Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Vật lý_Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.52 KB, 3 trang )

Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Vật lí (phần 1)
T.S Trịnh Thị Hải Yến – Vụ THPT- Bộ GD – ĐT
Trước những khó khăn của thực tiễn GD, khi thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải
chấp nhận một giải pháp quá độ mang tính cải tiến, với phương châm là: dạy học tạo
điều kiện để HS “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”.
Trước những khó khăn của thực tiễn GD, khi thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải chấp nhận
một giải pháp quá độ mang tính cải tiến, với phương châm là: dạy học tạo điều kiện để HS “suy
nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”.
Việc cải tiến PPDH cần được thực hiện ở tất cả các khâu: xác định mục tiêu (MT) bài học; tổ
chức hoạt động học tập; sử dụng thiết bị DH; đánh giá kết quả học tập của HS; soạn giáo án
(lập kế hoạch bài học). Trong bài này, chúng tôi đề cập vấn đề: lượng hóa mục tiêu bài học và
tổ chức hoạt động học tập theo mục tiêu được lượng hóa.
I.LƯỢNG HÓA MỤC TIÊU DẠY HỌC CỦA TỪNG BÀI HỌC, TỪNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC
Từ nhiều năm nay, giáo án của GV hay trong hướng dẫn giảng dạy, MT bài học (mục đích yêu
cầu) thường viết chung chung như: nắm được khái niệm năng suất tỏa nhiệt…, đặc điểm của
quá trình nóng chảy… Nhiều khi MT còn được hiểu là những điều mà GV sẽ phải làm, trong quá
trình giảng dạy: “Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về…, củng cố khái niệm trọng
lượng, khối lượng, rèn luyện kĩ năng,…”. Với cách trình bày MT bài học như vậy ta không có cơ
sở để biết khi nào HS đạt được MT đó.
Với định hướng dạy học mới, MT của bài học được thể hiện bằng sự khẳng định về kiến thức, kĩ
năng và thái độ mà người học sẽ phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học (chứ không
phải là hoạt động của GV trên lớp như trước đây). MT của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá
chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của GV. Do đó MT của bài học
phải cụ thể sao cho có thể đo được hay quan sát được, tức là MT bài học phải được lượng hóa.
Người ta thường lượng hóa MT bằng các động từ hành động, một động từ có thể dùng ở các
nhóm MT khác nhau:
1. Nhóm MT thái độ, thường dùng các động từ sau: tuân thủ, tán thành, phản đối, hưởng
ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác,…
2. Nhóm MT kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ (trong 6) mức độ nhận thức của
Bloom.
• Mức độ


nhận biết
, thường dùng các động từ: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày,
nhận dạng,…
• Mức độ
thông hiểu
, thường dùng các động từ: phân tích, so sánh, phân biệt,
tóm tắt, liên hệ, xác định,…
• Mức độ
vận dụng
vào các tình huống mới, thường dùng các động từ: giải thích,
chứng minh, vận dụng,…
3. Nhóm MT kĩ năng
Ta tạm chia làm 2 mức độ:
làm được

làm thành thạo
một công việc.
Các động từ thường dùng là: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán,
làm thí nghiệm, sử dụng,…
Ví dụ: Khi nêu MT về kiến thức và kĩ năng của bài học “Đòn bẩy” (thuộc chương trình lớp 6 thí
điểm và lớp 8 CCGD), nếu ta viết: Học sinh phải nắm vững khái niệm đòn bẩy, tác dụng của
đòn bảy,… thì MT bài học đó chưa được lượng hóa. Để lượng hóa MT đó, ta sử dụng các động
từ hành động như sau:

Nêu được
tên các yếu tố cơ bản của một đòn bẩy (mức độ nhận biết)

Xác định
được điểm tựa và các lực tác dụng lên một số dụng cụ thực tế có sử dụng
nguyên tắc đòn bẩy (mức động thông hiểu)


Biết sử dụng
một số loại đòn bẩy trong thực tế để có lợi về lực hoặc có lợi và đường đi
hoặc biết vận dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy để giải quyết một số bài tập, có liên
quan (mức độ vận dụng và mức độ kĩ năng làm được).
Với những yêu cầu mới của xã hội đối với GD, MT dạy học không chỉ là những yêu cầu thông
hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức, lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn
đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của HS. Những nội dung mới về MT
này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học và chỉ có thể
đánh giá được sau một giai đoạn học tập xác định (sau 1 học kì, 1 năm học, cấp học) nên
thường ít được thể hiện trong MT của bài học cụ thể.
IITỔ CHỨC CHO HS HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG PHÙ HỢP
VỚI MT ĐÃ ĐƯỢC LƯỢNG HÓA
II.1Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động
SGK đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng hoạt động. Trong từng đơn vị kiến thức,
GV có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để HS chiếm lĩnh kiến thức. Căn cứ vào nội
dung kiến thức trong SGK, điều kiện thiết bị, thời gian học tập và khả năng học tập của HS, GV
cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổ chức cho HS hoạt động. Một số hoạt động thường gặp
trong dạy học vật lí là:
1. Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập)
 Đặt câu hỏi nghiên cứu
 Nêu dự đoán
 Đề ra giả thuyết
2. Thu thập thông tin
 Quan sát các hiện tượng, thí nghiệm, sự kiện
 Tìm được những thông tin cần thiết từ sách, báo,…
 Lập kế hoạch khám phá
Ví dụ: Thiết kế thí nghiệm (TN); lựa chọn dụng cụ TN; chỉ ra đại lượng cần đo; những
điều cần xác định trong TN; những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi khi làm TN.
 Tiến hành khám phá

Ví dụ: bố trí, lắp đặt dụng cụ thiết bị TN; thực hiện TN theo hướng dẫn; thay đổi
phương án TN nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra.
 Ghi các kết quả khám phá
Ví dụ: đọc số chỉ của các dụng cụ TN ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết lập; lập
bảng kết quả; biểu diễn kết quả bằng đồ thị; sơ đồ…
3. Xử lí thông tin
 Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu và nêu ý
nghĩa của chúng.
 Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị.
 Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của
những nhóm đối tượng đã quan sát.
 So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận.
4. Thông báo kết quả làm việc
 Mô tả lại những TN đã làm
 Trình bày, giải thích những việc đã làm bằng: lời, hình vẽ, đồ thị
 Nêu kết luận đã tìm thấy được
5. Vận dụng, ghi nhớ kiến thức bằng cách
 Giải bài tập (định tính, định lượng, thực nghiệm)
 Làm đồ chơi, dụng cụ học tập
 Học thuộc lòng
Trong từng hoạt động, Gv có thể phát huy tính tích cực nhận thức của HS ở những mức độ
khác nhau, kinh nghiệm cho thấy khi dạy học theo hướng tích cực hoạt động nhận thức của
HS, trong một tiết học, GV thường dễ bị “cháy giáo án”. Do đó, Gv cần
xác định hoạt động
trọng tâm
(tùy thuộc MT đã được lượng hóa của bài học cũng như
cơ sở thiết bị dạy học cho
phép
),
phân bổ thời gian hợp lí

để điều khiển hoạt động học tập của HS.
suutam(Theo
diendan.edu.net.vn
)

×