Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại trại lợn Phú Hưng Thôn Mỹ Đức , Xã Ân Mỹ , Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định và hiệu quả của phác đồ điều trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.67 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi - Thú y

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái
ngoại tại trại lợn Phú Hưng Thôn Mỹ Đức , Xã Ân Mỹ , Huyện
Hoài Ân, tỉnh Bình Định và hiệu quả của phác đồ điều trị.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Linh
Lớp: Thú Y 49GF
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Hồng Sơn
Bộ môn: Ký sinh – Truyền nhiễm



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
quý thầy, cô trong khoa Chăn nuôi- Thú y tại Trường Đại Học Nông lâm Huế đã tận
tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp
thu trong quá trình học tập giúp tôi có được một nền tảng kiến thức cơ sở để ứng dụng
và phát huy trong sự nghiệp của tôi sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty GreenFeed, quản lý trại chú
Hồ NgọcXuân,kĩ thuật trưởng anh Võ Bá Công và toàn thể kỹ thuật và công nhân
viên của trại lợn Phú Hưng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tôi
được thực tập tại công ty.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới giáo viên hướng dẫn


PGS.TS.Phạm Hồng Sơn đã hướng dẫn và chỉ đạo tận tình cho tôi trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, anh, chị đã giúp đỡ
tôi trong quá trình làm khóa luận. Trong thời gian nghiên cứu, mặc dù tôi đã rất cố
gắng tuy nhiên do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý đánh giá của quý thầy cô
giáo và bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 20 tháng2 năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ, đồ thị, hình vẽ


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Tên viết tắt
AD
CC
COLI.SP
E.COLI
GSH
LH
FAO
FMD
FSH
MMA

NN&PTNT
PGF2α
TNHH

Aujeszky Disease

Cubic centimetre
Colistin spiramycin
Echerichia.coli
Gonado Stimulin Hormone
Lutei Stimulin Hormone
Food and Agriculture Organization of
the United Nations
Food and Mouth disease
Falliculo Stimulin Hormone
Mastitis Metritis Mgalactia
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Prostaglandin F2 alpha
Trách nhiệm hữu hạn

MỞ ĐẦU


*Mục tiêu thực tập
Những kiến thức lý thuyết trên giảng đường 5 năm đại học là hành trang quý báu để
giúp chúng tôi vào đời để được áp dụng những gì đã học vào nghề nghiệp và cuộc sống
hiện tại.Nhưng lý thuyết có hoàn hảo đến đâu cũng không thể giỏi giang được nếu như
không có thực hành, có lẽ chính vì thế mà bên cạnh quá trình học tập trên giảng đường
sinh viên còn có quãng thời gian thực tập quý báu.Thực tập để giúp sinh viên làm quen
với môi trường mới, có thêm kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực chuyên môn là bài học

đắt giá cho sự thành công sau này.
Những lợi ích từ quá trình thực tập mà ta nhận được sẽ nhiều hơn chúng ta tưởng nếu
mình tìm kiếm một cơ hội thực tập đúng nghĩa. Thực tập chính là cơ hội để cho sinh viên
quan sát công việc hàng ngày tại một công ty, văn hóa và môi trường làm việc (môi
trường có năng động, chuyên nghiệp hay những tiêu chí khác mà chúng tatìm kiếm),
cũng là cơ hội để ta hiểu thêm về lĩnh vực ngành nghề mà bạn định hướng. Những dự
định hay ước mơ có hoàn hảo đến đâu cũng không thể không tiếp xúc với thực tế để biết
bản thân còn thiếu sót và tầm nhìn hạn hẹp đến đâu. Để từ đó có những định hướng và
mục tiêu cụ thể hơn và phù hợp với thực tế hơn.
Thực tập còn giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ trong thời gian thực tập, việc
này cực kì quan trọng cho dù sau này bạn làm việc trong lĩnh vực gì đi nữa, mở rộng các
mối quan hệ sẽ tạo cho bạn nhiều lợi thế sau này. Khi đi thực tập chúng ta có thể tận
dụng thời gian này để làm quen với các anh, chị đồng nghiệp, học hỏi và xây dựng mối
quan hệ.Có thể sau này bạn sẽ tìm được công việc từ chính những mối quan hệ này.
Hơn nữa khoảng thời gian thực tập là khoảng thời gian để xác định một lần nữa bản
thân có thục sự yêu nghề, có thực sự phù hợp với nghề không?Để từ đó bản thân sớm có
dự định khác cho mình trong tương lai.
* Lý do chọn cơ sở thực tập
Doanh nghiệp cần những người trẻ tuổi và có năng lực thực sự, muốn có được chỗ
dứng thực sự thì chúng ta càng phải biết nắm bắt cơ hội. Chính vì lẽ vậy tôi đã quyết
định chọn trại lợn Chơn Thành 5 thuộc Công ty TNHH thực phẩm Cj Vina để làm địa
điểm thực tập. Trại hình thành chưa lâu nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa thực sự giải quyết
tốt. Đội ngũ công nhân chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật dẫn đến hiệu quả
và năng suất chưa cao. Hiện nay trại có quy mô 2400 nái, chủ yếu cung cấp lợn cai sữa
cho thị trường tiêu thụ trong miền Nam. Bên cạnh những bệnh nguy hiểm như dịch tả
lợn, lở mồm long móng, tai xanh thì các bệnh về sinh sản cũng không ngừng gia tăng,
ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của lợn nái đó chính là hội chứng viêm tử cung. Với
mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản cho đàn lợn, chúng tôi đã tiến hành



nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại trại
lợn Chơn Thành 5 thuộc công ty TNHH thực phẩm CJ Vina và hiệu quả của phác đồ điều
trị”.


PHẦN 1. PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1.
1.

TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP

Mô tả đặc điểm của cơ sở thực tập
1.1.
Các thông tin cơ bản về chủ trại
- Họ tên chủ trại: HỒ NGỌC XUÂN
- Nghề nghiệp: Kinh doanh
- Địa chỉ trại: thôn Mỹ Đức, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
- Điện thoại liên lạc: 0903372772
1.2.
Quá trình hình thành và phát triển của trang trại/cơ sở
Trang trại Phú Hưng thuộc xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định- là trại
gia công mẫu thuộc công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam tại Bình Định.
Ngành nghề kinh doanh chính của trang trại là chăn nuôi heo .Trang trại được
khởi công đầu năm 2014 và đi vào hoạt động vào tháng 6/2016, diện tích trên
12 ha với tổng kinh phí xây dựng trên 60 tỷ đồng, quy trình chăn nuôi an toàn
sinh học khép kín theo công nghệ của Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam.
Trang trại có quy mô khoảng 2.400 con heo nái, bình quân mỗi năm sản xuất
45.000 đến 50.000 con heo con. Từ đó đến nay trang trại Phú Hưng đã và đang
trên đường phát triển, là nơi cung cấp heo giống cho thị trường các tỉnh khu
vực miền Trung và khu vực Tây Nguyên.

1.3.
Mô tả các đặc điểm chính của trại
- Vị trí địa lý: Phú Hưng có địa chỉ tại thôn Mỹ Đức, xã Ân Mỹ, huyện Hoài
Ân, tỉnh Bình Định. Trại cách đường quốc lộ 1A 7.5 km, cách đường DT629
1.4 km, tách biệt khỏi khu dân cư.Trang trại Phú Hưng - là trạigia công mẫu
thuộc công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam tại Bình Định.Phía Bắc và phía
Đông của trang trại giáp với huyện Hoài Nhơn, phía Nam và phía Tây giáp
xãÂn Tín, Ân Thạnh.
- Ngành nghề kinh doanh chính của trang trại là chăn nuôi lợn
- Diện tích của trại:
+ Tổng diện tích: 12ha
+ Diện tích khu chăn nuôi: 5ha
+ Diện tích đất tự nhiên: 7ha
- Đối tượng chăn nuôi: chủ yếu là heo nái và heo con sau cai sữa.
- Quy mô chăn nuôi hiện tại: 2400 nái.
- Hướng sản xuất: Xuất bán heo con cai sữa
1.4.
Hiện trạng hệ thống sản xuất của trại
- Nái giống: GF24. Tinh đực: GF399 và GF337.
- Thức ăn: GF01: từ tập ăn đến 35 ngày tuổi.
GF02: từ 8kg đến 15kg.


GF07: lợn nái mang thai.
GF08: lợn nái chờ phối và nái nuôi con.
9034: từ 12kg đến 25kg.
9204: từ 30kg đến 60kg
GF01

GF02


GF07

GF08

9034

9204

Protein tối
21
20
14
16.5
19
15
thiểu (%)
Xơ thô tối
5
5
10
6
5
8
đa (%)
Ca trong
0.75 –1.2 0.7 –1.2 0.9 –1.5 0.9 –1.5 0.8 -1.2 0.8 –1.2
khoáng (%)
P tổng số
0.5 –

0.6 –
0.6 –
0.6 –
0.6 –
trong
0.6 – 1.2
1.2
1.2
1.2
1.0
1.0
khoáng (%)
Lysine tổng
số tối thiểu
1.5
1.4
0.8
0.95
1.2
0.9
(%)
Thành phần các loại thức ăn (%)
Quy trình tiêm phòng vaccine tại trại
+ Heo nái mang thai:
Thời điểm
Quy trình
70 ngày mang thai
Phòng dịch tả
77 ngày mang thai
AD

91 ngày mang thai
Phòng Circo virus tuyp2
Định kỳ tiêm 4 tháng/lần
Phòng tai xanh, giả dại
f
+ Heo nái đẻ:
Thời điểm
Quy trình
2 tuần sau khi đẻ
Tiêm vaccine phòng Parvo + Lepto +
Đóng dấu
-

+ Heo con:
Thời điểm
14 ngày tuổi
21 ngày tuổi
28 ngày tuổi
42 ngày tuổi
42 ngày tuổi

Quy trình
Phòng Mycoplasma
Phòng bệnh tai xanh
Phòng Circo virus tuyp2
Phòng bệnh dịch tả lần 1
Phòng bệnh LMLM


63 ngày tuổi

70 ngày tuổi
-

Phòng bệnh giả dại
Phòng dịch tả lần 2

Lao động gồm có:
o 1 giám đốc
o 1 quản lý
o 1 kỹ thuật trưởng
o 3 kỹ thuật khu
o 3 bảo vệ
o 3 nấu ăn
o 3 lái xe
o 2 người làm vườn
o 3 kế toán
o 60 công nhân
Giám đốc

Quản lý trại
Kỹ thuật trưởng

Kỹ thuật khu bầu

Kỹ thuật khu đẻKỹ thuật khu cai sữa

Tổ trưởng khu bầu

Tổ trưởng khu đẻTổ trưởng khu cai sữa


Công nhân


Công nhân

Công nhân

Sơ đồ nhân sự trang trại Phú Hưng
Chuồng Nái Mang Thai
- Có hai trại mang thai, mang thai 1 và mang thai 2, mỗi trại có 987 ô
chuồng nuôi có thể, được chia làm 12 dãy. Trong đó có 2 dãy có chứa
7 ô để nuôi heo hậu bị và 6 ô để nuôi heo nọc nằm xen kẻ với nhau.




Các dãy còn lại thì mỗi dãy có 84 ô chuồng nuôi cá thể , có kích
thước 2,0x0,6 m
Chuồng Nái Đẻ
-

Gồm 6 trại mỗi trại có 112 ô chuồng được chia làm 4 dãy thiết kế
song song với nhau .

Ở giữa các dãy có lối đi với kích thước 1m chuồng được thiết kế theo
kiểu chuồng sàn. Được chia làm ba phần ở giữa là tấm đan làm bằng
xi măng có lỗ hở để cho heo mẹ nằm. Hai bên được lấp các tấm vĩ
bằng nhựa dành cho heo con . Có lồng úm làm khung bằng sắt chiều
dài 1 m được lấp dọc theo ô chuồng , và cố định bằng móc chốt ,
trong lồng úm được treo bóng điện huỳnh quang 75W , cách sàn

khoảng 40 cm để sưởi ấm cho heo con . Mỗi ô có kích thước 2,0 x 1,6
m/ ô . Nóc chuồng được kết cấu bằng kiểu 1 mái kín do là trại được
làm mát .
Chuồng Heo Con Cai sữa
- Trại heo con cai sữa có 3 trại , mỗi trại có 32 ô chuồng. Được thiết
kế chuồng sàn có chiều cao 1 m , chiều dài 5 m , có chiều rộng là
3,2 m , chiều cao của sàn là 0,5 m được chia làm 4 dãy song song
-



-

-

Thị trường: cung cấp heo giống cho các khách hàng sử dụng cám
GreenFeed. Ví dụ:
o Khách hàng Võ Thị Vân (Vạn Thiết, Mỹ Châu, Phù Mỹ, Bình Định)
o Khách hàng Trần Hữu Thọ (Ân Hảo Tây, Hoài Ân, Bình Định)
o Khách hàng Lê Thị Hoa (Ân Tường Đông, Hoài Ân, Bình Định)
o Khách hàng Lê Văn Thư (Phổ Phong, Đức Phổ, Quảng Ngãi)
o Khách hàng Huỳnh Minh Vũ (Tiên Phước, Quảng Nam)
o Khách hàng Lê Ân ( Tiên Phước, Quảng Nam)
o Khách hàng Nguyễn Thị Thủy (Phú Ninh, Quảng Nam)
o …
Cơ sở vật chất:
o Văn phòng hành chính
o Kho thuốc, kho cám, kho vật tư
o 2 nhà bầu
o 6 nhà đẻ

o 3 cai sữa


2 cách ly
2 nhà ăn
Nhà nghỉ trưa
Nhà sát trùng
Nhà bếp
Và các phòng ở cho nhân viên

Hệ thống xử lý nước thải và phân: Nước thải của các trại được chảy ra hầm
biogassau đó được bơm qua hồ lắng đọng tiếp tục được chảy qua hệ thống xử lý
nước thảivà được chảy ra hồ chứa nước và nước sau khi xử lý được dùng để tưới
các câytrong trại. Thu gom phân: Phân sẽ được công nhân cào ra trước mỗi ô
chuồng sauđó hốt đổ vào bao và cột lại và được đẩy ra khu để phân sau mỗi lần
cào hốt. Khithu gom tránh làm vương vãi ra ngoài. Chất thải chăn nuôi: xác lợn
chết, nhau thaiở các dãy thu gom cho vào thùng và đem ra đầu dãy chuồng, buổi
sáng trước 9 giờ,buổi chiều trước 15 giờ để tổ quản lý môi trường thu gom và
chuyển đến khu xử lý.
1.5.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của trại
 Điểm mạnh
- Vị trí địa lý thuận lợi: nằm cách xa khu dân cư nên có điều kiện thuận
lợi cho phát triển chăn nuôi heo hơn so với các vùng khác. Tránh được
ô nhiễm môi trường người dân, hạn chế được sự lây lan dịch bệnh từ
trại này sang trại khác
- Trại có hệ thống biogas và hệ thống xử lí nước thải giúp làm giảm ảnh
hưởng đến môi trường.
- Trại có nguồn nước ngầm khá ổn định.
- Giữa các khu chăn nuôi có trồng cây xả giúp xua đuổi muỗi và côn

trùng mang bệnh.
- Hệ thống giao thông thuận lợi gần các trục đường chính thuận tiện cho
việc vận chuyển.
- Thị trường không ngừng được mở rộng.
- Sử dụng thức ăn và áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến của công ty
cổ phần GreenFeed Việt Nam cho năng suất tốt.
- An toàn sinh học được đảm bảo, quy trình sát trùng và vệ sinh được tổ
chức kỹ càng.
- Tất cả các khu đều có hệ thống chuồng kín điều tiết được tiểu khí hậu
chuồng nuôi.
 Điểm yếu
- Khí hậu không thuận lợi, nắng mưa thất thường dễ gây ra bệnh cho vật
nuôi. Mùa mưa thường sạt lở và ngập úng.
- Kho chứa thức ăn và khu vực chăn nuôi cách nhau, vận chuyển thức ăn
o
o
o
o
o
o
o


bằng xe đẩy thơ sơ làm thức ăn rơi vãi lung tung thu hút chim và cơn
trùng tới nhiều.
- Vào mùa khơ, thường bị thiếu nước, heo khơng được cung cấp nước
đầy đủ ảnh hưởng đến năng suất, heo bị thiếu nước thường chết , trại
phải chở nước từ ngồi vào.
- Ở khu cai sữa, máng ăn lớn hơn nhiều so với kích thước heo con khiến
một số con nằm lên máng làm dính phân vào máng ăn gây nên lây lan

tiêu chảy hàng loạt.
- Trại chưa có lưới chống ruồi nên số lượng ruồi rất nhiều, mà ruồi là
nguy cơ làm lây lan bệnh tật.




Cơ hội:
- Trại liên kết với cơng ty cổ phần Greenfeed nên cơng ty hỗ trợ về mặt
kỹ thuật nên có một lượng kỹ thuật chất lượng cao.
- Có thể mở rộng thêm quy mơ chăn ni
Thách thức:
- Hiện nay đang xảy ra dịch tả lợn châu phi và dịch tai xanh có ảnh
hưởng rất lớn đến trại

1.2.CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1.2.1. Heo hậu bị
1. Mục đích của việc nhập HB 1.Số lượng đúng các hậu bị
đạt u cầu sẵn sàng để phối giống 2.Có thể sản xuất đến
lứa đẻ thứ 5 và thậm chí sau đó. 3.Trọng lượng hậu bị đạt
chuẩn khi phối 4.Được chọn lọc cẩn thận 5.Thích
nghi/phòng ngừa 6.Có ít nhất 1 lần động dục được phát hiện
để có thể phối giống được.
-Heo mới về cho nhòn ăn 4-6 giờ đầu và cho uống
nước vitamin C, Electrolyte, đường Glucose (3 ngày liên
tục). Cho ăn 1kg/ con/ ngày (chia làm nhiều bữa vì
heo còn mệt nên đổ thêm nước để tạo thành hỗn
hợp cám loãng), ngày thứ 2 cho ăn cám nhão 1.5 –



1.7kg (chia 5 lần/ ngày), ngày thứ 3 cho ăn cám
nhão 2.2kg (chia 5 lần / ngày), ngày thứ 4 cho ăn
cám khô tự do. 2/ Khi heo về ta xòt sát trùng và
kiểm tra heo kỹ rồi mới cho vào trại.
-Chương trình vaccin cho heo HB 18 Qui trình vaccine
khuyến cáo tùy theo dịch tể vùng và dịch tể trại Stt Ngày
Tuần tuổi Vaccine (MỚI 1) Ghi chú 1 7 ngày sau khi nhập
heo 17 PRRS Tulathromycine ngày nhập heo 2 14 ngày sau
khi nhập heo 18 0 3 21 ngày sau khi nhập heo 19 0 4 28
ngày sau khi nhập heo 20 Dịch tả 5 35 ngày sau khi nhập
heo 21 AD 1 + PLĐ 1 PLĐ: Parvo + Lepto + Đóng dấu 6 42
ngày sau khi nhập heo 22 PCV 2 Nếu cần 7 49 ngày sau khi
nhập heo 23 FMD 8 56 ngày sau khi nhập heo 24 AD 2 +
PLĐ 2 9 63 ngày sau khi nhập heo 25 Lưu ý: Vaccine PRRS
trên heo nái mang thai lập lại 3- 4 tháng/lần.
Các mục tiêu ở lần phối giống đầu tiên
1.2.2. Quy trình chăm sóc heo nái mang thai
-Quản lý mang thai bao gồm cho nái ăn và cho uống để nái có thể trạng tốt, kiểm tra
nái mang thai, tiêm phòng nái với
-vaccines đặc trưng của trại, và tn thủ quy trình thích nghi.
-Cho nái mang thai ăn q nhiều trong giai đoạn giữa thai kỳ là một trong những lỗi
quan trọng nhất trong ngành chăn
-ni heo. Heo có thể trạng mập có xu hướng có chi phí heo cai sữa cao hơn, ăn
giảm trong giai đọan cho sữa, giảm năng suất
-đẻ, tỷ lệ chết lưu cao, tỷ lệ chết của nái cao, tỷ lệ nái giữ lại thấp.
32
-Trung bình 680 kg của khẩu phần mang thai cho mỗi nái mỗi năm sẽ cho năng suất
cao và lâu dài. Hậu bị nên tăng ít hơn



-45kg trong giai đoạn mang thai đầu tiên để đạt trong lượng lúc đẻ là 180-190 kg.
Tăng trọng trung bình trong giai đoạn mang
-thai lứa sau nên giới hạn ở mức 20-25kg/nái.
-Đảm bảo lưu lượng nước không ít hơn 2L/ngày, và bảo đảm mỗi nái uống khoảng
17L nước/ngày.
..4.1 Giai đoạn đầu của quá trình mang thai
-(1) Giai đoạn đầu của quá trình mang thai được định nghĩa 4-5 tuần đầu sau khi
phối giống hoặc thời gian từ phối giống đến lần
-kiểm tra đậu thai đầu tiên. Tuy nhiên tầm quan trọng của giai đọan này chưa được
coi trọng đầy đủ. Nái thường được di chuyển
-trong giai đoạn quan trọng này và không được chăm sóc đúng mức.
-(2) Sau khi phối, bào thai bơi tự do trong vòng 10-17 ngày trước khi gắn vào thành
tử cung. Bất kỳ stress nào trong 3 tuần đầu
-của giai đoạn mang thai có thể làm sảy thai hoặc giảm số heo con đẻ ra.
-(3) Giai đoạn đầu của quá trình mang thai là thời gian để đánh giá thể trạng của nái
và cho thêm thức ăn cho những nái có thể
- trạng ốm.
-(4) Không di chuyển nái mang thai từ ngày 5 đến ngày 28 sau khi phối.
-(5) Trong những tháng hè nóng bức, nên di chuyển nái sáng sớm để thánh bị stress
nóng. Không dùng roi điện chọc nái mang
- thai bất cứ lúc nào hay trong bất cứ tình hưống nào.
-(6) Không tiêm phòng nái trong giai đoạn này.
-(7) Đặt mục tiêu về thể trạng nái trong giai đoạn đầu của quá tình mang thai để 86%
nái đạt thể trạng tốt vào tuần thứ 5 của giai đoạn mang thai.
Lịch vắc xin
Thức ăn
MỤC TIÊU TRẠI ĐẺ
1. Tổng số heo cai sữa > 88% số heo con sinh ra
2. Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi > 6 kg

3. Độ đồng đều heo con thật tốt
4. Điểm thể trạng heo nái cai sữa 2.5-3.0 > 98%
5. Tỷ lệ tái viêm + đau chân không quá 2%
6. Số con ss >14, số con chọn nuôi >13, số con cai sữa >12
**Chương trình cám cho nái đẻ:
- Nái được ăn khẩu phần của nái mang thai đến 112 ngày.
- Sau 112 ngày khẩu phần nái giảm xuống 2,2kg(Đối với nái
rạ) và 1.7 kg đối với nái tơ. Giai đoạn này đổi cám nái nuôi
con(GF08 hoặc 9054).
- Nái chuẩn bị sắp đẻ và đang đẻ không cho ăn.


- Nái sau khi đẻ xong cho ăn tự do ngay ngày đầu tiên. Nên
cho nái ăn nhiều lần trên ngày để cám được mới.
3. CHĂM SÓC HEO MẸ TRƯỚC KHI ĐẺ
+ Thời gian cho heo ăn tốt nhất:
- 4h sáng: 2-2.5 kg
- 9h sáng: 1.0-1.5 kg
- 15h30h: 1-1.5 kg,
- 21h đêm: 2-2.5 kg, trời mát heo ăn nhiều.
*** Chú ý: Không nên đổ cám 1 lần quá nhiều cám dễ
bị oxy hóa mất mùi heo không thích ăn và khi nái ăn
sẽ rơi vãi nhiều.
3. CHĂM SÓC HEO MẸ TRƯỚC KHI ĐẺ
Chuẩn bị dụng cụ trước khi đẻ:
- Lồng úm.
- Bóng đèn.
- Cồn i ốt nhúng rốn.
- Giấy lau heo con.
- Thuốc sát trùng.

- Dụng cụ hổ trợ nái đẻ khó: gel bôi
trơn, găng tay, thuốc kháng sinh,
oxytoxin...
4. QUY TRÌNH ĐỠ ĐẺ
4. QUY TRÌNH ĐỠ ĐẺ
Những triệu chứng sắp đẻ:
• Nái bồn chồn
• Làm ổ
• Bầu vú căng cứng
• Có thể vắt ra sữa khoảng 12 tiếng trước khi đẻ
• Nhịp thở tăng ( từ 25 lần/phút đến 75 lần/phút )
• Dịch ối chảy ra
• Bắt đầu đẻ heo con đầu tiên
4. QUY TRÌNH ĐỠ ĐẺ


1. Dùng giấy lau miệng mũi heo con
2. Nắm dây rốn và kéo dứt dây rốn
khỏi heo mẹ.
3. Dùng giấy lau khô heo con.
4. Dùng cồn iốt nhúng cuống rốn và
xung quanh. Lọ cồn phải mới, tốt
nhất 1/3 lọ(60ml) 1 lần, thay 3 lần
trên 1 ổ đẻ. Dùng xong vệ sinh lọ
sạch sẽ để dùng cho ổ khác
5.Phủ bột úm heo cho heo con.
6.Cân heo con sơ sinh.
7.Cho heo con vào úm. Ổ úm phải đạt nhiệt độ từ 33-35 độ C.
8. Ghi chép lại trọng lượng heo con, thời gian đẻ, giới tính,
tình trạng heo con...

9. Sau khi heo con khỏe mạnh mới cho heo con bú (khoảng 15
phút sau sinh), không nên úm quá lâu, khi heo khô và cứng
nên cho heo bú ngay để nhận được sữa đầu nhiều nhất có thể.
1.2.5. Quy trình chăm sóc và quản lý lợn con
Cho lợn con bú sữa đầu. Sự hấp thu kháng thể của lợn con càng giảm đi khi thời gian
sau sinh dài thêm. Sau khoảng 6 giờ thì thành phần trong sữa đầu sẽ giảm đi 1/3 và sau 12 giờ
thì khángthể giảm đi còn2/3. Sau 24 giờ thì lợn con sẽ không có khả năng hấp thu được kháng
thể. Vì vậy phải cho lợn con bú sữa đầu nhanh nhất và nhiều nhất trong khoảng thời gian này.
Lợn con bú sữa đầu không đủ sẽ yếu ớt, khả năng chống lại bệnh tật rất thấp, dễ mắc các bệnh
truyền nhiễm, tỷ lệ sống thấp.
+ Lợn con 1 ngày tuổi: Tiến hành quy trình mài răng, cắt đuôi và xăm tai, chích sắt 2 ml, nhỏ
Coli SP để phòng tiêu chảy cho lợn con.
+ Lợn con 3 đến 4 ngày tuổi: Tiến hành thiến heo đực, khi thiến thao tác nhẹ nhàng, vết cắt nhỏ
để phòng lợn con bị sa ruột. Sau cùng là chích Peni Strep và uống cầu trùng.
+ Lợn con 5 ngày tuổi tuổi bắt đầu tập ăn bằng cám lỏng.
+ Lợn con 18 ngày tuổi: Cai sữa từng phần (Nếu cần thiết).
+ Thứ 5 của tuần tuổi thứ 4: Cai sữa toàn bộ.
1.2.6. Quy trình cai sữa lợn con
+ Lợn con 20-25 ngày tuổi thì cai sữa. Khi cai sữa cho lợn ,lùa lợn nái đi trước một vài ngày để
giảm stress khi cai sữa cho lợn con. Sau đó mới chuyển lợn con sang chuồng cai sữa sau.
+ Phù hợp tiêu chuẩn để cai sữa: Lợn con đạt trọng lượng phải từ 5kg trở lên, sức khỏe tốt, ăn
tốt, độ đồng đều cao.
2.

Các nội dung học tập tại trang trại và kết quả đạt được


1.3.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ
- Cho lợn nái ăn: Cho ăn theo định mức cám mà công ty đã đề ra. Mỗi lần cho ăn phải dùng tay
vỗ lưng lợn nái, cho lợn nái ăn liên tục.

- Vét máng lợn nái: Sau khi lợn nái đã ăn hết khẩu phần thì phải dùng cào máng để vét hết
phần cám thừa ra ngoài để tránh cám trong máng dư lại lên mốc làm ảnh hưởng sức khỏe của
lợn nái.
- Châm nước vào máng: Lợn nái đẻ được ăn cám khô trộn với nước theo tỉ lệ định mức mà trại
đề ra. Sau mỗi lần vét máng xong thì châm nước vào để phục vụ cho lần ăn tiếp theo của lợn
nái.
- Cào phân: Cào liên tục để tránh làm bẩn chỗ heo nằm, tránh được heo con bị tiêu chảy .
1.3.2. Đỡ đẻ
Chuẩn bị cho việc đỡ đẻ : Lồng úm, bột úm, cồn Iod, bao lót.
Bước 1: Sau khi lợn con được sinh ra, dùng tay vuốt hết chất nhầy, nhớt ở miệng và mũi của
lợn con.
Bước 2: Bôi bột úm lên người con heo trừ phần đầu.
Bước 3: Thả lợn con vào lồng úm một thời gian rồi cho bú sữa đầu của lợn mẹ.
Bước 4: Sau khi lợn mẹ đẻ xong, chờ nhau thai ra và dọn vệ sinh.
1.3.3. Quy trình thiến, cắt đuôi, mài răng, xăm tai sau 24h
Sau khi đẻ 1 ngày thì lợn con bắt đầu cắt đuôi, mài răng, xăm tai và tiêm sắt.
- Dùng kéo cắt đuôi được găm điện cho nóng để cắt phần đuôi và chừa lại 2 cm, sau đó dùng
cồn Iod xịt lên đuôi vừa cắt để sát trùng.
- Dùng máy mài răng mài phần nhọn của răng (1/3 phía trên răng) và nhỏ COLI.SP để phòng
tiêu chảy cho lợn con.
- Dùng kềm xăm tai đã in số nhúng cồn sát trùng và bấm vào tai lợn con sau đó dùng mực bôi
lên chỗ vừa bấm để xăm tai.
- Tiến hành chích sắt 2cc/con, vị trí tiêm là bắp cổ và không tiêm nhắc lại.
- Sau 3 ngày lợn con đẻ ra thì tiến hành quy trình thiến lợn con (Lợn đực).
- Cho lợn con uống cầu trùng để phòng bệnh cầu trùng.
- Tiêm một mũi Peni Strep để chống nhiễm khuẩn sau khi thiến.
- Cách thực hiện: Bắt lợn con vào thùng (Bắt bằng chân sau) sau đó bắt từng lợn con lên, dùng
2 đầu gối cố định lợn con, đầu lợn con hướng xuống đất rồi bôi Povidine lên dịch hoàn. Tiếp
đến dùng ngón cái ấn cho 1 dịch hoàn nổi lên và dùng dao cắt bao dịch hoàn. Dùng 1 tay ấn vết
cắt, tay còn lại kéo dịch hoàn ra. Rồi lặp lại thao tác để thiến dịch hoàn còn lại. Cuối cùng bôi

Povidine vết thiến và trả heo con về ô chuồng. Bắt heo con khác và lặp lại các thao tác cho đến
khi kết thúc.
1.3.4. Kỹ thuật ghép lợn con
Đã thực hiện ghép ở 3 lốc đẻ.
- Ghép đàn là kỹ thuật chuyển con từ lợn nái này sang lợn nái khác để đảm bảo sự phát triển
đồng đều của chúng. Việc ghép bầy cũng gây stress cho lợn con và làm tăng nguy cơ truyền


lây bệnh. Do đó, lợn mẹ và lợn con cần được quản lý tốt để giảm thiểu việc ghép bầy và năng
suất được tối ưu.
- Để giảm stress và tăng hiệu quả của ghép bầy, cố gắng ghép càng sớm càng tốt và bôi
Povidine vào mũi lợn con mỗi khi ghép.
- Mục đích ghép lợn con:
+ Tạo sự đồng đều cho đàn lợn con.
+ Giảm tỷ lệ chết lợn con theo mẹ do còi yếu.
+ Góp phần làm tăng trọng lượng lợn con cai sữa.
+ Ghép từ ổ nái đẻ nhiều con sang ổ nái đẻ ít con.
Thường tiến hành sau 48h sau khi đẻ, cũng có thể đến 3 ngày.
Các trường hợp ghép bầy:
+Trường hợp 1: Số lượng lợn con sơ sinh không đồng đều. Ví dụ: lợn nái A sinh 10 con và
lợn nái B sinh 14 con (Lợn nái A và lợn nái B đều có 12 vú hoạt động). Giải pháp: Sau khi
lợn con được bú sữa đầu, chuyển 2 lợn con to và khỏe nhất của nái B sang nái A.
+ Trường hợp 2: Lợn con trong nhiều ổ không đồng đều. Ví dụ: Trong nhà đẻ có 5 ổ lợn con
không đồng đều và tổng số lợn con nhỏ con là 10.
Giải pháp:
Với lợn con dưới 10 ngày tuổi: Chọn 1 nái khỏe mạnh, sữa tốt và đang nuôi con dưới 10
ngày làm nái nhận. Tiến hành ghép bầy lợn con của nái này và chuyển 10 lợn con nhỏ con về
cho nái này nuôi.
Với lợn con trên 10 ngày tuổi: Chọn 1 nái khỏe mạnh, sữa tốt và đang nuôi con trên 14 ngày
làm nái nhận. Cai sữa lợn nái này và chuyển 10 lợn con nhỏ con về cho nái này nuôi.

+ Trường hợp 3: Nái bị chết (Hay mất sữa)
Giải pháp:
Với lợn con dưới 10 ngày tuổi chọn 1 nái khỏe mạnh, sữa tốt và đang nuôi con dưới 10 ngày
làm nái nhận. Tiến hành ghép bầy lợn con của nái này và chuyển toàn bộ lợn con của nái bị
chết (Hay mất sữa) về cho nái này nuôi (Trường hợp con lớn).
Với heo con trên 10 ngày tuổi chọn 1 nái khỏe mạnh, sữa tốt và đang nuôi con trên 14 ngày
làm nái nhận. Cai sữa lợn nái này và chuyển toàn bộ lợn con của nái bị chết (hay mất sữa) về
cho nái này nuôi.
Lưu ý:
- Nên chọn nái lứa 2 hoặc 3 làm nái nhận vì hàm lượng kháng thể trong sữa cao hơn hậu bị
và kích thước núm vú cũng phù hợp với miệng lợn con.
- Phân loại theo cân nặng lợn con và số con đã bú sữa đầu đủ.
- Gửi lợn con từ lứa đẻ nhiều con nhỏ sang lứa đẻ ít con to.
- Trường hợp phát sinh lợn mồ côi và đẻ quá nhiều phải sử dụng lợn mẹ khác.
- Lợn mẹ khác là chủ yếu loại lợn mẹ có kế hoạch thải loại.
MỔ HECNI
1.3.5. Tiêm vaccine


Để có một trại phát triển tốt, không có dịch bệnh thì ngoài công tác phòng bệnh thì công
tác thú y vô cùng quan trọng.Trại lấy khẩu hiệu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.Công tác thú y
nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn, tránh sự xâm nhập của nguồn bệnh từ bên ngoài. Vì
thế trại đề cao quy trình vaccine và được thể hiện qua quy trình vaccine cho lợn con, lợn nái
hậu bị, lợn đực giống hậu bị theo bảng 1.6và 1.7:
- Khi tiêm dưới da.
* Tiêm vào chỗ sạch khô.
* Tiêm vào cùng phía bên có nhiều da.
* Yêu cầu góc độ 90vuông góc giữa mũi tiêm và vùng tiêm, để không tiêm vào bó cơ.
(Đã thực hiện tiêm vaccine cho lợn con trong 7 lốc, mỗi lốc tiêm và bắt heo từ 600 -700 con).
1.3.6. Điều trị bệnh

Thường điều trị cho lợn mẹ sau đẻ để phòng các bệnh về đường sinh sản, hoặc điều trị
những con bị viêm tử cung.Đã điều trị được 38 con trong 7 lốc đẻ.
- Những con bị viêm tử cung thực hiện theo các bước:
+ Lấy đá lạnh nhét hậu môn để hạ sốt (Đối với những con sốt cao).
+ Điều trị theo phác đồ điều trị như sau:
Bảng 1.5.Phác đồ điều trị viêm tử cung
Ngày 1:amox+oxy
Ngày 2:oxy
Ngày 3:amox+oxy
Ngày 4: nghỉ
Ngày 5:amox

BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM
- Thực tế sản xuất luôn khác xa với lý thuyết đã học, không có một quy trình cụ thể nào
được áp dụng với tất cả các trang trại vì vậy cần học hỏi thật nhiều từ thực tiễn sản xuất,
không áp đặt quá lý thuyết đã học vào quy trình của từng công việc, từng đối tượng.
- Sau thời gian hơn 4 tháng thực tập và làm việc tại trang trại chăn nuôi của công ty
TNHH thực phẩm CJ Vina, một môi trường làm việc hiện đại yêu cầu con người phải có tính
chịu khó, và thích nghi. Chúng tôi nhận ra rằng:
+ Ngoài kiến thức lý thuyết được học trên giảng đường đã được học để trở thành một
bác sĩ thú y giỏi về lý thuyết thì chúng ta cần phải học hỏi thêm nhiều kiến thức mới và đặc
biệt là tự bản thân phải đi vào thực tế và được thực hành thì tay nghề mới được nâng cao.
Nhờ có thế chúng tôi mới phần nào tự tin bước vào nghề nghiệp của mình trong tương lai
mà không e dè hay tự ti.
1.4.


+ Quá trình thực tập đã giúp cho chúng tôi củng cố lại lý thuyết hơn nữa là có thêm
những kinh nghiệm quý báu trên thực tế giúp chúng tôi nhận thức được vai trò nghề nghiệp
của mình, từ đó chúng tôi thêm yêu nghề hơn.

+ Và đặc biệt giúp cho mỗi chúng tôi hình thành trong đầu được những kế hoạch, dự
định trong tương lai, sau khi ra trường. Từ đó xác định đúng mục tiêu rèn luyện để phấn đấu,
hoàn thiện bản thân nhiều hơn trong thời gian thực tập.Đó là động lực để bản thân cố gắng
nhiều hơn nữa và nuôi dưỡng ước mơ sau này để chúng tôi có thể làm chủ cuộc đời mình,
làm chủ dự định và công việc của mình.
+ Không có thành công nào rải đầy trên những cánh hoa hồng, bản thân phải lăn vào học
hỏi và làm việc rồi rút kinh nghiệm từ những sai lầm mới có thể trưởng thành trong nhận
thức và không dễ dàng bỏ cu


1Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết

Chăn nuôi heo là một nghề truyền thống có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Đến nay nuôi heo thịt
hướng nạc đã và đang phát triển mạnh mẽ theo hình thức trang trại ở nhiều địa phương, đã
đem lại nguồn thu đang kể cho người chăn nuôi và trở thành một ngành chăn nuôi chính
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay. Để cung cấp heo giống cho nhu cầu
chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn heo nái sinh sản là việc
làm cần thiết.
Bên cạnh đó, chăn nuôi heo vẫn còn những trở ngại rất lớn do dịch bệnh xảy ra nhiều,
trong đó phải nói đến bệnh đường sinh sản xuất hiện nhiều nhất là heo nái ngoại được nuôi
theo quy mô công nghiệp do khả năng thích nghi của chúng với điều kiện khí hậu của nước
ta còn kém, trong quá trình sinh đẻ heo nái dễ bị các vi khuẩn như: Streptococcus,
Staphylococcus, E.coli...xâm nhập và gây một số bệnh nhiễm trùng sau đẻ như viêm âm đạo,
viêm âm môn... đặc biệt là bệnh viêm tử cung, gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản
của heo. Nếu không điều trị kịp thời, viêm tử cung có thể dẫn tới các bệnh kế phát như:
Viêm vú, mất sữa, rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc dẫn đến nhiễm trùng
huyết và chết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài ‘‘Khảo


sát tình hình mắc bệnh
viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại trại lợn Phú Hưng, Thôn Mỹ Đức ,
Xã Ân Mỹ , Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định và hiệu quả của phác đồ điều
trị”.


1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng mắc bệnh viêm tử cung ở lợn trong thời gian nghiên cứu tại trại phú
hưng. Đồng thời theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm tử cung trên lợn nái.
- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị và thời gian động dục trở lại..

2.Tổng quan tài liệu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

2.3. Cấu tạo cơ quan sinh sản và một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
2.3.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái
Bộ phận sinh dục của lợn cái được chia thành bộ phận sinh dục bên trong (Buồng
trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) và bộ phận sinh dục bên ngoài (Âm môn, âm vật, tiền
đình).
*Buồng trứng
Buồng trứng của lợn gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng được treo bởi các
mạch quản nuôi dưỡng. Và còn bị giữ chặt lại ở hai đầu trước sừng tử cung nhờ một dây
thừng gồm nhiều sợi cơ trơn gọi là dây chằng buồng trứng hay dây chằng tử cung – buồng
trứng. Hình dạng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình
ovan dẹt, không có lõm rụng trứng (Nguyễn Bá Tiến, 2010).
Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là tạo giao tử cái và tiết các hormone: Oestrogen,
Progesterone, Oxytoxin, Relaxin và Inhibin. Các hormone này tham gia vào điều khiển chu kỳ
sinh sản của lợn cái. Oestrogen cần thiết cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của

tuyến vú. Progesterone do thể vàng tiết ra duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của
tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo sữa của tuyến
vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu bởi phần sau của tuyến yên nhưng cũng được tiết bởi thể vàng
của buồng trứng khi lợn gần sinh, làm nó co thắt cơ tử cung trong lúc sinh đẻ và cũng làm co
thắt cơ trơn tuyến vú để tiết sữa. Relaxin do thể vàng tiết ra để gây giãn nở xương chậu, làm
giãn và mềm cổ tử cung do đó làm mở cơ quan sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức
chế sự phân tiết kích tố noãn (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển nang noãn theo
chu kỳ (Trần Thị Dân, 2004).
Buồng trứng được bao bọc bởi một màng liên kết sợi chắc như màng bọc dịch hoàn.Bên
trong có hai phần, phần vỏ ở ngoài, phần tủy ở trong.
Lớp vỏ chứa các noãn nang, thể vàng, thể trắng (Thể vàng thoái hóa).Phần tủy của
buồng trứng nằm ở giữa, gồm có mạch máu, dây thần kinh, mạch bạch huyết và mô liên kết.


Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng.Trên
buồng trứng có từ 70000 – 100000 noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngoài cùng là các
noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là các noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng,
khi noãn chín sẽ nổi lên trên bề mặt buồng trứng (Khuất Văn Dũng, 2005).
* Ống dẫn trứng (Oviductus)
Ống dẫn trứng hay còn gọi là vòi Fallop, nằm ở màng treo buồng trứng. Một đầu của
ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có hình loa kèn, trên loa kèn hình
thành một cái tán rộng và lô nhô không đều. Đầu còn lại của ống dẫn trứng thông với mút sừng
tử cung, là một cái ống nhỏ ngoằn nghèo. Cấu tạo ống dẫn trứng chia thành 3 lớp: Lớp ngoài là
lớp sợi liên kết, lớp giữa là lớp cơ, lớp trong là lớp niêm mạc.
Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Tua diềm có hình giống như tua,
diềm; phễu có hình phễu, miệng phễu nằm gần buồng trứng; phồng ống dẫn trứng là đoạn ống
dãn rộng xa tâm; eo là đoạn ống hẹp gần tâm, nối ống dẫn trứng với xoang tử cung.
Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi thụ tinh trong
ống dẫn trứng (1/3 phía trên ống dẫn trứng), tiết các chất để nuôi dưỡng noãn, duy trì sự sống
và gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước

khi phôi đi vào tử cung (Dominek M, 1999).
* Tử cung (Uterus)
Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo trong xoang
chậu, 2 sừng tử cung ở phần trước xoang chậu.Tử cung được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo
vào cổ tử cung và được giữ bởi các dây chằng.
Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với một thân và cổ tử cung:
Sừng tử cung dài 50 – 100 cm, thông với ống dẫn trứng.
Thân tử cung dài 3 – 5 cm.
Cổ tử cung dài 10 – 18 cm, có thành dày, hình trụ, có các cột thịt xếp theo hình răng
lược, thông với âm đạo.
Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: Lớp tương mạc, lớp cơ trơn, lớp nội mạc.
* Âm đạo (Vagina)
Âm đạo nối sau tử cung, trước âm hộ, đầu trước giáp cổ tử cung, đầu sau thông ra
tiền đình, giữa âm đạo và tiền đình có nếp gấp niêm mạc gọi là màng trinh. Là một ống tròn
chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài khi sinh đẻ
và là ống thải các chất dịch từ tử cung. Âm đạo lợn dài từ 10 đến 12cm [10].
Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp liên kết ở ngoài.
- Lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên kết với các
lớp cơ ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc âm đạo.
* Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalis)
Là giới hạn giữa âm đạo và âm hộ. Tiền đình bao gồm:


-

-

Màng trinh: Là một nếp gấp gồm 2 lá, phía trước thông với âm đạo, phía sau thông với

âm hộ. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do 2 lá niêm mạc gấp lại thành một
nếp.
Lỗ niệu đạo: Ở sau và dưới màng trinh.
Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống thể hổng ở bao dương
vật của con đực.
*Âm vật (Clitoris)

Âm vật có cấu tạo như dương vật thu nhỏ và là tạng cương của đường sinh dục cái, được
dính vào phần trên khớp bán động ngồi, bị bao xung quanh bởi cơ ngồi hổng.
Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh cảm giác, lớp thể
hổng và tổ chức liên kết bao bọc gọi là niêm mạc âm vật.
* Âm hộ (Vulva)
Âm hộ hay còn gọi là âm môn, nằm dưới hậu môn và ngăn cách nó bởi vùng hồi âm.
Bên ngoài có hai môi đính với nhau ở mép trên và mép dưới.Môi âm hộ có sắc tố đen, tuyến
mồ hôi, tuyến bã tiết ra chất nhờn trong và hơi dính.
2.3.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
2.2.2.1. Sự thành thục về tính của heo nái
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục đã phát
triển cơ bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết, con vật xuất hiện các phản xạ
về sinh dục, khi đó trên buồng trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai
làm tổ, biểu hiện của con vật là lông mượt, tai thính, thường xuyên chạy nhảy và nô đùa với
con khác (Khuất Văn Dũng, 2005).
Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt và các điều
kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc nuôi dưỡng.
- Giống: Các giống heo khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Những
giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những giống có thể vóc lớn. Tuổi
thành thục về tính của heo cái ngoại và heo cái lai muộn hơn heo cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng
Cái, Mường Khương…). Các giống heo nội này thường có tuổi thành thục vào 3 – 3,5 tháng
tuổi. Heo ngoại là 6 – 7 tháng tuổi, heo lai F1 (ngoại x nội) thường động dục lần đầu ở 6 tháng
tuổi (Phạm Hữu Danh, 1985).

- Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý: Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục
về tính của heo nái.Cùng một giống nhưng nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia
súc phát triển tốt thì sẽ thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.
- Điều kiện ngoại cảnh: Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính
của gia súc.Những giống heo nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục
về tính sớm hơn những giống heo nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới và hàn đới.


Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của heo cái hậu bị. Nếu ta
để một con đực đã thành thục về tính gần ô chuồng của những con nái hậu bị sẽ thúc đẩy
nhanh sự thành thục về tính của chúng. Nếu cho heo cái hậu bị tiếp xúc với heo đực 2
lần/ngày, với thời gian 15 – 20 phút thì 82% heo cái (ngoài 90kg) động dục lúc 165 ngày
tuổi.
2.2.2.2. Chu kỳ tính
Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của heo được diễn ra liên tục và có
tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bề mặt
buồng trứng gọi là nang Graff.Khi nang Graff vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Do trứng
rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ.
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu mới thành thục về
tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn định. Một chu kỳ tính
của heo cái dao động trong khoảng từ 18 – 22 ngày, trung bình 21 ngày và được chia thành 4
giai đoạn: giai đoạn trước động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn
nghỉ ngơi (Trần Sáng Tạo, 2012).
2.2.2.3. Thời điểm phối giống thích hợp
Để xác định thời điểm phối giống thích hợp cần nắm vững quy luật động dục, rụng
trứng của heo nái, thời điểm tế bào trứng và tinh trùng gặp nhau có khả năng thụ thai để
quyết định thời gian phối giống thích hợp cho heo nái.
Heo nái thường sau động dục 36 – 40 giờ trứng mới rụng và rụng trong 10 – 15 giờ
hoặc hơn, trong ống dẫn trứng có khả năng thụ thai chỉ 8 – 10 giờ. Mỗi lần động dục rụng
trên 20 trứng, nhưng heo đẻ thường trên dưới 10 con.

Thời gian tinh trùng heo sống trong tử cung heo nái khoảng 45 – 48 giờ, thời gian có
khả năng thụ tinh chỉ 20 – 24 giờ. Nhưng thời gian tồn tại của trứng và thụ thai có hiệu quả
rất ngắn (8 – 10 giờ) cho nên phải cho phối giống đúng lúc (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng
Phong, 2000).
Thời điểm phối giống đúng lúc nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực. Ở nái ngoại, nái lai
còn tơ cho phối giống ngay sau khi chịu đực và lặp lại sau lần đầu 12 giờ, nái đã sinh sản khi
chịu đực 12 giờ cho phối lần 1 và sau 12 giờ cho phối lần 2. Ở nái nội thời điểm phối giống
sớm hơn nái ngoại, nái lai 1 ngày là vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 vì thời gian
động dục ngắn hơn.
2.2.2.4. Sinh lý quá trình mang thai
Khái niệm mang thai
Có thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt đầu từ khi trứng được
thụ tinh cho đến khi sinh đẻ xong.


×