Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận cao cấp chính trị: Công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND thị xã 05 năm từ khi thành lập Thị xã thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.07 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI
I. Quyền khiếu nại –trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
1. Bản chất giai cấp-chế độ chính trị của Nhà nước XHCN.
2. Quyền khiếu nại trong hệ thống các quyền cơ bản của công dân.
3. Ý nghĩa pháp lý của quyền khiếu nại.
II. Sự phát triển về quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại ở nước ta
hiện nay.
III. Cơ sở pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
1. Chủ thể và đối tượng của khiếu nại.
2. Quyền nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
4. Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại.
4.1. Tiếp nhận đơn.
4.2. Thụ lý đơn.
4.3. Thời hạn giải quyết khiếu nại.
4.4. Ra quyết định giải quyết khiếu nại.
4.5. Thi hành quyết định khiếu nại.
4.6. Lập hồ sơ khiếu nại.

1


CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VÀ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI CỦA CHỦ TỊCH UBND THỊ XÃ HÀ TIÊN-KIÊN GIANG.
I. Đặc điểm tình hình.
II. Tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại.
1. Tình hình khiếu nại trong 5 năm (1999-2003).
2. Tình hình triển khai tuyên truyền pháp luật.


3. Công tác tiếp dân, nhận đơn.
4. Công tác giải quyết khiếu nại.
5. Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại.
6. Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP
1. Nhận xét đánh giá.
2. Thiếu sót tồn tại.
3. Nguyên nhân.
III. Những giải pháp và kiến nghị.
1. Giải pháp chung.
2. Giải pháp cụ thể.
3. Kiến nghị.
Kết luận.

2


LỜI MỞ ĐẦU
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được hiến pháp,
qua các thời kỳ qui định, ngày nay càng được hoàn chỉnh bổ sung nhằm bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền lợi của công dân, của cơ quan tổ chức và của cán bộ
công chức.
Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân được ban hành năm 1991 Đảng và
Nhà nước ta cũng đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp nhằm tăng cường chỉ đạo
có hiệu quả đối với công tác khiếu nại tố cáo. Đặc biệt công tác có quyền nêu
những nguyện vọng, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, khiếu nại
các hành vi vi phạm pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, nhằm bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, của tổ chức, và của công dân.
Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64/SL thành lập

ban thanh tra đặc lệnh (nay là Tổng thanh tra Nhà nước). Điều 2 của sắc lệnh này
qui định “Đồng bào có oan ức thì mới khiếu nại hoặc chưa hiểu rõ chính sách của
Đảng và chính phủ mà khiếu nại, ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy
rõ Đảng, chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ
giữa nhân dân với Đảng và chính phủ càng được tốt hơn”. Đó cũng chính là quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vị trí và tầm quan trọng của công tác này.
Ngày 11/12/1998 Chủ tịch nước công bố lệnh khiếu nại tố cáo đã quy định
cụ thể các quyền, nghĩa vụ của cá nhân tổ chức thực hiện khiếu nại tố cáo và trách
nhiệm thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan thẩm quyền. Đây là cơ
sở pháp lý, đáp ứng được các đòi hỏi bức xúc của thời kỳ đổi mới.
Đối với công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại cũng xác định
rõ trách nhiệm của mình trước khi khiếu nại, và quyền nghĩa vụ của mình khi thực
hiện các quyết định giải quyết khiếu nại.
Đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
ngày càng xác định rõ trách nhiệm của công dân, coi đây là 1 trong những nhiệm
vụ trọng tâm và thường xuyên. Từ đó có những chỉ đạo tích cực, giải quyết được
nhiều vấn đề bức xúc tồn tại kéo dài, do chuyển đổi cơ chế chính sách để lại góp
phần vào ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương,
góp phần bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức và của công dân.
Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại còn những tồn tại đó là tình trạng
khiếu nại và khiếu nại vượt cấp còn xảy ra phổ biến, việc giải quyết khiếu nại còn
3


chậm hiệu lực giải quyết còn chưa được các bên chấp hành nghiêm chỉnh. Trách
nhiệm giải quyết khiếu nại còn đùn đẩy giữa các ngành các cấp…
Để hạn chế những tình trạng trên, đồng thời để cho việc khiếu nại và giải
quyết khiếu nại đúng chính sách pháp luật góp phần phát huy dân chủ, tăng cường
pháp chế XHCN bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân, cơ quan, tổ chức.
Qua thực trạng về khiếu nại và giải quyết khiếu nại ở thị xã Hà Tiên trong
thời gian qua có những mặt đạt được và chưa đạt được. Vì lẽ trên tôi chọn đề tài
“Công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND thị xã Hà Tiên 05 năm (19992003) từ khi thành lập Thị xã Hà Tiên thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt
nghiệp.
Tiểu luận bao gồm:
- Lời mở đầu.
Chương I: Cơ sở lý luận và pháp lý về quyền khiếu nại và giải quyết khiếu
nại.
Chương II: Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại 5 năm (1999-2000)
của UBND Thị xã Hà Tiên.
Chương III: Đánh giá ưu khuyết điểm-nguyên nhân và những giải pháp.
- Kết luận.

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN KHIẾU NẠI VÀ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI
I. QUYỀN KHIẾU NẠI-TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Bản chất giai cấp-chế độ chính trị của Nhà nước XHCN.
Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam ra đời là kết quả đấu tranh cách mạng
của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Điều 2 hiến pháp năm 1992 xác định “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà
4


nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức…”.
Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Nhân dân ủy nhiệm quyền lực
của mình cho Nhà nước, nhân dân sử dụng quyền lực của mình huyện dưới 2 hình

thức chủ yếu là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Phương thức thực hiện quyền lực của nhân dân là chế độ dân chủ XHCN,
mà Đảng ta khái quát chung là Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản
lý.
Quyền dân chủ của nhân dân được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hoá –xã hội đến các quyền tự do cá nhân
(những quyền này được qui định trong chương V hiến pháp năm 1992). Bên cạnh
đó quyền của công dân không thể tách rời với nghĩa vụ của công dân.
Ơ Nhà nước XHCN, bản chất giai cấp và bản chất dân chủ là thống nhất.
Nhà nước XHCN là tổ chức thể hiện sự tập trung lãnh đạo của Đảng và quyền làm
chủ của nhân dân lao động. Vì vậy, Nhà nước có thực hiện được dân chủ XHCN
mới tạo được sức mạnh thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng.
Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng XHCN.
Dân chủ XHCN là dân chủ với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
lao động. Quyền làm chủ đó được đảm bảo bằng pháp luật, các chủ trương chính
sách ngày càng hoàn thiện và nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế –xã hội.
Đồng thời thực hiện dân chủ phải gắn liền với kỷ cương, pháp luật của Nhà nước
chứ không phải là “Dân chủ thuần tuý” vô chính phủ. Dân chủ với nhân dân, đồng
thời chuyên chính với các hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc
và của nhân dân. Điều 3 hiến pháp năm 1992 qui định “Nhà nước bảo đảm và
không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Nghiêm trị
mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.
Mở rộng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và bảo đảm việc thực hiện
các quyền đó, thời gian qua ta đang hoàn thiện, củng cố và làm sâu sắc thêm dân
chủ XHCN.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trong báo cáo ngày 18/12/1959 về dự thảo hiến pháp
sửa đổi: “Nhà nước phải đảm bảo mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ
để nhân dân thật sự tham gia quản lý Nhà nước. Nhà nước chẳng những công


5


nhận quyền của công dân mà còn đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để
công dân thực sự được hưởng các quyền lợi đó”.
Ơ nước ta hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công
cuộc đổi mới đang diễn ra trên tất cả các mặt của cuộc sống, và đã đạt được những
thành tựu bước đầu rất quan trọng. Chính ta đã xây dựng được Nhà nước thực sự
là của dân, do dân và vì dân. Nền dân chủ XHCN ngày càng được bảo đảm. Cơ
cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Nhà nước đang đảm bảo tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân, nhân dân ngày càng được tham gia vào tất cả các hoạt động
quản lý Nhà nước-xã hội. Nhà nước thể chế hóa quyền tự do dân chủ của nhân dân
được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật. Có thể bảo đảm thực hiện những
quyền đó trong thực tế. Quyền của công dân được Nhà nước bảo hộ, nhưng quyền
ấy cũng không tách rời với nghiã vụ của công dân. công dân có quyền khiếu nại,
tố cáo hoặc khởi kiện cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước có những
quyết định hành chính, hành vi hành chính, khi có căn cứ cho rằng những quyết
định đó, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Đây là 1 trong những quyền cơ bản của công dân.
Chính vì vậy, việc mở rộng và phát huy dân chủ XHCN tạo điều kiện cho
các tầng lớp nhân dân tham gia vào công việc của đất nước, đó là phương hướng
đúng đắn cho quá trình đổi mới chính trị của Đảng ta.
2. Quyền khiếu nại trong hệ thống các quyền cơ bản của công dân.
Nước cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN. Dưới
chế độ XHCN, các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được
đảm bảo và được Nhà nước bảo vệ.
Trong lĩnh vực chính trị, công dân không chỉ có các quyền như: bầu cử, ứng
cử, tham gia quản lý Nhà nước về tất cả các lĩnh vực của đất nước cũng như của
địa phương hoặc kiến nghị, đóng góp ý kiến với Nhà nước về các chính sách pháp

luật có liên quan đến kinh tế-chính trị-xã hội, mà công dân còn có quyền và được
Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền đó trong thực tế. Điều đó
được thể hiện tại điều 74 Hiến pháp năm 1992 qui định “Công dân có quyền khiếu
nại, quyền tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân hoặc bất cứ cá nhân.
Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết
trong thời hạn mà pháp luật qui định.

6


Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi của tập thể
và công dân, cơ quan, tổ chức phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị
thiệt hại có quyền được bồi dưỡng về vật chất và phục hồi danh dự.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu
nại-tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
Quyền khiếu nại tố cáo của công dân và trách nhệm, thẩm quyền giải quyết
khiếu nại tố cáo còn được cụ thể hoá tại tất cả các văn bản pháp luật khác, mà đặc
biệt được thể hiện trong luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và được sửa đổi bổ sung
năm 2002.
Quyền khiếu nại và trách nhiệm giải quyết khiếu nại được pháp luật qui
định, là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện quyền làm chủ và giám sát
các hoạt động của cơ quan Nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước,
khắc phục những biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân
của cán bộ công chức Nhà nước.
3. Ý nghĩa pháp lý của quyền khiếu nại.
Quyền khiếu nại của công dân là việc bảo đảm các quyền cơ bản khác của
công dân, nó là phương tiện đấu tranh có hiệu quả, để công dân sử dụg nhằm bảo
vệ lợi ích chính đáng của mình, đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích của xã hội. Thông

qua khiếu nại của công dân, làm cho cơ quân Nhà nước và cán bộ công chức nhận
thức được những việc làm của mình để từ đó có biện pháp khắc phục sửa chữa
những sau lầm, thiếu sót, đồng thời bảo vệ có hiệu quả hơn về quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan Nhà nước khi bị xâm phạm.
Thực hiện tốt quyền khiếu nại sẽ góp phần tăng cường pháp chế XHCN:
thông qua việc khiếu nại, công dân không những thể hiện được quyền dân chủ trực
tiếp của mình mà còn giám sát các hoạt động của cơ quan Nhà nước, góp phần
tăng cường pháp chế XHCN.
Quyền khiếu nại được thực hiện tốt giúp cho cơ quan Nhà nước nắm được
tình hình thực thi pháp luật ở các cơ quan đơn vị thấy rõ được đạo đức, phẩm chất,
năng lực của đội ngũ cán bộ, và cũng qua đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng
của nhân dân. Từ đó Đảng, Nhà nước có những thông tin chính xác làm cơ sở cho
việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và có kế
hoạch củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức làm trong sạch đội ngũ cán bộ, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.

7


Quyền khiếu nại được thực hiện tốt sẽ góp phần cũng cố lòng tin của những
đối với Đảng và Nhà nước đặc biệt trong giai đoạn Đảng và Nhà nước ta đang tiến
hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do
vậy việc phát huy dân chủ, công khai ngày càng trở nên quan trọng, nó góp phần
cho công tác cải cách hành chính của nước ta hiện nay.
II. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ QUYỀN KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến nay Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm đên việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. nhiều chủ trương của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước đến các nghị
quyết của công dân. trong đó Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến

quyền khiếu nại của công dân và trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan
thẩm quyền. Công dân có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
về quyết định hành chính hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước, và của cán
bộ công chức về việc làm trái pháp luật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đăc biệt quan tâm đến quyền khiếu nại và giải quyết
khiếu nại của công dân. Chính là vậy ngay khi mới giành được độc lập Hồ Chí
Minh đã ký sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập ban thanh tra đặc biệt.
Tại điều 2 của sắc lệnh qui định nhiệm vụ của ban thanh tra đặc biệt là nhận các
khiếu kiện của công dân. người nhắc nhở “Đồng bào có oan ức, mới khiếu nại,
hoặc chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải
quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng, chính phủ quan tâm lo lắng đến
quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa dân với Đảng và chính phủ được tốt
hơn”.
Những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh cũng là thể hiện quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về công tác giải quyết khiếu nại của công dân. đó cũng chính là tư
tưởng an dan, phục vụ nhân dân, lấy dân làm gốc, thể hiện đúng bản chất của chế
độ ta, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Với quan điểm đó, trong lý luận cũng như trong thực tế của quá trình xây
dựng và bảo vệ đất nước, các chế định về quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại
ở nước ta đã từng bước được hoàn thiện và phát triển.
- Đối với hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên các quyền của công dân được
ghi nhận, trong văn kiện bản pháp lý cao nhất cùng với thiết chế Nhà nước bảo
đảm thực hiện các quyền cơ bản ấy. Tuy hiến pháp năm 1946 không có điều khoản
nào qui định cụ thể về quyền khiếu nại của công dân, nhưng những thể chế dân
8


chủ mà hiến pháp đã tạo dựng lên đã làm nền tảng cở bản để hình thành nên quyền
khiếu nại của công dân sau này.
- Đối với hiến pháp năm 1959 quyền khiếu nại tố cáo của công dân đã

được qui định tại điều 29 cụ thể “công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có
quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi
phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải
được xét và giải quyết nhanh chóng, người bị thiệt hại do hành vi phạm pháp của
nhân viên Nhà nước gây ra có quyền được bồi thường”.
Việc qui định quyền khiếu nại của công dân, và trách nhiệm giải quyết của
cơ quan Nhà nước được qui định thành một điều riêng là 1 bước phát triển quan
trọng về hệ thống các quyền cơ bản của công dân và cơ chế thực hiện các quyền
đó. Điều 29 của Hiến pháp không những qui định quyền khiếu nại của công dân
mà còn qui định các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại
một cách nhanh chóng, nếu người khiếu nại có bị thiệt hại còn có quyền đòi bồi
thường.
- Hiến pháp năm 1980 là hiến pháp kế thừa và phát triển các hiến pháp
năm 1946 và hiến pháp 1959, là hiến pháp mà cả nước tiến lên xây dựng CNXH
do đại hội Đảng lần thứ IV đề ra. Hiến pháp năm 1980 qui định quyền con người ở
Chương V; trong đó quyền khiếu nại tố cáo của công dân được quy định tại điều
75 cụ thể: “Công dân có quyền khiếu nại tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà
nước về những việc làm trước pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và
đơn vị đo”.
Các khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Mọi
hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa
chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo”
Ta có thể thấy hiến pháp năm 1980 đã mở rộng đối tượng bị khiếu nại. Hiến
pháp năm 1959 chỉ qui định đối tượng bị khiếu nại là nhân viên cơ quan Nhà
nước, nhưng ở hiến pháp năm 1980, đối tượng bị khiếu nại bao gồm các cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội; đơn vị vũ trang, và bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan, tổ
chức hay đơn vị đó, nếu làm trái pháp luật thì công dân đều có quyền khiếu nại tố
cáo. Như vậy công dân thực hiện quyền của mình được mở rộng, và được Nhà

nước bảo vệ bằng việc nghiêm cấm các hành vi trả thù người khiếu nại tố cáo.
Như vậy hiến pháp năm 1980 so với hiến pháp năm 1959 thì quyền khiếu
nại tố cáo của công dân đã có bước phát triển cao hơn.
9


Ngày 27/11/1981 hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh qui định việc
xét xử và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ban hành ngày 7/5/1991 và
Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ban hành nghị định số 38/HĐBT ngày
28/1/1992 để hướng dẫn thi hành pháp lệnh khiếu nại -tố cáo.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) là Đại hội đưa nước ta thực
hiện công cuộc đổ mới và Hiến pháp năm 1992 cũng được ra đời, nó đánh dấu
thêm một bước về sự phát triển những quyền cơ bản của công dân được qui định ở
chương V hiến pháp năm 1992. Trong đó quyền khiếu nại của công dân ngày càng
hoàn thiện hơn, nó phù hợp với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước. Tại điều
74 Hiến pháp năm 1992 qui định “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà
nước tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá
nhân nào.
Việc khiếu nại –tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết
trong thời hạn pháp luật qui định.
Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của những, quyền và lợi ích hợp pháp của
tập thể và công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có
quyền được bồi dưỡng về vật chất và phục hồi danh dự.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu
nại –tố cáo để vu cáo làm hại người khác”.
Hiến pháp năm 1992 là bản hiến pháp của thời kỳ đổi mới, do vậy quyền
khiếu nại của công dân cũng được qui định 1 cách chi tiết cụ thể chặt chẽ hơn so
với qui định của hiến pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1980 qui định “Công dân
có quyền khiếu nại với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước …” nhưng ở hiến pháp

năm 1992 qui định việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân “Công dân có
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền..” qui định như vậy
nói lên tình cụ thể của cơ quan Nhà nước, không còn chung chung như trước nữa.
Hiến pháp năm 1992 còn tạo ra cơ sở pháp lý để đảm bảo cho công dân thực hiện
quyền khiếu nại như: “Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét
và giải quyết trong thời hạn pháp luật qui định” (hiến pháp năm 1980 qui định
được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Đây là bước phát triển mới trong các qui
định của pháp luật về quyền khiếu nại của công dân và trách nhiệm giải quyết
khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về thực tế, mặc dù các cơ quan Nhà nước đã có nhiều cố gắng nhưng chất
lượng công tác giải quyết còn rất hạn chế, sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước
trong việc giải quyết còn thiếu chặt chẽ, một số vụ việc đã được giải quyết đúng
10


chính sách, pháp luật nhưng không được thi hành nghiêm chỉnh; tình trạng đơn
thư gửi tràn lan, vượt cấp hoặc không đúng cơ quan thẩm quyền, chuyển đơn lòng
vòng còn diễn ra khá phổ biến, dẫn đến số vụ việc khiếu nại của công dân tồn
đọng nhiều và kéo dài không được giải quyết là khá lớn.
Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do pháp
lệnh khiếu nại –tố cáo của công dân năm 1991 được xây dựng trên cơ sở hiến
pháp năm 1980, đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Từ năm 1980, đã bộc lộ nhiều
điểm bất hợp lý. Từ sau năm 1992 theo tinh thần hiến pháp năm 1992, nhiều văn
bản pháp luật được ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung. Trong hầu hết các văn
bản đó đều có phần qui định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong từng lĩnh
vực như: Thuế, đất đai, nhà ở xử lý vi phạm hành chính…. Khác với thẩm quyền,
trình tự, thủ tục giải quyết được qui định trong pháp lệnh khiếu nại –tố cáo năm
1991 với các văn bản pháp luật khác đã gây khó khăn cho công dân trong việc
thực hiện quyền khiếu nại của mình đến đúng cơ quan có thẩm quyền như hiến
pháp năm 1992 qui định. Đồng thời các cơ quan Nhà nước gặp khó khăn trong

việc xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục dẫn đến tình trạng chuyển đơn vòng vo,
đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Từ những bất cập nêu trên, ngày 2/12/1998 Quốc hội khoá X kỳ họp thứ tư
đã thông qua luật khiếu nại –tố cáo để thanh thế cho pháp lệnh khiếu nại –tố cáo
của nông dân năm 1991.
Luật khiếu nại –tố cáo được ban hành gồm có 9 chương và 103 điều, đó là
văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực khiếu nại –tố cáo, nó điều
chỉnh toàn diện về khiếu nại –tố cáo và giải quyết khiếu nại –tố cáo đã khắc phục
được những hạn chế của pháp lệnh năm 1991; đã tạo ra một bước tiến trong thể
chế hoá quyền khiếu nại –tố cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân đã
được hiến pháp ghi nhận: Nó cũng là 1 bước thể chế hoá trong quan điểm của
Đảng ta về phát huy quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng bộ máy Nhà nước
trong sạch vững mạnh. Nó còn đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống
kinh tế –xã hội trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc thực hiện các qui chế dân chủ
ở cở sở. Nó sẽ là động lực của quá trình cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách nền
hành chính Nhà nước góp phần hoàn thiện Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam
Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Chính phủ đã ban hành nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khiếu nại –tố cáo.
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.

11


Trước hết luật khiếu nại –tố cáo ra đời là quán triệt tinh thần nghị quyết TW
3 khoá VIII, nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà XHCN
Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, phát huy quyền dân chủ của
nhân dân, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh.
Luật khiếu nại –tố cáo ban hành là căn cứ vào hiến pháp năm 1992, trên cơ
sở tổng kết thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại –tố cáo của những năm qua, kế

thừa những ưu điểm của pháp lệnh khiếu nại –tố cáo của công dân năm 1991,
pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. vì vậy, việc khiếu nại và giải
quyết khiếu nại –tố cáo phải tuân thủ theo nguyên tắc pháp chế XHCN. Trong quá
trình thực hiện luật khiếu nại –tố cáo phải làm rõ quyền và nghĩa vụ của người
khiếu nại, trách nhiệm giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trình
tự, thủ tục trong giải quyết đồng thời xây dựng thiết chế bảo đảm hiệu lực thi hành
các quyết định giải quyết khiếu nại, giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu
nại…. Các cơ quan tổ chức và cán bộ công chức không được tự đặt ra những qui
định trái với các qui định của pháp luật về khiếu nại. Luật khiếu nại –tố cáo phải
được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh bảo đảm sự bình
đẳng trước pháp luật của mọi công dân và các cơ quan Nhà nước.
1. Chủ thể và đối tượng của khiếu nại.
* Chủ thể khiếu nại: pháp lệnh khiếu nại –tố cáo của công dân năm 1991
qui định công dân là chủ thể khiếu nại. Tuy nhiên trong thực tế, các tổ chức xã hội
cũng chịu sự tác động của các quyết định hành chính. Ngoài ra, trong quá trinh
quản lý Nhà nước đôi khi các cơ quan hành chính Nhà nước có những quyết định
hoặc hành vi hành chính làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan Nhà nước
khác. Vì vậy, ngay đoạn 1 khoản 1 điều 1 của luật khiếu nại –tố cáo qui định:
“Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính Nhà nước…”. Ngoài ra, pháp lệnh cán bộ công chức đã qui định
cán bộ, công chức có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật, nhưng lại chưa
có qui định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết những khiếu nại dạng này.
Vì vậy đoạn 2 khoản 1 điều 1 của luật khiếu nại –tố cáo có qui định “Cán bộ công
chức có quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền lợi ích hợp pháp của mình…”.
* Về đối tượng của khiếu nại: theo luật khiếu nại tố cáo qui định đối tượng
của khiếu nại bao gồm:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước (các quyết

12


định, hành vi trong hoạt động tư pháp, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật
này).
- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được áp dụng một trong các hình
thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách thức buộc thôi
việc đối với cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của mình theo qui định của
pháp luật cán bộ công chức (điều 2 khoản 12 luật khiếu nại –tố cáo). Như vậy, các
quyết định kỷ luật theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các
đoàn thể sẽ không điều chỉnh trong luật này.
2. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại.
2.1 Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại.
Điều 17 luật khiếu nại, tố cáo qui định quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
như sau:
- Người khiếu nại có quyền:
+ Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại.
+ Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận
quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã xâm phạm, được bồi thường
thiệt hại theo qui định của pháp luật.
+ Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo qui
định của luật này và pháp luật về tố tụng hành chính.
+ Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải
quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc
cung cấp các thông tin, tài liệu đó.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực

pháp luật.
2.2 Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại.
13


Điều 18 luật khiếu nại, tố cáo qui định quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu
nại như sau:
- Quyền của người bị khiếu nại.
+ Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại.
+ Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại
tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục
khiếu nại.
- Nghĩa vụ của người bị khiếu nại.
+ Tiếp tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại, thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết
định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc giải quyết của mình, trong trường hợp khiếu nại do có quen, tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải
quyết cho cơ quan tổ chức, cá nhân đó theo qui định của luật này.
+ Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung
cấp thông tin tài liệu liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
+ Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành
vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo qui định của pháp luật.
Việc qui định rõ quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại
nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên, bảo đảm cho việc giải quyết khiếu nại
thực hiện 1 cách nghiêm túc, đúng pháp luật; đồng thời khắc phục tình trạng lợi
dụng quyền khiếu nại hoặc giải quyết khiếu nại để gây khó khăn cho Nhà nước và
công dân.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Luật khiếu nại –tố cáo đề ra trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức
và người đứng đầu cơ quan tổ chức bị khiếu nại và các cơ quan tổ chức cấp trên
trực tiếp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Luật khiếu nại –tố
cáo cũng qui định các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng và thẩm
quyền của các cơ quan thanh tra.
Tại mục 2 chương II luật khiếu nại –tố cáo quy định cụ thể thẩm quyền của
các chủ thể giải quyết khiếu nại (được qui định từ điều 19 đến điều 29 luật khiếu
14


nại –tố cáo). Nhưng ở đây, chỉ nêu thẩm quyền giải quyết khiếu nại của chủ tịch
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là chủ tịch UBND
huyện).
- Theo qui định của điều 20 luật khiếu nại –tố cáo thì chủ tịch UBND
huyện có thẩm quyền:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyền hành chính, hành vi hành chính của
mình.
+ Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc
UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:
Theo quy định chung thì khiếu nại quyết định kỷ luật của thủ trưởng cơ
quan nào ký ban hành thì thủ trưởng có quan đó có trách nhiệm giải quyết. Trong
trường hợp còn khiếu nại tiếp thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp có trách
nhiệm giải quyết (điều 2 nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của chính phủ).
Theo qui luật tại điều 28 khoản 1: chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ký ban hành.
Trong thực tế các khiếu nại phát sinh nhiều lĩnh vực khác nhau: thuế, nhà ở,
đất đai, vi phạm hành chính, an ninh trật tự, an toàn giao thông…thì việc giải
quyết khiếu nại phải tuân theo thẩm quyền qui định trong những văn bản đó.
4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại.

Kế thừa những qui định của pháp lệnh khiếu nại –tố cáo của công dân năm
1991. luật khiếu nại –tố cáo đã qui định chi tiết, chặt chẽ hơn về trình tự thủ tục từ
khi nhận đơn, thụ lý đơn cho đến khi ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định
giải quyết .
4.1. Tiếp nhận đơn khiếu nại.
Theo qui định việc tiếp công dân đến khiếu nại –tố cáo, được tiến hành tại
nơi tiếp công dân (điều 75 luật khiếu nại –tố cáo); việc khiếu nại được thực hiện
bằng đơn, đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày tháng năm khiếu nại, tên địa chỉ người
khiếu nại, tên địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nêu rõ lý do, yêu cầu
của người khiếu nại và đơn phải do người khiếu nại ký tên (khoản 1 điều 33 luật
khiếu nại –tố cáo).
15


Trong trường hợp người khiếu nại đến trực tiếp thì phải hướng dẫn họ viết
thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo qui định của điều 5 khoản 1 và người khiếu
nại phải ký tên chịu trách nhiệm.
Trường hợp người khiếu nại thông qua người đại diện thì người đại diện
phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện tức phải có giấy uỷ
quyền, có xác nhận của UBND xã nơi người uỷ quyền hoặc người được ủy quyền
cư trú (khoản 1 điều 2 nghị định 67/1999/ NĐ-CP ngày 7/8/1999 của chính phủ).
Tuy nhiên việc khiếu nại đó vẫn phải thực hiện đúng theo qui định tại khoản 1
điều 33 luật khiếu nại –tố cáo.
Trường hợp chưa đồng ý kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu thì khiếu nại
tiếp theo, người khiếu nại ngoài giữ đơn còn gửi kèm theo quyết định giải quyết
trước đó và các tài liệu liên quan cho người giải quyết tiếp theo.
4.2. Thụ lý đơn.
Theo qui định khi cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại thì trong
thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền hay
không thuộc thẩm quyền, thì người giải quyết phải thụ lý xem xét giải quyết và

thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, nếu không thụ lý thì cũng phải
nêu rõ lý do và hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan thẩm quyền (điều
34,41).
Trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì hướng dẫn
mọi người viết thành đơn riêng để thực hiện quyền khiếu nại (khoản 1 điều 5 nghị
định 67).
Đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, ủy ban mặt trận tổ
quốc, các cơ quan thông tin đại chúng chuyển đến, nếu thuộc thẩm quyền thì thụ
lý giải quyết và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển đơn đến. Nếu
không thuộc thẩm quyền thì gửi trả lại và thông báo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân đã chuyển đơn biết (điều 6 nghị định 62).
Quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải thực hiện
đúng trình tự, thủ tục theo qui định và để tăng cường tính công khai, dân chủ trong
việc giải quyết khiếu nại, khắc phục tình trạng quan liêu, nâng cao hiệu quả của
công tác khiếu nại. Luật khiếu nại –tố cáo để tìm hiểu nội dung, yêu cầu của
người khiếu nại . luật còn qui định khi cần thiết người giải quyết khiếu nại tổ chức
đối thoại trực tiếp với người khiếu nại , người bị khiếu nại và có thể đưa ra hướng
giải quyết (điều 37, điều 44 luật khiếu nại –tố cáo).

16


Tuy nhiên luật chỉ qui định “Khi cần thiếtt” mỗi tổ chức công bố công khai,
đối thoại trực tiếp với nhau vì trong thực tế người khiếu nại hoặc người bị khiếu
nại phải trường hợp ở xa, đi lại khó khăn tốn kém, hoặc quá trình xác minh, kết
luận các bên đã nhất trí quan điểm giải quyết thì chỉ cần ra quyết định giải quyết là
đủ.
Trong quá trình tổ chức tiếp dân, nhận đơn, các cơ quan thẩm quyền cần
chú ý các trường hợp khiếu nại không thụ lý giải quyết, được qui định tại điều 32
luật khiếu nại –tố cáo bao gồm:

1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan
trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người
đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
3. Người đại diện không hợp pháp.
4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng.
6. Việc khiếu nại đã được toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có quyết định,
bản án của toà án.
+ Về thời hiệu khiếu nại: được qui định tại điều 31 luật ra khiếu nại –tố cáo;
thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc
biết được hành vi hành chính (pháp lệnh khiếu nại –tố cáo của công dân năm 1991
qui định thời hiệu khiếu nại là 6 tháng).
+ Về thời hạn khiếu nại tiếp: được qui định tại điều 39 luật khiếu nại –tố
cáo; thời hạn là 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết; hoặc kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu người khiếu nại khôngđồng ý thì
có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc
khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo qui định của pháp luật; đối với vùng
sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn khiếu nại tiếp theo không quá 45 ngày.
4.3. Về thời hạn giải quyết khiếu nại:
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, vùng sâu, vùng xa
45 ngày. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45
ngày; vung sâu, vùng xa, đi lại khó khăn không quá 60 ngày (điều 36).
Có thể nói so với pháp lệnh khiếu nại –tố cáo của công dân năm 1991 luật
khiếu nại –tố cáo qui định rõ thời hạn khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu và các lần tiếp theo, các vụ việc phức tạp, vùng sâu, vùng xa cho phù hợp
với thực tiễn; nhưng cũng không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý.
17



Luật khiếu nại –tố cáo tạo điều kiện cho người khiếu nại có thể khởi kiện vụ
án hành chính tại toà án.
Để khắc phục tình trạng khiếu nại tràn lan vượt cấp, chuyển đơn vòng vo.
Luật khiếu nại –tố cáo khẳng định trách nhiệm giải quyết lần đầu phải kịp thời,
đúng pháp luật để các khiếu nại được giải quyết từ khi phát sinh. Mặt khác, trong
quá trình giải quyết lần đầu có qui định việc đối thoại gặp gỡ, nếu thấy sai mà tự
sửa thì thôi, hoặc người khiếu nại thấy không có căn cứ thì rút đơn. Qui định như
vậy sẽ hạn chế việc gửi đơn vượt cấp hoặc khởi kiện ra toà hành chính.
Để tạo ra điểm dừng trong việc giải quyết khiếu nại, luật xác định nguyên
tắc: đối với các khiếu nại phát sinh ở địa phương thì chủ tịch UBND tỉnh là cấp
giải quyết cuối cùng (điều 23).
Để tránh tình trạng đơn chuyển vòng vo, luật khiếu nại –tố cáo qui định
người khiếu nại có nghĩa vụ gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết,
đối với đơn khiếu nại gửi không đúng thẩm quyền giải quyết thì cơ quan nhận
được không có trách nhiệm phải chuyển đơn.
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, luật khiếu nại –tố cáo
qui định cụ thể quyền giám sát của quốc hội, của UB thường vụ quốc hội, hội
đồng nhân dân, Thường trực HĐND, các đại biểu quốc hộ, đại biểu HĐND đối với
công tác giải quyết khiếu nại –tố cáo (các điều 85, 86, 87, 88, 89 luật khiếu nại –tố
cáo). Qui định quyền giám sát của mặt trận Tổ quốc Việt Nam các thành viên của
Mặt trận, các tổ chức thanh tra nhân dân (điều 91, 93 luật khiếu nại –tố cáo). Luật
còn qui định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân tạo điều kiện để Quốc hội,
HĐND giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại –tố cáo (điều 90) và định kỳ
thông báo cho ủy ban mặt trận Tổ quốc
cùng cấp về công tác giải quyết khiếu
nại –tố cáo (điều 92).
4.4. Về ra giải quyết khiếu nại.
Theo qui định của pháp luật các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
khi giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết vì: quyết định giải quyết
khiếu nại thể hiện trách nhiệm trước pháp luật của người có thẩm quyền giải quyết

khiếu nại và trách nhiệm công dân về những kết luận và quyết định của mình.
Quyết định giải quyết khiếu nại là một văn bản pháp lý có hiệu lực pháp luật để
người khiếu nại và các cá nhân ,cơ quan, tổ chức có liên quan đều phải chấp hành.
Mặt khác quyết định giải quyết khiếu nại là văn bản pháp lý để người khiếu
nại thực hiện việc có khiếu nại tiếp lên cấp có thẩm quyền hay không hoặc khởi
kiện vụ án hành tại toà án. Quyết định giải quyết khiếu nại vừa đảm bảo tính
18


nghiêm túc của người có thẩm quyền giải quyết vừa bảo đảm cho công dân thực
hiện quyền dân chủ của mình trước pháp luật. Do đó, tại Điều 38 Luật khiếu nại,
tố cáo qui định: quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải đảm bảo các nội dung
chủ yếu như sau:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định, tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị
khiếu nại; nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc toàn bộ; căn cứ pháp
luật để giải quyết khiếu nại, giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn
bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính khiếu nại, giải quyết các
vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại, việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu
có); quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án.
Để phân định rõ giữa quyết định khiếu nại lần đầu với quyết định giải quyết
khiếu nại các lần tiếp theo: Điều 45 Luật khiếu nại các lần tiếp theo phải ra quyết
định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết phải đảm bảo các
nội dung sau:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định, tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị
khiếu nại; nội dung khiếu nại; kết quả thẩm tra, xác minh, căn cứ, nội dung khiếu
nại, kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu
nại trước đó; giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần
hay hoàn toàn quyết định hành chính, chấm dứt hành vi bị khiếu nại, giải quyết
các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại, việc bồi thường thiệt hại (nếu có),
quyền khiếu nại tiếp, nếu là quyết định được giải quyết khiếu nại cuối cùng thì

phải ghi rõ.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND thì phải được gửi cho
người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan biết để
thi hành, nếu là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì gửi cho Tổng thanh
tra Nhà nước.
4.5. Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Theo nguyên tắc chung, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp
luật phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành; người ra quyết
định giải quyết phải có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, áp dụng các biện pháp cần
thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp cần thiết để quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh
(điều 23-nghị định 67/CP ngày 7/8/1999).
Căn cứ vào quyết định giải quyết của người có thẩm quyền, thủ trưởng cơ
quan Nhà nước bị khiếu nại có trách nhiệm:
19


- Ban hành quyết định hành chính để thay thế, sửa đổi quyết định hành
chính đã bị khiếu nại; chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (nếu người khiếu
nại đúng) bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị hại.
- Giải quyết yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định giải quyết
khiếu nại (nếu nội dung khiếu nại không đúng) khi cần thiết thì yêu cầu các cơ
quan chức năng thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đảm bảo cho quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định trong
phạm vi trách nhiệm của mình. Kiểm tra đôn đốc các cơ quan cấp dưới thi hành
các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
4.6. Việc lập hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Ngoài những qui định trên, Luật khiếu nại tố cáo còn quy định các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết khiếu nại phải lập thành hồ sơ giải quyết

khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời trình bày, văn bản trả lời của
người bị khiếu nại, biên bản thẩm tra xác minh, kết luận, kết quả giám định, quyết
định giải quyết khiếu nại, các tài liệu có liên quan.
Ngoài ra hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài
liệu và được lưu trữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu
nại tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại các toà án thì hồ sơ đó
phải được chuyển cho cơ quan hoặc toà án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu
cầu.

CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VÀ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI CỦA CHỦ TỊCH UBND THỊ XÃ HÀ TIÊN-KIÊN
GIANG
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
+ Thực hiện nghị định số 47/CP ngày 01/09/1998 của chính phủ về việc
chia tách huyện Hà Tiên, thành lập thị xã Hà Tiên và huyện Kiên Lương thuộc tỉnh
Kiên Giang.
+ Thị xã Hà Tiên là 1 Thị xã biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Kiên
Giang. Diện tích tự nhiên là 8.473,4 ha. Có 07 đơn vị hành chính xã phường gồm
20


04 phường, 3 xã). Phía Đông và Nam giáp huyện Kiên Lương; phía Tây giáp Vịnh
Thái Lan.
+ Về dân số: tính đến ngày 31/12/2004. dân số Thị xã Hà Tiên có 40.756
người. Nơi sinh sống của 3 dân tộc chủ yếu là kinh chiếm 85,53%; Khơme chiếm
10,75%; Hoa 3,62%.
+ Về đời sống: da số người dân sống bằng nghề buôn bán và dịch vụ du
lịch, ngoài ra còn sống bằng nghề khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản và chế
biến hàng hai sản.

+ Những yếu tố phát sinh khiếu kiện: Từ năm 1999 chính phủ đã có quyết
định số 158 cho phép Thị xã Hà Tiên áp dụng 1 số chính sách tại khu kinh tế cửa
khẩu.
+ Thị xãtiến hành qui định hoạch các trung tâm phát triển kinh tế, xây dựng
kết cấu hạ tầng, qui hoạch xây dựng các khu dân cư đô thị mới, chỉnh trang đô thị.
Từ đó tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến rõ rệt. Kết quả tăng
trưởng bình quân từ 1999-2003 là 12,5%. Thu nhập bình quân đầu người từ 3,7
triệu đồng (năm 1999) lên 4,8 triệu (năm 2003) (tính theo giá cố định năm 1994).
Bên cạnh những kết quả đạt được về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội và đô
thị hoá, cũng phát sinh những vấn đề xã hội cần quan tâm đó là các khiếu kiện
trong nhân dân, nhất là các lĩnh vực về quản lý sử dụng đất đai, nhà cửa, mà đặc
biệt là các chính sách về đền bù giải toả, giải phóng mặt bằng để xây dựng khu du
lịch, khu trung tâm kinh tế và chỉnh trang đô thị…. Bên cạnh đó, còn do chuyển
dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng như những vùng đất phèn mặn chuyển sang nuôi
trồng thuỷ sản (tôm, cua) từ đó nảy sinh các tranh chấp khiếu kiện trong nhân dân.
Đó là những vấn đề bức xúc, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có những
giải pháp tích cực để làm tốt công tác khiếu nại của công dân, góp vào ổn định
chính trị và trật tự an toàn xây dựng nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
II. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VÀ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
CỦA CHỦ TỊCH UBND THỊ XÃ HÀ TIÊN.
1. Tình hình khiếu nại trong 5 năm qua: (1999-2003).
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những
thành tựu quan trọng, đời sống xã hội không ngừng được nâng lên về mọi mặt, các
quyền cơ bản của công dân ngày càng dân chủ và phát huy, nhận thức về chính
sách pháp luật của Nhà nước đã có những chuyển bién rõ rệt. Chính vì vậy tình
21


hình khiếu nại của công dân trong những năm qua có xu hướng tăng hơn so với
năm trước và tính chất của khiếu nại cũng phức tạp, gay gắt hơn.

- Qua tình hình thực tế: nội dung các khiếu nại hầu hết tập trung vào lĩnh
vực về chính sách đền bù giải toả để qui hoạch xây dựng các công trình; đòi lại
nhà đất cũ do quá trình cải tạo XHCN đối với nông nghiệp và công thương nghiệp.
Ngoài ra còn các khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành chính thuộc các lĩnh
vực quản lý sử dụng đất đai, xây dựng …
- Về chủ thể khiếu nại cho thấy 100% là công dân. đối với khiếu nại chủ
yếu là các quyết định hành chính của UBND Thị xã về thu hồi đất; các chính sách
đền bù, các quyết định hành chính khác của UBND Thị xã và quyết định xử lý
hành chính của chủ tịch UBND các xã phường.
2. Tình hình triển khai tuyên truyền pháp luật về khiếu nại –tố cáo.
Sau khi luật khiếu nại –tố cáo có hiệu lực thi hành, UBND Thị xã tiến hành
triển khai luật khiếu nại –tố cáo và nghị định 67/1999/CP ngày 07/8/1999 của
chính phủ hướng dẫn thi hành luật khiếu nại –tố cáo cho cán bộ công nhân viên
chức của Thị xã. Chỉ đạo cho phòng tư pháp phối hợp với đài truyền thanh xã, các
xã phường, đoàn thể quần chúng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân những qui
định về khiếu nại –tố cáo.
Bên cạnh đó, UBND Thị xã chỉ đạo triển khai tuyên truyền chỉ thị số
30/CT.TW của Bộ chính trị, nghị định số 29/1998/NĐ.CP; nghị định số
71/1998/NĐ.CP của chính phủ về thực hiện dân chủ ở xã phường và các cơ quan
đơn vị hành chính sự nghiệp.
Để thực hiện tốt luật khiếu nại –tố cáo và nghị định 67 của chính phủ.
UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định số 1902/QĐ-UB ngày 14/09/1999 về
việc ban hành bản qui định về tổ chức nhiệm vụ, quyền hạn lề lối làm việc của tổ
hoà giải và hội đồng hoà giải, giải quyết lần đầu khiếu nại –tố cáo trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang và quyết định số 2486/QĐ-UB về qui định chế độ tổ chức tiếp công
dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Từ sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp Uy Đảng và chính quyền và sự phối hợp
của mặt trận, các đoàn thể quần chúng, người dân ngày càng có ý thức đầy đủ về
quyền và nghĩa vụ của mình đối với các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước. Nhiều vụ việc được nhân dân phát hiện, đấu tranh giải quyết

dứt điểm ở cơ sở, góp phần tích cực trong công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo
của công dân.
3. Công tác tiếp dân-nhận đơn.
22


* Tiếp dân là công tác có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết khiếu
nại và phát huy quyền dân chủ của nhân dân. chính vì vậy trong luật khiếu nại –tố
cáo dành nguyên chương V qui định việc tiếp công dân.
Xác định được tầm quan trọng của công tác tiếp dân UBND tỉnh đã ban
hành QĐ số 2486/GĐ-UB ngày 20/7/1999 về việc qui định chế độ tổ chức tiếp
công dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Để cụ thể hoá UBND Thị xã ban hành QĐ số 52/QĐ-UB ngày 16/09/1999
về việc thành lập tổ tiếp dân của thị uỷ và UBND Thị xã, thành phần bao gồm văn
phòng HĐND và UBND; văn phòng thị uỷ, thanh tra Thị xã, địa chính, nhà đất,
xây dựng, tài chính-kế hoạch…. Tổ tiếp dân xây dựng qui chế và lịch tiếp dân
thường xuyên và định kỳ của chủ tịch UBND Thị xã. Đồng thời làm tham mưu
cho thường trực UBND Thị xã chỉ đạo củng cố kiện toàn công tác tiếp dân của
UBND các xã phường và các cơ quan của Thị xã.
Qua tiếp dân đã tiếp thu được nhiều ý kiến phản ánh đóng góp, kiến nghị
của nhân dân, cũng qua đó giải thích một bước về các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu rõ hơn. Đồng thời tiếp nhận đơn,
hướng dẫn công dân gửi đơn đúng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trả lời
những kết quả giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Hàng ngày bố trí phân công những cán bộ có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất
đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ am hiểu thực tế để tiếp công dân. Quá
trình trực tiếp dân có sách ghi chép theo dõi cụ thể, hàng ngày tổng hợp báo cáo
tình hình cho tổ trưởng biết để xử lý kịp thời.
Kết quả tiếp dân như sau:
Năm 1999: 374 lượt.

Năm 2000: 456 lượt.
Năm 2001: 467 luợt.
Năm 2002: 448 lượt.
Năm 2003: 950 lượt.

23


* Nhân đơn: được thể hiện qua bảng phân tích sau:
Chỉ tiêu

1999

Đơn nhận thuộc thẩm 149
quyền trong đó:
- Khiếu nại về đất đai
119
- Nhà ở
02
- Đền bù
21
- Các dạng khác
07

2000

2001

2002


2003

241

251

237

217

185
43
13

181
01
61
8

128
103
06

103
105
09

Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy tình hình khiếu nại ngày càng một
tăng, nội dung khiếu nại tập trung vào lĩnh vực đất đai, và giá cả đền bù giải tỏa.
Cụ thể: vụ 64 hộ dân ấp ngã tư, xã Thuận Yên và 32 hộ dân phường Tô Châu rào

bao chiếm đất do xã quản lý để nuôi tôm (năm 2000); vụ thu hồi đất để khu tái
định cư Bình San; và giải toả làm đường dẫn lên cầu Tô Châu tổng cộng 72 hồ sơ
(năm 2001); vụ giải toả bồi hoàn xây dựng Trung tâm thương mại Trần Hầu (86 hồ
sơ); xây dựng bến cá Tô Châu (22 hồ sơ) khu du lịch Mũi Nai (16 hồ sơ)…
Nhìn chung nội dung các khiếu nại chủ yếu là xin lại đất, đòi bồi hoàn thành
quả lao động đã đầu tư, và đặc biệt là khiếu nại về chính sách đền bù chưa thoả
đáng (khu trung tâm thương mại, khu du lịch Mũi Nai, xây dựng bến cá Tô Châu).
Về phía người đi khiếu nại: trong đó có một số người vì lợi ích bị xâm
phạm, nhưng cũng có một bộ phận chưa hiểu rõ chính sách pháp luật, thiếu ý thức
bị kích động, lôi kéo, nên cũng gửi đơn theo, với suy nghĩ “nếu được thì tốt, mà
không được cũng không mất gì”; số khác thì mong muốn được giải quyết theo ý
muốn chủ quan của mình, từ đó dẫn đến đơn thư khiếu kiện ngày càng tăng và
phức tạp.
4. Công tác giải quyết khiếu nại.
Để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho chủ tịch UBND xã
trong việc giải quyết khiếu nại. UBND thị xã đã ban hành quyết định số 112/QĐUB ngày 18/11/1999 thành lập tổ tư vấn. Thành phần gồm: Chánh Thanh Tra làm
tổ trưởng, các ngành địa chính xây dựng, Tư pháp, Công an, mặt trận, hội nông
24


dân là những thành viên. Nhiệm vụ của tổ tư vấn là kiểm tra xem xét các chứng cứ
do cán bộ thụ lý hồ sơ thu nhập được, đồng thời có kết luận, kiến nghị cách giải
quyết trình chủ tịch UBND Thị xã ra quyết định giải quyết theo thẩm quyền của
mình.
Theo qui định tại điều 20 luật khiếu nại –tố cáo thì chủ tịch UBND huyện,
Thị xã có thẩm quyền giải quyết:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình.
+ Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch UBND cấp xã (phường), thủ trưởng cơ
quan thuộc UBND cấp huyện (thị xã) đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

Qua tổng hợp thực hiện công tác giải quyết khiếu nại từ
1999-2003 như sau:
Nội dung

ĐVT

1999

2000

2001

2002

2003

- Tổng số đơn
- Đã giải quyết
- Đạt tỷ lệ

Đơn

149
130
87,25

241
238
98,75


251
230
91,63

237
229
96,62

217
213
98,16

%

Trước tình hình khiếu nại của công dân có diễn biến ngày càng tăng, tính
chất ngày càng phức tạp hơn, gay gắt hơn. Vì vậy UBND thị xã đã tích cực chỉ
đạo các ngành chức năng có liên quan, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về
đất đai, thực hiện cải cách hành chính, công khai dân chủ các qui định của Nhà
nước, của địa phương đặc biệt là công khai các khu quy hoạch và các chính sách
đền bù giải toả.
Bên cạnh đó UBND Thị xã tập trung chỉ đạo, nhất là ngành thanh tra giải
quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, và củng cố công tác tiếp dân và tổ
hoà giải ở cơ sở xã phường, góp phần làm ổn định tình hình chính trị-an ninh trật
tự trên địa bàn thị xã.
* Kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu và hoà giải ở cơ sở (xã, phường)
như sau:

Nội dung

1999


2000

2001

2002

2003

25


×