Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề cương lịch sư đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.37 KB, 8 trang )

PHẦN CHỈNH SỬA ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ ĐẢNG
Câu 3: Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chính Minh về Đảng Cộng Sản
Trả lời
Gồm 6 nội dung sau:
- Thứ nhất, ĐCS là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng.
+ Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, HCM đặt câu hỏi: Cách mệnh trước hết phải có
gì. Người khẳng định: trước hết phải có Đảng cách mệnh… Đảng có vững cách mệnh
mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
+ Đảng là người đề ra chủ trương, đường lối cách mạng; là người tập hợp, tuyên truyền,
giác ngộ quần chúng và tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng chế độ mới.
+ HCM khẳng định, Đảng muốn vững thì phải lấy CN Mác-Lênin làm cốt, là bàn chỉ
nam cho hành động của Đảng.
- Thứ hai, ĐCS VN là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào
công nhân, phong trào yêu nước.
+ Quy luật ra đời của ĐCS = CN XHKH + Phong trào công nhân
+ Quy luật ra đời của ĐCS VN = CN Mác-Lênin + Phong trào công nhân + Ptrào yêu
nước. => Đây là quan điểm quan trọng của HCM và quy luật hình thành ĐCS VN, là sự
phát triển sáng tạo của HCM trên cơ sở tổng kết thực tiễn VN.
- Thứ ba, ĐCS VN là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc
VN.
HCM khẳng định: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không
thiên tư, thiên vị”.
+ Về lập trường, quan điểm, hệ tư tưởng của Đảng là của GCCN
+ Về lợi ích: Đảng là đại biểu trung thành trong lợi ích của GCCN
- Thứ tư, ĐCS VN phải được xây dựng theo các nguyên lý đảng kiểu mới của GCCN.
Nguyên lý chủ yếu như:
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
+ Tự phê bình và phê bình
+ Kỉ luật nghiêm túc và tự giác
+ Đoàn kết và thống nhất trong Đảng


+ Đức và tài, quan hệ Đức và tài của cán bộ
+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân…
- Thứ năm, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân
dân
+ Đảng lãnh đạo, dân làm chủ. Trong di chúc của HCM: “ Đang ta phải xứng đáng là
người lãnh đạo, đầy tớ trung thành của nhân dân”.


+ Đảng sẽ mất hết vai trò của lãnh đạo Đảng, nếu xa rời dân, quan liêu, hách dịch với
dân.
+ Đảng phải tôn trọng nhân dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
- Thứ sáu, ĐCS VN phải thường xuyên chăm lo, xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
+ Trong quá trình vận động, phát triển bên cạnh những ưu điểm, Đảng cũng xuất hiện
những hạn chế, yếu kém, cán bộ, Đảng viên thoái hóa, biến chất  chăm lo, xây dựng,
chỉnh đốn Đảng ngày càng vững mạnh.
+ Khi giai đoạn cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, đứng trước những khó khăn,
thách thức mới  Đảng cần chăm lo, chỉnh đốn để đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng
trong giai đoạn mới.
Câu 8. Nêu những đặc điểm cơ bản trong hoạt động cầm quyền của ĐCS? Phân
tích đặc điểm Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc?
TL:
1.Đặc điểm cơ bản trong hoạt động cầm quyền của ĐCS:
- Sự thay đổi căn bản nhiệm vụ chính trị của Đảng
- Đảng cầm quyền trong điều kiện đã có Nhà nước XHCN
- Sự thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng
- Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc
* Phân tích đặc điểm Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ
quốc:
Đó là khi tình hình quốc tế có những biến đổi nhanh chóng khó lường, có nhiều thuận
lợi, thời cơ mới; đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt.

Sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, CNXH tạm thời đi vào thoái trào, tình
hình thế giới diễn biến phức tạp;
Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt, nổi lên những vấn đề toàncầu bức
xúc như: gia tăng dân số, luồng dân di cư, khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,…;
Hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn;
Cạnh tranh kinh tế, thương mại giành giật các nguồn tài nguyên, nănglượng, thị
trường, vốn giữa các nước ngày càng gay gắt;
Khoa học và công nghệ thế giới tiếp tục phát triển nhanh chóng và đạtnhiều thành
tựu mới;
Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình hònglàm
thay đổi chế độ chính trị ở một số nước trong đó có Việt Nam.
=>Những biến đổi tích cực và tiêu cực nêu trên đều tác động rất lớn vào nước tavà đội
ngũ cán bộ, đảng viên -> đòi hỏi Đảng phải không ngừng nâng cao nănglực lãnh đạo và


sức chiến đấu, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đểlãnh đạo đất nước
hoàn thành nhiệm vụ CNH-HDH đất nước.
Liên hệ ĐCSVN:
Trong thời kì bối cảnh thế giới có nhiều biến động to lớn, Đảng cộng sản VN lãnh đạo
nhân dân VN kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH. Mục tiêu cao quý là
đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiễn vững chắc lên CNXH. Nhân dân VN sẵn sàng
làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của nhau. ĐCSVN lãnh đạo nhân dân VN kiên quyết đấu tranh chống chiến lược “ Diễn
biến hòa bình” và các thế lực thù địch để bảo vệ thành quả xây dựng XHCN trong thời
kì mới.
Câu 11: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng về tư tưởng,
chính trị, tổ chức?
(Phần xem thêm)
_

Tháng7/1920: Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin

Đến 12/1920 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế cộng sản, từ một chí sỹ yêu nước
trở thành người Cộng sản, từ đây, Người tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng
cứu nước, đồng thời tích cực truyền bá CN Mác – Lê nin về Việt Nam nhằm chuẩn bị các
tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ
chức cho thành lập Đảng, thể hiện ở:
Về tư tưởng:
Ở nước ngoài, Nguời tích cực tố cáo, lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân
với các nước thuộc địa thông qua một số hoạt động:

Giữa 1921 Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng các nước thuộc địa khác
thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo Người cùng khổ vào 1/4/1922.

Nguời viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí cộng
sản, Tập san thư tín Quốc tế...

1922, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương,
thuộc Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp.

Nguời cũng tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nín vào Việt Nam nhằm chuyển
biến nhận thức, tư tưởng của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm chuyển
biến phong trào cách mạng Việt Nam.
Về chính trị:
- Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống những luận điểm chính trị phác
thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng
Việt Nam.



- Nguời đã giảng bài cho các Đảng viên Hội VNCMTN
Về tổ chức:

11/1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc – nơi tập trung đông đảo
những người Việt Nam yêu nước hoạt động để xúc tiến việc thành lập chính đảng mác
xít.

2/1925, Người lựa chọn một số thành viên tích cực trong Tâm tâm xã thành lập
nhóm Cộng sản đoàn.

6/1925 thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nòng cốt là Cộng sản
đoàn. Hội đã tích cực đào tạo bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác – Lenin cho những người
trong tổ chức và cử người đi học tại Liên Xô và Trung Quốc, xuất bản tờ báo Thanh niên
in bằng chữ quốc ngữ.

7/1925 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở
Á Đông.

1926, Hội VNCMTN đã bắt đầu phát triển cơ sở trong nước,

1927 các kỳ bộ được thành lập, ngoài ra chú trọng xây dựng cơ sở trong Việt kiều
ở Thái Lan.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò lớn trong việc xây dựng các nền tảng về chính
trị, tư tuởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Câu 17: Trình bày chủ trương, biện pháp lớn của Đảng về đấu tranh trên mặt trận
ngoại giao thời kỳ 1945 – 1946
(Tìm hiểu thêm tình hình thế giới và Việt Nam, Có câu hỏi phụ)
Chủ trương của Đảng: Thực hiện sách lược thêm bạn bớt thù và nhân nhượng có

nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
1.Đảng hòa hoãn với quân Tưởng ở Miền Bắc để tập trung chống thực dân Pháp ở
Miền Nam (9/1945 – 3/1946)
+ Xác định kẻ thù chính: là thực dân Pháp
+ Mục tiêu nhân nhượng: Tạm hòa hoãn với Tưởng để có thời gian xây dựng lực lượng
về mọi mặt, chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc.
+ Nguyên tắc nhân nhượng: giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách
mạng và mục tiêu độc lập dân tộc thống nhất đất nước.
+ Nội dung hòa hoãn, nhân nhượng:
- Kinh tế: Chấp nhận cung cấp lương thực, thực phẩm, nhà ở, phương tiện đi lại;
cho phép lưu hành tiền quan kim trên thị trường.
- Chính trị:
+ Nhường cho Tưởng một ghế phó chủ tịch, 4 ghế bộ trưởng, 70 ghế trong
quốc hội không thông qua bầu cử.


-

+ Đảng ta tự tuyên bố giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.
Quân sự:
+ Tránh mọi xung đột, khiêu khích
+ Biến mọi xung đột to thành xung đột nhỏ, xung đột nhỏ thành không xung

đột.
=>Kết quả, ý nghĩa sách lược của ta tạm hòa hoãn, nhân nhượng với Tưởng là để tạo
điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng về mọi mặt
để chuẩn bị bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp sau đó.
2.Đảng hòa hoãn với thực dân Pháp nhằm đẩy nhanh quân Tưởng về nước (3/1946 –
12/1946)
+ Ngày 28 – 2 – 1946 chính quyền Tưởng và thực dân Pháp kí kết Hiếp ước Hoa –

Pháp, tạo điều kiện cho Pháp kéo quân ra Miền Bắc thay thế cho quân đội Tưởng.
=> Đảng chủ trương chuyển sang sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp.
+ Mục đích của sách lược này nhằm đuổi ngay quân Tưởng về nước, tránh đối phó với
nhiều kẻ thù và bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
+ Ngày 6 – 3 – 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh đã ký với chính phủ
Pháp Hiệp định sơ bộ về quan hệ Việt – Pháp. => từ đó đẩy mạnh hoạt động trên mặt
trận ngoại giao để đi đến hội nghị chính thức.
+ Ngày 9 – 3 – 1946 Ban Thường vụ TƯ Đảng chỉ thị “ Hòa để tiến” – nhằm thống nhất
tư tưởng trong toàn Đảng, đồng thời nhấn mạnh việc cảnh giác, đề phòng, chuẩn bị sẵn
sàng chiến đấu nếu Pháp bội ước.
+ Ngày 24/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp ở Đông Dương quyết định
họp Hội nghị trù bị tại Đà Lạt trước khi tiến hành đàm phán chính thức tại Pari.
=> Hội nghị trù bị tại Đà Lạt diễn ra từ 19/4 đến 11/5/1946 thì bế tắc.
+ 31/5/1946: Chủ tịch HCM và phái đoàn Việt Nam lên đường thăm chính thức Pháp
=> Hội nghị Việt Pháp tại Phôngtennơbơlô diễn ra từ 6/7/1946 và bế tắc vào ngày
10/9/1946;
=> 14/9/1946 kí tạm ước tại Phông ten nơ bờ lô nhằm tìm kiếm thêm giải pháp
hòa bình: (các lực lượng quân sự hai bên .giữ nguyên hiện trạng trên chiến trường,
nhưng Pháp được trao thêm các lợi ích kinh tế).
Thông tin thêm cho câu hỏi phụ (nếu có): sau bản tạm ước ngày 14/9, các nỗ
lực ngoại giao của ta đều bị tư tưởng hiếu chiến của các thế lực thực dân phá bỏ. Đêm
19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, sự hòa hoãn với thực dân Pháp chấm
dứt.
Câu 23: Nội dung cơ bản và ý nghĩa đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
(9-1960)
* Nội dung cơ bản:


Thời gian họp: 5-10/9/1960 tại hà nội. Dự đại hội gồm 500 đại biểu thay mặt cho trên 50
vạn đảng viên trong cả nước

- Chủ đề đại hội: xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước
nhà
-Nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng 2 miền: Tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc;
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam.Cách mạng hai miền có mối
quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau để thực hiện mục tiêu chung là độc lập, hòa bình và
thống nhất Tổ Quốc.
- Nhiệm vụ chung:
+ Tǎng cường đoàn kết toàn dân;
+ Kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện
thống nhất nước nhà;
+ Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh;
+ Góp phần tǎng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam á và thế
giới.
- Đường lối cách mạng XHCN miền bắc: đưa miền bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên CNXH. Để thực hiện mục tiêu trên, cần thực hiện công nghiệp hóa XHCN
bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, ra sức phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng XHCN về tư tưởng, vǎn hóa và kỹ
thuật.
=> biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp và nông nghiệp hiện
đại, vǎn hóa và khoa học tiên tiến.
- Thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) với nhiệm vụ: Lấy xây dựng
CNHX là trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN, xây dựng bước đầu cơ
sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, đồng thời hoàn thành cải tạo XHCN, làm cho nền
kinh tế miền Bắc thành nền kinh tế XHCN
Ý nghĩa:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã:
+ đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.


+ Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải

phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Nghị quyết của Đại hội là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành
một khối.
Chú ý hỏi thêm: Tại Đại hội bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn
làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng
Câu 25: Phân tích tình hình cách mạng Việt Nam sau 1975.
* Tổ quốc hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với
nhiều thuận lợi lớn, song còn nhiều khó khăn.
- Thuận lợi:
+21/11/1975: Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc => Thống nhất về
mặt Nhà nước.
+ Giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất.
=> Ngày 24/6/1976, kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Hà
Nội: quy định quốc kỳ, quốc huy, quốc ca;
=> Nước CHXHCN Việt Nam ra đời, uy tín và địa vị quốc tế được nâng cao.
+ Đảng CSVN được nhân dân tin tưởng; nhân dân phấn khởi, thiết tha với độc lập tự
chủ và CNXH;
+ Miền Bắc: kế thừa thành quả về cơ sở vật chất qua 21 năm xây dựng CNHX;
+ Miền Nam: có tiềm lực về c/nghiệp nhẹ và c/nghiệp thực phẩm + mạng lưới giao
thông, thông tin liên lạc v.v…
+ Được sự ủng hộ của quốc tế.
- Khó khăn:
+ Hậu quả 30 năm chiến tranh vô cùng nặng nề.
+ Cơ sở vật chất bị tàn phá.
+ Miền Nam: chịu hậu quả của chế độ thực dân kiểu mới: tệ nạn xã hội (xa hoa,
hưởng lạc, mại dâm, trẻ em vô thừa nhận, mồ côi,..); đồng ruộng bị bom đạn còn sót lại
trong lòng đất và chất độc hóa học tàn phá; các đáng phái phản động chống phá cách
mạng;
+ Miền Bắc hầu hết các thành phố, khu công nghiệp, giao thông, hệ thống bến cảng
bị tàn phá nặng nề.

=> Nền kinh tế quốc dân mất cân đối một cách gay gắt, nhất là cung – cầu lương
thực, sản suất không đủ tiêu dùng.
* Đặc điểm lớn nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước ta là từ một xã hội
mà nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.


- Miền Bắc sau 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa đã
đạt được những thành tựu nhất định nhưng vẫn là nề sản xuất nhỏ, năng suất lao động
thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, tài nguyên chưa được khai thác.
- Miền Nam: nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào nước ngoài.
- Năng lực quản lý NN, KT hai miền chưa theo kịp sự đồi hỏi của nhiệm vụ mới.
* Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế
thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần và kinh nghiệm quản lý đất nước của các nước
XHCN; sự tương trợ giữa các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế.
=> viện trợ không hoàn lại, cho vay lãi suất thấp, xóa nợ, giảm nợ.
- Khó khăn:
+ Mỹ và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận, chống phá cách mạng nước ta;
+ Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc;
+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc;
+ Các nước XHCN bắt đầu gặp nhiều khó khăn, bộc lộ trì trệ.
+ Nạn vượt biên, nạn thuyền nhân VN => ảnh hưởng đến hình ảnh VN trên quốc tế.



×