Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bồi dưỡng TX - Rất hay, font Unicode

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.2 KB, 12 trang )

Ghi chép tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
Bài 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Môi trường của con người bao gồm tất cả các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời
sống của con người:
 Môi trường con người bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo. Các yếu tố tự nhiên như đất,
nước, sinh vật… Các nhân tố nhân tạo là các yếu tố về chính trị, công nghệ, xã hội, đạo đức, văn hoá, lịch
sử và mĩ học do con người tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của mình.
II. Chúng ta phải nêu lên vấn đề bảo vệ môi trường vì:
1. Tác động hai mặt của môi trường.
2. Tài nguyên thiên nhiên, do bị khai thác quá mức, không tiết kiệm vì mục đích phục vụ nhu cầu của
con người nên ngày càng bị cạn kiệt, nhiều loại sinh vật đã bị tuyệt chủng.
3. Do bùng nổ dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá nên môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, khí
hhậu bị thay đổi, tài nguyên đất, nước, không khí không những bị cạn kiệt mà còn bị ô nhiễm nặng
nề.
III. Giáo dục bảo vệ môi trường là:
1. Giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển ở người học sự hểu biết và quan tâm đên các vấn đề về môi
trường bao gồm kiên thức về môi trường, thái độ, hành vi ứng xử với môi trường, trách nhiệm và
kỹ năng giải quyết các vấn đề về môi trường và khả năng vận động những người khác cùng thực
hiện.
2. Giáo dục bảo vệ môi trường là môt quá trình lâu dài, phải được thực hiện từ tuổi mẫu giáo, tiếp tục
giáo dục ở phổ thông, giáo dục trong cộng đồng suốt cuộc đời mỗi người.
 Bài kiểm tra kỹ năng
Những kiến thức có thể lồng vào nội dung dạy THCS ở bộ môn Toán.
• Giáo dục các em bảo vệ môi trường ở Nghệ An, ở vùng quê. (Diễn Lợi)
• Giáo dục các em bảo vệ môi trường biển Nghệ An.
• Nêu tác hại của ô nhiễm không khí, nước, ăn uống -> bệnh tật -> bảo vệ môi trường.
Tạ Đình Dao – Giáo viên trường THCS Diễn Lợi
1
Ghi chép tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
Bài 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Phân tích nội dung, mục tiêu, xác định môn học của giáo dục các em bảo vệ môi trường:
1. Phân tích mục tiêu:
a. Kiến thức.
- Khái niệm về môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng.
- Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo và phát triển bền vững.
- Mối quan hệ giữa con người, cây cối và môi trường.
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường. (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả)
- Các biện pháp bảo vệ môi trường. (môi trường địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu)
b. Thái độ, tình cảm:
* Có tình cảm yêu quí, tôn trọng thiên nhiên.
* Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hoá.
* Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
* Có ý thức:
+ Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, nguồn nước và không khí.
+ Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an tầon lao động.
+ Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt dộng bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi
trường.
c. Kỹ năng, hành vi:
+ Có kỹ phát hiện vấn đề môi trường và ứng xữ tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh.
+ Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia hành động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường,
xả hội.
2.Nội dung:
Gồm 4 chủ đề cơ bản.
a) Môi trường sống của chúng ta:
- Khái niệm môi trường.
- Môi trường tự nhiên.
- Môi trường nhân tạo.

- Tài nguyên thiên nhiên.
b) Quan hệ giữa con người và môi trường:
- Con người là một thành phần của môi trường.
- Vai trò của con người đối với môi trường.
- Tác động của con người đối với môi trường.
- Dân số với môi trường. Công ngiệp, đô thị hoá và môi trường.
c) Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường:
- Ô nhiễm môi trường: Nước, khí, tiếng ồn, biển.
- Chất thải.
- Suy thoái rừng.
- Suy thoái đất.
Tạ Đình Dao – Giáo viên trường THCS Diễn Lợi
2
Ghi chép tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
- Suy giảm đa dạng sinh học.
d) Các biện pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững:
- Những qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
3. Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn học, và bài học.
a) Mục tiêu môn học:
- Nghiên cứa mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứa mục tiêu của môn học.
- Suy nghĩ mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Về kiến thức.
+ Về tình cảm thái độ.
+ Về kỹ năng, hành vi bảo vệ môi trường.
+ Bạn ghi vào sổ, trao đổi với các bạn cùng môn.
+ Bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện mục tiêu.
b) Mục tiêu qua bài:

+ Rà soát sách giáo khoa, chọn bài.
+ Nghiên cứu nội dung hướng dẫn trong sách giáo viên về bài mà bạn đã chọn.
+ Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trên cơ sở trả lời các câu hỏi.
+ Bạn có thể tự làm hoặc cả nhóm cùng làm.
II. Bốn phương pháp vận dụng trong giáo dục bảo vệ môi trường:
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp học tập thực nghiệm.
- Phương pháp học tập ngoài thiên nhiên.
- Phương pháp thực hành.
Tạ Đình Dao – Giáo viên trường THCS Diễn Lợi
3
Ghi chép tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
Bài 4: NÓNG LÊN TOÀN CẦU
I. Nguyên nhân, tác hại của hiện tượng nóng lên toàn cầu:
1. - Ngành nhiệt điện phát triển .
- Di canh di cư.
- Chặt phá, đốt rừng để phục vụ đời sống sinh hoạt.
- Tăng dân số.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
- Tăng các hoạt động giao thông vận tải.
- Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
- Thủng tầng ôzôn.
- Thiếu sự hiểu biết, ý thực trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
2. Tác hại:
- Nhiệt độ trái đất tăng sẽ dẫn đến nguy cơ làm tan lớp băng bao phủ ở cực.
- Nước nở ra làm mức nước biển tăng và dâng lên cao.
- Nhiều vùng đất liền sẽ bị ngập dưới nước biển, đe doạ cuộc sống của hàng triệu người trên thế
giới.
- Khí hậu sẽ nóng lên, một số nơi sẽ lủ lụt, một số nơi sẽ hạn hán.
- Cây cối, thực vật sẽ ảnh hưởng đến mùa màng.

- Xuất hiện như Elnino và Lanina.
II. Một số biện pháp hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu:
- Ưu tiên phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lí chất thải.
- Kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cơ sở phế thải các chất gây ô nhiểm không khí.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng.
- Thực hiện công trình phục hồi và phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Phát triển trồng
cây xanh.
- Thực hiện các công trình của quốc gia.
- Loại trừ các nguồn phế thải trong nhà.
III.Bài tập phát triển tài năng:
1) Nguyên nhân gây phát sinh khí nhà kính và gây hiện tượng khí hậu ở địa phương.
- Thải nhiều khí CO
2
do các nhà máy khu vực công nghiệp.
- Thải nhiều khí như thuốc trừ sâu, phân bón lúa…
2) Những biện pháp và dự kiến.
- Chưa khắc phục các nhà máy.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh trường.
- Bảo vệ môi trường trong nhà trường.
- Kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
- Dự kiến lên kế hoạch ảo vệ môi trường.
-
Tạ Đình Dao – Giáo viên trường THCS Diễn Lợi
4
Ghi chép tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
Bài 5: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG.
I. Vai trò của rừng đối với môi trường và đời sống con người:
1. Vai trò.
- Là tài nguyên động thực vật.
- Có tác động mạnh đến môi trường, khí hậu và đất đai, điều hoà khí hậu, làm sạch không khí.

- Có tác dụng tốt đến sức khoẻ con người.
- Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn.
- Cung cấp chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.
- Là nơi cư trú, cung cấp dinh dưỡng cho động thực vật.
- Là vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng.
2. Nguyên nhân chính làm cho diện tích và chất lượng rừng ngày càng giảm.
- Chuyển diện đất rừng sang đất nông nghiệp.
- Nhu cầu lấy củi làm chất đốt.
- Chăn thả gia súc.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng.
- Phá rừng để trồng cây nông nghiệp và cây đặc sản.
- Do cháy rừng, phá rừng.
- Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hoá học trong chiến tranh.
- Do chính sách quản lí rừng, chính sách đất đai, di cư, định cư, dự án xây dựng khu dân cư, công
trình thuỷ điện, khu công nghiệp.
3. Hậu quả.
- Làm mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, nguồn nước, lũ lụt…
- Anh hưởng về mặt kinh tế, làm hạn chế gỗ, nguyên liệu.
- Anh hưởng đến mặt văn hoá, xã hội của sự phá rừng…
II. Biện pháp bảo vệ rừng:
1. Trên nguyên lí chung của sự phát trểin bền vững, tính bền vững của rừng được đánh giá dựa trên
sự ổn định về diện tích, về khả năng cung cấp gỗ và chất lượng gỗ, về chức năng bảo tồn đa dạng
sinh học, về mặt sinh thái, tính bền vững của kinh tế, xã hôi và đảm bảo việc làm cho con người.
2. Khai thác sản phẩm rừng tiết kiệm, hợp lí, đúng pháp luật sẽ đảm bảo cho việc sử dụng hợp lí
nguồn tài nguyên quí giá này. Khai thác hợp lí tài nguyên rừng được hiểu là qui trình khái thác
luôn nằm trong giới hạn cho phép của khả năng tái sinh rừng. Bảo đảm cho sự khai thác ổn định
lâu dài, đồng thời vẫn duy trì được các tính năng của rừng về cung cấp tài nguyên, phòng hộ môi
trường, đảm bảo sinh thái cảnh quan cũng như tính đa dạng sinh học vốn có của rừng.
3. Quản lí tốt hơn các nguồn tài nguyên rừng hiện còn và trồng rừng mới. Nâng ca hiệu suất sử dụng
của đất, phát triển khí sinh học và sử dụng năng lượng mặt trời. Thâm canh cây công nghiệp và tạo

việc làm mới để phát triển nông thôn, giảm sức ép của sản xuất nông nghiệp đối với các đất rừng
còn lại. Việc bảo vệ rừng phải đi đôi giữa bảo tồn, phục hồi với trồng rừng và quản lý buôn bán gỗ
nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng.
4. Thành lập các khu vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ rừng và các loài động
vật, thực vật.
5. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Tạ Đình Dao – Giáo viên trường THCS Diễn Lợi
5

×