Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Vật lý_Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.86 KB, 5 trang )

Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Vật lí (Phần 2)
T.S Trịnh Thị Hải Yến – Vụ THPT- Bộ GD – ĐT
Nguyễn Phương Hồng – Viện khoa học GD
Tạp chí Giáo dục số 54 (03/2003)
II.2Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn Hs hoạt động
Trong mỗi hoạt động, Gv dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu Hs hoạt
động để hướng dẫn Hs tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Mỗi hoạt
động đều nhằm MT chiếm lĩnh một kiến thức hay rèn luyện một kĩ năng cụ thể phục vụ
cho việc đạt được MT chung của bài học. Hệ thống câu hỏi của Gv nhằm hướng dẫn
Hs tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo,
quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học. Muốn vậy, Gv phải:
Giảm số câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, mang tính chất kiểm tra, chỉ
yêu cầu nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, thường chỉ có một
câu hỏi trả lời đúng, ngắn, không cần suy luận.
Loại câu hỏi này thường được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã
học với kiến thức sắp học, khi Hs đang tiến hành, luyện tập hoặc khi củng cố
kiến thức vừa mới học.
Tăng số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích nhận thức cao hơn, đòi hỏi
sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng kiến
thức đã học cũng như các câu hỏi mở có nhiều phương án trả lời.
Loại câu hỏi này thường được sử dụng khi Hs đang được cuốn hút vào các cuộc
thảo luận tìm tòi, khi họ tham gia giải quyết vấn đề cũng như khi vận dụng các
kiến thức đã học trong tình huống mới.
Tăng cường câu hỏi yêu cầu nhận thức cao không có nghĩa là xem thường loại câu hỏi
kiểm tra sự ghi nhớ vì không tích lũy kiến thức, sự kiện đến một mức độ nhất định nào
đó thì khó mà tư duy sáng tạo.
Trong thực tế, Gv ít khi sử dụng thành công loại câu hỏi kích thích tư duy. MT của việc
đặt câu hỏi thường thất bại vì Gv không biết đặt câu hỏi như thế nào và khi nào thì nên
dùng nó. Chẳng hạn như khi nghiên cứu định luật Ôm:
Câu hỏi “Dựa trên số liệu đo đươc, các em hãy cho biết cường độ dòng điện I chạy qua điện trở
và hiệu điện thế U giữa hai điện trở đó có tỉ lệ thuận với nhau không? Là câu hỏi đã chứa đựng


kiến thức và chỉ yêu cầu Hs trả lời “có” hoặc “không”, không đòi hỏi Hs tư duy tìm ra mối liên hệ
giữa hai đại lượng I và U. Nhiều khi các em trả lời đúng câu hỏi này nhưng có thể chưa biết thế
nào là tỉ lệ thuận và có thể cho rằng U phụ thuộc vào I, tức là chưa nắm bắt được bản chất của sự
phụ thuộc này.
Còn câu hỏi “Dựa vào số liệu đo được, em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa hai đại lượng I và
U?” đòi hỏi Hs tư duy tìm ra sự phụ thuộc tỉ lệ thuận và có khả năng bộc lộ sai sót cho rằng U phụ
thuộc I, thông qua đó Gv có thể phân tích, điều chỉnh nhận xét của Hs, giúp Hs hiểu đúng bản chất
của sự phụ thuộc đó.
Dưới đây là một số kĩ năng đặt câu hỏi
theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom
1.Câu hỏi Biết
Ứng với mức độ lĩnh hội (LH) 1 “nhận biết”
 MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của Hs về các dữ liệu, số liệu, các
định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,…
 Việc trả lời các CH này giúp Hs ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải
qua.
 Các từ để hỏi thường là: “CÁI GÌ…”, “BAO NHIÊU…”, “HÃY ĐỊNH NGHĨA…”,
“CÁI NÀO…”, “EM BIẾT NHỮNG GÌ VỀ…”, “KHI NÀO...”, “BAO GIỜ…”, “HÃY
MÔ TẢ...”…
Ví dụ: Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc hãy liệt kê một số vật liệu
thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.
2.Câu hỏi Hiểu
Ứng với mức độ LH 2 “thông hiểu”
 MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách Hs liên hệ, kết nối các dữ liệu, số
liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
 Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra
được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang
học.
 Các cụm từ để hỏi thường là: “TẠI SAO…”, “HÃY PHÂN TÍCH…”, “HÃY SO
SÁNH…”, “HÃY LIÊN HỆ…”, “HÃY PHÂN TÍCH…”,…

Ví dụ: Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian
để đi hết quãng đường đó; hoặc hãy xác định giới hạn đo và chia nhỏ nhất của bình
chia độ.
3.Câu hỏi Vận dụng
Ứng với mức độ LH 3 “vận dụng”
 MT của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm,
các quy luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
 Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy Hs có khả năng hiểu được các quy
luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng
các phương án vào thực tiễn.
 Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong
bài học và sử dụng các cụm từ như: “LÀM THẾ NÀO…”, “HÃY TÍNH SỰ
CHÊNH LỆCH GIỮA…”, “EM CÓ THỂ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ… NHƯ
THẾ NÀO”,…
Ví dụ: Hãy tính vận tốc trung bình của một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B biết độ dài quãng
đường đó là 150 km, ô tô khởi hành lúc 8h15’ và đến vào lúc 12h30’. Hay làm thế nào
để sử dụng thước dài đã bị gãy đầu có vạch số 0?
4.Câu hỏi Phân tích
Ứng với mức độ LH 4 “phân tích”
 MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó
đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
 Việc trả lời câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới,
tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận.
 Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi Hs phải giải thích được các nguyên nhân từ
thực tế: “TẠI SAO…”, đi đến kết luận “EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ…”, “HÃY
CHỨNG MINH…”.
Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo)
Ví dụ: Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với
độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng; hoặc hãy chứng minh cái đinh vít là 1 dạng của
mặt phẳng nghiêng.

5.Câu hỏi Tổng hợp
Ứng với mức độ LH 5 “tổng hợp”
 MT của câu hỏi loại này là để kiểm tra xem Hs có thể đưa ra những dự đoán,
giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
 Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của Hs, các em phải tìm ra những nhân
tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung. Để trả lời câu hỏi tổng hợp
khiến Hs phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo.
 Cần nói rõ cho Hs biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải
pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình. Gv cần lưu ý rằng câu
hỏi loại này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho Hs có đủ
thời gian tìm ra câu trả lời.
Ví dụ: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống
bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại; hoặc hãy tìm cách xác định
thể tích của vật thấm nước (những viên phấn) bằng bình chia độ.
6.Câu hỏi Đánh giá
Ứng với mức độ LH 6 “đánh giá”
MT của loại câu hỏi này là kiểm tra xem Hs có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý
tưởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
Ví dụ: Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình tràn
thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn?
Kết luận: hiệu quả kích thích tư duy Hs khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay
cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của Hs. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu Gv đặt
câu hỏi khó để Hs không có khả năng trả lời được. Và mặt khác, thật không có nghĩa
nếu đặt câu hỏi quá dễ đối với khả năng của Hs. Gv cần có nhận xét, động viên ngay
những câu hỏi, trả lời đúng cũng như câu hỏi trả lời chưa đúng. Nếu tất cả Hs đều trả
lời sai thì Gv cần đặt câu hỏi đơn giản hơn để Hs có thể trả lời được vì Hs chỉ có hứng
thú học khi họ thành công trong học tập.
Dưới đây xin gợi ý một số kĩ thuật trong khi hỏi
Nên:
Dừng một chút sau khi đặt câu hỏi

Nhận xét một cách khuyến khích đối với câu trả lời của Hs
Tạo điều kiện cho nhiều Hs trả lời một câu hỏi
Tạo điều kiện để cho mỗi Hs đều được trả lời câu hỏi, ít nhất 1 lần trong giờ học
Đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời hoặc dựa vào một phần nào đó trong
câu trả lời để tiếp tục đặt câu hỏi
Yêu cầu Hs giải thích câu trả lời của mình (bản thân Hs)
Yêu cầu Hs liên hệ câu trả lời với những kiến thức khác.
Không nên:
Nhắc lại câu hỏi của mình
Tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra
Nhắc lại câu trả lời của Hs
II.3Tổ chức cho HS hoạt động trên lớp dưới những hình thức học tập khác
nhau
Để tích cực hoá hoạt động học tập của HS ngoài hình thức tổ chức học TOÀN LỚP,
nên tăng cường tổ chức cho HS học tập CÁ NHÂN và học tập theo NHÓM ngay tại lớp.
II.3.1Hình thức học tập cá nhân
Là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi HS trong lớp bộc lộ khả
năng tự học của mình (được tự nghĩ, được tự làm việc một cách tích cực) nhằm đạt tới
MT học tập.
Việc tổ chức học tập cá nhân có thể như sau:
1. Làm việc chung với cả lớp: GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức và
hướng dẫn (gợi ý) HS làm việc.
2. Làm việc cá nhân: HS ghi kết quả ra vở hoặc trả lời vào phiếu học tập.
3. Làm việc chung với cả lớp: GV chỉ định một vài HS báo cáo kết quả các HS khác
theo dõi, gợi ý và bổ sung.
II.3.2Hình thức học tập theo nhóm
Trong khâu tổ chức lên lớp, vấn đề mới mà ta cần đưa ra thử nghiệm là tổ chức cho
HS học theo nhóm trên lớp.
Các bước tiến hành tổ chức hoc tập theo nhóm có thể như sau:
1. Làm việc chung cả lớp: GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức, chia lớp

thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn gợi ý cho mỗi
nhóm các vấn đề cần lưu ý khi trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.
2. Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư kí, phân việc
cho các thành viên trong nhóm). Từng cá nhân làm việc độc lập, sau đó thảo
luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Mỗi nhóm cử đại
diện trình bày kết quả làm việc của nhóm (không nhất thiết phải là nhóm trưởng
hay thư kí mà có thể là một thành viên bất kì của nhóm)
3. Làm việc chung cả lớp: (thảo luận tổng kết trước toàn lớp) Các nhóm lần lượt
báo cáo kết quả và thảo luận chung (các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ
sung cho nhau). Gv tổng kết và chuẩn xác kiến thức.
Tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật hẹp
của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí mới có
hiệu quả. Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình
thức. Ở trường THCS mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ 1 đến 2 hoạt động nhóm đối với
những câu hỏi, vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá
nhân mới hoàn thành nhiệm vụ. Nhớ rằng trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của
HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác
giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
suutam(Theo
diendan.edu.net.vn
)

×