Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

GIÁO ÁN ĐÂY THÔN VĨ DẠ (THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.2 KB, 22 trang )

Ngày soạn: 30/10/2018

Người soạn: Nguyễn Thu Huyền

Ngày dạy: 07/10/2018

Lớp dạy:

TIẾT 85,86: ĐỌC VĂN

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
(Hàn Mặc Tử)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hàn
Mặc Tử.
- Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên thôn, con người Vĩ và nỗi buồn, cô đơn, bất hạnh
của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp
tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình theo đặc trưng thể
loại.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm thơ.
3. Thái độ
Có được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí và nghị lực trong những hoàn
cảnh khó khăn.
4. Năng lực
Giúp học sinh hình thành các năng lực cơ bản: năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giao tiếp tiếng
Việt, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân.




II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
- Giáo án viết tay, giáo án điện tử, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức
- kĩ năng – thái độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tài liệu về tác giả, tác phẩm.
- Máy tính, phiếu học tập dùng để kiểm tra - đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn bài, sản phẩm của hoạt động trước lớp học.
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp dạy học
- Dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm
- Phương pháp, vấn đáp, tái hiện, gợi mở, giảng bình, trực quan, đọc sáng tạo, so sánh
và phân tích trong văn học,..
2. Phương tiện dạy học
- Sử dụng phương tiện truyền thống: bảng, phấn, phiếu học tập.
- Sử dụng phương tiện hiện đại: máy chiếu, bài giảng điện tử.

HOẠT ĐỘNG TRƯỚC LỚP HỌC
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV giao trước nhiệm vụ tự học cho
HS:
- HS soạn bài, tìm hiểu trước tác giả
Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ
Dạ.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS


Tự học, tự tìm hiểu thông tin về tác giả,
tác phẩm


chuẩn bị bài mới:
+ Nhóm 1: Giới thiệu những nét chính
về tác giả Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây
thôn Vĩ Dạ?

HS hợp tác với các thành viên trong
nhóm để giải quyết yêu cầu mà GV
giao cho

+ Nhóm 2: Tìm hiểu giá trị nội dung và
nghệ thuật khổ thơ 1.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu giá trị nội dung và
nghệ thuật khổ thơ 2.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu giá trị nội dung và
nghệ thuật khổ thơ 3.

HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP HỌC
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Bài mới
a. Hoạt động khởi động
- Mục đích: tạo không khí sôi nổi, hào hứng và giúp HS bắt nhịp vào bài học
- Phương pháp: vấn đáp, tái hiện, gợi mở.
- Thời gian: 7 phút.
Hoạt động của GV và HS


Nội dung cần đạt

GV: Chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm sẽ
tham gia trò chơi mang tên “Ai nhanh
hơn?”. GV yêu cầu các nhóm lần lượt kể
tên các nhà thơ trong phong trào thơ Mới.
Nhóm nào kể nhanh hơn, nhiều và chính
xác hơn sẽ giành chiến thắng.

Một số nhà thơ trong phong trào thơ Mới:
Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Tản Đà,
Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư,
Tế Hanh, Đoàn Phú Tứ, Anh Thơ, Vũ Hoàng
Chương, Tú Mỡ,…


HS: Tham gia trò chơi.
GV: Quan sát, nhận xét, công bố kết quả.
*GV dẫn vào bài mới:
Trong phong trào thơ Mới, có rất nhiều nhà thơ đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và
giá trị. Nếu như Xuân Diệu góp vào thơ Mới một tiếng thơ rạo rực, cháy bỏng thì Hàn
Mặc Tử lại mở ra trong thơ Mới một thế giới lung linh, kì ảo với những vần thơ sầu buồn.
Và có lẽ, Hàn Mặc Tử dường như sinh ra là để làm thơ, nhưng ông lại luôn làm thơ trong
những hoàn cảnh bất hạnh. Đó là lúc ông phải chống chọi với đau thương, bệnh tật để
sáng tạo ra những vần thơ quằn quại nhưng thấm đẫm yêu thương, thấm đẫm tình người,
tình đời. “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là một trong những bài thơ ra đời vào hoàn cảnh đặc
biệt ấy mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

b. Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục đích: giúp HS hiểu được những nét chính về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây
thôn Vĩ Dạ.Từ đó, vận dụng những kiến thức về tác giả và tác phẩm vào phân tích văn
bản.
- Phương pháp: đọc sáng tạo, vấn đáp, tái tạo, gợi mở, giảng bình, nêu và giải quyết
vấn đề.
- Thời gian: 30 phút
*Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
chung về tác giả và tác phẩm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912-1940)
GV: Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược.
GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho nhóm 1 ở - Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí
tiết học trước:
- Quê: Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình).
Nhóm 1: Giới thiệu những nét chính về tác - Gia đình: viên chức nghèo theo đạo Thiên
giả Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ
Chúa.
Dạ? (Hình thức tự chọn)
- Một vài nét chính về cuộc đời và sự
HS: Cử đại diện lên trình bày bài tập nhóm.


GV: Nhận xét, đánh giá, chốt nội dung
chính.

nghiệp:
+ Làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút
danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ

Thanh,…
+ Sau khi tốt nghiệp trung học ở Huế, ông
làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định
rồi vào Sài Gòn làm báo.
+ Năm 1936: ông mắc bệnh phong sau đó
về Quy Nhơn chữa bệnh.
+ Năm 1940: ông mất tại trại phong Quy
Hòa.
 Cuộc đời nhiều bất hạnh, bi thương.
- Phong cách thơ:
+ Diện mạo thơ phức tạp và đầy bí ẩn.
+ Thể hiện một tình yêu đến đau đớn
hướng về cuộc đời trần thế.
- Các tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ
Điên (1938), Xuân như ý, Thương thanh
khí, Cẩm chân duyên, Duyên kì ngộ (kịch
thơ – 1939),…
 Đánh giá: Hàn Mặc Tử là một nhà thơ
tiêu biểu trong phong trào thơ Mới với
phong cách thơ vô cùng độc đáo.
2. Tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”
a, Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác


- Sáng tác: năm 1938. Lúc đầu có tên “Ở
đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ được gợi cảm
hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một
cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên
sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ
tình.

- In trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành
GV mở rộng: Thời gian làm ở Sở Đạc điền Đau thương).
Bình Định, Hàn Mặc Tử có quen Hoàng
Cúc – con gái của chủ sở, người Huế. Khi
trở lại Quy Nhơn, ông đã không được gặp
lại Hoàng Cúc. Trong thời gian chữa bệnh
tại trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn), Hàn
Mặc Tử có nhận được một tấm thiệp với vài
lời động viên. Tấm thiệp ấy có in hình
phong cảnh sông Hương. Với biết bao xúc
động, những kỉ niệm một thời với Huế đã
trỗi dậy trong lòng nên ông đã viết bài thơ
này. Đồng thời, đây cũng là khoảng thời
gian ông sống trong bệnh tật nên luôn thể
hiện một tâm hồn ham sống, gắn bó với đời
nhưng luôn sợ một ngày nào đó cuộc sống
ruồng bỏ, tử thần đe dọa mình. Hàn Mặc Tử
đã viết bài thơ trong hoàn cảnh ấy.

b, Bố cục: 3 phần


- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình
người tha thiết.
- Khổ 2: Cảnh đêm trăng thôn Vĩ và niềm
đau cô lẻ, chia lìa.
*Thao tác 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu
văn bản

- Khổ 3: Tâm tình của thi nhân.


GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: giọng đọc
nhẹ nhàng, thiết tha đôi lúc suy tư, sâu lắng
để phù hợp với phong cảnh, con người Huế
và tâm trạng của thi sĩ.

1. Đọc – hiểu chú thích

II. Đọc – hiểu văn bản

GV: đọc mẫu. Sau đó mời 1-2 HS đọc lại
bài thơ.
HS: Đọc thơ
GV: nhận xét, đánh giá.

GV nhắc lại bài tập nhóm giao cho nhóm
2

2. Phân tích

Nhóm 2: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ
thuật của khổ thơ 1.

tình người tha thiết

a, Khổ thơ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Nhóm 2 cùng GV phân tích khổ thơ 1
GV: Mở đầu bài thơ là một câu hỏi. Em hãy
cho biết: Ai hỏi? Giọng điệu hỏi? Ý nghĩa

- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
+ Hình thức: câu hỏi tu từ
+ Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái:


lời hỏi?

• Lời của cô gái thôn Vĩ: vừa như lời
trách móc, hờn dỗi, vừa như lời mời

HS: Trả lời

gọi tha thiết của người con gái thôn
Vĩ.


Lời tự vấn của Hàn Mặc Tử: lời tự
hỏi mình, tự trách mình của tác giả
sao không về thăm thôn Vĩ.

 Ý nghĩa lời hỏi: cả câu thơ chính là ao
ước thầm kín, là niềm khao khát được trở
về thôn Vĩ, được thăm lại cảnh cũ, người
xưa của nhà thơ.
- Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:

GV: Tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật nào để miêu tác bức tranh thiên
nhiên thôn Vĩ? Ý nghĩa của các biện pháp
nghệ thuật ấy?
HS: Trả lời

+ “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
• Điệp từ “nắng”: nhấn mạnh ánh sáng
của buổi bình minh.
• Hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới
lên”: gợi lên cái nắng ấm áp, rực rỡ,
trong trẻo, tinh khôi buổi bình minh.
 Cả câu thơ gợi vẻ đẹp trong trẻo, tinh
khiết của thôn Vĩ buổi bình minh. Đó cũng
là vẻ đẹp riêng của nắng miền Trung, nắng
Huế.
+ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
• “Vườn ai”: đại từ phiếm chỉ “ai”
gợi sự bâng khuâng trong tâm hồn


thi nhân
• “Mướt quá”: tiếng reo vui ngỡ
ngàng, trầm trồ, khen ngợi của nhà
thơ khi nhận ra vẻ non tươi, mượt
mà, đầy sắc xuân của khu vườn thôn
Vĩ.
• Hình ảnh so sánh“Xanh như ngọc”:
vẻ đẹp tươi tốt, màu mỡ của khu
vườn thôn Vĩ.

GV: Em hãy nhận xét bức tranh thiên nhiên
thôn Vĩ trong khổ thơ đầu?
HS: Trả lời
GV: Con người thôn Vĩ được hiện lên qua
những nét vẽ nào?
HS: Trả lời

 Thiên nhiên thôn Vĩ buổi ban mai đẹp
thanh khiết, trong trẻo, thơ mộng, tràn trề
sức sống.
- Con người thôn Vĩ:
+ “Mặt chữ điền”: là biểu tượng của nét
đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực.
+ “lá trúc che ngang”: lá trúc mảnh mai,
gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con
người xứ Huế.
 Câu thơ giàu chất tạo hình: sự hài hòa
giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp
kín đáo, dịu dàng.

*Tiểu kết:
GV: Em có nhận xét gì về thiên nhiên và
con người thôn Vĩ ở khổ thơ này? Qua đó,
em cảm nhận như thế nào về tâm trạng thi

- Cảnh sắc thôn Vĩ buổi ban mai thơ mộng;
con người phúc hậu, hài hòa với thiên


nhân?


nhiên.

HS: Trả lời

- Tâm trạng của thi nhân: hạnh phúc, yêu
thiên nhiên, yêu người tha thiết cùng niềm
băn khoăn, day dứt của nhà thơ.

*GV liên hệ, mở rộng:
Cho HS xem một số hình ảnh thôn Vĩ Dạ
xưa và nay để HS thấy được vẻ đẹp của
thôn Vĩ đang bị đe dọa bởi chính con người.
Thôn Vĩ Dạ đã trở thành một làng quê
được nhiều người yêu thi ca biết đến đặc
biệt là qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn
Mặc Tử. Cuộc sống có nhiều đổi thay, thôn
Vĩ mộng mơ ấy đã lùi dần về quá khứ trong
những hoài niệm, xa xôi. Tên đất vẫn còn
nhưng thôn Vĩ bây giờ đã khác xưa rất
nhiều. Trong một bài báo có tên “Buồn man
mác ghé thăm thôn Vĩ Dạ” (Báo Vietnamnet
– đăng ngày 02/08/2011) có viết: Vĩ Dạ bây
giờ đã là một nông trường khổng lồ chuyên
bắt và chế biến các món ăn từ hến; thượng
nguồn sông Hương qua đoạn thôn Vĩ Dạ là
điểm nóng của vấn đề ô nhiễm rác thải.
Những người dân sống dọc hai bên bờ sông
hằng ngày vẫn vô tư xả rác, túi ni - lông
xuống lòng sông.

*GV tích hợp kiến thức GDCD:
GV: Theo em, chúng ta nên làm gìn để gìn
giữ vẻ đẹp của thôn Vĩ nói riêng và vẻ đẹp
của các danh lam thắng cảnh trên đất nước
ta nói chung?


HS: Trả lời
GV: Qua những hình ảnh thôn Vĩ xưa và
nay, chúng ta nhận thấy một thông điệp vô
cùng quan trọng: Hãy biết trân trọng cảnh
sắc quê hương mình. Trong tiến trình phát
triển đất nước, chúng ta không tránh khỏi
quá trình đô thị hóa nhưng mỗi người phải
tự ý thức giữ gìn vẻ đẹp của quê hương
mình bằng những hành động nhỏ nhất.

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
(TIẾT 2)


b. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV dẫn: Khung cảnh thôn Vĩ lúc bình b, Khổ thơ 2: Cảnh đêm trăng thôn
minh hiện lên qua khổ thơ đầu thật tươi Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa
non và tràn trề sức sống. Thế nhưng
“Gió theo lối gió, mây đường mây

đến khổ thơ thứ hai, không gian chìm
dần vào cõi hư ảo. Thật kì lại khi Vĩ Dạ
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
vừa mới hửng đông, thoắt một cái đã là
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Vĩ Dạ huyền ảo trong đêm trăng.
*GV áp dụng mô hình lớp học đảo
ngược. GV nhắc lại yêu cầu BT
nhóm đã giao cho nhóm 3 ở tiết học
trước.
Nhóm 3: Tìm hiểu khổ thơ thứ 2 và trả
lời những câu hỏi sau:

Có chở trăng về kịp tối nay?”

* Hai câu thơ đầu khổ 2:
- Hình ảnh thiên nhiên: “mây”, “gió”,
“dòng nước”, “hoa bắp”.
 gợi tả cảnh mây trời; sông nước xứ
Huế.

-Bức tranh thiên nhiên trong hai câu
đầu khổ thơ thứ 2 được miêu tả bằng
+ Điệp từ “gió”, “mây” + nhịp thơ 4/3:
những hình ảnh nào? Tác giả đã sử
dụng những biện pháp nghệ thuật gì để thiên nhiên có chuyển động ngược
miêu tả những hình ảnh thiên nhiên đó? chiều, phi lí, cảnh vật chia lìa, li tán,
gợi cảm giác buồn.
- Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được
sử dụng trong hai câu thơ “Thuyền ai

đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng
+ Nhân hóa “Dòng nước buồn thiu”:
về kịp tối nay”? Nêu tác dụng của
dòng sông như một sinh thể sống động
những biện pháp nghệ thuật đó?
mang nỗi niềm tâm trạng của con
người.
- Qua đó, em thấy cảnh vật và tâm
trạng nhà thơ hiện lên như thế nào?
HS: Trình bày BT nhóm.
GV: Nhận xét, đánh giá, chốt ý.

+ Sử dụng động từ “lay” trong hình ảnh
“hoa bắp lay”: diễn tả sự chuyển động
rất nhẹ của hoa bắp.
 Cảnh vật đẹp nhưng rời rạc, đơn


độc, hiu hắt. Từ đó, ta thấy tâm trạng
phảng phất u buồn, cô đơn của nhà thơ
trước cuộc đời.
*Hai câu thơ sau khổ 2:
- Đại từ phiếm chỉ “ai”: chúng ta có
thể hiểu đây là
+ Thuyền của cô gái Huế
+ Con thuyền chở trăng mà nhà thơ
đang mong chờ
 gợi sự mơ hồ, bất định
- Hình ảnh “sông trăng”: chúng ta có
thể hiểu là

+ Dòng sông ngập tràn ánh trăng
+ Ánh trăng tuôn chảy khắp không gian
trở thành một dòng sông trăng.
- Hình ảnh “bến sông trăng”: nơi con
thuyền neo đậu để chở trăng cũng
chính là bến bờ hạnh phúc.
- Câu hỏi tu từ:
+ Thuyền ai?
+ Thuyền có chở trăng?
+ Có chở trăng về kịp tối nay?
 Câu hỏi ẩn chứa sự lo âu, khắc
khoải và mong chờ của nhà thơ về con
thuyền chở trăng từ cõi ảo về cõi thực
để xua đi nỗi buồn và mang đến cho


Hàn Mặc Tử một niềm hạnh phúc.
- Từ “kịp”:
+ Thế sống đầy vội vàng, chạy đua để
kịp với thời gian ít ỏi của cuộc đời.
+ “Kịp tối nay?”: câu hỏi tu từ ẩn chứa
sự thảng thốt, băn khoăn có gì đó khắc
khoải, khẩn thiết.
 Qua đó, ta thấy nhà thơ đang chạy
đua với thời gian để thể hiện niềm khát
khao sống, khát khao yêu và tận hưởng
hạnh phúc.
*Tiểu kết: Khổ thơ thứ 2 đã vẽ nên một
bức tranh sông Hương nên thơ, huyền
ảo nhưng có sự u buồn, hiu hắt. Lòng

thi nhân tuy mặc cảm, xót xa nhưng
vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao
giao cảm với cuộc đời.

4. Khổ thơ thứ 3
GV nhắc lại yêu cầu BT nhóm đã
giao cho nhóm 4.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Nhóm 4: Tìm hiểu khổ thơ thứ 3 và trả
lời những câu hỏi sau:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được
sử dụng trong khổ thơ thứ 3? Tác dụng
của những biện pháp nghệ thuật đó?

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ai biết tình ai có đậm đà?”
- Câu thơ: Mơ khách đường xa, khách


- Em hiểu thế nào về những hình ảnh
sau : “khách đường xa”, “áo em trắng
quá nhìn không ra”, “sương khói mờ
nhân ảnh”?
-Từ đó, hãy khái quát lại nội dung

chính khổ thơ thứ 3 của bài thơ?

đường xa.
+ Nhịp thơ 1/3/3+ giọng thơ khắc
khoải: diễn tả sự gấp gáp, da diết khôn
cùng.
+ Động từ “Mơ”: đó là trạng thái vô
thức, nhà thơ đang chìm đắm trong cõi
mộng.
+ Điệp ngữ “khánh đường xa”:
+ Người thôn Vĩ
+Người trở về thôn Vĩ (nhà thơ)
 Khơi gợi khoảng cách xa xôi, mù
mịt, khó nắm bắt giữa người và người.
- Hình ảnh “áo em” + tính từ “trắng
quá”: cực tả sắc trắng kì lạ, bất ngờ
Đây không còn là màu sắc hiện thực
nữa mà là màu sắc của tâm tưởng. Gợi
tả những sự hoài niệm, kí ức xa xôi mà
thực tế nhà thơ không thể nhìn thấy,
không thể với tới và thể hiện nỗi tuyệt
vọng của Hàn Mặc Tử.
- Ở đây: chính là nơi nhà thơ đang chữa
bệnh, đang từng phút, từng giây vật vã
với cái chết.
- Sương khói mờ nhân ảnh: gợi ra vẻ
đẹp giữa thực và mơ. Thực là có hình
người, có dáng người. Mơ là hình ảnh
ấy phảng phất, lờ mờ trong sương khói.
- Câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?”



+ Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại 2 lần:
• Nhà thơ không biết tình người
xứ Huế có đậm đà với mình
không
• Người xứ Huế có biết chăng tình
cảm của nhà thơ đối với cảnh
Huế, người Huế.
+ Câu hỏi tu từ:
• Thể hiện sự hoài nghi của nhà
thơ
GV mở rộng, so sánh: Theo em, cảnh
vật qua 3 khổ thơ có sự thay đổi như
thế nào? Sự thay đổi đó thể hiện tâm
trạng gì của nhà thơ?
HS: Trả lời

Cảnh
vật

Khổ 1

Khổ 2

Tươi
sáng,
ấm áp,
tràn
đầy sức

sống

Hiu
hắt,
đượm
buồn,
chia lìa

Khổ 3
Có sự
hư ảo

• Làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống
vắng, sự vô vọng của nhà thơ
trước tình đời, tình người.


Tâm
Băn
Dự cảm Tuyệt
trạng
khoăn, chia lìa, vọng
của tác day dứt hoài
giả
nghi
GV: Qua việc phân tích trên, em hãy
nêu cảm nhận của mình về khổ thơ thứ
3?

 Khổ 3 thể hiện nỗi trống vắng, cô

đơn của một tâm hồn đã nhuốm màu
đau thương, bất hạnh nhưng vẫn tha
thiết yêu thương con người và cuộc
đời.

HS: Trả lời
GV liên hệ thực tế: Trong cuộc sống,
sẽ có những lúc ta phải chịu nhiều đau
thương, mất mát nhưng quan trọng là ta
phải giữ vững được tinh thần của bản
thân: luôn biết vươn lên hoàn cảnh,
khát khao sống, khát khao yêu thương
con người và cuộc đời.
III. Tổng kết
*Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết
1. Nội dung
bài học
GV: Hãy khái quát lại giá trị nội dung
và nghệ thuật của bài thơ?

- Bài thơ là một bức tranh toàn bích về
cảnh và người thôn Vĩ.

HS: Trả lời

- Bài thơ còn bộc lộ tình yêu thiên
nhiên, yêu đời, yêu người, niềm ham
sống mãnh liệt của nhà thơ.

GV: Nhận xét, đánh giá, chốt ý.


2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ bảy chữ để dễ dàng
bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng.
- Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa
quyện giữa thực và ảo.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân


hóa, câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ,..
được sử dụng và phát huy được hết
hiệu quả của nó.
- Nhịp điệu, giọng thơ có sự thay đổi
theo tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

c. Hoạt động luyện tập
- Mục đích: giúp HS củng cố lại những kiến thức đã được học trong tiết học vừa qua.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành.
- Thời gian: 5 phút.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV: Nêu yêu cầu nội dung bài tập.

Bài tập: Anh (chị) hãy lựa chọn đáp án

HS: Làm bài tập trên lớp.


đúng nhất cho các hỏi dưới đây

.

Câu 1: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được
sáng tác năm nào?
A. 1936
B. 1937
C. 1938
D.1939
Câu 2: Hàn Mặc Tử sống những năm
cuối đời ở đâu?
A. Quy Nhơn


B. Huế
C. Đà Nẵng
D. Nam Định
Câu 3: Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ
đã thể hiện tâm trạng gì?
A. Nỗi nhớ người yêu da diết.
B. Thể hiện tâm trạng nuối tiếc một
thời đã qua.
C. Khát khao được trở về, tắm mình
trong vẻ đẹp thôn Vĩ.
D. Mong muốn được gặp lại người
mình yêu.
Câu 4: Bút pháp nghệ thuật chủ yếu
được sử dụng ở khổ thơ thứ 2 là gì?
A. Bút pháp ảo hóa

B. Bút pháp lãng mạn
C. Bút pháp tả thực
D. Bút pháp chấm phá
Câu 5: Trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
tác giả sử dụng bao nhiêu câu hỏi tu từ?


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

HOẠT ĐỘNG SAU LỚP HỌC
d. Hoạt động vận dụng
- Mục đích: giúp HS vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết một loại bài
tập mới ở mức độ thấp.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành.
- Thời gian: 5 phút.
Hoạt động của GV và HS
GV: Nêu yêu cầu nội dung bài tập.
HS: Làm bài tập ở nhà.

Nội dung cần đạt
Bài tập: Dựa vào nội dung bài thơ, em
hãy vẽ một bức tranh miêu tả thiên
nhiên thôn Vĩ ?

e. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Mục đích: giúp HS vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết một loại bài
tập mới ở mức độ cao.

- Phương pháp: tự học, thực hành
- Thời gian: 5 phút.
Hoạt động của GV và HS
GV: Nêu yêu cầu nội dung bài tập.

Nội dung cần đạt
Đề bài: Trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
của Hàn Mặc Tử chúng ta thấy xuất hiện
rất nhiều hình ảnh trăng. Anh (chị) hãy


HS: Làm bài tập ở nhà.

tìm những bài thơ khác của Hàn Mặc Tử
có chứa hình ảnh trăng hoặc viết về đề
tài trăng.

f. Hoạt động tiếp nối
- Mục đích: hướng dẫn HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới
- Phương pháp: vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 3 phút.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV: hướng dẫn HS học bài cũ
- Học thuộc lòng bài thơ “Đây thôn Vĩ
Dạ”
- Hoàn thành các bài tập về nhà được
giao.

- Nắm được giá trị nội dung và nghệ
thuật của bài thơ.
GV: yêu cầu HS chuẩn bị bài mới
- Đọc bài thơ “Mộ” (Chiều tối) của Hồ
Chí Minh.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài thơ “Mộ”
trong sách giáo khoa vào vở soạn văn.

V. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….………………………..
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………



×