Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BCTT tổng hợp tại công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.94 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI
HƯƠNG THỌ
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển
Tên đầy đủ : Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Hương Thọ.
Địa chỉ: Khu Thống Nhất, Xã Đồng Thịnh, Huyện Yên Lập, Phú Thọ
Tên giao dịch: HƯƠNG THỌ., LTD
Giấy phép kinh doanh: 2600709088 - ngày cấp: 20/12/2010
Ngày hoạt động: 20/12/2010
Điện thoại: 02103621701 - Fax: (hide)
Giám đốc: HÀ ĐỨC THỌ / HÀ ĐỨC THỌ
Điện thoại: 02103621701/01688541218.
Từ khi mới thành lập, điều kiện vật chất ban đầu của công ty còn rất

nghèo nàn, lạc hậu chỉ có vài thiết bị, máy móc cũ và hơn chục công nhân có
trình độ tay nghề thấp, sản phẩm chủ yếu là sản xuất các mặt hàng về bộ phận
trang trí nội thất: các loại cửa sổ, cửa ra vào… quy mô sản xuất của xưởng còn
nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao, đời sống công nhân còn
nhiều khó khăn. Thời kỳ sau gần 10 năm đổi mới với sự đầu tư đúng hướng từng
bước chắc chắn, nhờ đó công ty đã có được vị trí của mình trên thị trường Việt
Nam mà thời điểm này có nhiều công trình lớn, nhiều hợp đồng đã ký kết với
công ty.
Năm 2015 được coi là mốc khá quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Công ty đã mạnh dạn xin vay vốn ngân hàng đầu tư
máy móc kỹ thuật hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất nhận thêm nhiều công
nhân mới hầu hết đều có trình độ từ trung cấp trở lên.
1



Năm 2016- 2017, công ty đã mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu đưa trọn vẹn
dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất chế tạo các sản phẩm: cửa
sổ, cửa ra vào, vách ngăn bằng vật liệu tốt… với công suất lớn và ưu việt hơn
nhiều so với phương pháp làm thủ công truyền thống nên thịtrường rất ưa
chuộng. Trong cơ chế thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm là vấn đề hết sức khó
khăn và nan giải đối với không ít các doanh nghiệp. Thế nhưng đối với những
sản phẩm được sản xuất tại Công ty thì sản xuất ra đến đâu được tiêu thụ hết đến
đó không có sản phẩm ứ đọng, thậm chí có khi sản xuất không đủ để cung ứng
trên thị trường, công nhân phải làm thêm ca để hoàn thành các đơn đặt hàng,
phục vụ các công trình đúng thời hạn, đời sống của tập thể công nhân ngày càng
được nâng lên.
Trải qua gần 10 năm kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã từng bước
phát triển lớn mạnh cả về đội ngũ cán bộ công nhân viên và quy mô sản xuất.
Công ty đã tạo được niềm tin và uy tín tốt với khách hàng và các đối tác kinh
doanh trong và ngoài giữ vững và phát huy vị thế của mình trên thị trường đầy
biến động. Để có được một công ty như hiện nay, vững vàng trong cơ chế thị
trường, sẵn sàng hội nhập khu vực và quốc tế là cả một chặng đường vất vả
vươn lên của một tập thể đoàn kết, nhất trí với một ban lãnh đạo công ty đầy
nhiệt huyết, có tài, có tâm và có quan điểm đúng đắn. Mặt khác, công ty rất chú
trọng đến công tác đào tạo lại CBCN để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ của công
cuộc đổi mới.
Công ty luôn ra sức cải tiến trang thiết bị máy móc, hạ thấp giá thành sản
phẩm tăng cường công tác quản lý chất lượng, đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi cả nước như Phú Thọ, Hà Nội, Hà
Tây, Hưng Yên, Hà Nam… Đây chính là động lực quyết định sự tăng trưởng của
công ty trong nhiều năm qua.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng
2



Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Hương Thọ với chức năng
chủ yếu là sản xuất các mặt hàng vật liệu xâydựng phục vụ thị trường và các
công trình xây dựng, thiết kế thi công các công trình xây dựng… phương châm
kinh doanh của công ty là giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo do đó uy tín
của công ty ngày càng được nâng lên.
Các lĩnh vực kinh doanh của công ty :
Ngành nghề kinh doanh


STT Tên ngành
1
2
3
4

5

ngành

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

4933

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật
sống
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong
các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây

dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

4620
10800
4772

4752

6

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

5610

7

Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

4669

8

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

4663

9

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác


4659

10

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

46530

11

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

46510

12

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

4649

13

Xây dựng nhà các loại

41000
3


14
15


Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ
khác

4543
4530

16

Hoàn thiện công trình xây dựng

43300

17

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

43290

18

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí

4322

19

Lắp đặt hệ thống điện


43210

20

Chuẩn bị mặt bằng

43120

21

Phá dỡ

43110

22

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

42900

23

Xây dựng công trình công ích

42200

24

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ


4210

1.2.2. Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở chức năng nhiệm vụ
được giao, năng lực hiện có của đơn vị và nhu cầu thị trường. Tổ chức tiếp thị,
ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế thuộc chức năng nhiệm vụ được giao
của công ty.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình quy phạm kỹ thuật chuyên ngành,
đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Thực
hiện nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách của nhà nước trong sản xuất kinh
doanh, quan hệ tốt với các cơ quan chức năng hữu quan và địa phương.
4


Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chính sách đối với người lao động chăm lo bồi
dưỡng, nâng cao trình độ CN. CBCNV, đảm bảo điều kiện làm việc cho người
lao động.
1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa, dịch vụ chủ yếu
1.3.1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất (hoặc quy trình công việc của
dịch vụ).
Quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng của công ty được khái quát qua sơ đồ
sau :

Theo sơ đồ trên có thể hiểu một cách đơn giản 1 sản phẩm xây dựng của
công ty sẽ được tạo thành như sau: Người lao động sử dụng các phương tiện,
công cụ tác động vào vật liệu xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng thông qua
ảnh hưởng của công nghệ sản xuất cuối cùng tạo ra sản phẩm.
Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Hương Thọ là tổ chức sản
xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy, về cơ bản, điều
kiện tổ chức hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của Công ty có sự khác biệt

khá lớn so với những ngành sản xuất vật chất khác. Sự khác biệt này quy định
đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty. Sản phẩm của Công ty có tính đơn chiếc
nơi thi công là nơi nghiệm thu sản phẩm, mỗi sản phẩm làm ra theo thiết kế kỹ
thuật, yêu cầu kỹ thuật, giá cả riêng biệt. Thanh toán bên giao thầu cho Công ty
chỉ thanh toán theo giai đoạn, điểm dừng tạm ứng… Thanh toán toàn bộ khi có
5


biên bản nghiệm thu, bàn giao và thanh toán công trình trừ đi chi phí bảo hành
tuỳ theo dự án.
Những đặc điểm đó đòi hỏi phải có quy trình riêng phù hợp theo trình tự sau:
- Nhận thầu thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
- Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng với chủ đầu tư công trình.
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, Công ty tổ
chức quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
- Công trình được hoàn thành với sự giám sát của chủ đầu tư công trình về kỹ
thuật và tiến độ thi công. Bàn giao công trình hoàn thành và quyết toán hợp
đồng xây dựng.
1.3.2. Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ của
công ty :
Kiểm tra và chọn lọc những sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng của nhà
sản xuất trong và ngoài nước.
Nhập hàng, đưa hàng nguyên liệu về kho và thực hiện đúng quy trình bảo
quản sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt, hàng nguyên liệu sẽ được
chuyển sang nhà máy và bộ phận sản xuất sẽ sử dụng những máy móc hiện đại
để sơ chế vật liệu theo đúng bản vẽ thiết kế
Bộ phận giám sát kiểm tra kích thướt và chất lượng trước khi chuyển sang bộ
phận hoàn thiện bề mặt và đóng gói sản phẩm.
Sản phẩm được đóng gói và bảo quản kỹ trước khi đưa lên phương tiện vận

tải chuyển đến công trình
Tại công trình, trước khi thi công lắp dựng. Bộ phận phụ trách kỹ thuật của
công ty sẽ kết hợp với bộ phận giám sát của công trình tiến hành kiểm tra chất
lượng, chủng loại của toàn bộ sản phẩm đã được sơ chế và đóng gói sau khi có
6


kết luận đúng tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại và số lượng của bộ phận
giám sát công trình và bộ phận phụ trách kỹ thuật của công ty đội thi công sẽ
tiến hành thi công lắp dựng cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị thi công hiện đại
theo đúng tiêu chuẩn quốc tế được nhập khẩu từ Hoa Kỳ
Sau khi đội thi công lắp dựng xong, bộ phận kiểm tra chất lượng độc lập của
công ty sẽ tiến hành kiểm tra kết cấu, chất lượng lần cuối trước khi đề nghị chủ
đầu tư, nhà thầu chính và giám sát chất lượng của công trình tiến hành nghiệm
thu và bàn giao sản phẩm.
Sản phẩm sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng sẽ được bảo hành toàn bộ
trong 12 tháng.
Sau thời gian bảo hành, bộ phận bảo trì của công ty sẽ tiến hành bảo trì sản
phẩm 06 tháng/lần trong vòng 24 tháng tiếp theo.
1.4.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Ban Giám đốc

Phòng kế
toán

Phòng kinh
doanh


Đội ngũ
nhân viên

Phòng kỹ
thuật – tư vấn

- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
+ Ban giám đốc :
Giám đốc là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công ty.
7


Ban giám đốc công ty có chức năng xây dựng chiến lược, cung cấp tầm
nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của tổ chức.
Ban giám đốc có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản trị cho doanh
nghiệp. Điều này tạo nên một khuôn khổ dựa trên hàng loạt các chính sách. Điều
này đề cập đến vấn đề xác định và tạo ra các quy tắc và cách thức hoạt động của
nhóm.
+ Phòng kế toán :
Là bộ phận giúp việc Giám đốc tổ chức bộ máy Tài chính -Kế toán- Tín
dụng trong toàn Công ty.
Giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế,
tài chính trong Công ty theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và
Công ty .
Xây dựng kế hoạch huy động vốn trung, dài hạn, huy động kịp thời các
nguồn vốn sẵn có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch tạo lập và sử
dụng các nguồn tài chính có hiệu quả, đảm bảo tăng cường tiết kiệm trong chi
phí hạ giá thành, tăng nhanh tích lũy nội bộ của công ty.

+ Phòng kinh doanh :
- Phối hợp với đơn vị cấp trên làm việc với các bộ ngành liên quan, chủ
đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng định mức, đơn giá, tổng dự toán, dự
toán các công trình, giá cả máy các loại thiết bị mới.
- Cùng các đơn vị thi công giải quyết các phát sinh, điều chỉnh giá trong
quá trình thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư.
- Phối hợp với đơn vị cấp trên giải quyết các vướng mắc về định mức, đơn
giá, cơ chế thanh toán và các chế độ.
- Tham gia phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn
vị trực thuộc Công ty.
8


- Đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác thu hồi vốn, hỗ trợ đơn vị giải
quyết vướng mắc với các đơn vị có liên quan trong thu hồi vốn.
- Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu
vốn của các đơn vị. Kiểm tra phiếu giá thanh toán của các hợp đồng do Công ty
ký chuyển Phòng Tài chính Kế toán.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan lập hồ sơ dự thầu, lập giá đấu thầu
các công trình.
- Chủ trì soạn thảo và tham gia đàm phán để lãnh đạo Công ty ký kết các
hợp đồng kinh tế bao gồm: hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng liên
doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư.
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế
quản lý hợp đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các quy
định của Nhà nước.
- Theo dõi việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng đã ký kết. Theo dõi,
kiểm tra, giám sát tình hình ký kết và triển khai các hợp đồng kinh tế của các
đơn vị.
+ Phòng kỹ thuật – tư vấn :

- Chủ trì lập biện pháp đấu thầu thi công công trình khi có ý kiến chỉ đạo
của Giám đốc.
- Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi các đơn vị trực thuộc về
công tác nghiệp vụ theo chức năng được giao để tổng hợp báo cáo kết quả đã
kiểm tra xử lý trình Giám đốc.
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
- Tư vấn thiết kế, giám sát các công trình theo ngành nghề kinh doanh của
Công ty.

9


- Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong việc phối hợp với các phòng
nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất và phục vụ kinh doanh.
- Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt phương án sửa chữa, bảo trì, bảo
dưỡng thiết bị theo định kỳ và khi bị hư hỏng.
- Quản lý lưu trữ, bảo quản hồ sơ và cung cấp tư liệu để phục vụ cho các
hoạt động chung của toàn công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản nhà nước được giao theo quy
định của pháp luật và của đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi
công các công trình nhận thầu. Tham gia xử lý các vấn đề về kỹ thuật, khối
lượng phát sinh trong thi công và kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của
pháp luật.
1.5. Tổ chức công tác tài chính của công ty
1.5.1. Tổ chức bộ máy tài chính của công ty

-

Chức năng:


Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài
chính kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, nguồn vốn theo đúng chế độ quản
lý tài chính của Nhà nước.
10


Tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty và tổ chức theo dõi, đôn đốc việc thưc hiện các kế hoạch tài
chính đã xây dựng.
Tổ chức quản lý kế toán: đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn áp
dụng việc hạch toán kế toán. Tổ chức kiểm tra việc hạch toán kế toán theo đúng
Chế độ kế toán Nhà nước ban hành.
Tham mưu đề xuất việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn vốn
phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước.
Phối hợp các phòng ban chức năng trong Công ty nhằm phục vụ tốt công
tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
-

Nhiệm vụ:

Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về tình hình sản xuất kinh
doanh, tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty.
Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm.
Đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu,
chi.
Đề xuất dự toán ngân sách hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch đề ra.
Thực hiện các Chế độ, hướng dẫn của Nhà nước về Quản lý tài chính, về
nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước ...
Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước;

Phát hành, luân chuyển, lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo quy định
của Nhà nước.
Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý
tài chính, cơ quan quản lý cấp thẩm quyền theo đúng quy định phục vụ cho việc
quản lý, điều hành Công ty.
1.5.2. Nhận xét
11


+ Ưu điểm
- Tổ chức quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động có hiệu
quả, nhịp nhàng, cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho ban lãnh đạo công
ty.
- Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình tập trung, phù hợp với
phân cấp quản lý và đặc điểm kinh doanh của công ty.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật kế toán, vận dụng tốt chế độ kế toán doanh
nghiệp hiện hành.
- Phòng kế toán tài chính đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tài
chính kế toán.
+ Nhược điểm
Công ty có bộ máy quản lý không lớn, nhưng doanh số lại khá lớn nên
việc quá tải đối với hệ thống vẫn thường xuyên xảy ra đặc biệt là khi có hợp
đồng nhập khẩu số lượng lớn, dịp giáp Tết.
Thêm vào đó, ở bộ phận kế toán các kế toán viên đang phải kiêm nhiệm
nhiều phần việc khác nhau, làm ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc.
Tổ chức bộ máy kế toán chưa thật sự hợp lý, chưa có sự phân nhiệm rõ
ràng giữa nhân viên kế toán và thủ quỹ.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

12


2.1. Phân tích tình hình tài chính của Công Ty TNHH Một Thành
Viên Thương Mại Hương Thọ
2.1.1. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính của công ty
- Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2016 – 2018
+ Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản
Tổng số tài sản năm 2016 của công ty là khoảng hơn 14,5 tỷ đồng. Sang
năm 2017, tổng số tài sản của công ty là 16 tỷ, tăng khoảng 1,5 tỷ, với tốc độ
tăng hơn 10% so với năm 2016. Ta thấy, tổng tài sản tăng mạnh ở năm 2017 là
do tài sản lưu động tăng, điều đó cho ta thấy rằng công ty đã mở rộng quy mô
kinh doanh theo chiều rộng. Đến năm 2018, tổng số tài sản giảm xuống còn
khoảng 15,2 tỷ, tốc độ giảm so với năm 2017 là 4,43%. Để thấy rõ nguyên nhân
của sự biến động này, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu mối quan hệ gữa các chỉ
tiêu trên bảng tài sản.
Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2016 -2018
Chỉ số

Đơn vị

2016

2017

2018

TỔNG TÀI SẢN

Triệu đồng


14.523

16.000

15.291

Tài sản ngắn hạn

Triệu đồng

9.546

11.303

10.874

Tài sản dài hạn

Triệu đồng

4.977

4.697

4.417

Tỷ suất đầu tư chung

%


34,27

29,36

28,89

Tỷ suất đầu tư TSCĐ

%

34,27

29,36

28,89

Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn

%

0

0

0

(Nguồn Các số liệu được tính toán trên Bảng cân đối kế toán) .
Trong giai đoạn 2016 – 2018, ta thấy quy mô tài sản của công ty có
những biến động đáng kể. Năm 2016, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản

là 65,73% đến năm 2017 tăng lên đạt 70,64%. Năm 2018, giá trị TSNH có giảm
xuống còn 10.874 triệu tuy nhiên tỷ trọng TSNH trên tổng tài sản vẫn tiếp tục
gia tăng đạt 71,11%. Có thể thấy rằng, tỷ trọng về TSNH đều chiếm trên 65% và
13


chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù
kinh doanh của công ty. Công ty thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên tài sản
cần tập trung vào đầu tư nguyên vật liệu, bên cạnh đó các bán thành phẩm và
các sản phẩm còn lưu kho cũng chiếm một lượng lớn tài sản.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016 - 2018

2018

2017

71.11

28.89

70.64

29.36

65.73

2016

0%


10%

20%

30%

40%

34.27

50%

Tài sản ngắn hạn

60%

70%

80%

90%

100%

Tài sản dài hạn

Trong ba năm 2016 - 2018, công ty không phát sinh các khoản đầu tư tài
chính dài hạn cũng như chi phí XDCB vì vậy tỷ suất đầu tư chung của công ty
chính là tỷ suất đầu tư TSCĐ. Tỷ suất đầu tư TSCĐ cho biết một đồng tài sản có
bao nhiêu phần trăm là

TSCĐ. Năm 2016, tỷ suất đầu tư TSCĐ là 0,39%, năm 11 giảm xuống
còn 0,35% đến năm 2018 là 0,37%. Sở dĩ có sự biến động này là do sự thay đổi
về tổng tài sản qua từng năm trong khi đó thì giá trị của TSCĐ hiện có không
thay đổi. Điều này đã phản ánh rõ được tình hình trang bị cơ sở, vật chất của
công ty, công ty cần xem xét và cân nhắc giữa các quyết định có nên đầu tư
thêm TSCĐ cũng như các khoản đầu tư tài chính dài hạn để có thêm cơ hội hay
không.
14


Tài sản ngắn hạn: Trong giai đoạn 2016 – 2018, tài sản ngắn hạn có sự
biến động tăng giảm về mặt giá trị tuy nhiên về tỷ trọng thì lại có sự gia tăng,
Năm 2016, tài sản ngắn hạn đạt 9.546 triệu. Năm 2017, tài sản ngắn hạn đạt
11.303 triệu tăng 1.757 triệu tương ứng với tăng 18,41%. Năm 2018, tài sản
ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 10.874 triệu giảm 429 triệu so với năm 2017. Sở
dĩ có dự biến động này là do trong năm 2017, công ty đã dự đoán được sự gia
tăng giá thành của các nguyên vật liệu đầu vào trong các năm tiếp theo nên đã
mua tích trữ hàng làm tăng lượng hàng tồn kho lên đáng kể. Đến năm 2018, giá
thành của các nguyên vật liệu đã có sự gia tăng tuy nhiên do lượng hàng đã tích
trữ được từ năm ngoái nên công ty có thể giảm lượng tài sản ngắn hạn của mình
đi so với năm 2017 .
Ngoài ra sự thay đổi về kết cấu của tài sản lưu động còn là do sự ảnh
hưởng của các nhân tố sau:
Bảng 2.2. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2016 -2018
Đơn vị: triệu đồng
Số
tiền
2017

Số tiền

2018

2017 - 2016

2018 - 2017

Chỉ tiêu

Số tiền
2016

Tuyệt
đối

%

Tuyệt
đối

%

A.Tài sản ngắn hạn

9.546

11.303

10.874

1.757


18,41

(429)

(3,80)

1. Tiền và các khoản
tương đương tiền

352

302

388

(50)

(14,20)

86

28,48

2. Các khoản phải
thu

1.227

587


523

(640)

(52,16)

(64)

(10,9
0)

3. Hàng tồn kho

7.967

10.414

9.963

2.447

30,71

(451)

(4,33)

4. TSLĐ khác


0

0

0

0

0

0

0

B.Tài sản dài hạn

4.977

4.697

4.417

(280)

(5,63)

(280)

(5,96)


1. Tài sản cố định

4.977

4.697

4.417

(280)

(5,63)

(280)

(5,96)

2. TSCĐ khác

0

0

0

0

0

0


0

15


TỔNG TÀI SẢN

14.523

16.000

15.291

1.477

10,17

(709)

(4,43)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh
doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm
được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát
triển của công ty.
Tình hình doanh thu :
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2017, với chính sách nâng
giá bán đầu ra của các sản phẩm và thắt chặt chính sách thu tiền bán hàng bằng

cách: đưa ra các điều kiện chặt chẽ hơn về các khoản trả nợ trong các hợp đồng
như thời hạn trả nợ cụ thể, lãi suất khi kéo dài thành nợ quá hạn, thường xuyên
phân công nhân viên kiểm tra và rà soát các khoản nợ để truy thu trước khi trở
thành nợ quá hạn nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 36.385 triệu
đồng giảm 2.299 triệu tương đương với mức giảm 5,94%. Bên cạnh đó, tình
hình kinh tế khó khăn chung, chỉ số lạm phát năm 2017 là 18,58% cũng gây ảnh
hưởng đáng kể tới hoạt động bán hàng của công ty. Năm 2018, tình hình kinh tế
đã cải thiện hơn, lạm phát tăng 6,81 %, công ty đã nỗ lực hơn trong việc đẩy
mạnh hoạt động bán hàng, chủ động tìm kiếm các đối tác mới. Ngoài ra công ty
đã áp dụng các chính sách thu tiền mềm dẻo hơn, thay vì yêu cầu thanh toán
sớm công ty đã đẩy mạnh chính sách chiết khấu thanh toán nên tình hình doanh
thu được cải thiện.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Có thể nói năm 2017 là một năm ảnh
hưởng nặng nề tới uy tín của công ty, khi mà khoản giảm trừ doanh thu tăng đột
biến 730,2% so với 2016. Mức giá trị là 797 triệu đồng trong khí đó năm 2016
chỉ là 96 triệu đồng. Khoản giảm trừ doanh thu này được tính chủ yếu trên mức
hàng bán bị trả lại. Nguyên nhân khiến chất lượng hàng hóa giảm là do trong
năm 2017, công ty đã tuyển thêm một số công nhân mới chưa có kinh nghiệm
16


nên đã làm hỏng hàng hóa. Bên cạnh đó, sự thay đổi về nhân sự ở ban KCS
khiến quá trình kiểm tra kém đảm bảo hơn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng
tới uy tín của công ty cũng như các chi phí bồi thường sửa chữa. Năm 2018, giá
trị khoản mục này đã giảm xuống còn 112 triệu đồng tương đương với mức
giảm 85,94%. Điều này cho thấy công ty đã khắc phụ tình hình năm 2017 chú
trọng tới công tác kiểm tra sản phẩm trước khi giao hàng cho đối tác cũng như
cần nâng cao tay nghề của công nhân sản xuất, đảm bảo chất lượng của sản
phẩm.
Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn

2016 -2018

Chỉ tiêu

Số
tiền
2016

Số
tiền
2017

Số
So sánh 2016 tiề
2017
n
Tương Tuyệt
201 đối
đối
8

So sánh 2017 2018
Tương
đối (%)

1. Doanh thu
thuần

38.58
8


35.5
88

37.78
6

(3.000) (7,77
)

2.198

2. Giá vốn hàng
bán

35.27
9

31.9
07

33.80
6

(2.628) (7,45
)

3.899

3. Lợi nhuận

gộp

3.30 3.681
9

4. Chi phí quản
lý doanh nghiệp

2.56
2
2.862

5. Chi phí tài
chính
6. Lợi nhuận
thuần từ HĐKD
7. Doanh thu
khác
8. Chi phí khác
9. Tổng lợi
nhuận trước
thuế
10. Thuế TNDN

3.980

372

Tuyệt
đối

(%)
6,18

12,22
299

8,12

116

4,05

11,24
300 11,71
2.978

663

713

786

50

7,54

73

10,24


84

106

216

22

26,19

110

103,
77

124

69

20

(55)

(44,3
5)

(49)

(71,0
1)


-

-

-

-

-

-

208

175

236

(33)

(15,8
7)

61

34,86

58


49

66

(9)

(15,8

17

34,86

17

-


7)
11. Lợi nhuận
150
126
170
(24)
sau thuế
2.1.2. Phân tích hiệu quả và rủi ro tài chính

(15,8
7)

44


34,86

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp được đánh giá trên việc sử
dụng nguồn vốn để có thể đạt được kết quả cao nhất.
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
Chỉ tiêu

2016

2017

2018

Đơn vị
Số vòng quay HTK

Vòng

4,84

3,42

3,79

Thời gian quay vòng HTK

Ngày

75


106

96

Số vòng quay khoản phải thu

Vòng

31,45

60,63

72,25

Thời gian thu tiền bình quân

Ngày

11,61

6,02

5,05

Thời gian thanh toán khoản phải trả

Ngày

24,92


36,39

33,51

Chu kì kinh doanh

Ngày

86,61

112,02

101,05

Vòng quay tiền

Vòng

61,69

75,63

67,54

(Nguồn: Các số liệu tính toán từ BCTC)
- Mô hình phân tích sử dụng phương trình Dupont
Bảng 2.6. Các yếu tố sử dụng trọng phương trình Dupont
Chỉ tiêu


2016

2017

2018

Chênh lệch giữa
(1) - (2)

Chênh lệch giữa
(1) – (2)

(1)

(2)

(3)

Tuyệt
đối

Tuyệt đối

0,39

0,35

0,45

(0,04)


(10,26)

0,1

28,57

Số vòng quay tài 9,21
sản (Vòng)

7,49

8,44

(1,72)

(18,68)

0,95

12,68

Tỷ lệ tài sản trên
VCSH (Lần)

0,30

0,29

0,02


7,14

(0,01)

(3,33)

ROS (%)

0,28

18

Tương
đối (%)

Tương
đối (%)


ROA (%)

3,59

2,62

3,80

(0,097)


(27,02)

1,18

45,04

ROE (%)

1,03

0,79

1,11

(0,04)

(23,30)

0,32

40,51

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC)
Sơ đồ DUPONT trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự
luân chuyển tài sản có, mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. Ta thấy tỷ lệ
ROE chịu sự tác động của 2 yếu tố là ROA và tỷ lệ tài sản trên vốn CSH vì vậy
muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hay tăng ROE công ty cần kết hợp
đồng bộ nâng cao 2 nhân tố trên. Như đã tính toán, ROA của công ty có sự biến
động liên tục trong 3 năm trở lại đây, nhìn vào phương trình Dupont, việc ROA
tăng hay giảm là do sự thay đổi lên của cả ROS lẫn số vòng quay tài sản. Vì vậy

trước hết chúng ta sẽ đi sâu vào sự thay đổi của ROS và vòng quay tài sản ảnh
hưởng như thế nào tới ROA.
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới ROA trong điều kiện
các nhân tố còn lại được giả định không thay đổi
Đơn vị tính : lần
Các yếu tố ảnh hưởng tới ROA

2017 - 2016

2018 - 2017

ROS

(0,6708)

0,3325

Số vòng quay tài sản

(0,2996)

0,844

Tổng

(0,9704)

1,1765

( Nguồn: Các số liệu tính toán từ BCTC và áp dụng công thức trong phương

trình Dupon)
Trong hai năm 2016 – 2017, ta thấy khi ROS giảm 0,04% thì ROA giảm
0,6708 lần còn khi vòng quay tổng tài sản giảm 1,72 vòng thì ROA giảm 0,2996
lần. Như vậy tổng hợp lại trong hai năm này, hai nhân tố làm giảm ROA đi
0,9704 lần. Giai đoạn 2017 – 2018, giá trị các chỉ số ROS và vòng quay tổng tài
sản đều tăng kéo theo chỉ số ROA cũng tăng. Ta thấy, khi ROS tăng 0,1% thì
ROA tăng 0,3325 lần còn khi vòng quay tổng tài sản tăng 0,95 vòng thì ROA
19


tăng 0,844 lần. Có thể thấy nguồn gốc làm tăng hay giảm ROA chủ yếu là do
vòng quay tổng tài sản vì vậy muốn tăng tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ nguồn
vốn cần phải tăng trị số này lên tức là phải tăng được lượng doanh thu thuần trên
tài sản.
Một doanh nghiệp chỉ được xem là hoạt động có hiệu quả khi số vòng
quay vốn càng ngày càng tăng lên vì đều đó chứng tỏ rằng đồng vốn của doanh
nghiệp sử dụng có hiệu quả cao, nhưng muốn số vòng quay vốn gia tăng thì đều
đó phụ thuộc vào hai yếu tố đó là doanh thu và vốn. Về doanh thu, ta thấy doanh
thu giảm mạnh trong năm 2017 như đã phân tích ở phần doanh thu nguyên nhân
là do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn buộc công ty phải nâng giá bán
hàng hoá đầu ra, bên cạnh đó chính sách thu tiền bán hàng cũng một phần ảnh
hưởng đến tình hình doanh thu. Về vốn cố định, tình hình tài sản cố định của
công ty hiện nay vẫn còn tốt nên trong vài năm tới chưa cần thiết đầu tư thêm.
Về vốn lưu động, ta thấy khoản mục vốn bằng tiền không biến động lớn trong ba
năm qua, tuy nhiên tỷ số thanh toán nhanh của công ty theo phân tích ở phần
trước là thấp và có xu hướng giảm, công ty nên chú ý nâng dần khoản mục vốn
bằng tiền nhằm hạn chế rủi ro thanh toán.
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới ROE trong điều kiện
các nhân tố còn lại được giả định không thay đổi
Đơn vị tính : lần

Các yếu tố ảnh hưởng tới ROE

2017 - 2016

2018 - 2017

ROS

(0.1032)

0,2247

Số vòng quay tài sản

(0,2018)

0,1239

ROA

(0,2716)

0,354

Tỷ lệ tài sản trên VCSH

0,05243

(0,0379)


Tổng

(0,2192)

0,3162

20


(Nguồn: Các số liệu tính toán từ BCTC và áp dụng công thức trong phương
trình Dupon)
Để tìm hiểu được nguyên nhân dẫn tới sự tăng hay giảm của tỷ suất lợi
nhuận trên VCSH ta xem xét các mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành
nên ROE theo phương trình Dupon trong giả định rằng các yếu tố khác không
đổi. Ta thấy, trong hai năm 2016 – 2017, khi ROA giảm 0,04% thì nó sẽ làm
giảm ROE 0,0,2716 lần. Bên cạnh đó trong hai năm này tỷ lệ tổng tài sản trên
VCSH lại tăng 0,1% kéo theo ROE tăng 0,05243 lần. Như vậy, tổng hợp lại, tỷ
lệ ROE trong giai đoạn này giảm 0,2192 làm thay đổi ROA giảm xuống 0,2716
và sự tăng lên của hệ số nhân tài sản là 0,05243 lần.
Năm 2017 – 2018, công ty đã có những chiến lược quản lý hiệu quả hơn,
công ty đã thay đổi chính sách bán hàng hợp lý hơn như tăng doanh thu và cát
giảm chi phí để có thể đẩy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn doanh thu
thuần khiến cho ROA tăng. Như vậy ROE tăng lên 0,3162 lần là do ROA đã
tăng lên 0,354 lần và tỷ trọng tài sản trên VCSH đã giảm xuống 0,0379 lần.
- Đòn bẩy tài chính
Là một công ty chuyên kinh doanh sản xuất vì vậy do đặc thù kinh doanh
công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi do đó đòn bẩy tài chính của công ty
hình thành từ việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn.
Bảng 2.14. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty qua các năm
Chỉ tiêu


Đơn vị

2016

2017

2018

Nợ phải trả

Triệu đồng

10.346

11.696

10.817

Tổng nguồn vốn

Triệu đồng

14.523

16.000

15.291

EBIT


Triệu đồng

208

175

236

Chi phí lãi vay

Triệu đồng

88

135

129

0,71

0,73

0,71

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài Lần
chính
21



DFL

Lần

1,73

4,38

2,21

(Nguồn: Các số liệu tính toán từ BCTT và bảng tổng hợp chi phí)
Giai đoạn 2016 – 2018, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty
không có nhiều biến động, giao động trong khoảng 0,71 – 0,73. Nguyên nhân là
do trong giai đoạn này sự biến động về nợ phải trả và tổng nguồn vốn khá đồng
đều với nhau. Năm 2017, công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hơn
nên khoản mục nợ phải trả ra tăng cao đã đẩy mức đổ sử dụng đòn bẩy tài chính
tăng lên cao nhất và đạt 0,73. Năm 2018, mức độ sử dụng đoàn bẩy tài chính trở
về mức 0,71. Ta có thể thấy được nét tương đồng giữa sự biến động của mức độ
sử dụng đòn bẩy hoạt động và tài chính là tương đương nhau.
Giá trị DFL cho ta biết khi EBIT thay đổi 1% thì thu nhập trên vốn CSH
sẽ thay đổi DFL%. Có thể nói Hương Thọ đã sử dụng được đòn bẩy tài chính
một cách có hiệu quả. Năm 2016, DFL là 1,73 tới năm 2017 tăng mạnh đạt 4,38.
Đến năm 2018, DFL của công ty giảm xuống còn 2,21 do công ty đã giảm các
khoản mục đầu tư và chú ý đến các chính sách siết chặt thanh toán hơ, tuy nhiên
đây vẫn là một tỷ số cao cho thấy hiệu quả sự dụng đòn bẩy tài chính của công
ty. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp công ty có thêm các cơ hội đầu tư
cũng như có cơ hội gia tăng thu nhập cho các nhà đầu tư tuy nhiên hạn chế của
nó là có thể dẫn tới nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.3. Đánh giá, nhận xét tình hình tài chính của công ty
- Ưu điểm

Chính sách thu tiền tắt chặt giúp công ty có thể tránh khỏi việc xử lý các
khoản nợ khó đòi. Bên cạnh đó chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng
tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời giảm thiểu được các chi phí
thu hồi nợ khó đòi cũng như chi phí quản lý các khoản phải thu.

22


Việc tích trữ các nguyên vật liệu đầu vào được thể hiện qau tỷ trọng hàng
tồn khi ra tăng, điều này sẽ giúp cho công ty sẵn sàng ứng phó được với sự biến
động về giá cả của thị trường ảnh hưởng tới các nguyên vật liệu thiết yếu.
Tổng chi phí so với doanh thu đều giảm qua các năm làm cho lợi nhuận
trong hoạt động kinh doanh tăng đều qua ba năm, cho thấy chất lượng hoạt động
kinh doanh chính của công ty càng ngày càng tốt, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ
lệ chi phí giá vốn hàng bán giảm qua các năm, trong khi tỷ lệ chi phí tài chính vá
chi phí quản lý đều tăng so với doanh thu, nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ
giảm của giá vốn hàng bán nên tỷ lệ tổng chi phí giảm so với doanh thu.
Lợi nhuận mang dấu dương trong ba năm chứng tỏ công ty đang làm ăn
có lãi và có khả năng phát triển trong giai đoạn sắp tới.
Thời gian thanh toán khoản phải trả lớn hơn nhiều thời gian thu tiền bình
quân điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của khách hàng. Điều này
sẽ đem lại cho công ty cơ hội đầu tư và có được lượng tiền dư thừa hợp lý.
-

Tồn tại

Khoản phải thu giảm mạnh trong hai năm 2017 và 2018, và có xu hướng
tiếp tục giảm, kỳ thu tiền bình quân khá ngắn 5-6 ngày, mặc dù điều này sẽ giúp
cho lượng vốn không bị khách hàng chiếm dụng nhưng biện pháp thu tiền quá
chặt như thế sẽ làm giảm doanh thu, công ty cần có chính sách thu tiền nới lỏng

và linh hoạt hơn nữa.
Trong 2 năm 2017 và 2018, hàng tôn kho đều tăng chứng tỏ công tymở
rộng quy mô kinh doanh bằng cách đầu tư vào hàng tồn kho, nhưng trong năm
2017 mở rộng quy mô hàng tồn kho là không đúng lúc làm cho chi phí tồn kho
và chi phí lãi vay tăng nhưng doanh thu thì lại giảm, dẫn đến một loạt bất ổn
trong tình hình tài chính. Năm 2018 thì khả quan hơn, hàng tồn kho có giảm
đồng thời tình hình kinh doanh thuận lợi, tuy nhiên lượng hàng tồn kho vẫn còn
cao so với tình hình tiêu thụ do đó trong năm tới công ty nên tính toán giảm
lượng hàng tồn kho cho phù hợp và tiết kiệm được chi phí.
23


Nợ phải trả của công ty tương đối cao chiếm trên 70% tổng nguồn vốn,
cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty còn thấp. Vốn hoạt động của
công ty phụ thuộc quá nhiều vào sự tài trợ bên ngoài, cụ thể:
Vay ngân hàng: Chiếm tỷ lệ khá cao trong nợ phải trả, và lẽ dĩ nhiên
nguồn vốn này phải chịu chi phí tài chính không nhỏ. Trong năm 2017 vay ngân
hàng tăng cao để mở rộng quy mô hàng tồn kho, nhưng do kinh doanh không
hiệu quả nên nợ ngân hàng tăng so với đầu năm.
Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp: Tăng cao trong hai năm 2017 và 2018
do lượng hàng mua dự trữ tăng cao. Đây là nguồn vốn không chịu chi phí,
nhưng công ty cũng phải chú ý thanh toán tiền hàng đúng hạn để tạo uy tín với
nhà cung cấp, nhằm xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài sau này .
2.1.4. Đánh giá về công tác phân tích tài chính của công ty
Trong thời gian tới, công ty sẽ mở rộng hoạt động SXKD, mở thêm nhiều
đại lý ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tiến đến làm chủ công nghệ với dây
truyền sản xuất hiện đại bậc nhất nhằm đưa công ty trở thành doanh nghiệp dẫn
đầu trong ngành.
Chiến lược về tài chính, công ty đã duy trì một cơ cấu tài chính lành mạnh
và phù hợp là yếu tố quan trọng để giảm rủi ro tài chính cũng như đảm bảo được

đủ vốn cho hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, vốn luôn là yếu tố quan trọng đối
với các doanh nghiệp. Công ty đang dần tiếp cận và tìm cách thức huy động vốn
hiệu quả, tiết kiệm như huy động vốn từ cán bộ công nhân viên, vay ngân
hàng… Tuỳ vào tình hình tài chính của công ty và phân tích tình hình thị trường
mà công ty sẽ lựa chọn phương án huy động vốn hiệu quả nhất.

24



×