc bộ lần thứ XI năm 2018
tại Trường THPT Chuyên Hưng Yên lựa chọn là một đề tài thiết thực, có tính thực tiễn cao.
Đề tài này sẽ giúp cho các thầy cô giáo trực tiếp dạy học sinh giỏi Ngữ văn có dịp trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm và cùng đưa ra giải pháp hữu hiệu, giúp các em học sinh giỏi Ngữ văn
khắc phục được kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học còn non
yếu của mình. Đồng thời, đây là cơ hội để các thầy cô giáo tham gia Hội thảo 2019 chung
tay làm nên một diện mạo mới trong việc đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn nhằm
nâng cao chất lượng học sinh giỏi Ngữ văn. Người viết cũng mạnh dạn góp thêm một tiếng
nói để xây dựng đề tài hoàn chỉnh và đưa đề tài đến với các em học sinh giỏi Ngữ văn ở
khu vực nói riêng và cả nước nói chung trong một tương lai gần.
Trong bài viết này, để làm rõ tính ứng dụng của đề tài, người viết sẽ chọn 04 câu
nghị luận văn học trong 04 đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn qua các năm học gần
đây: 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018 và một số đề tham khảo do người viết tự biên soạn
hoặc đề thi đã được sử dụng qua các kì thi của khu vực cũng như các tỉnh thành trong cả
nước. Trên cơ sở những vấn đề đặt ra trong mỗi đề thi, người viết sẽ đưa ra một vài gợi ý
về phương án chọn và phân tích dẫn chứng, hầu mong bổ khuyết được phần nào những khó
khăn mà học sinh giỏi Ngữ văn gặp phải khi tiếp cận với câu nghị luận văn học trong đề thi
của các cuộc thi chọn học sinh giỏi các cấp hiện nay.
Trong chuyên đề này, người viết cũng mạnh dạn đưa vào bài viết tham khảo của
mình ở cấp độ cao, trong đó có thể hiện cách chọn và phân tích dẫn chứng trong một bài
nghị luận văn học để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận.

NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT

1. Dẫn chứng trong văn nghị luận và dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
1.1. Dẫn chứng trong văn nghị luận


5

- Dẫn chứng là những cứ liệu dùng để sử dụng trong quá trình làm bài một bài văn
nghị luận nói chung.
Ví dụ: bài nghị luận xã hội thì sử dụng những dẫn chứng từ thực tế đời sống, bài
nghị luận văn học thì sử dụng dẫn chứng từ các tác phẩm văn học.
- Dẫn chứng là yếu tố không thể thiếu đối với một bài văn nghị luận và là cơ sở
quan trọng để làm sáng rõ nội dung cần nghị luận và tạo nên tính thuyết phục cho bài văn
nghị luận.
- Dẫn chứng trong văn nghị luận phong phú, đa dạng và được lựa chọn sử dụng hợp
lý tùy theo vấn đề mà đề bài nêu ra.
1.2. Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
- Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học chủ yếu là các tác phẩm văn học ở nhiều
thể loại khác nhau: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, kịch...bất kể đó là tác phẩm văn học
trong nước hay tác phẩm văn học nước ngoài được người viết sử dụng để làm sáng tỏ một
vấn đề lý luận văn học nào đó mà đề bài đặt ra.
- Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học đôi khi còn là các nhận định, ý kiến, nhận
xét đánh giá... mang tính lý luận về các vấn đề văn học được người viết sử dụng để làm
tăng thêm độ tin cậy trong quá trình giải mã nội dung lý luận văn học nêu ra trong đề văn
và khẳng định tính xác đúng của nội dung lý luận đó.
Ví dụ: Nếu đề nghị luận văn học nêu lên vấn đề cần nghị luận về thơ qua một ý kiến
hoặc nhận định cụ thể thì học sinh có thể vận dụng những ý kiến hoặc nhận định khác về
thơ để củng cố và khẳng định độ tin cậy của ý kiến hoặc nhận định được nêu lên trong đề
bài.
- Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn phải là

những dẫn chứng tiêu biểu, có khả năng khái quát cao và gợi ra cho người đọc những suy
ngẫm sâu sắc, đáp ứng được đúng yêu cầu của đề.
2. Kĩ năng và kĩ năng chọn, phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
2.1. Kĩ năng
- Tham khảo một số cách hiểu về kỹ năng:


6

+ “Kỹ năng là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện
một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao
tiếp...” (theo Wiki).
+ “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã
được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” (theo Vũ Dũng).
+ “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động nào đó hay một hoạt động phức
tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều
kiện nhất định” (theo Levitov)...
- Từ những tham khảo trên, đi đến cách hiểu chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực
hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri
thức cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. “Tri thức” chính là những
kiến thức được lựa chọn làm dẫn chứng và “cách thức hành động” là khả năng phân tích
những dẫn chứng đó làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận.
2.2. Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh
giỏi Ngữ văn
- Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ
văn là năng lực lựa chọn và vận dụng dẫn chứng – những kiến thức văn học phù hợp với
nội dung lý luận được nêu ra trong đề văn.
- Để hình thành kĩ năng này, học sinh phải thường xuyên được tiếp cận với các kiểu
đề khác nhau để rèn luyện khả năng phán đoán, lựa chọn và sử dụng dẫn chứng đúng mục

đích. Bởi vì, chỉ khi tiếp cận với những đề văn cụ thể, học sinh mới đánh thức những tri
thức văn học đã được tích lũy và hình thành ý thức lựa chọn những đơn vị kiến thức cần
thiết để phục vụ cho ý tưởng của mình.
- Mặt khác, để thao tác lựa chọn dẫn chứng thực sự trở thành kĩ năng đòi hỏi học
sinh phải bồi đắp cho mình một vốn tri thức văn học phong phú, đa dạng. Đồng thời học
sinh phải biết sắp đặt những dẫn chứng đó trong ý thức của mình một cách khoa học.
- Điều quan trọng nhất là, để chọn được dẫn chứng phù hợp và từ đó làm sáng rõ nội
dung nghị luận, học sinh phải xác định đúng trọng tâm nghị luận trong yêu cầu của đề văn.
- Ngoài ra, việc lựa chọn dẫn chứng là tác phẩm thơ, văn xuôi, kịch cũng cần được
cân nhắc kĩ lưỡng cho đúng với yêu cầu của đề bài.


7

- Học sinh cũng cần lưu ý: khi chọn dẫn chứng nên chọn những kiến thức văn học
mà bản thân cảm thấy tự tin nhất thì mới dễ dàng khơi gợi cảm hứng để khai thác dẫn
chứng đó một cách hiệu quả.
2.3. Kĩ năng phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học
sinh giỏi Ngữ văn
- Phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
là một thao tác mang tính quyết định sự thành công của một bài văn. Bởi vì, bằng thao tác
này, học sinh mới khẳng định được tính đúng đắn của vấn đề lý luận nêu ra trong đề văn.
- Muốn phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ
văn đạt hiệu quả đòi hỏi học sinh phải có năng lực cảm thụ và tiếp nhận tác phẩm văn học
một cách sâu sắc, phải tinh tế và có khả năng xử lý linh hoạt các đơn vị kiến thức để đáp
ứng yêu cầu của đề ra.
- Khi phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ
văn, học sinh phải biết vận dụng tri thức văn học hợp lý và khai thác theo hướng nâng cao,
mở rộng để làm rõ bản chất của vấn đề lý luận cần làm sáng tỏ. Đồng thời, học sinh phải
bám sát trọng tâm vấn đề cần nghị luận.

- Học sinh cũng cần phải nắm chắc đặc trưng của các thể loại văn học để khi phân
tích dẫn chứng, học sinh không chỉ làm rõ nội dung vấn đề mà còn cho người đọc thấy giá
trị nghệ thuật cũng là một trong những yếu tố có tác dụng không nhỏ đối với nội dung vấn
đề cần nghị luận.
- Ngoài ra, học sinh phải biến dẫn chứng văn học trở thành công cụ ngôn ngữ đặc
biệt để tạo ấn tượng trong diễn đạt đối với người đọc. Nghĩa là biết cách mượn dẫn chứng
làm phương tiện để dẫn dắt người đọc đi đến cái đích mình mong muốn.
4. Vai trò của thầy cô giáo trong việc hình thành kĩ năng chọn và phân tích dẫn
chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
- Thầy cô giáo phải là người hình thành cho học sinh ý thức chọn và phân tích dẫn
chứng bằng những bài tập thực hành cụ thể, thiết thực.
- Thầy cô giáo phải là người chỉ ra cho học sinh thấy được những phạm vi dẫn
chứng cần sử dụng đối với một đề văn cụ thể. Nghĩa là cũng chọn tác phẩm văn học ấy
nhưng khai thác tác phẩm theo những yêu cầu khác nhau của đề.


8

- Thầy cô giáo phải là người thường xuyên kiểm tra trực tiếp năng lực đọc tác phẩm
văn học của học sinh, gợi mở cho học sinh những cách tiếp cận tác phẩm ở nhiều góc độ
khác nhau để học sinh có phản xạ nhanh nhạy khi chọn dẫn chứng cho bài viết của mình.
- Thầy cô phải là người tạo cảm hứng và cho học sinh thấy được những điều thú vị
khi cùng học sinh giải quyết một đề văn thông qua việc chọn và phân tích dẫn chứng chứ
không chỉ mang đến những bài học có tính lý thuyết, giáo điều.
5. Lưu ý
Về mặt lý thuyết, học sinh cũng cần rèn luyện cả kĩ năng phân loại dẫn chứng để
chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin khi đối diện với các đề nghị luận văn học khác nhau.
Ví dụ:
- Dẫn chứng về tác giả văn học.
- Dẫn chứng về tác phẩm văn học.

- Dẫn chứng về thể loại văn học.
- Dẫn chứng về giai đoạn văn học.
- Dẫn chứng mang tính lý luận văn học.
II. THỰC HÀNH ỨNG DỤNG
1. Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi
Ngữ văn
1.1. Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh
giỏi Ngữ văn qua một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn những năm gần
đây
1.1.1. Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015 - 2016
Câu 2 (12.0 điểm)
Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống
bằng tâm trí của người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.
* Xác định trọng tâm vấn đề cần nghị luận:
Ý kiến cho rằng, nhà văn là người sinh ra nhân vật từ tâm trí của mình nhưng sự
sống thực sự của hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học là ở tâm trí người đọc cũng


9

là khẳng định vai trò của người tiếp nhận đối với đời sống hình tượng nhân vật nối riêng và
tác phẩm văn học nói chung.
* Yều cầu của đề:
Học sinh bình luận ý kiến trên bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, tức là
phải chọn và phân tích dẫn chứng kết hợp với ý kiến chủ quan của người viết để làm rõ
tính đúng đắn của ý kiến đó.
* Yêu cầu chọn dẫn chứng:
- Học sinh phải chọn được dẫn chứng là những hình tượng nhân vật từ khi mới bắt
đầu xuất hiện cùng với sự ra đời của tác phẩm đã được người đọc đón nhận và ở lại trong

tâm trí của người đọc qua nhiều thế hệ.
- Những hình tượng nhân vật được chọn phải là những hình tượng nhân vật có sức
ảnh hưởng lớn đến thời đại mà tác phẩm có mặt, thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhà văn
đồng thời có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Văn học trung đại Việt Nam: hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du.
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: hình tượng nhân vật Chí Phèo trong
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975: hình tượng nhân vật Mị trong Vợ chồng
A Phủ của Tô Hoài.
- Văn học Việt Nam sau 1975: hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Văn học nước ngoài: hình tượng nhân vật Xô-lô-côp trong Số phận con người của
M.Sô-lô-khôp; hình tượng nhân vật Bê-li-côp trong Người trong bao của A.T.Sê-khôp.
Học sinh có thể chọn hình tượng nhân vật trong bất kì một tác phẩm văn học Việt
Nam hoặc trong các tác phẩm văn học nước ngoài nằm ngoài chương trình phổ thông. Nói
chung, không có giới hạn phạm vi kiến thức văn học trong bài nghị luận văn học dành cho
sinh giỏi Ngữ văn.


10

Học sinh nên chọn hình tượng nhân vật đa dạng ở nhiều giai đoạn văn học khác
nhau đối với văn học trong nước hoặc nhiều nền văn học khác nhau đối với văn học nước
ngoài để có cơ sở vững chắc thuyết phục cho tính đúng đắn của ý kiến trên.
- Có thể vận dụng kiến thức lý luận, các ý kiến, nhận định, đánh giá đề cập đến vai
trò của người tiếp nhận (độc giả) đối với đời sống của hình tượng nhân vật nối riêng và tác
phẩm văn học nói chung:
+ “Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con

người ngoài đời bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy
cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có
ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian” (Lý luận văn học).
+ “Cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tời
giấy trắng. Nó có mặt ngay khi nhà văn không thừa nhặn có mặt đó. Chính độc giả đã ghi
lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xóa của mình” (Lý luận văn học).
+ “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả”
(M. Gorki).
+ “Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân
đạo của lòng người” (Xê-lê-khôp).
+ “Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc
của văn chương” (Bạch Cư Dị).
+ “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả
năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn
và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự
dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật” (Ai-matôp).
1.1.2. Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2016 – 2017
Câu 2 (12.0 điểm)

Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi
lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Tô Hoài cho
rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.


11

Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định trên.
* Xác định trọng tâm vấn đề cần nghị luận:
Hai nhận định trên đề cập đến mối quan hệ giữa văn học và phong cách nhà văn,
mối quan hệ giữa văn học và thời đại.

* Yêu cầu của đề:
Học sinh bình luận những nhận định trên bằng trải nghiệm văn học của bản thân, tức
là phải chọn và phân tích dẫn chứng kết hợp với ý kiến chủ quan của mình thuyết phục tính
đúng đắn của từng nhận định.
* Yêu cầu chọn dẫn chứng:
- Đối với nhận định của Marcel Proust, học sinh phải chọn được những dẫn chứng là
những tác giả văn học có phong cách nghệ thuật độc đáo, họ cho thấy mỗi lần họ xuất hiện
là một tác phẩm mới ra đời và ở đó, họ gián tiếp tạo lập nên một thế giới mới – một hiện
thực khách quan hoàn toàn không lặp lại trong bất kì tác phẩm văn học nào khác.
- Đối với nhận định của Tô Hoài, học sinh phải chọn được những dẫn chứng cho
thấy mỗi sáng tác của nhà văn đều gắn bó khăng khít và phản ánh đúng tinh thần của thời
đại mình. Nhà văn thực sự là “người thư kí trung thành của thời đại”.
* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Văn học Việt Nam: Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù), Nam Cao (Chí Phèo, Đời
thừa), Nguyễn Minh Châu (Chiếc thuyền ngoài xa)...
- Văn học nước ngoài: Hê-minh-uê (Ông già và biển cả), Thuốc (Lỗ Tấn).
- Có thể vận dụng kiến thức lý luận, các ý kiến, nhận định, đánh giá... đề cập đến
mối quan hệ giữa văn học và phong cách nhà văn, mối quan hệ giữa văn học và thời đại:
+ “Nhà văn phải là nhà thư kí trung thành của thời đại” (Banlzac).
+ “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹpở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp
kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức” (Thạch
Lam).
+ “Mỗi người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ” (M.Gorki).
+ “Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại
xã hội” (Phạm Văn Đồng).


12

+ “Cái quan trọng của tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng

riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”
(Tuôc-ghê-nhep).
+ “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết
ra” (Anđecxen).
1.1.3. Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2017 – 2018
Câu 2 (12.0 điểm)
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ
thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong
trường đời.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
* Xác định trọng tâm vấn đề cần nghị luận:
Hướng đến giá trị nhân văn trong sáng tạo nghệ thuật là mục đích sáng tác của các
nhà văn chân chính đã có những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời.
* Yêu cầu của đề:
Học sinh bình luận ý kiến trên bằng những hiểu biết về văn học, tức là phải chọn và
phân tích dẫn chứng kết hợp với ý kiến chủ quan của người viết để làm rõ tính đúng đắn
của ý kiến đó.
* Yêu cầu chọn dẫn chứng:
- Học sinh phải chọn ra được những tác giả lớn đã được thừa nhận có nhiều đóng
góp có giá trị cho văn học.
- Học sinh phải chọn được những tác phẩm văn học có giá trị nhân văn sâu sắc được
“chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời” của những tác giả đã được chọn.
* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Văn học Việt Nam: Nguyễn Du, Nam Cao, Thạch Lam, Kim Lân...
- Văn học nước ngoài: Hê-minh-uê, M.Sô-lô-khốp, Ơ Henry, Puskin...
- Có thể vận dụng các kiến thức lý luận, ý kiến, nhận định, đánh giá... đề cập đến giá
trị nhân văn trong tác phẩm văn học, ý thức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà văn chân
chính:



13

+ “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc
sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của của thời đại,
đã cảm thấy sâu săc mọi nỗi đau của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm
hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ, và những ước mong tha thiết nhất của loài người.
Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại” (Đặng Thai Mai).
+ “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly
hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có,
để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc
thêm trong sạch và phong phú thêm” (Thạch Lam).
+ “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác;
cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” (Ai-ma-tôp).
+ “Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân
đạo của lòng người” (Xê-lê-khôp).
+ “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khôp).
+ “Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất
người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm
hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm” (Hoài Thanh).
+ “Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ” (Lâm Ngũ Đường).
1.2. Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh
giỏi Ngữ văn qua một số đề tham khảo trong các kì thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ
văn cấp khu vực hoặc cấp tỉnh trong cả nước
1.2.1. Đề thi tham khảo từ bộ đề đề xuất trại hè Hùng Vương khu vực phía Bắc
năm 2017
Câu 2 (12.0 điểm)
M.Gorki cho rằng:
“Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy
những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình
thức riêng”.

Ý kiến của anh/chị như thế nào? Bằng tri thức và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy
làm sáng tỏ.


14

* Xác định trong tâm vấn đề cần nghị luận:
Nhận định của M.Gorki đề cập đến quá trình sáng tạo và phong cách nhà văn (cá
tính sáng tạo của nhà văn).
* Yêu cầu của đề:
Học sinh nêu ý kiến cá nhân và chứng minh bằng việc chọn và phân tích dẫn chứng
để làm rõ nội dung vấn đề cần nghị luận.
* Yêu cầu chọn dẫn chứng:
Học sinh phải chọn được những dẫn chứng tiêu biểu thể hiện được ý thức sáng tạo
và ý thức hình thành phong cách riêng của mỗi nhà văn.
* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Với đề bài này có thể chọn bất cứ tác giả nào, thể loại văn học nào, với điều kiện:
tác giả, tác phẩm thuộc thể loại đó phải đáp ứng và thể hiện rõ trọng tâm của vấn đề lý luận
mà đề bài nêu ra.
- Có thể vận dụng kiến thức lý luận, các ý kiến, nhận định, đánh giá... đề cập đến
quá trình sáng tạo, cá tính sáng tạo của nhà văn:
+ “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì
tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói riêng của mình” (Tuôc-ghê-nhep).
+ “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả...
Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê-khôp).
+ “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo
phong cách mới lạ, thu hút người đọc” (Lý luận văn học).
+ “Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà
chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết” (Lê-ô-nit Lê-ô-nôp).
+ “Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới

về nội dung” (Lê-ô-nit Lê-ô-nôp).
+ “Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ
đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình
– nghĩa là trở thành nhà thơ” (Ra-xun Gam-za-tôp).
1.2.2. Đề thi tham khảo từ kì thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 tỉnh
Quảng Ngãi năm học 2017 – 2018


15

Câu 2 (12,0 điểm)
Bàn về ngôn ngữ thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi quan niệm:
“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng
gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những
hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất
của câu thơ là ở sức gợi ấy”.
(Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12, tập 1, tr. 58, NXBGD, 2007)
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy bình luận quan niệm
trên.
* Xác định trong tâm vấn đề cần nghị luận:
Ý kiến muốn khẳng định một đặc trưng nổi bật của thơ ca: vẻ đẹp của ngôn ngữ
trong thơ. Sức mạnh kì diệu của ngôn ngữ thơ là ở giá trị thẩm mĩ, ở sức gợi phong phú.
* Yêu cầu của đề:
Học sinh bình luận ý kiến trên bằng những hiểu biết về văn học, tức là phải chọn và
phân tích dẫn chứng kết hợp với ý kiến chủ quan của người viết để làm rõ tính đúng đắn
của ý kiến đó.
* Yêu cầu chọn dẫn chứng:
- Dẫn chứng là tác phẩm thơ và là những bài thơ hay, tiêu biểu.
- Tác phẩm thơ phải đáp ứng được yêu cầu: ngôn từ có giá trị thẩm mĩ và gợi cảm
xúc với những liên tưởng phong phú cho người đọc.

* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Văn học Việt Nam: Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới (Xuân Diệu); Tràng
giang (Huy Cận); Sóng (Xuân Quỳnh); Đàn ghi ta của Lorca...hoặc những bài thơ mà mình
yêu thích đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Văn học nước ngoài: những bài thơ đã học, đọc thêm trong chương trình hoặc bài
thơ bất kì đáp ứng được yêu cầu của đề.
- Có thể vận dụng kiến thức lý luận, các ý kiến, nhận định, đánh giá... đề cập đến
ngôn ngữ thơ ca, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, những tác động của ngôn ngữ thơ ca đối với
tâm hồn người đọc:
+ “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi” (Lưu Trọng Lư).


16

+ “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được” (Nhêcơ-ra-xôp).
+ “Hình thức cũng là vũ khí/Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lý” (Chế
Lan Viên).
+ “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử” (Shelly).
+ “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong
kí ức con người” (Chu Văn Sơn).
+ “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó
hoàn thiện từ bên trong” (R.Tagore).
+ “Thơ là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình” (C. Mác).
1.2.3. Đề thi tham khảo từ bộ đề đề xuất kì thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn
khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ năm 2018 của trường chuyên Lam Sơn,
Thanh Hóa
Câu 2 (12.0 điểm):
Trong tiểu luận “Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Thơ là nơi tư tưởng tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra
cái biết toàn thể, biết bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng ý

thức (…) những hình ảnh ấy đều có trong đời thực, chúng ta đều thấy. Hình ảnh của
thơ vừa làm ta ngạc nhiên, vừa đã quen với chúng ta tự bao giờ”.
Bằng trải nghiệm thơ, anh/ chị hãy bàn luận về vấn đề được gợi nên từ ý kiến.
* Xác định trong tâm vấn đề cần nghị luận:
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định đặc trưng giá trị và ý nghĩa của hình
ảnh thơ. Hình ảnh thơ chính là một trong những phương tiện quan trọng, hữu hiệu truyền
cảm hứng, thông điệp đến người đọc. Từ đó mà người đọc nhận biết, cảm nhận lĩnh hội
toàn bộ thế giới phong phú phức tạp cùng thông điệp nghệ thuật sâu sắc mà nhà thơ gửi
gắm.
* Yêu cầu của đề:
Bằng hiểu biết về thơ học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân bàn luận về vấn đề được nêu ra
từ ý kiến đã dẫn trong đề bài.
* Yêu cầu chọn dẫn chứng:


17

Dẫn chứng phải là những bài thơ giàu hình ảnh và những hình ảnh đó phải khiến
người đọc “ngạc nhiên” dù rất quen thuộc.
* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Những tác phẩm thơ đã học trong và ngoài chương trình phổ thông.
- Những tác phẩm thơ ngoài chương trình hoặc thơ của các tác giả nước ngoài nếu
đáp ứng được yêu cầu của đề bài.
- Có thể vận dụng kiến thức lý luận, các ý kiến, nhận định, đánh giá... đề cập đến
hình ảnh thơ:
+ “Thơ nghĩ bằng hình ảnh” (Chế Lan Viên).
+ “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm” (Leonardo DeVinci).
+ “Tôi thu thập hình tượng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay qua một
đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu trên bảy triệu bông hoa
để làm nên một gam mật” (P. Povienko).

1.3. Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh
giỏi Ngữ văn qua một số đề do người viết tự biên soạn
1.3.1. Đề thi đề xuất kì thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn khu vực Duyên hải
và Đồng bằng Bắc bộ năm 2019
Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)
L.Tônxtôi cho rằng:
“Những tác phẩm thú vị nhất về thực chất là những tác phẩm mà trong đó dường
như tác giả cố gắng giấu quan điểm của mình, nhưng đồng thời lại thường xuyên trung
thành với nó ở khắp nơi mà nó hiện diện”.
(Trần Đăng Suyền - Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX ,
NXBGD Việt Nam - 2013, tr.53)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/ chị trình bày ý kiến của mình và làm sáng tỏ.
* Xác định trong tâm vấn đề cần nghị luận:
Ý kiến trên nói đến nguyên tắc biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực: Trong sáng tác,
các nhà văn hiện thực coi trọng việc khách quan hóa những điều được miêu tả.
* Yêu cầu của đề:


18

Học sinh trình bày ý kiến và chứng minh bằng việc chọn và phân tích những dẫn
chứng là tác phẩm văn học hiện thực cụ thể.
* Yêu cầu chọn dẫn chứng:
Dẫn chứng phải là tác phẩm văn học hiện thực tiêu biểu.
* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Văn học hiện thực Việt Nam: các nhà văn hiện thực giai đoạn văn học 1930-1945
và các tác phẩm tiêu biểu (Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng...).
- Văn học nước ngoài: các nhà văn hiện thực Pháp (V.Huygo, Banzac...).
- Có thể vận dụng kiến thức lý luận, các ý kiến, nhận định, đánh giá... đề cập đến
nhà văn hiện thực, yếu tố khách quan hóa trong miêu tả:

+ “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.
Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng
nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là
khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn” (Nguyễn Khải).
+ “Văn học phản ánh hiện thực nhưng không sao chép hiện thực một cách hời hợt
nông cạn...” (Lý luận văn học).
1.3.2. Đề luyện tập 1
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng hay nhất
trong sự giản dị của nó. Sự giản dị làm cho ngôn ngữ luôn trở nên hiện đại nhất”.
(Trang Web vanhien.vn, Ngôn ngữ thơ, Thứ 6, 25/09/2015)
Cho biết ý kiến của anh/chị? Bằng hiểu biết về thơ, hãy làm sáng tỏ.
* Xác định trong tâm vấn đề cần nghị luận:
Khẳng định, nhấn mạnh “sự giản dị” chính là yếu tố làm nên vẻ đẹp tinh tế, mới mẻ,
sức hấp dẫn và sức sống của ngôn ngữ thơ ca.
* Yêu cầu của đề:
Chọn một vài bài thơ hoặc những câu thơ hay được làm nên bởi “sự giản dị” của
ngôn ngữ, bàn luận, phân tích làm sáng tỏ nội dung ý kiến.
* Yêu cầu chọn dẫn chứng:
Dẫn chứng phải là những bài thơ, câu thơ không cầu kì về mặt hình thức nhưng
ngôn từ có giá trị nghệ thật cao và hiện đại.


19

* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Thơ của các nhà thơ: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Nguyễn
Khoa Điềm...
- Có thể vận dụng kiến thức lý luận, các ý kiến, nhận định, đánh giá... liên quan đến
sự giản dị nhưng tinh tế của ngôn ngữ thơ ca:
+ “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ... Cũng cùng một vốn ngôn

ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước... Dùng chữ như đánh
cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó” (Nguyễn Tuân).
+ “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh” (Trần Đăng Khoa).
+ “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời” (Tố
Hữu).

+ “Người giỏi chỉ đường là người biết sử dụng ngôn ngữ có tính chính xác cao. Đối
với văn học, nhà văn giỏi bao giờ cũng là người chỉ nhanh cho người đọc đi tới những gì
mình muốn mang đến cho họ. Nhưng sự chính xác của ngôn ngữ văn học đòi hỏi chức
năng biểu cảm thẩm mỹ cao, và điều quan trọng là nó phải miêu tả được trạng thái tâm
hồn của con người” (Nguyễn Trọng Tạo).
+ “Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân... Bạn sẽ thấy ở đó sự
phong phú lạ thường của các hình tượng, của sự giản dị sức mạnh làm say đắm lòng
người...” (M.Groki).
1.3.3. Đề luyện tập 2
Pautopxki chỉ ra rằng : “Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng,
đã mất sạch tính hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh,
lại kêu giòn và tỏa hương”.
Ý kiến của anh/chị như thế nào ? Bằng hiểu biết về thơ hãy làm sáng tỏ.
* Xác định trong tâm vấn đề cần nghị luận:
Vẻ đẹp của thơ ca và giá trị nghệ thuật của ngôn ngữ trong thơ ca.
* Yêu cầu của đề:
Học sinh nêu ý kiến cá nhân, chọn và phân tích dẫn chứng thơ để làm sáng tỏ vấn đề
cần nghị luận.


20

* Yêu cầu chọn dẫn chứng:
Dẫn chứng phải cho thấy, trong thơ ca “những chữ xơ xác nhất”, “đã nói đến cạn

cùng, đã mất sạch tính hình tượng... lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương”.
* Dẫn chứng có thể lựa chọn:
- Thơ ca trong chương trình phổ thông: Thơ duyên, Đây mùa thu tới (Xuân Diệu),
Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tràng giang (Huy Cận)...
- Thơ ca ngoài chương trình phổ thông...
- Thơ ca nước ngoài...
- Có thể vận dụng kiến thức lý luận, những ý kiến, nhận định, đánh giá... liên quan
đến ngôn ngữ thơ ca:
+ “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối
với các thi sĩ còn là điều bí mật” (Trần Đăng Khoa).
+ “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của con người trước cuộc đời” (Tố Hữu).

+ “Người giỏi chỉ đường là người biết sử dụng ngôn ngữ có tính chính xác cao. Đối
với văn học, nhà văn giỏi bao giờ cũng là người chỉ nhanh cho người đọc đi tới những gì
mình muốn mang đến cho họ. Nhưng sự chính xác của ngôn ngữ văn học đòi hỏi chức
năng biểu cảm thẩm mỹ cao, và điều quan trọng là nó phải miêu tả được trạng thái tâm
hồn của con người” (Nguyễn Trọng Tạo).
2. Kĩ năng phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh
giỏi Ngữ văn
2.1. Rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học đề thi học
sinh giỏi quốc gia năm học 2015 - 2016

Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự
sống bằng tâm trí của người đọc.
* Yêu cầu:
Học sinh phải chọn và phân tích được những dẫn chứng làm rõ vai trò của người
tiếp nhận đối với đời sống của một tác phẩm văn học qua hình tượng nhân vật trong tác
phẩm.
* Ví dụ 1:



21

Nếu chọn dẫn chứng là hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du, học sinh phải trả lời được hai câu hỏi:
- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều được sinh ra từ tâm trí của Nguyễn Du như thế
nào?
- Vì sao sự sống thực sự của hình tượng nhân vật Thúy Kiều lại ở trong tâm trí
người đọc?
* Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều dựa trên hai câu hỏi trên để làm rõ
những nội dung sau:
- Để xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dành trọn cả tâm
huyết và trí nghĩ của mình. Điều đó được thể hiện qua thái độ, tình cảm mà ông dành cho
nhân vật này trong suốt hành trình 15 năm lưu lạc của Kiều. Và để giúp người đọc hình
dung một cách trọn vẹn câu chuyện của mình, Nguyễn Du đã dày công trong việc miêu tả
thế giới nội tâm của nhân vật bằng cách đặt nhân vật trong các mối quan hệ với gia đình, xã
hội, thiên nhiên...qua từng sự kiện, từng biến cố, từng kiếp nạn mà Kiều phải trải qua.
Nguyễn Du cũng tạo ra một thế giới nghệ thuật đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn mà ở đó, nhân
vật Thúy Kiều của ông luôn trở thành tâm điểm của cảm xúc.
- Người đọc đến với Truyện Kiều của Nguyễn Du trước hết là bởi họ cảm thấu được
số phận của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất
công, ngang trái trước những biến trở của cuộc sống. Hình tượng Thúy Kiều bước vào đời
sống tinh thần của họ vừa là niềm thương cảm, vừa là những day trở về số phận con người
trong một xã hội mà quyền con người bị xâm phạm một cách trắng trợn. Trên thực tế,
Truyện Kiều nói chung và hình tượng nhân vật Thúy Kiều nói riêng đã chiếm một vị trí rất
đặc biệt trong “tài sản văn hóa” riêng của mỗi người Việt Nam. Không những thế, Truyện
Kiều còn được độc giả ngoài nước đón nhận, bằng chứng là cho đến hôm nay, tác phẩm
của Nguyễn Du đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đã nhiều thời gian trôi qua, nhưng Kiều vẫn đánh thức nhiều thế hệ người đọc mỗi khi họ
gặp phải những sóng gió hay bất công trong cuộc sống. Họ lẩy Kiều, lấy cuộc đời Kiều ra

để so sánh, để ngẫm ngợi...
- Truyện Kiều sở dĩ chiếm được một vị trí đặc biệt như vậy trong tâm trí người đọc
là bởi tài năng xây dựng nhân vật của Nguyễn Du bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc: từ


22

ngoại hình đến nội tâm và diễn biến tâm lý của nhân vật này đều có sức lôi cuốn, hấp dẫn
đặc biệt bởi tính phổ quát nhưng hết sức chân thực của hình tượng.
* Ví dụ 2:
Nếu chọn dẫn chứng là hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người
trong bao của A.P.Sê-khốp thì phải phân tích để thấy rõ:
- A.P.Sê-khốp thực sự bị ám ảnh bởi hiện thực nước Nga vào thời điểm đó, ông đã
cố công xây dựng và tái hiện lại một cách chân thực hình tượng nhân vật Bê-li-cốp có chân
dung, lối sống và tính cách lập dị, trái khoáy như thế là xuất phát từ khát mong muốn xóa
sổ cuộc sống ngột ngạt ấy của xã hội Nga cuối thế kỉ XIX do những con người đó tạo ra.
- Bê-li-cốp từ một hình tượng văn học trở thành một hiện tượng đời sống mang tính
phổ quát. Bởi, hình tượng nhân vật này không chỉ khiến người đọc ở thời điểm và bối cảnh
xã hội tác phẩm ra đời quan tâm mà cho đến ngày nay, khi đọc lại tác phẩm này, người đọc
vẫn nhận ra được tính “thời đại” và tính “nhân loại” của nó. Người đọc phản ứng khó chịu,
buồn cười với “lối sống trong bao” của Bê-li-cốp cũng có nghĩa là hình tượng nhân vật vẫn
luôn sống trong tâm trí của họ, gợi ra cho họ những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, về con
người, về “lối sống trong bao”...
- Khả năng chi tiết hóa những biểu hiện của nhân vật Bê-li-cốp, lối trần thuật bằng
một giọng điệu châm biếm rất tỉnh của nhà văn khiến cho hình tượng nhân vật trở thành
nỗi ám ảnh đối với người đọc.
2.2. Rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học đề thi học
sinh giỏi quốc gia năm học 2016 - 2017
Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Tô Hoài cho rằng:

“Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
* Yêu cầu:
Học sinh chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ từng ý kiến cũng như mối liên hệ
mật thiết giữa: văn học – phong cách nhà văn – thời đại.
* Ví dụ 1:


23

Để làm rõ quan niệm của Marcel Proust, nếu chọn Nam Cao với hai truyện ngắn
Chí Phèo và Đời thừa, cần phân tích để chỉ ra được:
- Phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao.
- Phân tích một vài tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nam Cao để
khẳng định, sự xuất hiện của nhà văn đồng nghĩa với việc “lại một lần thế giới được tạo
lập”. Đó là thế giới “không lặp lại người khác” và không “lặp lại chính mình”. Học sinh
cần xác định được cốt lõi dẫn chứng cần khai thác để đạt hiệu quả thuyết phục cao. Chẳng
hạn:
+ Truyện ngắn Chí Phèo:
Nam Cao “không lặp lại người khác”, nhà văn cho người đọc thấy rõ một bộ mặt
khác của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Đó không chỉ là tình cảnh người
nông dân bị đẩy đến chân tường của sự bần cùng như chị Dậu của Ngô Tất Tố hay tình
cảnh dở khóc dở cười của anh Pha của Nguyễn Công Hoan...mà còn vạch trần bộ mặt tàn
ác của xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đương thời đẩy họ vào con đường tha hóa,
bị hủy hoại cả cả nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo. Điều này đúng với tinh thần nghệ
thuật của Nam Cao, nhà văn phải là người “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những gì chưa có”. Ngòi bút Nam Cao không chỉ đơn giản dừng lại ở việc kể hay miêu tả
lại hành trình bị hủy hoại của Chí Phèo mà nhà văn còn tạo ra những tình huống đặc biệt,
những bước ngoặt có tính đột phá để cho người đọc thấy được tận cùng thế giới nội tâm
của “con quỷ dữ làng Vũ Đại” vẫn luôn hiện diện một “con người” đúng nghĩa: tự trọng,
biết khao khát hạnh phúc, biết yêu thương và quan trọng nhất là nhận ra sự lương thiện.

Mặt khác, Nam Cao cũng kết thúc truyện ngắn Chí Phèo bằng một cái kết mở khá
hiện đại, gợi ra cho người đọc những suy luận, suy tưởng thú vị bằng hình ảnh cái lò gạch
cũ...
+ Truyện ngắn Đời thừa:
Nam Cao không “lặp lại chính mình”, nhà văn xây dựng một nhân vật Hộ - một trí
thức nghèo bị vây bủa bởi cơm áo gạo tiền và vì điều đó, Hộ đã vi phạm nguyên tắc sáng


24

tác văn chương, nguyên tắc tình thương trách nhiệm do chính mình đặt ra. Cuộc đấu tranh
trong chính con người Hộ là một cuộc giằng xé đến đau đớn, nó không giống với nỗi đau
của giáo Thứ trong Sống mòn hay Điền trong Giăng sáng. Bởi, Hộ là một người nghệ sĩ
cháy bỏng khát khao sáng tạo và với Hộ, khát khao ấy là phải viết được một tác phẩm đạt
đến đỉnh cao của sự sáng tạo và phải được cả thế giới ngưỡng mộ, tôn vinh – giải Nobel
Văn học. Bởi, Hộ còn là một người muốn chứng minh kẻ mạnh chính là kẻ biết nâng đỡ
người khác trên đôi vai của mình.
Đời thừa là một chuỗi bi kịch nối tiếp bi kịch, lấy diễn biến tâm lý liên tục biến hóa
của nhân vật để làm bật lên nỗi thống khổ của người trí thức nghèo trong cái xã hội coi
trọng giá trị vật chất, rẻ rúng giá trị tinh thần, làm thui chột những tài năng văn chương
chân chính.
* Ví dụ 2:
Để làm rõ ý kiến của Tô Hoài, nếu chọn Lỗ Tấn với Thuốc, cần phân tích để chỉ ra
được:
- Thuốc đã cho người đọc thấy được tình trạng u mê, lạc hậu trong cái “lồng sắt” của
người dân Trung Quốc đương thời trong việc tìm thuốc chữa bệnh và cái nhìn thiếu thiện
cảm dành cho những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du. Đồng thời phản ánh đúng thực
trạng xa rời quần chúng của những người cách mạng đi tiên phong ấy và những hệ lụy của
nó.
- Thuốc cũng cho thấy, Trung Quốc vào thời điểm đó đang hướng đến một cuộc

cách mạng cải cách xã hội triệt để và quyết liệt nhằm thay đổi hiện trạng và phát triển đất
nước theo chiều hướng tích cực.
Sau khi làm rõ từng nhận định, học sinh cần biết tổ hợp khái quát những dẫn chứng
đã phân tích để thấy, hai phát biểu tuy khác nhau nhưng đều thể hiện mội quan hệ khăng
khít giữa văn học – phong cách nhà văn – thời đại.
2.3. Rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học đề thi học
sinh giỏi quốc gia năm học 2017 - 2018


25

Câu 2 (12.0 điểm)
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ
thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong
trường đời.
* Yêu cầu:
Học sinh chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ nội dung đặt ra trong đề bài:
hướng đến giá trị nhân văn trong sáng tạo nghệ thuật là mục đích sáng tác của các nhà văn
chân chính đã có những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời.
* Ví dụ 1:
Nếu chọn Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ, cần phân tích làm rõ:
- Sự xuất hiện của Thạch Lam trên văn đàn văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
với truyện ngắn Hai đứa trẻ đồng nghĩa với việc Thạch Lam đã “là sự cất tiếng bằng nghệ
thuật”, sau những trải nghiệm của chính đời sống mình để mang đến cho truyện ngắn này
“một giá trị nhân văn” đẹp đẽ. Đó là cái nhìn thương cảm, thấu hiểu, xót xa và một niềm tin
kín đáo mãnh liệt của nhà văn trước hi vọng nhỏ nhoi, lay lắt nhưng bền bỉ, bất chấp hoàn
cảnh của những người dân phố huyện nghèo.
- Hai đứa trẻ với những mảng miếng nhẹ nhàng, dung dị nhưng ẩn dấu bên trong
những giá trị phản ánh mang tính nhân sinh sâu sắc. Nỗi buồn man mác mơ hồ trước những
phận người, kiếp người nơi phố huyện nghèo xao xác gợn lên trong tâm hồn non trong của

hai đứa trẻ; nỗi khắc khoải chờ đợi đoàn tàu đêm từ Hà Nội về của những người dân nghèo
phố huyện... lặng lẽ cứa vào tâm hồn người đọc những day trở đến quặn thắt. Sau lớp thủy
tinh trong suốt là tâm hồn hai đứa trẻ, người đọc nghe tim mình trĩu nặng một nỗi âu lo về
tương lai của chúng. Ngòi bút của Thạch Lam cứ thế làm dậy lên những khát mong cháy
bỏng về một ngày mai tươi sáng hơn cho những cảnh đời gần như đã bị lãng quên ở một
góc khuất nào đó giữa cuộc đời.
* Ví dụ 2:
Nếu chọn Puskin và bài thơ Tôi yêu em, cần phân tích làm rõ những ý sau:


×