Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

NHỮNG vấn để XUNG QUANH HÀNH VI SỐNG THỬ ở SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.1 KB, 55 trang )

NHỮNG VẤN ĐỂ XUNG QUANH HÀNH
VI SỐNG THỬ Ở SINH VIÊN VIỆT NAM
HIỆN NAY

MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Cuộc sống càng ngày càng hiện đại kéo theo đó, con
người cũng phải hiện đại theo. Hiện đại về phong cách và lối
sống để theo kịp với cuộc sống thời nay của những người trẻ
tuổi. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của lứa đôi
nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện
đại của phong cách và lối sống , sự du nhập của văn hóa


phương Tây mà mỹ từ “tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đích
thực của nó.
Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người dần
tiện nghi, thoải mái hơn thì kéo theo đó là suy nghĩ cũng như
lối sống thoáng của một bộ phận giới trẻ, tư tưởng của giới trẻ
ngày càng hiện đại và tự tin hơn với bản thân nên vấn đề sống
thử cũng ngày càng nhiều. Khi các bạn trẻ nói chung hay sinh
viên nói riêng đã độc lập về tài chính, các bạn đã có những
công việc làm thêm, kiếm thêm thu nhập thì dẫn đến một hiện
tượng các bạn đang tìm hiểu nhau muốn tiến tới việc sống thử.
Ở phương Tây, việc sống thử không còn quá xa lạ, khi các bạn
trẻ thường sống thử phi hôn nhân từ 1 đến 2 năm trước khi kết
hôn để tìm hiểu cũng như tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Còn ở
Việt Nam, sống thử chỉ mới xuất hiện từ những năm 90 của thế
kỉ XX trở lại đây. Theo phong tục của Việt Nam, sau khi làm


đám cưới, các cặp đôi mới được về sống chung như vợ chồng
nên việc sống thử chưa được công nhận rộng rãi. Chung sống
phi hôn nhân được du nhập từ phương Tây là hình thức giúp
giới trẻ có thể tìm hiểu nhau, sống chung như vợ chồng nhưng
không có sự ràng buộc của pháp luật. Các bạn muốn sống với
nhau để cùng nhau chia sẻ những buồn vui của cuộc sống,
2


cùng nhau trải qua những thăng trầm của tuổi trẻ nhưng không
có sự ràng buộc và một ngày nào đó cả hai đã vững chãi thì có
thể chính thức kết hôn với nhau. Giới trẻ nói chung và sinh
viên nói riêng, ngày nay đã mạnh dạn và tự tin hơn trong thể
hiện tình cảm của mình so với những thế hệ đi trước. Với tư
tưởng ấy, hiện nay nhiều cặp đôi lựa chọn cho mình phương
pháp sống thử để trải nghiệm, để được tự do ở bên nhau. Vậy
liệu quan điểm sống thử ở lứa tuổi sinh viên có thật sự xấu như
các bậc phụ huynh nghĩ hay vô hại như các bạn trẻ nghĩ? Vậy
chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của
giới trẻ hay sinh viên hiện nay mang lại những lợi ích và tác
hại gì? Có thể thấy sống thử đang là xu hướng của sinh viên và
chúng ta cần hiểu rõ được lợi ích và tác hại của việc sống thử
để có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này.
Theo phong tục của người Việt Nam, những đôi trai gái chỉ
được sống chung như vợ chồng sau khi làm lễ cưới. Nhưng có
một thực trạng hiện nay tại Việt Nam là số sinh viên thanh niên
sống chung với nhau trước hôn nhân ngày càng tăng mà báo
chí trong nước gọi là “sống thử”. Vậy chúng ta nhìn nhận vấn
đề này thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại những lợi
ích gì? Tác hại ra sao? Câu trả lời không còn là vấn đề của nhà

3


chức trách mà đang trở thành một vấn đề rất nóng hổi của toàn
xã hội.
Ở một góc độ nào đấy có thể coi “sống thử” là một chiêu
bài để thử nhiệm. Nếu coi “sống thử” là “sống thật” thì đây là
trải nghiệm để tích lũy cho việc xây dựng một cuộc sống hôn
nhân bền vững sau này. Nó là một xu thế của Châu Âu vào thời
kỳ giải phóng tính dục, sau thời kỳ thoái trào con người châu
Âu quay trở lại với cuộc sống hôn nhân bền vững. Hiện nay
tình trạng sống thử ở sinh viên Việt Nam nói chung và ở Hà
Nội nói riêng đang diễn ra ngày càng phổ biến, bên cạnh
những điều tích cực mà lối sống này mang lại thì nó lại gây ra
những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tâm lí
và tương lai sau này của các bạn sinh viên. Mà nguyên nhân
của nó không chỉ xuất phát từ phía các bạn sinh viên mà còn
phải kể đến những nguyên nhân từ phía gia đình, bạn bè, nhà
trường và toàn xã hội.
Nhận thấy hành vi sống thử ở sinh viên hiện nay chịu ảnh
hưởng rất lớn từ môi trường xã hội nên tôi đã chọn nội dung
này làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu
4


3.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay và
các tác động từ môi trường xã hội đến hành vi sống thử của

sinh viên.
4.Phạm vi nghiên cứu
− Thời gian: từ tháng 11/2018 – 12/2018
− Không gian: Trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn thành phố
Hà Nội
− Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng sống thử trong
sinh viên và các tác động từ môi trường xã hội đến hành vi này,
từ đó đề xuất vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với vấn
đề.
5.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm bài tiểu luận này, tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:


Phương pháp quan sát: quan sát các biểu hiện hành vi, cách
thức sống thử và địa bàn tập trung tình trạng sống thử của sinh
viên. Quan sát thái độ của sinh viên và những người sống xung
quanh đồng thời tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt của sinh viên khi

sống thử với nhau.
− Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này giúp tôi hiểu
được các khái niệm về sống thử, đặc điểm tâm lí của tuổi sinh
viên thanh niên, các lí thuyết liên quan,… được sử dụng chính
5


trong bài nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về nguyên nhân
thực trạng vấn đề một cách khách quan và chi tiết nhất từ đó
làm rõ các vấn đề liên quan đến hành vi sống thử ở sinh viên.
− Phương pháp phỏng vấn sâu: tôi đã sử dụng các câu hỏi để hỏi

một số cá nhân cụ thể nhằm tìm hiểu rõ hơn về hành vi sống
thử. Các câu hỏi có nội dung như:
• Theo các bạn như thế nào được coi là hành vi sống thử ? Các
bạn thấy hành vi sống thử hiện nay ở nước ta ra sao?
• Theo các bạn đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
sống thử hiện nay?
• Các bạn có biết về các luật pháp, quy định về sống chung
không đăng ký kết hôn hay không? Bạn có suy nghĩ gì về hậu
quả của hành vi đó?
• Chúng ta nên thay đổi từ đâu và như thế nào để giảm bớt hành
vi này?
6. Mục

đích của đề tài

Tìm hiểu thực trạng sống thử trong sinh viên và hiểu
được những tác động của môi trường xã hội đối với hành vi
này. Từ đó, đề xuất vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc giảm thiểu hậu quả của vấn đề này.
Sống thử không còn là vấn đề quá mới mẻ ở sinh viên
hiện nay khi mà các cặp đôi lựa chọn việc sống thử như quãng
thời gian để tìm hiểu nhau. Họ lựa chọn sống thử như một hình
6


thức cần có trước hôn nhân để kiểm tra độ hợp nhau, cùng
nhau chung sống như vợ chồng nhưng không có sự công nhận
của pháp luật cũng như gia đình hai bên. Đến một thời điểm
chín muồi, họ sẽ quyết định kết hôn. Khi sống thử các bạn sinh
viên thường đưa ra những lý do như: Sống thử để tiết kiệm

được chi phí vì khi cả hai cùng sống chung sẽ tiết kiệm được
tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt chung, cũng như có thể giúp đỡ
nhau trong cuộc sống..; Sống chung giúp các bạn có thể tìm
hiểu nhau một cách kỹ nhất trước khi tiến tới hôn nhân; Vì là
cuộc sống sinh viên nên sống thử để cảm thấy bớt cô đơn, cảm
thấy bớt nhớ nhà; Sống thử theo trào lưu;…. Các bạn có thể
thấy được những lợi ích mà sống thử mang lại nhưng những
tác hại mà sống thử mang đến cũng không ít. Khi cuộc sống
thử của các bạn trẻ trở thành những câu chuyện đau lòng, sau
những cuộc sống thử đó là những hệ lụy kéo theo khiến chúng
ta đáng phải suy nghĩ. Sống thử luôn tồn tại mặt lợi và mặt hại,
vì thế nó luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm và chú ý
trong nhiều năm qua. Có thể thấy, còn nhiều luồng ý kiền tồn
tại xung quanh vấn đề sống thử. Qua đây, chúng ta có thể tìm
hiểu rõ hơn những lợi ích và tác hại của việc sống thử mang
lại. Cung cấp một cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng sống
7


thử của sinh viên hiện nay và hệ quả của nó đối với cá nhân,
gia đình, xã hội,… Ngoài ra, giúp chúng ta tìm hiểu được
những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử của sinh viên và tìm
ra cách thức giải quyết thích hợp và thỏa đáng nhất cho vấn đề
này.

8


NỘI DUNG
1.


Cơ sở lý luận:

1.1.Khái niệm hành vi con người
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa về hành
vi được đưa ra tùy theo những tiêu chí và mục đích nghiên cứu
khác nhau. Nhưng có hai định nghĩa khái niệm được xem là
đầy đủ và dễ hiểu nhất:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hành vi là toàn bộ những phản
ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong
một hoàn cảnh cụ thể nhất định”.
Theo từ điển Tâm lí học của Mĩ: “Hành vi con người là
một thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, hành động, phản
ứng, phản hồi, những di chuyển, tiến trình có thể đo được của
bất kì cá thể đơn lẻ nào.
Từ các quan niệm trên có thể cho rằng “ Hành vi con
người là cách ứng xử (cách phản ứng) của con người trong một
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nó được biểu hiện ra ngoài thong
qua ngôn ngữ, cử chỉ hoặc hành động nhất định”
Vì vậy khi xem xét hành vi con ngời cần đặt trong điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể để tránh tiếp cận phiến diện, một chiều.

9


Hành vi có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau
như ngôn ngữ, cử chỉ, chữ viết,…


Phân loại hành vi:

Có rất nhiều cách phân loại hành vi như phân loại dựa vào
tính chất của hành vi, dựa vào mục đích, hình thức biểu lộ
hành vi,… Trong đó có phân loại các hành vi bất thường và
hành vi lệch chuẩn
Trong khi đó, có một số cá nhân trong cộng đồng có những
hành vi khác với khuôn mẫu và chuẩn mực chung của cộng
đồng. Hành vi lệch chuẩn có hai mức độ: thấp và cao



Sự sai lệch chuẩn hành vi ở mức độ thấp chỉ xảy ra ở một số
hành vi nhất định. Cá nhân có thể có những hành vi không
bình thường nhưng không gây tác hại hoặc ảnh hưởng đến các

hoạt động và đời sống của cộng đồng, gia đình và xã hội.
− Sự sai lệch chuẩn mực hành vi ở mức độ cao có các biểu hiện
thường là những hành vi sai lệch và gây ảnh hưởng đến cuộc
sống của chính bản thân người thực hiện hành vi, của gia đình
và cộng đồng, xã hội. Nhiều khi đây được coi là hành vi bệnh
lý.
Căn cứ vào mức độ nhận thức và khả năng chấp nhận
chuẩn mực xã hội, có thể chia hành vi lệch chuẩn thành hai
loại:
10




Sai lệch chuẩn mực hành vi thụ động: Loại hành vi này là
những hành vi cá nhân sai lệch do nhận thức không đầy đủ

hoặc nhận thức sai lệch chuẩn mực xã hội, nhận thức sai về các

mối quan hệ trong cuộc sống.
− Sai lệch chuẩn mực hành vi chủ động: Đây là loại hành vi cố ý
làm sai khác so với chuẩn mực.
1.2Khái niệm môi trường xã hội
 Khái niệm môi trường
− Nghĩa rộng: Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi
trường kinh tế - xã hội ( dân số, việc làm, thu nhập, hoạt động
kinh tế, xây dựng, y tế,giáo dục,…)
− Nghĩa hẹp: Môi trường là môi trường tự nhiên bao gồm không
khí, đất, nước,….
a,Khái niệm sống thử:
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là tình trạng hai
người khác giới sống chung với nhau như vợ chồng nhưng
không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn theo quy định
của pháp luật.
b,Khái niệm môi trường xã hội:
Môi trường xã hội là đối tượng xã hội mà con người cần
giao tiếp tích cực và nó để tồn tại và phát triển.
Môi trường xã hội được xét trên ba cấp độ: gia đình, nhà
trường và xã hội. Trong đó, gia đình được coi là thành phần
quan trọng nhất trong môi trường sống của mỗi cá nhân.
11


Cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và môi
trường xã hội. Con người tiếp nhận các thông tin từ môi trường
(đầu vào). Con người xử lý các thông tin đó qua quá trình hoạt
động nhận thức và sẽ bộc lộ hành vi của bản thân (đầu ra) dưới

nhiều hình thức khác nhau, có thể là hành vi tiêu cực hoặc tích
cực, có những con người có khả năng tác động đến cả một hệ
thống lớn của xã hội.
Ngoài ra, môi trường xã hội là môi trường có các mối
tương tác giữa các cá nhân.
c,Phân biệt sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân:
Có thể biết, sống thử không chỉ đờn thuần là hai người
khác giới sống chung dưới một mái nhà cùng ăn, cùng sinh
hoạt mà còn có quan hệ tình dục. Về phương diện hình thức,
sống thử nói về quan hệ tình dục với người yêu còn quan hệ
tình dục trước hôn nhân có thể xảy ra với nhiều đối tượng khác
nhau. Về bản chất, cả hai đều giúp thỏa mãn nhu cầu về sinh lý
nhưng đối với sống thử còn giúp chia sẻ những cảm xúc cũng
như tình cảm giữa hai người.
d, Phân loại sống thử:
Có rất nhiều cách để phân loại sống thử nhưng 03 hình
thức sống thử sau khá phổ biến ở sinh viên hiện nay:


Phân loại
12




Môi trường tự nhiên: liên quan đến địa lý, đất đai, khí hậu,…
đã ảnh hưởng đến phương thức sống tại địa phương, đến phong
tục tập quán, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của con

người.

− Môi trường xã hội: Môi trường xã hội là đối tượng hoạt động
mà con người cần giao tiếp tích cực với nó để tồn tại và phát
triển.
Môi trường xã hội được xét trên ba cấp độ: gia đình, nhà
trường và xã hội. Trong đó gia đình được coi là thành phần
quan trọng nhất trong môi trường sống của đứa trẻ.
Cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và môi
trường xã hội. Con người tiếp nhận các thông tin từ môi trường
(đầu vào). Con người xử lý các thông tin đó qua quá trình hoạt
động nhận thức và sẽ bộc lộ hành vi của bản thân (đầu ra) dưới
nhiều hình thức khác nhau, có thể là hành vi tiêu cực, có thể là
hành vi tích cực, có những con người có khả năng tác động đến
cả một hệ thống lớn của xã hội.
Ngoài ra, môi trường xã hội là môi trường có các mối
tương tác giữa cá nhân với cá nhân. Hành vi cá nhân luôn gắn
liền với các thiết chế chính trị, xã hội và pháp luật, nếu vượt ra
ngoài khuôn khổ đó những hành vi này sẽ xem là hành vi lệch
chuẩn.
13


-

Sống thử vì nhu cầu tình cảm: Với cuộc sống sinh viên phải
sống xa gia đình, nên một số bạn sinh viên quyết định chung
sống nhằm thỏa mãn những nhu cầu về mặt tình cảm. Ngoài ra,
việc lựa chọn sống thử giúp các bạn có thêm thời gian tìm hiểu
trước khi đi đến quyết định kết hôn. Sống thử giúp các bạn có
thời gian gắn bó, có một cuộc sống như vợ chồng mà không có


sự ràng buộc hay chịu trách nhiệm nào.
- Sống thử theo phong trào, theo trào lưu: Khi mà xã hội ngày
càng chuyển động, các bạn trẻ thường xuyên sống theo mốt và
sống thử không nằm ngoài việc đó. Việc các bạn trẻ chạy theo
phong trào đã dần dẫn đến hiện tượng các bạn không có cái
nhìn đúng đắn về vấn đề sống thử.
- Sống thử để tiết kiệm chi phí: Có thể thấy, tiết kiệm chi phi là
lý do hàng đầu để các bạn sinh viên đưa ra cho việc sống thử.
Sống thử giúp các bạn giảm được gánh nặng về kinh tế khi mà
các bạn về sống chung sẽ có những kinh phí được giảm thiểu
một cách tối đa giúp các bạn tiết kiệm được chi phí một cách
đáng kể.
e, Nguyên nhân của việc sống thử ở sinh viên hiện nay:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử ở đông
đảo sinh viên hiện nay, đa phần các nguyên nhân xoay quanh
vấn đề kinh tế và tình cảm. Có thể thấy nguyên nhân phổ biến
nhất là các bạn sinh viên sống thử là để tiết kiệm kinh tế. Với
14


một cuộc sống vất vả như hiện nay, việc sống chung với nhau
sẽ giúp các bạn sinh viên giảm thiểu tối đa được các chi phí.
Khi hai bạn tìm hiểu và đưa đến quyết định sống chung điều đó
sẽ giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí như tiền nhà,
tiền điện, tiền sinh hoạt,… Việc “chia sẻ kinh tế” như thế này
có thể giúp các bạn giảm thiểu được gành nặng kinh tế cho bản
thân. Hơn thế nữa, với các cặp đôi có ý định kết hôn mà điều
kiện kinh tế chưa cho phép thì việc sống thử giúp họ tiết kiệm
được một khoản chi phí lớn cho kết hôn, mua nhà, mua xe cho
tương lai. Có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu khi nhắc

đến sống thử, vì nó giúp được các bạn tiết kiệm chi phí cũng
như cùng nhau chia sẻ cuộc sống để giảm bớt khó khăn. Việc
sống thử có khá nhiều lợi ích về mặt kinh tế, nguyên nhân này
đa phần được chính những người trong cuộc đưa ra nhưng lại
chưa mấy được mọi người ủng hộ vì đa phần họ nghĩ đây
không phải lý do chính đáng. Theo thống kê, trong các cặp đôi
từng sống thử thì chỉ có 15% các cặp đôi muốn tiến tới hôn
nhân. Qua đó, họ không thể tránh khỏi những dị nghị từ những
người xung quanh vì theo phong tục của Việt Nam, những
người chưa kết hôn thì chưa được có cuộc sống như vợ chồng,
như vậy là trái với thuần phong mỹ tục.
15


Một nguyên nhân khác của việc sống thử là để đáp ứng
nhu cầu tình cảm. Với cuộc sống ngày nay, khi mọi thứ được
thu nhỏ lại trong chiếc điện thoại, con người dần trở nên ít giao
tiếp và quan tâm đến nhau hơn thì việc sống chung giúp các
bạn sinh viên có thêm thời gian bên nhau để tìm hiểu cũng như
gắn bó với nhau. Việc chung sống dưới một mái nhà giúp các
bạn có thể cùng nhau trải qua nhiều cảm xúc, đặc biệt với cuộc
sống xa gia đình thì việc sống cùng người mình yêu giúp các
bạn sinh viên cảm thấy bớt cô đơn hơn. Ngoài ra, các bạn cũng
có thể chia sẻ công việc nhà hay giúp đỡ nhau trong học tập.
Việc sống thử ở các bạn sinh viên hiện nay có thể giúp các bạn
bày tỏ được tình cảm với đối phương bằng cách quan tâm,
chăm sóc, một số bộ phận các bạn sinh viên muốn sống thử với
người mình yêu để khẳng định bản thân và muốn gắn bó để đi
đến quyết định kết hôn.
Có một bộ phận nhỏ các bạn sinh viên hiện nay có lối

sống thử theo phong trào. Khi thấy bạn bè xung quanh sống
thử vì thế cũng sống thử để cho bằng bạn bằng bè mà không có
sự tìm hiểu rõ ràng. Ngoài ra, có một số ít các bạn muốn sống
thử chỉ đơn giản để thỏa mãn nhu cầu về tình dục chứ không
có tình cảm và muốn tiến tới hôn nhân với đối phương. Việc
này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ quả nếu như các bạn không có hiểu
16


biết đúng đắn về các kiến thức trong quan hệ tình dục. Việc
sống thử nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục có thể khiến các bạn
lây các bệnh qua đường tình dục hay có thai ngoài ý muốn,
hơn thế nữa có thể có những chuyện tình buồn.
Sống thử là một hiện tượng tuy phổ biến ở xã hội Việt
Nam bây giờ nhưng chưa được sự công nhận của pháp luật
cũng như sự ủng hộ của cộng đồng. Có thể thấy có rất nhiều
nguyên nhân đẫn đến việc sống thử ở sinh viên hiện nay, ở mỗi
nguyên nhân, chúng ta đều có thể nhìn thấy được mặt lợi và
mặt hại của nó. Nhưng nhìn chung, sống thử sao cho đúng vẫn
còn là một thách thức. Chúng ta không thể phủ nhận được
những lợi ích mà sống thử mang lại nhưng sống thử giống như
con dao hai lưỡi, nếu dung không đúng cách chúng ta có thể bị
thương. Sống thử thực chất không xấu mà những người trong
đó họ sống tốt hay xấu.
2.Khái niệm “Sống thử”
“Sống thử là việc mà hai người khác giới chung sống với
nhau như vợ chồng trước hôn nhân mà không có sự rang buộc
về mặt pháp lý”
Trong khoa học, người ta không gọi đó là “sống thử” mà
gọi là “liên minh tự do”. Vậy liên minh tự do có nghĩa là như

thế nào? Chúng ta hiểu một cách khái quát đó là sự giao kết
17


không bị ràng buộc bởi yếu tố pháp luật nào, hai chủ thể tham
gia không bị cấm đoán hay ép buộc bởi bất kì yếu tố nào, liên
minh tự do xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai. Nhưng các
sinh viên cũng như các bạn trẻ của chúng ta có quan niệm
khác, họ không gọi đó là liên minh tự do mà có cách gọi riêng
“ phong cách hơn” là “sống thử” hay một bộ phận khác gọi đó
là “ sống nháp”. Nhu cầu sống thử xuất phát từ nhu cầu thỏa
mãn sinh lí hay xuất phát từ “sự tò mò” và thiếu hiểu biết của
các đôi bạn trẻ hiện nay. Đây là một vấn đề được dư luận hết
sức quan tâm và lên án một cách mạnh mẽ nhưng nó không
phải là hành vi vi phạm pháp luật vì thực sự trong pháp luật
của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay
không có một chế tài nào hay những quy định nào mang tính
cấm đoán việc sống thử. Bởi vậy mà pháp luật không thể đứng
ra can thiệp hiện tượng này và đối với pháp luật Việt Nam nó
được coi là hợp pháp và người tham gia sống thử không bị
pháp luật xử lý. Xét về mặt đạo đức, “sống thử” là không thể
chấp nhận được, đó bị coi là hành động tiêu cực và bị dư luận
phê phán thong qua nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như qua
các phương tiện thông tin đại chúng. Nó xuất phát trên tinh

18


thần tự nguyện của cả hai người và không mang tính chất ép
buộc.




Phân biệt “sống thử” với “sống thật”:
Sống thử: Là khài niệm chỉ sử chung sống như vợ chồng giữa
người nam và người nữ mà không cần đăng ký kết hôn theo
quy định của pháp luật, không chịu bất kỳ sự chi phối nào của

pháp luật trong mối quan hệ của mình.
− Sống thật: là đời sống vợ chồng có đăng ký kết hôn theo quy
định của pháp luật, được pháp luật bảo hộ các quyền của hai
bên, có mối quan hệ với pháp luật.
3.Các khái niệm liên quan
 Khái niệm sinh viên
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao
đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành
nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội
công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã
phải trải qua bậc tiểu học và trung học.


Đặc điểm tâm lý, tình cảm của sinh viên
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa
tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự
ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả
năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển
19



bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Nhờ khả năng
tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét
năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ
thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.
Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn
nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh
nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để
sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế sinh viên rất thích
khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế
mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống,
hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định
mình.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm
ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề
nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ,
sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa
chọn.
Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của
đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài
bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt
20


tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo
dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được
phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động
còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực
hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan
tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ

nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những
hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.
Sự ảnh hưởng từ môi trường xã hội tới sinh viên
Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đến tuổi thanh niên
sinh viên là sự tác động của những môi trường sống xung
quanh như gia đình, đồng nghiệp, nơi làm việc, các mối quan
hệ xã hội, hệ thống kinh tế, văn hóa, giáo dục và pháp luật,…
đến những suy nghĩ, nhận thức của cá nhân và được biểu hiện
ra bằng hành vi của cá nhân đó.
Một cá nhân muốn tồn tại và phát triển phù hợp không thể
tách rời xã hội Sự vận động, thay đổi của tập thể, xã hội đều có
ảnh hưởng nhất định tới cá nhân con người trong thể đó và
những hoạt động, hành vi của mỗi cá nhân góp phần tạo lên
các đặc điểm, tính chất, tư tưởng hoạt động của một tập thể.
Những người ở tuổi thanh niên cũng không ngoại lệ, các môi
21


trường xã hội đều ảnh hưởng tới họ theo hai hướng tích cực và
tiêu cực. Tùy theo những giai đoạn khác nhau mà các môi
trường xã hội có ảnh hưởng nhiều hay ít tới hoạt động và nhận
thức của người tuổi trung niên. Và ngược lại trong mối quan hệ
tương tác hai chiều, họ cũng có những ảnh hưởng, chi phối tới
những người xung quanh trong các môi trường xã hội mà họ
tham gia.
4.Lí thuyết áp dụng
a. Lí thuyết hệ thống
Để có thể phân tích tác động từ môi trường xã hội ảnh
hưởng đến cá nhân sinh viên như thế nào, em đã vận dụng
lý thuyết thuyết hệ thống.

Theo từ điển Tiếng Việt: Hệ thống là tập hợp nhiều yếu
tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc
liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.
Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 – 40
của thế kỉ XX do nhà sinh học Ludvig Von Bertalanffy khởi
xướng. Thuyết hệ thống bao quát mọi lĩnh vực (tin học, sinh
học, kinh tế, xã hội học...), một hệ thống được định nghĩa là
một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau
và mỗi biến động trong một yếu tố nào đó đều tác động lên
những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống.
Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là
22


một bộ phận của một đại hệ thống.Có những hệ thống khép
kín, không trao đổi với hệ thống xung quanh.
Tiểu hệ thống: Trong một hệ thống có tiểu hệ thống, là hệ
thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ.Có thể coi đó là những
hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn, các tiểu hệ thống
được phân biệt với nhau bởi các ranh giới, là bộ phận của
hệ thống lớn. Ta thấy rằng con người là một tiểu hệ thống,
gia đình là một hệ thống trung mô, xã hội là hệ thống vĩ mô.
Một cá nhân được coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi
mô có ba tiểu hệ thống: Hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học
và hệ thống hành vi.Các tiểu hệ thống của con người chịu
sự tác động của cả hệ thống gia đình, hệ thống xã hội. Vai
trò của tiểu hệ thống: Vai trò của tiểu hệ thống được xác
định theo ba cách đó là vai trò của tiểu hệ thống trong mối
quan hệ gia đình, mối quan hệ đồng nghiệp, mối quan hệ
với cộng đồng trong xã hội. Như vậy, mỗi cá nhân trong

tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai trò nào đó ở một môi
trường nào đó mà cá nhân đó gặp phải.
5 nguyên tắc hoạt động chung của một hệ thống: Mọi hệ
thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn, mọi hệ
thống đề có thể chia nhỏ thành những hệ thống khác nhỏ
hơn, mọi hệ thống đều có tương tác với hệ thống khác và
23


thu nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để
tồn tại, mọi hệ thống cần đầu vào hay năng lượng bên ngoài
để tổn tại, mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với
những hệ thống khác.
Trạng thái của một hệ thống được xác định bở năm đặc
trưng gồm trạng thái ổn định, trạng thái điều hòa hay cân
bằng, trạng thái sự khác biệt, trạng thái tổng hòa giữa các hệ
thống và tiểu hệ thống với nhau, trạng thái trao đổi.
Việc áp dụng lí thuyết hệ thống trong việc phân tích hành vi
sống thử ở sinh viên nhằm đặt hành vi này trong một hệ
thống lớn, giải thích những nguyên nhân tác động dẫn đến
hành vi này từ nhiều phía, nhiều khía cạnh như bản thân
sinh viên, gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội từ đó có các
nhìn toàn diện hơn, đưa ra những biên pháp can thiệp hiệu
quả, phù hợp với nguồn lực hỗ trợ từ nhiều phía. Giúp giải
quyết vấn đề một cách bền vững, lâu dài hơn.
b. Lý thuyết nhận thức – hành vi
Lý thuyết nhận thức - hành vi (xúc cảm thuần lý) do Albert
Ellis (1902-1994) xây dựng năm 1962 xuất phát từ niềm tin
vào việc cho lời khuyên trực tiếp và giải thích trực tiếp hành vi
của thân chủ. Lý thuyết này bao gồm việc đối mặt và thách

thức điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ
24


thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản
thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực
hoặc khó chịu. Theo Ellis, vấn đề của thân chủ (những dối
nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc những
mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra. Ông đã làm sáng
tỏ những ý nghĩ và niềm tin phi lý mà theo ông là nguồn gốc
gây nên phần lớn những ứng xử không thích ứng của chúng ta
nói chung và của thân chủ nói riêng. Những ý nghĩa và niềm
tin phi lý đó là:



Điều cơ bản là được mọi người tiếp xúc với ta yêu mến.
Điều quan trọng bậc nhất là lúc nào cũng giỏi dang, thích đáng,

có khả năng làm tốt những việc mình làm.
 Cuộc sống là tai họa khi sự việc không đi đúng hướng mà ta
mong muốn.
 Những người muốn điều xấu cho ta phải luôn bị khiển trách
hoặc trừng phạt.
Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại
những thực tế tệ hại của cuộc sống. những suy nghĩ và niềm tin
này dựa trên những nhu cầu cơ bản được khắc sâu trong mỗi
chúng ta và thỏa mãn chúng là cần thiết để chúng ta lấy lại
thăng bằng. Nhưng, một cách ngược đời, chính chúng ta lại
gán cho các nhu cầu đó những giá trị sai lầm làm cho việc thực

25


×