Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Nội Dung Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.53 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám thành công đã xóa bỏ chính quyền nhà
nước thực dân phong kiến, lập ra nhà nước độc lập, dân chủ thực sự
của nhân dân – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thế nhưng giành
được chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền còn khó hơn, chính
quyền nước ta vừa mới thành lập đứng trước bao khó khăn, thách
thức nhất là sự đe dọa trở lại xâm lược của đồng minh và sự chống
phá của bọn phản cách mạng. Để giữ vững chính quyền, một trong
những vấn đề cấp thiết là phải hủy bỏ hoàn toàn, phá hủy đến tận
gốc rể nền tư pháp cũ và bộ máy của nó, khẩn trương xây dựng bộ
máy nhà nước cách mạng, nhằm đè bẹp sức phản kháng của bọn
thực dân phong kiến đã bị lật đổ và bọn phản động trong nước. Tòa
án nhân dân là một trong những bộ phận của bộ máy nhà nước, là
một trong những công cụ đắc lực của chuyên chính vô sản, được giao
nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, vì vậy việc thành lập sớm Toàn án
nhân dân để thực hiện nhiệm vụ này là vấn đề cấp thiết của một Nhà
nước cách mạng non trẻ. Do nhận định đúng đắn này, ngày 13-91945 Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ra
Sắc lệnh thiết lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Tòa án
nhân dân ở nước ta.
Từ đó đến nay, ngành Tòa án nhân dân nước ta đã trải qua
những bước phát triển khác nhau, phù hợp với nhận thức, mức độ
phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối
với từng giai đoạn lịch sử.
Là một công dân Việt Nam, hơn nữa còn là chủ nhân tương lai
của đất nước, không thể không trang bị cho mình những kiến thức về
bộ máy tư pháp nhà nước – hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân Việt
Nam.
1



2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “ Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân theo pháp luật
hiện hành”, nhóm sẽ khái quát một cách chân thực và dễ hiểu nhất
về hệ thống tòa án nước ta, giúp cho người đọc có được những hiểu
biết căn bản về ngành tòa án như: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm
vụ, chế độ xét xử, nguyên tắc hoạt động, v.v...

3. Nội dung chính
Giới thiệu sơ lược về hệ thống Toà án nhân dân Việt Nam
Khái quát về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Toàn án nhân
dân.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của Hệ thống Tòa án
nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương.

2


NỘI DUNG
I.

Giới thiệu sơ lược về hệ thống Toà án nhân
dân Việt Nam:

1. Khái quát về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của
Toàn án nhân dân:
Tòa án nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân
sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết
những việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ

pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền
làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể;
bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công
dân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân
trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn
trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Hiện nay, hệ thống tòa án ở nước ta bao gồm:
1. Tòa án nhân dân tối cao;
3


2. Tòa án nhân dân cấp cao;
3. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
4. Các tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
5. Các Tòa án quân sự (bao gồm Tòa án quân sự trung ương;
các Tòa án quân sự quân khu và tương đương; các Tòa án
quân sự khu vực);
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập
Tòa án đặc biệt.

2. Vị trí xã hội của Tòa án
Là cơ quan trong hệ thống tư pháp, Tòa án có những đặc thù so
với các cơ quan khác trong hệ thống này, đó là:
-

Tòa án, người đại điện của quyền lực tư pháp khác với cơ

quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không giải quyết vấn đề
ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh tế - xã hội
mà có chức năng giải quyết các vấn đề rất cụ thể, từng tình
huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội. Tòa án chủ
yếu đóng vai trò là một bộ má “quyền lực” chứ không sản
sinh ra “công lực” mới, nó thực hiện việc áp dụng pháp luật,
đưa việc thực hiện quyền lực tư pháp vào cuộc sống. Bởi vì
thông qua quyền lực tư pháp mà pháp luật tác động đến
những quan hệ xã hội. Đây là phương tiện chủ yếu trong việc
giải quyết các trường hợp xung đột giữa các quan hệ pháp
luật.

-

Tòa án là một cơ quan độc lập. Khi xét xử tòa án có trách
nhiệm áp dụng đúng đắn pháp luật nhà nước, không bị ràng
buộc bởi bất cứ tác động nào, các cơ quan nhà nước khác
4


không có quyền can thiệp. Nguyên tắc này không có nghĩa là
tòa án biệt lập với các cơ quan khác của nhà nước, vì vậy tòa
án vẫn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác để cùng
cơ quan đó phục vụ tốt các quyền lợi hợp pháp của nhân
dân.
-

Những người làm công tác xét xử phải có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ pháp lý rất cao, đủ khả năng để giải quyết
các vấn đề rất phức tạp như xác định tội phạm và người

phạm tội và áp dụng hình phạt, phán quyết các tranh chấp,
các sự kiện liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tổ chức.

-

Lao động xét xử là lao động sáng tạo trong áp dụng pháp
luật, đòi hỏi tư duy ở trình độ cao của người Thẩm phán. Họ
phải tiếp cận với một hệ thống đồ sộ các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành, kể cả pháp luật của các quốc gia khác
khi có liên quan và cả pháp luật quốc tế. Lao động xét xử
luôn luôn bị giới hạn bởi những quy định khắt khe của pháp
luật tố tụng về chứng cứ, về thời hạn, về độ chính xác của
bản án.

-

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò
của tòa án lại càng được khẳng định. Vì tòa án chính là cơ
quan thực thi quyền tư pháp trong bộ máy nhà nước và việc
thực thi quyền này lại ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu và
các giá trị của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam, tòa án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của
Nhà nước về nền công lý của chế độ, đồng thời thể hiện chất
lượng hoạt động và uy tín của cả hệ thống tư pháp trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

5



II.

Cơ cấu tổ chức và chức năng, quyền hạn

của Hệ thống Tòa án ở nước ta hiện nay
1.
Toàn án nhân dân tối cao:
1.1 Cơ cấu tổ chức:
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) là cơ quan xét xử cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lãnh đạo cao nhất
được gọi là Chánh án.
Theo điều 21 Luật tổ chức TAND 1 năm 2014 thì cơ cấu tổ chức
của TANDTC2 gồm:
 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
 Bộ máy giúp việc.
 Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công
chức khác, viên chức và người lao động.
1.1.1 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh
án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
-

Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật

tố tụng;

-

Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Toà án áp dụng thống
nhất pháp luật;

1

Tòa án nhân dân
án nhân dân tối cao

2 Tòa

6


-

Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng
kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án
nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

-

Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;


-

Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để
trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để
trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

-

Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật
thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân
dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của
Luật ban hành văn bản pháp luật.

Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải
có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa
tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư
pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.
1.1.2 Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính

7



Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành
chính Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa,
Thẩm phán, Thư ký Tòa án.
Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành
chính Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án
mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo
quy định của pháp luật tố tụng.
1.1.3 Các Tòa phúc thẩm
Các Toàn phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các
Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án.
Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao phúc thẩm những
vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của
Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của
pháp luật tố tụng; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo điều 20 Luật tổ chức TAND năm 2014, TANDTC có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
 Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân
dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định
của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo
quy định của luật tố tụng.
 Giám đốc việc xét xử của các Toà án khác, trừ trường hợp
do luật định.
 Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp
dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
 Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh
khác của Tòa án nhân dân.
8





Quản lý các Toà án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ
chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan,

bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
 Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy
ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị
quyết theo quy định của luật.

2. Tòa án nhân dân cấp cao

2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao: gồm Chánh
án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số
Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân
cấp cao. Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không
quá mười ba người. Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Toà
án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số
thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán
phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán
thành.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ,

quyền hạn sau


đây:

 Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng
nghị theo quy định của luật tố tụng;

 Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án
Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án

9


nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối
cao.
-

Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa

-

lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của

-


Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
Bộ máy giúp việc
 Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm
có Văn phòng và các đơn vị khác.
 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành
lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn
phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của
Tòa án nhân dân cấp cao.

Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án,
Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký
Tòa án, công chức khác và người lao động.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm
quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng
nghị theo quy định của luật tố tụng.
Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa
án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo
quy định của luật tố tụng.

10


3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
3.1. Cơ cấu tổ chức
Theo điều 38 luật tổ chức TAND năm 2014 thì cơ cấu tổ chức

của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:
3.1.1 Ủy ban Thẩm phán
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương

gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm

phán. Số lượng thành viên của Ủy

ban Thẩm phán do Chánh án

Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của

Chánh án Tòa

án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương

có nhiệm vụ, quyền hạn:

 Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công
tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
 Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân
tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;
 Tổng kết kinh nghiệm xét xử;

 Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án
nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem
xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
3.1.2 Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế,
Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
11


Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3.1.3 Bộ máy giúp việc
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung

ương gồm có Văn phòng, phòng và các đơn vị

tương đương.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập
và quy định

nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các

đơn vị tương đương thuộc bộ

máy giúp việc của Tòa án nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tòa án nhân dân tối cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm
phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao
động.
3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố
-

tụng;
Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng

-

cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị

-

kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và tương đương

4.1 Cơ cấu tổ chức
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự,
Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành

chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội
12


quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử
ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân
-

dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
Bộ máy giúp việc: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị

-

xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh
tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra

viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
-

Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

-


Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

5. Tòa án quân sự

5.1. Tòa án quân sự trung ương.
 Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:
-

Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;

-

Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;

-

Bộ máy giúp việc.

 Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
-

Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ
thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương
đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự;
13



-

Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự
quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu
vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự.

5.2 Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
 Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và
tương đương gồm:
-

Ủy ban Thẩm phán;

-

Bộ máy giúp việc.

Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh
án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư
ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành
lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy
giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương
đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng.
 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu
và tương đương:

-

Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự.

-

Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết
định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

-

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy
định của luật.
14


5.3 Tòa án quân sự khu vực.
Tòa án quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
 Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự;
 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định
của luật.
Tòa án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án,
Thẩm phán, Thư ký

Tòa án, công chức khác và người lao động.


Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập
và quy định nhiệm

vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa

án quân sự khu vực sau khi thống

nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc

phòng.

KẾT LUẬN
Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân là vấn đề
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặc biệt là đối với tầng lớp sinh viên,
góp phần giúp công tác tư pháp đạt được nhiều kết quả, góp phần
quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trận tự an toàn xã
hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho công
cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tham khảo:
Giáo trình pháp luật đại cương.
Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.

2. Website:



/>


15793/
/>


phuong-huong-hoan-thien-9190/
/>docid=26094&type=html

16




/>
MỤC LỤC
MỞ

ĐẦU

............................................................................................................
1

1. Lý
do
chọn
đề
tài
....................................................................................................

1
2. Mục
đích
nghiên
cứu
....................................................................................................
1
3. Nội
dung
chính
....................................................................................................
2

NỘI

DUNG
17


............................................................................................................
3
I. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Toà án nhân dân Việt Nam...................3
1. Khái quát về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Toàn án nhân
dân....................................................................................................................... 3
2. Vị trí xã hội của Tòa án ................................................................................3
II. Cơ cấu tổ chức và chức năng, quyền hạn của Hệ thống Tòa án ở
nước ta hiện nay......................................................................................................5
1. Toàn
án
nhân

dân
tối
cao
......................................................................................................
5
1.1 Cơ cấu tổ chức...................................................................................................5
1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.........................................................................................7
2. Tòa
án
nhân
dân
cấp
cao
......................................................................................................
7
2.1 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................7
2.2
Nhiệm
vụ,
quyền
hạn
......................................................................................................
8
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
......................................................................................................
9
3.1.

cấu
tổ

chức
......................................................................................................
9
3.2
Nhiệm
vụ,
quyền
hạn
....................................................................................................
10
4. TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương
....................................................................................................
10
4.1

cấu
tổ
chức
....................................................................................................
10
4.2

Nhiệm

vụ,

quyền

hạn


18


....................................................................................................
11
5. Tòa
án
quân
sự
....................................................................................................
11
5.1
Tòa
án
quân
sự
trung
ương
....................................................................................................
11
5.2 Tòa án quân sự quân khu và tương đương
....................................................................................................
11
5.3
Tòa
án
quân
sự
khu

vực
....................................................................................................
12

KẾT LUẬN.............................................................................................................13
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................14

19



×