Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án lớp 4 -Tuần 4CKTKN(chỉ in)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.78 KB, 20 trang )

Toán Tiết 16
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (35’)
I.Mục tiêu:
- Bứoc đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên
,xếp thứ tự các số tự nhiên.
-Bài tập cần làm :bài 1 (cột 1),bài 2( a,c),bài 3a .
*HS khá giỏi làm hết bài 1,2,3.
II.Đồ dùng dạy học: bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 15’
a.So sánh số tự nhiên:
-GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325, …
rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
-GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.
* So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
-GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên.
-Hãy so sánh 5 và 7. -GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
b.Xếp thứ tự các số tự nhiên:
-GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:
+Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
+Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
c.Thực hành :16’
Bài 1cột1:<,> ,=
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số
Bài 2a,c:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
Bài 3a:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?


-Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì ?
3.Củng cố- Dặn dò:3’
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài
sau.
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

TUẦN 4
Thứ tư ngày8 tháng 9 năm 2010
Tập đọc Tiết 7
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC (35’)
I.Mục tiêu :
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật ,bứoc đầu đọc diễn cảm 1 đoạn trong
bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì
nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .(trả lời
đựoc các câu hỏi trong SGK)
II.Đồ dùng dạy học: bảng phụ ,tranh tậpđọc
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 5’ Gọi HS nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời các
câu hỏi 2,3,4 SGK .
2.Bài mới: Giới thiệu chủ điểm mới và bài mới
a) Luyện đọc : 13’ 1 HS khá đọc toàn bài
- GV chia đoạn :đoạn 1 :Từ đầu …vua Lý Cao Tông ;đoạn 2:Phò tá …Tô
Hiến Thành đựoc; đoạn 3 :còn lại .
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs ; ngắt hơi
đúng giữa các cụm từ trong câu dài :
Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá / do bận nhiều công việc / nên

không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được .
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp đoạn +giải nghĩa từ chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 3 - Gọi 1 HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thong thả ,rõ ràng ).
b) Tìm hiểu bài :7’
-HS đọc luớt từng đoạn ,trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã
mất…… .
+ Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình
+Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên
lợi ích riêng .Họ làm được nhiều điều tốt cho dân cho nước .
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .7’
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 theo cách phân vai .
GV đọc mẫu -HS đọc -bình chọn bạn đọc hay.
3.Củng cố – Dặn dò :3’ - Qua bài văn em học tập được gì ?
- Chuẩn bị bài sau : bài Tre Việt Nam .
- Nhận xét tiết học .
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010
Chính tả (Nhớ- viết) Tiết 4
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH (35’)
I. Mục tiêu :
- Nhớ – viết lại đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày chính tả sạch đẹp,
biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT 2a
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a.

III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
-Viết lại một số tiếng viết sai trong tiết chính tả truớc.
2.Bài mới:
a / Hướng dẫn học sinh nhớ – viết:
- Gọi vài học sinh đọc thuộc lòng 10 dòng thơ cần viết.
- Cho cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
-HS phát hiện từ khó ,luyện viết vào bảng con :tuyệt vời ,cơn ,nghiêng soi.
- Cho HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ và viết bài .
-GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn thơ lục bát, chú ý những chữ
cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả.
-HS nhớ bài ,soát lỗi cho bạn.
-GV chấm vài bài -nhận xét .
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
bài tập 2a
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài tập vào vở, gọi một HS làm ở bảng phụ
- Hướng dẫn học sinh chữa bài, chốt lại lời giải đúng
-GV cho hs đọc lại đoạn văn đã điền đủ các tiếng .
3.Củng cố – Dặn dò :
- Tuyên dưong những em viết chữ đẹp ,đúng chính tả ,vở sạch sẽ ,nhắc nhở
những em viết chữ còn xấu ,sai nhiều chính tả .
- Nhận xét tiết học .
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Toán Tiết 17
LUYỆN TẬP (35’)
I. Mục tiêu :

- Viết và so sánh đuợc các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 2 < x < 5( với x là số
tự nhiên)
- HS làm bài 1, 3,4.
*HS khá giỏi làm thêm bài 2.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’
- Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên
- Cho học sinh viết bảng con: viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 52 413;
52 314; 52 134; 52 431.
-GV nhận xét ,chốt kết quả đúng
2.Bài mới :27’

Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi hướng dẫn HS chữa bài
Kết quả là: a) 0; 10; 100
b) 9; 99; 999
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi hướng dẫn HS chữa bài
Kết quả là :
a) 859 0 67 < 859 167 b) 4 9 2 037 > 482 037
c) 609 608 < 609 60 9 c) 264 309 = 2 64 309
Bài 4: a) Cho HS tự nêu các số tự nhiên bé hơn 5 rồi trình bày bài làm như
SGK
b) Cho HS tự làm bài rồi hướng dẫn HS chữa bài
+ Tập cho HS tự nêu bài tập như sau : “ Tìm số tự nhiên x, biết x lớn hơn 2
và x bé hơn 5, viết thành 2 < x < 5 “
+ Có thể giải như sau: Số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là số 3 và số 4.
*HS khá giỏi làm thêm bài 2.
3. Củng cố – Dặn dò :3’
-Dặn HS về nhà làm bài 3,4 /19vbt; chuẩn bị cho bài sau :YẾN, TẠ, TẤN

- Nhận xét tiết học .
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Luyện từ và câu Ti ế t 7
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY (35’)
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được hai cách chính câu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những
tiếng có nghĩa lại với nhau( từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay
vần( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau ( từ láy )
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức học để phân biệt từ ghép với từ
láy(BT1), tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho(BT2)
II. Đồ dùng dạy học : từ điển tiếng Việt ( phô tô ) - Phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’
-Từ phức khác từ đơn ở điểm nào ? Nêu ví dụ
- Đọc thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ nói về chủ đề nhân hậu , đoàn kết
ở bài tập 3 học ở tiết trước .
2.Bài mới :
a / Phần nhận xét :12’
- Gọi HS đọc nội dung bài tập và gợi ý.
- Cấu tạo của các từ phức truyện cổ, ông cha , thầm thì có gì khác nhau ?
- Cấu tạo của các từ phức chầm chậm, cheo leo , lặng im , se sẽ có gì khác
nhau ?
b/ Phần ghi nhớ :1’
-Gọi 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ ở SGK,Cả lớp đọc thầm
c/ Phần luyện tập :14’
Bài tập 1 - Cho HS đọc toàn văn yêu cầu của bài .
+ Lưu ý những chữ in nghiêng, những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm .

+ Muốn làm đúng bài tập ,cần xác định các tiếng trong các từ phức ( in
nghiêng ) có nghĩa hay không .Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ
ghép,mặc dầu chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần
+ SGK đã gợi ý những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa .
Bài tập 2
- Phát phiếu học tập cho các nhóm thi làm bài.Nhắc các em có thể tra từ điển
nếu không tự nghĩ ra từ . - Phát các trang từ điển cho các nhóm.
- Cho HS làm bài rồi trình bày kết quả .
3. Củng cố – Dặn dò :3’
- Từ phức gồm mấy loại ? Hãy phân biệt từ ghép và từ láy ?
- Dặn HS đọc kĩ bài học ở SGK -Chuẩn bị bài Luyện tập về từ ghép và từ láy
- Nhận xét tiết học .
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Kể chuyện Tiết 4
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH (35’)
I. Mục tiêu :
- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý sgk, kể
nối tiếp đựoc toàn bộ câu chuyện .
- Hiểu đựoc ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có
khí phách cao đẹp thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền .
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh truyện trong SGK .- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :5’ Gọi HS kể sơ lược một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về
lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người .
2.Bài mới :27’
a/GV kể chuyện: Một nhà thơ chân chính

- GV kể lần 1 + Kết hợp giải nghĩa các từ khó : tấu , giàn hoả thiêu
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn các yêu cầu ở bài tập 1,hướng dẫn HS đọc
kĩ , nắm các yêu cầu cụ thể .
- GV kể lần 2 + kết hợp cho HS xem tranh minh hoạ
b / Hướng dẫn HS kể chuyện ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
* Yêu cầu 1 : Dựa vào câu chuyện đã nghe kể, trả lời các câu hỏi :
+Trước sự bạo ngược của nhà vua,dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca kên án mình ?
+ Trước sự đe doạ của nhà vua,thái độ của mọi người thế nào ?
+ Vì nhà vua phải thay đổi thái độ ?
* Yêu cầu 2 : Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện –Trao đổi với các bạn về ý
nghĩa câu chuyện . Gợi ý :
- Kể chuyện theo nhóm : Từng cặp HS luyện kể từng đoạn và toàn bộ câu
chuyện ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện theo gợi ý của GV .
- Cả lớp nhận xét ,bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ,hiểu nhất ý nghĩa
câu chuyện .
3.Củng cố – Dặn dò :3’
- Trong câu chuyện này , em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ?
- Tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
-Chuẩn bị bài sau :Tìm một câu chuyện về tính trung thực
- Nhận xét tiết học
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Toán Ti ế t 18
YẾN ,TẠ , TẤN (35’)
I. Mục tiêu :

- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến , tạ , tấn ; mối quan hệ giữa
yến , tạ , tấn và ki-lô-gam .
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng .
- Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng
-Bài tập cần làm :bài 1,2 ,3 (chọn hai trong bốn phép tính)
*HS khá giỏi làm hết bài 3.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :5’ - Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên.
- Cho học sinh viết bảng con: viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
52 413; 52 314; 52 134; 52 431.
2.Bài mới :
a / Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn :14’
* Giới thiệu đơn vị yến :
-Em đã học những đơn vị đo khối lượng nào ?
- Giới thiệu : Để đo khối lượng các vât nặng hàng chục ki-lô-gam, người ta
còn dùng đơn vị yến . - Viết lên bảng 1 yến = 10 kg .
- Mua 2 yến gạo tức mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? - Có 30 kg khoai tức
là có bao nhiêu yến khoai ?
* Giới thiệu đơn vị tạ ,tấn .
- Tương tự như trên,GV đưa ra các ví dụ để HS nắm được các đơn vị tạ ,
tấn và mối quan hệ giữa các đơn vị.
- Viết lên bảng
1 tạ = 10 yến 1 tấn = 10 tạ
1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1 000 kg
b/ Thực hành :14’
Bài 1: Nêu yêu cầu rồi cho HS làm bài miệng.
Bài 2: GV lưu ý HS chỉ nhẩm cách đổi rồi viết kết quả cuối cùng vào chỗ
chấm . -1HS làm bảng phụ -nhận xét
Bài 3: Cho HS tự làm bài .Lưu ý viết tên đơn vị trong kết quả phép tính.

* (HS chọn hai trong bốn phép tính) *HS khá giỏi làm hết bài 3.
3.Củng cố – Dặn dò :2’
- Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị cho bài sau
- Nhận xét tiết học
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Tập đọc Ti ế t 8
TRE VIỆT NAM (35’)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca
ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương
yêu, ngay thẳng, chính trực .(trả lời đựoc các câu hỏi 1,2).
- Học thuộc lòng khoảng 8 dòng thơ .
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh trong bài. - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :5’
- GV gọi 3 HS đọc bài, trả lời câu hỏi SGK -GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới: Cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK
a) Luyện đọc :13’ 1 HS khá đọc toàn bài
- GV chia đoạn :đoạn 1 :Từ đầu …tre ơi ? ;đoạn 2:Tiếp theo …hát ru lá
cành; đoạn 3 : Tiếp theo…truyền đời cho măng ;đoạn 4 :còn lại .
- Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs .
- Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn +giải nghĩa từ chú giải SGK + Kết hợp giải
nghĩa thêm các từ: tự, áo cộc .
- HS luyện đọc theo nhóm 4 - Gọi 1 HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng ,cảm hứng ngợi ca ).
b) Tìm hiểu bài :7’

-HS đọc luớt từng đoạn ,trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ …tính cần cù : Ở đâu tre cũng xanh tươi ….
+ …phẩm chất đoàn kết : Khi bão bùng ,tre tay ôm tay níu cho gần nhau
thêm. / …. .
+ …tính ngay thẳng : tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con. /
…..
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng .7’
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoan thơ cuối bài – (đoạn 3 ) .
-GV đọc mẫu -HS đọc -bình chọn bạn đọc hay.
- Cho HS nhẩm thuộc lòng đoạn thơ theo ý thích .
-HS thi đọc thuộc lòng những câu thơ mà em thích.
3. Củng cố – Dặn dò :3’
- Bài thơ nêu lên ý nghĩa gì ?
- Nhận xét tiết học
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

×