Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.57 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHẤT – SINH HỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 (LẦN 9)
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 35 phút kể cả điền đáp án

Mã đề thi: 28/09

Họ, tên thí sinh:....................................................................................................
Số báo danh..........................................................................................................
1. D
2. D
3. B
4. C
5. A
6. B
7. A
8. A
9. C
10. A
11. C
12. C
13. D
14. B
15. C
16. D
17. A
18. C
19. C
20. A


Câu 1. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có
bộ nhiễm sắc thể là?
A. 2n - 1.
B. 4n.
C. 2n + 1.
D. 3n.
Cây tam bội được phát sinh từ loài có bộ NST 2n thì có bộ nhiễm sắc thể là 3n.  Đáp án D
Câu 2. Phép lai P: ♀XAXa x ♂XAY, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái,
cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình
giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong số cá thể F1, có thể xuất hiện cá
thể có kiểu gen nào sau đây?
A. XAXAXA.
B. Xa Xa Y.
C. XAXAY.
D. XAXaY.
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong
giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường nên ta được các giao tử là: XAXa, O.
Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường, ta được các giao tử XA, Y.
→ F1: XAXAXa, XAXaY, XA, Y.  Đáp án D
Câu 3. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ
nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe.
II. ABbDdEe.
III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe.
V. AaBbdEe.
VI. AaBbDdEe.
A. 5.
B. 2.
C. 4.

D. 3.
Thể ba AaaBbDdEe, AaBBbDdEe. I, III đúng  Đáp án B
Câu 4. Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì
có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
A. AaaaBBbb.
B. AAAaBBbb.
C. AAaaBBbb.
D. AAaaBbbb.
Cônsixin gây tứ bội hóa. Do đó, từ hợp tử AaBb thì sẽ gây tứ bội hóa, thu được thể tứ bội AAaaBBbb.
 Đáp án C
Câu 5. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng,
alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp; Kiểu gen tứ bội giảm phân
chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân cao,
quả đỏ có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AAAaBBbb × AAaaBBBb.
B. AAAaBBBb × AAaaBBBb.
C. AAaaBBbb × AAaaBbbb.
D. AAaaBBbb × AAAABBBb.
Phép lai A cho đời con có số kiểu gen quy định kiểu hình A-B- = 4×4 = 16.  Đáp án A
Phép lai B cho đời con có số kiểu gen quy định kiểu hình A-B- = 4×3 = 12.
Phép lai C cho đời con có số kiểu gen quy định kiểu hình A-B- = 4×3 = 12.
Phép lai D cho đời con có số kiểu gen quy định kiểu hình A-B- = 3×4 = 12.
Câu 6. Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:
I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.
III.Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. I → II → III.
B. I → III → II.
C. II → I → III.

D. II → III → I.
Thứ tự đúng của các bước trên I → III → II  Đáp án B
Câu 7. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một
ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài
này?
Trang 1/7 - Mã đề thi 28/09/2019


A. 12.
B. 24.
C. 25.
D. 23.
Số dạng thể một = n = 12  Đáp án A
Câu 8. Ở phép lai ♂AaBb × ♀aabb. Nếu trong quá trình tạo giao tử đực, cặp NST mang cặp gen Aa
không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân tạo giao tử cái
diễn ra bình thường thì qua thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử có kiểu gen
A. AaaBb, Aaabb, aBb, abb.
B. AAaBb, AAabb, aBb, abb.
C. aaaBb, aaabb, aBb, abb.
D. AaaBb, aaaBb, Abb, abb.
- Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực (AaBb), cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường nên cơ thể đực này sẽ tạo ra 4 loại giao tử là AaB; Aab; B và b.
- Cơ thể cái (aabb) giảm phân bình thường sẽ tạo ra 1 loại giao tử là ab.
- Quá trình thụ tinh: AaaBb, Aaabb, aBb, abb  Đáp án A
Câu 9. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo
ra thể ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.


D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật
 Đáp án C
Câu 10. Một quần thể thực vật tứ bội (P) có cấu trúc di truyền:
0,1 BBBB : 0,2 BBBb : 0,4 BBbb : 0,2 Bbbb : 0,1 bbbb.
Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Tính theo lí
thuyết, loại giao tử mang 1 alen trội và 1 alen lặn của quần thể thực vật tứ bội (P) chiếm tỉ lệ
1
7
4
3
A.
.
B.
.
C.
.
D. .
15
15
10
2
7
4
4
GP: BB =
, Bb =
, bb =
 Đáp án A
15

15
15
Câu 11. Đột biến lệch bội
A. làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể (NST) tương
đồng.
B. chỉ xảy ra trên NST thường, không xảy ra trên NST giới tính.
C. có thể làm cho một phần cơ thể mang đột biến và hình thành thể khảm.
D. không có ý nghĩa gì đối với quá trình tiến hóa.
Đột biến lệch bội có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng (2n) làm cho một phần cơ
thể mang đột biến và hình thành thể khảm.  Đáp án C
Câu 12. Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb × aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí
các hợp tử này bằng cônsixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử
đều phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử
lưỡng bội. Theo lí thuyết, giao tử gồm toàn alen trội của F1 chiếm tỉ lệ
A. 34%.
B. 32%.
C. 17%.
D. 22%.
P: AAbb x aaBB  F1 AaBb
Tứ bội thành công thì KG: AAaaBBbb (giả thuyết 36%)  giao tử toàn trội AABB = 1/36 = 36% x 1/36 = 1%.
Tứ bội không thành công thì KG vẫn AaBb (64%)  AB = 64% x 1/4 = 16%.
Vậy tổng giao tử toàn alen trội 1% + 16% = 17%.  Đáp án C
Câu 13. Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với
nuôi cấy tế bào.
A. 2.
B. 4.

C. 1.
D. 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.  Đáp án D
Trang 2/7 - Mã đề thi 28/09/2019


I đúng. Vì khi đa bội hóa thì tất cả các gen đều được gấp đôi thành đồng hợp.
II sai. Vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình
thường.
Câu 14. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh
dưỡng là 3pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số
lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến
A
B
C
D
Số lượng NST
14
14
21
28
Hàm lượng ADN
2,8pg
3,3pg
4,2pg
6pg
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến A có thể là đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến đảo đoạn NST.
II. Thể đột biến B có thể là đột biến lặp đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn NST.

III. Thể đột biến C có thể là đột biến tam bội.
IV. Thể đột biến D có thể là đột biến tứ bội.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.  Đáp án B
I sai. Vì ở thể đột biến A làm giảm hàm lượng ADN nhưng không làm thay đổi số lượng NST.  Mất
đoạn hoặc chuyển đoạn giữa 2 NST.
II đúng. Vì thể đột biến B có tăng hàm lượng ADN nhưng không thay đổi số lượng NST cho nên đây có
thể là lặp đoạn hoặc chuyển đoạn giữa 2 NST.
III sai. Vì C có số lượng NST gấp 1,5 lần bộ NST 2n nên đây có thể là 3n. Tuy nhiên, do hàm lượng
ADN lại không gấp 1,5 lần. Vì vậy, đây không thể là đột biến tam bội mà có thể là một dạng đột biến
nào đó.
IV đúng. Vì đột biến D làm thay đổi hàm lượng ADN tăng lên gấp đôi và làm thay đổi số lượng NST
tăng lên gấp đôi nên đây rất có thể là tứ bội.
Câu 15. Ở phép lai ♂ AaBbDdEe x ♀ AaBbddEe . Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST
mang cặp gen Aa ở 25% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường,
các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp
gen Ee ở 8% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Khi đưa ra
các phát biểu về đời F1 , theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ 69%.
II. Có tối đa 294 kiểu gen.
III. Có tối đa 240 kiểu gen đột biến.
IV. Có tối đa 24 kiểu gen đột biến thể ba kép.
V. Kiểu gen đột biến AaaBbDdEe chiếm tỉ lệ 0,71875%.
VI. Kiểu gen aabbddee chiếm tỉ lệ 69/12800.
A. 4.
B. 3.
C. 6.

D. 5.
Cả 6 ý đều đúng  Đáp án C
- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ  0, 75 x 0,92  0, 69  69% → (I) đúng
- Số kiểu gen = 7 x 3 x 2 x 7 = 294 kiểu gen. → (II) đúng.
+ Vì cặp ♂Aa x ♀Aa, cặp Aa ở 25% tế bào của đực không phân li sẽ sinh ra đời con có 3
kiểu gen bình thường và 4 kiểu gen đột biến.
+ Vì cặp ♂Ee x ♀Ee, cặp Ee ở 8% tế bào của cải không phân li sẽ sinh ra đời con có 3
kiểu gen bình thường và 4 kiểu gen đột biến.
+ Vì cặp Bb x Bb sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường.
+ Vì cặp Dd x dd sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen bình thường.
- Số kiểu gen đột biến = tổng số kiểu gen – số kiểu gen không đột biến.
Phép lai ♂ AaBbDdEe x ♀ AaBbddEe sẽ cho đời con có số kiểu gen không đột biến
 3 x 3 x 2 x 3  54 kiểu gen.
→ Số kiểu gen đột biến  294  54  240 → (III) đúng
- Số kiểu gen đột biến thể ba kép = số kiểu gen đột biến thể ba ở cặp Aa nhân với số kiểu
gen đột biến thể ba ở cặp Ee nhân với số kiêu gen ở cặp Bb và cặp Dd.
Trang 3/7 - Mã đề thi 28/09/2019


+ Cặp ♂Aa x ♀Aa, cặp Aa ở 25% tế bào của đực không phân li sẽ sinh ra đời con có 2
kiểu gen đột biến thể ba.
+ Cặp ♂Ee x ♀Ee, cặp Ee ở 8% tế bào của cái không phân li sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu
gen đột biến thể ba.
+ Cặp Bb x Bb sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường.
+ Cặp Dd x dd sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen bình thường.
Số kiểu gen đột biến thể ba kép  2 x 2 x 3 x 2 = 24 kiểu gen → (IV) đúng.
- Kiểu gen đột biến AaaBbDdEe chiếm tỉ lệ
= 0,125 x 1/2 x 2/4 x 1/2 x 2 x 0,46 x 0,5 = 0,71875% → (V) đúng.
- Kiểu gen aabbddee chiếm tỉ lệ
= 1/4 x 75% x 1/4 x 1/2 x 1/4 x 92% = 69/12800 → (VI) đúng.

Câu 16. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
Phép lai (P) ♂AAAA × ♀aaaa, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Cho cây thân cao
F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả
năng thụ tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây thân cao F2 có tối đa 4 kiểu gen.
II. Cây F3 gồm có tối đa 5 kiểu gen và 2 kiểu hình.
III. Tỉ lệ kiểu hình thân cao ở F3 là 96%.
IV. Tỉ lệ kiểu hình thân cao có kiểu gen đồng hợp tử ở F3 là 64/1225.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Cả 4 ý đều đúng  Đáp án D
P: ♂AAAA × ♀aaaa →F1: AAaa → F2: 1 AAAA: 8 AAAa: 18 AAaa: 8 Aaaa: 1 aaaa.
T lệ giao tử cây thân cao ở F2: AA = 8/35; Aa = 20/35; aa = 7/35.
I đúng, cây thân cao F2 có tối đa 4 kiểu gen (AAAA; AAAa; AAaa; Aaaa).
II đúng, cây F3 gồm có tối đa 5 kiểu gen (AAAA; AAAa; AAaa; Aaaa; aaaa), 2 kiểu hình (cao, thấp).
III đúng, t lệ thân cao ở F3 là: 1 – (7/35)2= 96%.
IV đúng, t lệ cao đồng hợp là (8/35)2 = 64/1225.
Câu 17. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội
giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:
(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb.
(2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (3) AaaaBBBb x AAaaBbbb.
(4) AaaaBBbb x Aabb.
(5) AaaaBBbb x aaaaBbbb.
(6) AaaaBBbb x aabb.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về các phép lai trên?
I. Có tất cả 3 phép lai đều cho đời con có 12 loại kiểu gen.
II. Có tất cả 5 phép lai đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
III. Có duy nhất 1 phép lai cho đời con có 6 kiểu gen và 2 kiểu hình.

IV. Phép lai số (2) có số loại kiểu gen ít hơn số loại kiểu gen của phép lai số (1) và (3).
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chỉ có II đúng  Đáp án A
I sai, có tất cả 2 phép lai đều cho đời con có 12 loại kiểu gen là phép lai số (1) và (3).
II đúng, có tất cả 5 phép lai đều cho đời con có 4 loại kiểu hình là phép lai số (1), (2), (4), (5), (6).
III sai, có duy nhất 1 phép lai cho đời con có 6 kiểu gen và 4 kiểu hình là phép lai số (6).
IV sai, phép lai số (2) có số loại kiểu gen nhiều nhất trong 6 phép lai.
Xét phép lai 1: AAaaBbbb x aaaaBBbb
AAaa x aaaa → 3 kiểu gen (AAaa, Aaaa, aaaa), 2 kiểu hình.
Bbbb x BBbb → 4 kiểu gen (BBBb : BBbb : Bbbb: bbbb), 2 kiểu hình.
Vậy phép lai 1 có thể tạo ra 3.4 = 12 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.
Xét phép lai 2: AAaaBBbb x AaaaBbbb.
AAaa x Aaaa → 4 kiểu gen (AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa),2 kiểu hình.
BBbb x Bbbb → 4 kiểu gen (BBBb : BBbb : Bbbb : bbbb), 2 kiểu hình.
Vậy phép lai 2 có thể tạo ra 4.4 = 16 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.
Xét phép lai 3: AaaaBBBb x AAaaBbbb
Aaaa x AAaa → 4 kiểu gen (AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa), 2 kiểu hình.
BBBb x Bbbb → 3 kiểu gen (BBBb : BBbb : Bbbb), 1 kiểu hình (100% trội)
Trang 4/7 - Mã đề thi 28/09/2019


Vậy phép lai 3 có thể tạo ra 4.3 = 12 kiểu gen, 2.1 = 2 kiểu hình.
Xét phép lai 4: AaaaBBbb x Aabb
Aaaa x Aa → 3 kiểu gen (AAa, Aaa, aaa), 2 kiểu hình
BBbb x bb → 3 kiểu gen (BBb : Bbb : bbb), 2 kiểu hình.
Vậy phép lai 4 có thể tạo ra 3.3 = 9 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.
Xét phép lai 5: AaaaBBbb x aaaaBbbb

Aaaa x aaaa → 2 kiểu gen (Aaaa, aaaa), 2 kiểu hình.
BBbb x Bbbb → 4 kiểu gen (BBBb : BBbb : Bbbb : bbbb), 2 kiểu hình.
Vậy phép lai 5 có thể tạo ra 2.4 = 8 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.
Xét phép lai 6: AaaaBBbb x aabb
Aaaa x aa → 2 kiểu gen (Aaa, aaa), 2 kiểu hình.
BBbb x bb → 3 kiểu gen (BBb : Bbb : bbb), 2 kiểu hình.
Vậy phép lai 6 có thể tạo ra 2.3 = 6 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.
Câu 18. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có ba alen là A1, A2,A3 có quan hệ trội lặn
hoàn toàn quy định (A1 quy định hoa vàng > A2 quy định hoa màu xanh > A3 quy định hoa trắng ). Cho
cây lưỡng bội hoa vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa trắng thuần chủng được F1. Cho cây F1
lai với cây lưỡng bội hoa xanh thuần chủng được F2. Gây tứ bội hóa F2 bằng coxisin thu được các cây
tứ bội gồm các cây hoa xanh và các cây hoa vàng. Cho cây tứ bội hoa vàng và cây tứ bội hoa xanh ở F2
lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội
giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng về đời F3?
I. Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình hoa xanh.
II. Không có kiểu hình hoa vàng thuần chủng.
1
III. Trong số hoa xanh, tỉ lệ hoa thuần chủng là .
6
IV. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
P: A1A1 x A3A3
F1 : A1A3
F1 x xanh tc : A1A3 x A2A2
F2 : 1A1A2 : 1A2A3
Tứ bội hóa F2
Vàng tứ bội F2 x Xanh tứ bội F2 :

A1A1A2A2
x
A2A2A3A3
1
1
4
A1A1A2A2
cho giao tử : A1A1 : A1A2 : A2A2
6
6
6
1
1
4
A2A2A3A3
cho giao tử : A2A2 : A2A3 : A3A3
6
6
6
Các kiểu gen qui định hoa xanh ở F3 là A2A2A2A2 , A2A2A2A3 , A2A2A3A3 → I đúng.
II đúng do cây A2A2A3A3 không cho giao tử A1A1
1
1 1
1
Tỉ lệ hoa xanh là ; Tỉ lệ hoa xanh thuần chủng là x ;Vậy xanh thuần chủng / xanh = → III đúng
6
6 6
6
Các kiểu gen qui định hoa vàng là A1A1A2A2; A1A1A2A3; A1A1A3A3; A1A2A2A2; A1A2A2A3 ; A1A2A3A3 →
IV sai.  Đáp án C

Câu 19. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp
nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột
biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương
ứng với các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về loài
này?
I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III.Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.
Trang 5/7 - Mã đề thi 28/09/2019


A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.  Đáp án C
I đúng. Vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen = 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
II đúng.
- Thể một ở cặp A có số kiểu gen = 1×2×1×1= 2 kiểu gen.
- Thể một ở cặp B có số kiểu gen = 2×1×1×1= 2 kiểu gen.
- Thể một ở cặp D có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể một ở cặp E có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể bình thường (2n) có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 2+2+4+4+4 = 16 kiểu gen.
III đúng. Kiểu hình trội về 2 tính trạng là kiểu hình aabbDDED
- Thể một có số kiểu gen = 4×1×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể bình thường (2n) có số kiểu gen = 1×1×1×1= 1 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 4+1 = 5 kiểu gen.
IV sai. Vì có 30 kiểu gen.

- Thể một ở cặp A có số kiểu gen = 2×3×1×1= 6 kiểu gen.
- Thể một ở cặp B có số kiểu gen = 3×2×1×1= 6 kiểu gen.
- Thể một ở cặp D có số kiểu gen = 3×3×1×1= 9 kiểu gen.
- Thể một ở cặp E có số kiểu gen = 3×3×1×1= 9 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen ở các thể một = 6+6+9+9 = 30 kiểu gen.
Câu 20. Ở cà chua alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho hai cây
quả đỏ dị hợp (P) lai với nhau thu được F1. Trong quá trình hình thành hạt phấn có 10% tế bào nhiễm
sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Các giao tử hình
thành có khả năng thụ tinh như nhau. Theo lí thuyết, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định
đúng?
I. Ở F1 thu được tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 9 : 18 : 9 : 1 : 1.
II. Trong số các cây quả đỏ F1, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 0,7241.
III. Ở F1 có 5 kiểu gen đột biến.
IV. Cho các cây lưỡng bội F1 giao phấn đời con thu được cây quả vàng chiếm tỉ lệ 25%.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
I, IV đúng  Đáp án A
P: Aa x Aa → F1
Giới đực :
10% tế bào mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, tạo ra giao tử Aa = 0 = 5%.
90% tế bào còn lại giảm phân bình thường cho A = a = 45%.
Giới cái giảm phân bình thường cho A = a = 50%.
9
Vậy AA = aa = 0,5 x 0,45 =
40
18
Aa = 0,5 x 0,45 x 2 =
40

1
AAa = Aaa = A = a = 0,5 x 0,05 =
40
Vậy tỉ lệ kiểu hình là 18 : 9 : 9 : 1 :1 :1 :1 → (I) đúng
9  18  1  3 3

Cây quả đỏ F1 =
40
4
18  2 2
 → (II) sai
Đỏ dị hợp =
40
4
F1 có 4 kiểu gen đột biến → (III) sai
1
2
1
Lưỡng bội F1 : AA : Aa : aa
4
4
4
Giao phấn đời con thu được : 25% aa = 25% vàng → (IV) đúng
Trang 6/7 - Mã đề thi 28/09/2019


------------------------ HẾT ------------------------

Trang 7/7 - Mã đề thi 28/09/2019




×