Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

TIỂU THUYẾT MÙA TÔM CỦA THAKAZHI SIVASANKARA PILLAI NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.71 KB, 96 trang )

1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC………………………………………............................................... .....iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu....................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................7
3.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................8


4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn...................................................................................................9
NỘI DUNG.............................................................................................................10
Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG.......................................................................10
1.1. Phê bình sinh thái.............................................................................................10
1.1.1. Phê bình sinh thái như là một hướng tiếp cận văn học...................................10
1.1.2. Cách tiếp cận tác phẩm văn học trong phê bình sinh thái..............................12
1.2. Nhà văn Thakazhi Sivasankara Pillai và tiểu thuyết Mùa tôm..........................17
1.2.1. Nhà văn Thakazhi Sivasankara Pillai.............................................................17
1.2.2. Tiểu thuyết Mùa tôm…………… ………… ……………………………………19
Chương 2................................................................................................................. 22

CẢM THỨC SINH THÁI BIỂN TRONG TIỂU THUYẾT MÙA TÔM.................22
2.1. Biển - vị trí tối thượng......................................................................................22
2.2. Biển - những đòi hỏi về ứng xử........................................................................31
2.3. Biển và phụ nữ..................................................................................................47


2
Chương 3.................................................................................................................56
CÁC BIỂU TƯỢNG SINH THÁI TRONG TIỂU THUYẾT MÙA TÔM...............56
3.1. Biểu tượng biển................................................................................................57
3.2. Biểu tượng con thuyền......................................................................................64
3.3. Biểu tượng khuôn ngực phụ nữ........................................................................71

3.4. Biểu tượng màu sắc..........................................................................................78
KẾT LUẬN.............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................89


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Manh nha vào những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay, trải qua mấy
chục năm phát triển, phê bình sinh thái không còn là một khuynh hướng mới
mẻ; tuy nhiên nó vẫn là một mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng thôi thúc khám

phá ở Việt Nam.
Thế kỉ XXI là thế kỉ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con người phải
đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái. Trong xã hội hiện đại, cùng với tốc độ đô
thị hóa và sự ỷ lại vào khoa học kĩ thuật, con người đang ngày càng quay lưng
với tự nhiên, khai thác quá mức, khiến cho tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Thiên
nhiên trả thù con người không phải chỉ bằng các thảm họa, thiên tai, mà đáng
sợ hơn, trả thù bằng sự biến mất của chính nó. Cái “dây chuyền sống” huyền
diệu của tạo hóa đang ngày càng bị phá hủy. Phê bình sinh thái (ecocritisim)
nổi lên khi vấn đề biến đổi khí hậu, sự xuống cấp về môi trường không còn là
vấn đề của mỗi quốc gia dân tộc nữa, nó ảnh hưởng đến sự sống. Văn học
quan tâm đến sự sống cho nên khúc ngoặt của phê bình sinh thái xét đến cùng
lại liên quan đến bản thể của văn học.

Trên thế giới, khởi phát từ Anh – Mĩ, phê bình sinh thái đang là một
trào lưu năng động hiện nay, thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều hơn các
nước ngoài phương Tây. Đặc biệt, sau bài phát biểu “ Những tương lai của
phê bình sinh thái và văn học” của Karen Thornber (2013), văn chương Châu
Á - nơi được coi là có truyền thống sùng kính tự nhiên - được khơi dậy, nhìn
nhận và đánh giá lại theo con mắt riêng của phê bình sinh thái. Văn học Ấn
Độ cũng không nằm ngoài đánh giá đó.
Hơn nữa, Ấn Độ có một nền văn hóa - văn học lớn mà ở nhà trường
phổ thông còn chưa được giới thiệu nhiều, trong đó có Mùa tôm và tác giả
Pillai. Chúng tôi chọn tiểu thuyết Mùa tôm của Thakazhi Sivasankara Pillai để



2

đánh giá lại giá trị tác phẩm từ góc nhìn của phê bình sinh thái, kéo gần nền
văn hóa - văn học Ấn Độ với con người Việt Nam.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tiểu thuyết Mùa tôm được dịch ở Việt Nam và in sách từ trước năm
1982 (cuốn sách cũ nhất mà chúng tôi có, in lần thứ hai, do Nhà xuất bản Tác
phẩm mới xuất bản năm 1982). Tiểu thuyết Mùa tôm và tên tác giả Pillai đã
không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Mùa tôm từng được đưa lên sân khấu
kịch, sân khấu cải lương ở Việt Nam rầm rộ những năm 90 của thế kỷ trước,
cốt truyện đã trở nên vô cùng gần gũi với độc giả. Tuy nhiên, Mùa tôm chủ
yếu được khai thác trên màn ảnh nhỏ, qua cảm nhận trực quan từ diễn xuất

sân khấu. Cho đến nay, chúng tôi tìm được rất ít các báo cáo, luận văn, luận
án thuộc chuyên ngành ngữ văn ở Việt Nam viết về tác giả và tác phẩm trên.
Hiện tại, có hình thức nghe đọc truyện online trên một số địa chỉ Web (ví dụ
như />Cuốn Văn học Ấn Độ (NXB Giáo dục, 1999) của Lưu Đức Trung
cung cấp cho người đọc một cái nhìn xuyên suốt từ đặc điểm đất nước Ấn Độ
đến đặc điểm văn học dân gian, văn học viết, văn học cận hiện đại. Trong đó,
Thakazhi Sivasankara Pillai được nhắc đến là một trong những tác giả tiêu
biểu của văn học cận hiện đại với những tác phẩm chính và cách tân của một
nhà văn hiện thực mới. Tiểu thuyết Mùa tôm được tóm tắt ngắn gọn và được
đánh giá là tác phẩm nổi tiếng nhất của Pillai. Chủ yếu nhằm cung cấp một
cái nhìn bao chứa về văn học Ấn Độ, cuốn sách viết về Pillai và Mùa tôm chỉ
ở mức độ khái quát nhất.

Cuốn Giáo trình văn học Ấn Độ (NXB Đại học quốc gia, 2016) của
Đỗ Thu Hà viết cụ thể hơn một chút về cả tác giả Thakazhi Sivasankara Pillai
và tiểu thuyết Mùa tôm. Tuy nhiên, vấn đề mà Đỗ Thu Hà đề cập tới là những
đóng góp, vị trí của Pillai và Mùa tôm về bút pháp hiện thực can đảm, về nội


3

dung tố cáo xã hội và thành công của thể loại tiểu thuyết tâm lý trữ tình. Dù
năm 2015, phê bình sinh thái đã trở thành tiếng nói lớn trong phê bình văn
học, nhưng mục đích của giáo trình không dành phê bình bất kỳ nội dung sinh
thái trong bất kỳ tác phẩm nào.

Một nghiên cứu chi tiết khác về tác phẩm Mùa tôm ở Việt Nam là báo
cáo khoa học: “Phân tích tác phẩm Mùa tôm trong văn học Ấn Độ” của tác giả
Nguyễn Tùng Lâm, gồm 19 trang [39]. Nội dung chính của báo cáo này xoay
quanh nội dung và nghệ thuật chủ đạo của tiểu thuyết. Theo phương pháp phê
bình truyền thống, tác giả trên chú ý đặc biệt tới sự phản ánh sinh hoạt, đời
sống, sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong cộng đồng dân chài Ấn
Độ; tập trung phân tích tình yêu giữa hai nhân vật chính của tiểu thuyết là
Karuthamma và Parikutti, hôn nhân của Karuthamma và Palani như là một bi
kịch đớn đau tận cùng của con người khi bị bủa vây bởi hàng loạt tập tục cổ
hủ, hà khắc; đánh giá số phận con người (nhất là người phụ nữ) trong xã hội
Ấn Độ với nhiều tầng áp bức hữu hình và vô hình. Về nghệ thuật, báo cáo
trình bày nghệ thuật kịch hóa; tiếng hát của Parikutti trở thành chất xúc tác

cho xung đột và một số đặc trưng nghệ thuật khác như trữ tình ngoại đề, câu
nghi vấn, miêu tả sự vận động tâm lý nhân vật. Yếu tố thiên nhiên, văn hóa,
đạo đức hòa quyện như một môi trường sinh thái không phải là hướng khai
thác của báo cáo này.
Phê bình sinh thái là một khoa học phê bình văn học tương đối mới ở
Việt Nam, và tuyệt nhiên càng không có một nghiên cứu nào về Mùa tôm theo
quan điểm, lập trường, nhân sinh quan của phê bình sinh thái. Vì vậy, khi
chọn đề tài “Tiểu thuyết Mùa tôm của Pillai nhìn từ phê bình sinh thái” chúng
tôi gặp những khó khăn nhất định về tài liệu tham khảo phân tích chuyên sâu;
mặt khác, vấn đề trở ngại này lại cho chúng tôi hy vọng sẽ mang một tiếng



4

nói mới và khác về một tác phẩm quen thuộc, đã được hiểu sâu sắc về những
giá trị cơ bản.
Trên thế giới, cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về
tiểu thuyết Mùa tôm từ góc độ sinh thái. Tuy nhiên có một số bài tạp chí
nghiên cứu nội dung sinh thái biển trong tiểu thuyết này. Có thể kể ra đây bài
viết “Đảm bảo sự giàu mạnh hàng hải qua hiến dâng biển: đọc tiểu thuyết
Mùa tôm (International Journal of Research Culture Society, No.1, Issue 7,
2017) của Thakazhi Sivasankara Pillai của tác giả Diana Joe K và Joy Jacob.
Bài viết tập trung phân tích hệ thống niềm tin của nhưng người dân bản địa
thuộc khu vực ven biển Kerala được thể hiện trong tiểu thuyết và phám phá

cách thức mà hệ thống niềm tin và thực hành này tác động đến việc bảo vệ
đời sống biển như thế nào. Mặc dù bị coi là lạc hậu, nhưng những người bản
địa này là những người là những người chăm sóc thực sự đối với tự nhiên, bởi
vì mối quan hệ giữa họ với thiên nhiên dựa trên mối liên kết tinh thần sâu sắc,
sự kính trọng, sự khiêm tốn và sự trao nhận giữa thiên nhiên và con người.
Như vậy, văn hóa của người dân bản địa thường xuyên hòa nhập với thiên
nhiên, họ tôn thờ Katalamma, nữ thần biển như là những người cung cấp
nguồn sống tốt bụng và như là nữ thần cai trị. Niềm tin này ngăn cản các hoạt
động bóc lột đời sống biển, do đó tạo nên sự cân bằng lí tưởng giữa tự nhiên
và con người.
Bài viết “Biển cả không tha thứ: Đức tin, Phê bình sinh thái và Sự siêu
nghiệm trong Mùa tôm của Thakazhi Sivasankara Pillai” [Host Gator Web

Hosting, 2018] của Shakhi Nair cũng chia sẻ ý kiến với Diana Joe K và Joy
Jacob về nội dung sinh thái trong tiểu thuyết Mùa tôm. Đó là sự khám phá về
mối quan hệ giữa tư tưởng tôn trọng tự nhiên với đức tin bản địa dành cho nữ
thần Biển. Người dân làng chài hoàn toàn tin tưởng vào nữ thần biển cả
Katalamma, người nuôi dưỡng và bảo vệ họ. Tất cả các thần thoại, các tín


5

ngưỡng mê tín, các tập tục tôn giáo, đều xoay quanh nữ thần Biển. Cả cộng
đồng dường như là có tôn giáo riêng của họ, thần thoại riêng liên quan đến
các ngư phủ, những người sẽ được bảo vệ khỏi sóng thần. Pillai miêu tả niềm

tin và nỗi sợ hãi của con người, những người tin rằng thần Biển sẽ gột rửa họ
khỏi các run rủi nếu như họ giữ đạo đức và sự trong sạch. Mùa tôm biểu hiện
triết lí về sự siêu nghiệm qua những trang miêu tả về đời sống của cộng đồng
ngư dân ở bờ biển Kerala, những người coi bản thân họ là con trai của thần
Biển và vợ của họ là con gái của thần Biển. Ý tưởng về hậu quả của những
việc làm sai trái có thể đem lại lời nguyền của thần Biển biểu hiện mối quan
hệ gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Do đó, tư tưởng siêu nghiệm về sự
hợp nhất của toàn thể là nội dung chủ đạo của cuốn tiểu thuyết.
Trong bài viết “Lí thuyết điện tử: Sự cộng gộp của văn học và môi
trường trong văn học Anh ngữ Nam Á” (Journal of Higher Education and
Research Society, A Refereed International, Vol 1, Issue 1, 2013) của
Shivkumar Tumwad, tiểu thuyết Mùa Tôm được khẳng định như là “ví dụ của

phê bình sinh thái” [59; 484]. Theo tác giả, cuốn tiểu thuyết khắc họa cộng
đồng đánh cá điển hình với sự nghèo đói, sự mê tính dị đoan và tình yêu với
những phong tục và môi trường cũ. Pillai đã đem đến cho độc giả bức tranh
sống động về môi trường, Tự nhiên, thôn quê, biển, cánh đồng cỏ, trang trại,
hồ v.v… Những người đánh cá có niềm tin mãnh liệt vào sự hiện diện của nữ
thần Katalamma, người được cho là sống trong lòng biển sâu vào không thể
biết được trạng thái và sự nguyền rủa của nữ thần; bất cứ khi nào có ai đó vi
phạm quy tắc đạo đức trong việc khai thác tự nhiên và môi trường, nữ thần sẽ
nổi giận và tạo ra các sinh vật hung dữ trong biển. Và đây là bài học về bảo vệ
sinh thái biển mà cuốn tiểu thuyết muốn chuyển tải.
Tác giả bài viết “Không mất mát trong dịch thuật: Mùa tôm ở những bờ
biền xa lạ” (Translation Today, Vol 4, No.1, 2007), Mini Chandran khai thác



6

biểu tượng “đất như là phụ nữ” của tiểu thuyết. Tác giả cho rằng sự đề cao ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái được gửi gắm trong sự đồng nhất giữa sự an
toàn/sự tôn trọng của đất đai với thân thể phụ nữ. Sự thiếu tôn trọng và xâm
hại thân thể phụ nữ được miêu tả song song với sự hoạt động xói mòn, bóc lột
đất đai. Tác giả cho rằng niềm tin văn hóa này phản ánh ý thức tôn trọng môi
trường, môi sinh của tiểu thuyết Mùa tôm.
Những phân tích cụ thể nhất về nội dung sinh thái trong tiểu thuyết
Mùa tôm có lẽ là bài viết “Thế giới của Amitav Ghosh và Thakazhi

Sivasankara Pillai – Những cổ mẫu sinh thái” (Online International
Interdisciplinary Research Journal, Vol 5, Issue 3, 2015) của S. Karunya. Bài
viết phân tích biểu tượng biển trong cuốn tiểu thuyết. Theo đó, biển thực sự là
một người Mẹ, người đem lại thức ăn, người duy trì sự sống cho cộng đồng
đánh bắt cá. Biển được miêu tả trong tác phẩm vừa là kẻ hủy diệt, vừa là
người bảo vệ. Cổ mẫu biển được phân tích như là biểu tượng cho sự bất biến.
Sự tuần hoàn trong cuộc sống của các thuyền trài được duy trì hàng ngày, đó
là việc đưa thuyền ra biển, và khi mặt trời lên, họ đánh cá và sau đó đổ ca lên
bờ, chờ đợi có thương lái mua cá với giá tốt và sau đó thì mặt trời lặn. Biển
chiếm hữu một phần lớn của trái đất. Diện mạo của biển đem lại cho con
người những trải nghiệm bí ẩn khi mà đường chân trời ám chỉ khoảng trống
vô định và những miền đất thần bí của biển cả. Biển cả những là biểu tượng

của hành trình đời sống. Giống như biển cả, con người tốt và xấu cùng một
lúc. Trạng thái của họ di chuyển và không vĩnh viễn. Các con thuyền tái hiện
chuyến đi và các chuyến chu du con người trải qua trong cuộc sống của mình
và họ không phải đối mặt với ranh giới ngăn cản nào trên biển. Nhà nghiên
cứu phân tích hình ảnh những đứa con của biển trong tiểu thuyết Mùa tôm sợ
hãi lời nguyền của biển như thế nào. Nếu con người không gìn giữ phẩm
hạnh, biển cả nổi giận; những người con trai của biển sẽ bị kéo đi vô định; và


7

thậm chí nếu biển cả thay đổi tâm trạng thì nước biển có thể chuyển thành đen

ngòm. Cụ thể là, khi Karuthamma không giữ phẩm hạnh của một người vợ thì
cuộc sống của Palani trở nên khốn cùng khi phải đối đầu với sự thay đổi bất
thình lình, lên xuống của những dòng biển. Chỉ vì Karuthamma không cầu
nguyện cho chồng mình mà lại nhớ đến một người đàn ông khác, Palani bị
mắc kẹt giữa cơn cuồng nộ của sóng khi mà nó dâng cao lên đến đỉnh núi.
Biểu tượng thứ hai mà nhà nghiên cứu phân tích là cổ mẫu màu sắc.
Khi biển có màu xanh và có một chút âm thanh thì đời sống của những người
dân chài an toàn trong bàn tay của biển cả, nhưng cuối cùng, khi biển trở nên
bình lặng và có màu đen, Palini bị mắc kẹt trong bão và bị chết trong vòng
xoáy của biển cả. Những nhân vật trong tác phẩm này gắn chặt với biển, cuộc
sống của họ không đi vượt quá khỏi biển cả. Nói tóm lại, người mẹ thiên
nhiên được miêu tả như là người cứu thế đồng thời cũng là kẻ hủy diệt; nếu

thiên nhiên thấy mình được bảo vệ, nó sẽ bình an; hoặc ngược lại, nếu thiên
nhiên cảm thấy bị làm phiền và chịu đựng, nó sẽ lấy đi sự sống của những
người vô tội. Cuối bài nghiên cứu, tác giả kết luận, thiên nhiên được đan dệt
trong văn bản một cách nghệ thuật. Sự cân bằng sinh thái của tiểu thuyết là
bài học cần thiết cho ngày nay.
Có thể nói các nghiên cứu hiện nay chủ yếu hướng vào mối quan hệ
giữa thiên nhiên và đời sống tâm linh được thể hiện trong tác phẩm Mùa tôm.
Công trình này cố gắng vượt qua sự tập trung vào nội dung thiên nhiên của
tác phẩm để đi sâu phân tích tiểu thuyết Mùa tôm từ góc độ phê binh sinh thái
như là một hướng tiếp cận văn học.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài muốn khẳng định lại một lần nữa giá trị của tiểu thuyết
Mùa tôm đối với độc giả Việt Nam và thế giới. Ngoài những nội dung mang


8

tính xã hội, tác phẩm còn mang giá trị về tư tưởng sinh thái, văn hóa sinh thái,
cái nhìn sâu sắc về “nhân vật tự nhiên”.
Thứ hai, trên cở sở đọc tiểu thuyết Mùa tôm từ góc độ phê bình sinh
thái và đặt cách đọc đó trong truyền thống văn hóa của Ấn Độ, đề tài vừa
khẳng định “khả năng ứng dụng được” (applicability) của phê bình sinh thái
trong việc đọc văn bản văn học nào thuộc bất cứ truyền thống văn hóa, văn

học nào trên thế giới và vừa gợi ý về đặc trưng của “khả năng ứng dụng
được” này trong trường hợp văn học Ấn Độ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thuyết về phê bình sinh thái, tác giả Thakazhi Vasankara Pillai
và tiểu thuyết Mùa tôm
- Phân tích các yếu tố nội dung thể hiện cảm thức về mối quan hệ giữa
sinh thái biển và con người
- Phân tích giá trị sinh thái của tác phẩm trên các phương diện biểu
tượng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết Mùa tôm của nhà văn Ấn Độ Thakazhi Sivasankara Pillai

(Bản dịch của Hoàng Cường, Nhà xuất bản Văn học, năm 2015) từ góc nhìn
của phê bình sinh thái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài phân tích tiểu thuyết Mùa tôm của Pilai-văn học Ấn Độ từ lăng
kính của phê bình sinh thái và có những so sánh đánh giá trong tương quan
với văn hóa đặc trưng của Ấn Độ. Từ đó, đề tài khẳng định giá trị của cuốn
tiểu thuyết này nói riêng và của văn học Ấn Độ nói chung trong mối quan hệ
với môi trường và văn hóa Ấn Độ.


9


5. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng "cảm quan nhìn lại" của phê bình sinh thái làm tiền đề để
nhận thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên xung quanh như một thực
thể của chỉnh thể sinh thái. Sự nhận thức lại này sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ
hơn mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa.
- Phương pháp phê bình nhìn từ góc độ văn hóa: bản chất của phê bình
sinh thái chính là phê bình văn hóa. Vậy không thể thiếu sự tìm hiểu từ văn
hóa, tín ngưỡng, quan niệm để kiến giải cảm quan sinh thái, những biểu tượng
sinh thái, những màu sắc sinh thái.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã được
vận dụng để nhận diện khuynh hướng văn xuôi mang cảm thức sinh thái qua
các hình ảnh biểu tượng, những sắc màu của thiên nhiên,...

- Phương pháp liên ngành: văn học, địa lý, văn hóa, tôn giáo,…
- Phương pháp thống kê, phân tích, khái quát - tổng hợp các vấn đề.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần Mở đầu và Phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết chung.
Chương 2: Cảm thức sinh thái biển trong tiểu thuyết Mùa tôm.
Chương 3: Các biểu tượng sinh thái trong tiểu thuyết Mùa tôm.


10
NỘI DUNG
Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG


1.1. Phê bình sinh thái
1.1.1. Phê bình sinh thái như là một hướng tiếp cận văn học
Loài người, sau một thời gian dài, mải miết đi tìm cho mình sự sung túc
và thụ hưởng bằng cách nêu cao khẩu hiệu “chinh phục tự nhiên”, bằng suy
nghĩ tự nhiên phải phục tùng, dâng hiến và bằng hành động khai thác tự nhiên
vô độ; rồi một ngày nhận ra trái đất nóng lên, nguồn nước khô cạn, muông thú
bị hủy diệt, và cuộc sống đầy ắp những bất an từ tự nhiên mang lại. Loài
người lay gọi nhau ngộ tỉnh trước nguy cơ suy thoái sinh thái đang diễn ra
trên toàn cầu. Các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đều hướng sự
quan tâm cấp thiết của mình tới môi trường. Các nhà nghiên cứu văn học còn
thờ ơ, nghĩ rằng lĩnh vực văn học mình đảm trách chưa liên hệ gì tới tự nhiên

rồi cũng thừa nhận rằng mình không thể đứng ngoài cuộc. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa và sự nhập cuộc chủ động của các ngành, “phê bình sinh thái” ra
đời, trở thành một thuật ngữ chuyên ngành nhanh chóng lan truyền và hoạt
động phê bình sinh thái trở thành một phong trào có sức tỏa rộng trên phạm vi
toàn thế giới.
Các học giả trên khắp thế giới đưa ra nhiều định nghĩa và cách hiểu về
phê bình sinh thái. Có thể nhận ra phê bình sinh thái có những điểm sau:
Thứ nhất, bằng nhiều cách gọi khác nhau nhưng phê bình sinh thái
được khẳng định là một khoa học xã hội có phương pháp nghiên cứu, nguyên
tắc thẩm mỹ, định hướng, mục tiêu rõ ràng.



11

Thứ hai, phê bình sinh thái nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên trong văn học trên nguyên tắc mỹ học của văn bản văn học, lấy trái
đất làm nhân vật trung tâm. Phê bình sinh thái “nghiên cứu mối quan hệ giữa
con người và môi trường vật lí…, nó lấy cách tiếp cận “lấy trái đất làm trung
tâm” để nghiên cứu văn học.” [8].
Cụ thể, phê bình sinh thái đặt câu hỏi xoay quanh vai trò của tự nhiên
hay vai trò của “thế giới không phải con người” (non-human world) đối với
sự phát triển nội tại của tác phẩm văn học. Hơn nữa, phê bình sinh thái còn
tìm hiểu sự tương tác của tác phẩm văn học với hiện thực vật chất của môi
trường, như việc tác phẩm văn học, như là một “mã văn hóa”, “mã ngôn ngữ”

hay một “đạo đức về môi trường” hay một “ẩn dụ mang tính văn học” về
thiên nhiên, có “ảnh hưởng có ích hay nguy hại đối với môi trường” và “đã
dẫn đến sự khủng hoảng sinh thái toàn cầu” [8].
Phê bình sinh thái không chỉ mang quan điểm “lấy trái đất làm trung
tâm” mà hơn thế còn tìm sự hài hòa giữa trái đất với con người. Phê bình sinh
thái thay mặt tự nhiên hỏi lại con người những câu hỏi về vị trí, vai trò, ảnh
hưởng, ý nghĩa của tự nhiên; trả lại cho tự nhiên chỗ đứng xứng đáng. Từ đó
tìm hiểu thái độ, tư tưởng, quan niệm của nhân vật, của nhà văn nói riêng và
con người nói chung trong cách ứng xử đạo đức với tự nhiên.
Thứ ba, phê bình sinh thái cần cái nhìn liên ngành, đa chiều; liên quan
mật thiết đến các vấn đề về văn hóa, dân tộc, nữ quyền, lịch sử, địa lý,...
Thứ tư, đối tượng khảo sát của phê bình sinh thái rất rộng: toàn bộ các

văn bản văn học từ cổ chí kim viết theo bất cứ một thể loại hay một xu hướng
nào, phủ kín phạm vi khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới. Phê bình sinh thái
không đối lập với bất kỳ một hình thức phê bình nào, song nó có năng lực
đánh giá riêng, thậm chí lật lại toàn bộ các vấn đề tác phẩm một cách ngoạn


12

mục bất ngờ, dẫn người đọc đến một tư tưởng mới giàu nhân văn và khoa
học.
Thứ năm, mặc dù phạm vi rộng lớn của những vấn đề đặt ra và mức độ
khác nhau của sự phức tạp, toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả

thuyết cơ bản mà văn hóa con người kết nối với thế giới tự nhiên, ảnh hưởng
tới nó và chịu ảnh hưởng của nó. Phê bình sinh thái đặt ra vấn đề quan hệ nối
kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và
văn học. Như là một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở
văn học và chân kia trên mặt đất; như là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình
sinh thái dàn xếp giữa con người và (thế giới) phi nhân.
1.1.2. Cách tiếp cận tác phẩm văn học trong phê bình sinh thái
Phương châm của phê bình sinh thái là lấy con người làm trung tâm.
Điều này có thể thấy trong định nghĩa của Cheryll Glotfelty, một trong học
giả đầu tiên nỗ lực tìm một định nghĩa cụ thể cho phê bình sinh thái” “Phê
bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi
trường tự nhiên”…” Với tư cách là một quan điểm phê bình, phê bình sinh

thái đứng một chân ở văn học, một chân ở trái đất; với tư cách là một diễn
ngôn lý thuyết, nó làm hài hòa mối quan hệ giữa nhân loại và thế giới phi
nhân loại”…”Phê bình sinh thái mang đến một phương pháp nghiên cứu văn
học lấy trái đất làm trung tâm” [28]. Có thể thấy, định nghĩa của Glotfelty có
nhiều cụm từ, nhiều cách diễn đạt trở thành “câu cửa miệng” khi người ta nói
đến phê bình sinh thái, như “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối
quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên”, hay “nó làm hài hòa mối quan
hệ giữa nhân loại và thế giới phi nhân loại” hay “phê bình sinh thái mang đến
một phương pháp nghiên cứu văn học lấy trái đất làm trung tâm”. Thế nhưng,
để có thể áp dụng được lí thuyết phê binh sinh thái trong việc đọc văn bản,



13

hay để có thể đọc văn bản văn học từ lăng kính của phê bình sinh thái, cần có
những định nghĩa mang tính diễn giải và chỉ dẫn cụ thể hơn.
Và đúng là đã có nhiều cách tiếp cận và cách diễn đạt khác nhau về phê
bình sinh thái nhằm cụ thể hóa định nghĩa mang tính khái quát ban đầu của
Glotfelty. Những cách diễn đạt này có ích trong việc giúp độc giả hình dung
được cách thức nghiên cứu một hiện tượng văn học từ góc độ sinh thái là như
thế nào, để không lẫn với các cách tiếp cận văn học khác.
Với Richard Kerridge, ông định nghĩa “Phê bình sinh thái
(ecocriticism) là phê bình văn học và văn hóa từ điểm nhìn của chủ nghĩa môi
trường (environmentalism). Văn bản được đánh giá từ góc độ là có ảnh hưởng

nguy hại hay có ích về mặt môi trường. Niềm tin và tư tưởng được xem xét về
từ những ẩn ý về môi trường của văn học [30; 530]. Ở đây, Kerridge nhấn
mạnh đến hai phương diện của đọc tác phẩm văn học từ góc độ phê bình sinh
thái. Thứ nhất, đó là tìm các ẩn ý hay các cách diễn đạt về môi trường, về tự
nhiên trong tác phẩm. Thứ hai, đó là việc phân tích xem những ẩn ý đó hay
các diễn đạt đó có thể có tác động (tốt hay xấu) về khía cạnh môi trường. Như
vậy, theo định nghĩa của Kerridge, người làm nghiên cứu văn học cần phải có
kiến thức và trách nhiệm về môi trường để có thể thảo luận, phân tích xem
văn bản văn học với các nội dung về môi trường và thiên nhiên của nó có thể
có ích gì hay gây hại gì đối với môi trường. Yêu cầu này được Karen
Thornber chỉ ra rõ ràng trong định nghĩa về phê bình sinh thái của bà. Bà cho
rằng “Cách con người tương tác với môi trường chịu sự chi phối mạnh mẽ của

những ý niệm/diễn ngôn về môi trường. Phân tích các diễn ngôn này nằm
trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của phê bình sinh thái – một
khuynh hướng lí thuyết phê bình đang phát triển rất năng động hiện nay, đặc
biệt ở Anh, Mỹ. Đây là một lí thuyết liên ngành, kết hợp giữa văn học và khoa


14

học, giữa phân tích văn chương và rút ra những cảnh báo về môi trường”.
[46].
Ở đây, giống như Kerridge, Thornber đề ra yêu cầu về sự hiểu biết liên
ngành (ngoài văn học còn có kiến thức về môi trường, tự nhiên) trong nghiên

cứu phê bình sinh thái. Điều thú vị và quan trọng trong phê bình sinh thái mà
Thornber và Kerridge cùng nhấn mạnh đó là những biểu đạt về sinh thái trong
tác phẩm văn học có thể có hại hay có lợi cho môi trường sinh thái. Thornber
cho rằng diễn ngôn về sinh thái phản ánh và tác động lên cách hành xử của
con người đối với thế giới sinh thái xung quanh. Điều này được bà phân tích
một cách tỉ mỉ ở đoạn tiếp sau trong định nghĩa về phê bình sinh thái của bà.
Đó là việc bà cho rằng các nhà phê bình “có thể không đưa ra được những
giải pháp trực tiếp cho những vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay”, thế
nhưng việc “phân tích các diễn ngôn về thiên nhiên và môi trường” có thể
“có thể tác động đến tâm thức con người, điều chỉnh nhận thức, khắc phục
được những ngộ nhận về môi trường, đề từ đó, có những hành động đúng đắn
hơn, hướng đến sự phát triển bền vững và xa hơn, đồng thời là quan trọng hơn

cả, là hình thành một chủ nghĩa nhân văn mới, ở đó, con người biết nghe
tiếng nói của thiên nhiên để đối thoại với nó” (người viết nhấn mạnh) [9].
Ở đây, điều thú vị là Thornber cho rằng sự phân tích cách biểu đạt về môi
trường hay như cách nói của Joseph Mecker, sự “nghiên cứu về chủ đề và mối
quan hệ của sinh vật học xuất hiện trong tác phẩm văn học” [theo 9] phải bao
gồm việc phân tích hay nghiên cứu tác động của cách biểu đạt sinh thái hay
chủ đề sinh thái đó đối với việc hình thành nên ý thức sinh thái của con người
và bản thân sự phân tích và nghiên cứu đó cũng đã là một việc có khả năng
hình thành nên ý thức về sinh thái trong chính người nghiên cứu. Như vậy, cả
Kerridge và Thornber nhấn mạnh bước đầu tiên của việc phê bình sinh thái là
phân tích cách biểu đạt về thiên nhiên và môi trường trong tác phẩm văn học



15

và bước thứ hai là phân tích tác động của cách biểu đạt đó đối với ý thức về
sinh thái trong độc giả và với bản thân hiện thực sinh thái.
Định nghĩa của Scott Slovic, người sáng lập Hiệp hội Môi trường và
Văn học thế giới có thể coi là một cụ thể hóa hai bước hay hai nội dung trong
phê bình sinh thái mà Thornber và Kerridge đề cập. Với Slovic, “Phê bình
sinh thái là chỉ hai phương diện nghiên cứu”: phương diện thứ nhất, đó là việc
“nghiên cứu lối viết tự nhiên”, nghiên cứu “hàm nghĩa sinh thái và mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên” (người viết nhấn mạnh). Thậm chí,
Slovic cho rằng người nghiên cứu có thể phân tích mối quan hệ giữa con

người và tự nhiên “trong bất cứ bất cứ văn bản văn học nào cho dù những văn
bản ấy thoạt nhìn có vẻ như rõ ràng miêu tả thế giới phi nhân loại”. Phương
diện thứ hai, đó là việc tìm hiểu “nhận thức ngày càng lớn của xã hội đương
đại về tầm quan trọng và tính dễ bị tổn thương của thế giới phi nhân loại”
thông qua sự miêu tả mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong tác phẩm
[9] Như thế, phê bình sinh thái yêu cầu người nghiên cứu phải phân tích thế
giới tự nhiên và cách diễn đạt về tự nhiên ở trong tác phẩm.
Có thể thấy, Slovic cũng nhấn mạnh hai bước trong công việc của nhà
phê bình sinh thái, điều mà Kerridge và Thornber cũng chia sẻ. Điều đặc biệt
trong nhận định của Slovic là ông nhấn mạnh việc phân tích mối quan hệ của
con người và tự nhiên trong tác phẩm. Lawrence Buell, một nhà lí luận chủ
chốt của phê bình sinh thái, đã cụ thể hóa hơn, các bước của việc xem xét mối

quan hệ của con người và tự nhiên, trong cuốn The Environmental
Imagination (Cambridge, Mass., and London: Harvard University Press,
1995) của mình. Bà chỉ ra, thứ nhất, người nghiên cứu cần xem xét xem thế
giới môi trường, tự nhiên trong tác phẩm hiện lên như là một phương tiện,
một khung nền hay là như một nhân vật tác động đến số phận, tâm trạng con


16

người, từ đó cho thấy số phận con người gắn kết với diễn tiến của thế giới tự
nhiên. Thứ hai, người nghiên cứu cần tìm hiểu liệu trong tác phẩm văn học
đó lợi ích con người có phải luôn luôn là lợi ích hợp pháp không. Thứ ba, tác

phẩm có nhấn mạnh đến trách nhiệm của con người với môi trường không.
Tính đạo đức về vấn đề môi trường được thể hiện trong tác phẩm cũng đã
được William Howarth miêu tả cụ thể trong quan niệm của ông về công việc
của nhà phê bình sinh thái. Đó là người “đánh giá những ưu nhược tốt xấu
trong các tác phẩm miêu tả ảnh hưởng của văn hóa đến tự nhiên, chủ trương
ca ngợi tự nhiên, lên án kẻ tàn phá tự nhiên và thông qua hành động chính trị
để làm giảm bớt sự thương tổn của tự nhiên” [36; 69]. Thứ tư, tác phẩm có
hàm ẩn về chu trình hiểu biết về môi trường trong tác phẩm hay không. Buell
nhấn mạnh rằng, những nguyên tắc này tập hợp thành một chỉ dẫn để tránh xu
hướng lấy con người làm trung tâm một cách vô tâm và thờ ơ.
Nói một cách cụ thể hơn, khi tiếp cận tác phẩm từ góc độ phê bình sinh
thái, người nghiên cứu đặt các câu hỏi đặc trưng như “tự nhiên được hình

dung như thế nào trong các bài thơ trữ tình? Vai trò của bối cảnh tự nhiên
trong cốt truyện của tiểu thuyết? Các giá trị thể hiện trong kịch có nhất quán
với trí tuệ sinh thái? Làm thế nào chúng ta có thể mô tả cách viết về tự nhiên
như một thể loại? Ngoài chủng tộc, giới tính nên đặt điểm nào trở thành danh
mục phê bình mới? Nhà văn nam viết về tự nhiên khác nhà văn nữ như thế
nào? Cách đọc nào chịu ảnh hưởng của mối quan hệ của con người với thế
giới tự nhiên? Ý niệm về sự hoang dã sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian
tới? Những cách nào và những tác động gì mà khủng hoảng môi trường thấm
vào văn học đương thời và văn hóa đại chúng? (…) Những hướng đi nào khoa
học sinh thái học hướng đến trong nghiên cứu văn học? Khoa học mở ra như
thế nào trong việc phân tích văn học? Sự trao đổi lẫn nhau giữa những khái
niệm không giống nhau có thể có giữa nghiên cứu văn học và diễn ngôn môi



17

trường trong mối quan hệ liên ngành như lịch sử, triết học, tâm lí, lịch sử nghệ
thuật, đạo đức?” [36].
Như vậy, có nhiều định nghĩa về phê bình sinh thái với nhiều cách diễn
đạt và sự nhấn mạnh khác nhau. Từ những khái quát này, chúng ta có thể hình
dung ra hai công việc cơ bản mà người nghiên cứu cần tiến hành khi tiếp cận
văn bản văn học, hiện tượng văn học, truyền thống văn học từ góc độ phê
bình sinh thái. Thứ nhất, đó là phân tích cách biểu đạt và nội dung về sinh
thái, về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, về các bài học đạo đức liên

quan đến sinh thái, quá trình nhận thức về sinh thái trong trong tác phẩm văn
học. Thứ hai, đó là phân tích nội dung đó và cách biểu đạt đó có thể có ảnh
hưởng gì trong việc hình thành ý thức về sinh thái và môi trường trong người
đọc và có ảnh hưởng gì đến chính hiện thực tự nhiên và môi trường.
Trong luận văn này, người viết vận dụng lý thuyết phê bình sinh thái để
đọc tác phẩm Mùa tôm của Thakazhi Sivasankara Pillai. Mặt khác, trong quá
trình triển khai đề tài, người viết cũng đặt tiểu thuyết trong bối cảnh văn hóa
Ấn Độ để có hiểu rõ hơn đặc trưng của phê bình sinh thái khi áp dụng vào
một tác phẩm văn học Ấn Độ.
1.2. Nhà văn Thakazhi Sivasankara Pillai và tiểu thuyết Mùa tôm
1.2.1. Nhà văn Thakazhi Sivasankara Pillai
Thakazhi Sivasankara Pillai sinh ngày 17/4/1912 tại làng Thakagi bang

Kerala Ấn Độ, là nhà văn hiện thực, cây bút tiểu thuyết và truyện ngắn nổi
tiếng viết bằng tiếng Malayalam. Ông là người sáng lập Liên đoàn các nhà
văn tiến bộ bang Kerala (1942).
Ngay từ những tác phẩm đầu tay như Hoa mới nở - 1934, Những câu
chuyện làng Thakagi – 1938, Pillai đã dũng cảm đứng về phía những người
nghèo khổ, phê phán những bất công xã hội, lên án tội ác của chế độ đẳng


18

cấp, các tục lệ tôn giáo dã man ở Ấn Độ. Tên tuổi của ông một phần được mọi
người biết đến khi tổ chức Liên Hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học và văn hóa

(UNESCO) dịch kiệt tác Mùa tôm sang tiếng Anh, được dựng thành phim
năm 1966. Pillai được coi là hạt nhân của các nhà văn hiện thực xã hội chủ
nghĩa, những tác phẩm của ông phần nhiều là những bức chân dung của tình
yêu và bi kịch. Rất ít các nhà tiểu thuyết Ấn Độ đã khai thác bản chất của tình
cảm theo lối mà Pillai đã làm. Ông thường viết về giai cấp tư sản, dùng ngôn
ngữ cuộc sống của tầng lớp dưới và đi tìm những lúc thăng trầm trong những
mối hy vọng của đất nước Ấn Độ hiện đại.
Khung cảnh mà Thakazhi Sivasankara Pillai miêu tả trong tác phẩm
của mình là hàng ngàn số phận đại diện cho muôn vàn loại người ở Kerala:
người đánh cá, thư ký, tiểu nông, chúa đất,...Ông đã cố gắng để bắt kịp bước
chuyển mình của xã hội, tìm ra những nội lực sâu kín, bí ẩn trong từng con
người trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Tất cả những điều đó đã khiến cho tác

phẩm của ông trở thành những bức tranh sinh động về đất nước, con người và
truyền thống Ấn Độ.
Ngoài tiểu thuyết Mùa tôm (1956) được giải thưởng cao nhất của Viện
Hàn lâm văn học Ấn Độ do tổng thống Ấn Độ trao tặng vào năm 1957, ông
còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Cái đầu lâu (1947), Con trai người
quét rác (1948), Hai vốc cơm (1949),...Ông được trao giải Padma Bhushan,
giải thưởng văn học cao quý nhất ở Ấn Độ. Ông mất ngày 10/4/1999, thọ 87
tuổi.
Thakazhi Sivasankara Pillai là một cây bút có nhiều đóng góp xuất sắc
trong việc cách tân nền văn học Ấn Độ. Thời kỳ đầu, Pillai theo bút pháp lãng
mạn, sau đó nhanh chóng chuyển sang bút pháp hiện thực. Nghệ thuật trong
mỗi tác phẩm đều được đánh giá cao. Cách miêu tả tâm lý và phản ánh hiện

thực rất sâu sắc. Pillai là nhà văn đã góp phần quyết định vào sự phát triển của


19

chủ nghĩa hiện thực cận hiện đại Ấn Độ. Một ngòi bút giàu lương tri, nhân ái,
suốt đời chiến đấu cho sự đổi mới và tiến bộ xã hội, dũng cảm bênh vực
những khát vọng của con người ở dưới đáy xã hội, luôn kêu gọi họ hợp lực
đấu tranh cho một cuộc sống xứng đáng với con người.
Hàng loạt tiểu thuyết và hơn 600 truyện ngắn của Pillai đã góp phần
làm cho nền văn chương Ấn Độ ngang tầm với nhiều lãnh thổ lớn của văn học
thế giới hiện đại. Cùng với Mohandas Koramchand Gandhi, Aurobindo

Ghose,

Valaton,

Xubramaniam

Bharati,

Jawaharlal

Nehru,


Panto

Xumitorannadan , Munrai Anando, Thakazhi Sivasankara Pillai được đánh giá
là một trong không nhiều các nhà văn tiêu biểu của văn học cận hiện đại Ấn
Độ - thế kỷ XIX, XX.
1.2.2. Tiểu thuyết Mùa tôm
Tiểu thuyết Mùa tôm, được viết năm 1956, là một trong ba tiểu thuyết
nổi tiếng nhất của Pillai, tác phẩm được trao giải của Viện Hàn lâm Ấn Độ,
giải thưởng văn học danh giá thứ nhì tại Ấn Độ. Tác phẩm được đưa vào
Tuyển tập của UNESCO các tác phẩm tiểu biểu – Loạt truyện Ấn Độ do
Victor Gollancz xuất bản tại London năm 1962. Đây là tiểu thuyết bằng tiếng
Malayalam đầu tiên được dịch sang tiếng Anh ở Ấn Độ sau khi độc lập hay

giai đoạn đầu của thời kỳ hậu thuộc địa Ấn Độ. Tác phẩm còn được dịch ra
các tiếng Pháp, Nga, Đức, Ý, Ả rập và nhiều tiếng khác và chuyển thể thành
phim trong 15 xứ. Bộ phim Mùa tôm chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên
và được trao Mề đay vàng cho phim hay nhất của thủ tướng Ấn Độ năm 1965.
Bối cảnh ở đây là một làng chài Ấn Độ, chống chọi với giông
tố bão bùng giữa thiên nhiên nghiệt ngã. Và những lối đi giữa những con
người, những khoảng cách bị đẩy đi quá xa giữa họ vì những giáo lý, vì
những mối ràng buộc đẳng cấp và tín ngưỡng. Tất cả bị chặn lại bởi lề lối vô
tình mà đau xót, họ không thể vượt qua và kết cục bi thảm đã xảy ra. Câu


20


chuyện về hai đứa trẻ cạnh nhà nhau đã lớn lên bên nhau tại làng chài ven
biển, cho đến lúc trưởng thành và tình yêu đầu đời chớm nở. Đó là tình
yêu của Karuthamma, cô con gái một ngư phủ và Parikutti, con trai của một
thương buôn tôm cá Hồi giáo. Một cô gái lớn lên trong tập tục của cái làng
chài nhỏ bé, kế thừa một số được gọi là “chân lý lâu đời” và nếp sống chặt
chẽ của cộng đồng dân chài. Khi người đàn ông lênh đênh ngoài biển cả trước
hàng đàn cá mập lao đến quật đuôi vào mạn thuyền, trước luồng nước hung
dữ và xoáy nước ghê rợn, làm sao những cơn hiểm nghèo ấy qua đi, bởi vì có
một phụ nữ trung trinh đang hết lòng cầu nguyện cho chồng mình ngoài biển
cả. Những người con gái ở biển hiểu sức mạnh của lời cầu nguyện và ý nghĩa
của nếp sống đó. Không phải là con trai dân chài thì không được phép “nhìn

hau háu vào bộ ngực trần” của những người con gái biển cả. Và họ sẽ không
coi trọng những gì thuộc về niềm tin của của người dân chài. Nhưng tình yêu
có bao giờ dễ dàng lý giải, con tim có bao giờ biết vâng lời. Karuthamma và
Parikutti vẫn hướng đến với nhau một cách mãnh liệt, chàng trai Parikutti còn
“luôn hát một bài hát của dân chài” để tỏ tấm chân tình. Tình yêu bị bao vây
bởi bốn bức tường giáo lý của một pháo đài không dễ gì bắn phá, một “pháo
đài không cửa”. Đó là bức tường cao dày của nề nếp và những điều ràng buộc
đối với những đứa con của biển đã tồn tại hàng bao thế kỷ nay. Và cuối cùng,
không thể vượt qua định kiến, cái chết của họ trong sóng biển (vẫn còn ôm
chặt lấy nhau) đã rung lên một hồi chuông về sự hà khắc của tín ngưỡng,
của sự khác biệt đẳng cấp trong xã hội. Chính cách phản ánh rốt ráo hiện thực
này, mà Mùa tôm luôn hấp dẫn được độc giả mọi lứa tuổi.

Với vị trí quan trọng trong nền văn học lớn Ấn Độ, Mùa tôm và Pillai
xứng đáng được biết đến và được nghiên cứu sâu hơn, trên những bình diện
phê bình khác nhau. Tiểu thuyết này không có tên trong danh sách những tác
phẩm văn học sinh thái. Những gì mà phê bình văn học truyền thống đã khai


21

thác triệt để ở Mùa tôm là: giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao;
là lời kết tội và tố cáo đau đớn dành cho xã hội với những tập tục bóp nghẹt
con người,... Khi hoài thai cũng như trong suốt quá trình hoàn thiện văn bản,
nhà văn Pillai liệu đã tự ý thức viết về sinh thái biển? Nhưng rõ ràng, chúng ta

không thể phủ nhận cảm hứng thiên nhiên biển ngập tràn trong tác phẩm,
càng về cuối truyện, cảm hứng ấy càng mạnh mẽ, đậm nét. Ý thức viết về con
người dân chài song hành với sự xuất hiện của biển một cách tự nhiên, như
hai chỉnh thể không tách rời. Thời đại mà Pillai sống và viết (những năm 50
của thế kỷ 20), điều mà những nhà văn hiện thực tiến bộ như ông quan tâm là
quyền sống của con người, là tự do, nhân quyền trong một đất nước bảo thủ
về nề nếp, hủ tục. Trong sáng tác truyền thống, thiên nhiên chỉ là một yếu tố
góp phần làm sáng tỏ tâm lý nhân vật, là hình ảnh biểu trưng,…hiếm khi được
định danh như một nhân vật trung tâm. Tuy nhiên, Mùa tôm đem đến cho
người đọc nhận thức về sự tồn tại của cảm thức sinh thái biển. Thiên nhiên có
vị trí riêng, có tiếng nói và quyền năng riêng, không chỉ còn làm nền cảnh.
Với lý thuyết khá đủ đầy của phê bình sinh thái, chúng tôi tin rằng có

thể khảo sát, tìm hiểu những nội dung sinh thái trong tiểu thuyết Mùa tôm với
mong muốn mang lại cho tác phẩm một giá trị mới và khác biệt những giá trị
xưa cũ. Từ minh chứng trên, chúng tôi muốn khẳng định tiềm năng to lớn, dồi
dào của phê bình sinh thái, một “quốc gia không có đường biên”.


22
Chương 2
CẢM THỨC SINH THÁI BIỂN TRONG TIỂU THUYẾT MÙA TÔM

2.1. Biển - vị trí tối thượng
Trong cuộc sống, không có một cá thể nào tồn tại được lại mà tách rời

môi trường xung quanh. Môi trường sinh thái được hiểu là: toàn bộ các điều
kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn
tại, phát triển của con người. Các yếu tố tạo thành môi trường như không khí,
đất, nước, âm thanh, ánh sáng, cây cối, khu dân cư,... Trong môi trường của
mình, các nhân vật sống và thực hiện các sinh hoạt đời thường, vui chơi,
hờn giận, yêu thương, bực dọc,...cũng là bộc lộ trí tuệ, ứng xử, văn hóa,
nhân cách.
Trong văn học, hầu hết các tác phẩm đều hiện hữu trong nó một “môi
trường sinh thái” hoặc xuất hiện yếu tố sinh thái nào đó. Ngắn đến tối giản
như thơ Hai-cư nhưng bài nào cũng có “quý ngữ” - từ chỉ mùa. Bài trực tiếp
miêu tả thiên nhiên: “Từ bốn phương trời xa/Cánh hoa đào lả tả/Gợn sóng hồ
Bi-oa” đến bài không chủ đích miêu tả thiên nhiên: “Mưa đông giăng đầy

trời/Chú khỉ con thầm ước/Có một chiếc áo tơi” hay “Đất khách mười mùa
sương/Về thăm quê ngoảnh lại/Ê-đô là cố hương”.
Khảo sát yếu tố sinh thái trong một tác phẩm cần phân biệt: tác phẩm
có hoặc không có hình ảnh thiên nhiên nhưng chắc chắn phải là một tác
phẩm chứa tư tưởng sinh thái. Mùa tôm của Thakazhi Sivasankara Pillai có
đồng thời hai yếu tố: thiên nhiên, môi trường sinh thái và tư tưởng, văn hóa
sinh thái.
Thiên nhiên trước hết xuất hiện với tư cách bản thể, nó là chính nó.
Bao bọc lấy Mùa tôm là biển - một vùng biển miền Nam Ấn Độ. Biển muôn
đời vẫn tồn tại những đặc tính nguyên thủy: lúc lặng sóng bình yên, khi cuồng



23

phong bão táp. Cuộc đời của biển cũng không thể tách rời khỏi làng chài
Niakunnam (gần làng Thakaji, bang Kerala quê tác giả) thuộc những bang
nghèo nhất Ấn Độ. Thiên nhiên và toàn bộ sinh hoạt của con người và đều
nằm trong khoảng không gian từ làng chài nhìn ra biển cả bao la. Mở đầu là
hình ảnh Karuthamma và Parikutti đùa giỡn cười vang trên bãi biển, kết thúc
cũng là hình ảnh xác họ ôm nhau bị sóng đánh dạt vào bờ biển. Đôi trẻ cũng
như bao lớp dân chài trọn đời gắn chặt với không gian quen thuộc đó. Sinh ra,
lớn lên rồi chết cũng chưa một lần rời xa biển quê hương. Biển chính là môi
trường sống, không gian chủ đạo xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.
Người dân làng Niakunnam gắn bó máu thịt với biển. Mọi sinh hoạt

trong cuộc sống thường ngày đến những việc hệ trọng như lễ hạ thuyền, lễ
cưới, đợi mùa tôm về...đều được miêu tả tỉ mỉ, không tách rời Nữ thần Biển.
Pillai đã giúp người đọc (dù xa lạ với Ấn Độ) cảm nhận rất rõ nét về đời sống
của người dân miền biển Nam Ấn. Thậm chí, thời gian biểu lặp đi lặp lại
trong cuộc sống thường nhật của họ - khoảng thời gian một ngày - diễn ra
sinh động như chính người đọc được trải nghiệm cùng họ. Sớm tinh mơ, trai
tráng trong làng đã tập hợp nhau lại và mạnh mẽ vững tay chèo ra khơi xa
đánh cá trên những chiếc thuyền lớn; những người phụ nữ ở lại trên bờ, làm
việc nhà và luôn niệm cầu cho chồng con được bình an trở về; xôn xao, náo
nhiệt nhất là lúc thuyền cập bến, hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi. Dân làng
đến thuyết phục các chủ thuyền bán cá cho mình. Phụ nữ nôn nóng, bàn tán
chờ có phần. Trẻ con hào hứng nô đùa hòa trong cảnh đông vui. Cuộc đời họ

buồn vui theo từng mẻ cá tôm, theo từng bóng thuyền ra khơi và trở về, theo
từng luồng nước và con sóng.
Thiên nhiên sinh thái quyện chặt với mỗi người dân chài. Biển cho họ
bầu không khí ngập tràn thoáng đãng, cho họ không gian vô biên và nguồn
thực phẩm dồi dào. Thiếu biển, người dân chài không thể sống.


×