Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.4 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
TRƯỜNG THPT DÀO SAN

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHKT
Ở TRƯỜNG THPT DÀO SAN

Tác giả/đồng tác giả:
1. Vũ Ngọc Thuyết
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: TTCM
Nơi công tác: Trường THPT Dào San
2. Trương Thị Thích
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT Dào San

Dào San, Ngày 09 tháng 4 năm 2019

-1-


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học
kỹ thuật ở trường THPT Dào San
2. Tên tác giả/đồng tác giả:
2.1. Họ và tên: Vũ Ngọc Thuyết
Năm sinh: 1977
Nơi thường trú: Dào San – Phong Thổ - Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn


Nơi làm việc: Trường THPT Dào San
Điện thoại: 0969811576
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 60%
2.2. Họ và tên: Trương Thị Thích
Năm sinh: 1979
Nơi thường trú: Dào San – Phong Thổ - Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Dào San
Điện thoại: 0983106120
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Ngành Giáo dục
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 đến ngày 06 tháng 01 năm 2019
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường THPT Dào San
Địa chỉ: Dào San – Phong Thổ - Lai Châu
Điện thoại: 02313600650
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
a) Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKHKT) là một hoạt động trải nghiệm
bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động
sản xuất. Hoạt động này giúp phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy
niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh. Đặc biệt, hoạt động
nghiên cứu khoa học - kỹ thuật còn rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự
-2-



nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm... Mặt khác qua việc định
hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, giáo viên được nâng cao năng lực
của bản thân về những kiến thức có liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa
học.
Đối với học sinh, việc khuyến khích NCKHKT là một việc làm cần thiết,
giúp các em sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải
quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Đối với giáo viên, khi tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT tức là đã
đổi mới hình thức phương pháp tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp đánh giá
kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học. Đây
là cơ hội tốt để giáo viên tự bồi dưỡng năng lực bản thân, tránh hiện tượng bồi
dưỡng hình thức vẫn đang diện ra ở các cơ sở giáo dục.
b) Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Giúp cho giáo viên hướng dẫn đưa ra được những định hướng đúng đắn
khi hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi NCKHKT. Đề ra những giải pháp cụ
thể hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng các bài thi của học sinh.
Mặt khác qua việc định hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, giáo
viên được nâng cao năng lực của bản thân về những kiến thức có liên quan đến
các đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Triển khai thực hiện tại trường THPT Dào San từ ngày 01 tháng 9 năm
2015 đến ngày 04 tháng 01 năm 2019
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
a1. Giải pháp hướng dẫn học sinh NCKHKT đã áp dụng
Cuộc thi khoa học kỹ thuật được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức triển
khai và tổ chức thi từ năm học 2012 – 2013. Cuộc thi vẫn còn hết sức mới mẻ
với cả giáo viên, học sinh cũng như các nhà quản lý giáo dục. Do đó, chúng tôi
-3-



cũng không tránh khỏi những lúng túng trong việc nắm bắt về nội dung, cách
thức, thể lệ cũng như mục đích của cuộc thi. Vì vậy, trong các năm học 2013 –
2014 và 2014 – 2015 chúng tôi đã dành thời gian để tìm hiểu về cuộc thi thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet...Ngoài ra chúng tôi
cũng giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu những dự án của các tỉnh
trên cả nước đã tham gia cuộc thi. Từ đó, chúng tôi đã có những hiểu biết nhất
định về cuộc thi và đầu năm 2015 mới triển khai hướng dẫn học sinh tìm tòi ý
tưởng nghiên cứu để tham gia cuộc thi.
a2. Ưu và nhược điểm của các giải pháp cũ
* Ưu điểm: Tìm hiểu và có hiểu biết khá tốt về cuộc thi
* Nhược điểm: Chưa mạnh dạn triển khai và hướng dẫn học sinh
NCKHKT và tham gia cuộc thi
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ về nội dung cách thức và thể lệ của cuộc thi,
chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh NCKHKT và tham gia
cuộc thi như sau:
* Tính mới và sự khác biệt của giải pháp:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ những dự án đã tham gia cuộc thi và đạt
giải. Đặc biệt những dự án gần gũi với cuộc sống của các em.
- Hướng dẫn các nhóm học sinh khảo sát thực tế về cuộc sống, tập quán
sinh hoạt, tập tục của nhân dân trên địa bàn. Tìm hiểu những khó khăn trong
sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất mà người dân mắc phải.
- Thông qua việc khảo sát thực tế, học sinh có thể tìm ra được những khó
khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất của người dân. Từ đó,
chúng tôi yêu cầu các em đề xuất ý tưởng để giải quyết những khó khăn đó.
- Lựa chọn những ý tưởng có tính khả thi để xây dựng kế hoạch nghiên
cứu (chú trọng lựa chọn những ý tưởng, giải pháp có tính thiết thực liên quan
trực tiếp đến việc giải quyết những khó khăn của người dân trên địa bàn và của
chính cuộc sống của các em).

-4-


* Cách thức thực hiện các giải pháp:
b1. Tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu:
- Để học sinh đưa ra được ý tưởng nghiên cứu, trước hết chúng tôi yêu
cầu các em tìm hiểu kỹ về cuộc thi cũng như các dự án đã tham gia cuộc thi
thông qua mạng internet, qua sách báo…để các em hiểu sơ bộ về nội dung, cách
thức nghiên cứu.
- Trao đổi với học sinh về những vấn đề thời sự, khoa học, những vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn và khuyến khích các em suy nghĩ, trao đổi, đặt câu hỏi
về những tình huống, sự kiện diễn ra trong thực tế cuộc sống để tìm hiểu xác
định vấn đề cần tìm tòi, khám phá.
- Tổ chức cho học sinh tham quan thực địa, quan sát thực tế để tìm tòi
những vấn đề khó khăn trong thực tế cần giải quyết.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những bài báo, những công trình khoa học
có liên quan đến ý tưởng nghiên cứu của các em.
VÍ DỤ: Để hình thành ý tường về việc cải tiến bếp đun củi cho học
sinh bán trú trong trường với tên gọi “Bếp củi cải tiến” (dự án đã dành giải
Nhì cấp tỉnh và giải Khuyến khích cấp quốc gia). Chúng tôi đã làm như sau:
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những khó khăn trong sinh hoạt và học tập
hàng ngày của học sinh bán trú;
+ Đề xuất những ý tưởng, giải pháp để khắc phục những khó khăn đó.
Sau khi tìm hiểu các em đã tìm ra rất nhiều những khó khăn trong sinh
hoạt của các bạn học sinh bán trú và đưa ra rất nhiều ý tưởng để giải quyết
những khó khăn đó. Trong đó, chúng tôi đã lựa chọn ý tưởng về cải tiến bếp củi
đun nấu của học sinh bán trú, với tên của dự án là “Bếp củi cải tiến”. Mục đích
của dự án là: Tạo ra được một bếp củi có thể khắc phục được hiện tượng khói,
bụi; giảm thất thoát nhiệt, giảm thời gian đun nấu; tận dụng được lượng nhiệt
thải để đun nóng nước phục vụ cho sinh hoạt của học sinh và người dân ở vùng

khó khăn, vùng có khí hậu khắc nghiệt.
b2. Lựa chon ý tưởng nghiên cứu:
-5-


Sau khi đã có những ý tưởng nghiên cứu, cần tổ chức lựa chọn ý tưởng để
tổ chức triển khai lập dự án nghiên cứu. Đây là yếu tố quyết định thành công của
dự án nghiên cứu.
Khi lựa chọn ý tưởng cần xem xét các vất đề sau: Tính mới, tính sáng tạo
về khoa học, kỹ thuật, công nghệ; đảm bảo tính khả thi trong khuôn khổ thời
gian quy định của cuộc thi (tổng thời gian nghiên cứu không quá 12 tháng), vừa
sức với khả năng kiến thức của học sinh phổ thông, điều kiện cơ sở vật chất có
thể đáp ứng được các thí nghiệm, thực nghiệm và trong khuôn khổ tài chính cho
phép.
Ngoài ra khi lựa chọn ý tưởng cần chú ý đến yếu tố “vùng miền”: nên lựa
chọn những dự án mang tích chất giải quyết những khó khăn trong đời sống sinh
hoạt hàng ngày của bà con nhân dân trên địa bàn hoặc của chính gia đình học
sinh, của các học sinh bán trú trong trường.
Cần đối chiếu với các văn bản, quy chế của cuộc thi để đảm bảo dự án
được lựa chọn nằm trong các lĩnh vực nghiên cứu được quy định và không thuộc
loại bị cấm.
Sau khi đã lựa chọn ý tưởng nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn phải thường
xuyên liên lạc, theo dõi quá trình nghiên cứu của học sinh để đảm bảo việc
nghiên cứu đúng hướng. Giáo viên hướng dẫn cần có chuyên môn sâu về lĩnh
vực nghiên cứu của học sinh, phải nắm được những quy định của pháp luật, của
địa phương đối với lĩnh vực nghiên cứu được lựa chọn.
b3. Lập kế hoạch triển khai dự án NCKHKT:
Sau khi đã lựa chọn được ý tưởng nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn
nghiên cứu hướng dẫn học sinh lập kế hoạch triển khai dự án nghiên cứu khoa
học. Trước tiên, cần làm rõ ý tưởng nghiên cứu và xác định những mục tiêu

chính, những nội dung chính của dự án nghiên cứu.
Sau khi đã xác định ý tưởng rõ ràng về dự án nghiên cứu việc tiếp theo là
lập kế hoạch thực hiện bao gồm các phần việc chính, nhằm quản lý tốt quỹ thời

-6-


gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một cách khoa học. Kế hoạch có
vai trò như sợi chỉ dẫn đường, có tính linh động và dễ dàng điều chỉnh.
Những phần việc chính của dự án bao gồm: Tìm hiểu thực trạng, viết đề
cương nghiên cứu, triển khai dự án, viết báo cáo, trình bày bảo vệ kết quả
nghiên cứu. Khi lập kế hoạch cần tính toán khối lượng công việc, phân phối thời
gian cho mỗi phần việc, tính toán chi phí, dự kiến thiết bị thí nghiệm, cơ sở vật
chất; kế hoạch cần chi tiết và có phân công rõ ràng; cần lưu ý đến các yếu tố
khách quan có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
b4. Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án NCKHKT:
Hội đồng khoa học cấp trường do Hiệu trưởng nhà trường quyết
định thành lập.
Hội đồng khoa học cấp trường có trách nhiệm thẩm định và cấp phép triển
khai dự án nghiên cứu khoa học. Việc thẩm định, cấp phép cho dự án nghiên cứu
phải căn cứ vào quy chế thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và các văn bản
hướng dẫn của cuộc thi để dự án được đảm bảo các quy định của cuộc thi. Do
đó, trước khi trình lên Hội đồng khoa học cấp trường, giáo viên hướng dẫn và
học sinh cần lưu ý:
+ Kế hoạch nghiên cứu cần rõ ràng, cụ thể và khả thi;
+ Ý tưởng cần độc đáo, sáng tạo và có tính chất “vùng miền”;
+ Dự án nghiên cứu phải nằm trong các lĩnh vực dự thi và không thuộc
các dự án bị cấm (mầm bệnh, hóa chất độc hại, ảnh hưởng môi trường…), an
toàn cho học sinh nghiên cứu.
+ Học sinh phải có học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên;

+ Mỗi học sinh tham gia 01 dự án; dự án tập thể không quá 02 thành viên;
+ Mỗi dự án chỉ được 01 giáo viên hướng dẫn.
b5. Triển khai thực hiện dự án – xây dựng mô hình thí nghiệm,
thử nghiệm:
Sau khi được Hội đồng thẩm định khoa học cấp trường cấp phép, giáo
viên hướng dẫn học sinh triển khai dự án nghiên cứu theo kế hoạch đã đề ra.
-7-


Giáo viên hướng dẫn cần đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình
nghiên cứu, phải liên lạc thường xuyên với học sinh, bảo đảm học sinh nghiên
cứu đúng quy định của cuộc thi, của nghiên cứu khoa học và của pháp luật...
Trong quá trình nghiên cứu có thể nhờ các thầy cô giáo trong trường và
những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu (nếu có) tư vấn giúp đỡ.
Xây dựng mô hình thí nghiệm, thử nghiệm cần sát với thực tế (vật liệu,
kích thước...). Sau khi tiến hành xây dựng mô hình thử nghiệm, hoàn thiện dự
án, giáo viên cần kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật, an toàn sản phẩm trước khi
vận hành chạy thử, sau khi đã đảm bảo các điều kiện an toàn, nhóm nghiên cứu
tiến hành kiểm chứng thực nghiệm, kiểm tra các thông số kỹ thuật và ghi chép
vào nhật ký. Trong bước này nếu sản phẩm có các thông số không đáp ứng được
các yêu cầu nghiên cứu cần tiếp tục điều chỉnh, tìm kiếm lỗi mới
và chỉnh sửa, hoàn thiện.
Cần hướng dẫn học sinh ghi chép thu thập tỉ mỉ những số liệu, hình ảnh như:
+ Số liệu xây dựng mô hình thí nghiệm, thử nghiệm;
+ Số liệu đo đạc thu thập được khi tiếp hành thí nghiệm (nhiệt độ, áp suất,
thể tích, nguyên liệu, nhiên liệu...);
+ Ngày giờ tiến hành thí nghiệm;
+ Hình ảnh về quá trình thực hiện dự án...;
+ Kinh phí xây dựng.
Những số liệu nói trên sẽ dung viết báo cáo kết quả nghiên cứu, xây dựng

poster để tham gia cuộc thi.
b6. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu và thiết kế poster:
Sau khi tiến hành thi nghiệm, thử nghiệm thu thập đầy đủ các số liệu cần
thiết, đáp ứng được mục tiêu đề ra, giáo viên hướng dẫn học sinh viết báo cáo và
thiết kế poster:
+ Với báo cáo kết quả nghiên cứu: Giáo viên cần thiết kế mẫu để học sinh
viết theo. Sau khi học sinh viết xong báo cáo kết quả nghiên cứu, giáo viên
hướng dẫn phải đọc thật kỹ và chỉnh sửa cho các em.
-8-


+ Đối với poster có thể yêu cầu học sinh thiết kế, đảm bảo yêu cầu sau:
Tên đề tài; Quy trình nghiên cứu; Cách thức tiến hành; Kết quả và kết luận. Sau
đó giáo viên chỉnh sửa cho phù hợp với quy định...
VÍ DỤ : Bản báo cáo kết quả nghiên cứu dự án “Bếp củi
cải tiến” (dự án đạt giải Nhì cấp tỉnh và giải Khuyến khích cấp
quốc gia năm học 2015 – 2016)
BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT
Năm 2015 - 2016
A. PHẦN ĐẦU
I. Lý do chọn dự án
Trên bàn chúng tôi sinh sống và học tập ( xã Dào San – huyện Phong Thổ
- tỉnh Lai Châu ), là nơi thuộc vùng cao biên giới có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn, thời tiết khắc nghiệt ( nằm ở độ cao 1800 mét so với mực nước
Biển, nên nhiệt độ thường rất thấp, về mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng
50C, mùa hè khoảng 180C ). Đồng bào sinh sống ở đây gồm người Mông, người
Dao và người Hà Nhì ( người Mông chiếm khoảng 80% ), đời sống của họ còn
hết sức khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, tập tục của đồng bào từ xưa đến nay là sử
dụng củi để đun nấu và sưởi ấm.
Đối với người dân thì như vậy, nhưng đối với những trường học trên địa

bàn cũng không khá hơn. Học sinh bán trú phải mang củi từ nhà đến trường để
đun nấu ( mỗi học sinh phải mang từ 35kg đến 40kg củi khô trên một tháng).
Đặc biệt về mùa đông, cả người dân và các em học sinh bán trú phải đun
nước nóng để tắm, rửa…tuy nhiên với lượng học sinh đông thì việc này là vô
cùng khó khăn ( nhiều em phải chờ đến khi được nghỉ về nhà mới có thể tắm
được , không những thế nhiều em còn rất ngại đến trường mỗi khi
mùa đông đến).
Ngoài ra, chúng tôi thấy, loại bếp mà người dân và các trường học sử
dụng là “Bếp kiềng” hoặc “Bếp lò” kiểu cũ. Những loại bếp này nhiều nhược
điểm như: Tốn kém nhiên liệu do thất thoát nhiệt, gây khói bụi làm cho tường và
trần nhà bị bám nhiều bụi đen bẩn, gây hại cho sức khỏe con người…

-9-


Trước thực tế trên, chúng tôi đã hết sức trăn trở: Làm thế nào để cải tiến
một bếp củi có thể giảm được hiện tượng khói bụi?; làm thế nào để bếp củi có
thể giảm thất thoát nhiệt, tiết kiệm củi?; Làm cách nào để bếp củi có thể đun
được thật nhiều nước nóng cho đồng bào và các em học sinh tắm, rửa ?. Vì vậy,
chúng tôi đã quyết định giải pháp “ Bếp củi cải tiến” để nghiên cứu.
II. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Nếu dự án thành công thì sẽ mang lại nhưng lợi ích sau:
+ Khi sử dụng “Bếp củi cải tiến” thì nhà cửa sẽ không bị đen bẩn do khói bụi
+ Tiết kiệm được củi, giảm thất thoát nhiệt
+ Dự án đặc biệt có ý nghĩa đối với các trường học bán trú như trường chúng
em, đó là sau khi nấu ăn xong thì đã có ngay nước nóng đủ cho các bạn học sinh
tắm, rửa. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiện dụng.
+ Ngoài ra có thể sử dụng “Bếp củi cải tiến” để sưởi ấm ( như một lò sưởi)
về mùa đông vừa an toàn, đảm bảo sức khỏe, không lo khói bụi mà lại có nước
nóng để sử dụng.

III. Mục tiêu nghiên cứu:
Cải tiến bếp củi để bếp có thể :
+ Giảm hiện tượng khói bụi
+ Tiết kiệm củi, giảm thất thoát nhiệt
+ Thu được lượng nhiệt thải để đun nóng nước.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Bếp đun bằng củi khô
+ Bếp củi của đồng bào dân tộc tại xã Dào San và trường THPT Dào San
– Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu
- Thời gian nghiên cứu: 03 tháng ( từ 01/10/2015 đến 25/12/2015)
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Dào San – Huyện Phong Thổ - Tỉnh
Lai Châu và Bản Hợp 2 – Xã Dào San – Phong Thổ - Lai Châu.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm, đối chứng, kiểm chứng và thảo luận.
VI. Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu về một số loại bếp củi ( Bếp kiềng, Bếp lò, Bếp không khói,
bếp Hoàng Cầm…).
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bếp củi.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng khói bụi, thất thoát nhiệt.
- 10 -


- Tìm hiểu về vật liệu xây bếp.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm.
- Tiến hành thử nghiệm.
VII. Những điểm mới của dự án:
“Bếp củi cải tiến” được gắn thêm hệ thống thu nhiệt thải để làm nóng
nước, do đó, bếp được gắn thêm một bể nước.

Trên địa bàn chúng em sinh sống, chưa có hộ dân hay trường học nào có
loại bếp củi có thể giảm được hiện tượng khói bụi, giảm thất thoát nhiệt khi đun
nấu. Vì vậy, có thể nói rằng đối với quê em thì những đặc điểm: thu nhiệt thải,
giảm khói bụi của bếp là những điểm mới của dự án này.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Nghiên cứu tổng quan
Chúng em đã tiến hành tìm hiểu về một số loại bếp củi như Bếp củi không
khói, Bếp Hoàng Cầm, Bếp lò kiểu thái…thông qua mạng internet và các chú bộ
đội.
Ưu điểm của các loại bếp này là giảm được hiện tượng khói bụi, giảm thất
thoát nhiệt và cũng khá tiết kiệm nhiên liệu.
Nhược điểm là chưa thu được lượng nhiệt thải ra. Nếu ứng dụng vào địa
phương của chúng em thì hiệu quả chưa cao.
II. Quy trình xây dựng mô hình bếp thử nghiệm.
1. Tìm hiểu về vật liệu xây bếp.
Vật liệu xây bếp bao gồm : cát, đá, xi măng, gạch, thép. Đều là những vật
liệu có sẵn, giá rẻ, dễ thi công. Tuy nhiên, nếu sử dụng xi măng thường thì bếp
có thể bị nứt nẻ. Vì vậy, để độ bền của bếp cao, ta có thể sử dụng xi măng chịu
nhiệt.
2. Tiến hành nghiên cứu cách làm bếp.
Bếp được đúc bằng bê tông
a. Tìm hiểu phương pháp trộn bê tông
- Bê tông được trộn theo tỷ lệ : 1 xi : 2 cát : 3 đá ( theo kinh nghiệm )
b. Lựa chọn vật liệu làm khuôn bếp:
- Khuôn bếp được làm bằng ván gỗ quết dầu
3. Cấu tạo.
4
1
5
2

3

6
- 11 -


Stt

Tên chi tiết
Phần trong
bể nước
Ống
khói Phần ngoài
bể nước

1

Bể nước

2

6

Ống thép
Xi măng, cát, đá
Xi măng, cát và đá hoặc
gạch
Kim loại

Khóa nước

Buồng đốt
Bệ đặt nồi
Cửa đốt

3
4
5

Vật liệu

Bê tông

Kích thước
Dài 32cm, đường kính
5cm
Dài 60cm, đường kính
( ngoài X trong): 10cm
X 5cm
Dài X rộng X cao :
22cm X 15cm X 28cm
φ 21
3,5 lít
Đường kính 22cm
Rộng X cao : 22cm X
12 cm

III. Tiến hành thử nghiệm.
1. Đun thử nghiệm trên bếp kiềng:
Bảng 1: Đun thử nghiệm với bếp kiềng
Dụng cụ đun

nước

Lượng
nước (lít)

Nhiệt độ
trước

Nhiệt độ
đạt (sôi)

Nồi

04

60C

980C

Lượng củi
đã dùng
( kg)
1,15 kg

Lượng
khói bụi
Rất nhiều

2. Đun thử nghiệm trên bếp củi cải tiến


Đo nhiệt độ nước
trước khi đun

Đổ nước vào nồi và
bể nước

Cân củi

Tiến
đunthử nghiệm khi bể nước
Đo của
nhiệt
độchứa
nướcnước
ở bể, khi
Bảnghành
2: Đun
bếp
nước trong nồi sôi
- 12 -


Dụng
cụ
đun
nước
Nồi
Bể
nước
của

bếp

Lượng
nước
(lít)
04

Lần 1
Nhiệt
độ
trước
60C

Nhiệt
độ
đạt
980C

Lượng
nước
(lít)
04

Lần 2
Nhiệt
độ
trước
60C

Nhiệt

độ
đạt
980C

Lượng
nước
(lít)
04

Lần 3
Nhiệt
độ
trước
60C

Nhiệt
độ
đạt
980C

08

60C

330C

08

60C


350C

08

60C

340C

Lượng
củi đã
dùng
(Kg)

Lượng
khói
bụi

1kg

Rất ít

Bảng 3: Đun thử nghiệm khi bể nước của bếp không chứa nước
Dụng
cụ
đun
nước
Nồi
Bể
nước
của

bếp

Lượng
nước
(lít)
04

Lần 1
Nhiệt
độ
trước
60C

Nhiệt
độ
đạt
980C

Lượng
nước
(lít)
04

0

Lần 2
Nhiệt
độ
trước
60C


Nhiệt
độ
đạt
980C

0

Lượng
nước
(lít)
04
0

Lần 3
Nhiệt
độ
trước
60C

Nhiệt
độ
đạt
980C

Lượng
củi đã
dùng
(Kg)


Lượng
khói
bụi

1kg

Rất ít

Như vậy, từ những bảng số liệu thử nghiệm trên cho thấy: Bếp củi cải tiến
( được gắn thêm bể nước ) có thể thu được lượng nhiệt thải từ ống khói :
+ Bảng 2 cho thấy khi đốt cháy hết 1kg củi khô, thì nhiệt độ của nước
trong bể tăng được khoảng 280C.
+ Bảng 3 còn cho thấy bếp củi cải tiến ( có lắp đặt thêm bể nước ) không
làm tiêu tốn thêm nhiên liệu
+ Bảng 1 cho thấy bếp củi cải tiến có thể tiết kiệm nhiên liệu :
Nếu không tính nước ở bể thì bếp củi cải tiến tiết kiệm
được 15% củi.
Còn nếu tính cả lượng nước ở trong bể thì theo công thức :
Q = mc(t2 - t1), ta tính được
* Với bếp củi cải tiến : Đun 1lít nước từ 60C nóng đến 330C cần
khoảng 0,05kg củi
* Với bếp kiềng : Đun 1 lít nước từ 60C nóng đến 330C phải cần
khoảng 0,085kg củi
Suy ra, “Bếp củi cải tiến” có thể tiết kiệm được khoảng 35% củi. Tức là
khi có thêm bể nước, “Bếp củi cải tiến” tiết kiệm thêm được 20% củi.
- 13 -


IV. Kết quả


1. Bếp củi cải tiến đã giảm được hiện tượng khói bụi khi đun nấu.

2. Thu được lượng nhiệt thải để đun nóng nước phục vụ cho việc tắm rửa.

3. Có thể sử dụng bếp để sưởi ấm về mùa đông, đảm bảo an
toàn, tiện dụng.
- 14 -


4. Tiết kiệm được củi - khoảng 35% so với bếp củi thông thường
V. Kết luận
1. Bếp củi cải tiến khắc phục được hiện tượng khói bụi, tiết kiệm nhiên
liệu, tăng hiệu quả sử dụng
2. Bếp củi cải tiến có thể sử dụng các nguyên liệu khác như rơm,rạ…
3. Bếp củi cải tiến giá thành rẻ, có hiệu quả kinh tế.
Bếp củi cải tiến này nếu được đưa vào sử dụng cho các trường nội trú, bán
trú và người dân ở vùng cao biên giới có điều kiện kinh tế khó khăn, thời tiết
khắc nghiệt, lạnh giá. Thì đời sống của bà con sẽ bớt khổ, bớt vất vả; các bạn
học sinh sẽ không phải về nhà để tắm, sẽ không ngại đến trường vào mùa đông:
Ta có thể tính toán một cách đơn giản như sau : Một gia đình người
Mông, về mùa đông thường đun hết khoảng 20kg củi/ 1 ngày. Nếu sử dụng bếp
củi cải tiến thì sẽ tận dụng được lượng nhiệt thải từ ống khói để đun được
khoảng 80 lít nước nóng ở 560C, đủ cho 5 đến 6 người tắm;
Còn đối với các trường bán trú ( VD : trường THPT Dào San ), mỗi ngày
thường đun hết khoảng 150kg củi khô. Nếu dùng bếp củi cải tiến sẽ tận dụng
nhiệt thải để đun được khoảng 1200 lít nước nóng ở nhiệt độ khoảng 34 0C, đủ
cho khoảng 60 bạn học sinh tắm rửa mỗ ngày.
VI. Tài liệu tham khảo
1. SGK Vật lí lớp 8 – NXB Giáo dục – Chủ biên: Bùi Gia Thịnh.
2. SGK Vật lí lớp 10 – NXB Giáo dục – Chủ biên: Lương Nguyên Bình.

3. Trên internet : /> />
+ Trang web : tietkiemnangluong.com.vn (tietkiemnangluong.com.vn/.../bep-hoa-khiprairie-thuong-hieu-tiet-kiem-n..)

+ Trang web : chatdotxanh.com ( chatdotxanh.com/...tiet.../ung-dung-bep-dun-tietkiem-nhien-lieu-cho-n...)

+ Trang web: khoahoc.tv (khoahoc.tv/s/Bếp+tiết+kiệm+nhiên+liệu )
b7. Viết bài trình bày và chuẩn bị tham gia cuộc thi:
- 15 -


Sau khi đã hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu và poster, giáo viên
hướng dẫn học sinh viết bài trình bày (không quá 250 từ) và tiến hành tập luyện.
Bài trình bày cần mô tả tóm tắt về dự án: Mục đích nghiên cứu, mục đích
xây dựng mô hình thí nghiệm, cách tiến hành, cách sử lý số liệu và kết luận.
Chế tạo mô hình để tham gia cuộc thi, với những yêu cầu: Mô hình phải
gọn nhẹ (có thể đặt trên bàn) có hình dạng và cấu tạo giống sản phẩm thật, có
thể làm bằng các vật liệu như nhựa, xốp, tôn nhẹ, giấy…
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
a. Hiệu quả về mặt kinh tế:
Sáng kiến đã định hướng cho học sinh tìm tòi các dự án nghiên cứu khoa
học kỹ thuật nhằm mục đích giải quyết các vấn đề khó khăn trong sinh hoạt
hàng ngày cũng như khó khăn về kinh tế của bà con nhân dân:
- Các dự án được thực hiện từ những vật liệu rẻ tiền, sẵn có, tiết kiệm
năng lượng (như dự án “Bếp củi cải tiến”, dự án “Bếp sấy đa năng”): Chi phí
xây dựng chỉ từ 300 nghìn đến 1,5 triệu đồng cho một bếp (tùy kích thước), tiết
kiệm từ 25% đến 30% lượng củi khô.
- Một số dự án nhằm mang lại lợi ích kinh tế (như dự án “Bảo tồn giống
gà đen H’mông”, dự án “Bảo tồn cây Địa lan”): Nếu các dự án được triển khai
rộng rãi, sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho người dân rất cao, cụ thể như
giá gà đen (gà đen giống H’Mông) trên thị trường hiện nay đang có giá dao

động từ 250 nghìn đến 300 nghìn/1kg gà thịt, từ 50 nghìn đến 60 nghìn một quả
trứng gà H’mông thuần chủng; Địa lan có giá trị kinh tế rất cao từ
200 nghìn đến 500 nghìn/ 1 bông.
b. Hiệu quả về kĩ thuật:
Định hướng cho học sinh, tìm cách dùng khoa học kĩ thuật để cải tiến
những đồ dùng, thiết bị… ngay trong nhà mình, bản mình để hiệu quả sử dụng
của chúng cao hơn, thiết thực hơn; tìm những cây trồng, vật nuôi quý hiếm, có
giá trị kinh tế cao, nhưng đang bị “mai một” để bảo tồn và phát triển:
- Các dự án đã có nhiều cải tiến về mặt kĩ thuật, ứng dụng khoa học kĩ
- 16 -


thuật vào để giải quyết những khó khăn: Như các dự án “Bếp củi cải tiến”, “Bếp
sấy đa năng”, đã khắc phục được hiện tượng khói bụi, thu được nhiệt thải, tiết
kiệm thời gian, công sức, tiết kiệm năng lượng…
- Học sinh đã biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn “học đi đôi với hành”:
Như các dự án “bảo tồn giống gà đen H’Mông”, “Bảo tồn giống cây Địa lan”,
“Dây phơi thông minh”... Đã cho thấy học sinh phải vận dụng khá nhiều kiến
thức để giải quyết.
c. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Có thể nói, sáng kiến đã tạo ra một phong trào nghiên cứu khoa học kĩ
thuật của học sinh cũng như sự tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa
học kĩ thuật của các thầy cô giáo trong nhà trường, cụ thể:
Năm học 2015 – 2016:
+ Số dự án tham gia dự thi cấp tỉnh: 01
+ Số dự án tham gia dự thi cấp quốc gia: 01
+ Giải thưởng: 01 giải Nhì cấp tỉnh và 01 giải Khuyến khích cấp quốc gia.
Năm học 2016 – 2017:
+ Số dự án tham gia dự thi cấp tỉnh: 02
+ Số dự án tham gia dự thi cấp quốc gia: 01

+ Giải thưởng: 01 giải Nhất cấp tỉnh và 01 giải Khuyến khích
cấp quốc gia.
Năm học 2017 – 2018:
+ Số dự án tham gia dự thi cấp tỉnh: 01
+ Giải thưởng: 01 giải Ba cấp tỉnh.
Đạt giải thưởng “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ X năm 2017
Năm học 2018 - 2019:
+ Số dự án tham gia dự thi cấp tỉnh: 02
+ Giải thưởng: 01 giải Tư cấp tỉnh
- Sáng kiến đã gợi mở cho học sinh thấy được, khi gặp những vấn đề khó
- 17 -


khăn trong cuộc sống, hãy tìm cách giải quyết, vận dụng những kiến thức đã học
vào để giải quyết…Từ đó học sinh biết cách tự học, tự tổ chức cuộc sống của
mình, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Qua việc thực hiện sáng kiến “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên
cứu khoa học kỹ thuật ở trường THPT Dào San”, cho thấy sáng kiến đã mang lại
những kết quả đáng khích lệ trong công tác hướng dẫn học sinh NCKHKT. Bởi
vậy, sáng kiến này có thể tiếp tục được áp dụng trong trường THPT Dào San.
Ngoài ra, có thể áp dụng sáng kiến này cho các trường học có điều kiện, hoàn
cảnh như trường THPT Dào San.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất: Không
8. Tài liệu kèm:
Một số hình ảnh minh chứng cho kết quả của sáng kiến:

Ảnh: Đạt giải Khuyến khích cấp quốc gia năm học 2016 - 2017
Ảnh: Tham gia cuộc thi NCKHKT cấp tỉnh năm học 2015 – 2016 – đạt giải Nhì


Ảnh: Đạt giải thưởng “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ X năm 2017

Ảnh: Tham gia cuộc thi NCKHKT cấp quốc gia năm học 2015 – 2016 – đạt giải Khuyến khích

- 18 -


Ảnh: Đạt giải Ba cấp tỉnh năm học 2017 - 2018

Ảnh: Đạt giải Tư cấp tỉnh năm học 2018 - 2019

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký tên)

Vũ Ngọc Thuyết

Trương Thị Thích

- 19 -


- 20 -




×