Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn sinh hoc 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.49 KB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
TRƯỜNG THCS CÁT VĂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP BIẾN DỊ
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9
Giáo viên: Nguyễn Hoàng Chiến
Tổ khoa học tự nhiên
Năm học:2009 – 2010
1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh thường gặp khó khăn khi giải các
bài tập các quy luật di truyền, biến dị nói chung và các bài tập thuộc phần biến
dị nói riêng là do: Kiến thức sinh học rất trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác
nhau đều đặc trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương
pháp….Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa phổ thông không cung cấp cho
các em những công thức cơ bản để giải bài tập. Một lí do khách quan hiện nay
là học sinh không có hứng thú với môn sinh nên việc nắm chắc kiến thức lí
thuyết, hiểu rõ công thức và giải đựơc bài tập là một việc rất khó khăn. Để các
em có thể nắm chắc kiến thức, có kĩ năng cơ bản giải một số bài tập phần biến
dị nên tôi thực hiện đề tài “ Phương pháp giải bài tập biến dị chương trình sinh
học 9”
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Chiến
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I.Thực trạng vấn đề:
Qua kiểm tra giữa học kì hai, năm học 2009 – 2010 tại trường trung học
cơ sở Cát Văn tôi thu đực kết quả như sau :
Lớp
Kết quả 9A 9B 9C 9C
Giỏi 15% 0,5% 0% 1%


Khá 30% 24% 20% 23%
Trung bình 50% 50% 52% 48%
Yếu 4% 20% 25% 23%
Kém 1% 5,5% 3% 5%
II. Nội dung thực hiện:
1. Đột biến gen:
1.1: Kiến thức lí thuyết
a. Khái niệm
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc
một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
Thường gặp các dạng mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
b. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- Đột biến gen phát sinh do các tác nhân đột biến lý hoá trong ngoại cảnh hoặc
gây rối loạn trong quá trình sinh lý, hoá sinh của tế bào gây nên những sai sót
trong quá trình tự nhân đôi của ADN, hoặc làm đứt phân tử ADN, hoặc nối
đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới.
- Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng của
tác nhân mà còn tuỳ thuộc đặc điểm cấu trúc của gen. Có những gen bền vững,
ít bị đột biến. Có những gen dễ đột biến, sinh ra nhiều alen.
3
- Sự biến đổi của 1 nuclêôtit nào đó thoạt đầu xảy ra trên một mạch của ADN
dưới dạng tiền đột biến. Lúc này enzim sửa chữa có thể sửa sai làm cho tiền đột
biến trở lại dạng ban đầu. Nếu sai sót không được sửa chữa thì qua lần tự sao
tiếp theo nuclêôtit lắp sai sẽ liên kết với nuclêôtit bổ sung với nó làm phát sinh
đột biến gen.
c. Hậu quả của đột biến gen
- Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc sẽ dẫn tới sự biến đổi trong
cấu trúc của ARN thông tin và cuối cùng là sự biến đổi trong cấu trúc của
prôtêin tương ứng.
Đột biến thay thế hay đảo vị trí một cặp nuclêôtit chỉ ảnh hưởng tới một axit

amin trong chuỗi pôlipeptit. Đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit sẽ làm
thay đổi các bộ ba mã hoá trên ADN từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối gen
và do đó làm thay đổi cấu tạo của chuỗi pôlipeptit từ điểm có nuclêôtit bị mất
hoặc thêm.
Đột biến gen cấu trúc biểu hiện thành một biến đổi đột ngột gián đoạn về
một hoặc một số tính trạng nào đó, trên một hoặc một số ít cá thể nào đó.
- Đột biến gen gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, đặc biệt là đột
biến ở các gen quy định cấu trúc các enzim, cho nên đa số đột biến gen thường
có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, có những đột biến gen là trung tính (không có hại,
cũng không có lợi), một số ít trường hợp là có lợi.
d. Sự biểu hiện của đột biến gen
- Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được "tái bản" qua cơ chế tự nhân đôi của
ADN.
- Nếu đột biến phát sinh trong giảm phân, nó sẽ xảy ra ở một tế bào sinh dục
nào đó (đột biến giao tử), qua thụ tinh đi vào hợp tử. Nếu đó la` đột biến trội, nó
sẽ biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến đó. Nếu đó la` đột biến lặn,
nó sẽ đi vào hợp tử trong cặp gen dị hợp và bị gen trội tương ứng át đi. Qua
giao phối, đột biến lặn tiếp tục tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp và
không biểu hiện. Nếu gặp tổ hợp đồng hợp thì nó mới biểu hiện thành kiểu
hình.
- Khi đột biến xảy ra trong nguyên phân, nó sẽ phát sinh trong một tế bào
sinh dưỡng (đột biến xôma) rồi được nhân lên trong một mô, có thể biểu hiện ở
một phần cơ thể, tạo nên thể khảm. Ví dụ trên một cây hoa giấy có những cành
hoa trắng xen với những cành hoa đỏ.
4
- Đột biến xôma có thể được nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng nhưng
không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
e. Các dạng đột biến gen:
- Mất một hay một số cặp nuclêôtít
- Thay thế hay một hay một số căp nuclêôtít

- Thêm một hay một số căp nuclêôtít
- Đảo vị trí một hay một số căp nuclêôtít
1.2: Phương pháp giải:
a. So sánh gen bình thường và gen Đột biến nhận thấy:
Hai gen có số Nu không thay đổi → gen đột biến có thể biến đổi về thành phần
và trình tự các Nu:
- Đột biến thay thế kiểu đồng hoán hoặc dị hoán.
+ Thay thế kiểu đồng hoán: Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X hoặc thay thế 1
cặp G-X bằng 1 cặp A-T
+ Thay thế kiểu dị hoán: Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A hoặc thay thế 1
cặp G-X bằng 1 cặp X-G
- Đột biến gen dạng đảo vị trí.
b. So sánh gen bình thường và gen đột biến nhận thấy:
Hai gen có số lượng từng loại Nu giống nhau → (không thay đổi về thành phần
và số lượng Nu) → Gen ĐB có biến đổi về trình tự Nu:
- ĐBG dạng thay thế kiểu dị hoán.
- ĐBG dạng đảo vị trí.
c. So sánh gen bình thường và gen đột biến nhận thấy:
Hai gen có số lượng Nu giống nhau, hai gen khác nhau về thành phần từng loại
Nu → ĐBG dạng thay thế kiểu đồng hoán.
d. So sánh gen bình thường và gen đột biến nhận thấy:
Hai gen có số lượng Nu chênh lệch nhau 1 cặp Nu:
- ĐBG dạng thêm 1 cặp Nu
- ĐBG dạng mất 1 cặp Nu
d. Tỉ lệ gen đột biến:
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×