Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

giao an 5-tuan 4(CKT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.22 KB, 26 trang )

* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 4
(Từ 21 /9/2009 đến 25/9 /2009)
***************
Thứ/ngày TIẾT MÔN BÀI
THỨ HAI
(21/9)
1
2
3
4
Chào cờ
Toán
Tập đọc
Khoa học
Ôn tập,bổ sung về giải toán
Những con sếu bằng giấy
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
THỨ BA
(22/9)
1
2
3
4
Thể dục
Toán
Chính tả
LTVC
B ài 7
Luyện tập
Nghe-viết:Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ


T ừ trái nghĩa
THỨ TƯ
(23/9)
1
2
3
4
5
Toán
Kể chuyện
Tập đọc
Mỹ thuật
Hát nhạc
Ôn tập,bổ sung về giải toán(tiếp theo)
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Bài ca về trái đất
VTM:Vẽ khối hộp và khối cầu
Hãy giữ cho em bầu trời xanh
THỨ SÁU
(24/9)
1
2
3
4
Toán
LTVC
Tập Làm văn
Địa lí
Luyện tập chung
Luyện tập về từ trái nghĩa

Tả cảnh:Kiểm tra viết
Sông ngòi
THỨ SÁU
Buổi chiều
(25/9
1
2
3
Luyện TLV
LToán
Sinh hoạt

Luyện tập tả cảnh
Ôn tập chuẩn bị KTĐK giữa kì I
Lớp
Duyệt của BGH TTCM Cam Tuyền, ngày 18 tháng 10 năm 2008
Người lập

Phạm Thị Hoài
TUẦN 4
* Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 1
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
S: Ngày 19 tháng 9 năm 2008
G: Ngày 21 tháng 9 năm 2008
Tiết 1: Toán :
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo)
I. Mục tiêu:Giúp HS:
-Biết một dạng quan hệ tỉ lệ(đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng
cũng gấp lên bấy nhiêu lần). Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong
hai cách (Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số).Cần chú ý làm bài 1.

II. Chuẩn bị
- Bảng phụ kẻ ví dụ trong SGK .
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
- GV nêu bài toán trong SGK để HS tự làm rồi ghi kết quả vào bảng (kẻ sẵn vào bảng phụ). Cho HS
quan sát bảng, sau đó nêu nhận xét: “Thời gian tăng bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng tưng lên
bấy nhiêu lần”.
- Lưu ý : Chỉ nêu nhận xét trên, không nên quá nhấn mạnh mối quan hệ tỉ lệ giữa hai đại
lượng, không đưa ra khái niệm, thuật ngữ “tỉ lệ thuận”.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán 1.
- GV nêu bài toán 1. HS có thể tự giải được bài toán (như đã biết ở lớp 3).- GV có thể nhấn
mạnh các bước giải:
+ Bước 1: Tóm tắt bài toán: 2 giờ: 90 km
3 giờ: .... km?
+ Bước 2: Phân tích để tìm ra cách giải bằng cách “Rút về đơn vị”
+ Bước 3: Trình bày bài giải (như SGK)
- Nên hướng dẫn giải theo ba bước
Hoạt động 3: Giới thiệu bài toán 2.
- GV nêu bài toán để HS tự giải. HS có thể áp dụng cách “Rút về đơn vị” dẫn tới phép chia
7:2. Khi đó, HS thấy khó khăn, và GV phân tích giúp HS giải quyết khó khăn đó, từ đó dẫn ra cách
‘Tìm tỉ số” để giải bài toán...
- Nên hướng dẫn giải theo ba bước:
+ Bước 1: Tóm tắt bài toán: 2 công nhân: 7m
6 công nhân: ...m ?
+ Bước 2: Phân tích để tìm ra cách giải bằng cách “Tìm tỉ số”.
+ Bước 3: Trình bày bai giải (như SGK).
Hoạt động 4: Thực hành (theo Vở bài tập Toán 5)
Bài 1 và bài 2: Yêu cầu HS giải bằng cách “Rút về đơn vị” tương tự như bài toán 1 (SGK). GV cho HS
tự giải (có thể hướng dẫn đối với HS còn khó khăn).
Cần lưu ý cách viết “Tóm tắt bài toán” ở bài 2.

* Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------2
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
Bài 3: Yêu cầu HS giải bằng cách ‘Tìm tỉ số” tương tự bài toán 2 (SGK). GV cho HS tự giải rồi
mới hướng dẫn (nếu HS còn khó khăn).
Lưu ý: Đổi 1 tuần = 7 ngày rồi mới tóm tắt:
7 ngày: 1000 cây
21 ngày: ...... cây?
Bài 4: (liên hệ về dân số)
- GV cho HS tóm tắt bài toán, ví dụ:
a. 1000 người: 21 người
5000 người: ....... người?
- GV có thể dựa vào kết quả phần a, và b, để liên hệ tới “Giáo dục dân số”.
Bài 5: Yêu cầu HS tính được kết quả đúng (56km) rồi điền vào ô trống .
Lưu ý: Có thể dựa vào dòng thứ nhất và dòng thứ ba trong bảng để tìm ra kết quả (bằng cách rút về
đơn vị).
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
…………………………………………………………………
Tiết 2: Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I - Mục tiêu
- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (XA-da-cô Xa - xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-
ki),bước đầu đọc diễn cảm bài văn
- Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng
hoà bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II- Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ:

- 2 nhóm hs đọc phan vai vở kịch lòng dân
- ? nêu nội dung và ý nghĩa vở kịch
B. bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu chủ đề và giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Luyện đọc
GV hướng dẫn HS luyện đọc theo quy trình chung ( đã soạn ở các tuần trước) Chú ý:
- Viết lên bảng số liệu 100 000 người (một trăm nghìn người); các tên người, tên địa lý nước
ngoài (Xa-da-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki); hướng dẫn HS đọc đúng.
- HS quan sát tranh Xa-da-cô gấp sếu và tượng đài tưởng niệm.
- GV chia bài làm 4 đoạn.
* Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 3
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tủ xuống Nhật Bản
Đoạn 2: Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra
Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki
Đoạn 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi-rô-xi-ma.
- 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn- GVsửa sai về lỗi phát âm, ngắt nhịp
- Giải nghĩa các từ khó đã chú giải trong SGK.
Hoạt động 3:Tìm hiểu bài
-Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? (Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử
xuống Nhật Bản)
GV: Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc, Mĩ quyết định ném cả 2 qủa bom nguyên tử mới
chế tạo được xuống nước Nhật để chứng tỏ sức mạnh của nước Mĩ, hòng làm thế giới phải khiếp sợ
trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Các em đã thấy số liệu thống kê những nạn nhân đã chết
ngay sau khi 2 quả bom nổ (gần nửa triệu người), số nạn nhân chết dần chết mòn trong khoảng 6 năm
(chỉ mới tính đến năm 1951) vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử - gần 100000 người. Đấy là chưa kể
những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa-da-cô và sau đó còn tiếp tục. Thảm hoạ mà bom nguyên
tử gây ra thật khủng khiếp.
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một
truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh)

- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
(Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi cho Xa-da-cô)
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
(Khi Xa-da-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây tượng đài kỉ niệm những nạn nhân đã bị
bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn mong
muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình)
- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
(HS có thể nói: Chúng tôi căm ghét chiến tranh/Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của
chiến tranh/Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh xoá bỏ vũ
khí hạt nhân/Bạn hãy yên nghỉ. Những người tốt trên thế giới đang đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân để
trẻ em không phải chết/Tượng đài này nhắc nhở chúng tôi phải hợp sức chống lại những kẻ thích chiến
tranh/ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hoà bình, bảo vệ hoà bình trên trái đất..)
- Câu hỏi bổ sung: Câu chuyện muốn nói các em điều gì?
(Câu chuyện tố cao tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em
toàn thế giới)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 của bài văn .chú ý:
- Nhấn mạnh: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi,
chết, 644 con.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- HS nhắc lại điều câu chuyện muốn nói
* Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------4
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc lại hoặc kể lại câu chuyện
về Xa-da-cô cho người thân.
.......................................................
Tiết 4 Khoa học
TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:

- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuốivị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi
già.
- Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
II- Đồ dùng dạy – học
- Thông tin và hình trang 16,17 SGK
- Sưu tầm t ranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
III- Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: làm việc với SGK
• Cách tiến hành:
• Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn.GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16, 17 SGK và
thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi. Thư kí của nhóm sẽ ghi ý
kiến của các bạn vào bảng sau:
Giai đoạn Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Tuổi trưởng thành
Tuổi già
Lưu ý: ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn, nhưng
theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
HS làm việc theo hứơng dẫn của GV, cử thư kí ghi biên bản thảo luận như hứơng dẫn trên.
Bước 3: Làm việc cả lớp
Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng và cử đại diện lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ
trình bày một giai đoạn và các nhóm khác bổ sung.
Dưới đây là gợi ý trả lời:
Giai đoạn Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành
niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Ơ tuổi này có sự phát triển
mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội.
Tuổi trưởng thành Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và

xã hội,…
* Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 5
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
Tuổi già Ơ tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm
dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn
luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
Hoạt động 2: trò chơi : “ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời”.
* Cách tiến hành:
GV và HS cùng sưu tầm: Cắt trên báo khoảng 12-16 tranh, ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi (giới hạn
từ tuổi vị thành niên đến tuổi già), làm các nghề khác nhau trong xã hội. Ví dụ: HS, sinh viên, người
bán hàng rong, nông dân, côngnhân, GV, giám đốc,…
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. Yêu cầu các em xác định xem
những người trong ảnh ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
Bước 2: Làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày (mỗi HS chỉ giới thiệu một hình).
- Các nhóm khác có thể hỏi hoặc nêu ý kiến khác (nếu có) về hình ảnh mà nhóm bạn giới thiệu
- Sau phần giới thiệu các hình ảnh của các nhóm kết thúc, GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu
hỏi:
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
+ Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
Kết luận:
- Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy
thì.
- Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự
phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng
ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối,…đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những
nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình.
.....................................................................

Ngày soạn 20/9/2008
Ngày giảng:Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2008
Tiết 1 Thể dục :
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI “ HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN"
I. Mục tiêu :
Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, bước đầu
biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Học sinh thuần thục động tác theo nhịp hô của giáo viên.
- Chơi trò chơi“Hoàng anh, hoàng yến ”đúng luật, giữ kĩ thuật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, hào
hứng khi chơi.
* Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------6
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
II. Địa điểm, phương tiện :
- Sân trường.
- Chuẩn bị 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút).
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập
luyện (1-2 phút).
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài.
- Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy ” (2-3 phút).
Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 10-12 phút.
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau, dàn
hàng, dồn hàng.
- Lần 1-2: Giáo viên điều khiển cả lớp tập.
- Lần 3-4: Tập theo tổ (do tổ trưởng điều khiển). Giáo viên cùng học sinh quan sát, nhận xét sửa
sai cho học sinh các tổ.
- Lần 5-6: Tập hợp cả lớp cho các tổ thi đua trình diễn. Giáo viên quan sát, đánh giá biểu dương
các tổ tập tốt.

- Lần 7-8: Tập cả lớp do giáo viên điều khiển để củng cố.
Hoạt động 3: Trò chơi vận động:6-8 phút.Chơi trò chơi “Hoàng Anh -HoàngYến .
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp 4 hàng dọc, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Giáo viên cho cả lớp chơi 2 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét học sinh chơi. Mỗi lần cho 2 tổ lần
lượt thi đua chơi.
- Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút.
- Cho học sinh cả lớp chạy đều ( theo thứ tự 1, 2, 3, 4...) nối nhau thành vòng tròn lớn, sau khép
lại thành vòng tròn nhỏ.
- Tập động tác thả lỏng: 1-2 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học:1-2 phút.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP:
I. Mục tiêu :Giúp HS:
-Củng cố, rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách"Rút về đơn
vị" hoặc "Tìm tỉ số".Rèn kỹ năng giải toán
II. Chuẩn bị
* Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 7
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
- Vở BT, sách SGK .
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: H lên bảng chữa bài tập. T nhận xét ghi điểm
2 Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b.Thực hành:
* Ôn cách giải dạng toán có liên quan đến tỉ lệ (dạng 1).
- HS nêu 2 cách giải dạng toán này
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số

Bài 1: Yêu cầu HS biết tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách “rút về đơn vị”,
Tóm tắt:
12quyển: 24 000đ Bài giải
30quyển:....đồng? Giá tiền 1quyển vở là:
24 000:12 =2000(đ)
Số tiền mua 30quyển vở là:
2000x30 =60000(đ)
Đs:60000đ
Bài 2: Yêu cầu HS biết 1 tá bút chì là 12 bút chì, từ đó dẫn ra tóm tắt:
Sau đó có thể dùng cách “rút về đơn vị” hoặc cách “tìm tỉ số” để giải (ở bài này nên dùng cách
“Tìm tỉ số”)
Tóm tắt: 24bút chì: 30 000đ
8 bút chì:? đ
Giải
24bút chì gấp 8bút chì số lần là:
24:8 =3 (lần)
Số tiền mua 8bút chì là:
30 000:3= 10 000 (đ)
ĐS:10 000đ
Bài 3: Tiến hành tương tự
Bài 4:H đọc và phân tích bài toán
T tổ chức cho HS giải bài toán bằng hình thức thi đua giữa các nhóm 4
( Với mỗi bài toán yêu cầu HS khá giỏi tự làm,GV hướng dẫn cụ thể cho HS yểu kém)
3. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.Chuẩn bị bài sau .
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
* Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------8
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------

I - Mục tiêu
1. Viết đúng bài chính tả ,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia,iê(BT2,3).
3.Rèn kỷ năng viết chính tả.
II Đồ dùng dạy - học
VBT Tiếng Việt 5, tập một
III. Các hoạt động dạy - học
1 .Kiểm tra bài cũ:
HS viết vần của các tiếng chúng - tôi - mong - thế -giới - này - mãi - mãi - hoà - bình và mô
hình cấu tạo vần ; Sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng .
T nhận xét tiết học
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài mới:
b.Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc toàn
H theo dõi Sgk,chú ý những từ dễ viết sai
Luyện viết bảng con những từ ,ngữ khó, danh từ riêng
T đọc bài chép
H chép bài vào vở
T đọc bài H dò bài chữa lỗi
T chấm bài ,nhận xét chữ viết
c.Hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả
Bài 2:H đọc yêu cầu bài tập
?Tìm những từ in đậm trong câu hỏi ?(nghĩa,chiến)
T hướng dẫn Hs thảo luận nhómđôi điền 2 tiếng trên vào mô hình .
H làm việc theo nhóm -lên bảng trình bày,cả lớp nhận xét,bổ sung.
T kết luận ,ghi bảng
Bài 3: H đọc yêu cầu BT
Tiếng "nghĩa,chiến" có gì giống nhau và khác nhau? Giống :Âm chính có 2 chữ cái,
Khácnhau: Tiếng nghĩa không có âm cuối.

?Khi đánh dấu ở vần có nguyên âm đôi ta viết như thế nào?(Ổ chữ cái đầu của nguyên âm đôi
khi không có âm cuối,.đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai nguyên âm đôi khi tiếng có âm cuối)
4.Củng cố dặn dò:
T nhận xét giờ học,Về nhà luyện thêm chữ viết,làm bài tập chính tả ,chuẩn bị bài sau.
..............................................................................................
Tiết 3: Luyện từ và câu :
TỪ TRÁI NGHĨA
* Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 9
* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản -------------------------------------------------------------------------------
I - Mục tiêu: -Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa ,tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt
cạnh nhau(ND ghi nhớ)
-Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ,tục ngữ(BT1),biết tìm từ trái nghĩa với từ
cho trước(BT2,3)
II- Đồ dùng dạy - học
- Từ điển Tiếng Việt hoặc một vài trang phô tô từ điển (nếu có)
- Bảng lớp viết nội dung BT 1, 2, 3 - phần luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật dựa theo một ý, một khổ thơ trong
bài Sắc màu em yêu - BT 3, tiết học trước (Luyện tập về từ đồng nghĩa)
- T nhận xét,ghi điểm
2.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- Trong các tiết TLVC trước, các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa và tác dụng của từ đồng
nghĩa. Tiết học này giúp các em sẽ biết về từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
2. Phần nhận xét
Bài tập 1:
- HSđọc yêu cầu BT
-HS thảo luận cặp đôI (. HS có thể dùng từ điển để hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa, phi nghĩa.)
-Đại diện 2 nhóm trình bày kq thảo luận

-GVchốt KQ đúng :
- Lời giải:SGV
Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
Bài tập 2
-HS đọc YC BT
-HS làm cá nhân (. HS có thể sử dụng từ điển)
-2HS trình bày Kq làm cá nhân- HS khác nhận xét.
-GV chốt ý đúng :
+ Lời giải: sống/chết; vinh/nhục (vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh
bỉ)
-GV chốt KN về từ trái nghĩa .
Bài tập 3
-HS đọc YC BT.
-HS thảo luận nhóm đôi .
-2 nhóm trình bày Kq thảo luận - nhóm khác nhận xét
-GV chốt về cách dùng từ trái nghĩa :
* Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×