Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.68 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG ĐỨC CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG
TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG ĐỨC CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG
TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. KIỀU THỊ THU HƯƠNG


THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin
trích trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Người viết cam đoan

Dương Đức Cường


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự dạy
bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, sự giúp đỡ của các anh, em, bạn bè, đồng
nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều
Thị Thu Hương cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt
tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Đề hoàn thành bài khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới, Phòng Nông
Nghiệp và PTNT; Phòng Tài Nguyên và Môi trường; Chi cục thống kê, Chi cục
thuế huyện Bắc Sơn; Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã: Vũ Lăng, Bắc
Sơn, Vũ Sơn, huyện Bắc Sơn đã cung cấp cho tôi sử dụng các số liệu thống kê để
hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu

mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Dương Đức Cường


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ............................... 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
1.1.2. Sự cần thiết xây dựng NTM .................................................................... 5
1.1.3. Chiến lược phát triển NTM hiện nay ...................................................... 6
1.1.4. Đặc trưng của NTM thời kỳ CNH -HĐH, giai đoạn 2010-2020 ............ 6

1.1.5. Ý nghĩa của Bộ tiêu chí quốc gia NTM .................................................. 7
1.1.6. Nguyên tắc xây dựng NTM..................................................................... 7
1.1.7. Mục tiêu xây dựng NTM......................................................................... 8
1.1.8. Trình tự các bước tiến hành xây dựng nông thôn mới ............................ 8
1.1.9. Nội dung các chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường ..................................... 9
1.1.10. Quan điểm, phương châm xây dựng NTM đến giai đoạn 2010-2020 ..... 9
1.1.11. Cơ chế chính sách để xây dựng NTM ................................................. 10
1.1.12. Trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong xây dựng NTM .............. 10


iv
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 11
1.2.1. Tình hình xây dựng NTM ở Việt Nam ................................................. 11
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số địa phương ......................... 13
1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .............................. 18
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
trong việc thực hiện tiêu chí môi trường ......................................................... 20
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 21
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 21
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ....................................... 25
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 25
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 26
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 26
2.3.5. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 26
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 26
2.3.7. Hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 27
3.1. Thực trạng việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM
huyện Bắc Sơn................................................................................................. 27
3.1.1. Đánh giá chung về quá trình xây dựng cũng như hoàn thiện 19 tiêu
chí NTM các xã của huyện Bắc Sơn ............................................................... 27
3.1.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia ...................... 37
3.2. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông
thôn mới tại điểm nghiên cứu ......................................................................... 40
3.2.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định ...... 40


v
3.2.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề
đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường......................................................... 42
3.2.3. Xây dựng cảnh quan, mội trường xanh - sạch - đẹp, an toàn ............... 45
3.2.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch .............................. 48
3.2.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở
sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định ............................. 49
3.2.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh
và đảm bảo 3 sạch ........................................................................................... 53
3.2.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi
trường, công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi từ các hộ
gia đình ........................................................................................................... 55
3.2.8. Đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong tiêu chí môi
trường tại huyện Bắc Sơn ................................................................................ 55
3.2.9. Nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng NTM ....................................................................................................... 59
3.2.10. Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp để thực hiện tiêu chí
môi trường trên địa bàn huyện Bắc Sơn ......................................................... 63
3.2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường .... 65

3.2.12. Giải pháp ............................................................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

ATTP

An toàn thực phẩm

2

BCĐ

Ban chỉ đạo

3

BQL

Ban quản lý

4

BTNMT


Bộ Tài Nguyên và Môi trường

5

BVMT

Bảo vệ môi trường

6

BVTN và MT

Bảo vệ tài nguyên và môi trường

7

BVTV

Bảo vệ thực vật

8

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

9

CSSXKD


Cơ sở sản xuất kinh doanh

10

DN

Doanh nghiệp

11

HĐND

Hội đồng nhân dân

12

HTX

Hợp tác xã

13

KHCN

Khoa học công nghệ

14

MTTQ


Mặt trận tổ quốc

15

NHVS

Nước hợp vệ sinh

16

NQD

Ngoài quốc doanh

17

NSNN

Ngân sách nhà nước

18

NTM

Nông thôn mới

19

PTNT


Phát triển nông thôn

20

RTSH

Rác thải sinh hoạt

21

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

22

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 ................. 22

Bảng 3.1:

Thực trạng nguồn nước sinh hoạt và công tác cung cấp nước sạch

của huyện Bắc Sơn và các xã nghiên cứu ............................................. 40

Bảng 3.2:

Hiện trạng sử dụng nước hợp vệ sinh huyện Bắc Sơn và các xã
nghiên cứu ............................................................................................. 41

Bảng 3.3.

Bảng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành
phần kinh tế và phân theo ngành công nghiệp trên địa bàn huyện
Bắc Sơn .................................................................................................. 42

Bảng 3.4:

Bảng kết quả thu phí BVMT trong hoạt động sản xuất công
nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn ....................................................... 44

Bảng 3.5.

Bảng hiện trạng các CSSXKD trong việc bảo vệ môi trường ............... 45

Bảng 3.6:

Công tác tổ chức định kỳ tổng vệ sinh môi trường tuần 1 lần .............. 45

Bảng 3.7:

Công tác tổ chức VSMT và công tác chỉnh trang hàng rào của các
hộ dân tại các xã nghiên cứu ................................................................. 46


Bảng 3.8:

Hiện trạng xây dựng và quản lý nghĩa trang ......................................... 48

Bảng 3.9:

Bảng tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Bắc Sơn ................................................................................ 50

Bảng 3.10: Bảng hiện trạng thu gom chất thải trên địa bàn huyện Bắc Sơn ........... 51
Bảng 3.11: Các hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại các xã
nghiên cứu ............................................................................................. 52
Bảng 3.12: Các hình thức xử lý rác của các hộ dân tại các xã nghiên cứu .............. 52
Bảng 3.13: Các hình thức xử lý nước thải tại các xã nghiên cứu ............................ 53
Bảng 3.14: Thực trạng nhà vệ sinh tại các xã nghiên cứu ....................................... 54
Bảng 3.15: Loại công trình nhà vệ sinh tại các xã nghiên cứu ................................ 54
Bảng 3.16: Hiện trạng công tác chăn nuôi của các hộ dân trong huyện và của
các hộ tại các xã nghiên cứu .................................................................. 55
Bảng 3.17: Kết quả thực hiện chỉ tiêu về môi trường trong tiêu chí về môi
trường tại huyện Bắc Sơn ...................................................................... 56


viii
Bảng 3.18. Kết quả chi tiết thực hiện chỉ tiêu môi trường huyện Bắc Sơn đến
năm 2018 ............................................................................................... 58
Bảng 3.19: Thu nhập bình quân đầu người .............................................................. 59
Bảng 3.20: Nguồn lực đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM và môi trường giai đoạn 2015 - 2018 .......................................... 60
Bảng 3.21: Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện tiêu chí môi trường

trong xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2018......................................... 61
Bảng 3.22: Tổng hợp kinh phí hộ gia đình đầu tư xây dựng nhà tiêu, nhà tắm,
bếp ăn, chuồng chăn nuôi, nước sinh hoạt ............................................ 61
Bảng 3.23: Tổng hợp thời gian dành cho công tác vệ sinh môi trường ................... 62


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng NTM là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta, cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày
16/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 gồm
19 tiêu chí, trong đó tiêu chí số 17 là tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm
(gọi tắt là tiêu chí môi trường). Mục tiêu chung của tiêu chí này là: Bảo vệ môi
trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn và
đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng NTM,
tiêu chí này gặp nhiều khó khăn, bất cập. Có thể nói đây là một trong những tiêu chí
khó thực hiện nhất với nhiều chỉ tiêu cần thực hiện để đạt theo yêu cầu đề ra, khi mà
vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn và an toàn thực phẩm đang là vấn đề bức xúc
của toàn xã hội, đặc biệt đối với cộng đồng người dân sống ở khu vực nông thôn.
Trong đó, vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là ô nhiễm môi trường nước do nước
thải từ sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm môi trường không khí từ
các làng nghề thủ công, hoạt động chăn nuôi, thói quen đốt rác, xả rác bừa bãi; các
sản phẩm nông nghiệp không an toàn... mà tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải, nước thải
ở khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40% đã ảnh trực tiếp đến kinh tế, sức khỏe,
chất lượng cuộc sống và giống nòi người Việt Nam; nhiều nơi chất thải rắn không
được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, chất kích
thích tăng trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi không đúng qui định; tồn dự các chất

hóa học trong sản phẩm nông nghiệp chưa được kiểm soát...
Hiện nay, cùng với cả nước triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM” tỉnh Lạng Sơn nói chung, huyện Bắc Sơn nói riêng cũng đang chung
tay xây dựng NTM. Đến nay cả tỉnh mới chỉ có 57 xã trên tổng số 207 xã đạt chuẩn
nông thôn mới; số xã đạt chỉ tiêu về môi trường là 112 xã (chiếm 54,1%). Chỉ tiêu
môi trường cùng với chỉ tiêu về giao thông (chiếm 35,2%) đang là 2 chỉ tiêu đạt
thấp nhất trong 19 chỉ tiêu. Còn đối với huyện Bắc Sơn thì đã có 6 xã trong tổng số


2
19 xã NTM của huyện đạt được tiêu chí về môi trường (chiếm 31,6%). Để có thể
đưa ra các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện
chương trình nói chung và thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng góp phần thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ huyện Bắc Sơn, khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 2020. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong
phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn” cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường tại huyện Bắc Sơn.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện tiêu chí môi trường.
- Đánh giá nguồn lực đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng NTM và tiêu chí môi trường.
- Từ kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận, đề xuất được một số giải pháp hữu hiệu để
huy động nguồn lực tổ chức thực hiện có hiệu quả tiêu chí môi trường trong Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dưng NTM tại huyện Bắc Sơn trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM
tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Bắc Sơn,

tỉnh Lạng Sơn.
Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành thực hiện đề tài từ tháng 11 năm
2017 đến tháng 11 năm 2018.
Số liệu thu thập: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, công trình
nghiên cứu… trong giai đoạn 2015-2018. Số liệu sơ cấp thu thập qua phiếu điều tra
phỏng vấn các hộ trong năm 2018.
Nội dung: Tập trung nghiên cứu 7/8 chỉ tiêu (17.1 đến 17.7) [vì cùng đối
tượng, phạm vi nghiên cứu; các chỉ tiêu có mối quan hệ, tác động lẫn nhau, phản ánh
được môi trường của một đơn vị. Còn chỉ tiêu 1.8 không nghiên cưu trong đề tài này
vì thời gian có hạn, chỉ tiêu này tương đối độc lập về nội dung, đối tượng nghiên cứu,


3
ngay như Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ
tiêu chi quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng chưa có chỉ tiêu nay] của tiêu chí
môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện
Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng để làm cơ sở khoa học cho việc
xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng kế hoạch và có thể áp dụng cho việc xây
dựng mô hình xây dựng NTM kiểu mẫu.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân, các
nhà quản lý, các cơ quan, đơn vị sẽ có nhiều thông tin, cơ sơ cho việc triển khai thực
hiện việc bảo vệ môi trường.


4

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới (theo nghị quyết 26-NQ/TW,
ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn)
Nông thôn: Là một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp còn chủ yếu và chủ
yếu là nông dân sinh sống và làm việc; nơi đó mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầng kém
phát triển hơn so với thành thị; đó là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các
thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Nông thôn mới: Là nông thôn có kinh tế phát triển toàn diện, có nếp sống văn
hóa, văn minh, đời sống vật chất tinh thần và trình độ dân trí của cư dân nông thôn
được nâng cao; cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội hiện đại, đồng bộ; môi trường sinh thái
được bảo vệ, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, an ninh được bảo đảm,
chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao theo 19 tiêu chí đánh giá quy định tại
quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
1.1.1.2. Những khái niệm về môi trường (Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014
của Việt Nam)
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và
tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống
đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần
phải có tính tương tác với hệ thống đó.



5
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng không khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ. Các dạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường đất, ô
nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, phóng xạ, tiếng ồn…Ô
nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới
dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học
liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực
kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển.
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”.
1.1.2. Sự cần thiết xây dựng NTM
Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong
giai đoạn mới. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy
nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông
nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao KHCN và
đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao

thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước... còn yếu kém, môi trường ngày
càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ
nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị còn lớn và có xu
hướng khoảng cách ngày một xa làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.


6
Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu
và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH - HĐH quê hương, đất nước. Đồng thời, góp
phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa
bàn nông thôn (Tô Xuân Dân và cộng sự, năm 2013).
1.1.3. Chiến lược phát triển NTM hiện nay
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn và vị trí quan trọng trong
sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HÐH.
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương
thức tiến hành quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay, phù hợp điều
kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Thực hiện đường lối của Ðảng, Chính phủ
đã ra Nghị quyết ban hành chương trình hành động về xây dựng nông nghiệp,
nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức hành động về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng NTM đến năm 2020. Phải khẳng
định rằng, xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, bộ tiêu chí đặt ra là cái đích
chung cần hướng đến để bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho người dân nông thôn.
Nhưng nếu như không có các giải pháp cụ thể, định hướng mang tính lâu dài thì sợ
rằng sẽ chỉ vẽ ra được NTM trên "bàn giấy", hoặc một NTM được hiểu phiến diện
theo cách nghĩ chủ quan của một số người trong quá trình triển khai, chứ thực sự

không phải vì cuộc sống thực thụ như mong muốn của đại đa số người dân.
1.1.4. Đặc trưng của NTM thời kỳ CNH -HĐH, giai đoạn 2010-2020
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
được nâng cao;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ;
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao...


7
1.1.5. Ý nghĩa của Bộ tiêu chí quốc gia NTM
- Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí
nông thôn mới.
- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các
địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt NTM; đánh
giá trách nhiệm của cộng đồng người dân, các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong
thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM.
Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia NTM:
- Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 1980/QĐTTg, ngày 17/10/2016 gồm 19 nội dung, cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Quy hoạch; Tiêu chí 2: Giao thông; Tiêu chí 3: Thủy lợi; Tiêu chí
4: Điện; Tiêu chí 5: Trường học; Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí 7: Cơ
sở hạ tầng thương mại nông thôn; Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông; Tiêu chí 9:
Nhà ở dân cư; Tiêu chí 10: Thu nhập; Tiêu chí 11: Hộ nghèo; Tiêu chí 12: Lao động
và việc làm; Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14: Giáo dục và đào tạo; Tiêu
chí 15: Y tế; Tiêu chí 16: Văn hóa; Tiêu chí 17: Môi trường và ATTP; Tiêu chí 18:
Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Tiêu chí 19: Quốc phòng và an ninh

1.1.6. Nguyên tắc xây dựng NTM
- Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được
qui định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020.
- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng
đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành
các tiêu chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các
hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để
quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở
nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính
sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp
của các tầng lớp dân cư.


8
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và
cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô
thị văn minh” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận
động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng NTM.
1.1.7. Mục tiêu xây dựng NTM
- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày
càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;
- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện CNH - HĐH

nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
1.1.8. Trình tự các bước tiến hành xây dựng nông thôn mới
Gồm 7 bước như sau:
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện;
- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây
dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng, nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí đã ban hành;
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã;
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã;
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án;
- Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương xây
dựng NTM.


9
1.1.9. Nội dung các chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường
Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia NTM: Được thực hiện theo Quyết
định số 69/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn
2016 - 2020, trong đó đã thống nhất nội dung, cách hiểu, cách tính toán và các quy
chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí NTM. Đối với 6 tiêu chí còn lại (trong đó có chỉ
tiêu 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch) Ủy ban nhân dân tỉnh
đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-UBND, ngày 28/2/2017 về việc áp dụng một số
tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn cụ thể như sau:

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định khi có ≥
90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có ≥ 50% số hộ được sử dụng
nước sạch theo quy định.
- Cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy
định về bảo vệ môi trường có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường đạt 100%
- Cảnh quan, MT được đánh giá xanh - sạch - đẹp, an toàn được đánh giá
đạt theo quy định.
- Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch theo quy định của
UBND tỉnh Lạng Sơn.
- Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản
xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định về nước thải được đánh giá là
đạt theo quy định.
- Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và
đảm bảo 3 sạch được đánh giá là đạt ≥ 70%.
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
được đánh giá đạt ≥ 60%
1.1.10. Quan điểm, phương châm xây dựng NTM đến giai đoạn 2010-2020
1.1.10.1. Quan điểm
- Xây dựng NTM là chủ trương lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên
suốt của cả hệ thống chính trị.


10
- Xây dựng NTM còn là cuộc vận động rộng rãi, thu hút các nguồn lực
trong toàn xã hội cùng tham gia; trong đó cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở
đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ
tuyên truyền, vận động; nông dân vừa là chủ thể thực hiện vừa là đối tượng thụ
hưởng thành quả đạt được.
- Xây dựng NTM được tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã trong tỉnh; kế thừa

và lồng ghép với các chương trình, dự án và các cuộc vận động khác, nhất là phong
trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" ở cơ sở, phong trào nhân
dân đóng góp xây dựng hạ tầng nông thôn, đô thị...
1.1.10.2. Phương châm
Dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách
Nhà nước; khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia; đảm bảo nguyên tắc
"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ".
1.1.11. Cơ chế chính sách để xây dựng NTM
Cơ chế huy động vốn để xây dựng NTM; rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế,
chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tập trung vào các lĩnh
vực sản xuất theo các mô hình: kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các hình thức liên kết, ưu tiên các dự án phát triển nông nghiệp
công nghệ cao, chế biến hàng nông sản và các dự án sử dụng nhiều lao động để tạo
việc làm và nâng cao thu nhập.
Chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí xây dựng
và quảng bá nhãn hiệu, tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành
nghề nông thôn; chính sách hỗ trợ thiệt hại để khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch
bệnh. Xây dựng chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật, cán bộ có trình độ đại học, sau
đại học về công tác tại xã.
1.1.12. Trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong xây dựng NTM
Quán triệt nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, phương pháp
tổ chức thực hiện chủ trương về xây dựng NTM; tích cực đóng góp ý kiến, công
sức, tiền của, tham gia các phong trào thi đua xây dựng NTM.


11
Gương mẫu tham gia các phong trào xây dựng NTM tại địa phương, đoàn
thể mình; đồng thời vận động mọi người cùng tham gia hưởng ứng.
Đảng viên ở xã, thôn, phải tham gia phụ trách các mảng công tác; mỗi đoàn
thể chủ trì thực hiện một vài nhiệm vụ trong đề án xây dựng NTM.

Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng phong trào thi đua và cam kết xây dựng
NTM bằng những nội dung thiết thực, cụ thể, khả thi.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình xây dựng NTM ở Việt Nam
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM
Trung ương thì Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM trong thời kỳ
CNH-HĐH được triển khai thực hiện theo Kết luận số 32 - KL/TW ngày
20/11/2008 của Bộ Chính trị và Thông báo kết luận số 238 - TP/TW ngày
7/4/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Xây dựng thí điểm mô hình NTM”, nhằm tổ
chức thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ
7, BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Chương trình đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng.
Ngay trong những năm đầu triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng NTM đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xây dựng NTM
được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã.
Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm xây dựng
mô hình NTM cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng,
miền. Các xã điểm được chọn bao gồm Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc
Giang), Hải Đường (Nam Định), Thụy Hương (Hà Nội), Tam Phước (Quảng Nam),
Tân Lập (Bình Phước), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội
(TP. Hồ Chí Minh), Mỹ Long Nam (Trà Vinh) và Đình Hòa ( Kiên Giang). Kết quả
xây dựng NTM ở 11 xã điểm của Trung ương đã đạt được 19 tiêu chí.
Hiện cả nước đã có 2.621 xã (29,4%) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 261
xã (2,92%) so với cuối năm 2016. Bình quân cả nước đạt 13,70 tiêu chí/xã, tăng 0,23 tiêu
chí so với cuối năm 2016. Còn 210 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 47 xã so với cuối năm 2016.
Cả nước đã 41 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận
đạt chuẩn NTM, tăng 11 huyện so với cuối năm 2016.


12

Một trong những thành công của Chương trình, là hầu hết các địa
phương đã có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức triển khai; bộ máy tham
mưu giúp việc đồng bộ, thống nhất xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương;
người dân và cộng đồng ngày càng hiểu rõ lợi ích và tích cực tham gia hơn vào
xây dựng NTM.
Xác định phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp là nhiệm vụ
trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho
người dân nông thôn, nhiều Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh đã phối hợp với Sở
NN-PTNT, các đơn vị có liên quan, tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thành
công các mô hình về liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, bước
đầu đã đem lại hiệu quả.
Điển hình các chương trình như: NTM gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp
sạch, theo chuỗi liên kết (Hà Nam, Lâm Đồng); ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, hiệu
quả cao (Đồng Nai, Tây Ninh); mô hình NTM gắn với du lịch sinh thái (TX Đông Triều,
Quảng Ninh; huyện Hoa Lư, Ninh Bình; huyện Phong Điền, Cần Thơ...).
Chương trình NTM cũng góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần
người dân nông thôn. Nhiều hình thức văn hóa, văn nghệ dân gian được khôi phục
(các chiếu Chèo ở Thái Bình, các đội kèn đồng của huyện Hải Hậu, Nam Định, các
CLB Đờn ca tài tử ở ĐBSCL...); những lễ hội văn hóa lành mạnh như Lễ hội hoa
tam giác mạch (Hà Giang), Lễ hội hoa ban (Điện Biên), Lễ hội Ná Nhèm (Bắc
Sơn)... được hình thành và phát triển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh
thần của người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy các mô hình xây dựng NTM gắn
với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...
Bên cạnh đó, việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 20162020 được xác định là phù hợp hơn với điều kiện thực tế, trong đó có nhóm tiêu chí
bắt buộc (phát triển sản xuất, môi trường, an sinh xã hội…) và nhóm tiêu chí áp
dụng linh hoạt (tiêu chí về cơ sở hạ tầng), nên nhận được sự đồng thuận cao.
Đến nay, có 63/63 tỉnh, thành phố chủ động ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM
của địa phương để cụ thể hoá Bộ tiêu chí quốc gia. Các huyện, xã đang thực hiện
theo tiêu chí mới của giai đoạn 2016-2020.



13
Đến hết năm 2017, cả nước phấn đấu có trên 31% số xã đạt chuẩn NTM,
tăng 5% so với năm 2016; đã có 41 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ
công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã cả nước tăng thêm 1 tiêu chí/xã
so với năm 2016.
Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ
tầng thiết yếu trên địa bàn xã, tập trung ở những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư
dân nông thôn.
Triển khai một số mô hình sản xuất cụ thể theo hướng cơ cấu lại sản xuất nông
nghiệp gắn với xây dựng NTM; đẩy nhanh công tác chuẩn bị và triển khai Đề án thí
điểm “Hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM ở các
xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017-2019”.
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số địa phương (Theo báo cáo của
Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Thanh Hóa)
1.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu của tỉnh Hà Tĩnh
Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh đã
tham mưu UBND tỉnh triển khai xây dựng mô hình “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”. Thực
tiễn trong quá trình triển khai từ xây dựng điểm, mẫu 05 mô hình Khu dân cư NTM kiểu
mẫu điểm: Thôn Nam Trà (xã Hương Trà, huyện Hương Khê); thôn Châu Trinh (xã
Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ); thôn Tân An (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên); thôn
Bằng Châu (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) và thôn Mỹ Triều (xã Thạch Tân, huyện
Thạch Hà), trên cơ sở để hướng dẫn các địa phương thực hiện, Văn phòng Điều phối
Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh đã xây dựng 10 tiêu chí Khu dân cư NTM
kiểu mẫu với các nội dung cơ bản bám theo 19 tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM. Ngoài
ra Bộ tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu cũng đề cập đến nhiều nội dung mới.
Trước hết, đó là làm sao để xanh hóa nông thôn. Một thực trạng hiện nay cho
thấy, trong quá trình xây dựng NTM, một số nơi do không nắm được tinh thần chỉ đạo
nên khi mở các tuyến giao thông vào thôn, xóm nhiều cây cối vườn tược bị chặt phá để

xây mới những tường rào bê tông dày đặc, cao nghi ngút làm mất đi nét đẹp vốn có của
làng quê. Bên cạnh đó từ ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông đâu đâu cũng thấy


14
rác thải sinh hoạt, động vật chết.... đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên
việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong vùng dân cư nông thôn chưa có
cơ sở thu gom xử lý rác thải. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận
"sạch riêng, bẩn chung" khiến cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Bởi vậy trong quá
trình triển khai đồng bộ các tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu và xây dựng NTM tại
các địa phương luôn đề cao mục đích “xanh hóa”, “vườn xanh, hàng rào xanh, đường
xanh, hội quán xanh” đồng thời làm cho người dân nhận thức việc giữ gìn bảo vệ môi
trường chính là việc của cá nhân mình, trong quá trình phát triển kinh tế nhưng không
phá vỡ môi trường mà còn làm giàu thêm môi trường sinh thái.
Trong quá trình xây dựng NTM nhiều nội dung trong Khu dân cư nông thôn đã
được triển khai thực hiện và bước đầu đã mang lại những kết quả khá tích cực như cơ
sở hạ tầng từng bước được nâng cấp, ý thức người dân được nâng lên, hệ thống chính
trị cơ sở được cũng cố một bước. Sau 3 năm triển khai, toàn tỉnh hình thành hơn 1.000
Khu dân cư NTM kiểu mẫu, trong đó có 460 Khu dân cư kiểu mẫu cơ bản đạt chuẩn,
nhiều Khu dân cư đã trở thành vùng quê "Trù Phú - An lành", "Nơi đáng sống", là địa
chỉ tham quan học tập cho nhiều đoàn trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Tiêu biểu như:
thôn Nam Trà, xã Hương Trà (huyện Hương Khê); thôn Thành Tiến, xã Xuân Thành;
thôn 7, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân); thôn Tân An xã Cẩm Bình, thôn Yên Mỹ, xã Cẩm
Yên (Cẩm Xuyên); thôn Châu Trinh, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ); thôn Hà Thanh, xã
Tượng Sơn Thạch Hà; thôn 4, xã Ân Phú (Vũ Quang)…
Cùng với việc xây dựng Khu dân cư NTM xanh, sạch, hiện đại, văn minh
thì phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung quan trọng
trong xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu. Căn cứ chính sách hỗ trợ của các
cấp, các thôn phân công cho các tổ chức đoàn thể chỉ đạo, hướng dẫn, tiến hành
rà soát lựa chọn xây dựng các vườn mẫu, đảm bảo 05 tiêu chí: Vườn có quy

hoạch; Có sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Có ứng dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ; Mang lại thu nhập cao và có môi trường sinh thái tốt,
cảnh quan đẹp. Đến nay toàn tỉnh đã có trên có 2.500 vườn triển khai thực hiện,
trong đó có trên 1.000 vườn đạt 5/5 tiêu chí vườn mẫu, nhận thức của người dân
về phát triển kinh tế vườn được nâng lên, nhiều vườn cho thu nhập trên 300 triệu


15
đồng/năm. Xây dựng vườn mẫu đã làm thay đổi được tập quán của người dân từ
sản xuất truyền thống tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, kết nối thị trường;
khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng đất vườn và tận dụng được lao động nhàn
rỗi. Đặc biệt, phong trào xây dựng vườn mẫu lan tỏa từng bước chuyển biến sâu
sắc nhận thức, ý thức của người dân trong việc chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng
rào xanh, bảo vệ môi trường. Nhiều mô hình vườn mẫu trở thành các điển hình
nhân rộng. Những kết quả bước đầu trong việc xây dựng mô hình mẫu đã khẳng
định tính đúng đắn của chủ trương xây dựng các Khu dân cư NTM kiểu mẫu
trong xây dựng NTM. Việc xây dựng mô hình Khu dân cư NTM kiểu mẫu không
chỉ góp phần nâng cao chất lượng trong xây dựng NTM mà còn tạo ra mô hình
mẫu trong phương pháp, cách làm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng
NTM; tạo điều kiện thúc đẩy phong trào xây dựng NTM nhanh hơn, đi vào chiều
sâu hơn, chất lượng cao hơn và sẽ ngăn cản hiệu quả những mặt trái trong quá
trình thực hiện như: hiện tượng bê tông hóa, gạch hóa hàng rào, phát triển vườn
hộ thiếu quy hoạch, kém hiệu quả, mất mỹ quan, nét đẹp làng quê.
1.2.2.2. Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt các xã nông thôn của tỉnh Bắc Kạn
Rác thải, đặc biệt là RTSH do người dân thải ra môi trường, gây ô nhiễm
và mất cảnh đẹp mỹ quan. Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn
tỉnh Bắc Kạn chưa phát triển rộng. Nguyên nhân là do ý thức, trách nhiệm và
nhận thức về BVMT của một số người chưa cao; chưa coi trọng việc BVMT.
Mặt khác, phân công, phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về BVMT nói
chung, thu gom, xử lý RTSH nói riêng còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp và

chế tài xử lý các trường hợp vi phạm. Vì vậy, cần đổi mới tổ chức, ban hành cơ
chế, chính sách, lựa chọn mô hình, công nghệ phù hợp để quản lý, vận hành, thu
gom, xử lý RTSH trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các xã nông thôn miền núi, góp
phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Trước thực trạng trên Sở TN&MT đã khảo sát thực địa và trao đổi với lãnh
đạo các huyện, TP để tìm giải pháp giải quyết cụ thể từng vấn đề về môi trường,
trong đó có việc xây dựng mô hình xử lý RTSH tại khu chợ và trung tâm các xã
nông thôn miền núi.


×