Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp nguyễn phong quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 120 trang )

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đ

ồng bằng sông Cửu Long gồm địa giới hành chính của
13 tỉnh thành: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Đồng
bằng sông Cửu Long có vai trò và vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, hợp tác đầu tư nước ngoài, giao lưu
quốc tế; đặc biệt là tiềm năng, lợi thế bậc nhất về nông nghiệp,
kinh tế biển, công nghiệp năng lượng; năm 2011 xuất khẩu 7,5
triệu tấn gạo, đóng góp 100% lượng gạo xuất khẩu cả nước,
chiếm hơn 20% lượng gạo thương mại của toàn thế giới. Đồng
bằng sông Cửu Long cũng đã hình thành, phát triển một số
cụm ngành quan trọng liên kết công nghiệp - nông nghiệp và
thương mại như: lúa gạo, tôm, cá, cây ăn quả, để tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu qua việc xuất khẩu. Với vai trò và vị trí
nêu trên, sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước.
Mười năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự
lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, nỗ lực
phấn đấu của các địa phương, nhân dân trong vùng và sự tham
gia tích cực của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trong việc thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20-1-2003 của Bộ Chính trị về
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu
Long thời kỳ 2001 - 2010, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Các
nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết đặt ra đã được hoàn thành



5


trong điều kiện có nhiều biến động, khó khăn về kinh tế trong
và ngoài nước. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng
giao thông có nhiều chuyển biến, gắn kết với thủy lợi; toàn
vùng cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng cụm, tuyến dân cư
và nhà ở vùng ngập lũ. Tuy nhiên, kinh tế vùng Đồng bằng
sông Cửu Long phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh thấp, yếu tố rủi ro còn cao, chưa tương
xứng với tiềm năng của vùng; một số nhiệm vụ đề ra trong
Nghị quyết 21 chưa đạt.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên được các tác
giả phân tích, dẫn chứng chi tiết từ lý luận đến thực trạng và
đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Đồng bằng sông Cửu
Long phát huy lợi thế của vùng, khắc phục tình trạng không
gian kinh tế bị chia cắt theo địa giới hành chính, tình trạng
“mạnh ai nấy làm”, hướng đến liên kết nội vùng và liên vùng
để phát triển bền vững.
Để cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin về tình hình phát
triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – Sự thật và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
phối hợp xuất bản cuốn sách Phát triển kinh tế vùng Đồng
bằng sông Cửu Long – Thực trạng và giải pháp của các tác
giả Nguyễn Phong Quang, Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp, Tiến sĩ Võ
Hùng Dũng. Do thời gian chuẩn bị gấp và khuôn khổ cuốn
sách có hạn nên các tác giả chưa thể trình bày một cách toàn
diện về quá trình phát triển nhiều mặt của Đồng bằng sông
Cửu Long, chắc chắn chưa làm hài lòng tất cả bạn đọc, mong

được thông cảm và góp ý.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng độc giả.
Tháng 4 năm 2012
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT

6


LIÊN KẾT VÙNG – XU THẾ TẤT YẾU THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đồng chí NGUYỄN PHONG QUANG
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
Trưởng ban Ban Chỉ đạo Triển lãm - Hội chợ thành tựu 10 năm
xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    
hát triển kinh tế vùng
Đồng bằng sông Cửu
Long là chủ trương nhất
quán của Đảng và Nhà nước
ta. Mười năm qua, với sự nỗ
lực của cả hệ thống chính trị,
sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng
đắn, sâu sát của Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Thủ tướng
Chính phủ, các bộ, ngành
Trung ương, sự nỗ lực phấn
đấu của các địa phương,
nhân dân trong vùng và sự
tham gia tích cực của Ban

Đồng chí
Chỉ đạo Tây Nam Bộ trong
NGUYỄN PHONG QUANG
việc thực hiện Nghị quyết
số 21-NQ/TW ngày 20-1-2003 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo
đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời
kỳ 2001 - 2010, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Các nhiệm vụ chủ
yếu của Nghị quyết đặt ra đã được hoàn thành trong điều kiện
có nhiều biến động, khó khăn về kinh tế trong và ngoài nước; đã

P

7


góp phần quan trọng tạo thế và lực mới cho vùng phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần người dân.
Kinh tế các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát
triển nhanh và ổn định; tổ chức huy động tốt các nguồn lực đầu
tư; hiệu quả sản xuất được nâng cao. Nông, lâm, ngư nghiệp
phát triển khá ổn định và toàn diện, từng bước hình thành vùng
sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ
lực của vùng (lúa gạo, thủy sản, trái cây), thể hiện vai trò trung
tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của
cả nước. Công nghiệp được chú trọng phát triển, đi dần vào khai
thác các thế mạnh của vùng về công nghiệp chế biến nông sản,
bước đầu tập trung đầu tư phát huy lợi thế về công nghiệp dầu

khí, năng lượng, nhiệt điện và cơ khí. Thương mại, dịch vụ và
du lịch phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và
đời sống nhân dân. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ
tầng giao thông có nhiều chuyển biến, gắn kết với thủy lợi. Toàn
vùng cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng cụm, tuyến dân cư
và nhà ở vùng ngập lũ, các đô thị được đầu tư, nâng cấp. Giáo
dục - đào tạo và dạy nghề có nhiều đột phá, góp phần nâng cao
trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của vùng; giải quyết
việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế cho nhân dân có
nhiều tiến bộ đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát
triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp,
yếu tố rủi ro còn cao, chưa tương xứng tiềm năng của vùng.
Một số nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 21 chưa đạt được như
xây dựng cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, đường cao tốc Trung
Lương - Cần Thơ, tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh
đi Mỹ Tho, đường ôtô đến trung tâm xã (hiện còn 144 xã chưa
có đường ôtô đến trung tâm xã), các cảng nằm dọc sông Tiền,
sông Hậu, cảng biển Đại Ngãi, Hòn Chông chưa được đầu tư

8


xây dựng. Về thủy lợi, chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau
và dự án thủy lợi Ba Lai (Bến Tre) đến nay vẫn chưa xây dựng
đồng bộ. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, y tế, xóa đói
giảm nghèo và giải quyết việc làm của vùng phát triển chưa
ngang bằng với các vùng, miền khác trong cả nước.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém là do xuất phát
điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng thấp; nguồn lực

đầu tư hạn hẹp. Quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội và các
quy hoạch ngành của vùng chưa thật sự tập trung và thiếu đồng
bộ, còn chồng chéo; khi có quy hoạch thì tổ chức thực hiện
chưa nghiêm, khi tình hình thực tiễn phát sinh yêu cầu mới thì
chậm điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển
mới. Chưa có quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhằm khai
thác tiềm năng, các thế mạnh như vùng lúa chất lượng cao, cây
ăn trái, thủy sản,…sản xuất, nuôi trồng còn phân tán hoặc giới
hạn theo địa giới hành chính từng tỉnh, thành phố. Là vùng
làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần
quan trọng cho an ninh lương thực thế giới, nhưng chưa có cơ
chế đặc thù thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư vào các địa
phương có thế mạnh sản xuất lúa gạo, thủy sản, trái cây, thu
hút đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông
Cửu Long để làm đầu tàu lôi kéo và thúc đẩy các nơi khác. Còn 
thiếu cơ chế, chính sách đồng bộ bảo hộ cho nông dân Đồng
bằng sông Cửu Long sản xuất nông nghiệp bền vững. Còn
áp dụng các giải pháp tình thế, tạm thời như mua tạm trữ lúa
gạo, cá tra, hỗ trợ nông dân nuôi trồng bị thiệt hại do thiên tai,
dịch bệnh. Đặc biệt nổi lên là sự phối hợp của các địa phương
trong vùng, giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương
chưa đồng bộ, kịp thời và hiệu quả. Yêu cầu đặt ra là phải tăng
cường liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương trong vùng,
giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí
Minh và các vùng, miền khác để tận dụng lợi thế so sánh, phát

9


huy thế mạnh, khắc phục hạn chế, yếu kém của vùng.

Liên kết vùng vùng Đồng bằng sông Cửu Long là xu thế
tất yếu để phát triển bền vững, phát huy lợi thế của vùng, khắc
phục tình trạng không gian kinh tế bị chia cắt theo địa giới hành
chính, tình trạng “mạnh ai nấy làm” hay đầu tư theo “phong
trào”… hướng trọng tâm vào việc phát huy thế mạnh của các
sản phẩm chủ lực, đặc thù của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy
sản (tôm, cá tra), gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa.
Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng với Trường
Đại học Cần Thơ, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long và
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phối hợp với các bộ,
ngành liên quan và 13 tỉnh, thành trong vùng xây dựng Đề án
liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện tam nông
(nông nghiệp, nông dân, nông thôn) với 5 dự án: (1) Phát triển
sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; (2) Phát triển sản xuất và tiêu thụ
cây ăn trái; (3) Phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản: tôm, cá
tra; (4) Đào tạo nghề cho nông dân trong 3 lĩnh vực trên; (5)
Cơ chế, chính sách để thực hiện bốn dự án trên. Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ thông qua Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng
sông Cửu Long (MDEC – Cà Mau năm 2011) đã tổ chức Hội
thảo khoa học “Xây dựng cơ chế liên kết vùng Đồng bằng sông
Cửu Long”, nhằm tập hợp sáng kiến, đề xuất cơ chế, chính
sách tăng cường liên kết vùng. Trong hoạt động thực tiễn của
mình, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng đã phối hợp với Ban Tổ
chức Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học
Kiến trúc, Đại học Y dược, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Xây dựng miền Tây tăng cường đào nhân lực
theo nhu cầu sử dụng của các địa phương trong các lĩnh vực:
đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính, kiến trúc
sư, kỹ sư quy hoạch, kỹ sư xây dựng, bác sĩ đa khoa, chuyên

khoa, thạc sĩ chính sách công và đang phối hợp xây dựng để

10


trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đặc thù phát triển nguồn
nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm mục tiêu cơ
bản giải quyết tình trạng “tụt hậu” của vùng trong lĩnh vực này.   
Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương: “Khuyến
khích việc liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc
triển khai các chương trình, đề án liên quan đến việc phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu
Long chỉ đạo, triển khai thực hiện các chương trình, đề án,
bảo đảm gắn kết được sự phát triển của từng lĩnh vực, từng địa
phương với phát triển của toàn vùng, nhằm phát huy lợi thế,
hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng lĩnh vực”.1 Tại Hội
nghị tổng kết hoạt động năm 2011 của Ban Chỉ đạo Tây Nam
Bộ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ cũng đã kết luận giao: “Các bộ, ngành Trung
ương phối hợp với các địa phương trong vùng nghiên cứu đề
1. Công văn số 740/VPCP-KTN ngày 01-02-2010 của Văn phòng
Chính phủ về Chương trình liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long

11


xuất các cơ chế, quy chế về liên kết vùng, gồm các nội dung
về tự liên kết và liên kết bắt buộc, giao cho các bộ, ngành, địa

phương để thực hiện; các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề
xuất hỗ trợ kinh phí đối ứng cho các địa phương trong vùng
để thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA, bảo đảm cho các dự
án được thực thi đúng tiến độ; đồng thời kiến nghị xây dựng
một số chính sách đặc thù đối với vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, trong đó chú ý chính sách đất đai để thu hút đầu tư, tăng
mức đầu tư tại các vùng thuần trồng lúa để phát triển cây lúa,
bảo đảm an ninh lương thực, phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cần phát huy vai trò trong việc xây
dựng chiến lược, điều phối nguồn lực và các hoạt động hợp
tác chung, đề xuất chương trình hành động cụ thể để chủ động
ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các thách thức
của cả vùng”.
Liên kết vùng đang là xu thế tất yếu cần được quán triệt, chỉ
đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu
quả giữa các bộ, ngành Trung ương, địa phương trong vùng
hướng đến xây dựng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành
vùng kinh tế năng động, phát triển bền vững.

12


Chương I

LIÊN KẾT VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
MỆNH LỆNH CỦA PHÁT TRIỂN

13



LIÊN KẾT VÙNG ĐỂ GIA TĂNG
CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG HÓA

Đ

ồng bằng sông Cửu
Long hằ̀ng năm đóng
góp khoảng 22% vào GDP cả
nước, sản xuất 55% sản lượng
lương thực, cung cấp hơn 90%
lượng gạo xuất khẩu (chỉ riêng
năm 2010 xuất khẩu 6,8 triệu
tấn gạo, đạt kim ngạch hơn
3,2 tỷ USD), góp 70% lượng
trái cây, 58% sản lượng thủy
sản, riêng tôm chiếm 80% và
đóng góp trên 60% kim ngạch
Đồng chí TRẦN HỮU HIỆP
xuất khẩu thủy sản của cả
nước. Vậy mà đời sống người
nông dân vẫn còn không ít khó khăn. Nguyên nhân được
nêu ra là thiếu sự liên kết trong chỉ đạo, sản xuất, chế biến
và tiêu thụ cấp vùng. Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ
Kinh tế - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ủy viên Ban
Chỉ đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu
Long, thành viên nhóm xây dựng Chương trình Liên kết
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chia sẻ:
- Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời
gian qua mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng

còn tình trạng “mạnh ai nấy làm” hay đầu tư theo “phong
trào”, thế mạnh của các sản phẩm chủ lực, đặc thù của vùng
như lúa gạo, trái cây, thủy sản (tôm, cá tra) chưa được phát huy
đúng mức nhằm gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa. Do đó, kinh tế
vùng Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù đang có nhiều lợi thế

14


về sản phẩm mũi nhọn và các yếu tố địa - kinh tế khác nhưng
chưa thể phát triển như mong muốn, đòi hỏi một cơ chế liên
kết hợp tác thực sự hiệu quả.
* Ông có thể chỉ ra những bất cập hiện nay khi liên kết
vùng còn lỏng lẻo?
- Ví dụ như lĩnh vực lúa gạo. Trong khi người nông dân
Đồng bằng sông Cửu Long là tác giả của “công trình” đưa
Việt Nam trở thành và giữ vững vị trí thứ hai thế giới của một
“cường quốc xuất khẩu gạo”, nhưng họ luôn bị đe dọa bởi
những hiện tượng “được mùa mất giá”, “được giá, hết hàng”
liên tục diễn ra. Hay tình trạng lúa, mía, cá tra hàng hóa tồn
đọng; việc bảo quản sau thu hoạch, đóng gói và phát triển
thương hiệu gạo còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khâu xay xát và
lưu trữ gạo trước khi đưa ra thị trường; thời tiết; dịch bệnh...
luôn là nỗi lo thường trực của nông dân.
Đến nay, trên phạm vi cả nước và cấp vùng vẫn chưa có
quy hoạch cây ăn quả, việc xây dựng vùng chuyên canh tuy
có quan tâm, nhưng quy mô nông hộ còn nhỏ và trồng tạp,
hình thức tổ chức sản xuất chưa phù hợp, liên kết giữa nghiên
cứu - ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa còn lỏng lẻo dẫn
đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc sản xuất cây ăn quả chưa

được các nhà vườn thật sự quan tâm theo hướng chất lượng, vệ
sinh và an toàn thực phẩm (GAP). Trái cây chưa hấp dẫn người
tiêu dùng nội địa và nước ngoài, do năng suất, chất lượng kém,
công nghệ sản xuất và chế biến, đóng gói còn lạc hậu, dẫn tới
giá thành cao nên rất khó cạnh tranh. Thất thoát sau thu hoạch
còn khá lớn, công nghệ đóng gói, chế biến chưa phát triển và
lạc hậu so với nhiều đối tác cạnh tranh trong khu vực...
Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi thủy sản lớn
nhất nước với diện tích chiếm 70%, 58% sản lượng, riêng tôm

15


chiếm 80% và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của cả nước. Song, việc phát triển nuôi trồng, khai thác thủy hải
sản một cách tự phát quá “nóng”, thiếu đồng bộ; đầu tư cho phát
triển còn thấp, chậm; kết cấu hạ tầng yếu kém, rõ nhất là ngành
nuôi tôm, cá tra Đồng bằng sông Cửu Long...
* Thưa ông, vậy việc liên kết vùng sẽ được thực hiện ra
sao cho thật sự hiệu quả?
- Về vấn đề liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thời
gian qua đã được đề cập. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
cũng có tham luận, ý kiến phát biểu rất hay về phát triển kinh
tế vùng. Nhưng vấn đề quan trọng là liên kết cái gì? Ai làm?
Thực thi ra sao? Cần được thống nhất và triển khai đồng bộ với
cơ chế chỉ huy, vận hành hiệu quả. Vừa qua, Ban Chỉ đạo Tây
Nam Bộ cùng với Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa Đồng
bằng sông Cửu Long và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền
Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan và 13 tỉnh, thành
trong vùng xây dựng Chương trình liên kết vùng với 5 dự án

sản xuất và tiêu thụ: lúa gạo; cây ăn trái; thủy sản (tôm, cá tra);
đào tạo nghề cho nông dân trong 3 lĩnh vực trên và cơ chế,
chính sách thực hiện bốn dự án trên. Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Sinh Hùng đã thống nhất chủ trương khuyến khích
việc liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện
chương trình trên. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào vùng Đồng
bằng sông Cửu Long năm 2010, bà Victoria KwaKwa, Giám
đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng rất quan tâm và ủng
hộ cách tiếp cận theo vùng và thực hiện liên kết vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
Liên kết vùng ngoài việc khắc phục các nhược điểm hiện nay
khiến chúng ta chưa phát huy hết các tiềm năng và lợi thế thì
còn tính đến “liên kết 4 nhà” và sự đồng thuận của chính quyền

16


13 tỉnh thành trong vùng. Về sản xuất lúa gạo, tập trung vào bốn
nhóm giải pháp chính: ứng dụng khoa học công nghệ trong chọn
tạo giống, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất lúa gạo, tổ chức và liên kết
sản xuất và giải pháp về thị trường. Về cây ăn quả sẽ xây dựng
mạng lưới sản xuất và tiêu thụ thông qua giải pháp tham gia 4
nhà, liên kết các viện trường nghiên cứu và ứng dụng khoa học
vào sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ theo chuẩn
GAP, mô hình công nghệ sau thu hoạch... Còn cá da trơn tập
trung 3 nhóm giải pháp cơ bản là thông tin kinh tế, thị trường và
sản xuất; quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua mô hình liên
kết sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển chuỗi
cung ứng qua liên kết vùng và tham gia 4 nhà...
* Vậy “4 nhà” sẽ liên kết như thế nào để phát huy hiệu

quả cao nhất, thưa ông?
- Để liên kết “4 nhà” được thành công, trước hết “từng
nhà” phải liên kết được với nhau. Phải thống nhất quan điểm
và đồng bộ trong chỉ đạo sản xuất, tính kỷ cương trong quy
hoạch... Đó là, quy hoạch sản xuất và tập trung nguồn nguyên
liệu của những ngành hàng đề cập; đầu tư kết cấu hạ tầng; quản
lý môi trường sản xuất; thông tin thị trường; có cơ chế, tổ chức
và chính sách liên kết vùng và tham gia “4 nhà” thực hiện 5
dự án trên.
Với nhà khoa học sẽ tận dụng nguồn lực, trang thiết bị của
từng cơ quan liên kết lại thành sức mạnh tổng hợp để nghiên
cứu và đóng góp cho “3 nhà” còn lại. Lãnh đạo các viện trường
chịu trách nhiệm điều phối các liên kết để thực hiện giải pháp
khoa học, chuyển giao công nghệ... Nhà doanh nghiệp sẽ được
mời tham gia vào chương trình liên kết vùng, ký kết với tổ
chức sản xuất; nông dân trên từng tiểu vùng quy hoạch của
nhà nước sẽ được mời tham gia mạng lưới. Thúc đẩy các hình

17


thức tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã, trang trại, gia trại, hiệp
hội ngành hàng của nông dân... Ngoài ra, còn cần phải có giải
pháp đồng thuận của “1 nhà” gồm 13 tỉnh, thành trong vùng,
thống nhất triển khai các dự án và ngoéo tay nhau để liên kết
phát triển.
* Xin cảm ơn ông!
LÊ PHƯƠNG CÁT TƯỜNG (thực hiện)

18



TRIỂN LÃM - HỘI CHỢ THÀNH TỰU 10 NĂM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
TẠO THẾ LIÊN KẾT MỚI CHO ĐẤT CHÍN RỒNG
HỮU HIỆP
Thành tựu và cơ hội
Triển lãm - Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát
triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với lễ kỷ niệm 37
năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn
ra từ ngày 27-4 – 01-5-2012 tại khu đô thị Nam sông Cần Thơ.
Sự kiện này không chỉ khẳng định những thành tựu quan trọng
của Đồng bằng sông Cửu Long qua 10 năm thực hiện Nghị
quyết 21 của Bộ Chính trị, kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, mà quan trọng hơn là để tìm
ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, đề xuất cơ chế, chính sách
phát triển vùng một cách bền vững, tạo ra thế liên kết mới cho
các địa phương trong vùng.

19


Các hoạt động diễu binh, diễu hành sẽ diễn ra hoành tráng
với sự tham gia của lực lượng vũ trang Quân khu 9 và 13 tỉnh,
thành trong vùng. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc
sắc, mang đậm nét văn hóa Tây Nam Bộ như chương trình
“Tây Nam Bộ - thành tựu, liên kết và phát triển”, “Tôn vinh
văn hóa, nghệ thuật các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long
”, “Lịch sử, văn hóa và con người miền Tây”… là sự kiện quan

trọng, quy mô cấp vùng lớn nhất trong năm với sự tham gia của
nhiều bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân 13 tỉnh, thành
Tây Nam Bộ, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt, sự có mặt của Ngoại
giao đoàn với đại diện của 75 quốc gia và vùng lãnh thổ giao
lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với vùng Đồng bằng sông
Cửu Long thời gian tới. Bảy chương trình hoạt động sẽ được
trực tiếp truyền hình trên sóng VTV1, VTV2, VTV4, VTV9,
VTV Cần Thơ và các đài phát thanh - truyền hình địa phương.
Đất Chín Rồng đồng lòng vào cuộc
Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, Hội nghị giữa lãnh đạo địa phương và Ngoại giao
đoàn, và ba Hội thảo khoa học: Liên kết phát triển nông nghiệp
bền vững, Phát triển thị trường tín dụng và dịch vụ ngân hàng
vùng, Hội thảo tham vấn định hướng phát triển Đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2100… là những điểm nhấn của
Triển lãm - Hội chợ sẽ tạo ra thế liên kết, hợp tác mới trong nội
vùng, liên vùng và hợp tác quốc tế. Các tỉnh, thành Tây Nam
Bộ đã lên kế hoạch phối hợp chặt chẽ để tham dự sự kiện quan
trọng này của vùng; tổ chức cho nhân dân đến tham dự Triển
lãm - Hội chợ tại điểm chính ở thành phố Cần Thơ nhằm tạo
thành phong trào trong nhân dân lien kết cộng đồng, chăm lo
an sinh xã hội. 
Trong điều kiện khó khăn chung, nhưng nhiều doanh nghiệp,

20


đơn vị đã tích cực đóng góp cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Theo Ban Tổ chức Triển lãm - Hội chợ, từ năm 2011

đến nay, toàn vùng đã huy động và thực hiện được 7.700 tỷ
đồng cho an sinh xã hội. Kế hoạch huy động vốn an sinh xã hội
trong năm 2012 với sự kiện Triển lãm - Hội chợ đang hướng
đến mục tiêu tiếp tục huy động hơn 7.000 tỷ đồng; riêng các
doanh nghiệp và ngân hàng đã đăng ký khoảng 760 tỷ đồng.
Các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, địa phương cũng
đang xúc tiến các chương trình, các hoạt động cụ thể để tham
gia Triển lãm - Hội chợ. Qua đó, tập trung phát triển thị trường
tín dụng và dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ tích cực hơn nữa về vốn
kinh doanh cho doanh nghiệp và chăm lo an sinh xã hội gắn
với các hoạt động kinh tế.
Với quy mô khoảng 900 gian hàng, các hoạt động và chi phí
tổ chức hầu hết đều được huy động từ nguồn xã hội hóa, Triển
lãm - Hội chợ không chỉ là dịp để các doanh nghiệp quảng bá
thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và năng lực sản xuất, kinh
doanh của mình, mà còn tham gia một cuộc vận động lớn, thể
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tiếp tục đồng hành
với người dân và các địa phương, góp phần thực hiện những
mục tiêu an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo trên toàn vùng.
Triển lãm - Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát
triển Đồng bằng sông Cửu Long đang mở ra thế liên kết mới
cho vùng đất Chín Rồng.

21


LIÊN KẾT VÙNG
MỆNH LỆNH CỦA PHÁT TRIỂN
TRẦN HỮU HIỆP


Từ nhu cầu thực tiễn
Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian
qua, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng
vẫn còn tình trạng  “đầu tư theo phong trào”, “mạnh ai nấy
làm”. Chính vì điều này mà hầu như tỉnh, thành nào cũng có
khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, nhà máy đường, trung
tâm giống và đang có xu hướng “chạy đua” xây dựng khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, triển khai nhiều công trình
nghiên cứu khoa học na ná nhau do được phân bổ vốn theo
đơn vị hành chính. Hệ quả là đầu tư trùng lắp, dàn trải, nhỏ lẻ,
chậm phát huy hiệu quả; thế mạnh các sản phẩm chủ lực của
vùng là lúa gạo, trái cây, thủy sản dù nổi tiếng khắp năm châu,
nhưng chưa được phát huy đúng mức.
Thực chất tình hình hiện nay là kinh tế tỉnh, thành phố đang
thiếu sự liên kết để có tác động thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
theo cơ cấu kinh tế vùng, thúc đẩy sự bố trí sản xuất và phân bổ
dân cư trên quy mô vùng để phát huy thế mạnh. Bằng lập luận
dí dỏm, ông Lê Viết Thái - Trưởng ban Thể chế, Viện Nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương - cho rằng, nhiều vùng kinh
tế đang phát triển theo mô hình “vỏ mít” - có quá nhiều mũi
nhọn. Và chúng ta đang có “63 vùng kinh tế” tương ứng với
63 tỉnh, thành.   
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song theo Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh - Giám đốc Viện Nghiên

22


cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học
Cần Thơ thì nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức sản xuất nối

kết với thị trường đang “có vấn đề”. Hiện trạng sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, bình quân một hộ chỉ có 0,57ha đất sản xuất đã
gây cản trở đầu tư lớn vào nông nghiệp. Sự manh mún còn thể
hiện thông qua các quy hoạch, chủ trương đầu tư đã chia cắt
chuỗi giá trị ngành hàng, không gian kinh tế vùng bị vụn ra
theo từng tỉnh, thành. Nhu cầu liên kết vùng đang đặt ra như
một mệnh lệnh của phát triển.
“May đo chiếc áo pháp lý liên kết vùng”
Nền sản xuất hàng hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long như
một chàng trai đang lớn nhanh, cần một “chiếc áo pháp lý”
vừa vặn. Cơ chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần
được “may đo” từ tư duy về quy hoạch phát triển. Đó là phát
triển nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trong điều
kiện cạnh tranh giành ưu thế trên thị trường nông sản thế giới;
không phải là “khoanh vùng” dựa vào lợi thế tự nhiên, mà phải
gắn kết lợi thế tự nhiên với chế biến và thương mại để nâng
cao giá trị gia tăng, mang lại sự giàu có. Đã có nhiều ý kiến
chuyên gia về việc xây dựng các “cluster” - cụm ngành kinh
tế liên hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp mà vùng Đồng bằng
sông Cửu Long có thế mạnh. Đây cũng là mô thức của các nền
nông nghiệp phát triển trên thế giới nhằm gắn kết sản xuất với
chế biến và tiêu thụ.
Như vậy, quy hoạch phải dựa theo sản phẩm thế mạnh của
vùng, của từng tỉnh, thành với mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
ngành hàng. Những điều này đòi hỏi tổ chức lại quy trình sản
xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản của vùng theo chuỗi giá trị,
từ quy trình sản xuất giống chất lượng cao cho đến khâu thu
hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

23



Sân bay quốc tế Cần Thơ được dùng chung
cho cả vùng Tây Nam Bộ

Thực tiễn đang cần một cơ chế pháp lý rõ ràng trong liên
kết, chỉ huy và phối hợp các nguồn lực phát triển, cần cơ chế
quản trị cấp vùng. Một cơ chế liên kết vùng mà Đồng bằng
sông Cửu Long đang cần nhất thiết phải để phá vỡ thế lẩn
quẩn hiện nay, tăng cường hơn nữa và mở rộng hơn nữa mối
quan hệ hợp tác. Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh, thành trong
vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng nhằm mở rộng quan hệ
hợp tác thương mại, du lịch xuyên biên giới với Campuchia,
Thái Lan và các nước trong khu vực. Theo nhận định của ông
Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh
ASEAN của Việt Nam thì thế mạnh địa kinh tế, đặc biệt của
khu vực phía Nam so với miền Trung và phía Bắc, là quan hệ
hợp tác kinh tế toàn diện với cộng đồng ASEAN.

24


Hy vọng quá trình may đo “chiếc áo pháp lý liên kết vùng”
sẽ sớm hoàn thành để thúc đẩy liên kết vùng sâu rộng, mạnh
mẽ, hiệu quả và thiết thực, đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng
kinh tế trọng điểm thứ tư của cả nước.
“Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) là
hoạt động liên kết mở nhằm tăng tính hợp tác và liên kết giữa các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng; hợp tác và liên

kết giữa vùng với các bộ, ngành; với các địa phương ở trong nước;
liên kết giữa vùng với các tổ chức quốc tế và các nước, nhằm đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại, phát huy tiềm năng,
kinh tế to lớn của Đồng bằng sông Cửu Long” – trích Quyết định số
388/QĐ-TTg ngày 25-3-2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ
chức MDEC hằ̀ng năm.
Qua bốn năm, MDEC đã tập hợp nhiều sáng kiến, báo cáo, đề
xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành một số cơ chế, chính
sách và cho ý kiến chỉ đạo, điều hành cụ thể đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các chương trình, dự án đầu tư vào ba khâu đột phá của vùng:
Phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo và dạy
nghề. Chủ đề MDEC – Cà Mau 2011: “Đồng bằng sông Cửu Long–
Liên kết phát triển bền vững” với điểm nhấn là Hội thảo khoa học về
xây dựng cơ chế liên kết vùng diễn ra ngày 19-10-2011.

25


THU HÚT FDI VÀO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
CẦN CHIẾN LƯỢC, TƯ DUY VÀ CÁCH LÀM MỚI
TRẦN HỮU HIỆP
Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội,
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

Đ

ồng bằng sông Cửu Long có nhiều đóng góp quan
trọng cho cả nước, nhưng kết quả thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI)  chưa tương xứng với tiềm
năng, vai trò, vị trí của vùng. Nhận diện đúng thực trạng,

tìm nguyên nhân, có chiến lược thu hút đầu tư, tư duy phát
triển và các giải pháp phù hợp, đồng bộ là những vấn đề
cần quan tâm để tăng cường thu hút FDI vào vùng kinh tế
nông nghiệp lớn nhất này của cả nước.

T

heo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư 8 tháng đầu năm 2011, toàn vùng Đồng bằng sông
Cửu Long thu hút thêm 53 dự án FDI với số vốn 25,36 triệu
USD, xếp thứ 5 trong tổng số 6 vùng cả nước, chỉ cao hơn Tây
Nguyên, thấp hơn cả vùng Trung du miền núi phía Bắc. Lũy

26


kế đến tháng 9-2011, Đồng bằng sông Cửu Long có 612 dự án
FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 9.756 triệu
USD, trong đó có hơn 4.463 triệu USD vốn điều lệ, chiếm
4,72% số dự án FDI, 4,8% tổng vốn đăng ký và 6,7% vốn điều
lệ so với cả nước, xếp thứ 4/6 vùng có vốn đầu tư nước ngoài,
chỉ hơn Tây Nguyên và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
Từ khu vực thu hút vốn FDI sớm nhất đến… “vùng
trũng”
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thu hút FDI sớm nhất
của cả nước, ngay từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực.
Năm 1988, vùng này có 5 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 7,8
triệu USD, bằng 10% về số dự án FDI và 2,09% tổng vốn đầu
tư của cả nước. Các dự án có vốn FDI đầu tiên vào Đồng bằng
sông Cửu Long của Liên doanh Meko lúc đó nằm trên địa bàn

thành phố Cần Thơ trong lĩnh vực chăn nuôi (Xí nghiệp gia
cầm Meko), chế biến nấm rơm (Xí nghiệp chế biến thực phẩm
Meko), thuộc da (Xí nghiệp da Meko), may mặc (Xí nghiệp
may Meko) và hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu (Xí nghiệp
thủ công mỹ nghệ Meko). Đây   là những ngành nghề được
khuyến khích vì sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu nông sản
và xuất khẩu.
Ở giai đoạn đầu cùng cả nước thực hiện chính sách mở cửa
kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, Đồng bằng sông
Cửu Long có nhiều lợi thế nhờ nguồn lao động dồi dào, nhân
công rẻ, là vùng nguyên liệu nông sản lớn. Tuy nhiên, những
giai đoạn tiếp theo, trong khi các tỉnh miền Đông Nam Bộ như:
Bình Dương, Đồng Nai nhanh chóng “chuyển mình”, tận dụng
lợi thế liền kề Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn
nhất nước, đồng thời thực hiện chính sách “trải thảm đỏ”, thì
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - phía tây nam của Thành
phố Hồ Chí Minh, lại ì ạch trong thu hút FDI. Nguyên nhân

27


chính là do những trở ngại vì hạ tầng giao thông kém, nguồn
lực đầu tư công hạn chế, thiếu động lực, lao động qua đào tạo
chưa đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư, chính sách thu hút đầu tư rập
khuôn, thiếu liên kết chặt chẽ để phát huy thế mạnh, hạn chế
những điểm yếu. Vì thế, mặc dù là “điểm sáng” ở thời kỳ đầu,
nhưng đến nay Đồng bằng sông Cửu Long đã  thành một trong
những “vùng trũng” trong “bản đồ” thu hút đầu tư cả nước.
“Cửa ngõ” miền Tây và “Tứ giác phát triển”
Khảo sát dòng vốn FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long thời

gian qua có thể thấy, nhiều năm liền, dòng vốn này tập trung chủ
yếu ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, nhờ lợi thế liền kề Thành
phố Hồ Chí Minh, “cửa ngõ miền Tây” và thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Tuy về mặt cơ chế chính sách, vốn đầu tư
công… các tỉnh này chưa hưởng “quy chế” gì đặc biệt, nhưng
cũng được hưởng lợi về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng nhờ sức
lan tỏa từ Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Năm
2010, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hút 1.740 triệu
USD, thì có 757,6 triệu USD thuộc Long An và Tiền Giang,
chiếm 43,5% tổng vốn FDI của toàn vùng. Tính chung đến năm
2011, hai  địa phương này thu hút 408 dự án với tổng vốn đầu tư
đăng ký là 4.028 triệu USD, chiếm 66,7% dự án và 41,3% tổng
vốn FDI của cả vùng. Thời gian gần đây, thành phố Cần Thơ trung tâm vùng - cùng với Kiên Giang, Cà Mau và An Giang là
4 địa phương nằm trong “Tứ giác phát triển” cũng trở thành địa
bàn trọng điểm thu hút FDI. Đến tháng 11-2011, các địa phương
này có 92 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 4.616 triệu
USD, chiếm 47,2% tổng vốn toàn vùng.
Kết quả thu hút FDI những năm gần đây của Đồng bằng
sông Cửu Long đã có những khởi sắc nhờ những cải thiện về
kết cấu hạ tầng, tập trung đầu tư phát triển 3 khâu đột phá là:
giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và dạy nghề; thành lập

28


vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tăng
cường đầu tư cho thành phố Cần Thơ - trung tâm vùng; Phú
Quốc - Kiên Giang; trung tâm công nghiệp khí - điện - đạm
Cà Mau và bước đầu hình thành phát huy vai trò vùng kinh
tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, yêu cầu

phát triển vẫn đang đặt ra cho vùng đất giàu tiềm năng này
nhiều thách thức phải vượt qua.
Cần một tầm nhìn chiến lược về thu hút FDI cho Đồng
bằng sông Cửu Long
Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
của Thủ tướng Chính phủ xác định: Đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2050 sẽ là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản
xuất toàn cầu; là vùng kinh tế phát triển năng động, bền vững,
có môi trường đầu tư thuận lợi… Đó là mục tiêu chiến lược
của một tầm nhìn chiến lược, định vị Đồng bằng sông Cửu
Long không chỉ trong phạm vi quốc gia mà nhìn ra quốc tế.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, cần một tư duy phát triển
và tầm nhìn chiến lược trong thu hút FDI.
Cho đến tháng 11-2011, nhiều quy hoạch cấp vùng đã được
ban hành, song vẫn chưa có một chiến lược hay quy hoạch thu
hút đầu tư FDI nào cho Đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu một
chiến lược, lúng túng trong việc tiếp cận các đối tác, nôn nóng
muốn vượt lên thoát khỏi “vùng trũng” ... là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thu hút đầu
tư giữa các địa phương trong vùng theo kiểu “phá rào ưu đãi
đầu tư” hay đua nhau quy hoạch khu công nghiệp tràn lan…
Chiến lược FDI và tư duy kinh tế vùng trong thu hút đầu tư là
động lực để các tỉnh, thành cùng nhau chia sẻ lợi ích, chia sẻ
thị trường, khai thác “lợi thế dùng chung” của vùng về kết cấu
hạ tầng như: sân bay, cảng biển, cầu đường, các cơ sở đào tạo

29



×