Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

bai 1 phương pháp châm cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.12 KB, 23 trang )

PHƯƠNG PHÁP
CHÂM CỨU
Ths.BSNT. Đinh Đăng Tuệ


MỤC TIÊU
1. Trình bày được chỉ định và chống chỉ định,
tai biến thường gặp trong châm cứu, cách xử lí
và đề phòng các tai biến.
2. Thực hành được kỹ thuật bổ tả trong thể châm


I. ĐẠI CƯƠNG
- Châm là dùng kim châm vào huyệt để
gây kích thích đạt tới phản ứng của cơ thể.
- Cứu là dùng sức nóng của ngải cháy để
hơ hoặc cứu trên huyệt để gây kích thích
tới huyệt nhằm mục đích phòng và chữa
bệnh.


II. PHƯƠNG PHÁP CHÂM
1. Dụng cụ:
1.1. Kim châm:


II PHƯƠNG PHÁP CHÂM
 Hào châm: kim nhỏ, hình trụ, thân dài 1 - 6cm(1-3
thốn)
 Trường châm: kim nhỡ, hình trụ, thân dài 8 -12 cm.
 Tam lăng châm: kim lớn có 3 cạnh sắc


 Nhĩ châm( kim cài loa tai): đầu kim dạng vòng tròn,
thân kim hình trụ, nhỏ, ngắn (khoảng 0,5cm).
 Mai hoa châm: đầu có gắn một số kim, hình trụ, kích
thước nhỏ và ngắn, dùng để gõ trên da.


II. PHƯƠNG PHÁP CHÂM
1.2. Các dụng cụ khác:
- Bông vô trùng, cồn 70, hộp đựng kim vô
trùng (kim châm một lần sau khi dùng xong
bỏ đi).
- Pince vô trùng, khay men, máy điện
châm…


II. PHƯƠNG PHÁP CHÂM
2. Chỉ định và chống chỉ định:
2.1. Chỉ định:
- Chỉ định rộng rãi trong Nội, Ngoại, Nhi, Sản Phụ, Lão khoa…
- Hệ TK: nhức đầu, mất ngủ, co giật, đau hoặc
liệt dây TK …
- Hệ tuần hoàn: rối loạn nhịp cơ năng, tăng HA,
rối loạn vận mạch chi…


II. PHƯƠNG PHÁP CHÂM
2. Chỉ định và chống chỉ định:
2.1. Chỉ định:
- Hệ hô hấp: ho, hen phế quản nhẹ và vừa, khó
thở…

- Hệ tiết niệu - sinh dục: bí đái, đái dầm, di tinh,
liệt dương, RLKN…
- Ngũ quan: Ù điếc tai, viêm mũi dị ứng, viêm
đau mắt đỏ…


II PHƯƠNG PHÁP CHÂM
2.2. Chống chỉ định:
- Các trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu.
- Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử
hoặc mắc bệnh tim, phụ nữ có thai hoặc đang
hành kinh.
- Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi : vừa lao
động xong, mệt mỏi, đói…
- Một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cấm
châm sâu: Phong phủ, Nhũ trung, Thần khuyết...


3. Tư thế, góc châm và độ sâu của kim
châm vào huyệt
3.1. Tư thế châm:
3.1.1. Thầy thuốc:
- Tư thế thuận lợi nhất để có thể thực hiện thủ
thuật châm được dễ dàng.
3.1.2. Bệnh nhân:
- Tư thế thoải mái nhất, chịu được lâu và phải bộc
lộ được rõ vùng cần châm. Thường là ngồi hoặc
nằm.



• 3.2. Góc châm: Có 3 góc châm chính


• Châm xiên: thân kim tạo với mặt da một góc
10 - 20, là cách châm nông và có thể luồn
kim dưới da hoặc châm xuyên huyệt.
• Châm chếch: thân kim tạo với mặt da một góc
30 - 60, là cách có thể áp dụng cho cả khi
châm nông và sâu, thường để tránh chỗ có
mạch máu, chỗ ít cơ, hoặc có sẹo.
• Châm thẳng: thân kim tạo với mặt da một
góc 90, dùng khi châm sâu hoặc dưới có lớp
cơ dày.


3.3. Độ sâu của kim:

Phụ thuộc vào mục đích châm và độ dày
khu vực cần châm.
4. Những hiện tượng bất thường xảy ra khi
châm kim và cách đề phòng xử trí:
Choáng ngất, chảy máu, cong hoặc gẫy kim,
châm vào phủ tạng, nhiễm trùng.


4.1. Choáng, ngất (Vựng châm):
- Nguyên nhân: tâm lý sợ hãi, sức khỏe yếu, trạng
thái cơ thể không bình thường, thiếu máu…
-Triệu chứng: da tái, toát mồ hôi, mạch nhanh, tim
đập yếu, HA có thể hạ thấp, hoảng loạn, ngất…

- Xử trí: rút kim, đắp ấm, đảm bảo thông thoáng,
giải thích cho bệnh nhân, sử dụng thuốc trợ tim
- Đề phòng: Loại trừ CCĐ; giải thích, động viên cho
bệnh nhân trước khi châm; châm ít huyệt, tránh kích
thích quá mạnh, thủ thuật châm phải thành thạo.


4.2. Chảy máu:
- Nguyên nhân: Do châm kim vào khu vực có
nhiều mạch máu, châm phải TM, bệnh nhân dãy
dụa hoặc cử động mạnh làm thay đổi hướng kim.
- Hiện tượng: chảy máu khi rút kim.
-Xử trí: lấy bông gòn khô thấm máu và day nhẹ
-Đề phòng:
+ Châm đúng cách, tránh châm sâu hoặc thận trọng
khi châm vào khu vực có nhiều mạch máu ở nông.
+ Chọn tư thế thoải mái cho bn. Khi châm cho trẻ
em cần có người giữ


4.3. Cong kim, gẫy kim:
- Nguyên nhân: Do kim (cong, gỉ), do bệnh nhân (dãy dụa,
cử động mạnh) hay thầy thuốc (châm thô bạo).
- Triệu chứng: Thường gãy ở phần nối giữa thân -đốc kim.
- Xử trí: Lựa theo chiều cong để rút kim ra, hoặc dùng pince
gắp kim.
- Đề phòng:
+ Thường xuyên kiểm tra kim và loại bỏ kim không
đảm bảo chất lượng trưước khi châm.
+ Không châm kim quá sâu, tránh để bệnh nhân

hoảng sợ dãy dụa. Nên châm dứt khoát và nhẹ nhàng.


4.4. Nhiễm trùng:
- Nguyên nhân: Do vệ sinh kim và dụng cụ không tốt,
sát trùng kém…do cơ địa bệnh nhân dễ nhiễm trùng
-Triệu chứng: Nhiễm trùng tại chỗ châm (mụn nhọt, áp
xe nhỏ, có thể gây nhiễm trùng huyết).
- Xử trí: Chấm hoặc bôi thuốc sát trùng tại chỗ. Có thể
phối hợp dùng kháng sinh hay chích rạch ổ mủ và làm
vệ sinh tốt.
- Đề phòng: Chú ý vô khuẩn tốt dụng cụ, sát trùng chỗ
châm và giữ gìn vệ sinh chung. Tốt nhất là dùng kim đã
vô trùng, sau 1 lần châm vứt đi.


4.5. Châm phải phủ tạng:
- Nguyên nhân: Do châm quá sâu ở những vùng có lớp
da và cơ mỏng hoặc do bệnh nhân cử động mạnh làm
thay đối hướng châm.
- Triệu chứng ( hiếm gặp):
+ Tạng rỗng: có thể gây tràn khí.
+ Tạng đặc: Xuất huyết nội tạng, chấn thưương
tạng.
- Xử trí: tùy theo mức độ nặng nhẹ.
- Đề phòng: Chọn tư thế tốt giúp bệnh nhân thoải mái
trong khi châm, tránh châm quá sâu ở những vùng ngực,
bụng



5. Thủ thuật châm kim:
5. 1. Luyện tập thành thạo trước khi châm trên bệnh
nhân
5.2. Các giai đoạn tiến hành:
- Chuẩn bị bn: giải thích, động viên, lựa chọn tư thế thích
hợp.
-Chọn huyệt: xác định công thức, vị trí huyệt cần châm.
5.2. Các giai đoạn tiến hành:
- Chọn kim: Tuỳ từng vùng, thể trạng bn, mục đích châm
- Sát trùng chỗ châm
- Căng da chỗ châm
- Châm kim: Qua da nhanh, gọn.
- Rút kim: khi rút nên rút nhanh và sát trùng lại chỗ châm.


6. Hiện tượng đắc khí khi châm:
Đắc khí là một tiêu chuẩn quan trọng để đạt
kết quả tốt.
6.1. Biểu hiện:
- Châm kim vào thấy tức nặng, tê, chướng hay tê
giật tại chỗ.
- Khi châm thấy kim bị mút chặt.
- Thay đổi màu sắc da tại chỗ châm: đỏ lên hoặc
tái đi.


6.2. Để có đắc khí cần chú ý mấy điểm sau
đây:
-Chọn huyệt và châm đúng vị trí huyệt.
-Góc châm, độ sâu của kim, kích thích lên huyệt

đúng kĩ thuật và thích hợp với từng huyệt châm.


- Khi châm đã đúng huyệt mà chưa đắc khí thì
có thể dùng một số thủ thuật sau:
+ Búng kim: Búng vào đốc kim.
+ Vê kim: dùng ngón cái và ngón trỏ cầm
vào đốc kim và vê đi vê lại nhiều lần.
+ Tiến, lui kim: dùng ngón tay cầm vào đốc
kim đẩy kim xuống sâu rồi rút lên, làm liên tục
nhiều lần và đều đặn.
+ Lưu kim: khi chính khí suy yếu thì
thưường đắc khí chậm, khi đó có thể chờ một lúc
rồi kích thích lại bằng các cách nhưư trên.




7. Phương pháp Bổ-Tả:

Bổ

Tả

Về cường độ

Không vê kim

Vê kim liên tục


Về hô hấp

Thở ra hết thì châm
vào
Hít vào thì rút ra

Hít vào thì châm vào
Thở ra hết thì rút
kim

Về hướng kim

Châm xuôi đường kinh

Châm ngược đường
kinh

Về tiến nhập kim

Châm vào từ từ
Rút kim nhanh

Châm vào nhanh
Rút kim từ từ

Về thời gian lưu
kim

Lưu kim lâu


Lưu kim ngắn

Về đóng mở chỗ
châm

Rút kim bịt chỗ châm

Rút kim không bịt
chỗ châm

Thủ pháp



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×