Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Lập kế hoạch maketing cho một điểm đến du lịch mới của công ty Cổ phần dịch vụ và Du lịch Việt Phong.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.32 KB, 49 trang )

TRƯỜNG...
KHOA...

Đề tài : Lập kế hoạch maketing cho một điểm đến du lịch mới của công ty Cổ
phần dịch vụ và Du lịch Việt Phong.

HỌ TÊN SINH VIÊN :
LỚP :
KHOA :
GV HƯỚNG DẪN :
MSSV :

HÀ NỘI 2019


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ở nước ta chính sách mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế và ngoại giao
thế giới cùng với việc chuyển sang hệ thống kinh tế mới đã đem lại sự hoà nhập của
nước ta với thế giới sau một thời gian dài khép kín. Quan hệ kinh tế, ngoại giao Việt
Nam muốn làm bạn với " Tất cả các nước trên thế giới" đã làm cho du khách quốc tế
đến Việt Nam ngày càng tăng để tìm hiểu về phong tục tập quán văn hoá, thưởng
ngoạn phong cảnh, nghỉ ngơi giải trí và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, từ kết quả
của cuộc đổi mới nền kinh tế làm cho mức sống người dân tăng lên rõ rệt, đã làm xuất
hiện nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Chính những điều này thúc đẩy ngành du lịch
Việt Nam phát triển với tốc độ cao. Và tạo ra một thị trường kinh doanh du lịch đầy sôi
động và gay gắt. Trong nền kinh tế thị trường với những quy luật riêng có của nó đòi
hỏi những nhà kinh doanh phải nắm bắt vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt các
triết lý, thủ pháp, nghệ thuật kinh doanh mới có thể đứng vững và phát triển.


Những triết lý quản trị, thủ pháp nghệ thuật kinh doanh đó là Makerting.
Makerting là tác nhân quan trọng kết nối một cách có hiệu quả giữa nguồn lực của
công ty và thị trường. Kết quả của việc kết nối này là tăng cường hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường với khả năng của
mình. Đặc biệt đối với kinh doanh lữ hành thì thu hút khách hàng là điều kiện sống
còn của công ty do vậy hoạt động Makerting là vô cùng quan trọng trong hoạt động
kinh doanh lữ hành của công ty.
Công ty cổ phần dịch vụ và du lịch Việt Phong gọi tắt là VPTOUR là một trong
những công ty hàng đầu trong lịnh vực du lịch lữ hành và là công ty tiên phong trong
việc t ìm kiếm các tuyến, điểm sản phẩm mới cho khách du lịch Việt Nam. Trong
những năm qua hoạt động maketing cho sản phẩm du lịch mới của VPTOUR luôn
quan tâm chú trọng đến chất lượng sản phẩm, tính chuyên nghiệp cao, hướng tới
những nhu cầu của từng loại khách hàng, đảm bảo khách hàng được cung cấp dịch vụ
hoàn hảo nhất. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn gặp phải
những khó khăn và thách thức. Do đó việc lập kế hoạch maketing cho một điểm đến
du lịch mới của công ty là rất cần thiết.

3


PHẦN 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CÔNG TY

1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung
Công ty CPDV&DL Việt Phong là một doanh nghiệp cổ phần, thành lập ngày
24 tháng 11 năm 2005, hoạt động kinh doanh chủ yếu là: dịch vụ du lịch, tổ chức hội
nghị, hội thảo và bán vé máy bay.
VP giao dịch: 408B Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84.4.3.9845108
Fax:

+84.4.3.9845107

Email:
Website: www.vptour.com.vn và www.dulichvietphong.com
Văn phòng đại diện tại Thái Nguyên:
Địa chỉ: Trinh Nữ - Tân Hương, Phổ Yên, Thái Nguyên.
Đại lý du lịch: thành phố Thái Nguyên; TX Sông Công; H. Phú Bình; H. Phú
Lương; H. Định Hóa; H. Đại Từ; H. Đồng Hỷ; H. Hiệp Hòa - Bắc Giang; Hải Dương.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Trong những ngày đầu mới thành lập, công ty Cổ phần dịch vụ và Du lịch Việt
Phong mới có 6 nhân viên phụ trách ở các lĩnh vực khác nhau, nhiệm vụ chính lúc này
là phát triển thị trường du lịch trong nước, khách hàng mục tiêu là khách Việt Nam đi
du lịch tại Việt Nam. Thị trường khách hàng mục tiêu lúc này là các khách hàng quen
biết, họ hàng,…và chỉ tổ chức các đoàn có số lượng lớn. Lúc này, các dịch vụ khác
như Tổ chức hội nghị, hội thảo và vé máy bay vẫn chưa phát triển.
Sau một chặng đường phát triển, trong những năm qua cùng với xu hướng phát
triển ngày càng cao nhu cầu đi du lịch của khách hàng, VPTOUR ngày càng mở rộng
thị trường mục tiêu đồng thời mở rộng nguồn lực với đội ngũ nhân viên năng động,
kinh nghiệm.

4


Hiện tại Công ty đã có số lượng nhân viên khá lớn, gồm 22 nhân viên phân bổ ở
các phòng ban khác nhau. Hơn nữa Công ty CPDV&DL Việt Phong đã tổ chức thành
công nhiều đoàn khách đi hội thảo, du lịch trong nước và ngoài nước cũng như phục
vụ nhiều đoàn khách quốc tế vào khảo sát và du lịch Việt Nam, để lại ấn tượng trong

lòng du khách sau mỗi chuyến đi. Sở dĩ Khách hàng của Công ty ngày càng đông lên ở
chỗ người đi du lịch cảm nhận được các dịch vụ mà VPTOUR cung cấp, sau đó những
khách hàng này đi giới thiệu quảng bá về dịch vụ và những người thân, bạn bè khách
hàng lại tìm đến Công ty, hoặc bản thân khách hàng giới thiệu các phòng ban và
VPTOUR liên hệ và khai thác thông tin phục vụ khách.
Dựa trên phương châm: “Gửi trọn niềm vui”, cùng với cơ sở vật chất, mối quan
hệ lâu dài với các đối tác, khách hàng,… VPTOUR đang không ngừng nỗ lực cung cấp
các dịch vụ tốt nhất, chất lượng hoàn hảo và giá cả cạnh tranh,… đem đến cho khách
hàng nhiều lựa chọn mới.
Nhận thức được rằng là một doanh nghiệp hoạt động trong lịch vực dịch vụ,
nên ở bất cứ đâu, đối với bất cứ khách hàng nào, VPTOUR đều cố gắng phục vụ với
cái Tâm và sự nhiệt tình, luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
Cùng phong cách làm việc trẻ trung, năng động VPTOUR sẽ đem đến cho Quý khách
hàng sự hài lòng cao nhất.
Hiện nay Công ty CPDV&DL Việt Phong là nhà cung cấp dịch vụ chính của
các khách hàng lớn trong nước như: Khoa quản trị kinh doanh-Đại học quốc gia Hà
nội, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, công ty CPCavico Hạ Tầng, Học Viện Giáo
Dục…; là một trong những đối tác cung cấp dịch vụ tại Việt Nam cho các hãng lữ
hành trên thế giới như Asia Holiday ở Thailand, Club Med ở Pháp, Donatello ở Italia..
Ngoài ra Công ty CPDV&DL Việt Phong còn là một trong những đai lý bán vé máy
bay của nhiều hãng hàng không lớn như Thai airways, Singapore airlines, China air,
American airlines, United airlines, Korean air, Janpan airlines, Air France, Lufthansa.
1.1.3. Các nguồn lực của doanh nghiệp
- Vốn: Năm 2006 công ty đang sở hữu số vốn kinh doanh kinh doanh của mình là
9.986 triệu đồng. Đây không phải là số vốn qua lớn đối với một doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nhưng công ty lại có tiềm lực vốn lưu động lớn chiếm 52% tổng số vốn.

5



Tận dụng nguồn vốn này công ty có thể thay đổi chiến lược, phương thức kinh doanh,
thiết lập các tour mới, nâng cấp cơ sở vật chất, xúc tiến quảng cáo… nhằm hoàn thiện
hơn nữa hoạt động kinh doanh của công ty. Vấn đề đặt ra là công ty phải có chiến lược
kinh doanh như thế nào để sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
- Cở sở vật chất kỹ thuật: công ty đang được trang bị một hệ thống trang thiết bị
phục vụ cho công việc và thông tin liên lạc bao gồm: máy vi tính, máy fax, máy in,
máy điện thoại, máy photo…Hiện nay công ty đã được trang bị 17 máy vi tính ; tất cả
đều được nối mạng. Hệ thống này giúp công ty thực hiện được rất nhiều công việc một
cách có hiệu quả và tiết kiệm thời gian.Tuy nhiên không phải toàn bộ máy móc kể trên
đều là máy mới và hiện đại. Một vài thiết bị đã quá cũ nên đôi khi cũng gây không ít
phiền hà cho người sử dụng và làm giảm hiệu quả hoạt động chung của công ty.
- Lao động: hiêu nay công ty có 21 người đều có trình độ đại học và trên đại học.
Tất cả đều ở độ tuổi dưới 40- độ tuổi mà con người cảm thấy sung mãn nhất cả về sức
khỏe, năng lực và tinh thần. Vì vậy mà hiệu quả làm việc của họ rất cao. Ngoài ra, hầu
hết nhân viên trong công ty đều sử dụng thành thạo máy vi tính và ít nhất một ngoại
ngữ thông dụng như: tiếng anh, tiếng pháp, tiếng trung… một số người có thể giao tiếp
bằng 2,3 thứ tiếng. Đây chính là yếu tố góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả
kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua.

1.2.

Cơ cấu tổ chức

Công ty CPDV&DL Việt Phong gồm các phòng:
- Phòng điều hành tour nội địa
- Phòng điều hành tour Quốc tế
- Phòng điều hành vé máy bay
- Phòng tài chính
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty cổ phần dịch vụ và du lịch Việt Phong


6


Ban Giám đốc

P. Giám đốc tài chính – Nhân sự

Phòng
Hành chính - Nhân sự

Khách hàng

P. Giám đốc kinh doanh - Marketing

Phòng
Tài chính - Kế toán

Quảng cáo

Phòng
Marketing

Outbound

Phòng KD
Lữ hành

Inbound

(Nguồn: phòng hành chính của công ty)

+ Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người trực tiếp điều hành
công việc và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc là người
đại diện và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước các cơ quan chức năng và các đối
tác.
- Phó giám đốc: là người lãnh đạo cấp cao tại công ty sau giám đốc. Trong
trường hợp giám đốc đi vắng, phó giám đốc được quyền quyết định và giải quyết
những vấn đề bất thường xảy ra.
- Phòng hành chính: thực hiện các công việc chủ yếu trong việc xây dựng đội
ngũ lao động của công ty. Thực hiện quy chế, nội quy khen thưởng, kỹ luật, chế độ
tiền lương, thay đổi đội ngũ lao động, đào tạo nhân viên.
- Phòng kế toán tài chính: có chức năng đảm bảo quỹ tài chính cho hoạt động
kinh doanh của công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công tác về tài
chính, kế toán của công ty.

7

Nội địa


- Phòng kinh doanh: đây là bộ phận sản xuất kinh doanh chính của công ty, ở đó
tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các yêu cầu, các chương trình của công
ty. Trong phòng này được chia ra thành các phòng sau:
+ Outbound: Phòng này có nhiềm vụ đảm bảo khâu lập kế hoạch, triển khai và
phối hợp với các bộ phận có liên quan thực hiện các chương trình du lịch ra nước
ngoài theo nhu cầu của khách. Bên cạnh đó họ còn thực hiện một số công việc liên
quan khác như: làm visa, đặt vé máy bay, đăng ký chỗ trong khách sạn…
+ Inbound, nội địa: chức năng và nhiệm vụ các phòng này cũng gần giống với
phòng outbound. Tuy nhiên khác nhau ở chỗ các phòng này tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch trong nước cho khách du lịch nước ngoài và khách du lịch trong

nước.
- Phòng marketing: thực hiện các chức năng là tổ chức và tiến hành các hoạt động
nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế, tuyên truyền quảng cáo tại các
phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với phòng điều hành xây dựng các chương
trình du lịch, ký hợp đồng với đối tác và khách…
1.3. Lĩnh vực hoạt động
- Tổ chức các tour Du lịch trong nước và ngoài nước.
- Tổ chức các tour hành hương.
- Tổ chức các tour Du lịch Trăng mật.
- Tổ chức các cuộc hội thảo.
- Kinh doanh cung cấp vé máy bay.
- Khảo sát Du lịch.

8


PHẦN 2
LẬP KẾ HOẠCH MAKETING CHO MỘT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH MỚI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH VIỆT PHONG
2.1. Lập kế hoạch maketing
2.1.1. Khái niệm lập kế hoạch maketing
Kế hoạch maketing là hướng sự tập trung vào những sản phẩm/ thị trường mục
tiêu mà DN đã lựa chọn.
Bao gồm các chiến lược marketing chi tiết, các hoạt động marketing cụ thể để
đạt mục tiêu trong từng thị trường mục tiêu.
Là công cụ cơ bản để định hướng và phối hợp hành động toàn DN trên từng thị
trường.
Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích môi
trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng với những mục
tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sản phẩm cụ thể, sau đó

người ta xác định các phương tiện cụ thể để thực hiện những mục tiêu trên, và những
hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán những khoản thu nhập và chi phí giúp
cho việc thiết lập kế hoạch ngân sách cho phép thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch.
Như vậy chúng ta có thể xem kế hoạch marketing là một chương trình hành
động trong đó kèm theo:
Một bản phân tích chi tiết về các khả năng của thị trường và của doanh nghiệp
Một phần diễn giải về những giả thiết phát triển, các khả năng lựa chọn, những
lựa chọn chiến lược và lý do lựa chọn
Các mục tiêu thương mại trên cơ sở các số liệ báo cáo và phản ánh sự cam kết
phấn đấu của doanh nghiệp
Một kế hoạch phối hợp các phương tiện và hành động cho phép thực hiện
những mục tiêu trên

9


Các chỉ tiêu và ngân sách dành cho các hoạt động trên và là công cụ để tổng
hợp, phối hợp và kiểm tra.
Kế hoạch marketing thường được phân thành kế hoạch dài hạn, gọi là “kế
hoạch chiến lược Marketing”. Kế hoạch này có tính chất khái quát và ít những chi tiết
hơn. Nội dung của kế hoạch chiến lược này là để đảm bảo cho một mục tiêu Marketing
lâu dài.
Ngoài ra còn có kế hoạch marketing ngắn hạn thường lập với thời gian từ 1-3
năm và được gọi là “kế hoạch chiến thuật Marketing”. Giữa các kế hoạch marketing
đó phải có sự ăn khớp giữa các chiến lược và mục tiêu trong mỗi kế hoạch Marketing
với các chiến lược và kế hoạch trong kế hoạch thị trường chiến lược.
2.1.2. Tại sao phải lập kế hoạch maketing ( ý nghĩa )
Lập kế hoạch maketing nhằm đảm bảo duy trì sự ăn khớp giữa các mục tiêu,
nguồn lực và các kỹ năng của DN với các cơ hội ở trong một môi trường luôn luôn

biến động nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng cho DN.
Mục tiêu của doanh nghiệp và người mua đôi khi lại mâu thuẫn với nhau: một
bên thì muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu từ sản phẩm mang lại khi tiêu dùng nhưng giá cả
phải phù hợp, một bên thì muốn chi phí làm ra sản phẩm thấp lợi nhuận mang lại cao
nhất. Vì thế, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ
bán những thứ mà khách hàng cần do đó những mục tiêu phải được thiết lập một cách
rõ ràng, cụ thể và được sắp xếp theo thứ tự để thực hiện. Những mục tiêu marketing
gồm: kích thích tiêu dùng tối đa, lợi nhuận, làm cho sản phẩm đa dạng để tối đa sự lựa
chọn, chất lượng cuộc sống (chất lượng hàng hóa và dịch vụ, chất lượng môi trường
sống), thị phần, sự nhận biết về thương hiệu.
2.1.3. Vị trí của kế hoạch maketing
Về phia trên của cấp quản lý, kế hoạch marketing phải phụ thuộc vào các chính
sách chung của doanh nghiệp, mọi kế hoạch marketing phải phù họp với những định
hướng chiến lược lớn mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đã vạch ra. Ngược lại kế hoạch
này cũng cho phép ưu tiên xét đến các điều kiện môi trường và thị trường.
Về phía dưới cấp quản lý, kế hoạch marketing nhất thiết phải chuyển thành các
chiên thuật, tức là các mệnh lệnh rõ ràng khi thực hiện. Đây chính là hoạt động quản lý

10


hàng ngày trong marketing, giai đoạn này quyết định việc thực hiện kế hoạch
marketing.
Như vậy kế hoạch marketing giữ vị tí trung gian giữa các lựa chọn chính sách
chung của doanh nghiệp và các chiến thuật, nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể cần thực hiện
hàng ngày.
Ngay từ đầu, kế hoạch marketing phải tập trung vào nhóm khách hàng mục
tiêu. Tất cả những người tiêu thụ sản phẩm của bạn cần phải được chia ra thành những
nhóm xác định được gọi là phân đoạn. Những nhóm mục tiêu này thường phù hợp với
những điểm mạnh của doanh nghiệp. Kế hoạch marketing cần chú ý tới xem phân

đoạn nào sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhiều. Quá trình này thường bắt đầu từ những
khách hàng đang có và phát triển dần ra để tìm những phân đoạn mới của khách hàng
tiềm năng.
Sau khi quyết định lựa chọn phân đoạn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải
quyết định chiến lược định vị để nắm được những khách hàng này. Ví dụ, nhiều doanh
nghiệp bán sản phẩm ở chất lượng trung bình với mức giá vừa phải hơn là cố gắng bán
cho những người tiêu thụ cao cấp. Tất cả mọi mặt của công việc kinh doanh, ví dụ
chiến lược nhãn hiệu, phải bao gồm những yếu tố của chiến lược marketing. Tên của
doanh nghiệp, biểu tượng, văn phòng phẩm, văn phòng, và các phòng trưng bày đều
phải thống nhất với vị trí marketing.
Các chiến lược marketing được thực hiện bởi nhiều người trong và ngoài doanh
nghiệp. Việc thực thi thành công đòi hỏi phải hoạch định cẩn thận nguồn lực con
người. Ở tất cả các cấp, doanh nghiệp cần bố trí vào cấu trúc và các hệ thống của mình
những người có khả năng, động cơ và phẩm chất cần thiết cho việc thực thi chiến lược.
Doanh nghiệp cũng phải quyết định về tỷ lệ các nhà quản trị và nhân viên ở các
cấp quản trị. Nhiều doanh nghiệp tiến hành cắt giảm các chức vụ ở cấp doanh nghiệp
và bộ phận khác, để giảm bớt chi phí hành chính và đưa quyết định đến những người
trực tiếp thi hành. Sự tuyển lựa và phát triển các nhà quản trị có tính chất quyết định
đặc biệt đối với việc thực thi chiến lược. Những chiến lược khác nhau đòi hỏi phải có
những nhà quản trị khác nhau với những phẩm chất và kỹ năng khác nhau. Những
chiến lược mạo hiểm cần những quản trị viên có kỹ năng nhạy bén, những chiến lược

11


duy trì đòi hỏi các nhà quản trị phải có các kỹ năng về tổ chức và quản lý, và những
chiến lược phòng ngự đòi hỏi các nhà quản trị kỹ năng về cắt giảm chi phí. Thế nên
doanh nghiệp phải biết bố trí các nhà quản trị phù hợp với các yêu cầu của chiến lược
đang được thực hiện.
2.1.4. Phân loại kế hoạch Maketing

Có 6 loại kế hoạch marketing cụ thể như sau :

-

Kế hoạch marketing cho một công ty
Kế hoạch marketing cho từng thương hiệu
Kế hoạch marketing cho một sản phẩm hiện tại
Kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Kế hoạch cho mỗi phân khúc thị trường
Kế hoạch cho từng vùng địa phương
Kế hoạch cho từng khách hàng lớn.

2.1.5. Vai trò của kế hoạch marketing
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng một cách tốt nhất. Kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ cạnh
tranh càng cao. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào thải, chọn lựa
khắt khe của thị trường đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển
các doanh nghiệp phải định hướng theo thị trường một cách năng động, linh hoạt. Khi
khách hàng trở thành người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn của doanh
nghiệp thì các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của khách hàng. Lợi nhuận
của doanh nghiệp chỉ có được khi làm hài lòng, thoả mãn nhu cầu khách hàng và khi
đó marketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến thành công của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể tách khỏi thị trường, họ cũng
không hoạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trường, với môi
trường bên ngoài của công ty. Do vậy bên cạnh các chức năng như: tài chính, sản xuất,
quản trị nhân sự thì chức năng quan trọng và không thể thiếu được để đảm bảo cho
doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị Marketing- chức năng kết
nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, với khách hàng, với môi trường bên
ngoài để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường,
lấy thị trường- nhu cầu của khách hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh.


12


Kế họach marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí của
doanh nghiệp trên thị trường. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mục
hàng hoá đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hoá được bán hoạt động
marketing vẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặt
chẽ đễn các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết
hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các
công cụ có hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty.
Nói tóm lại, việc lập kế hoạch marketing đóng vai trò rất quan trọng và là một
trong bốn chức năng không thể thiếu trong các doanh nghiệp (chức năng sản xuất,
chức năng tài chính, quản trị nhân sự và chức năng marketing). Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải chú ý phát triển chức năng marketing nếu muốn tồn tại và phát triển
trên thị trường.
2.1.6. Kết cấu của bản Kế hoạch marketing
- Tóm tắt và Mục lụC
- Tình hình hiện tại
- Phân tích môi trường marketing
- Xác định mục tiêu marketing
- Xác định chiến lược marketing
- Quyết định về các công cụ marketing mix
- Dự tính kết quả tài chính
- Kiểm tra giám sát.
2.1.7. Nội dung của kế hoạch marketing
Một bản kế hoạch marketing với một hàng hóa thông thường, có nhãn hiệu, bao
gồm những phần sau:

-


Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm tra;
Tình hình marketing hiện tại;
Những nguy cơ và khả năng;
Nhiệm vụ và vấn đề
Tư tưởng chiến lược marketing

13


- Chương trình hành động
- Dự toán ngân sách
- Trình tự kiểm tra.
Dưới đây là nội dung tóm lược từng phần của kế hoạch marketing:
Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm tra: Đây là phần đầu của bản kế hoạch marketing.
Trong phần này sẽ trình bày tóm tắt những kiến nghị chủ chốt nhất mà một bản kế
hoạch marketing cần phải đạ được. Mục đích của phần này là cung cấp ngay cho câc
lãnh đạo các cấp tối cao của công ty nắm bắt được những phương hướng cơ bản của
bản kế hoạch marketing. Ở phần cuối tổng hợp nêu mục lục của bản kế hoạch
marketing.
Những kiến nghị ở phần này chính là các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được và những
điềukiện khách quan và chủ quan có liên quan đến tính hiện thực của các chỉ tiêu đó.
Tình hình marketing hiện tại: Nội dung phần này mô tả đặc điểm thị trường và
tình hình doanh nghiệp đó. Những thông tin chủ yếu bao gồm:
Quy mô thị trường
Các phàn thị trường chủ yếu.
Nhu cầu khách hàng.
Những nét đặc thù của môi trường.
Những mặt hàng chính của doanh nghiệp tham gia vào thị trường.
Liệt kê các đối thủ cạnh tranh.

Các kênh phân phối của doanh nghiệp.
Những nguy cơ và khả năng: phần này cung câp các thông tin có liên quan đến
cơ may, nguy cơ marketing và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phát sinh
đối với hàng hóa. Như vậy để biết cơ may, nguy cơ và khả năng liên quan đến hàng
hóa, các nhà quản trị marketing và lãnh đạo doanh nghiệp phải dự kiến trước những sự
kiện sẽ phát sinh và ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Nhiệm vụ và những vấn đề: Trong phần này các nhà quản trị marketing trên cơ
sở căn cứ vào cơ hội, thách thức và khả năng của mình để đề ra nhiệm vụ và phác họa

14


những vấn đề phát sinh kèm theo. Nhiệm vụ phải được trình bày dưới dạng những mục
tiêu định lượng mà doanh nghiệp cố gắng đạt được trong thời hạn kế hoạch. Khi đề ra
nhiệm vụ, doanh nghiệp phải luôn chú ý đến cương lĩnh của mình. Những mục tiêu
định lượng có thể là:
Tỷ lệ % thị phần sẽ đạt được tăng lên.
Tỷ lệ doanh lợi trên doanh số bán tăng lên.
Tư tưởng của chiến lược marketing: phần này trình bày các quan điểm chiến
lược về marketing để giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra.
Chiến lược marketing là một hệ thống các luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ
chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ
marketin của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức
chi phí cho marketing.
Như vậy trong phần này sau khi nêu ra tư tưởng chiến lược markeitng các nhf
quản trị marketing phải lựa chọn thị trường mục tiêu, trình bày khái quát tư tưởng
chiến lược của từng yếu tố marketing-mix. Cụ thể, hàng hóa sẽ như thế nào? Giá cả,
kích thích tiêu thụ, quảng cáo, phân phối sẽ ra sao? Mỗi chiến lược marketing-mix
được trình bày phải được tính toán chặt chẽ đến nguy cơ, khả năng và những vấn đề đã
nêu ở phần trước.

Chương trình hành động: trong phần này cần ghi rõ chương trình hành động để
biến chiến lược marketing đã nêu ở phần trên thành hiện thực trên cơ sở trả lời các câu
hởi sau:
Sẽ làm những gì?
Khi nào lamg xong?
Ai sẽ làm việc đó?
Việc đó sẽ tốn bao nhiêu tiền?...
Dự toán ngân sách marketing: ngân sách marketing phụ thuộc vào chiến lược
hoạt động maarketing của doanh nghiệp. Dự toán chi phí marketing có thể căn cứ vào
chi phí marketing của những năm trước để điều chỉnh tính toán cho năm sau và ngân

15


sách cho maarketing cũng phải phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Căn cứ vào dự toán ngân sách, ban lãnh đạo cấp cao sẽ quyết định có phê chuẩn kế
hoạch marketing không.
Trình tự kiểm tra: phần cuối của bản kế hoạch trình bày trình tự kiểm tra tiến độ
thực hiện tất cả những công việc đề ra. Thông thường các mục tiêu và kinh phí được
phân bổ theo tháng hay quý, do đó tiến độ kiểm tra cũng có thể tiến hàn theo các
khoảng thời gia này.
2.2. Phân tích tình hình marketing hiện tại
2.2.1. Doanh thu của công ty
Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu đi Du lịch ngày càng
nhiều. Chính vì vậy để đáp ứng những mong muốn của du khách, hàng loạt các công
ty du lịch đã mọc lên nhằm giữ cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Và cuộc cạnh
tranh gay gắt trên thị trường Du lịch đã khiến cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn
cho mình . Nhưng với các chính sách đúng đắn, vận hành linh hoạt, và tận dụng hết
các lợi thế cạnh tranh, Công ty CPDV&DL Việt Phong đã cơ bản hoàn thành các mục
tiêu của năm 2016, 2017 và 2018 thể hiện qua Bảng Kết quả kinh doanh của Công ty

dưới đây:

Bảng 3.1:

Báo cáo doanh thu qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2017

Năm 2016

I. Doanh thu Kinh doanh du lịch

10,95

7,096

7,414

1. Kinh doanh Tour inbound

4,970

3,020

3,520


2. Kinh doanh Tour Outbount

3,854

2,276

2,862

3. Kinh doanh Tour Hành Hương

1,615

1,523

0,980

4. Kinh doanh Tour Tuần Trăng Mật

0,513

0,277

0,052

4.1. Tour Tuần Trăng Mật nội địa

0,203

0,142


0,052

4.2. Tour Tuần Trăng Mật nước ngoài

0,310

0,135

0

16


II. Kinh doanh dịch vụ vé máy bay

2,719

2,056

1,143

III. Kinh doanh phục vụ hội nghị, hội thảo

1,032

0,954

0,798


IV. Dịch vụ khác( đặt phòng ksạn, đặt xe,…)

0,570

0,450

0,436

Tổng Cộng

15,273

10,556

9,791

Nguồn: Báo cáo tài chính VPTOUR

Dựa vào Bảng Báo cáo doanh thu qua những năm 2016, 2017, 2018 của
VPTOUR, ta thấy rằng mặc dù môi trường ngành Du lịch cạnh tranh gay gắt nhưng
doanh thu hàng năm của VPTOUR vẫn ngày càng tăng và kinh doanh Du lịch vẫn là
chủ đạo của VPTOUR, chiếm được thị phần nho nhỏ trên thị trường. Thể hiện: năm
2016, Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Du lịch là 7,414 tỷ đồng nhưng đến năm
2018 con số này đã là 10,95 tỷ đồng tăng đáng kể so với năm 2016.
2.2.2. Thị trường kinh doanh du lịch của công ty
Để đáp ứng sự phát triển của ngành Du lịch và xây dựng lớn mạnh công ty,
Công ty CPDV&DL Việt Phong đã phát triển hệ thống các dịch vụ, chỉ đạo và kiểm tra
các bước thực hiện dịch vụ (làm chương trình, hợp đồng phương tiện đi lại, chẩn bị địa
điểm, trang thiết bị, công tác điều hành tour) đảm bảo luôn đưa những dịch vụ tốt nhất
để phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo nhất.

Kinh doanh dịch vụ Du lịch: Năm 2005 Công ty CPDV&DL Việt Phong kinh
doanh dịch vụ du lịch bước đầu để thử nghiệm và khảo sát, đánh giá thị trường. Đến
Năm 2016, 2017 mạng lưới dịch vụ du lịch của Công ty CPDV&DL Việt Phong đã
lan tỏa khắp 63 tỉnh, thành và một số nước trên thế giới với tất cả các lĩnh vực tổ chức
các tour du lịch, tour hành hương, tổ chức các hội nghị cho các tập đoàn, cung cấp
dịch vụ vé máy bay….
2.3. Phân tích môi trường marketing (môi trường vi mô và môi trường vĩ mô)
2.3.1. Môi trường vĩ mô
2.3.1.1. Môi trường xã hội – văn hóa
Qui mô, mật độ và sự phân bổ dân cư, các xu hướng thay đổi về độ tuổi, giới
tính, nghề nghiệp v.v… đều có ảnh hưởng lớn tới các quyết định Marketing của các

17


doanh nghiệp du lịch. Chúng ta hãy xem xét những xu hướng nhân chủng học quan
trọng trên thế giới và ở Việt Nam:
Hiện tại dân số thế giới khoảng 6 tỉ người và với tốc độ tăng 2% hàng năm thì
trong vòng 30 năm tới, dân số sẽ tăng gấp đôi.
Mặt khác, tốc độ tăng nhanh lại diễn ra ở các nước kém phát triển khiến tình
trạng bất công, chênh lệch giàu nghèo càng trầm trọng. dân số tăng nhanh thì sự khai
thác các nguồn tài nguyên càng ráo riết và sẽ không có đủ tài nguyên để duy trì cuộc
sống của quá đông dân cư như thế.
Ở Việt Nam, sau nhiều năm Kế hoạch hóa gia đình, bây giờ lại không hạn chế
sinh đẻ khiến dân số đang có nguy cơ tăng nhanh trở lại, nhất là ở các vùng nông thôn,
miền núi còn nghèo và lạc hậu, khiến gánh nặng trợ cấp xã hội ngày một nặng nề.
Xu hướng bùng nổ dân số mang tới cả những tác động tích cực và tiêu cực cho
ngành du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch trăng mật:
+ Tích cực: Dân số đông sẽ dẫn tới số lượng khách hàng có nhu cầu du lịch, vui
chơi giải trí ngày càng tăng.

+ Tiêu cực: Dân số bùng nổ khiến cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
nhất là môi trường tự nhiên. Những cảnh quan thiên nhiên cho các kì nghỉ trăng mật
không còn giữ được vẻ hoang sơ, quyến rũ và hấp dẫn nữa. Những nhà kinh doanh du
lịch sẽ phải hướng tới khai thác những địa điểm mới hoặc những hoạt động mới để
tour du lịch trăng mật của mình trở nên thú vị hơn.
Hiện tượng già hóa dân cư ở các nước phát triển và trẻ hóa ở các nước kém phát
triển:
Nhật, Mỹ và các nước châu Âu đang lo ngại về tỉ lệ người già tăng nhanh, trong
khi giới trẻ không chịu sinh đẻ nhiều, họ đang dùng mọi biện pháp ưu đãi cho những
người sinh con, nhưng xu hướng sống tự do, độc lập không thích ràng buộc khiến giới
trẻ thờ ơ với việc sinh con, hoặc nếu có thì chỉ sinh 1 hay 2 con. Mặt khác, khả năng
sinh của họ ngày càng thấp đi do nhiều tác động. Trong khi đó, các nước đang hay
kém phát triển thì tỉ lệ trẻ em và vị thành niên lại chiếm số đông.

18


Điều này dẫn tới sự chuyển dịch về cơ cấu tiêu dùng: ở các nước phát triển thì
nhu cầu về các dịch vụ và sản phẩm cho người cao tuổi tăng nhanh, trong khi ở các
nước đang và kém phát triển thì các nhu cầu cho giáo dục và giải trí cho giới trẻ lại
tăng cao. Ở Việt Nam: độ tuổi từ 15-35 chiếm gần 60% dân số, cho thấy một thị
trường trẻ và năng động, thích ứng nhanh với các sản phẩm mới.
2.3.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải hoạt động trong một thể chế chính trị nhất
định và tuân thủ theo các hệ thống pháp luật, tuân thủ các cơ quan nhà nước và các
nhóm gây ảnh hưởng ( hiệp hội…), các ảnh hưởng cộng đồng dân tộc, khu vực, và
quốc tế.
Hệ thống luật của một quốc gia bao gồm:
- Hiến pháp, các bộ luật (dân sự, hình sự, thương mại, thuế, lao động,…)
- Các chính sách và sự điều khiển, can thiệp của nhà nước tới doanh nghiệp

Tại Việt Nam, có ưu điểm là tính ổn định về chính trị cao, không xảy ra đảo
chính, bạo loạn nên thu hút được nhiều khách du lịch. Khách hàng đi nghỉ tuần trăng
mật có thể yên tâm tận hưởng hạnh phúc ngọt ngào ở nơi có cảnh quan lãng mạn, kì
thú mà không phải quá lo lắng đến sự bất ổn, bạo loạn, biểu tình. Thái Lan là điểm đến
hấp dẫn đối với du khách không chỉ bởi thắng cảnh mà còn do mức giá hấp dẫn, nhiều
khuyến mãi. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị sau Tết Canh Dần tại đất nước này
đang gây lo ngại cho nhiều du khách. Nhiều công ty du lịch tại TP. HCM cho rằng biểu
tình ở Thái Lan tiếp tục diễn biến xấu hoặc kéo dài thì việc hủy tour sẽ là tất yếu.
Một vài phần của luật pháp và những quy định nhất định đã có tác động nhiều
hơn đến ngành du lịch. Việc bãi bỏ một số quy định với ngành hàng không đã khiến
giá vé giảm và nhiều đường bay thương mại được mở. Chi phí cho các tour du lịch
trăng mật vì thế cũng được giảm xuống. Những thay đổi trong quy định giảm thuế
đánh vào chi tiêu dành cho du lịch và giải trí cũng mang lại những tác động tích cực.
Luật lệ và quy định đã áp đặt cách thức kinh doanh. Chúng tác động trực tiếp
đến cách thức tiếp thị sản phẩm và dịch vụ. Những công ty du lịch và các giám đốc
marketing cần phải cập nhật với những điều chỉnh của quy định và luật pháp.

19


2.3.1.3. Môi trường kinh tế
Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế tác động trực tiếp tới sức mua và cơ
cấu chi tiêu của dân chúng. Sức mua phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, chỉ số giá
cả, lạm phát v.v…
Một minh chứng cụ thể là cuộc khủng hoảng kinh tế khởi phát từ Mỹ giữa năm
2008 và nhanh chóng lan rộng toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức mua cho tới
suốt năm 2009 tới nay mới có dấu hiệu phục hồi. Rất nhiều công ty lớn đã lâm vào
cành phá sản hay đình trệ. Chính phủ nhiều nước phải bỏ ra cả tỉ đô la để kích cầu.
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp đã phải nỗ
lực hết sức để có thể vượt qua. Trong đó có VPTOUR. Người ta có ít tiền dành cho du

lịch và cũng ít đi ăn ngoài hơn để tiết kiệm tiền. Những cặp tình nhân chuẩn bị kết hôn
sẽ giảm thiểu chi phí cho đám cưới, rất nhiều cặp đôi đã chọn ở nhà nghỉ ngơi một số
ngày rồi quay trở lại làm việc thay vì đi hưởng tuần trăng mật xa.
Cơ cấu tiêu dùng cũng phụ thuộc vào thu nhập bình quân đầu người. Ở các
nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì chi tiêu cho các nhu cầu thiết
yếu ( ăn uống, nhà ở…) chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, còn phần lớn là vào các dịch vụ như :
giải trí, du lịch v.v…chính vì thế mà tại các nước này các ngành dịch vụ rất phát triển,
có khi chiếm tới 70% sản lượng xã hội. Còn ở các nước nghèo, kém phát triển như
Việt Nam, thì tới 80% thu nhập được dành cho các nhu cầu cơ bản, phần còn lại dành
cho tiết kiệm, và chỉ có rất ít được dành cho các nhu cầu về dịch vụ.
2.3.1.4. Môi trường khoa học – công nghệ
Khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng to lớn tới sản xuất, kinh doanh
và cả sự tiêu thụ. Các phát minh mới, các tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ làm ra các
sản phẩm mới, đồng thời làm này sinh các nhu cầu mới và làm triệt tiêu các công nghệ
cụ hay nhu cầu cũ. Ví dụ, phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số gây ảnh hưởng năng cho
việc chụp hình dùng phim cổ điển, máy photo copy và máy tính làm biến mất những
chiếc máy chữ cũ kỹ…
Khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng giúp chúng ta khám phá các khả năng vô
tận như: công nghệ sinh học, robot, nghiên cứu vũ trụ….

20


Ngày nay, để thành công, các công ty phải không ngừng đầu tư cho R&D
(Research and Development: Nghiên cứu và Phát triển) để phát minh hay tiếp cận và
vận dụng các công nghệ và kỹ thuật mới để không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao
tính cạnh tranh.
Ở Việt Nam, công nghệ còn lạc hậu, nên nguy cơ tụt hậu là rất lớn, vì thế chúng
ta cần đầu tư hơn cho giáo dục và thu hút chất xám để có thể phát triển một đội ngũ
chuyên gia kỹ thuật và công nghệ giỏi.

Công nghệ là giới hạn thường xuyên của thay đổi. Những công ty khách sạn, lữ
hành cần phải theo dõi hai khía cạnh của môi trường công nghệ. Thứ nhất là việc công
nghệ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Công nghệ máy tính đã phát triển mạnh mẽ trong
ngành. Kết quả là không ít hãng hàng không, khách sạn và lữ hành đã cung cấp những
dịch vụ tốt hơn và giành được nhiều lợi thế do công nghệ thông tin đem lại.
Khía cạnh thứ hai chính là tác động của công nghệ tới khách hàng. Con người
bị tràn ngập bởi những thay đổi công nghệ. Những hệ thống giải trí tinh vi tại nhà bao
gồm video, phim ảnh, máy tính xác tay… đã thay thế cho những chuyến du lịch trăng
mật và giải trí ngoài trời.
Song ở khía cạnh khác, công nghệ cũng là người bạn. Công nghệ thiết bị gia
dụng đã giảm bớt thời gian làm việc nhà và tạo ra thời gian nhàn rỗi cho du lịch và giải
trí ngoài trời.
2.3.1.5. Môi trường tự nhiên
Sản xuất càng phát triển thì các ảnh hưởng tới tự nhiên càng nhiều, và ngược lại
những biến đổi trong môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sản phẩm các công ty
sản xuất và đưa ra thị trường.
Nạn khan hiếm tài nguyên: dầu mỏ, vàng v.v… ngày càng khan hiếm, và việc
biến động giá vàng, giá dầu mỏ rõ ràng đã ảnh hưởng sâu sắc tới các nền kinh tế. Ngay
nước và không khí, những nguồn tài nguyên tưởng như vô tận mà cũng đang trong
nguy cơ bị khai thác cạn kiệt và các tổ chức bảo vệ môi trường đang phải tích cực cảnh
báo về nguy cơ khan hiếm.

21


Sự tăng giá các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên: giá nguyên nhiên
liệu ngày càng tăng khiến nhiều ngành sản xuất phải lao đao và cuộc khủng hoảng
kinh tế vừa qua rõ ràng xuất phát từ việc giá dầu thế giới tăng liên tục và đột biến.
Ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm tiếng ồn
v.v.. đang là vấn nạn của thế giới và các tổ chức bảo vệ môi trường đang hoạt động tích

cực để hạn chế tình trạng này. Bài học Vedan ở Việt nam cho ta thấy rõ một sản phẩm
có thể bị người tiêu dùng lên án và tẩy chay khi nó góp phần làm ô nhiễm môi trường.
Sự can thiệp của nhà nước vào việc sự dụng và tái chế tài nguyên: các nhóm dư
luận xã hội luôn tạo áp lực đòi hòi nhà nước và các cơ quan quản lí kiểm soát chặt chẽ
hơn nữa việc khai thác tài nguyên, tái chế nguyên nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Ngày nay hiếm có doanh nghiệp nào dám công khai thoái thác các trách nhiệm này.
Bỏ lại những lo toan, vất vả của đám cưới, đôi vợ chồng trẻ xứng đáng có
những khoảnh khắc riêng tư, thư giãn, quan trọng hơn là được tận hưởng những giây
phút lãng mạn và thăng hoa cùng nhau. Một chuyến du lịch lãng mạn và nồng nàn đến
những bãi biển thơ mộng, những cao nguyên ban sơ sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời
cho các cặp vợ chồng mới cưới. Có thể nói, với ngành du lịch nói chung và du lịch
trăng mật nói riêng, môi trường tự nhiên chính là một trong những yếu tố quan trọng
để tạo nên sự thành công của sản phẩm du lịch.
2.3.2. Môi trường vi mô
2.3.2.1. Nhu cầu và xu hướng của khách hàng
Trong thời đại hiện nay có thể nói du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến
và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Du lịch không chỉ đem lại
nguồn thu nhập lớn về kinh tế, tạo công ăn việc làm, phát triển các ngành dịch vụ mà
còn tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới...
Du lịch là một nghành kinh tế mới ở Việt Nam, tuy thời gian phát triển mới
khoảng hơn chục năm nhưng đã thu hút được nhiều thành tựu đáng mừng, góp phần
đáng kể vào sự nghiệp chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu rất
đáng ghi nhận, du lịch Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

22


Việt Nam, một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thăng cảnh
hùng vĩ, những bờ biển dài thơ mộng cùng với những kiến trúc cổ trang nghiêm...
đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của không những bạn bè quốc tế mà với cả người

dân trong nước nhằm khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của đất nước mình.
Do chịu tác động từ những biến động kinh tế trên thế giới, xu hướng du lịch
trong nước hiện nay thường hướng tới các nước Châu Á như Thái Lan, Singgapo... hay
các gói du lịch nội địa với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ.
Hiện nay bên cạnh việc mở rộng các gói du lịch tới các địa điểm mới, thì việc
xây dựng các gói du lịch đặc biệt nhằm phục vụ cho các dịp kỷ niệm đang dần nở rộ.
Nhu cầu đi hưởng tuần trăng mật của các cặp vợ chồng trẻ đang mở ra cho các nhà
kinh doanh du lịch những cơ hội mới và các hãng lữ hành lại càng không thể bỏ lỡ cơ
hội vàng nhân mùa cưới. Nhiều hãng lữ hành khác cũng ráo riết chuẩn bị các chương
trình mới để thu hút các đôi uyên ương. Mùa cưới năm nay, do khó khăn của nền kinh
tế đã ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng tài chính của các cặp vợ chồng trẻ nên các tour
du lịch trăng mật trong nước đang có xu hướng lên ngôi.
Xu hướng phổ biến nhất để đi du lịch trăng mật ở Việt Nam hiện nay là chọn
một điểm đến có phong cảnh thiên nhiên hữu tình như Sa Pa, Đà Lạt, Nha Trang, Phú
Quốc... Nếu như Sa Pa, Sơn La, Điện Biên hay Đà Lạt... đem đến khí hậu lý tưởng,
phong cảnh hùng vĩ và không khí trong lành, thì Nha Trang, Phú Quốc lại gây ấn
tượng mạnh, lãng mạn thơ mộng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng.
Không chỉ có vậy, những điểm du lịch này không chỉ hấp dẫn các cặp uyên
ương nhờ phong cảnh hữu tình thơ mộng mà còn do phương tiện đi lại đến những
điểm du lịch này khá thuận tiện, du khách có thể đi bằng đường bộ, đường xe lửa hoặc
đường hàng không.
2.3.2.2. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty VP - Tour
Do sự hấp dẫn và phát triển của ngành du lịch mà trong một khoảng thời gian
ngắn đã có rất nhiều Công ty du lịch thành lập với chiến lược khác nhau, mục tiêu
khác nhau....nhưng cùng chung nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Trong số đó,
vào năm 2005 Công Ty Cổ phần Dịch vụ và Du lịch Việt Phong cũng được thành lập

23



với slogan: “Gửi Trọn Niềm Vui” đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng, là
nơi tin cậy của nhiều doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước khác.
Công ty CPDV & DL Việt Phong là một doanh nghiệp cổ phần, hoạt động kinh
doanh chủ yếu là du lịch và dịch vụ bán vé máy bay. Trong đó Công ty chuyên cung
cấp các gói du lịch vừa và nhỏ với số lượng hành khách trung bình từ 15-30 người,
khai thác chủ yếu các tuyến từ Hà Nội đi Sa Pa, Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc... bên
cạnh đó có các tuyến quốc tế như Hà Nội đi Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn
Quốc...
Với việc xây dựng tour du lịch trăng mật Công Ty đang phải đối mặt với nhiều
thách thức đến từ các Công ty du lịch, lữ hành khác vốn có thâm niên trong ngành như
Công ty Nét Đẹp Phương Đông, Trung tâm du lịch lữ hành Hapro, Đất Việt tour, ANZ
travel, Việt Media travel...
2.3.3. Phân tích SWTO
- Điểm mạnh (S)
S1. Công ty CPDV&DL Việt Phong là một doanh nghiệp cổ phần, có tiềm năng
tài chính mạnh, có khả năng phát triển về mặt đầu phương tiện giao thông, tư trang
thiết bị cho các cuộc hội thảo, hội nghị lớn.
S2. Lãnh đạo công ty có năng lực cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh Du lịch, điều hành hoạt động của công ty có chất lượng cao. Cùng với nhiệt tình
và lòng hăng say làm việc, sáng tạo của đội ngũ nhân viên trẻ.
S3. Môi trường làm việc tốt, khuyến khích được tinh thần đoàn kết, làm việc
hăng say.
S4. Công ty có một hệ thống trang thiết bị đầy đủ đảm bảo hoạt động của luôn
luôn được thông suốt và kịp thời.
S5. Mạng lưới tour đa dạng (trong nước và quốc tê), các chương trình hấp dẫn,
cùng với khả năng cung ứng dịch vụ ổn định luôn tạo cho khách hàng độ tin tưởng
cao.
S6. Có hệ thống trực tuyến đảm bảo cho khách hàng tiếp xúc với công ty nhanh
và thuận tiện nhất.


24


- Điểm yếu (W)
W1. Bộ phận Marketing của công ty mới đi vào hoạt động cần phải xúc tiến
khuyếch trương, quảng cáo để đảm bảo cung cấp thông tin cho khách hàng đầy đủ và
nhah hơn nữa.
W2. Máy móc, thiết bị chưa đáp ứng được với xu hướng phát triển và cạnh
tranh với các công ty Du lịch khác.
W3. Chi phí đầu vào có xu hướng tăng.

- Cơ hội (O)
O1. Hiện nay ngành Du lịch Việt Nam phát triển rất mạnh cùng với sự tăng
trưởng về kinh tế do đó cơ hội mở rộng kinh doanh lớn.
O2. Sự liên kết ngang giữa các công ty Du lịch trong và ngoài nước tạo thành
một hệ thống cùng phát triển.
O3. Nền kinh tế phát triển các công ty, doanh nghiệp mở các buổi hội thảo, hội
nghị  kinh doanh dịch vụ hội nghị, hội thảo phát triển mạnh.
O4. Đến năm 2020 Việt Nam đã có 6 di tích được UNESCO công nhận là Di
sản thế giới gồm: Vịnh Hạ Long,Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bảng, Quần thể di
tích Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng
thành Thăng Long thu hút lượng lớn khác Du lịch nước ngoài đến Việt Nam.

- Thách thức (T)
T1. Yêu cầu của khách hàng chất lượng, giá thành, uy tín, thương hiệu dịch vụ
ngày càng cao.
T2. Xuất hiện ngày càng nhiều công ty Du lịch tạo nên đối thủ cạnh tranh ngày
càng gia tăng, cạnh tranh có thể dẫn đến chiến tranh về giá cả, quá đó có thể làm giảm
nghiêm trọng chất lượng dịch vụ.
T3. Một số công ty Du lịch như: xâm nhập và ngành Du lịch Trăng mật sớm

hơn, cạnh tranh rất quyết liệt nhằm thu hút khách hàng.
T4. Các điều kiện về chính sách pháp luật chặt chẽ hơn.

25


×