Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

t73.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.51 KB, 22 trang )

Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Hoa - Trường THCS Vĩnh Sơn.
Ngày soạn: 7 / 01 /2008
Tiết: 73
NHỚ RỪNG
A.Mục tiêu:
Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại
tù túng, tầm thường được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ.
Bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
Tích hợp với cuộc sống xã hội những năm đầu XX
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ liền vần.
B.Phương pháp:
Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phân tích.
C.Chuẩn bị:
T: Sgk, tài liệu tham khảo, phóng to bức tranh minh họa.
H: Chuẩn bị bài theo câu hỏi ở sgk tr. 6
D.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định: (1p)
II.Bài cũ: (2p)
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở cho học kì II.
III.Bài mới: (40p)
1.Giới thiệu bài: (1p)
Những năm 30 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện phong trào thơ mới rất
sôi động, được coi là một cuộc cách mạng trong thơ ca, với nhiều tên tuổi: Thế Lữ,
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư...Để hiểu được phần nào về thơ mới, cùng tìm hiểu bài
thơ nổi tiếng của Thế Lữ.
2.Tiến trình lên lớp: (39p)
Hoạt động của T & H Nội dung cần đạt
H: Đọc chú thích * ở sgk.
T: Trình bày những nét ngắn gọn về Thế
Lữ? Những hiểu biết của em về bài thơ?
T: Hướng dẫn đọc: Đoạn 1, 4 giọng buồn


bực, u uất, ngao ngán; Đoạn 2,3,5 giọng
vừa háo hức vừa tiếc nuối, tha thiết, bay
bổng. Đọc liền mạch những câu thơ có từ
để, với ở đầu câu.
T: Đọc mẫu – HS nối nhau đọc toàn bài.
H: Đọc phần từ khó.
T: Tìm từ đồng nghĩa với từ hổ, rừng?
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả, tác phẩm:
- Là một trong những nhà thơ đầu
tiên, góp phần làm nên chiến thắng
của phong trào Thơ mới.
- Là bài thơ nổi tiếng đầu tiên, in
năm 1943.
2.Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó:
1
Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Hoa - Trường THCS Vĩnh Sơn.
Quan sát bài thơ, chỉ ra những điểm mới
của hình thức bài thơ này so với các bài
thơ TNBC?
- Mỗi dòng có 8 tiếng.
- Không hạn định về số câu.
- Nhịp ngắt tự do.
- Vần không cố định.
- Giọng thơ ào ạt, phóng khóng.
T: Năm đoạn thơ diễn tả dòng tâm tư của
con hổ tập trung vào ba ý lớn. Đó là những
ý nào?( Đ1-4; Đ2-3; Đ5)
H: Đọc lại đoạn 1, đoạn 4.
T: Con hổ cảm nhận được điều gì khi bị

nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú?
T: Em hiểu khối căm hờn này như thế nào?
T: Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế?
T: Quan sát đoạn 4, cho biết, dưới con mắt
của hổ, cảnh vườn thú hiện ra như thế nào?
H: Hoa chăm, cỏ xén, cây trồng...
T: Có gì đặc biệt trong tính chất của các
cảnh tượng ấy? Gây lên phản ứng gì ở hổ?
T: Từ hai đoạn thơ vừa đọc, em hiểu gì về
tâm sự của con hổ ở vườn bách thú?
3.Thể loại, bố cục:
- Thơ mới.
- Bố cục: 3 phần.
II.Phân tích:
1.Cảnh con hổ ở vườn thú:
- Gậm khối căm hờn: Cảm xúc hờn
căm kết đọng trong tâm hồn đè
nặng, không có cách giải thoát.
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi.
- Nỗi bất bình vì bị ở chung với
bọn người thấp kém.
- Nỗi bất lực.
- Vườn bách thú: Đểu giả, nhỏ bé,
vô hồn  Niềm uất hận.
Chán gét thực trạng tù túng, giả
dối, tầm thường. Khao khát dược
sống tự do, chân thật.
IV.Củng cố: (2p)
Học sinh đọc diễn cảm toàn bài thơ.
V.Hướng dẫn: (2p)

Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung nghệ thuật đã phân tích.
Hoàn thành bài soạn.
2
Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Hoa - Trường THCS Vĩnh Sơn.
Ngày soạn: 9 /01 /2008
Tiết: 74
NHỚ RỪNG
A.Mục tiêu:
Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại
tù túng, tầm thường được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ.
Bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
Tích hợp với cuộc sống xã hội những năm đầu XX
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ liền vần.
B.Phương pháp:
Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phân tích.
C.Chuẩn bị:
T: Sgk, tài liệu tham khảo, phóng to bức tranh minh họa.
H: Như hướng dẫn ở tiết 73.
D.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định: (1p)
II.Bài cũ: (5p)
Đọc thuộc lòng đoạn 2, 3 của bài thơ Nhớ rừng. Cảnh giang sơn hùng vĩ hiện lên
trong nỗi nhớ của con hổ như thế như thế nào?
III.Bài mới: (40p)
1.Giới thiệu bài: (1p)
Những năm 30 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện phong trào thơ mới rất
sôi động, được coi là một cuộc cách mạng trong thơ ca, với nhiều tên tuổi: Thế Lữ,
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư...Để hiểu được phần nào về thơ mới, cùng tìm hiểu bài
thơ nổi tiếng của Thế Lữ.
2.Tiến trình lên lớp: (34p)

Hoạt động của T & H Nội dung cần đạt
H: Đọc diễn cảm lại đoạn 2, 3, giọng bồi
hồi, hùng tráng, oai nghiêm, tự hào.
T: Treo bức tranh minh họa phóng to.
T: Cảnh núi rừng ngày xưa hiện lên trong
nỗi nhớ của con hổ như thế nào?
T: Nhận xét về cách dùng từ ngữ, hình
ảnh thơ?
II.Phân tích:
2.Cảnh con hổ trong chốn giang sơn
hùng vĩ của nó:
- Bóng cả, cây già, gió ngào ngàn
 Rừng núi đại ngàn, cái gì cũng lớn
lao, cũng phi thường, hoang vu, bí
mật.
- Điệp từ với hàng loạt động từ, tính
từ, danh từ  Sức sống mãnh liệt của
3
Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Hoa - Trường THCS Vĩnh Sơn.
T: Hình ảnh chua tể muôn loài hiện ra
như thế nào giữa không gian ấy?
H: Bước lên dõng dạc, đường hoàng, mắt
thần quắc.
T: Có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu
của những lời thơ miêu tả vị chúa tể?
H: Từ ngữ gợi tả hình sáng, tính cách hổ.
Nhịp thơ ngắn, thay đổi.
T: Từ đó, hình ảnh của vị chúa tể mang
vẻ đẹp nào?
H: Đọc lại đoạn 3.

T: Cảnh rừng nơi hổ đã từng sống những
ngày oanh liệt được miêu tả ở những thời
điểm nào?
H: Đêm, ngày mưa, bình minh, chiều.
T: Cảnh sắc trong mỗi thời điểm có gì nổi
bật?
H: 1. Đêm vàng – Trăng tan trong suối
vắng.
2. Ngày mưa - Chuyển bốn phương ngàn.
3. Bình minh – Cây xanh nắng gội.
4. Chiều – Lênh láng máu sau rừng.
T: Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp như
thế nào?
H: Rực rỡ, huy hoàng, náo động, bí ẩn.
T: Giữa nền thiên nhiên ấy, chúa tể của
muôn loài đã sống một cuộc sống như thế
nào?
* Câu hỏi thảo luận: Có ý kiến cho rằng
“bộ tranh tứ bình độc đáo” về chúa sơn
lâm. Ý kiến của em?
H: Bàn bạc, thảo luận, đại diện phát biểu.
Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Trên nền từng cảnh, hòa vào từng cảnh
là hình ảnh con hổ:
+ Một thi sĩ lãng mạn đang thưởng thức
vẻ đẹp của đêm trăng.
+ Một đế vương lặng ngắm giang sơn
thay đổi.
núi rừng bí ẩn.
- Con hổ: Vừa mạnh mẽ vừa khôn

khéo, vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa
mềm mại giữa núi rừng hùng vĩ. Hổ tự
hào về oai vũ của mình.
4
Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Hoa - Trường THCS Vĩnh Sơn.
+ Một chúa rừng đang ru mình trong giấc
ngủ của tiếng chim.
+ Một vị chúa khao khát chờ đợi bóng
đêm để mặc sức tung hoành.
T: Câu cuối của đoạn thơ có ý nghĩa gì?
T: Đến đây ta thấy hai cảnh tượng được
miêu tả trí ngược nhau. Hảy chỉ ra sự đối
lập nhau của hai cảnh tượng này?
H: Tù túng, tầm thường, giả dối >< Cuộc
sống phóng khoáng, chân thật, sôi nổi.
T: Sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc
diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ?
H: Căm ghét cuộc sống tù túng, giả dối.
Khát vọng cuộc sống tự do, chân thật.
Học sinh đọc lại khổ thơ cuối.
T: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một
không gian như thế nào?
T: Các câu thơ cảm thán: Hỡi oai linh...
Hỡi cảnh rừng...
Có ý nghĩa gì?
H: Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống
tự do, chân thật.
T: Từ đó, giấc mộng ngàn của hổ là giấc
mộng như thế nào?
T: Đoạn thơ mở đầu, kết thúc dều bằng

hai câu cảm thán góp phần đưa tâm trạng
búc xúc của nhân vật trữ tình – con hổ lên
dỉnh cao của chán ngán, u uát, thất vọng,
bất lực. Chúa rừng không còn cách nào
khác là chấp nhận. Tuy nhiên, không
muốn đầu hàng, nó chỉ còn cách chìm sâu
vào giấc mộng ngàn để nhớ về hình bóng
oai hùng, vàng son của mình.
T: Tại sao tác giả không nói thẳng cảm
xúc của mình mà lại mượn lời con hổ bị
nhốt?
H: Hình ảnh con hổ đã được nhân hóa cao
độ để trở thành hình ảnh ẩn dụ - tượng
trưng: Nói kín đáo mà vẫn rõ ràng tâm tư,
- Nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nooiox
tiếc nuối cuộc sống đọc lập, tự do của
mình.
3.Khao khát giấc mộng ngàn:
- Oai linh, hùng vĩ, thênh thang.
- Tiếc nhớ.
 Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất
lực.
5
Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Hoa - Trường THCS Vĩnh Sơn.
ước vọng của nhà thơ, của một lớp người
những năm 30 của thế kỉ XX.
* Câu hỏi thảo luận: Nhớ rừng là một
trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ
lãng mạn. Từ đó, em hiểu những điểm mới
mẻ nào của thơ lãng mạn Việt Nam?

H: Lời thơ phản ánh sự chán ghét thực tại,
ước mơ về cuộc đời tự do; Cảm hứng
lãng mạn.
Giọng thơ khỏe khoắn, nhạc điệu phong
phú.
Hình ảnh, ngôn từ gần gũi, dễ hiểu.
T: Học sinh đọc to mục ghi nhớ ở sgk.
**Ghi nhớ: Sgk.
IV.Củng cố: (2p)
Học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
Viết cảm nhận của em về hai câu thơ mà em cho là hay nhất bằng đoạn văn ngắn.
V.Hướng dẫn: (2p)
Học thuộc bài thơ, nắm nội dung, nghệ thuật.
Soạn bài Quê hương.

6
Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Hoa - Trường THCS Vĩnh Sơn.
Ngày soạn: 10 /01 /2008
Tiết: 75
CÂU NGHI VẤN
A.Mục tiêu:
Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu
câu khác.
Nắm vững chức năng của câu nghi vấn: Dùng để hỏi.
Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng cau nghi vấn.
B.Phương pháp:
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, thực hành.
C.Chuẩn bị:
T: Sgk, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
H: Như hướng dẫn ở tiết 71.

D.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định: (1p)
II.Bài cũ: (5p)
Kể tên một số loại dấu câu mà em đã học ở lớp 6, 7, 8. Cho biết tác dụng của
dấu chấm hỏi?
III.Bài mới: (35p)
1.Giới thiệu bài: (1p)
Mỗi kiểu dấu câu có một số đặc điểm hình thức nhất định và thường gắn với
một số chức năng chính  Câu nghi vấn.
2.Tiến trình lên lớp: (34p)
Hoạt động của T & H Nội dung cần đạt
H: Đọc to,chậm đoạn trích ở Sgk.
T: Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi
vấn?
-Sáng ngày...có đau lắm không?
-Thế làm sao...ăn khoai?
-Hay là...chúng con đói quá?
T: Những đặc điểm hình thức nào cho ta biết
đó là câu nghi vấn?
H: Cuối câu có dấu chấm hỏi.
T: So sánh những câu nghi vấn với những câu
không phải là câu nghi vấn ở trong đoạn trích?
(Chú ý các từ ngữ...)
H: Có các từ: Có ... không, (làm) sao, hay (là)...
I.Đặc điểm hình thức và chức
năng chính:
7
Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Hoa - Trường THCS Vĩnh Sơn.
 Từ nghi vấn.
T: Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng

để làm gì?
H: Để hỏi.
Giáo viên treo bảng phụ, học sinh quan sát bài
tập, trả lời.
1. Câu thơ Hồn ở đâu bây giờ? là câu nghi vấn
Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
2. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào
không có mục đích để hỏi?
A. Mẹ đi chợ chưa ạ?
B. Ai là tác giả của bài thơ này?
C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?
T: Từ việc tìm hiểu các ví dụ, hãy cho biết câu
nghi vấn có đặc điểm gì về hình thức và chức
năng chính là gì?
T: Ngoài chức năng chính trên, câu nghi vấn
còn có chức năng nào khác?
H: Đọc to, rõ mục ghi nhớ.
H: Đọc to bài tập 1 ở sgk.
T: Nêu yêu cầu của bài tập 1?
H: Xác định câu nghi vấn.
Đặc điểm hình thức.
Học sinh đọc to bài tập 2.
T: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên
là câu nghi vấn?
T: Trong các câu đó, có thể thay từ hay bằng từ
hoặc được không? Vì sao?
**Ghi nhớ: Sgk.
II.Luyện tập:

Bài 1:
- Những câu nghi vấn:
a. Chị khất ... phải không?
b. Tại sao ... như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d. Chú mình ... không? Đùa trò
gì?
Cái gì thế? Chị Cốc .. đấy hả?
- Đặc điểm hình thức:
+ Dấu chấm hỏi ở cuối câu.
+ Những từ nghi vấn: Phải
không, tại sao, gì, không, hả.
Bài 2:
- Căn cứ để xác định: Có từ hay.
- Lưu ý:
+ Từ hay có thể xuất hiện trong
nhiều kiểu câu khác.
+ Trong câu nghi vấn, từ hay
không thể thay thế bằng từ hoặc
được.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×