Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

V22 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.54 KB, 33 trang )

CHUYÊN ĐỀ

RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

0


MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU (trang 3)
PHẦN 2. TỔNG QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (trang 4-trang 10)
I.VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm văn nghị luận
2. Đặc điểm văn nghị luận
3. Cấu trúc bài văn nghị luận
II.

CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN

1. Nghị luận xã hội
2. Nghị luận văn học
III. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. Thao tác lập luận giải thích
2. Thao tác lập luận phân tích
3. Thao tác lập luận so sánh
4. Thao tác lập luận bình luận
5. Thao tác lập luận bác bỏ
6. Thao tác lập chứng minh
PHẦN 3. CÁCH CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG
BÀI NLVH CHO HSG (trang 11-trang19)


I.

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN
CHỨNG

II. KĨ NĂNG CHỌN VÀ ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI NLVH
1. Khi chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính
.........................................................................................................xác
2. Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo yếu tố cần
và đủ
3. Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo tính điển
hình, tiêu biểu
1


4. Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải kết hợp với việc
phân tích dẫn chứng.
5.Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận cần đảm bảo tính logic và hệ
thống
6.Khi đưa dẫn chứng cần chú ý tỉ lệ giữa dẫn chứng và lí lẽ
7.Khi đưa dẫn chứng đồng thời phải xác định được các cấp độ dẫn
chứng
III. CÁCH PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
1. Phương pháp tái hiện bằng cảm nhận
2. Phương pháp phân tích nghệ thuật làm nổi bật nội dung vấn đề
3. Phương pháp suy luận bằng lý lẽ
4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
PHẦN 4. KẾT LUẬN (trang 20)
PHỤ LỤC


2


PHẦN 1

MỞ ĐẦU
Nội dung của một bài văn nghị luận được tạo nên bởi những lí lẽ và dẫn chứng.
Chúng đều có mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Nếu lí lẽ giúp người
đọc HIỂU, thì dẫn chứng giúp người ta TIN. Cả hai đều có vai trò quan trọng như
nhau trong quá trình triển khai vấn đề nghị luận.
Người xưa từng khuyên: “Nói có sách, mách có chứng”. Nay học sinh muốn
thuyết phục giám khảo, cần biết cách chọn và đưa dẫn chứng vào bài văn nghị
luận văn học.
Như vậy, cần thấy rằng việc đưa dẫn chứng vào bài làm văn nghị luận là vô
cùng cần thiết. Nó giúp cho bài làm sinh động, hấp dẫn, giúp cho vấn đề nghị luận
trở nên rõ ràng và có chiều sâu hơn. Bài làm văn dễ triển khai được nhiều ý hơn,
dài hơn. Thực tế, muốn có điểm sáng tạo, theo nhiều giám khảo chấm, yêu cầu đầu
tiên là học sinh phải có liên hệ, dẫn chứng phong phú vào bài làm.
Quan trọng là thế, song thực tế bài làm của HSG không phải học sinh nào cũng
trú trọng,học sinh sử dụng lặp lại nhiều lần trở nên đơn điệu, nhàm chán. Nhiều bài
làm đưa dẫn chứng một cách gượng ép, vụng về. Có những dẫn chứng thiếu cụ thể,
không xác thực, chưa tiêu biểu, thiếu liên kết chặt chẽ với vấn đề nghị luận. Hoặc
lẫn lộn, không hợp lý giữa nghị luận xã hội và văn học. Nguyên nhân là vốn kiến
thức của học sinh hạn chế, hoặc do các em có nhiều hiểu biết nhưng không biết
cách vận dụng thế nào vào bài làm cho hiệu quả.
Từ thực tế ôn HSG, người viết muốn truyền đạt những kinh nghiệm đúc rút từ
thực tiễn dạy học kết hợp với lí thuyết sách giáo khoa để giúp cho HS nói chung và
HSG nói riêng có được những kĩ năng cần thiết trong quá trình Chọn và phân tích
dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học, nhằm nâng cao chất lượng bài thi chọn
HSG


3


PHẦN 2

TỔNG QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm văn nghị luận.
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe
một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn
học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
Khi nhắc tới một bài văn nghị luận là ta nhắc tới tính thuyết phục và chặt chẽ
trong hệ thống các luận điểm, luận cứ và cách lập luận .
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết trong bài
văn nghị luận. Những ý kiến này dùng để bảo vệ cho vấn đề cần chứng minh
nhưng phải đảm bảo tính khách quan, chân thực
Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát,
luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là
kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì?
Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
- Cách lập luận là cách người viết đưa ra hệ thống các luận điểm, luận cứ và
các dẫn chứng cụ thể tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm dẫn dắt người đọc
(người nghe) đi đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.
Cách lập luận phải chặt chẽ, xuyên suốt vấn đề.
3. Cấu trúc : Bài văn nghị luận văn học bao gồm ba phần:


4


- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được
luận điểm cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng
lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã
nêu.
II. CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN
Văn nghị luận bao gồm hai kiểu bài: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội
1. Nghị luận xã hội
1.1.

Khái niệm:

Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội
chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt –
xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị
luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.
- NLXH gồm có ba dạng:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
1.2.

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn
về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc

nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu:
Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai
đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định
5


của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý
kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ
xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
1.3.

Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề
thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải
thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai
của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng
tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
1.4.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là bàn về một
vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
Về nội dung: Phải giới thiệu được tác phẩm và chỉ ra được vấn đề xã hội được

đặt ra trong tác phẩm. Từ đó làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích
mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận
định của người viết.
Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ
xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
2. Nghị luận văn học.
Nghị luận văn học là dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc thuyết phục người
khác về vấn đề mình đang nói tới. Để thuyết phục người khác nghe theo quan
điểm, ý kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn
6


đề nào là sao. Trong văn nghị luận ta sẽ gọi thái độ là tình, còn ý kiến là lý. Để
thuyết phục được ý kiến của mình thì chúng ta cần có phải có lập luận sắc bén, dẫn
chứng rõ ràng, có như vậy thì mọi người mới cảm thấy thuyết phục và đồng ý với
quan điểm của mình.
Phạm vi nội dung nghị luận gồm 3 mảng kiến thức chính: Lí luận văn học, Văn
học sử, hiểu và cảm tác phẩm văn học
II.1 Lí luận văn học: gồm các nội dung
- Vai trò, ý nghĩa, tác dụng của văn học
- Đặc trưng văn học
- Cấu trúc tác phẩm văn học
- Các giá trị văn học
- Thể loại văn học
- Nghệ sĩ và quá trình sáng tác
II.2 Văn học sử: Gồm các nội dung
- Về một nền văn học
- Về một giai đoạn văn học
- Về một khuynh hướng văn học
- Về một tác gia văn học

- Về một tác phẩm văn học
II.3 Hiểu và cảm tác phẩm văn học: Gồm các nội dung
- Bình giảng một bài thơ, một đoạn thơ
- Phân tích bài thơ
- Phân tích một vấn đề nào đó của văn xuôi
- Phân tích nhân vật
7


- Phân tích một hình tượng
- Phân tích một hình ảnh
- Phân tích một tâm trạng
- So sánh hai tác phẩm văn học
Bài làm của học sinh giỏi thường yêu cầu bao gồm đầy đủ các mảng kiến thức
trên cùng các thao tác nghị luận chính.
III. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. Thao tác lập luận giải thích:
-

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu
đúng vấn đề.

- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng,
đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí
tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
-

Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ
thống câu hỏi để trả lời.


2.Thao tác lập luận phân tích:
- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét
một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những
tiêu chí, quan hệ nhất định.
3. Thao tác lập luận so sánh:
-

Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối
tượng khác.

-

Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng
một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
8


4. Thao tác lập luận bình luận:
-

Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .

- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất
và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ
kiến của mình.
5. Thao tác lập luận bác bỏ:
-

Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .


- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến
đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
6. Thao tác lập luận chứng minh:
- Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối
tượng.
+ Yêu cầu đặt ra:
- Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái
chân lý thể hiện trong một phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết
phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra từ
thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử , từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm
theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc,
mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
- Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ
bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình
với mình cách hiểu đúng nhất.
- Tiếp theo là việc lựa chọn các dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư
liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm và lựa chọn từ trong đó những dẫn
chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm
9


sáng tỏ điều cần chứng minh). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn
làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích – chỉ ra những
nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng
và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng bằng một hệ thống
mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ
xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại…miễn sao phù hợp và logic.
- Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống

hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho
ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả
đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra sơ đồ tổng quát theo ba bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được kể đến .
-

Đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ cụ thể để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.

- Đưa ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

10


PHẦN 3

KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HSG

I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
Dẫn chứng và lí lẽ là hai yếu tố quan trọng tạo nên luận cứ trong bài văn nghị
luận. Tuy nhiên, học sinh thường mắc một số lỗi không đáng có trong quá trình
chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận:
1. Cách chọn dẫn chứng
- Thường trích dẫn sai dẫn chứng, làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn
bản nghị luận.
-

Đưa dẫn chứng không kết hợp với việc phân tích dẫn chứng, khiến lí lẽ đưa
ra trở nên hời hợt và không sâu sắc.


- Chọn lọc dẫn chứng không tiêu biểu nên không làm sáng rõ được vấn đề cần
nghị luận.
- Đưa những dẫn chứng quá quen thuộc, không mới mẻ làm giảm đi tính hấp
dẫn của văn bản nghị luận.
- Trong bài có quá ít dẫn chứng dẫn đến không đủ sức thuyết phục cho luận
điểm. Hoặc đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài khiến bài văn lan man, sáo
rỗng và không sâu sắc.
- Cách sắp xếp lí lẽ và dẫn chứng thiếu linh hoạt dẫn đến nhàm chán
2. Cách phân tích
- Diễn xuôi: Các em trích dẫn được những dẫn chứng tiêu biểu cần thiết
nhưng lại sa vào kể lại nội dung sự việc diễn đạt qua ngôn từ.

11


-

Phân tích theo cảm tính: Thường là các em nêu lên nội dung vấn đề rồi
trích dẫn chứng để minh họa mà không có sự khai thác ý nghĩa ẩn sau ngôn
từ làm cho vấn đề nghị luận còn mang tính gượng ép, không hiểu được dụng
ý của tác giả.

-

Phân tích không theo một định hướng, thiếu tính khoa học: Nghĩa là quá
trình phân tích diễn ra một cách cảm tính dẫn đến việc dẫn chứng không
được khai thác một cách triệt để, nội dung không sâu sắc thậm chí có khi
còn sai quan điểm, tư tưởng


- Phân tích không bám sát vấn đề nghị luận: Phân tích dẫn chứng có thể rất
sâu, kĩ lưỡng nhưng không làm nổi bật được vấn đề cần nghị luận
- Chỉ phân tích mà không có yếu tố bình luận: Nhiều HS chỉ tập trung vào
việc làm sáng rõ dẫn chứng mà quên đi yếu tố cảm xúc bản thân, thể hiện
quan điểm cá nhân khiến cho bài viết có thể mất đi màu sắc cá nhân. Nên
điểm xuyết các lời bình cho dẫn chứng thêm tươi mới.
- Sự phân bổ mức độ phân tích nông sâu không phù hợp: Các dẫn chứng
nhiều khi dàn trải với mức độ phân tích ngang nhau mà không tách biệt được
dẫn chứng mở rộng và dẫn chứng bắt buộc.
II. KĨ NĂNG CHỌN VÀ ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI NLVH
Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận, học sinh cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Khi chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính xác
Nếu không đảm bảo được yếu tố chính xác, dẫn chứng sẽ không làm sáng rõ
được luận điểm. Đối với dẫn chứng là thơ, người viết cần trích dẫn đúng nguyên
văn. Đối với văn xuôi thì tóm lược ý nhưng cần đảm bảo tính chính xác về nội
dung, tác giả, tác phẩm. Có không ít trường hợp trích dẫn sai dẫn chứng, chẳng hạn
như trường hợp trích dẫn ngữ liệu từ bài thơ “Tràng giang” của tác giả Huy Cận:
Nắng xuống, trời lên cao chót vót (Đúng phải là Nắng xuống, trời lên sâu chót

12


vót); hoặc nhầm lẫn về chi tiết, cốt truyện trong “Vợ chồng A Phủ”: Mị vốn là
người yêu của A Phủ nhưng bị A Sử bắt về làm vợ.
Những sai sót này ảnh hưởng không nhỏ đến tính thuyết phục của bài văn nghị
luận. Do đó, chúng ta cần nắm dẫn chứng một cách chính xác, rõ ràng.
2. Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo yếu tố cần và
đủ
Bài văn nghị luận cần có nhiều hơn một dẫn chứng. Lấy quá ít dẫn chứng thì
vấn đề nghị luận sẽ không được làm sáng tỏ. Bên cạnh những dẫn chứng mang tính

chất bản lề và bắt buộc, người viết cần liên hệ thêm những dẫn chứng để có sự liên
hệ, so sánh. Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài sẽ khiến bài văn nghị
luận bị loãng. Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vào bài cần lưu ý yếu tố cần và đủ,
không thiếu dẫn chứng nhưng cũng không có quá nhiều dẫn chứng. Việc đưa dẫn
chứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn đề được nêu ra trong luận điểm. Thông
thường, với mỗi một lí lẽ, người viết cần đưa ra ít nhất một dẫn chứng đi kèm.
3. Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo tính điển hình,
tiêu biểu
Ngoài việc đưa dẫn chứng phong phú, người viết còn cần biết chọn lọc dẫn
chứng, ưu tiên những dẫn chứng điển hình và tiêu biểu. Chẳng hạn khi nói về hình
tượng người trí thức trong văn Nam Cao, HS sẽ chọn tác phẩm quen thuộc trong
chương trình học là : “Đời thừa” Nhưng vì đã quá quen thuộc nên có thể sẽ không
tạo ra được tính hấp dẫn cho bài văn.Người viết nên đưa thêm các dẫn chứng ngoài
chương trình cùng chủ đề như: “Nước mắt” “Sống mòn”. Rõ ràng dẫn chứng này
sẽ truyền thêm cảm hứng cho rất nhiều người. Như vậy, chúng ta nên chọn lọc
những dẫn chứng mới mẻ thông qua việc thường xuyên tìm hiểu và cập nhật các
kiến thức ngoài chương trình học bắt buộc. Đây là yêu cầu cần thiết đối với HSG .
4.

Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải kết hợp với việc phân

tích dẫn chứng.
13


Khi đưa dẫn chứng vào bài, cần kết hợp với việc phân tích, đánh giá dẫn
chứng. Thao tác này sẽ khiến cho dẫn chứng phát huy hết vai trò, hiệu quả. Nếu
không phân tích, đánh giá, bài văn sẽ trở nên hời hợt, sáo rỗng. Không sâu sắc và
đủ sức tác động đến người đọc. Để làm được điều này, người viết cần hiểu đúng,
đánh giá đúng và cảm thụ đúng về giá trị của dẫn chứng.

Chẳng hạn khi phân tích chi tiết My cởi trói cho A Phủ. Đây là chi tiết hay và
cảm động. Ngoài việc phân tích diễn biến câu chuyện dẫn đến tình tiết cởi trói, quá
trình tự phát hay tự giác của cô Mỵ… người viết cần có thêm những lời nhận xét,
bình giá như: “…Ta cảm thấy xót thương, thông cảm, căm phẫn bao nhiêu khi
chứng kiến đọan đời đớn đau tủi nhục của Mỵ trước kia, thì giờ đây khi chứng kiến
cảnh Mỵ cởi trói cho A phủ ta cảm thấy sảng khoái, thanh thản, thoải mái bấy
nhiêu. Vì chỉ bằng một hành động ấy, cô Mỵ lầm lũi ủ rũ kia đã tự cởi trói cho
cuộc đời bị xiềng xích , đầy đọa của mình. Hai tâm hồn khổ đau, hai cuộc đời nô lệ
gặp nhau bỗng chuyển hóa thành sức mạnh. Phía trước gian nan, thử thách còn
nhiều nhưng khát vọng sống mãnh liệt sẽ giúp họ có được tình yêu, niềm hạnh
phúc”
5.

Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận cần đảm bảo tính logic và hệ

thống
Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận, người viết cần đảm bảo tính hệ thống.
Nghĩa là các dẫn chứng phải được sắp xếp theo một trình tự, quy luật nhất định. Ví
dụ như việc sắp xếp dẫn chứng theo trục thời gian tuyến tính (từ lịch sử, quá khứ
đến thời điểm hiện tại). Hoặc theo chiều không gian (từ rộng đến hẹp, từ xa đến
gần,…. hoặc ngược lại). Tính hệ thống sẽ giúp cho người viết tránh được tình trạng
đưa dẫn chứng một cách tràn lan và mất kiểm soát.
Ví dụ:
Đề bài: Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cái
nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.
14


Bằng việc phân tích một vài tác phẩm văn học trung đại và hiện đại đã học,
anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

Với dạng đề có phạm vi dẫn chứng trên, người viết có quyền lựa chọn các dẫn
liệu khác nhau, không hạn định về thể loại, tác phẩm trong nước hay nước ngoài.
Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn các nhà nhân đạo lớn trong sáng tác văn học thường
hay đặc biệt chú trọng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Mặt khác, cần chú ý trục
thời gian khi đưa dẫn chứng. Cần đưa các tác giả và tác phẩm trong văn học trung
đại trước văn học hiện đại để đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa tính nhân văn
trong văn học. Chẳng hạn khi người viêt chọn ba tác gia lớn là Nguyễn Du ,Nam
Cao, Nguyễn Minh Châu điển hình cho văn học trung đại và văn học hiện đại, thì
dẫn chứng về các tác phẩm cần sắp xếp theo thời gian xuất hiện trước sau của nó.
6. Khi đưa dẫn chứng cần chú ý tỉ lệ giữa dẫn chứng và lí lẽ
Trong quá trình viết bài nghị luận, người viết phải tùy từng vấn đề, từng kiểu
bài mà xác định tỉ lệ giữa lí lẽ và dẫn chứng cho phù hợp. Bài viết nhiều lí lẽ quá
sẽ tạo cảm giác khô khan, nặng nề cho người đọc. Ngược lại bài nhiều dẫn chứng
quá mà thiếu lí lẽ sẽ trở nên nhạt nhẽo, hời hợt, nông cạn, thiếu cơ sở thuyết phục
7. Khi đưa dẫn chứng đồng thời phải xác định được các cấp độ dẫn chứng
Cần phân biệt đâu là dẫn chứng mở rộng đâu là dẫn chứng bắt buộc để biết
điều chỉnh mức độ phân tích cho phù hợp.
Ví dụ: Có ý kiến cho rằng Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc
của làng cảnh Việt Nam. Anh (chị) hãy chứng minh qua chùm thơ mùa thu của
ông.
Với đề này, chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến là phạm vi tư liệu mà
người viết buộc phải lấy làm dẫn chứng. Tuy vậy trong quá trình viết, học sinh cần
liên hệ với các nhà thơ khác cùng viết về mùa thu để so sánh, đối chiếu làm nổi bật
nét đặc sắc của chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến
III.

CÁCH PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
15



1. Phương pháp tái hiện bằng cảm nhận.
Tái hiện thực chất là trình bài lại những điều đã có trong văn bản, điều quan
trọng nhất của phương pháp này là học sinh nhớ càng chính xác thì hiệu quả và sức
thuyết phục càng cao – gọi đó là cách tái hiện trực tiếp. Nếu không nhớ một cách
chính xác thì chúng ta có thể tái hiện nội dung – gọi là tái hiện gián tiếp.
Ví dụ1: Tái hiện trực tiếp
Dẫn chứng cho luận điểm: Huấn Cao là con người tài hoa có thiên lương trong
sáng
…“Ông có tài viết chữ “ rất hay và rất đẹp” được người đời ngợi ca. Những con
chữ của ông là “những nét chữ vuông vắn, tươi tắn” chứa đựng “hoài bão tung
hoành” ngang dọc của con người và thực sự trở thành mơ ước lớn lao của cả một
đời quản ngục. Ông khẳng định: “ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền thế
mà ép mình cho chữ bao giờ”. Vì một thiên lương cao cả, một tấm lòng của người
tài trước kẻ tri âm như quản ngụ mà Huấn Cao đã viết bức thư pháp.Bức thư pháp
đẹp đẽ ấy là nhân chứng sáng soi cho thiên lương trong sạch của Huấn Cao, cho
tấm lòng người tài và sở nguyện cao quý của quản ngục trong cảnh lao tù tối tăm”.
(Bài văn đạt giải nhì-16/20 điểm kì thi chọn HSG quốc gia năm 2013)
Người viết đã tái hiện lại dẫn chứng một cách trực tiếp các chi tiết miêu tả nét
chữ ông Huấn Cao thể hiện nhân cách Huấn Cao và quan điểm cho chữ của Huấn
Cao nhằm khẳng định con người này không chỉ có tài viết chữ đẹp mà còn là người
có thiên lương trong sáng
Ví dụ 2: Tái hiện gián tiêp: chi tiết Mị không muốn làm con dâu gạt nợ
“Mị lớn lên như bông hoa dại nở giữa rừng. Thống lí đến nhà Mị bảo bố Mị cho
Mị về nhà thống lí làm dâu thì sẽ trừ được nợ. Giữa lúc bố Mị nửa tiếc nương ngô
mỗi năm phải trả, nửa thương con gái phải hầu hạ nhà giàu, chưa biết tính sao, Mị
đã ngỏ ý xin bố cho mình được ở nhà để làm ngô trả nợ. Tết năm ấy, trai gái đi

16



chơi, thổi sáo gọi người yêu khắp núi này núi nọ. Thừa dịp đó, người nhà thống lí
Pá Tra giả làm người yêu đến gọi Mị, bắt cóc Mị về trình ma nhà thống lí”
(Bài của Lê Đoàn Lân- Trích theo cuốn Muốn viết được bài văn hay)
2. Phương pháp phân tích nghệ thuật làm nổi bật nội dung vấn đề.
Nếu nội dung là phần “xương” của tác phẩm thì nghệ thuật là phần “hồn” của
nó. Nếu chỉ chú ý đến nội dung nghĩa là chưa nắm được cốt hồn cồn tủy của vấn
đề. Bởi thế trong quá trình phân tích dẫn chứng cần kết hợp phân tích cả nội dung
và nghệ thuật. Khai thác triệt để nghệ thuật để lật từng lớp nghĩa ẩn sâu. Khi phân
tích dẫn chứng theo phương pháp này học sinh cần trang bị cho mình kiến thức
chắc chắn về tiếng Việt: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp… khi đó mới thu
được kết quả tốt
Ví dụ:
“Đêm nào Liên và An cũng thức đợi tàu và dường như cái công việc ấy là
việc có ý nghĩa nhất để hai chị em kết thúc một ngày. Đêm nay cũng vậy. Một
chuyến tàu đêm lại lướt qua cuộc sống của hai chị em. Nó có ý nghĩa lắm vì nó
mang chở về một miền kí ức xa xưa, đẹp đến lung linh về Hà Nội. Thế nên dù tàu
Không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn, vẫn đủ khơi
gợi, đủ làm Liên lặng theo mơ tưởng. Vẫn là cái chất văn nhẹ nhàng, bàng bạc chất
thơ ấy. Cứ đều đều, chậm rãi mà lắng đọng vào lòng người đọc bao điều. Nó là sự
hoài niệm về một Hà Nội xa xăm, sáng rực vui vẻ và huyên náo. Đây là câu văn
duy nhất có nhịp điệu nhanh trong toàn đoạn. Và đây vẫn là sự đối lập giữa ánh
sáng và bóng tối..”
(Bài đạt giải nhì-17/20 điểm kì thi chọn HSG quốc gia năm 2013)
Người viết bằng lối viết nhẹ nhàng đã sử dụng cả phương pháp tái hiện bà
phương pháp phân tích nghệ thuật giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn phong của
Thạch Lam. Đồng thời làm nổi bật nghệ thuật tương phản ánh sáng và bóng tối,

17



làm nhói lên trong lòng người đọc nỗi xót xa về kiếp sống quẩn quanh, tù đọng mà
không nguôi khát khao
3. Phương pháp suy luận bằng lí lẽ.
Phương pháp này thường dựa vào tính chất của vấn đề để suy luận theo hướng
mà người viết định ra. Muốn vậy , ngườiviết phải nắm chắc đặc điểm nhân vật và
các tình tiết sự kiện, ý đồ , tư tưởng của nhà văn..trong văn bản tự sự cũng như
hiểu rõ mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm trữ tình.
Ví dụ: “Đêm nào, Liên và An cũng thức đợi tàu chạy qua. Và đêm nay cũng thế.
Đoàn tàu hiện lên qua cảm nhận tinh tế của Liên: Chuyến tàu đêm nay không đông
như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Chắc hẳn. Liên đã phải
trông đợi nhiều lắm, quan sát kĩ lắm mới có thể nhận ra sự kém sáng- một đặc điểm
thật nhỏ như vậy. Cũng phải thôi, đoàn tàu ấy chính là ước mơ, khát vọng đổi thay
của chị em Liên”
4. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Một bài văn hay không chỉ thể hiện cái nhìn sâu sắc của người viết mà cần
phải biết liên hệ, đối chiếu với tác phẩm khác. Như thế không chỉ thể hiện chiều
“sâu” của người viết mà còn thể hiện chiều “rộng” của “vốn liếng” văn chương
nữa. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý đến tính trọng tâm tức là phải hướng
vào vấn đề đang cần nghị luận. Mặt khác, cũng không nhất chỉ liên hệ văn học với
văn học, đôi khi, cũng cần thiết liên hệ với hiện thực để thấy rằng: Văn học là cuộc
sống, văn học xuất phát từ cuộc sống và trở về để phục vụ đời sống. Có như vậy
bài viết, có thể có thêm được điểm thuyết phục.
Ví dụ: khi ta phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Ngắm trăng” của
Bác thì ta nên liên hệ đến hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Tin thắng trận” hay
bài “Rằm tháng giêng” để làm nổi bật tâm hồn thi nhân và tình yêu thiên nhiên của
Bác. Ở trường hợp này cũng có thể liên hệ so sánh với các tác giả khác nhằm làm
nổi bật hình ảnh trong thơ Bác. Hay khi phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang
18



Dũng chắc chắn người viết không thể bỏ qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu,
“Nhớ” của Hồng Nguyên, “Bài thơ về tiểu đôị xe không kính” của Phạm Tiến
Duật…. Chẳng hạn, khi tìm hiểu về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của
Phạm Minh Khuê chúng ta phải nghĩ đến những cô gái thanh niên xung phong ở
Trường Sơn. Hay khi đọc đến những câu thơ của Chế lan Viên trong Tiếng hát con
tàu:
Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Người viết không thể không liên hệ đến những người mẹ khác như mẹ Tơm,
mẹ Suốt, những người mẹ vĩ đại trong lịch sử Việt Nam
(Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển, sinh năm 1880, tại vùng Hanh Cù. Mẹ lấy
chồng cùng quê là cụ ông Vũ Văn Sởn, sinh được 4 người con, trong đó hai người
con trai của mẹ đều tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ. Ngôi nhà ba
gian lợp bằng mái rơm trên cồn cát hoang vắng của gia đình mẹ Tơm được chọn
làm căn cứ. Nhà mẹ Tơm trở thành cơ quan Tỉnh ủy lâm thời, mỗi thành viên trong
gia đình đều là chiến sĩ.
Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt (1908-1968), là một nữ Anh hùng Lao động
trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược
qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967.)

19


PHẦN 3

KẾT LUẬN
Văn học một loại hình nghệ thuật do vậy nhận thức văn học là một hệ
thống mở tùy thuộc vào mỗi cá nhân , dạy văn thực chất là giúp học sinh biến

tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của mình, sống trong mình. Để viết văn
“đúng” và “hay” là một quá trình rèn luyện không mệt mỏi của học sinh.
Những phương pháp ở trên, xét một khía cạnh nào đó cũng chỉ là lí thuyết.
Nếu muốn viết văn hay, học sinh còn phải học rất nhiều như cách dùng từ, đặt
câu và đặc biệt là cách diễn đạt. Nhưng lí thuyết là cơ sở. Không có lí thuyết
học sinh sẽ không có được định hướng đúng, thiếu nền tảng vững chắc cho
những cảm xúc bay bổng cất cánh.
Xuất phát từ thực tế ôn học sinh giỏi, nhận thấy sự lúng túng của các em
trong quá trình chọn và phân tích dẫn chứng trong quá trình tạo lập một văn
bản nghị luận văn học, tôi mạnh dạn trao đổi một số phương pháp chọn và
phân tích dẫn chứng mà tôi đã tham khảo của đồng nghiệp và tự đúc rút ra
được trong quá trình dạy học, nhằm khắc phục hạn chế trên đồng thời cũng
mở ra hướng nghiên cứu toàn diện, triệt để vấn đề này. Với chuyên đề này, tôi
hy vọng sẽ ít nhiều hữu ích đối với việc học văn nghị luận của các em học
sinh, đặc biệt là các em tham gia các kì thi chọn học sinh giỏi.

20


PHỤ LỤC

CÁC ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG HAY

1.“…Tôi còn nhớ đẫ bao lần đứng trước mùa thu lắng nghe nhịp đến nhịp
đi của mùa, lòng không khỏi bâng khuâng, náo nức mà không sao nói nên lời.
Chỉ khi đến với những vần thơ của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu,… Mới thấy
từng nhịp thổn thức đang lắng trong từng con chữ. Song không phải vì cùng
một đề tài mà hai nhà thơ chỉ có nét giống nhau, đọc Thu vịnh và Đây mùa
thu tới, tôi vẫn nhận ra những xao xuyến riêng. Thu của cụ Tam Nguyên là
mùa thu ở nông thôn, đượm vẻ buồn đồng ruộng, còn thu của Xuân Diệu lại

bâng khuâng cái cảm xúc thị thành. Một bên mùa thu đã hoàn tất còn một bên
mùa thu vừa mới chớm. Một bên trước thu mà gợi tình, một bên tìm cảm xúc
vương mang trong nhịp bước của nàng thu, một bên là đối khách còn bên này
là kẻ đi tìm mình trong thu. Ngay cảnh vật thôi, cách miêu tả thật khác. Ám
ảnh đến thế màu xanh vời vợi trong thơ cổ nhân:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.”
Một màu xanh ngắt là cái cao rộng, không cùng của đất trời cũng là điểm
xoáy đậm đặc của con mắt yêu say. Không gắn bó với quê hương, thi sĩ có
nảy ra được từ đất trời một màu xanh thăm thẳm đến thế. Người Việt Nam ai
chẳng một lần rung động trước màu xanh ấy.
Cũng là sắc thu nhưng cảm quan thi sĩ thơ mới lại bắt được khoảnh khắc
thu phôi phai trong sắc lá:
Với áo mơ phai dệt lá vàng

21


Mơ phai là màu gì? Không rõ. Câu thơ nhập nhòa giữ thực và hư. Đó là
cái nhòe đi của cảm xúc hay cảnh vật đang sinh sắc trong thơ. Cũng là màu
vàng từng in dấu qua bao tác phẩm thi ca cổ điển, nhưng bước vào thơ Xuân
Diệu nó lại tái sinh một sắc mới. Ấy là màu của mùa thu hay là màu sắc trái
tim nghệ sĩ. Nếu Thu vịnh đem đến một mùa thu gợi cảm, tinh tế bằng bút
pháp cổ điển thì Đây mùa thu tới lại hấp dẫn bằng bút pháp tả thực. Người
đọc chạm đến từng con chữ là chạm tới bước đi của mùa thu.
Cảnh đã khác tình cũng đổi thay. Khoảnh khắc thu sang, thi sĩ họ Nguyễn
chạnh một chút bâng khuâng, một cái thẹn vút lên nhân cách sáng ngời. Tiếng
ngỗng giữa không trung rơi vào khoảng lặng vắng chơi vơi của trái tim người.
Chút ngẩn ngơ, bâng khuâng ấy chẳng phải còn mãi ám ảnh người đọc hay
sao? Với thi sĩ Thơ mới, cảm xúc không nghiêng về nỗi niềm ưu thời mẫn thế

của cổ nhân mà man mác sầu buồn. Tâm trạng đi chênh vênh giữa náo nức và
tủi sầu. Cái động thái tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì khép lại bài thơ mà vẫn để
lại giữa không cùng một cái nhìn vô định, mông lung. Thế đấy, mùa thu báo
lần đi qua, mỗi khoảnh khắc thi sĩ lại rung lên một nhịp riêng. Giữa bao vần
thơ thu, mãi đi về trong trái tim tôi một Thu vịnh, một Đây mùa thu tới. Có
phải những tác phẩm ấy đã hấp dẫn tôi, mãi sinh sắc, xanh tưới bởi mạch
nguồn sáng tạo. Thế mới hay thích một bài thơ trước hết là thích một con
người. Một Nguyễn Khuyến lắng vào thâm trầm. Một Xuân Diệu băn khoăn
gửi cái buồn vương vất vào hư không.”
(Bài đạt giải Nhất năm 2004)

2.“…Điều hấp dẫn người đọc đầu tiên, có lẽ là bút pháp dựng cảnh độc
đáo, nói như chính tác giả: Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Khoảnh
khắc cho chữ, khoảnh khắc cái đẹp thăng hoa từ buồng tối chật hẹp, ẩm ướt,
tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Ngục tù vốn là nơi
tăm tối nhất, nơi mà bóng đèn của cái xấu, cái ác ngự trị lại là nơi sinh thành
22


nét chữ Huấn Cao. Những câu văn như bị nén lại làm lan tỏa một không khí
thiêng liêng. Ngọn đuốc sáng rừng rực, vuông vải còn nguyên vẹn lần hồ, ba
mái đầu chụm lại bên nhau,… tất cả đều chuẩn bị cho công việc thiêng liêng.
Người đọc bị cuốn chặt vào dây phút thiêng liêng của cái đẹp chiến thắng.
Không phải ngẫu nhiên, nhà văn để Huấn Cao trong một tư thế cổ đeo gông,
chân vướng xiềng. Có một điều dường như nghịch lí. Người tù bị kiềm tỏa
bởi gông cùm mà ung dung, đường hoàng. Còn quản ngục, thơ lại vốn là
những kẻ có uy quyền và hoàn toàn tự do thì khúm núm, run run. Vận dụng
bút pháp tương phản của chủ nghĩa lãng mạn để dựng cảnh, dựng người với
Nguyễn Tuân đã thật điêu luyện, như thấm vào từng câu chữ. Tất cả thủ pháp
nghệ thuật đều tôn lên vẻ đẹp của sáng tạo nghệ thuật và thiên lương con

người. Giây phút cuối đời của tử tù không phải là những lời than thở. Khoảnh
khắc thiêng liêng nhất, con người ấy vẫn dành cho cái đẹp. Thoi mực, thầy
mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm từ chậu mực bốc lên
không? Hương thơm của mực hay cái sánh quyện của tâm hồn. Ngỡ như vẻ
đẹp tâm hồn Huấn Cao đã vương hương vào hai câu văn ấy. Đẹp như một câu
thơ bởi câu văn là chất thơ của lòng người. Thói thường, cận kề cái chết,
người ta hay run sợ, làm sao có thể nghĩ đến cái gì lớn hơn bản thân mình.
Nếu không có một bản lĩnh sống cao đẹp, một lí tưởng cao cả, Huấn Cao đâu
có thể thốt ra những lời di nguyện thiêng liêng, cao đẹp như thế. Đoạn văn là
sự tụ hợp của cái đẹp. Chính cái đẹp đã đảo lộn vị thế giữa tử tù và quản
ngục, xóa đi khoảng cách của chức vị để ba cái đầu người đang chăm chú đã
trở thành biểu tượng của sự cảm hóa kì diệu. Những câu văn lặng đi trong
không khí thiêng liêng. Hình ảnh tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ ám ảnh
như cái trong trẻo, thanh sạch của những con người tri kỷ. Ngục tù, tối tăm có
thể dè nát, dìm tắt cái đẹp hay không? Câu trả lời ở ngay trong khoảnh khắc
thiêng liêng cuối cùng này. Giây phút ngắn ngủi của đời người, Huấn Cao đã
di nguyện cho người ở lại lòng yêu mến cái đẹp. Không phải chỉ là cái đẹp
định hình trong nét chữ mà còn là cái đẹp thoát bay từ tâm hồn, từ thiên lương
23


trong sáng. Cái chết của Huấn Cao làm tái sinh sự sống và làm hồi sinh thiên
lương quản ngục. Vậy nên cái chết ấy đầu phải vô nghĩa. Chỉ dòng nước mắt
chan chứa của quản ngục thôi cững lấp lánh biết bao vẻ đẹp của tình người.
Đó không phải giọt nước mắt của đau đớn, ngậm ngùi, nó lăn tròn, óng ánh và
mặn nồng cảm xúc. Lời bái lĩnh chứ không phải xin lĩnh ý. Đến đây, quản
ngục đã bị cảm hóa hoàn toàn, đâu giản đơn là sự thuần phục của lí trí mà là
bao yêu mến dang tràn ngập con tim. Có lẽ chỉ ngần ấy thôi là đủ, nếu thêm
một đoạn như lần in đầu tiên tác phẩm sẽ mất đi ý vị dư ba nhiều lắm. Sự cảm
động này khiến người đọc nhớ đến dòng nước mắt của những đao phủ khóc

cho Ri-va-rếch trong tiểu thuyết Ruồi trâu. Thế mới hay, cái đẹp của thiên
tính mãi mãi có sức cảm hóa kì diệu, đông hay tây, xưa hay nay cũng vậy.
Đoạn văn khép lại mà những giọt nước mắt rỉ thấm nghẹn ngào vẫn chưa
ngừng chảy. Nó lan tỏa vào tim người đọc. Hẳn là Nguyễn Tuân, người nghệ
sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, tái sinh cái đẹp trong nghệ thuật, đã thỏa nguyện khi
viết những dòng văn sáng đẹp này.”
(Bài văn đạt giải Nhất năm 2004)

3.“ …Chí Phèo là một tác phẩm văn học chân chính mà qua đó Nam Cao
đã tôn vinh con người qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Chí Phèo là một điển
hình cho những người nông dân đau khổ sau lũy tre làng Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám. Trước Nam Cao, Ngô Tất Tố đã có một chị Dậu khổ
vì bán con bán chó, Nguyễn Công Hoan có một anh Pha bị bao tầng lớp dồn
ép đến bước đường cùng. Chí Phèo của Nam Cao không chỉ bị dồn vào bước
đường cùng mà buộc phải bán cả linh hồn và thể xác của mình để trở thành
con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị cướp cả nhân tính, nhân cách, bị đẩy ra ngoài
cộng đồng người, đến tận bờ vực của phi nhân loại. Mở đầu tác phẩm, Nam
Cao đã đảo lộn thời gian tuyến tính, không đi từ quá khứ mà xuất phát từ
tương lại, đẩy ngay Chí Phèo ra giữa sân khấu cuộc đời bằng những tiếng
24


×