LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Bùi Xuân Thắng
Lớp cao học: 23QLXD21
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Tên đề tài luận văn:“ Đề xuất đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công
trình Xây dựng tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6”
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả
nghiên cứu tính toán trung thực. Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo
các tài liệu liên quan, nguồn trích dẫn rõ ràng nhằm khẳng định thêm sự tin cậy
và tính cấp thiết của đề tài. Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, nếu vi
phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017
Học viên
Bùi Xuân Thắng
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện với tất cả sự nỗ lực của bản
thân tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình với đề tài “ Đề xuất giải
pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng tại
Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6’’
Trong quá trình thực hiện tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của khoa
Công Trình, khoa Kinh tế cùng các thầy cô giáo, bạn bè và sự giúp đỡ tạo điều
kiện từ gia đình. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy
giáo PGS.TS Đinh Tuấn Hải, PGS.TS Lê Văn Kiều đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ, động viên trong thời gian học và đặc biệt là trong thời gian nghiên cứu và
thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn
chế, luận văn này không tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp và trao đổi quý báu từ các thầy cô giáo, các anh chị em
và bạn bè. Tác giả rất mong muốn những vấn đề còn tồn tại sẽ được tác giả phát
triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn góp phần ứng dụng những kiến thức khoa
học vào phục vụ đời sống sản xuất.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2017
Học viên thực hiện
Bùi Xuân Thắng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................................4
8. Kết quả đạt được ..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG.......5
1.1. Đánh giá việc quản lý an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam .....................5
1.1.1. Tình hình chấp hành các quy định về an toàn lao động ........................................5
1.1.2. Sơ đồ quản lý an toàn lao động xây dựng. ..........................................................10
1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực an toàn lao động trong xây dựng ..
.......................................................................................................................................12
1.1.4. Đánh giá hiệu quả quản lý an toàn xây dựng ở một số công trình cụ thể ....................15
1.2. Các vấn đề về tai nạn lao động hiện nay ................................................................21
1.2.1. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2013 .......................................21
1.2.2. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2014 .......................................22
1.2.3. Đánh giá tai nạn lao động qua các năm gần đây .................................................24
1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động trong xây
dựng ...............................................................................................................................25
1.3.1. Theo tình hình thực tế ở nước ta..........................................................................25
1.3.2. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động ........................................30
Kết luận chương 1 .........................................................................................................39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN
LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG .............................................................................40
iii
2.1. Lý thuyết về các vấn đề an toàn lao động .............................................................. 40
2.1.1. Một số khái niệm về an toàn lao động ................................................................ 40
2.1.2. Khái niệm quản lý an toàn lao động .................................................................... 42
2.1.3 Vấn đề về quản lý an toàn lao động ở nước ta hiện nay ...................................... 43
2.2. Quy định về an toàn lao động................................................................................. 44
2.2.1. Các quy định chung ............................................................................................. 44
2.2.2. Tổ chức các bộ phận phục vụ công tác an toànlao động ..................................... 45
2.3. Những nguyên nhân gây tai nạn lao động ngành xây dựng ................................... 47
2.3.1. Nguyên nhân về thiết kế và thi công công trình.................................................. 47
2.3.2. Nguyên nhân về kỹ thuật ..................................................................................... 48
2.3.3. Nguyên nhân về tổ chức ...................................................................................... 49
2.3.4. Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc ............................................ 49
2.3.5. Nguyên nhân do bản thân người lao động .......................................................... 49
2.4. Quá trình phát triển hệ thống pháp lý an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam
....................................................................................................................................... 50
2.4.1. Hệ thống văn bản về an toàn lao động tại Việt Nam .......................................... 50
2.4.2 Hệ thống văn bản về quản lý an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam ....... 55
2.5. Các giải pháp phòng và chống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn lao động trong
xây dựng ........................................................................................................................ 56
2.5.1. Giải pháp chung .................................................................................................. 56
2.5.2. Các giải pháp cho an toàn lao động trong xây dựng ........................................... 58
2.5.3 Biện pháp, yêu cầu kỹ thuật về an toàn lao động trong xây dựng ....................... 62
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐÔNG TRONG THI CÔNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN 6 ............................................................................................... 72
3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 ......... 72
3.1.1. Các căn cứ pháp lý thành lập công ty.................................................................. 72
3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính: ........................................................................ 72
iv
3.2. Đánh giá cho công tác quản lý ATLĐ tại dự án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T1-2
và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Công ty Cổ phần
Xây Dựng và Phát triển Nông thôn 6 là nhà thầu thi công............................................73
3.2.1 Khái quát những nội dung dự án đầu tư được phê duyệt .....................................73
3.2.2. Những mặt tích cực trong việc thực hiện quản lý ATLĐ tại công trình T1-2 do
công ty thi công .............................................................................................................77
3.2.3. Những mặt hạn chế trong việc thực hiện quản lý ATLĐ tại công trình T1-2 .....78
3.3. Đề xuất giải pháp đảm bảo An toàn Lao động trong thi công Công trình Xây dựng
tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 ............................................81
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý An toàn Lao động trong thi công Công trình Xây
dựng tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6...................................82
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ATLĐ .....................................................88
Kết luận chương 3 .........................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100
v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.2: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2013 ...................... 22
Hình 1.3: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2013 và năm 2014............................ 23
Hình 1.4: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2014 ...................... 24
Hình 1.5: Biểu đồ so sánh tổng số vụ tai nạn lao động trong 5 năm ............................ 24
Hình 1.6: Biểu đồ gia tăng số người chết do tai nạn lao động ngành xây dựng những
năm gần đây................................................................................................................... 25
Hình 1.7. Mất an toàn lao động tại phường Liên Bảo TP Vĩnh Yên ............................ 32
Hình 1.8. Công nhân làm việc trên cao không có biện pháp bảo hộ an toàn l ị chuyên dùng.
-
Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nhất là khi gia công các
loại thép có đường kính lớn hơn 20 mm;
-
Đối với máy uốn, chỉ được dịch chuyển vị trí và chèn cốt thép, đặt lại chốt
và cữ chặt trên máy lúc đĩa máy không quay;
-
Các loại máy gia công cốt thép đều phải thực hiện nối đất hoặc nối không
để đảm bảo an toàn điện;
-
Cốt thép đã được gia công xong cần xếp gọn vào nơi quy định;
-
Có thiết bị đo lực căng hoặc đối trọng trên cáp kéo đề phòng cốt thép bị đứt
do bị căng quá mức;
-
Phải cố định đầu cốt thép vào đầu cáp kéo bằng thiết bị kẹp, đề phòng thép
tuột;
-
Công nhân không được đứng gần cốt thép khi đang kéo căng;
-
Khi chặt thép thủ công, phải sử dụng các dụng cụ thật tốt;
94
-
Trục cuộn các cuộn thép phải đặt cách tang của máy từ 1,5 đến 2m, và đặt
cách mặt nền không lớn hơn 50cm, xung quanh có rào chắn;
(5) Công tác vận chuyển, lắp dựng cốt thép:
-
Khi liên kết thép bằng phương pháp buộc, phải sử dụng móc buộc. Công
nhân phải đeo găng tay trong quá trình làm việc;
-
Khi lắp cốt thép các kết cấu như cột, dầm hoặc tường ở trên cao (trên 1,5m
so với mặt đất hoặc sàn tầng), công nhân phải đứng trên sàn thao tác vững chắc
có lan can an toàn.
-
Không được leo trên khung hoặc lưới thép;
-
Không được chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên hệ cốp pha quá tải
trọng cho phép trong thiết kế;
-
Phải kiểm tra các mối hàn, mối buộc trước khi đưa các khung lưới cốt thép
tới vị trí lắp đặt;
-
Phải sử dụng sàn công tác rộng hơn hoặc bằng 1m khi lắp dựng các kết cấu
độc lập;
-
Phải cắt điện khi dựng, đặt cốt thép gần đường dây điện;
-
Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng ít nhất là 40
cm;
(6) Công tác đổ bê tông
-
Cần kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, giàn giáo, sàn công tác, đường
vận chuyển trước khi đổ bê tông;
-
Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30o trở lên,
phải có dây neo buộc chắc chắn các thiết bị, công nhân phải có dây an toàn;
-
Khi đổ bê tông ở độ cao trên 1,5m, ở trên sàn công tác hoặc chỗ làm việc
phải có lan can, rào chắn;
-
Dùng vòi rung để đổ vữa bê tông phải cố định chắc chắn máy chấn động
với vòi. Cấm đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông;
-
Cần nối đất vỏ đầm rung khi đầm vữa bê tông, dùng dây bọc cách điện,
công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện;
95
-
Không được dùng tay ấn lên đầm bàn khi đầm đang hoạt động;
-
Công nhân điều khiển đầm rung phải sử dụng găng tay có lớp đệm dày ở
lòng bàn tay;
-
Lối qua lại phía dưới khu vực đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm;
-
Cấm những người không có nhiệm vụ đứng gần khu vực đổ bê tông
96
Kết luận chương 3
Trong chương này, tác giả đã đánh giá được hiện trạng quản lý ATLĐ trong thi
công Công trình Xây Dựng tại Công ty CPXD & PTNT6, kiểm soát tình hình an
toàn lao động qua 7 tiêu chí, qua đó tìm ra những điểm còn hạn chế trong công
tác quản lý của công trình để xây dựng giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý an toàn lao động cho công trình này.
Thông qua giải pháp tổng thể, tác giả đã chỉ ra được sơ đồ cần thực hiện và vai
trò, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong công tác quản lý ATLĐ trên công
trường.
Đưa ra được các công tác ATLĐ trên từng hạng mục nhằm giúp cho người quản
lý nắm vững được trên hạng mục công việc này cần chú ý những gì để giảm
thiểu tai nạn lao động tại công trường xây dựng.
97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những nội dung đã đạt được
•
Về cơ sở khoa học:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý lao động
và công tác quản lý ATLĐ trong xây dựng. Tổng hợp, đánh giá các đặc điểm nổi
bật của các văn bản pháp lý ở nước ta qua các thời kỳ, từ đó đánh giá được
những mặt đã đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục. Thông qua các
phân tích đánh giá, có thể thấy được những mặt còn hạn chế, tồn tại của hệ
thống văn bản pháp lý về quản lý lao động nói chung cũng như quản lý lao động
trong xây dựng nói riêng: thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chồng chéo trong quản
lý, chồng chéo giữa các lính vực áp dụng,...
Đề xuất, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý ATLĐ trong xây dựng như: hoàn thiện các văn bản pháp lý, phân
giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng
và các cơ quan quản lý ATLĐ. Đề xuất giải pháp kiểm tra, đánh giá hiện trạng
công tác quản lý ATLĐ tại công trình xây dựng. Qua đó, tìm ra điểm hạn chế để
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ATLĐ trên các công
trường xây dựng tại Việt Nam. Đây là những cơ sở quan trọng để các cơ quan
quản lý có thể sử dụng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác quản
lý ATLĐ trong xây dựng ở nước ta hiện nay.
•
Về cơ sở thực tiễn:
Luận văn đã đánh giá được hiện trạng công tác quản lý ATLĐ trong thi công
Công trình Xây Dựng tại Công ty CPXD & PTNT6. Phân tích những mặt còn
hạn chế, tồn tại, từ đó tìm ra được những nguyên nhân khách quan và chủ quan
cần khắc phục.
Trên cơ sở lý luận thực tiễn, luận văn đã đề xuất xây dựng, bổ sung một số nội
dung vào hệ thống các văn bản pháp lý. Luận văn đã thực hành đánh giá hiện
trạng công tác quản lý ATLĐ trong thi công công trình Xây dựng tại Công ty
CPXD & PTNT6 thông qua biện pháp 7 tiêu chí, qua đó đã chỉ ra được những
98
điểm còn hạn chế của công tác quản lý tại công trình này. Từ đó, đưa ra được
giải pháp tổng thể, chỉ ra được sơ đồ cần thực hiện và vai trò, nhiệm vụ của các
bộ phận liên quan trong công tác quản lý ATLĐ trên công trường.
2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại
Mặc dù luận văn đã tiến hành nghiên cứu và có được cơ sở lý luận cũng như cơ
sở thực tiễn quan trọng, song luận văn vẫn chưa có giải pháp cụ thể cho việc đề
ra định lượng rõ ràng trong công tác đánh giá hiện trạng quản lý ATLĐ
3. Giải pháp khắc phục và hướng nghiên cứu tiếp theo
Để thực sự nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý ATLĐ trên công trường
xây dựng, cần phải đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện các văn bản pháp lý, tránh
tình trạng chồng chéo, không đồng bộ như hiện nay. Ngoài ra, cần có thời gian
đi sâu nghiên cứu để hoàn thiện phương pháp đánh giá hiện trạng quản lý ATLĐ
qua 7 tiêu chí, và có thể đưa hoàn thiện hơn công tác về ATLĐ vào chính công
việc trong tiến độ thi công, đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2015), Luật 84/2015 QH13 về An toàn, vệ sinh lao động;
2. Bộ luật lao động năm 1994 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
3. Bộ Lao Động TBXH Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH Quy định về công
tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4. Bộ Xây Dựng Thông tư số 22/2010/TT-BXD về quy định về an toàn lao động
trong thi công xây dựng công trình.
5. Chính Phủ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Chính phủ Nghị định số: 44/2016/NĐ – CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về
huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động
7. Bộ Lao Động TBXH Thông báo số 303/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động
Thương Binh và Xã Hội ngày 10 tháng 02 năm 2012 về tình hình tai nạn lao
động năm 2011;
8. Bộ Lao Động TBXH Thông báo số 543/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động
Thương Binh và Xã Hội ngày 25 tháng 02 năm 2013 về tình hình tai nạn lao
động năm 2012;
9. Bộ Lao Động TBXH Thông báo số 380/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động
Thương Binh và Xã Hội ngày 19 tháng 02 năm 2014 về tình hình tai nạn lao
động năm 2013;
10.Bộ Lao Động TBXH Thông báo số 653/TB-LĐTBXH của Bộ Lao Động
Thương Binh và Xã Hội ngày 27 tháng 02 năm 2015 về tình hình tai nạn lao
động năm 2014;
11.Bộ Lao Động TBXH Thông báo số 464/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động
Thương Binh và Xã Hội ngày 22 tháng 02 năm 2011 về tình hình tai nạn lao
động năm 2010;
12. Nguyễn Bá Dũng (1995), Phòng chống tai nạn ngã cao trong thi công xây
lắp, nhà xuất bản lao động, Hà Nội;
100
13. Nguyễn Bá Dũng (2002), Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây
dựng;
14. Hồ Sĩ Minh (2011), Cẩm nang Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong
xây dựng, nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
15. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (1997), nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
16. TCVN 3153:79, Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động;
17.TCVN: Tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng, nhà xuất bản xây dựng, 2002;
18. Trường Đại học Thủy Lợi (2012), Giáo trình an toàn xây dựng, nhà xuất bản
xây dựng;
19.Trường Đại học Thủy Lợi, Giáo trình và bài giảng các môn học ngành quản
lý xây dựng.
20. />7&n=6657
21. />22. />7&n=6657
101