Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo xây dựng chính quyền cơ sở từ năm 2008 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 129 trang )

§¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI & NH©N V¡N
------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT
(THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014


§¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI & NH©N V¡N
------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT
(THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 0315

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Đỉnh


Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình mà bản thân đã thực hiện tìm hiểu và
nghiên cứu thực sự nghiêm túc, chƣa từng đƣợc công bố trên một cuốn sách,
một tạp chí hay một công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành
phố Hà Nội) lãnh đạo xây dựng chính quyền cơ sở từ năm 2008 đến năm
2013” không chỉ là công sức của riêng tôi, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử,
Trƣờng Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng gia đình, bạn
bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Trần Kim Đỉnh đã nhiệt tình chỉ bảo và hƣớng dẫn giúp tôi hoàn
thành luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn của tôi sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo và các bạn.

Hà Nội, 2014

Học viên
Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ..........................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................5
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................5
6. Đóng góp của đề tài .........................................................................................................5
7. Bố cục của đề tài ..............................................................................................................6
Chƣơng 1: HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ HUYỆN THẠCH THẤT
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG........7
1.1 Huyện Thạch Thất của thủ đô Hà Nội. .......................................................................7
1.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền cơ sở. .......................................................12
1.2.1 Khái niệm, vị trí vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và chính quyền cơ sở.................12
1.2.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền cơ sở.....................................................17
1.3 Quan điểm của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng chính quyền cơ sở .......21
1.4 Đảng bộ huyện Thạch Thất lãnh đạo xây dựng chính quyền cơ sở (2008-2013) .........25
1.4.1 Thực trạng công tác xây dựng chính quyền của Đảng bộ huyện Thạch
Thất trƣớc năm 2008 ....................................................................................... 25
1.4.2 Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Thạch Thất .....................................................................29
1.4.3 Quá trình chỉ đạo và xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở của Đảng bộ huyện
Thạch Thất (2008 -2013). .................................................................................................................34
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 57
Chƣơng 2: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ....................................................59
2.1 Nhận xét .........................................................................................................................................59
2.1.1 Thành tựu....................................................................................................................................59

2.1.2 Hạn chế .......................................................................................................................................89
2.2 Bài học kinh nghiệm....................................................................................................................95


2.2.1 Nắm vững, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, xây dựng chủ trương sáng
tạo, phù hợp với thực tiễn địa phương............................................................................................95
2.2.2 Xây dựng hệ thống chính quyền gắn liền với đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở. .............................................................................97
2.2.3 Xây dựng hệ thống chính quyền gắn với phát huy dân chủ cơ sở..................................99
2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực và phù hợp với đặc điểm từng địa
phương. .............................................................................................................................................. 101
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 102
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 105
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 115


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

CCHC

: Cải cách hành chính

CNH

: Công nghiệp hóa


GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐH

: Hiện đại hóa

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

MTTQ

: Mặt trận Tổ Quốc

TCN

: Thủ công nghiệp

TDTT

: Thể dục thể thao

TTATXH


: Trật tự an toàn xã hội

TTHC

: Thủ tục hành chính

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích đất tự nhiên phân bổ tại các xã (ha) [44, tr. 10].............. 10
Bảng 2.1: Bảng so sánh cơ cấu chất lƣợng đại biểu HĐND Xã (giữa 2 nhiệm
kỳ 2011-2016 với nhiệm kỳ 2004-2011) [66, tr.1] ......................................... 66


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống chính quyền cơ sở là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ cấu
trúc của hệ thống chính quyền Nhà nƣớc Việt Nam. Trong hệ thống chính trị
Việt Nam hiện nay, chính quyền cấp cơ sở có vị trí rất quan trọng, là cầu nối
trực tiếp của hệ thống chính quyền Nhà nƣớc với nhân dân, thực hiện hoạt
động quản lý Nhà nƣớc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật
tự, an toàn xã hội ở địa phƣơng theo thẩm quyền phân cấp, hƣớng dẫn giám
sát các hoạt động tự quản của nhân dân, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh
nghiệp làm ăn theo quy định của pháp luật; đảm bảo cho các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc triển khai trong cuộc
sống.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm xây
dựng và củng cố chính quyền cơ sở có khả năng làm tốt nhiệm vụ quản lý nhà
nƣớc trên địa bàn, làm cho bộ máy quản lý nhà nƣớc thông suốt từ Trung
ƣơng tới cơ sở. Những năm gần đây, trƣớc yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Đảng và Nhà nƣớc ta định hƣớng xây dựng và kiện toàn bộ máy chính
quyền cơ sở ngày càng gọn, nhẹ, tinh giản, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
cao. Sau khi Hiến pháp 1992 đƣợc bổ sung, sửa đổi một số điều cho phù hợp
với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Quốc hội khóa 11 đã ban hành luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Chính quyền cơ
sở hiện đang có những cải cách căn bản về tổ chức và hoạt động.
Thạch Thất là một huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ đƣợc sáp nhập vào thành
phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về việc mở
rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ ngày 01/8/2008. Theo đó thì địa
giới hành chính của huyện cũng đƣợc thay đổi và đƣợc mở rộng quản lý thêm
3 xã thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình: Yên Bình, Yên Trung, Tiến
Xuân. Chính vì thế việc xây dựng và quản lý chính quyền cơ sở là một vấn đề

1


đƣợc Đảng bộ huyện hết sức quan tâm và đặt lên hàng đầu nhằm xây dựng
chính quyền trong sạch vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị đảm bảo trật tự an toàn
xã hội.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hệ thống chính quyền cơ sở khi mới
sáp nhập về thủ đô cũng nhƣ trong công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc tác giả
mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ huyện Thạch Thất (thành
phố Hà Nội) lãnh đạo xây dựng chính quyền cơ sở từ năm 2008 đến năm
2013” nhằm góp phần làm sáng tỏ vai trò cũng nhƣ xu hƣớng vận động của
chính quyền cơ sở dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất. Qua đó

rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chính
quyền cơ sở trên địa bàn huyện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở là một vấn đề đƣợc
đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng, thành phố Hà Nội và huyện Thạch
Thất. Tiêu biểu nhƣ một số những công trình nghiên cứu về Đảng bộ thành phố
Hà Nội: PGS.TS Lê Mậu Hãn (chủ biên), (1995), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà
Nội 1954 – 1975, nxb Hà Nội, Hà Nội. GS.TS Phùng Hữu Phú (chủ biên), (2004),
Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1930 – 2000), nxb Hà Nội, Hà Nội. GS.TS
Phùng Hữu Phú, (2004) HĐND Thành phố Hà Nội những chặng đường lịch sử
(1945 – 2004), nxb Hà Nội, Hà Nội. Các tác giả đều đã khái quát lịch sử của Hà
Nội; của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và
củng cố chính quyền trên tất cả các mặ chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội...
Một số các công trình nghiên cứu về huyện Thạch Thất: Đảng bộ huyện Thạch
Thất, (2010), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thất tập
I (1938 – 1954), tập II (1954 – 1975), tập III (1975 – 2008), in tại công ty Mỹ
thuật Hoàng Gia, Hà Nội, viết về quá trình hình thành và phát triển của huyện
Thạch Thất qua các thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của

2


huyện đến hết năm 2008 qua đó tổng kết một số kinh nghiệm quý báu, có ý nghĩa
trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ những năm tiếp theo. HĐND – UBND huyện
Thạch Thất, (2013), Lịch sử HĐND – UBND huyện Thạch Thất 1945 – 2013,
nxb Lý luận chính trị, Hà Nội , đã khái quát về lịch sử và tổ chức hành chính của
huyện Thạch Thất trƣớc cách mạng tháng tám năm 1945 và khái quát tổ chức hoạt
động của chính quyền huyện trong các giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ và trong
thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội . Và quan trọng hơn nữa là lịch sử Đảng bộ của
23 xã, thị trấn trực thuộc huyện Thạch Thất đã tái hiện quá trình thành lập, củng

cố, phát triển toàn diện trên mọi mặt: kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, xây
dựng hệ thống chính trị… của các xã, thị trấn thuộc huyện dƣới sự lãnh đạo
của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Chấp hành Đảng bộ các xã, thị trấn
rút ra những thành tựu hạn chế, những bài học kinh nghiệm để ngày càng
vững mạnh hơn, đóng góp cho tiến trình phát triển chung đất nƣớc...
Bên cạnh đó còn có các bài viết chuyên đề về hệ thống chính quyền cơ sở trên
một số tạp chí của một số nhà nghiên cứu khoa học, lãnh đạo các ban ngành nhƣ:
Nguyễn Huy Kiệm (2013), Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phƣơng nhìn từ mối quan hệ giữa HĐND và UBND, Tạp chí cộng sản, số 80, tr.
13-16, tác giả đã khái quát diện mạo của hệ thống chính trị cơ sở nƣớc Việt Nam
hiện nay qua đó nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả của
hệ thống chính trị cơ sở hiện nay. Nguyễn Văn Đức (2011), Xây dựng đội ngũ cán
bộ công chức xã, phƣờng, thị trấn đáp ứng yêu cầu của luật cán bộ công chức, Tổ
chức nhà nước số 3/2011, tr 44-47 nêu lên vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã và một số những văn bản của chính phủ đối với cán bộ, công chức cấp cơ
sở từ đó đề xuất một số những kiến nghị để nâng cao năng lực thực thi công vụ
của công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu của Luật cán bộ, công chức 2010. TS.Văn
Tất Thu, (2009) Cơ sở lý luận tổ chức hợp lý chính quyền địa phƣơng (không tổ
chức HĐND huyện, quận, phƣờng) ở nƣớc ta hiện nay, Tổ chức nhà nước số
3/2009, tr 11-15 tác giả đã nêu ra những cơ sở lý luận và một số lý do không tổ

3


chức HĐND tỉnh, thành phố, huyện, quận; chỉ bỏ HĐND ở phƣờng không bỏ
HĐND ở xã, thị trấn qua đó cũng chỉ ra một số những ƣu và khuyết điểm của vấn
đề này.
Bên cạnh đó, cũng có những luận văn nghiên cứu về vấn đề Đảng bộ Tỉnh,
huyện lãnh đạo xây dựng chính quyền nhƣ: Đảng bộ huyện Tân Yên ( Bắc Giang)
lãnh đạo xây dựng chính quyền địa phương từ năm 1991 đến năm 2001 của tác

giả Thạch Văn Chung. Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính
quyền (1955-1965) của tác giả Lê Thị Hoa.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều rất cần thiết đối với việc thực
hiện đề tài, tác giả đã kế thừa đƣợc nhiều nguồn thông tin, tƣ liệu quý. Tuy
nhiên, chƣa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu quá trình lãnh đạo xây
dựng chính quyền cơ sở của Đảng bộ huyện Thạch Thất từ khi sáp nhập về
Hà Nội (2008-2013). Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu về xây dựng chính
quyền cơ sở của Đảng bộ huyện Thạch Thất làm luận văn thạc sĩ khoa học,
chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Thạch Thất lãnh đạo xây
dựng hệ thống chính quyền cơ sở trong 5 năm từ 2008 đến năm 2013 nhằm
đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh
nghiệm trong quá trình xây dựng chính quyền cơ sở ở huyện Thạch Thất
trong thời gian tiếp theo.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống khái quát chủ trƣơng của Đảng, Đảng bộ huyện Thạch Thất quán
triệt đƣờng lối của Đảng về xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở từ năm
2008 đến 2013.
Phân tích thực trạng quá trình Đảng bộ huyện Thạch Thất lãnh đạo xây
dựng hệ thống chính quyền cơ sở từ năm 2008 đến 2013.

4


Từ quá trình nghiên cứu luận văn phân tích những bài học kinh nghiệm
chủ yếu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những nhận thức, chủ trƣơng của
Đảng, Đảng bộ huyện Thạch Thất trong lĩnh vực xây dựng chính quyền cơ sở
và những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo.
 Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2013.
Về không gian: Trên địa bàn huyện Thạch Thất bao gồm 23 xã, thị trấn
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
 Cơ sở lý luận
Những quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề xây dựng chính quyền Nhà nƣớc trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
 Nguồn tài liệu:
Các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc, các văn kiện của Thành uỷ Hà Nội,
UBND, HĐND thành phố, các Nghị quyết, kế hoạch của Đảng bộ huyện
Thạch Thất, Đảng uỷ cấp cơ sở về vấn đề xây dựng chính quyền địa phƣơng.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng tài liểu các công trình liên quan.
 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic.
Bên cạnh đó còn sử dụng các phƣơng pháp liên ngành nhƣ: Phân tích, tổng
hợp, đánh giá, so sánh, khảo sát, điều tra...
6. Đóng góp của đề tài
Cung cấp những tƣ liệu đƣợc hệ thống hóa về sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ huyện Thạch Thất đối với công tác xây dựng chính quyền cơ sở từ
2008 đến năm 2013. Từ đó nêu lên một số thành tựu, hạn chế và một số bài

5


học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng chính quyền cơ sở ở của
Đảng bộ huyện.

7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục cấu trúc của
luận văn gồm có 2 chƣơng.
Chƣơng 1: Hệ thống chính quyền cơ sở huyện Thạch Thất từ năm 2008
đến năm 2013 dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
Chƣơng 2: Nhận xét và bài học kinh nghiệm.

6


Chƣơng 1: HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ HUYỆN THẠCH THẤT
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
1.1 Huyện Thạch Thất của thủ đô Hà Nội.
Thạch Thất là vùng đất cổ đƣợc hình thành từ rất sớm cùng với lịch sử
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, là vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi của
xứ Đoài, có vị trí chiến lƣợc quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng , an ninh của thủ đô Hà Nội.
Từ khi có huyện đến nay đia giới hành chính của huyện và các xã trong
huyện đã thay đổi rất nhiều lần.
Trƣớc Cách mạng Tháng 8/1945 huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc
Oai - tỉnh Sơn Tây, năm 1948 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ban
hành sắc lệnh số 48-1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận…huyện Thạch
Thất thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 21/4/1965 hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành một đơn
vị hành chính là tỉnh Hà Tây (cũ), Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 21/12/1975 hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây(cũ) và Hoà Bình thành tỉnh
Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978 huyện Thạch Thất đƣợc sáp nhập vào thành phố Hà
Nội.
Ngày 12/08/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hoà

Bình, chuyển huyện Thạch Thất từ Hà Nội về tỉnh Hà Tây.
Ngày 1/8/ 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập về thành phố Hà Nội, hiện nay
Thạch Thất là một trong 30 quận, huyện của thành phố Hà Nội.
Sau khi sáp nhập theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội
từ ngày 01/8/2008 huyện Thạch Thất đƣợc quản lý thêm 3 xã của huyện
Lƣơng sơn (Hòa Bình) gồm: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Hiện nay,
theo số liệu thống kê năm 2011 tổng diện tích tự nhiên của huyện là

7


18.459.05 km2 bao gồm 22 xã và 1 thị trấn. Với tổng dân số là 185.650ngƣời,
mật độ là 236 ngƣời/ km2.
Huyện Thạch Thất phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía Đông và Đông
Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Tây và Tây
Nam giáp thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì. Thạch Thất có nhiều tuyến đƣờng
quốc lộ chạy qua, phía Đông Nam là Đại lộ Thăng Long, phía Bắc giáp
đƣờng quốc lộ 32, phía Tây Nam giáp đƣờng quốc lộ 21 (đƣờng mòn Hồ Chí
Minh) và tuyến đƣờng Tỉnh lộ 446. Đồng thời trên địa bàn huyện thuộc vào
khu quy hoạch Khu công nghệ cao Hòa Lạc 1.650 ha, Đại học Quốc Gia Hà
Nội 1.200ha, Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Khu công nghiệp Quốc Oai – Thạch
Thất. Là điều kiện thuận lợi để Thạch Thất giao lƣu và phát triển kinh tế, văn
hóa với trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Thạch thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc
với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia
thành ba dạng địa hình chính:
Dạng địa hình đồng bằng bên bờ trái sông Tích, địa hình khá bằng
phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10m so với mặt biển. Bao gồm 11
xã, diện tích tự nhiên chiếm 30%, dân số chiếm 51,56% của huyện. Gắn với
vùng là 9 làng nghề truyền thống trong đó chủ yếu là các nghề mộc, chế biến

lâm sản, cơ kim khí và mây giang đan. Các điểm công nghiệp Bình Phú 14.02
ha, Chàng Sơn 40.72 ha, Kim Quan 10.98 ha, Canh Nậu 10.7 ha. Đây là nơi
kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, năng động nhất của huyện.
Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò bao gồm 9 xã có diện tích tự nhiên
chiếm 35,2 %, dân số chiếm 34,75% của huyện. Có độ cao trung bình so
với mặt nƣớc biển từ 10m đến hơn 15m. Đất phát triển trên nền đá đã phong
hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 - 50cm, xen kẽ đồi gò là những
cánh đồng đã đƣợc cải tạo lâu đời để trồng lúa. Đặc biệt vùng đồi gò đã đƣợc

8


Chính phủ quy hoạch Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Khu công nghệ cao Hòa Lạc và
Đại hoc Quốc gia Hà Nôi.
Vùng núi gồm 3 xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (trƣớc đây thuộc
huyện Lƣơng Sơn – Hòa Bình) có diện tích tự nhiên 7.063ha, dân số 23.500
ngƣời, trong đó 60% là dân tộc Mƣờng sinh sống. Với đặc điểm tự nhiên là
những dãy núi cao từ trên 300m đến hơn 600m, địa hình của 3 xã bị cắt xẻ,
xen lẫn núi cao là đồi gò thấp và những cánh đồng lúa, hoa màu trong đó núi
và rừng lâm nghiệp chiếm 60% diện tích tự nhiên. Kết cấu hạ tầng cũng nhƣ
đời sống của nhân dân các xã còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy nhƣng các
xã miền núi này chỉ cách Hà Nội 35km (theo hƣớng Đại lộ Thăng Long) ví trí
của các xã giáp với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, hồ Đồng Mô, trên
địa bàn đã đƣợc Chính phủ phê duyệt dự án Khu đô thị Nam Thăng Long
750ha. Bên cạnh đó chạy dọc 3 xã là tỉnh lộ 446 và Đại lộ Thăng Long kéo
dài Hòa Lạc – Hòa Bình. Địa phận các xã miền núi có nhiều dòng suối chảy
từ dãy núi Viên Nam (Vua Bà) xuống cùng vói cảnh quan môi trƣờng rừng
núi là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế lâm nghiệp, nuôi trồng cây con
đặc sản và du lịch nghỉ dƣỡng.
Về đất đai, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.459,05 ha trong

đó đƣợc phân bổ nhƣ sau: đất nông nghiệp 9.015,89 ha, đất phi nông nghiệp
là 8.473,63 ha ( trong đó: đất ở là 1.560,75 ha, đất chuyên dùng 6.225,58 ha,
sông suối: 524,34 ha), đất chua qua sử dụng 969,53 ha ( chủ yếu của 3 xã
miền núi) đất mặt nƣớc 200,1 ha ( trong đó có hồ Tân Xã rộng 80 ha). Phân
bổ đất đai các xã nhƣ sau:

9


Bảng 1.1: Diện tích đất tự nhiên phân bổ tại các xã (ha) [44, tr. 10]
TT Tên xã

Dân số (2010)

Đất đai (ha)

(thị trấn)
Hộ

Nhân

Tổng

khẩu

Đất ở

Đất

Đất nông Đất


diện

Lâm

nghiệp

tích

nghiệp

sử dụng

1

Liên Quan

1.545

5.634

291,23

119,83

147,67

2

Đại Đồng


2.514

8.648

508,22

191,36

285,48

3

Cẩm Yên

1.024

4.479

392,86

130,07

238,89

5,42

4

Lại thƣợng


2.026

8.679

813,94

274,63

399,13

18,80

5

Phú Kim

2.186

8.797

598,39

218,93

305,88

29,31

6


Hƣơng

2.105

7.769

446,3

111,37

297,61

333,07

1,63

220,37

7,54

44,27

chƣa

Ngải
7

Canh Nậu


2.782

12.795

483,55

139,06

8

Kim Quan

2.065

6.968

461,38

166,12

9

Dị Nậu

1.440

6.579

314,33


99,26

10

Bình Yên

2.587

9.799

1068,08

602,87

11

Chàng Sơn

2.063

8.498

263,87

101,47

12

Thạch Hòa


2.452

8.659

3291,4

2938,04

13

Cần Kiệm

1.959

8.127

642,45

14

Hữu Bàng

3.454

14599

15

Phùng Xá


2.585

16

Tân Xã

17

67,35

205,27
215,94

242,69

6,55

159,37

0,10

137,84

2,36

204,4

330,87

4,82


178,43

96,98

80,65

11.299

440,21

286,88

144,7

1.210

4.578

834,9

687,4

91,3

Thạch Xá

1.603

6.175


322,76

132,62

182,95

18

Bình Phú

2.137

8.875

471,56

300,26

166,87

19

Hạ Bằng

1.341

5.766

699,99


432,23

234,78

2,22

20

Đồng Trúc

1.583

6.478

663,53

219,9

339,09

16,12

21

Yên Trung

818

3.378


1532,76

170,64

618,64

142,85

600,63

22

Yên Bình

1.516

5.998

2073,06

341,58

914,40

224,33

259,93

23


Tiến Xuân

1.563

6.779

3457,74

507,45

1226,03

229,56

8,72

213,16

5,35

Thạch Thất là huyện có lịch sử rất lâu đời. “Nghiên cứu các di chỉ khảo
cổ tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình) các nhà khoa học đã khẳng định dân tộc
Mường là chủ nhân của nền văn hóa Hòa Bình cách đây trên 7.500 năm.

10


Những mảnh thước tìm thấy ở xóm Sọ Vàng (xã Cần Kiệm), nhiều lưỡi rìu đá
tìm thấy ở Đồng Tôm ( xã Thạch Hòa) đã khẳng định vùng đồi gò là nơi cư

trú của người Việt cổ từ 3.000 – 3.800 năm về trước”[44, tr.11]
Canh tác lúa nƣớc hơn hẳn lúa nƣơng, vì vậy cả vùng đồi gò rộng lớn (dân cƣ
kẻ Lói) đƣợc coi là vựa lúa trù phú, “ Đói vào Lói mà ăn” . Thông qua nhiều
mũi tên, mũi dao bằng đồng đào đƣợc tại Giếng Sãi (xã Hạ Bằng), Quán Sải
(xã Phú Kim) và hai chiếc trống đồng có niên đại Hegen II đào đƣợc tại xã
Đồng Trúc và xã Lại Thƣợng, có thể khẳng định đầu công nguyên những
cộng đồng cƣ dân cổ đã phát triển dông đúc trên địa bàn huyện Thạch Thất.
Các xã vùng đồng bằng dân cƣ hình thành muộn hơn, từ đầu công
nguyên đến thế kỷ thứ VI nhƣng tƣơng đối ổn định nhƣ ngày nay. Việc khai
khẩn đất đai và sản xuât thuận lợi, vì vậy dân cƣ phát triển nhanh, hình thành
nên những cộng đồng dông đúc: Kẻ Nủa (gồm các xã Hữu Bằng, Thạch Xá,
Chàng Sơn, Bình Phú, Phùng Xá), Kẻ Núc ( xã Canh Nậu, Dị Nậu), Kẻ Ngái (
Hƣơng Ngải – nơi tìm ra giống lúa cổ - Lua Ngái), Kẻ Săn (Liên Quan, Kim
Quan), Kẻ Sàn, Kẻ Vàn ( Lại Thƣợng), Kẻ Đòng (Đại Đồng), Kẻ Sải ( Phú
Kim)...Cùng với sản xuất nông nghiệp phát triển thì nhiều ngành nghể tiểu thủ
công nghiệp đƣợc ra đời, sản xuất giao thƣơng phát triển thịnh vƣợng “ nhất
Kinh Kỳ, nhì Kẻ Nủa”. Tƣơng truyền nghề mộc xã Chàng Sơn có lịch sử
hàng nghìn năm, nghề làm cày bừa Phùng Xá, đan vó lƣới Phú Ổ (Bình Phú)
có cách đây trên 400 năm...mà vẫn nổi tiếng đến ngày nay.
Năm 2011 dân số của huyện là 185.650 ngƣời trong đó dân tộc Kinh
chiếm 98,8%, dân tộc Mƣờng 5,2%. Mật độ dân cƣ bình quân là 236
ngƣời/km2 trong đó vùng nông giang là 1.450 ngƣời/km2 , vùng núi chỉ có
129 ngƣời /km2. Nhân dân trong huyện theo hai tôn giáo là đạo Phật và đạo
Thiên Chúa, trong đó đạo Thiên Chúa chiếm 4,3 % dân số, sinh hoạt tại 4
giáo sứ Vĩnh Lộc, Dị Nậu, Cần Kiệm, Phú Nghĩa thuộc giáo phận Hƣng Hóa.

11


Năm 1998 huyện Thạch Thất đƣợc công nhận phổ cập Trung học cơ sở

, đến năm 2013 phổ cập trung học phổ thông đạt 7,2% thanh niên trong độ
tuổi. 100% các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, 40,25% số trƣờng học đạt
chuẩn Quốc Gia. Trong huyện cơ bản không còn hộ đói, hộ nghèo còn 3,5 %
(theo tiêu chí 2008 – 2013)
1.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền cơ sở.
1.2.1 Khái niệm, vị trí vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và chính quyền
cơ sở
 Hệ thống chính trị cơ sở
Hệ thống chính trị cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị 4 cấp
(Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã) của nhà nƣớc ta. Vận hành theo cơ chế chung
của hệ thống chính trị đó là: “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân
làm chủ”
Trên quan điểm đó hệ thống chính trị cơ sở đƣợc xác định là “toàn bộ
các thiết chế chính trị như tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân
được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ
với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và
phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở” [11, tr.10]
Hệ thống chính trị cơ sở Việt Nam hiện nay gồm ba bộ phận cấu thành
là: Đảng bộ hay Chi bộ cơ sở; Chính quyền cơ sở (gồm Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân xã); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh ở cơ sở. Mỗi bộ phận hợp thành hệ thống chính trị cấp cơ sở có vị trí, vai
trò và chức năng khác nhau nhƣng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong đó Đảng bộ hay chi bộ cơ sở đƣợc xác định là hạt nhân chính trị,
lãnh đạo thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nƣớc; lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở
xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời

12



sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa
vụ đối với Nhà nƣớc.
Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở đƣợc xác định là hạt nhân chính trị,
trực tiếp thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua việc ra các nghị quyết, chỉ thị
định hƣớng cho chính quyền triển khai các hoạt động quản lý, điều hành trên
phạm vi địa bàn; lãnh đạo thông qua hoạt động của các đảng viên trong bộ
máy chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội ở cơ sở; bằng công tác tuyên
truyền, vận động thuyết phục; bằng sự gƣơng mẫu của đảng viên; bằng công
tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, luật
pháp, chính sách của Nhà nƣớc đối với cán bộ và đảng viên.
Chính quyền cơ sở gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã,
phƣờng, thị trấn.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội là tổ chức liên
minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội, các dân tộc, các tôn giáo có chức năng tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân ở cơ sở thực hiện đƣờng lối, chủ
trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và các chủ trƣơng của
chính quyền cơ sở; củng cố và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo lợi ích và bên vực quyền lợi chính
đáng của hội viên, đoàn viên; đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với
hoạt động của chính quyền, đối với cán bộ, công chức, đảng viên ở cơ sở và
tham gia một số công việc quản lý xã hội ở cơ sở và từng thôn xóm.
Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lƣợng
hệ thống chính trị ở xã, phƣờng, thị trấn” ngày 18/3/2002 đã khẳng định vai
trò quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở đối với yêu cầu phát triển của đất
nƣớc. Nghị quyết chỉ rõ: “Cơ sở xã, phƣờng, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận
nhân dân cƣ trú, sinh sống. Hệ thống chính trị xã, phƣờng, thị trấn có vai trò
rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối


13


của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, tăng cƣờng đại đoàn kết toàn
dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động các khả năng phát triển kinh
tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cƣ.” [60, tr.1]
Từ việc xác định vị trí, vai trò, ƣu điểm và khuyết điểm của hệ thống
chính trị cơ sở nƣớc ta trong giai đoạn trƣớc năm 2002, Nghị quyết đƣa ra
quan điểm chỉ đạo việc đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở trên các nội dung:
đổi mới nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở; đổi mới và nâng
cao hiệu lực của chính quyền cơ sở; đổi mới công tác Mặt trận và các đoàn
thể nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở.
Là cấp gần dân nhất nên hệ thống chính trị cơ sở trở thành nơi thực hiện
đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Cấp cơ sở là cấp hành
động, thực hiện hóa và thực tiễn hóa những đƣờng lối chủ trƣơng chiến lƣợc
của cấp đầu não. Trở thành nơi kiểm nghiệm tính hiểu quả, chân lý về vai trò
lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nƣớc. Đƣa chính sách của Đảng vào cuộc
sống, làm cho nó đi vào lòng dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng bậc nhất
của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò trực tiếp thuộc về cơ sở.
 Chính quyền cơ sở
Chính quyền cơ sở là một trong ba bộ phận cấu thành của hệ thống
chính trị cở sở, bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã
phƣờng, thị trấn.
Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Các đơn vị hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tỉnh chia thành huyện , thị xã và thành phố thuộc tỉnh ; thành phố trực
thuộc trung ương chia thành quận , huyê ̣n, thị xã và đơn vị hành chính tương
đương.


14


Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.”[56, tr.60]
Nhƣ vâ ̣y, trong đơn vị hành chính của nƣớc ta thì xã, phƣờng, thị trấn là
đơn vị có địa giới hành chính nhỏ nhất còn đƣợc gọi là chính quyền cấp cơ sở
trong hệ thống chính quyền 4 cấp hoàn chỉnh: trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã.
Tổ chức bộ máy chính quyền cấp cơ sở theo quy định của pháp luật chỉ
bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định:
“ 1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương,
do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật
quy định; giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân“. [56, tr.62]
Điều 114 của Hiến pháp 2013 quy định:
“ 1. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
dân và cơ quan hành chính cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện
các nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao.“[ 56, tr.62,63]
HĐND và UBND ở mỗi cấp hành chính là các cơ quan thực thi quyền
lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, cơ sở. HĐND và UBND đƣợc tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập chung dân chủ. HĐND và UBND trên cùng một địa

bàn lãnh thổ có mối quan hệ về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn. Đều phải tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan

15


nhà nƣớc cấp trên, phải chịu sự giám sát của cơ quan cấp trên và chịu sự giám
sát của nhân dân. Một nhà nƣớc muốn mạnh cần dựa trên nền tảng vững chắc
là chính quyền địa phƣơng mà nòng cốt là chính quyền cơ sở. Sức mạnh của
chính quyền ấy phải dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của HĐND
và UBND trong một thể thống nhất.
Chính quyền cấp cơ sở có đặc điểm là cấp trực tiếp tiếp xúc với nhân
dân. Trong những vấn đề thuộc phạm vi, thẩm quyền, chức năng của chính
quyền cấp cơ sở giải quyết thƣờng trực tiếp liên quan đến sinh hoạt hàng ngày
của ngƣời dân. Công việc hàng ngày của chính quyền là công việc của dân và
công việc của dân cũng là công việc của chính quyền. Cán bộ, công chức cấp
cơ sở hàng ngày sinh hoạt cùng với nhân dân trong mối quan hệ không chỉ với
tƣ cách đại diện cho chính quyền với nhân dân mà còn có những mối quan hệ
gia tộc, làng xóm lâu đời, với những ràng buộc về truyền thống, phong tục,
tập quán.
Chính quyền cơ sở có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở; thực hiện việc quản lý hành chính nhà nƣớc
trên địa bàn theo thẩm quyền đƣợc giao; hƣớng dẫn giám sát các hoạt động tự
quản của nhân dân, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp làm ăn theo
quy định của pháp luật. Ngoài ra chính quyền cấp cơ sở đƣợc cấp trên ủy
quyền thực hiện việc thu một số loại thuế, quản lý tài nguyên, thực hiện chính
sách xã hội bằng kinh phí ngân sách nhà nƣớc, thực hiện nhiệm vụ an ninh
quốc phòng...trên địa bàn.
Chính quyền cấp cơ sở có vị trí quan trọng trong việc tổ chức vận động

nhân dân thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. HĐND cùng cấp phải
thực sự là đại biểu cho nhân dân địa phƣơng, UBND cấp xã là cơ quan hành
chính nhà nƣớc ở cơ sở, phải xử lý kịp thời những yêu cầu hàng ngày của
nhân dân. Đồng thời phải biết tổ chức, vận động nhân dân phát huy quyền làm

16


chủ tự giác tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Đồng thời tích cực tham gia
quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội góp phần gìn giữ trật tự, an ninh xã hội
ở địa phƣơng.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng: “Chính quyền cấp cơ sở là cấp hành chính
trực tiếp quan hệ với dân trong hệ thống tổ chức của bộ máy hành chính nhà
nước. Là cấp trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương có chức
năng quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo Hiến pháp và
pháp luật, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. [15, tr.15]
Tính đến tháng 12 - 2012 cả nƣớc có 11.120 xã phƣờng, thị trấn.
[55,tr.13]. Đây thực sự là một cơ sở vững chắc để chủ trƣơng, chính sách
của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc đƣa vào cuộc sống một cách hiệu quả và thiết
thực nhất.
1.2.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền cơ sở
Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới phát triển của đất nƣớc Hội nghị lần thứ năm
khóa IX của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ra nghị quyết số 17-NQ/TW
ngày 18/03/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ
sở xã, phường, thị trấn”.
Nghị quyết đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm là: đổi mới nội dung, phƣơng
thức lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở; đổi mới và nâng cao hiệu lực của
Chính quyền cơ sở; đổi mới công tác của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể
nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở; đổi mới sự chỉ đạo của cấp trên đối

với cơ sở.
Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt bộ
phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn

17


×