Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.98 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHẤT – SINH HỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 (LẦN 4)
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 35 phút kể cả điền đáp án

Mã đề thi: 17/08

Họ, tên thí sinh:....................................................................................................
Số báo danh..........................................................................................................
1. B
2. A
3. A
4. A
5. B
6. B
7. A
8. B
9. A
10. C
11. A
12. C
13. C
14. D
15. D
16. B
17. A
18. C
19. A
20. C


Câu 1: Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình được gọi là thể
A. đồng hợp lặn.
B. đột biến.
C. dị hợp.
D. đồng hợp trội.
Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình được gọi là thể đột biến → Đáp án B
Câu 2: Gen D có 4200 nucleotit, bị đột biến mất 3 cặp nucleotit. Chiều dài của gen sau đột biến là
A. 7129,8 A0.
B. 6573,6 A0.
C. 6583,8 A0.
D. 7119,6 A0.
Gen D có 4200 nu, bị mất 3 cặp nu → mất 6 nu → Gen D còn 4194 nu → L = 7129,8 A0 → Đáp án A
Câu 3: Đột biến gen là
A. những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit hoặc vài cặp nuclêôtit.
B. những cơ thể mang đột biến và đã biểu hiện kiểu hình đột biến.
C. những biến đổi xảy ra trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
D. những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, liên quan đến một cặp nuclêôtit hoặc vài cặp nuclêôtit.
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit hoặc vài cặp
nuclêôtit → Đáp án A
Câu 4: Một gen sau khi bị đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng lên 2 liên kết hiđrô. Gen này bị
đột biến thuộc dạng
A. Thay thế 2 cặp A -T bằng 2 cặp G - X.
B. Thêm một cặp A - T.
C. Thêm một cặp A - T hoặc thay thế 2 cặp A - T bằng hai cặp G - X.
D. Thêm một cặp A - T và thay thế 2 cặp A - T bằng 2 cặp G - X.
Do A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Đột biến thêm một cặp
A - T hoặc thay thế 2 cặp A - T bằng hai cặp G - X thì sẽ làm tăng 2 liên kết hidro. Nhưng đột biến làm
chiều dài gen không đổi → Số nu không đổi nên chỉ có thể là dạng đột biến thay thế 2 cặp A -T bằng 2
cặp G - X → Đáp án A
Câu 5: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
Vì phần lớn đột biến điểm là đột biến thay thế một cặp nucleotit → Đáp án B
Câu 6: Một gen có chiều dài 0,51µm. Tổng số liên kết hidro của gen là 4050. Gen này bị đột biến mất
1 cặp nucleotit A – T. Số nucleotit loại guanin (G) của gen sau đột biến là bao nhiêu?
A. 1049.
B. 1050.
C. 450.
D. 449.
4
L  2 0,5110  2
N

 3000
3, 4
3, 4
2 A  3G  4050  A  450

Ta có hệ phương trình 
2 A  2G  3000 G  1050
Số nu loại G của gen sau đột biến là 1050 vì đột biến chỉ liên quan đến cặp nu A – T → Đáp án B
Câu 7: Gen B đột biến thành gen b. Khi gen B và gen b cùng tự nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số nuclêôtit
tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen b ít hơn so với cho gen B là 6 nuclêôtit. Dạng đột biến
xảy ra với gen B là
A. Mất 1 cặp nuclêôtit.
B. Mất 2 cặp nuclêôtit. C. Mất 3 cặp nuclêôtit
D. Mất 4 cặp nuclêôtit.
Trang 1/5 - Mã đề thi 17/08



NB x (22 – 1) – Nb x (22 – 1) = 6 → NB – Nb = 2 → Mất 1 cặp nuclêôtit → Đáp án A
Câu 8: Gen B dài 1,7µm và có 10% Adenin. Gen B bị đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X
tạo nên gen b. Số nucleotit mỗi loại của gen b là
A. A = T = 4001; G = X = 999.
B. A = T = 999; G = X = 4001.
C. A = T = 3999; G = X = 1001.
D. A = T = 1001; G = X = 3999.
Gen B có 10000 nu, A = T = 1000; G = X = 4000. Gen B bị đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G
– X tạo nên gen b. Số nucleotit mỗi loại của gen b là A = T = 999; G = X = 4001 → Đáp án B
Câu 9: Một đoạn gen có trình tự 5’AGA GTX AAA GTX TXA XTX3’. Sau khi xử lí với tác nhân gây
đột biến, người ta đã thu được trình tự của đoạn gen đột biến 5’AGA GTX AAA AGT XTX AXT3’.
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dạng đột biến trên?
A. Một cặp nucleotit A-T được thêm vào đoạn gen.
B. Một cặp nucleotit G-X bị làm mất khỏi đoạn gen.
C. Một cặp nucleotit G-X đã được thay thế bằng cặp nucleotit A-T.
D. Không xảy ra đột biến vì số bộ ba vẫn bằng nhau.
Ban đầu: 5’AGA GTX AAA GTX TXA XTX3’
Đột biến: 5’AGA GTX AAA AGT XTX AXT3’
Ta thấy ở vị trí số 10 có thêm 1 A và trình tự sau nucleotit số 10 giống với mạch gốc ban đầu → thêm 1
cặp A – T → Đáp án A
Câu 10: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3312 liên kết hiđrô và có 12% ađênin. Gen này bị đột biến
thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. Khi gen đột biến nhân đôi hai lần cần môi trường nội bào
cung cấp số nucleotit loại A là
A. 858.
B. 867.
C. 861.
D. 870.
A + G = 50%, A = T = 12%; G = X = 38%, H = 2 x 12% x N + 3 x 38% x N = 3312 → N = 2400 nu.

Gen có A = T = 288; G = X = 912, Gen đột biến có A = T = 287; G = X = 913. Khi gen đột biến nhân
đôi hai lần cần môi trường nội bào cung cấp số nucleotit loại A là 287 x (22 – 1) = 861 → Đáp án C
Câu 11: Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:
- Mạch bổ sung
5’…ATG GXA… TTX GAG…GXX GGA TTA…3’
- Mạch mã gốc
3’…TAX XGT… AAG XTX…XGG XXT AAT…5’
Số thứ tự nuclêôtit trên mạch mã gốc
1
6
75 76
95
Biết rằng axit amin alanin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XGA5’; 3’XGG5’; 3’XGT5’; 3’XGX5’
và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp có 33 axit amin. Nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit ở vị trí 6 tạo ra alen mới qui định tổng hợp chuỗi pôlipeptit như thế nào so với chuỗi pôlipeptit
do gen B qui định tổng?
A. Chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B qui định tổng hợp.
B. Chuỗi pôlipeptit ít hơn 8 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B qui định tổng hợp.
C. Chuỗi pôlipeptit ít hơn 7 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B qui định tổng hợp.
D. Chuỗi pôlipeptit ít hơn 6 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B qui định tổng hợp.
Chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B qui định tổng hợp → Đáp án A
Câu 12: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào
chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình
nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy
ra với alen B là
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
B. mất một cặp A-T.
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
D. mất một cặp G-X.
L = 221nm → NB = 1300 → GB = 369; AB = 281. (AB + Ab) x (22 – 1) = 1689 → Ab = 282 (tăng 1 cặp

A-T); (GB + Gb)x (22 – 1) = 2211 → Gb = 368 (giảm 1 cặp G-X) → Đáp án C
Câu 13: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
B. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
C. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
D. ADN không nhân đôi thì có thể vẫn phát sinh đột biến gen.
Trang 2/5 - Mã đề thi 17/08


Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng
hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzim ADN polimerazaza trong quá trình nhân đôi  Đáp án C
Câu 14: Gen B chứa 5998 liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit và có 8100 liên kết hiđrô. Gen B bị
đột biến thành gen b. Khi cặp gen Bb cùng nhân đôi 2 lần, có tổng số 42300 liên kết hiđrô bị phá vỡ và
cần môi trường nội bào cung cấp 31500 nucleotit các loại. Tỉ lệ nucleotit mỗi loại của đoạn gen mất đi là
A. A = T = 15%; G = X = 35%.
B. A = T = 40%; G = X = 10%.
C. A = T = 35%; G = X = 15%.
D. A = T = 10%; G = X = 40%.
Gen B có NGB – 2 = 5998 → NGB = 6000 → 2A + 2G = 6000; 2A + 3G = 8100 → AGB = TGB = 900;
GGB = XGB = 2100.
Cặp gen Bb (22 – 1) x (8100 + HGb) = 42300 → HGb = 6000; (22 – 1) x (6000 + NGb) = 31500 → NGb
= 4500.
Gen B có 2A + 2G = 6000; 2A + 3G = 4500 → AGb = TGb = 750; GGB = XGB = 1500.
Đoạn gen bị mất A = T = 150; G = X = 600 → A = T = 10%; G = X = 40%.  Đáp án D
Câu 15: Gen M có 5022 liên kết hiđro và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T; trên mạch hai của
gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđro trở thành alen m. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.
II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.
III. Gen m có 559 nuclêôtit loại T.

IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp 7809 số nuclêôtit loại X.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cả 4 ý đều đúng  Đáp án D
Gọi y là số nu của G trên mạch 2: A1 = T2 = y/4 = 186; T1 = A2 = y/2 = 372; G1 = X2 = 3/4y = 558;
X1 = G2 = y = 744.
Gen M có 2 x 3/4y + 3 x 7/4y = 5022 → y = 744.
Đột biến điểm giảm 1 liên kết hiđro → Đột biến thay thế 1 cặp G – X thành 1 cặp A – T. → I đúng.
Gen M có A = T = 558; G = X = 1302. → II đúng.
Gen m có A = T = 559; G = X = 1301. → III đúng.
Cặp gen Mm nhân đôi 2 lần GMT = XMT = (1302 + 1301) x (22 – 1) = 7809. → IV đúng.
Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
I. Đột biến gen không xảy ra đối với sinh vật nhân sơ.
II. Đột biến gen chỉ xảy ra ở gen qui định tính trạng thường.
III. Đột biến gen xảy ra ở tế bào sinh dưỡng sẽ không di truyền thông qua sinh sản hữu tính.
IV. Đột biến gen nếu được phát sinh sẽ di truyền cho tế bào con thông qua quá trình nhân đôi ADN.
V. Khi đột biến gen đã phát sinh có thể chưa được biểu hiện kiểu hình đột biến.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
III, IV, V đúng  Đáp án B
I sai vì đột biến xảy ra ở tất cả các sinh vật và vi rút.
II sai vì đột biến xảy ra ở tất cả các gen.
V đúng nếu gen đột biến là gen lặn.
Câu 17: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
I. Đột biến điểm có thể tạo gen đột biến mang thông tin không đổi so với gen bình thường.
II. Đột biến mất 1 cặp nucleotit xảy ra càng gần bộ ba kết thúc thì sự biến đổi của chuỗi polipeptit

càng lớn.
III. Đột biến thay thế một cặp nucleotit không thể tạo một alen mới nếu gen đột biến có thông tin di
truyền không thay đổi so với gen bình thường.
IV. Đột biến có thể xảy ra trên tất cả các gen, trong tất cả các loại tế bào, ở tất cả các loài sinh vật
(trừ virut).
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Chỉ có I đúng  Đáp án A
Trong trường hợp bộ ba đột biến và bộ ba bình thường cùng mang thông tin mã hóa 1 loại aa thì chuỗi
polipeptit do gen đột biến tạo ra giống với chuỗi polipeptit do gen bình thường tổng hợp. → (I) đúng.
Trang 3/5 - Mã đề thi 17/08


Đột biến mất 1 cặp nu dẫn đến tái sắp xếp lại mã di truyền từ bộ ba mang đột biến cho đến cuối gen;
do đó, đột biết mất 1 cặp nu xảy ra càng gần bộ ba kết thúc thì sự tái sắp xếp lại mã di truyền càng ít
→ sự biến đổi của chuỗi polipeptit càng ít. → (II) sai.
Dù gen đột biến mang thông tin không thay đổi so với gen bình thường nhưng cấu trúc của gen đột
biến đã bị thay đổi nên gen đột biến là 1 alen mới. Hay nói cách khác chỉ cần cấu trúc gen đột biến bị
thay đổi thì đã tạo được 1 alen mới. → (III) sai.
Ở virut cũng xảy ra đột biến gen. → (IV) sai.
Câu 18: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
IV. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. 1.
B. 2.

C. 3.
D. 4.
(II), (IV), (V) là các phát biểu đúng.  Đáp án C
(I) sai. Vì đột biến thay thế một cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba ở trên mARN nên có thể không
làm thay đổi cấu trúc của protein hoặc chỉ làm thay đổi axit amin trên protein. Cá biệt có một số
trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc dẫn tói kết thúc sớm quá trình
dịch mã.
(III) sai. Vì đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nucleotit.
Câu 19: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.
II. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần
số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
III. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh
đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit.
IV. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chỉ có I đúng  Đáp án A
I đúng. Vì đột biến điểm dạng thay thế 1 cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba trên mARN nên thường
ít làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit. Trong khi đó, loại đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit
làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối phân tử mARN nên làm thay đổi nhiều
axit amin.
II sai. Vì các gen khác nhau có tần số đột biến khác nhau (tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu
trúc của gen).
III sai. Vì bazơ nitơ dạng hiếm sẽ làm cho quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung nên
dẫn tới làm phát sinh đột biến dạng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.
IV sai. Vì có một số đột biến gen là đột biến trung tính hoặc có lợi cho sinh vật.

Câu 20: Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nuclêôtit trên mạch bổ sung như sau
Các bộ ba
3’TAX – AAG – AAT – GAG - … - ATT – TAA – GGT – GTA – AXT – 5’
Số thứ tự các bộ ba
1
2
3
4
80
81
82
83
84
Biết rằng các côđon 5’GAG3’ và 5’GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5’GAU3’ và
5’GAX3’ cùng mã hóa cho axit amin Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amim.
II. Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm
biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
Trang 4/5 - Mã đề thi 17/08


III. Đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm cho chuỗi
polipepit do gen qui định tổng hợp bị mất đi một số axit amin so với chuỗi polipeptit bình
thường.
IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit X – G thành T – A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’
không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sấp xếp của các axit amin trong chuỗi
polipeptit do gen qui định tổng hợp.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
Các bộ ba
3’TAX – AAG – AAT – GAG - … - ATT – TAA – GGT – GTA – AXT – 5’
Số thứ tự các bộ ba
1
2
3
4
80
81
82
83
84
Các codon
3’UAX – AAG – AUU – GAG - … - AUU – UAA – GGU – GUA – AXU – 5’
Mã kết thúc
Mã mở đầu
(I) đúng, chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin
(bộ ba mở đầu là bộ ba thứ 83 tính từ đầu 5’ và bộ ba kết thúc bộ ba thứ 3, chiều dịch mã từ 5’ đến 3’).
(II) đúng, bộ ba thứ 82 là 5’UGG3’ qui định triptophan không có tính thoái hóa nên đột biến thay thế
một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của
chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
(III) sai, đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên làm mất tín hiệu kết
thúc dịch mã nên thường sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp có thêm một số axit
amin mới.
(IV) đúng, đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành T-A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’
làm cho đoạn mARN biến đổi như sau:
3’UAX – AAG – AAU – AAG – ... – AUU – UAA – GGU–GUA–AXU ––5’
Bộ ba mới 5’GAA3’ cùng mã hóa axit amin là Glutamic so với codon ban đầu là 5’ GAG3’, do đó,
không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi

polipeptit do gen qui định tổng hợp.
Vậy, các phát biểu đúng là I, III, IV  Đáp án C
----------------------------------

Trang 5/5 - Mã đề thi 17/08



×