Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ LOAN

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ LOAN

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THƢ
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận
văn để bảo vệ tốt nghiệp theo đúng kế hoạch của trƣờng đại học Kinh tế - Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
Có đƣợc kết quả này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý Thầy
Cô giáo trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho tôi trong khóa học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành
cảm ơn TS Nguyễn Thị Thƣ đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi
hoàn thành bản luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo
các phòng ban, các anh chị cán bộ công nhân viên, các khách hàng tại ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học và bản
luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Loan


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Phát triển dịch vụ chuyển tiền
quốc tế tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thăng
Long ” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc
trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội , ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Loan


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. i
Danh mục các bảng ................................................................................................... iii
Danh mục sơ đồ ......................................................................................................... iv
Danh mục các biểu đồ .................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................6
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...........................................................10
1.1.1. Những nghiên cứu chính về phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế đã
được thực hiện ...................................................................................................10
1.1.2. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu ...........................................13

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ chuyển quốc tế .......................................14
1.2.1. Tổng quan về chuyển tiền quốc tế............................................................14
1.2.2. Nội dung về phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế.................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................41
Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................42
2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn .................................................................................42
2.1.1 Phỏng vấn cho mục tiêu tìm ra các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ
chuyển tiền quốc tế ............................................................................................42
2.1.2. Phỏng vấn đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng ...................44
2.1.3. Mô tả cách xử lý kết quả ..........................................................................45
2.2. Các phƣơng pháp khác ...................................................................................45
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................45
2.2.2. Phương pháp quan sát kết hợp mô tả ......................................................47
2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................48
2.3. Tóm tắt hƣớng nghiên cứu của luận văn ........................................................49


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................51
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG .......................................................................52
3.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam
chi nhánh Thăng Long ...........................................................................................52
3.1.1. Sự hình thành và phát triển .....................................................................52
3.1.2. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................53
3.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long .............................................54
3.1.4. Mô hình SWOT trong chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long ............................60
3.2. Hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại cổ phẩn đầu tƣ và

phát triển việt nam .................................................................................................62
3.2.1. Các văn bản điều chỉnh việc thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển
tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .............62
3.2.2. Các mục đích chuyển tiền quốc tế đi được cụ thể hóa tại BIDV .............64
3.2.3. Các sản phẩm chuyển tiền quốc tế BIDV đang cung cấp ........................68
3.2.4. Cách tính phí chuyển tiền quốc tế theo quy định của ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .....................................................71
3.2.5. Các ví dụ chuyển tiền quốc tế điển hình theo các mục đích tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .........................................72
3.3. Thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại
cổ phần đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh thăng long .................................75
3.3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế theo chiều rộng ........75
3.3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền theo chiều sâu .......................80
3.4. Đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng
thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh thăng long .............89
3.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................89


3.4.2. Những mặt còn hạn chế ...........................................................................90
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế...............................................................................92
3.4.4. Một số nhận xét rút ra từ kết quả nghiên cứu..........................................93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................95
Chƣơng 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH THĂNG LONG .........................................................................................96
4.1. Định hƣớng phát triển ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam đến năm
2020 .......................................................................................................................96
4.2. Định hƣớng phát triển ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển
việt nam chi nhánh thăng long 2015 - 2017 ..........................................................99
4.3. Những giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thƣơng

mại cổ phần đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh thăng long ........................100
4.3.1. Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế theo chiều rộng
.........................................................................................................................100
4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế theo chiều sâu 103
4.4. Một số kiến nghị với hội sở chính ................................................................108
4.4.1. Đầu tư phát triển công nghệ, cải tiến quy trình thủ tục, nghiên cứu tăng
tiện ích cho dịch vụ chuyển tiền quốc tế ..........................................................108
4.4.2. Mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý, hỗ trợ các chi nhánh trong các hoạt
động đào tạo, xây dựng chính sách khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh .................................................................................................................110
4.4.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trong cùng hệ
thống BIDV ......................................................................................................111
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................112
KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................113
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................115


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BIDV

2


CA

3

CHXHCN

4

CTQT

5

DIS

6

ĐCTC

7

GDKHCN

Giao dịch khách hàng cá nhân

8

GDKHDN

Giao dịch khách hàng doanh nghiệp


9

GL

10

ISO

11

KDNT & PS

12

KDV&TT

13

KHCN

Khách hàng cá nhân

14

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

15


KHTH

Kế hoạch tổng hợp

16

KSV

Kiểm soát viên

17

NH

Ngân hàng

18

NHĐL

Ngân hàng đại lý

19

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

20


PGD

21

QL-DVKQ

22

QLKH

Quản lý khách hàng

23

QLNB

Quản lý nội bộ

24

QLRR

Quản lý rủi ro

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại BIDV
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Chuyển tiền quốc tế
Draft International Standard (Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế)

Định chế tài chính

Tài khoản kế toán tổng hợp trong SIBS
International Organization for Standardization (Tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn hóa)
Kinh doanh ngoại tệ và phái sinh
Kinh doanh vốn và tiền tệ

Phòng Giao dịch
Quản lý dịch vụ kho quỹ

i


25

QLRRTTTN

26

QTTD

27

RM Filer

28

SIBS


29
30
31

SW ED/
SWIFT EDITOR

Quản lý rủi ro thị trƣờng tác nghiệp
Quản trị tín dụng
Chƣơng trình quản lý hồ sơ CTQT của toàn hệ thống
dƣới dạng dữ liệu điện tử.
Hệ thống ngân hàng lõi của BIDV
Chƣơng trình phần mềm kết nối với hệ thống SIBS đƣợc
sử dụng để nhận, khởi tạo và xử lý điện Swift thuộc
phân hệ chuyển tiền.

SWIFT

Hê ̣ thố ng liên la ̣c tài chính điê ̣n tƣ̉ liên ngân hàng toàn cầ u

SWIFT

Chƣơng trình chỉ đƣợc cài đặt tại Trụ sở chính để BIDV

ALLIANCE

thƣ̣c hiê ̣n viê ̣c kế t nố i và làm việc với hệ thống SWIFT

32


TCKT

Tài chính kế toán

33

TCNS

Tổ chức nhân sự

34

TGĐ

Tổng giám đốc

35

TK

36

TMCP

37

TSC

38


TTDVKH

39

TTTT

Trung tâm thanh toán

40

VAMC

Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam

41
42

Tài khoản
Thƣơng mại cổ phần
Trụ sở chính
Trung tâm dịch vụ khách hàng

VCB/Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
VĐTNN

Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6


7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

Nội dung
Kết quả kinh doanh tại BIDV Thăng Long giai đoạn
2009-2014
Kết quả hoạt động chuyển tiền quốc tế BIDV Thăng
Long 2012-2014
Thống kê phí dịch vụ CTQT tại BIDV Thăng Long
Bảng so sánh số lƣợng ngân hàng đại lý của NHTM
Việt Nam
Bảng so sánh số lƣợng ngân hàng đại lý của ngân
hàng nƣớc ngoài
Bảng thống kê lỗi tác nghiệp chuyển tiền quốc tế tại
BIDV Thăng Long 6 tháng đầu năm 2015
Thống kê kết quả từ phiếu góp ý của khách hàng
2015
Bảng so sánh hệ thống phần mềm của các ngân hàng
thƣơng mại và xếp hạng qua các năm

iii

Trang
46


50
66
67

68

71

72

75


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội dung

1

Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 1.2

3


Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của BIDV Thăng Long

45

7

Sơ đồ 3.2 Luồng điện của dịch vụ CTQT đi đa tệ

60

8

Sơ đồ 3.3

Ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng trả tiền có quan
hệ tài khoản trực tiếp
Ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng trả tiền không
có quan hệ tài khoản trực tiếp

Quy trình chuyển tiền quốc tế trong hạn mức chi
nhánh tại BIDV

iv

Trang
18

19


70


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2 Tình hình phát triển dƣ nợ của Chi nhánh

48

3

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nợ xấu BIDV Thăng Long 2009-2014

48

4

Biểu đồ 3.4


5

Biểu đồ 3.5 Lợi nhuận trƣớc thuế BIDV Thăng Long 2009-2014

6

Biểu đồ 3.6

7

Biểu đồ 3.7 Thị phần dịch vụ thanh toán quốc tế của các NHTM

Kết quả huy động vốn của BIDV Thăng Long
2009-2014

Kết quả thu dịch vụ ròng BIDV Thăng Long 20092014

Kết quả hoạt động chuyển tiền quốc tế BIDV Thăng
Long 2012-2014

v

Trang
47

49
49
51
67



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày nay, hoạt động thƣơng mại quốc tế đang
ngày càng đƣợc mở rộng và nó có ảnh hƣởng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của mọi quốc gia. Theo báo cáo của tổng cục Thống kê năm 2014, tính từ đầu
năm đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nƣớc đạt hơn
298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tƣơng ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó
xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tƣơng ứng tăng hơn 18,15 tỷ
USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tƣơng ứng tăng hơn 16,02 tỷ
USD. Cán cân thƣơng mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dƣ 2,14 tỷ USD, mức
cao nhất từ trƣớc đến nay. Có thể thấy rõ ràng hoạt động ngoại thƣơng đang trên đà
phát triển mạnh mẽ. Do vậy, cần có nhiều sự quan tâm để khôi phục, duy trì, thúc đẩy
và hoàn thiện hơn nữa hoạt động này, mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế cho đất
nƣớc.
Để thực hiện các hợp đồng ngoại thƣơng thì các doanh nghiệp phải thanh toán
cho nhau thông qua kênh thanh toán quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại. Ngoài hoạt
động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng quốc tế còn rất tiềm
năng ở mảng chuyển tiền quốc tế cá nhân. Khi thu nhập ngƣời dân tăng cao, mọi ngƣời
thƣờng hƣớng đƣa con em ra nƣớc ngoài du học, đi chữa bệnh ở nƣớc ngoài để đƣợc
hƣởng những dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến nhất,… Theo thống kê mới nhất của
ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) năm 2014, hàng năm có
khoảng 16.000 cá nhân đi du học với mức tiền chuyển ra nƣớc ngoài trung bình từ
10.000 USD đến 15.000 USD một ngƣời/một năm. Lƣợng ngƣời chữa bệnh ở nƣớc
ngoài hàng năm khoảng 40.000 ngƣời. Ở Việt Nam, theo thống kê mới nhất, có khoảng
80.000 lao động là ngƣời nƣớc ngoài, thu nhập bình quân lớn hơn 1.000 USD/1 năm và
hàng năm họ thƣờng xuyên phát sinh nhu cầu chuyển thu nhập về nƣớc. Bên cạnh nhu

6



cầu chuyển tiền ra nƣớc ngoài, nhu cầu nhận tiền từ nƣớc ngoài về cũng không nhỏ.
Với gần 5 triệu Việt kiều đang sinh sống, học tập và lao động tại 103 nƣớc, các vùng
lãnh thổ hàng năm gửi kiều hối đều đặn về nƣớc. Mỗi năm kiều hối tăng trung bình từ
10 đến 15% đƣa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hồi nhiều nhất,
đóng góp quan trọng vào việc ổn định cán cân thanh toán và kinh tế của đất nƣớc. Theo
thống kê của tổng cục Thống kê trong năm 2014, kiều hối về Việt Nam lên tới hơn 12
tỷ USD. Thị trƣờng rất tiềm năng, các ngân hàng đã tập trung khai thác và đẩy mạnh
dịch vụ của mình đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Tuy vậy hoạt động thanh toán
quốc tế của các ngân hàng nói chung trong đó phƣơng thức chuyển tiền quốc tế - một
sản phẩm cơ bản vẫn bộc lộ nhiều bất cập cần đƣợc khắc phục để có thể hoàn thiện
hơn, đẩy mạnh sự phát triển của một phƣơng thức thanh toán đơn giản và hiệu quả.
Xét thấy chuyển tiền quốc tế là một sản phẩm rất tốt để có thể đi sâu hơn vào thị
trƣờng tiềm năng này, dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thăng Long”. Với mục tiêu
đi sâu tìm hiểu bản chất dịch vụ này, từ đó đƣa ra một vài đánh giá và góp phần nào đó
giải quyết một số tồn tại để phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thƣơng
mại cổ phần (TMCP) Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thăng Long.
Để nghiên cứu vấn đề này, tác giả sẽ thực hiện các câu hỏi nghiên cứu:
- Thanh toán quốc tế là gì? Phƣơng thức chuyển tiền quốc tế là gì? Cơ sở lý luận
về phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhƣ thế nào?
- Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thăng Long? Mỗi tiêu chí
đƣợc xác định nhƣ thế nào? Nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch vụ
chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại?

7



- Hiện tại dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam - chi nhánh Thăng Long đang phát triển ra sao, một số ví dụ điển hình cho
các mục đích chuyển tiền cụ thể?
- Ban lãnh đạo ngân hàng phải làm thế nào để phát triển có hiệu quả dịch vụ
chuyển tiền quốc tế?
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp ngƣời đọc hiểu sâu về dịch vụ chuyển tiền quốc tế và quy trình áp dụng
tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, một số hồ sơ thủ tục áp dụng cho
các mục đích chuyển tiền điển hình.
- Qua việc phân tích số liệu kinh doanh và kết quả phỏng vấn, đề tài giúp ban
lãnh đạo ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long thấy
đƣợc phƣơng hƣớng và có giải pháp phát triển dịch vụ này trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề mang tính lý luận về phát triển dịch vụ chuyển
tiền quốc tế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long.
- Đề xuất giải pháp giúp Ban lãnh đạo có chiến lƣợc phát triển dịch vụ chuyển
tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam nói chung và chi
nhánh Thăng Long nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ chuyển tiền quốc tế và sự phát triển của dịch vụ
này tại ngân hàng
 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Thăng Long
- Thời gian: từ năm 2012 đến nay

8



5. Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Tìm đƣợc thực trạng nghiên cứu về đề tài hiện nay và những lý thuyết cơ bản
về phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế trong và ngoài nƣớc
- Hiểu đƣợc tổng quát về thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại
ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long
- Tìm ra tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại các
ngân hàng thƣơng mại
- Từ kết quả nghiên cứu và nguyên nhân dẫn đến kết quả nghiên cứu, tác giả
đƣa ra những giải pháp phát triển dịch vụ này tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long.
6. Kết cấu nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu thành 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ
chuyển tiền quốc tế tại các ngân hàng thương mại
Chƣơng 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu đề tài
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long
Chƣơng 4: Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long.

9


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ


TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Những nghiên cứu chính về phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế đã được
thực hiện
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nƣớc phát triển mạnh mẽ trong khu
vực kinh tế Châu Á -Thái Bình Dƣơng đƣợc đánh giá là năng động nhất thế giới, việc
xuất nhập khẩu hàng hóa và giao thƣơng với nƣớc ngoài trở nên phổ biến, các phƣơng
thức thanh toán trong hoạt động quốc tế cũng phát triển nhanh chóng. Một trong các
phƣơng thức thanh toán quốc tế hiệu quả đó chính là phƣơng thức chuyển tiền quốc tế.
Khách hàng đã có xu hƣớng dịch chuyển dần việc sử dụng các phƣơng tiện thanh toán
phức tạp nhƣ tín dụng chứng từ sang các phƣơng thức thanh toán nhanh và đơn giản
hơn là phƣơng thức chuyển tiền quốc tế. Tuy vậy, những nghiên cứu chi tiết về phƣơng
thức này lại không nhiều. Có lẽ bởi phƣơng thức này đƣợc đánh giá là phƣơng thức
chuyển tiền khá đơn giản và kém đƣợc chú ý hơn các phƣơng thức thanh toán quốc tế
khác.
Qua tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực này mới bƣớc
đầu giúp ngƣời đọc biết đến phƣơng thức chuyển tiền này chứ chƣa thực sự làm ngƣời
đọc hiểu sâu và thấy đƣợc tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thƣơng mại.

10


Tìm trong thƣ viện luận văn thạc sĩ kinh tế của trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội
và tra cứu trên bản thống kê đề tài luận văn đến 31/12/2014 hiện chƣa có đề tài nào
nghiên cứu riêng về dịch vụ chuyển tiền quốc tế và sự phát triển của nó tại các ngân
hàng thƣơng mại. Kết hợp tìm kiếm các nghiên cứu trên báo chí, mạng Internet, tác giả
thấy có khá nhiều nghiên cứu viết không chuyên về dịch vụ này nhƣng có liên quan

mật thiết đến nó. Sau khi tham khảo, tác giả chia các nghiên cứu đã đƣợc công bố có
liên quan đến đề tài thành ba nhóm.
Nhóm 1: Các nghiên cứu mang tính lý thuyết và nghiên cứu chung về phương thức
chuyển tiền quốc tế tại các ngân hàng thương mại

“Các phƣơng thức thanh toán quốc tế
trên thế giới và Việt Nam” của tác giả
Trần Mai Phƣơng - Đại học kinh tế
quốc dân (2013)

Chỉ ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm của các
phƣơng thức thanh toán quốc tế hiện đại trên thế
giới và những phƣơng thức nào đang đƣợc áp
dụng phổ biến tại Việt Nam. Trong nghiên cứu
này, phƣơng thức chuyển tiền quốc tế cũng
không đƣợc nghiên cứu một cách chi tiết và cụ
thể. Ngƣời đọc mới chỉ dừng lại ở việc hiểu
đƣợc từng ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng thức
thanh toán quốc tế.

“Xu hƣớng lựa chọn các phƣơng thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra
cho các ngân hàng thƣơng mại”
TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 53

Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra xu hƣớng thay
đổi trong việc lựa chọn các phƣơng thức thanh toán
quốc tế của khách hàng: từ tín dụng chứng từ dịch
chuyển qua nhờ thu và chuyển tiền. Vì vậy các ngân
hàng cần phải thay đổi để phù hợp với xu hƣớng hiện

tại và phòng tránh các rủi ro đi kèm với sự thay đổi
này.

11


Cung cấp hệ thống chỉ tiêu tuyệt
đối, tƣơng đối để lƣợng hóa hiệu
quả kinh tế của hoạt động thanh
toán quốc tế nói chung và chuyển
tiền quốc tế nói riêng. Bên cạnh đó,
nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hƣởng
của các nhân tố đến sự phát triển
của dịch vụ này bao gồm nhân tố
khách quan và nhân tố chủ quan từ
chính ngân hàng.

“Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả
hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
thƣơng mại” GS.TS Nguyễn Văn Tiến đăng trên
tạp chí Kinh tế đối ngoại số 3

Nhóm 2: Nhóm các nghiên cứu ứng dụng trực tiếp tại các ngân hàng thương mại cụ
thể của các dịch vụ thanh toán quốc tế trong đó có dịch vụ chuyển tiền quốc tế
Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh
toán quốc tế tại Agribank Hải Dƣơng, Luận văn
ThS của Nguyễn Thị Hồng Duyên, 2012
Một số giải pháp triển khai hoạt động thanh toán
quốc tế tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam,
Luận văn ThS của Lê Thị Thu Minh, 2011

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân
hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh
Bến Thủy,Luận văn ThS của Nguyễn Thị Mai
Anh,2012
Mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh
toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn, Luận
văn ThS của Nguyễn Thị Đông Phƣơng, 2012
Thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Phƣơng
Đông, Luận văn ThS của Trƣơng Thanh Hồng,
2013

12

Sử dụng kết cấu 3 chƣơng theo phƣơng
pháp truyền thống: Từ tổng quan về
thanh toán quốc tế (chƣơng 1) làm cơ
sở phân tích thực trạng hoạt động
thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đƣợc
nghiên cứu (chƣơng 2), từ đó đƣa ra
kiến nghị, đề xuất các nhóm giải pháp
(chƣơng 3).
Tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu
trong quá trình nghiên cứu theo các
phƣơng pháp truyền thống: thống kê
mô tả, phân tích, so sánh dữ liệu qua
các năm.
Phƣơng thức chuyển tiền quốc tế đƣợc
nghiên cứu trong phần các phƣơng
thức thanh toán quốc tế bên cạnh hai
phƣơng thức nhờ thu và tín dụng

chứng từ.


Nhóm 3: Các nghiên cứu riêng về các phần nhỏ trong phương thức chuyển tiền quốc tế
“Tìm hiểu một số nội dung về SWIFT” của
tác giả Đinh Thu Hƣơng - Lê Thị Thu Minh
(Trung tâm thanh toán ngân hàng Phát triển
Việt Nam) 2012

“Vai trò của môi trường pháp lý đối với hoạt động
thanh toán quốc tế” của Thạc sĩ Đỗ Việt Anh Thái
(Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 62)

Nghiên cứu một số nội dung
riêng ảnh hƣởng đến phƣơng
thức chuyển tiền quốc tế. Trong
các nghiên cứu, tác giả cho
ngƣời đọc thấy đƣợc tầm quan
trọng của các yếu tố ảnh hƣởng
thông qua việc trình bày chi tiết
và cụ thể về các yếu tố đó

1.1.2. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
Qua những nghiên cứu đã tìm hiểu, tác giả đánh giá việc thực hiện nghiên cứu về
dịch vụ chuyển tiền quốc tế chƣa sâu, chƣa có nghiên cứu nào xem xét cụ thể về dịch
vụ này và sự phát triển của nó trên cả phƣơng diện lý thuyết và ứng dụng. Các đề tài
chủ yếu xem xét sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung. Theo nhƣ tìm
hiểu của tác giả cùng với kinh nghiệm trong lĩnh vực này, dịch vụ chuyển tiền quốc tế
là một dịch vụ khá tiềm năng theo xu hƣớng dịch chuyển hiện nay. Dịch vụ này không
quá phức tạp nhƣng cũng không thực sự đơn giản, tuy nhiên cũng chứa đựng khá nhiều

rủi ro. Ngoài các rủi ro liên quan đến tác nghiệp, nó còn có nhiều rủi ro khác nhƣ
những rủi ro về chính trị, rủi ro pháp lý, rủi ro ngân hàng đại lý,… Đối với mỗi đồng
ngoại tệ, cách thức chuyển tiền lại có những đặc điểm riêng, những mức phí áp dụng
riêng tại các quốc gia khác nhau, những tập quán riêng của từng khu vực. Và tại BIDV
chi nhánh Thăng Long, chƣa có nghiên cứu nào về sự phát triển của dịch vụ này. Chính
vì vậy, tác giả muốn dựa vào các nghiên cứu sẵn có, cùng với các tài liệu trong quá
trình làm việc thu thập đƣợc để tiến hành nghiên cứu cụ thể, chi tiết về chỉ riêng dịch
vụ chuyển tiền quốc tế trong ngân hàng cùng với đó đánh giá sự phát triển của nó tại
BIDV chi nhánh Thăng Long - một trong những chi nhánh có nền tảng truyền thống về
dịch vụ này. Từ đó có những kiến thức tổng hợp nhất để ngƣời đọc có thể hiểu sâu hơn

13


nữa cùng với đó là quá trình đi tìm giải pháp để phát triển dịch vụ đó tại các ngân hàng
thƣơng mại hiện nay đặc biệt là ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Thăng Long.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ chuyển quốc tế
1.2.1. Tổng quan về chuyển tiền quốc tế
1.2.1.1. Thanh toán quốc tế và vị trí của chuyển tiền quốc tế trong thanh toán quốc tế
 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều không thể tự sản xuất mọi thứ mình cần.
Đơn giản là vì điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi
nƣớc xác định phạm vi và năng lực sản xuất của nƣớc đó. Các quốc gia muốn thỏa mãn
đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nƣớc mình thì điều tất yếu là phải thực hiện
trao đổi hàng hóa với các nƣớc khác. Một nƣớc sẽ xuất khẩu những hàng hóa có ƣu thế
do mình sản xuất đƣợc và nhập khẩu những hàng hóa mình chƣa sản xuất hoặc có giá
rẻ hơn. Từ đó, phát sinh quan hệ thƣơng mại giữa các quốc gia và hình thành mối quan
hệ kinh tế ngoài biên giới. Thông thƣờng, một thƣơng vụ sẽ kết thúc bằng việc bên
mua thanh toán nhận hàng và bên bán giao hàng, nhận tiền theo các điều kiện quy định

trong hợp đồng mua bán. Đó chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Tóm lại, hoạt động
thanh toán quốc tế bắt nguồn từ hoạt động ngoại thƣơng và mục đích chính của hoạt
động thanh toán quốc tế là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các
nƣớc diễn ra một cách trôi chày và hiệu quả. Ngƣợc lại. thanh toán quốc tế quyết định
đến hiệu quả và tăng trƣởng ngoại thƣơng bởi vì chỉ khi hoạt động thanh toán an toàn
và trôi chảy thì ngƣời bán mới thu đƣợc tiền và ngƣời mua mới trả đƣợc tiền, đây chính
là cơ sở nền tảng bậc nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại phát triển.
 Đặc điểm của Thanh toán quốc tế
- Thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia, do
đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không những chịu sự

14


điều chỉnh của pháp luật quốc gia mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế,
các tập quán quốc tế do phòng thƣơng mại quốc tế ban hành. Những văn bản này tạo ra
một khung pháp lý bình đẳng công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động
thƣơng mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu lầm và tranh chấp đáng tiếc xảy ra.
- Hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện phần lớn qua hệ thống ngân hàng.
Trừ một lƣợng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc mua bán qua con đƣờng tiểu
ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một nƣớc đƣợc phản ánh qua doanh số
thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Trong thanh toán
quốc tế sẽ có ít nhất hai ngân hàng tham gia, một ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu
và một ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu ở hai nƣớc khác nhau. Việc thanh toán qua
ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả đƣợc thực hiện một cách an toàn, nhanh
chóng và hiệu quả.
- Tiền mặt hầu nhƣ không đƣợc sử dụng trực tiếp trong thanh toán quốc tế mà thay
vào đó là các phƣơng tiện thanh toán nhƣ hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
- Trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên (hoặc ngƣời xuất khẩu hoặc

ngƣời nhập khẩu) có liên qua đến ngoại tệ (trừ khu vực sử dụng đồng tiền chung châu
Âu). Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái và dự
trữ ngoại hối quốc gia.
- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế đƣợc sử dụng chủ yếu bằng

tiếng

Anh.
- Giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế hoặc luật quốc gia của nƣớc thứ
ba, luật của nƣớc ngƣời xuất hay nƣớc ngƣời nhập do các bên thỏa thuận thông qua con
đƣờng trọng tài hay tòa án.
 Vị trí của chuyển tiền quốc tế trong thanh toán quốc tế
Do ngƣời trả tiền và ngƣời thụ hƣởng đƣợc phép thỏa thuận nội dung, điều kiện
thanh toán, mà mỗi thỏa thuận có thể tạo nên một phƣơng thức thanh toán. Chính vì
vậy, về mặt lý thuyết, tồn tại rất nhiều phƣơng thức thanh toán khác nhau, tuy nhiên,

15


xét từ giác độ quản lý và nghiên cứu, ngƣời ta gom các phƣơng thức có đặc điểm tƣơng
đồng thành một nhóm lớn, mỗi nhóm lớn này gọi là một phƣơng thức thanh toán. Do
mục đích và cách thức gom nhóm là khác nhau nên việc phân loại các phƣơng thức
thanh toán cũng đa dạng và không thống nhất.
Căn cứ và tính chất pháp lý điều chỉnh, thanh toán quốc tế bao gồm 2 phƣơng
thức.
- Nhóm phƣơng thức có tập quán quốc tế điều chỉnh có 2 dạng
+ Phƣơng thức thanh toán nhờ thu (Collection)
+ Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
Do có văn bản pháp lý điều chỉnh nên trong thực tế phƣơng thức nhờ thu và đặc
biệt là phƣơng thức tín dụng chứng từ đƣợc sử dụng phổ biến ngay cả khi các bên mua

bán chƣa thật hiểu nhau.
- Nhóm phƣơng thức không có tập quán quốc tế điều chỉnh có 5 dạng
+ Phƣơng thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)
+ Phƣơng thức thanh toán ghi sổ (Open Account)
+ Phƣơng thức thanh toán ứng trƣớc (Advanced Payment)
+ Phƣơng thức thanh toán nhận hàng trả tiền (Cash On Delivery-COD)
+ Phƣơng thức thanh toán thƣ ủy thác mua (Letter of Authority to Purchase –
A/P)
Nhƣ vậy, phƣơng thức chuyển tiền quốc tế nằm trong nhóm các phƣơng thức
thanh toán không có tập quán quốc tế điều chỉnh. Nó đƣợc xem là phƣơng thức thanh
toán khá đơn giản và ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian chuyển hộ và nhận
hộ để hƣởng phí dịch vụ mà không cam kết hay chịu trách nhiệm gì về nội dung thanh
toán giữa các bên. Đối với phƣơng thức này, khi thanh toán phải tuân thủ những nội
dung thỏa thuận giữa các bên liên quan và pháp luật hiện hành. Để tránh rủi ro và tranh
chấp xảy ra, các bên phải thỏa thuận nội dung thanh toán càng rõ ràng càng tốt. Nếu
không thật tin tƣởng vào đối tác thì chuyển sang sử dụng phƣơng thức thanh toán nhờ

16


thu hay tín dụng chứng từ. Do có quá nhiều rủi ro cho các bên, nên trong thực tế các
phƣơng thức này thƣờng chỉ đƣợc sử dụng khi các bên thực sự tin tƣởng nhau và sử
dụng nhiều trong thanh toán chuyển tiền phi thƣơng mại.
1.2.1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của chuyển tiền quốc tế
 Khái niệm chuyển tiền quốc tế
Đứng trên phƣơng diện là một nghiệp vụ ngoại thƣơng thì “chuyển tiền quốc tế là
một phương thức thanh toán quốc tế, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu
ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng
lợi) theo một địa chỉ nhất định trong một thời gian nhất định”. (Nguyễn Văn Tiến,
2013, trang 273).

Đứng trên phƣơng diện là một dịch vụ ngân hàng thông thƣờng thì chuyển tiền
quốc tế là một dịch vụ ngân hàng cung cấp để chuyển một số tiền nhất định của ngƣời
chuyển từ nƣớc sở tại ra nƣớc ngoài cho ngƣời hƣởng căn cứ vào chỉ dẫn trên Lệnh
chuyển tiền của ngƣời chuyển tiền. (Theo tài liệu đào tạo Chuyển tiền quốc tế của
BIDV năm 2014).
 Phân loại
Căn cứ vào hình thức chuyển tiền
- Chuyển tiền bằng thƣ (Mail Tranfer-M/T) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh
thanh toán hay còn gọi là séc (Bank draft) của ngân hàng chuyển tiền đƣợc chuyển
bằng thƣ cho ngân hàng trả tiền.
Ngân hàng phát hành cho khách hàng một tờ séc của mình hoặc của ngân hàng
đại lý tùy thuộc vào thỏa thuận với ngân hàng đại lý.
Tại Việt Nam, nếu chuyển tiền bằng VND thì tờ séc sẽ đƣợc ký phát để ghi có
vào tài khoản Vostro; nếu chuyển tiền bằng ngoại tệ, tờ séc sẽ đƣợc ký phát để ghi nợ
tài khoản Nostro.
Tài khoản Nostro là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng chúng ta mở
tại ngân hàng đại lý.

17


Tài khoản Vostro là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng đại lý mở tại
ngân hàng của chúng ta.
Nếu khách hàng chuyển tiền bằng ngoại tệ, ngân hàng phải mở tài khoản và duy
trì số dƣ bằng ngoại tệ để phát hành séc. Nếu chuyển tiền bằng VND, ngân hàng nƣớc
ngoài phải mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam.
Việc chuyển tiền bằng phát hành séc có chi phí không cao nhƣng bộc lộ rất nhiều
nhƣợc điểm nhƣ không an toàn, mất thời gian, và sẽ rất phức tạp nếu ngƣời thụ hƣởng
không có tài khoản tại ngân hàng trả tiền. Ngày nay, chuyển tiền bằng thƣ là rất hạn
chế.

Chính vì những lý do đó nên hình thức chuyển tiền bằng điện ra đời với nhiều tiện
ích vƣợt trội.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer-T/T) là hình thức chuyển tiền trong
đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền đƣợc thể hiện trong nội dung một bức
điện gửi cho ngân hàng thụ hƣởng bằng hệ thống mạng điện tử của các tổ chức quốc tế
về hoạt động này. Chuyển tiền bằng điện là hiện đại và phổ biến nhất hiện nay nó diễn
ra nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn bằng thƣ nhƣng chi phí của nó thì cao hơn.
Một số phƣơng thức chuyển tiền bằng điện hiện đang áp dụng trên thế giới đƣợc trình
bày cụ thể tại phụ lục 01.
Căn cứ vào mục đích chuyển tiền
- Chuyển tiền mậu dịch (chuyển tiền thƣơng mại) là chuyển tiền có tính chất
thƣơng mại liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Chuyển tiền phi mậu dịch (chuyển tiền phi thƣơng mại) là chuyển tiền không
có tính chất thƣơng mại nhƣ chuyển tiền kiều hối, du học, chữa bệnh, viện trợ cho tặng.
- Chuyển tiền cho mục đích đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ gián tiếp.
- Chuyển tiền khác nhƣ chuyển tiền mua bán ngoại tệ, chuyển tiền vay nợ, trả
nợ.
Căn cứ vào thời điểm chuyển tiền

18


×