Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KIỀU THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LỮ HÀNH DU LỊCH
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KIỀU THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LỮ HÀNH DU LỊCH
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN VIỆT KHÔI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
HƢỚNG DẪN


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
trích dẫn trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận
văn chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016
Tác giả Luận văn

Kiều Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn tôi thực hiện Luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới quý Thầy, Cô giảng dạy chƣơng trình cao học. Các Thầy, Cô đã truyền dạy
những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm, nó đã giúp Tôi rất nhiều trong
quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LỮ HÀNH DU LỊCH TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. ........................................................ 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................6
1.1.1.Các nghiên cứu liên quan đến vai trò của du lịch........................................6
1.1.2.Các nghiên cứu liên quan đến thực tiễn, tiềm năng và chính sách phát triển
du lịch ..........................................................................................................................8
1.2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ lữ hành du lịch
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................................9
1.2.1. Khái niệm chung về du lịch ........................................................................9
1.2.2. Khái niệm chung về dịch vụ lữ hành du lịch ............................................12
1.2.3. Vai trò của dịch vụ lữ hành du lịch thế giới .............................................18
1.2.4. Phát triển Dịch vụ lữ hành Du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế ................................................................................................................................21
1.2.5. Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Trung Quốc và
Thái Lan ....................................................................................................................31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG KHỔ PHÂN
TÍCH ............................................................................................................ 44
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................44
2.1.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ..............................................................44
2.1.2. Phƣơng pháp thống kê ..............................................................................45
2.1.3. Phƣơng pháp so sánh ................................................................................48


2.1.4. Phƣơng pháp case – study ........................................................................49
2.1.5. Phƣơng pháp phân tích SWOT .................................................................49
2.2. Khung khổ phân tích....................................................................................50
2.2.1. Lƣợng khách du lịch quốc tế, doanh thu, quy mô và nội dung cụ thể về
phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế .......................................................................................................................50

2.2.2. Tiềm năng phát triển dịch vụ lữ hành du lịch ...........................................51
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LỮ HÀNH DU LỊCH
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. ............. 53
3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành du lịch Việt Nam.............................53
3.1.1. Tiềm năng du lịch Việt Nam ....................................................................53
3.1.2. Một số thành tựu phát triển của ngành Du lịch Việt Nam .......................56
3.1.3. Các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành du lịch ........56
3.2. Phân tích hoạt động phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................61
3.2.1. Hoạt động của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ...............61
3.2.2. Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam ...............................................70
3.3. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Việt Nam .......708
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LỮ
HÀNH DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ. .................................................................................................... 80
4.1. Một số mục tiêu của ngành Du lịch đến năm 2020 .....................................80
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch ............80
4.2.1 Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ lữ
hành du lịch phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế ...........................................81
4.2.2. Chính sách đầu tƣ, phát triển sản phẩm du lịch đặc trƣng và có sức cạnh
tranh cao trong khu vực và quốc tế ...........................................................................86


4.2.3. Chính sách quảng bá xúc tiến Việt Nam tại các thị trƣờng du lịch trọng
điểm ...........................................................................................................................92
4.2.4. Chính sách đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hƣớng chuyên
nghiệp ........................................................................................................................97
4.2.5. Chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch ...........................................................................99
4.2.6. Chính sách bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch bền vững .................99

4.2.7. Chính sách hợp tác và chủđộng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch
toàn cầu ...................................................................................................................100
KẾT LUẬN ................................................................................................ 102
5.1. Các kết quả nghiên cứu chính....................................................................102
5.2. Những nội dung cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu..........................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 104
Xác nhận đồng ý của Giáo viên hƣớng dẫn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

1.

APEC

2.

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

3.

ASEM

Diễn đàn Hợp tác Á–Âu


4.

ATF

Diễn đàn du lịch ASEAN

5.

CNTA

6.

GDP

7.

HMCs

8.

Nguyên nghĩa
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng

Tổng cục Du lịch Trung Quốc
Tổng sản phẩm quốc nội
Công ty quản lý khách sạn

HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế


9.

ISO

10.

MICE

11.

MOTS

Bộ Du lịch và Thể thao

12.

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

13.

PATA

Hiệp hội Lữ hành Châu Á – Thái Bình Dƣơng

14.

TAT


Tổng cục Du lịch Thái Lan

15.

TCH

Toàn cầu hóa

16.

TNCs

Các công ty xuyên quốc gia

17.

TSA

Tài khoản vệ tinh du lịch

18.

UNWTO

Tổ chức Du lịch Thế giới

19.

UNSTAT


Uỷ ban Thống kê của Liên Hợp Quốc

20.

WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới World

21.

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

22.

WTTC

Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới

23.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ với du lịch
khen thƣởng

i



DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung

TT

Hình

1.

1.1

Phân loại cácđối tƣợng khách du lịch

10

2.

1.2

Phân loại các hình thức du lịch

14

3.

1.3

4.


1.4

5.

2.1

Mô hình IO và Mô hình CGE

47

6.

2.2

Mô hình TSA-Mô hình IO-Mô hình TPF

48

7.

3.1

8.

3.2

9.

3.3


Một số khẩu hiệu “đặc trƣng Trung Quốc” trong các
chiến dịch quảng bá du lịch
Một số khẩu hiệu và biểu tƣợng của chiến dịch
Amazing Thailand

Lƣợng khách du lịch quốc tếđến Việt Nam giaiđoạn
2000 - 2014
Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo
tháng năm 2015
Logo và khẩu hiệu quảng bá du lịch Việt Nam giai
đoạn 2012 - 2020

ii

Trang

34

38

62

63

93


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT


Bảng

Nội dung

1.

1.1

2.

1.2

3.

1.3

4.

1.4

5.

1.5

6.

3.1

7.


3.2

8.

3.3

Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch giaiđoạn 2000-2015

64

9.

3.4

Tổng số cơ sở lƣu trú tính từ 3 – 5 sao

66

Lƣợng khách du lịch quốc tế và thu nhập trực tiếp từ
du lịch giaiđoạn 2000 – 2015
Trình độ văn hóa của ngƣời chủ giađình và tỷ lệđi du
lịch
Dự báo lƣợng khách du lịch quốc tếđến năm 2020
Khách quốc tếđến và thu nhập từ du lịch quốc tế của
Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2015
Khách quốc tếđến và thu nhập du lịch quốc tế của
Thái Lan giaiđoạn 2000 – 2015
Cam kết dịch vụ với WTO
Thu nhập của ngành Du lịch Việt Nam giaiđoạn

2000-2015

iii

Trang
20

23
31
35

43
59
63


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm
tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và tiềm
năng nhất trên thế giới. Nhiều nƣớc đang phát triển đã khai thác các lợi thế quốc gia
về tài nguyên phong phú, bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo để phát triển du
lịch, coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, du lịch trở
thành công cụ hữu hiệu nhằm xoá đói, giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế.Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đánh giá Đông Á - Thái Bình Dƣơng là một khu vực
phát triển năng động và thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã tích cực tham gia vào
nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế lớn. Vị trí địa lý, với nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển du lịch, Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến với những giá trị đặc sắc,
hấp dẫn du lịch cho từng vùng miền, từng tiểu khu vực, huy động sự tham gia của

nhiều thành phần kinh tế.
Nhƣ vậy du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội thúc
đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện kết cấu hạ
tầng, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho ngƣời dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng
của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta đã nêu rõ
quan điểm về phát triển du lịch là huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng của
cả nƣớc và từng địa phƣơng, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển du lịch để đảm bảo du
lịch là ngành kinh tế mũi nhọn: “Đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ,
hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và trên thế
giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát
triển”

1


Bên cạnh những yếu tố cảnh quan, hoạt động đối ngoại rộng mở, văn hóa thu
hút du khách quốc tế đến Việt Nam, điều quan trọng mà du khách cảm nhận đƣợc
và quyết định lựa chọn Việt Nam để thực hiện hành trình du lịch của mình chính là
lòng mến khách, tình cảm chân thành, thân thiện của ngƣời dân và sự yên bình của
một đất nƣớc giữa thế giới đầy những biến động hiện nay. Ðó là lợi thế cạnh tranh
mà không phải du lịch nƣớc nào cũng dễ dàng có đƣợc, và đây cũng là cách tạo
hình ảnh ấn tƣợng, hấp dẫn cho sản phẩm và cho quảng bá sản phẩm du lịch. Mang
tới cho du khách một sản phẩm du lịch đẹp cả về lƣợng và chất.
Là một bộ phận cấu thành trong ngành du lịch, lữ hành đóng vai trò rất quan
trọng bởi: Lữ hành là cầu nối trung gian giữa khách du lịch với các tuyến, điểm du
lịch và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch; Lữ hành đồng thời cũng là đầu
mối quảng bá, tiếp thị một cách tổng hợp các sản phẩm du lịch đến khách du lịch,
đến cộng đồng dân cƣ có hiệu quả nhất bởi sản phẩm của lữ hành là tổng hợp, kết

hợp các dịch vụ, các điểm du lịch; Lữ hành là ngƣời xây dựng sản phẩm du lịch,
quảng bá, đồng thời là ngƣời tƣ Vấn, tổ chức cho khách du lịch sử dụng và thƣởng
thức sản phẩm đó, do vậy nên lữ hành là ngƣời bám sát nhất nhu cầu của khách du
lịch.
Cho tới nay, ngành du lịch nƣớc ta vẫn chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng
với lợi thế mà chúng ta đang có. Dịch vụ lữ hành du lịch nội địa đơn điệu, giá các
chƣơng trình du lịch đắt đỏ, chất lƣợng dịch vụ thấp v.v... Dịch vụ lữ hành nội địa
nghèo nàn, giá các chƣơng trình du lịch đắt đỏ, chất lƣợng dịch vụ thấp v.v... Dịch
vụ lữ hành quốc tế nghèo nàn, đặc biệt là cách thức để thu hút khách du lịch quốc tế
đến yếu, sức cạnh tranh không cao, kết quả kinh doanh chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng sẵn có. Một trong những nguyên nhân quan trọng cản bƣớc phát triển của
ngành du lịch là Việt Nam chƣa kịp điều chỉnh chính sách cho phù hợp với các cam
kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chƣa tổ chức nghiên cứu và triển khai
áp dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển du lịch.
Trƣớc những diễn biến khó lƣờng của cuộc khủng khoảng kinh tế; tình trạng bất ổn
về an ninh, chính trị ở nhiều nơi trên thế giới; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu;

2


nhu cầu phát triển trong nền kinh tế tri thức, cũng nhƣ việc tái cấu trúc nền kinh tế
sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam trong thời gian tới, đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải có những chính
sách phù hợp nhằm thích ứng với tình hình mới.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Mục đích nghiên cứu

Từ vấn đề đặt ra ở trên, mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài “Phát

triển dịch vụ lữ hành du lịch trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
tế” là đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, có tính toán đến các yếu tố tác động mới
trong bối cảnh hiện nay đối với ngành du lịch.
-

Câu hỏi nghiên cứu:

1) Cơ sở lý luận của phát triển dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế là gì?
2) Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Việt Nam hiện nay như
thế nào?
3) Việt Nam cần làm gì để khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển
dịch vụ lữ hành du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?
-

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn thực hiện: Hệ thống hóa các vấn
đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Việt Nam và nghiên
cứu thực tiễn phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Trung Quốc, Thái Lan trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, gợi ý hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ lữ
hành du lịch của Việt Nam thời gian tới.
Lý do chọn Trung Quốc và Thái Lan, bởi cả 2 nƣớc trên đều đã chủ động và
tích cực tham gia vào quá trình HNKTQT, đồng thời đều là thành viên lâu năm của
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và đều đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong
phát triển kinh tế đất nƣớc ở tầm khu vực và trên toàn thế giới. Các nƣớc trên là
những nƣớc láng giềng, cùng nằm trong một khu vực địa lý với Việt Nam, nên nhìn
chung có những nét tƣơng đồng nhất định về điều kiện phát triển kinh tế. Thái Lan

3



là thành viên có vai trò quan trọng và là các nền kinh tế hàng đầu trong ASEAN và
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Trong khi đó, Trung Quốc với vịthế là
nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã trở thành một đối tác quan trọngcủa
ASEAN,đặc biệt là thúc đẩy thƣơng mại tự do trong khu vực. Kinhnghiệm phát
triển kinh tế của các nƣớc này có ý nghĩa rất quan trọng đối vớiViệt Nam. Việc
nghiên cứu cách thức thu hút kháchdu lịch quốc tế đến của các quốc gia này có ý
nghĩa quan trọng để du lịch ViệtNam cạnh tranh thành công trong thị trƣờng khu
vực.
3.Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng của luận văn là: Dịch vụ lữ hànhđối với khách du lịch quốc
tếđếncủa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung vào phân tích thực trạng phát
triển dịch vụ du lịch lữ hànhđối với khách du lịch quốc tếđếncủa Việt Nam. Việc
nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng và hoàn thiện chính sách
phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.
Phạm vi về thời gian: Đƣợc giới hạn trong giai đoạn 2000 – 2015 và những
giải pháp kiến nghị cho chính sách phát triển du lịch tại Việt Nam hƣớng tới 2020.
4. Những đóng góp mới của luận văn:
Tổng quan một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn
phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế.
Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng phát triển du lịch,
trong đó có dịch vụ lữ hànhcủa Việt Nam, từ đó tổng kết những bài học kinh
nghiệm quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển dịch vụ
lữ hành du lịch.
Đề xuất một số gợi ý về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch phù
hợp đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đánh giá
thực trạng phát triển các dịch vụ cấu thành liên quan và tổng hợp một cách toàn

diện nội dung các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam về lĩnh vực

4


dịch vụ lữ hành du lịch, đặc biệt là các bài học kinh nghiệm quốc tế đã đƣợc đúc
rút. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng yêu cầu và tính
cấp thiết trong việc hoàn thiện chính sách phát triển du lịch nói chung, dịch vụ lữ
hành nói riêng, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của ngành Du lịch Việt Nam
trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn đƣợc chia thành 4 phần:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận, thực tiễn về
phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và khung khổ phân tích.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong
bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LỮ HÀNH DU LỊCH TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chính sách phát triển dịch vụ, trong đó có du lịch, trên thế giới có nhiều
công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và của các quốc gia. Nổi bật nhƣ báo
cáo hàng năm đánh giá chính sách dịch vụ (SPR) của Hội nghị Thƣơng mại và Phát

triển Liên hợp quốc (UNCTAD) nhằm hỗ trợ phát triển các lĩnh vực dịch vụ tại các
nƣớc đang phát triển [26]. Đây là đánh giá mang tính hệ thống về kinh tế, về khuôn
khổ các quy định và pháp lý đối với lĩnh vực dịch vụ, nhằm lựa chọn đƣợc các
chính sách tối ƣu để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của quốc gia. Các nƣớc trên
thế giới cũng đều có các báo cáo định kỳ, đánh giá hiện trạng cũng nhƣ đề xuất
chính sách phát triển lĩnh vực dịch vụ của đất nƣớc mình.
1.1.1.Các nghiên cứu liên quan đến vai trò của du lịch
Với vai trò ngày càng tăng của ngành du lịch trong nền kinh tế, việc nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển dịch vụ du lịch, bao gồm cả
dịch vụ lữ hành thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả, tổ chức và các cơ quan
nghiên cứu quốc gia, quốc tế. Những công trình nghiên cứu nổi bật gần đây nhất về
chủ đề này là:
Công trình của Salah Wahab và John J.Pigram (1997) Tourism, Development
and Growth - The Challenge of Sustainability, thông qua việc xác định các xu
hƣớng du lịch mới và các thách thức đối với phát triển bền vững, từ đó đề xuất các
chính sách phát triển du lịch bền vững [15];
Công trình của Andrew Lockwood và Slavoj Medlik (2003) với tên gọi
st

“Tourism and Hospitality in the 21 century”. Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh
hƣởng đến sự phát triển của ngành du lịch trong đó có lĩnh vực lữ hành, tác giả đã
đƣa ra các dự báo và chỉ ra một số xu hƣớng phát triển của ngành trong tƣơng lai, từ
đó cũng đề xuất một số chính sách và giải pháp để phát triển dịch vụ du lịch [8];
Công trình của William F. Theobald với “Global Tourism” (2005) đã giới

6


thiệu các khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực lữ hành và du lịch, đồng thời, trên
cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành chủ yếu, những trở ngại

phát sinh và những cơ hội chính đối với ngành du lịch, tác giảđã chỉ ra một số xu
hƣớng phát triển trong tƣơng lai của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
[19];
Công trình của Charles R. Goeldner và J. R. Brent Ritchie với “Tourism:
Principles, Practices, Philosophies” (2006), trên cơ sở khái niệm về lữ hành du
lịch và phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành của ngành du lịch, đã đƣa ra các dự
báo và viễn cảnh của ngành lữ hành du lịch thế giới trong thiên niên kỷ thứ 3[9];
Công trình của Joachim Willms với “The Future Trends in Tourism – Global
Perspectives” (2007), đã giới thiệu những xu hƣớng phát triển mới của ngành du
lịch trên phạm vi thế giới và theo các khu vực địa lý khác nhau, đồng thời đƣa ra
các con số dự báo về mức độ tăng trƣởng của ngành trong giai đoạn 2005 – 2025, từ
đó sẽ giúp cho các quốc gia hoạch định chính sách phát triển dịch vụ du lịch của đất
nƣớc phù hợp với các xu hƣớng phát triển trên [24].
Bên cạnh đó, một số tổ chức nghiên cứu và các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế
đã có những nghiên cứu về vấn đề trên, điển hình nhƣ UNWTO với “Tourism 2020
Vision”, trên cơ sở phân tích đánh giá các số liệu trong giai đoạn 1995-2005 đã đƣa
ra dự báo phát triển của ngành du lịch thế giới đến năm 2020; Hội đồng Lữ hành và
Du lịch Thế giới (WTTC), trong các báo cáo đánh giá phân tích hàng năm cũng đã
đƣa ra các xu hƣớng phát triển ngắn hạn của ngành du lịch thế giới. Trong những
năm gần đây, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã có những nghiên cứu và các báo
cáo đánh giá hàng năm về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành và du lịch thế
giới (The Travel & Tourism Competitiveness - Annual Report), trong đó đã đánh giá
các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành lữ hành và du lịch toàn cầu. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất chính sách phát triển
đối với hoạt động lữ hành du lịch thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa (viết tắt là
TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế (viết tắt là HNKTQT) là vấn đề phức tạp, nên vẫn
còn có nhiều quan điểm khá khác nhau.

7



1.1.2.Các nghiên cứu liên quan đến thực tiễn, tiềm năng và chính sách
phát triển du lịch
Cho đến nay, việc nghiên cứu một cách tổng thể về cơ sở lý luận, đánh giá
thực tiễn phát triển lĩnh vực dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng, trong đó
có dịch vụ lữ hành du lịch và các chính sách liên quan, đã đƣợc quan tâm nhất định
của giới nghiên cứu và đƣợc thực hiện trên nhiều phƣơng diện khác nhau.
Trong đó, nội dung của Báo cáo “Một số lựa chọn và kiến nghị cho
Chiếnlược tổng thể phát triển khu vực dịch vụở Việt Nam đến năm 2020” (2005), đã
đƣa ra các đề xuất về chính sách và kiến nghị nhằm phát triển lĩnh vực dịch vụ
trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam [1]; Nội dung của Báo cáo “Tăng cường phối
hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nướcđối với các ngành dịchvụ” (2006) đã đề
cập tới cơ cấu tổ chức hiện nay, cũng nhƣ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc chịu trách nhiệm về dịch vụ và thƣơng mại
dịch vụ của Việt Nam; rà soát kỹ lƣỡng các văn kiện pháp lý, hiện đang đƣợc áp
dụng trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với khu vực dịch vụ, và các hoạt động
phối hợp thực tế trong ngành; đồng thời đƣa ra các phƣơng án và đề xuất nhằm
nâng cao công tác điều phối giữa các bộ ngành có liên quan tới việc phát triển và
quản lí ngành dịch vụ, cũng nhƣ thƣơng mại dịch vụ của đất nƣớc [2].
Nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, phải kể đến
“Báo cáo khả năng cạnh tranh và tácđộng của tự do hóa ngành du lịch” (2006) do
Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (viết tắt là UNDP) tài trợ, Vụ
Thƣơng mại và Dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì. Nghiên cứu này tập trung
vào việc phân tích nhân tố ảnh hƣởng và đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành
Du lịch Việt Nam, cũng nhƣ những tác động khác nhau từ quá trình tự do hóa đang
diễn ra trong ngành [26].
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, với tƣ
cách là cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã ban hành “Chương trình hànhđộng của ngành Du lịch”, kèm theo Quyết
định số 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007, nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị


8


lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X về một số chủ trƣơng, chính
sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên
của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), và xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng và địa phƣơng, của các doanh nghiệp du
lịch nhằm tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức, đƣa du lịch nƣớc ta bƣớc vào giai
đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấnđấu đạt và vƣợt các chỉ tiêu
đãđề ra trong Chiến lƣợc Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020 [3].
Ngoài ra còn một số luận án nghiên cứu, phân tích về thúc đẩy phát triển và
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế nhƣ: luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du
lịch Việt Nam” của Nguyễn Anh Tuấn thực hiện năm 2010. luận án tiến sỹ “Khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO)” của Nguyễn Quang Vinh thực hiện
năm 2011.
Các luận án này tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của ngành Du lịch Việt
Nam, hoặc xem xét vấn đề năng lực cạnh tranh, chƣa hệ thống hoá các bài học kinh
nghiệm của nƣớc ngoài, đặc biệt là những nƣớc trong khu vực đã thành công trong
việc hoạch định chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch, từ đó gợi ý cho Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ lữ hành du
lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1.Khái niệm chung về du lịch
Cho đến nay, rất khó để có thể đƣa ra một định nghĩa chính xác về các thuật
ngữ nhƣ du lịch, khách du lịch, bởi lẽ những thuật ngữ này có ý nghĩa khác nhau và
cách tiếp cận của mỗi ngƣời cũng khác nhau. Xem xét cụ thể: theo từ điển
Webster’s New University, du lịch (tourism) đƣợc định nghĩa “là chuyếnđi chơi; là

lĩnh vực kinh doanh các chuyến du lịch và các dịch vụ cho khách du lịch”, và khách
du lịch (tourist) là “ngườiđi chơi với mụcđích thưởng ngoạn” [20].
Phần lớn các cuốn từ điển trên thế giới đều thống nhất về khái niệm lữ hành,

9


theo đó lữ hành “travel” đƣợc hiểu một cách đơn giản là “hoạtđộng di chuyển ra
khỏi nơi cư trú thường xuyên của một người nàođó, với mụcđích kinh doanh hoặc
tham quan nghỉ dưỡng, nhưng không phải là các hoạt độngđi lại hoặc di chuyển từ
nơiởđến nơi làm việc hay học tập và ngược lại” (Gee, Makens, & Choy, 1989) [11,
tr.12].
Các khái niệm liên quan đến lữ hành du lịch còn đƣợc nhiều tổ chức nghiên
cứu thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội học, văn hóa, nhân chủng học và địa lý học
xem xét theo góc độ nghiên cứu ở lĩnh vực của họ.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu, phần lớn chính phủ các nƣớc, các
học giả và nhà nghiên cứu và các cơ quan nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất
sử dụng những khái niệm, định nghĩa và cách phân loại về những nội dung cơ bản
liên quan đến lữ hành du lịch, do UNWTO đƣa ra năm 1991 tại Hội nghị Quốc tế về
Thống kê Lữ hành và Du lịch tại Ottawa, Canada (hình 1.1).

Hình 1.1. Phân loại cácđối tƣợng khách du lịch
(Nguồn: UNWTO,2015)
-

Du lịch (Tourism): là những hoạt động đi lại hoặc di chuyển của các cá

10



nhân ra bên ngoài nơi thường trú của họ và lưu trú lại tại nơi đến trong thời gian
không quá một năm, với mục đích tham quan nghỉ dưỡng, kinh doanh hoặc các mục
đích khác.
-

Khách du lịch (Tourist/overnight visitor): là khách tham quan có lưu trú

lại ít nhất một đêm tại một địa điểm lựa chọn hoặc tại nơi ở riêng của cá nhân tại
nơi đến thăm.
-

Khách tham quan trong ngày (Same day visitor/ Excursionist): là khách

tham quan không lưu trú lại ít nhất một đêm tại một địa điểm lựa chọn hoặc tại nơi
ở riêng của cá nhân tại nơi đến thăm.
-

Khách tham quan (Visitor): là tất cả những người đi lại hoặc di chuyển

từ nơi thường trú của mình đến một nơi khác trong thời gian không quá 12 tháng
và với mục đích chính của chuyến đi không phải là nhằm lao động để có thu nhập ở
nơi đến.
-

Lữ khách (Traveler): là tất cả những người đi lại hoặc di chuyểngiữa hai

hoặc nhiều địa điểm trở lên.
Bên cạnh đó, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (WTTC) cũng đã đƣa ra
các khái niệm về ngành du lịch và ngành lữ hành du lịch đƣợc đa số các tổ chức
nghiên cứu và học giả chấp nhận nhƣ sau:

-

Ngành du lịch (Tourism Industry): gồm các doanh nghiệp cung cấphàng

hoá và dịch vụ cho khách du lịch như:
+ Doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú, ăn uống và các dịch vụ hiếu khách
khác (Hospitality).
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển (Transports).
+ Đại lý lữ hành (Travel agency); Điều hành chƣơng trình du lịch (Tour
operators); Các điểm tham quan, vui chơi giải trí (Attractions).
+ Các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế có cung cấp dịch vụ
cho khách du lịch (tất nhiên là cũng cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các đối
tƣợng khách hàng khác không phải là khách du lịch, nhƣng có tỷ trọng thu nhập từ
khách du lịch lớn hơn).

11


-

Ngành lữ hành du lịch (Travel and Tourism Industry): Gồmcác doanh

nghiệp thuộc ngành du lịch (hoặc có thu nhập từ du lịch), kết hợp với các doanh
nghiệp cung ứng khác trong ngành, nhằm cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cho
khách du lịch tại các điểm đến trong chương trình du lịch [21].
Dựa vào những phân tích trên đây, có thể thấy rằng lữ hành du lịch là một
ngành kinh tế mang tính liên ngành rất chặt chẽ. Khi tiến hành nghiên cứu về hoạt
động lữ hành du lịch cần phải bao gồm nghiên cứu hoạt động của các lĩnh vực liên
quan nhƣ đại lý lữ hành, điều hành chƣơng trình du lịch, dịch vụ hƣớng dẫn du lịch,
dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, điểm tham quan vui chơi giải

trí và một số lĩnh vực khác có vai trò hỗ trợ và cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho hoạt
động du lịch nói chung.
1.2.2. Khái niệm chung về dịch vụ lữ hành du lịch
1.2.2.1. Khái niệm dịch vụ và dịch vụ lữ hành du lịch
-

Khái niệm dịch vụ

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau, song tổng hợp lại, theo tác giả thì:“Dịch
vụ là hoạtđộng có chủđích nhằmđápứng nhu cầu nàođó của con người. Đặcđiểm
của dịch vụ là không tồn tạiở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá,
nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhấtđịnh của xã hội”.
-

Khái niệm dịch vụ lữ hành du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế mà sản phẩm của nó chủ yếu là dịch vụ, không
tồn tại dƣới dạng vật thể, không lƣu kho, lƣu bãi, không thể chuyển quyền sở hữu
khi sử dụng. Lữ hành là một bộ phận quan trọng cấu thành nên ngành du lịch, vì
vậy có thể nói rằng lữ hành cũng là một lĩnh vực dịch vụ.
Thuật ngữ “lữ hành du lịch”, thuật ngữ “dịch vụ lữ hành du lịch” có ý nghĩa
tƣơng tự thuật ngữ “dịch vụ du lịch”. Trong thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới,
hai thuật ngữ này đƣợc sử dụng nhƣ nhau, có thể thay thế cho nhau. Nguyên nhân là
do có quá nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới trong việc đƣa ra định nghĩa về
hoạt động du lịch và các hoạt động liên quan khác.
Tuy nhiên, có một số khái niệm về dịch vụ lữ hành du lịch tiêu biểu đƣợc

12



nêu ra. Theo Đạo Luật về Ngành Lữ hành Du lịch (đƣợc sửa đổi ngày 30/3/2011),
của bang British Columbia, Canada, “Dịch vụ lữ hành (travel services) bao gồm các
dịch vụ vận chuyển, lưu trú dành cho lữ khách, khách du lịch, khách tham quan
hoặc các dịch vụ khác có sự kết hợp với dịch vụ vận chuyển hoặc dịch vụ lưu
trúđó”[24].
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đã đƣa ra khái niệm dịch vụ lữ hành
du lịch (tourism and travel - related services) nhƣ sau: “Dịch vụ lữ hành du lịch bao
gồm các dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các khách sạn và nhà hàng (bao gồm dịch vụ ăn
uống), các đại lý lữ hành và điều hành chƣơng trình du lịch, hƣớng dẫn du lịch và
các dịch vụ liên quan khác” [28].
Tại Việt Nam, trong Ngành Du lịch, bên cạnh một số thuật ngữ đã đƣợc
chuẩn hóa tại Luật Du lịch và các văn bản hƣớng dẫn liên quan, phần lớn thuật ngữ
đang đƣợc các cơ quan nhà nƣớc trong và ngoài ngành từ trung ƣơng đến địa
phƣơng, các doanh nghiệp sử dụng chƣa thống nhất về cách hiểu. Thêm nữa, do ảnh
hƣởng của tính vùng miền, sử dụng thuật ngữ theo cảm tính, thói quen gây khó hiểu
cả về mặt hình thức và nội hàm thuật ngữ.
Trên cơ sở các tài liệu từ nƣớc ngoài, nhiều thuật ngữ đã đƣợc dịch sang
tiếng Việt nhƣng chƣa có sự thống nhất về cách chuyển tải và sử dụngcủa thuật
ngữ. Trong bối cảnh đó, kết hợp với nhu cầu của quá trình hội nhập của nền kinh tế
nói chung và ngành du lịch nói riêng, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng (Bộ Khoa học và Công
nghệ) phối hợp xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia: “Du lịch và các dịch vụ liên
quan - Thuật ngữ và Định nghĩa” (Tourism and other related services- Terminology
and Definition) nhằm thống nhất cách hiểu và cách sử dụng thuật ngữ trong du lịch.
-

Đặc điểm của dịch vụ lữ hành du lịch

Dịch vụ lữ hành du lịch cũng chứa đựng những đặc tính cơ bản của dịch vụ
nói chung, là tính vô hình, tính không thể phân chia, tính có khả năng biến đổi và

tính dễ phân huỷ. Bên cạnh đó, dịch vụ lữ hành du lịch còn có hai đặc tính riêng là
tính không đồng nhất và tính không có quyền sở hữu.

13


1.2.2.2. Khái niệm dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế đến
Trên cơ sở tổng hợp những định nghĩa của Uỷ ban Thống kê của Liên Hợp
Quốc (UNSTAT) [21] và Luật Du lịch Việt Nam (2005) [4] về loại hình du lịch
quốc tế, có thể hiểu: “Du lịch quốc tế là hoạtđộng du lịch vượt ra khỏiphạm vi biên
giới của một quốc gia”; và từ đó khái niệm khách du lịch quốc tế đƣợc hiểu là:
“Khách du lịch màđiểm xuất phát vàđiểmđến du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của
hai quốc gia khác nhau”. Theo cách phân loại của UNWTO [7 tr.28], du lịch quốc
tế đƣợc phân thành 2 loại: Du lịch quốc tế đến (Inbound): Là hoạt động du lịch của
những ngƣời từ nƣớc ngoài đến du lịch tại một quốc gia; và Du lịch quốc tếđi ra
(Outbound): là hoạt động du lịch của những ngƣời trong một quốc gia đi ra khỏi
nƣớc mình để du lịch. Từ đó, hình thành nên ba khái niệm khác liên quan đến loại
hình du lịch: Du lịch nội địa (Domestic): là hoạt động du lịch của công dân một
quốc gia đi du lịch trong quốc gia đó; Du lịch quốc nội (Internal): bao gồm du lịch
nội địa và du lịch quốc tế đến; và Du lịch quốc gia (National): bao gồm du lịch nội
địa và du lịch quốc tế đi ra (hình 1.2).

Hình 1.2. Phân loại các hình thức du lịch
(Nguồn: UNWTO)
Từ phân loại về khách du lịch nhƣ trên, ngƣời ta chia dịch vụ lữ hành du lịch
thành hai loại - dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế và dịch vụ lữ hành đối
14


với khách du lịch nội địa. Trong đó, dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế

lại đƣợc chia thành hai loại: dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến
(inbound) và dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đi ra (outbound). Trong
phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào dịch vụ lữ hành đối với khách du
lịch quốc tế đến (gọi cách khác là dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế inbound), vì vậy
việc nghiên cứu các khái niệm liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu này có ý nghĩa
quan trọng.
Dựa trên cơ sở các khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực lữ hành và du
lịch, và khái niệm dịch vụ lữ hành du lịch đã trình bày ở trên, tác giả đƣa ra một
khái niệm dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế đến nhƣ sau: “Dịch vụ lữ hành du lịch
quốc tếđến là toàn bộ các dịch vụđược cácđiểmđến du lịch cungứng cho khách du
lịch quốc tế inbound, trongđó bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn
uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác, nhằm
thỏa mãn các nhu cầu liên quan trong chuyếnđi củađối tượng khách du lịch này”.
Theo Từ điển New Shorter Oxford của Anh, “điểmđến là nơi người hoặc vật
sẽđi tớiđó, làđiểm cuối dự kiến của hành trình”. Tuy nhiên, khi áp dụng vào lĩnh
vực du lịch, các học giả lại đƣa ra nhiều quan điểm khác nhau. Buhalis (2000) định
nghĩa điểm đến du lịch là “nơi cung cấp hỗn hợp sản phẩm và dịch vụ du lịchđược
tiêu thụ dưới thương hiệu của mộtđiểmđến” và bình luận rằng “điểmđếnđược
xácđịnh là những vùngđịa lý, được du khách hiểu là những thực thểđộcđáo có các
yếu tố cung cấp chính, chẳng hạn như tính hấp dẫn, khả năng tiếp cận, các hoạt
động trọn gói sẵn có và các dịch vụ bổ trợ” [18, tr.638]. Mặc dù còn có nhiều định
nghĩa khác nhau về điểm đến, song định nghĩa đƣợc chấp nhận rộng rãi hiện nay là
của UNWTO. Theo đó, điểm đến du lịch là “một nơi cụ thể nàođó du khách lưu lại
ít nhất mộtđêm và có các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, tính hấp dẫn và
các tài nguyên du lịch với biên giới hành chính và vật chất xácđịnh việc quản lý,
hìnhảnh và cảm nhận của năng lực cạnh tranh thịtrường” [18, tr.638].
Từ các quan điểm trên, tác giả đƣa ra khái niệm điểm đến du lịch đƣợc sử
dụng trong nội dung luận văn này nhƣ sau: “điểmđến du lịch là một quốc gia hoặc

15



×