Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Dị ứng thuốc giang ky i 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.11 MB, 72 trang )

DỊ ỨNG THUỐC
BS. Trần Thị Mùi
BM Dị ứng – MDLS, Đại học Y Hà Nội


MỤC TIÊU Y5
1. Trình bày được cơ chế dị ứng thuốc

2. Trình bày được các thể lâm sàng của dị ứng thuốc
3. Trình bày được chẩn đoán dị ứng thuốc
4. Trình bày được điều trị và dự phòng dị ứng thuốc


LỊCH SỬ DỊ ỨNG THUỐC

• Dị ứng thuốc được biết từ lâu
• Richet và Portier (1902): mô tả chi tiết trường hợp
sốc phản vệ trên động vật thực nghiệm
• Keefer (1943): phát hiện dị ứng thuốc penicillin
• Wilisky (1954): thông báo trường hợp sốc phản vệ
tử vong do penicillin


TÌNH HÌNH DỊ ỨNG THUỐC
1. Thế giới
• 7% trong cộng đồng
• Mỹ: 2% dân số dị ứng sau dùng thuốc
• Pháp: 14,7% các trường hợp vào viện là dị ứng thuốc
• Dị ứng thuốc xảy ra khoảng 10 -20% số BN nội trú
• Tỷ lệ sốc phản vệ khoảng 30/100,000 dân/năm; Châu Âu:
4-5/10.000 dân, Mỹ: 58,9/100.000 dân.


2. Việt Nam
• Hà Nội (1980-1984)
: 2,5%
• Việt Nam (2000-2001) : 8,73%


PHÂN BIỆT DỊ ỨNG THUỐC VỚI P/Ư CÓ HẠI DO THUỐC
• Quá liều gây độc (drug toxicity):
Thuốc độc, dùng quá liều; hoặc dùng đúng liều, nhưng giảm thanh
lọc (suy gan, suy thận) nên tích lũy gây độc.
• Tác dụng phụ (side effect):
Ngoài tác dụng chính còn gọi là tác dụng thứ yếu, hiệu ứng phụ,
tác dụng ở bên cạnh (side) của thuốc. Tác dụng phụ khá phổ biến,
dự kiến được, phụ thuộc liều lượng
• Tác dụng ko mong muốn (undesired effect):
là phản ứng ngoài ý muốn, đến bất ngờ với 1 số người, ko dự
kiến được khi dùng thuốc. Loại phản ứng này thường xảy ra, tần
số rất dao động, tác động xấu tới nhiều loại cơ quan của cơ thể.


DỊ ỨNG THUỐC
(DRUG ALLERGY)
• Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường do dùng thuốc, là hậu
quả của phản ứng kháng nguyên kháng thể
• Tình trạng phản ứng quá mức khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã
có giai đoạn mẫn cảm.


Thuốc


Triệu chứng


DỊ ỨNG THUỐC
• Thường không phụ thuộc liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, hay xảy ra
trên người bệnh có cơ địa dị ứng
• Thể hiện bằng một số hội chứng, triệu chứng lâm sàng nhất định và
thường có biểu hiện ở da.
• Dùng lại thuốc đó hoặc những thuốc có phản ứng chéo thì phản ứng dị
ứng lại xảy ra và có thể nặng hơn
• Triệu chứng lâm sàng của dị ứng thuốc rất đa dạng
• Triệu chứng phụ thuộc vào loại thuốc, tần suất dùng thuốc

• Một thuốc có thể gây ra nhiều biểu hiện dị ứng và một hội
chứng có thể do nhiều thuốc gây ra


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DỊ ỨNG THUỐC
Yếu tố liên quan với thuốc


Khả năng hoạt động như một hapten, tiền hapten, hoặc Pi-concept



Tần suất sử dụng thuốc



Đường dùng thuốc: TM> TB>TDD> uống




Liều: cao > thấp

Yếu tố người bệnh


Nữ: nam 2:1



Virus : HIV, EBV, HHV, CMV



Cơ địa dị ứng

Yếu tố gen


HLA B* 1502 hay liên quan đến dị ứng nặng do Carbamazepine



HLA B* 5801 hay liên quan đến dị ứng nặng do allopurinol

• HLA B*5701 hay liên quan đến dị ứng nặng do Abacavir
Br J Clin Pharmacol 2010
Allergy, Asthma & Clinical Immunology 2011



PHÂN LOẠI DỊ ỨNG THUỐC


Classification of drug hypersensitivity reactions

Pichler et al. Med Clin N Am .2010;94: 645-664



PHẢN ỨNG QUÁ MẪN TYPE I
• Xảy ra vài phút, vài giờ sau tiếp xúc
với dị nguyên

• Cơ chế: Thường qua trung gian IgE
• Lâm sàng: sốc phản vệ, mày đay,
phù mạch, hen phế quản, viêm mũi
dị ứng
• Thuốc gây dị ứng: βlactam
(penicillin), giãn cơ, thuốc cản
quang…..


SỐC PHẢN VỆ
• Xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi dùng thuốc
• Phản ứng qua trung gian IgE
• Nguyên nhân: kháng sinh, giãn cơ, gây tê, cản quang, kháng
thể đơn dòng...
• Tổn thương cơ quan đích:

• Da: mày đay, phù Quincke, sung huyết da
• Hô hấp: khó thở, khò khè, thở rít
• Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa
• Tim mạch: hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất
• Điều trị: Adrenalin, truyền dịch, kháng histamin, corticoid,
thở oxy
• Nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời


Dịch cao phân tử, 2.70%
Kháng sinh 8%

Opioids
1.4%
Latex 12.1%

Thuốc gây tê gây
mê, giãn cơ 69.2%

Mertes P,Laxenaire M Allergic reactions occurring during anesthesia. European Journal
of Anesthesiology 2002; 19:240-262


SỐC PHẢN VỆ
(anaphylactic shock)

• BN: Lê Văn S. 26 tuổi. Tai nạn lao động tổn thương phần mềm ngón út
bàn tay trái. Sau tiêm SAT 15 phút xuất hiện SPV





PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ CẤP CỨU BAN ĐẦU SỐC PHẢN VỆ
(Dùng trong Bệnh viện Bạch Mai)

Phát hiện nhanh sốc phản vệ. Các dấu hiệu đột ngột xuất hiện sau tiếp xúc dị nguyên:
 Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn ý thức.
 Mạch nhanh,nhỏ, huyết áp tụt; nghẹt thở, thở rít; đau quặn bụng, nôn mửa, đại tiểu tiện không tự chủ.
 Mày đay, ban đỏ toàn thân, sưng phù môi mắt.
Xử trí sốc phản vệ. Nguyên tắc: Khẩn cấp, tại chỗ, dùng ngay adrenalin
(1)
Ngừng tiếp xúc dị nguyên ngay
(2)

 Adrenalin ống 1mg/ml tiêm bắp ngay, người lớn ½ -1 ống /lần, trẻ em ≤ 1/3 ống /lần. Tiêm nhắc lại
sau mỗi 5-15 phút, có thể <5 phút tới khi huyết áp tâm thu > 90 mmHg ở người lớn, >70 mmHg ở trẻ em.
 Adrenalin truyền TM nếu huyết động không cải thiện sau 2-3 lần tiêm bắp. Liều 0,1g/kg/phút,
tăng tốc độ truyền 5 phút /lần, mỗi lần 0,1- 0,15 g/kg/phút (theo đáp ứng)..
(3)






Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao
Thở oxy: 6-8 lít/phút cho người lớn, 1-5 lit/phút cho trẻ em
Thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch riêng: dung dịch NaCl 0,9% tốc độ nhanh 1-2 lít cho
người lớn, 500 ml cho trẻ em trong 1 giờ đầu.
Mở khí quản ngay nếu phù nề thanh môn (da xanh tim, thở rít)

Gọi hỗ trợ, hội chẩn Khoa Cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực (nếu cần)

(4)
 Dimedrol ống 10mg tiêm bắp hoặc TM. Người lớn: 2 ống, trẻ em: 1 ống, có thể nhắc lại mỗi 4-6 giờ.
 Methylprednisolon lọ 40 mg, tiêm bắp hoặc TM. Người lớn: 2 lọ, trẻ em: 1lọ, có thể nhắc lại mỗi 4-6 giờ.
Chú ý: - Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên có thể tiêm bắp adrenalin theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt.
- Tùy theo điều kiện và chuyên khoa mà sử dụng các thuốc và phương tiện cấp cứu hỗ trợ khác

Biên soạn: Trung tâm Dị ứng-MDLS


MÀY ĐAY-PHÙ QUINCKE
• Hay gặp nhất trong các thể quá mẫn type I
• Xảy ra vài giờ sau khi tiếp xúc dị nguyên thuốc

• Thường qua trung gian IgE
• Kháng sinh, ức chế men chuyển, chống co giật, giãn cơ, cản quang,
NSAIDs
• Tổn thương da:
• Sẩn phù, xung huyết da, ngứa nhiều;
• Phù mí mắt, môi, lưỡi, thanh quản, bộ phận sinh dục
• Điều trị: kháng histamine, corticoid ngắn ngày đợt cấp


Mày đay
(urticaria)

n

• BN. Nguyễn Quang H. 34 tuổi. Viêm phế quản. tiêm 1lọ ampicilin 1g



Hen phế quản
( Bronchial asthma)

• BN. Đặng Thị V. 34 tuổi. Xuất hiện nặng ngực, cơn khó thở ra khi uống penicilin


Viêm kết mạc dị ứng cấp do thuốc
(Allergic conjunctivitis)

¶nh: N.V.§oµn

• BN. Đinh Ngọc D. 25 tuổi. Rặm mắt. Sau khi tự mua và tra thuốc
Sulfableu 1 ngày BN thấy mắt ngứa, đỏ rực


QUÁ MẪN TYPE II
• Cơ chế: IgG, IgM
• Lâm sàng: thiếu máu huyết tán, giảm bạch cầu
hạt, giảm tiểu cầu
• Thuốc gây dị ứng: Penicillin, sulfonamides,
chống co giật, cephalosporins, quinine,
heparin, thiazides, muối vàng



×