Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

trach nhiem boi thuong cua can bo cong chuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.42 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
TÍNH
CẤP
THIẾT
CỦA
ĐỀ
TÀI
.....................................................................................................................................
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
VẬT CHẤT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC.
I. Một số khái niệm chung.
1. Định
nghĩa
cán
bộ
........................................................................................................................
2. Định
nghĩa
công
chức
........................................................................................................................
3. Quyền

nghĩa
vụ
của
cán
bộ,
công
chức
........................................................................................................................


3.1. Quyền của cán bộ, công chức..........................................................................
3.2. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức...........................................................................
4. Trách
nhiệm
vật
chất
đối
với
cán
bộ
công
chức
........................................................................................................................
4.1. Khái niệm trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức.....................................
4.2. Trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức.....................................
II. Các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường vật chất của cán
bộ, công chức.
1. Các yếu tố pháp lý cơ bản về trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ,
công
chức
..............................................................................................................................
1.1. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công
chức.............................................................................................................................
1.2. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.......................
1.3. Quy trình xử lý.....................................................................................................
1


1.4. Hồ sơ xử lý...........................................................................................................
1.5. Xác định giá trị tài sản bị thiệt hại........................................................................

2. Nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của hội đồng xử lý.........................................
3. Trình tự họp Hội đồng............................................................................................
4. Quyết định bồi thường thiệt hại..............................................................................
5. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền, tài sản bồi thường thiệt hại.............................
6. Hiệu lực thi hành....................................................................................................
7. Hướng dẫn thi hành................................................................................................
8. Trách nhiệm thi hành..............................................................................................
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG VẬT CHẤT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ YÊN SƠN – HUYỆN HỮU LŨNG – TỈNH LẠNG SƠN.
I. Thực trạng
II. Một số kiến nghị
PHẦN 3: KẾT LUẬN.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

2


LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Trách nhiệm bồi thường vật chất của cán
bộ, công chức. Thực trạng bồi thường vật chất của cán bộ công chức ở xã Yên
Sơn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn”đã được hoàn thành thể hiện kết quả tổng
hợp, cô đọng của hai năm học tại trường Trung cấp Luật Thái Nguyên và thời
gian thực tập tại UBND phường Trung Sơn thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình.
Tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô trong khoa Pháp
luật trường trung cấp Luật Thái Nguyên đã tận tình, nghiêm túc, trực tiếp hướng
dẫn, chỉ đạo tôi hoàn thành khóa học và hoàn thiện báo cáo này đặc biệt là thầy
Nguyễn Viết Tuệ giáo viên hướng dẫn cho tôi.
Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Hội

đồng chấm báo cáo; cảm ơn Khoa Pháp luật đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo
này.
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Trần Đăng Kha

3


LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật có
vai trò khác nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ, chủ thể gây thiệt hại có thể phải
gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp
luật dân sự, hậu quả pháp lí đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của
mình gây ra cho người bị thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại về vật chất của chủ thể có thể là một cơ quan nhà
nước, một cá nhân. Hiện nay, trong quá trình thực hiện công việc “Phục vụ nhân
dân” có một bộ phận cán bộ công chức có thể do vô tình hoặc cố ý đã gây ra tổn
thất cho nhà nước và cho nhân dân. Thực trạng này không sớm được khắc phục
sẽ làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân và tính nghiêm minh của pháp
luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, gây mất công bằng xã hội, theo quy định của Bộ
luật dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan nhà nước sẽ
hình thành khi mà cán bộ, công chức có hành vi trái pháp luật, gây ra thiệt hại do
lỗi cố ý thì cơ quan của cán bộ, công chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cán bộ, công chức đã gây ra thiệt hại gây ra thiệt hại, tổn thất thì phải có trách
nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tiền mà cơ quan nhà nước đã bồi
thường cho người bị hại nhưng trong nhiều trường hợp việc cá thể hóa trách
nhiệm hoàn trả của cán bộ công chức có lỗi là rất khó khăn. Có vụ thì Nhà nước

bồi thường có vụ thì không, nhất là rất ít trường hợp buộc được cán bộ, công
chức đã gây thiệt hại hoàn lại cho công quỹ số tiền bỏ ra bồi thường do hành vi
trái pháp luật của họ. Vì thế mà trách nhiệm của cá nhân có thẩm quyền không
được đề cao. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích của người dân cũng như uy tín và chất
lượng hoạt động của cơ quan hành chính công quyền, nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản như: Bộ Luật Dân sự năm 2005, Nghị đinh 118/2006/NĐ-CP của
Chính Phủ ban hành ngày 10/10/2006 về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán
4


bộ, công chức, Nghị định Số: 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy
định về xử lý kỷ luật đối với công chức…..
Trong giới hạn cho phép, tôi sẽ tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường vật chất
của cán bộ, công chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà gây ra thiệt hại vật chất
cho đơn vị, cơ quan mình công tác. Để làm rõ hơn vấn đề này, trong quá trình
thực tập của mình tôi đã chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường vật chất của cán
bộ, công chức. Thực trạng bồi thường vật chất của cán bộ công chức ở xã Yên
Sơn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn”.
Báo cáo tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về
bồi thường vật chất và trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức,
thực trạng áp dụng các quy định đó trong giai đoạn hiện nay, từ đó tìm ra các
nguyên nhân của tình trạng để cán bộ, công chức gây thiệt hại trong quá trình làm
việc cho cơ quan, tổ chức, những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt hạn
chế của công tác bồi thường vật chất của cán bộ, công chức trong thời gian qua
tại xã Yên Sơn huyện Hữu Lũng. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị, giải
pháp nâng cao hiệu quả của công tác này tại địa phương nơi tôi thực tập. trong
thời gian tới.
Để nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề đó, tôi đã sử dụng phương pháp
phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh trên cơ sở những kiến thức đã được trang
bị ở Nhà trường.


5


PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
VẬT CHẤT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC.
I. Một số khái niệm chung.
1. Định nghĩa cán bộ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
2. Định nghĩa công chức
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức
3.1. Quyền của cán bộ, công chức
Quyền của cán bộ, công chức được quy định tại điều 11, 12, 13, 14 như
sau:


6


Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành
công vụ
- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định
của pháp luật.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
- Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan
đến tiền lương
- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền
hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công
chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các
ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính
sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ
khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc
riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ,
cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm
thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương
cho những ngày không nghỉ.
- Các quyền khác của cán bộ, công chức

7


Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học,
tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở,
phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp
luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét
hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là
liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định tại Luật Cán bộ công chức
năm 2008 từ điều 8 đến điều 10 như sau:
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của
nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của
cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi
phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

8



- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được
giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó
là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định;
trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản
và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của
việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người
ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ,
công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các
nghĩa vụ sau đây:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công
chức;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan
liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa
công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công
chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan
liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ
chức;
9



- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức
4.1. Khái niệm trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 118/2006/NĐ-CP ngày
10/10/2006 của Chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công
chức thì:
''Trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức'': là trách nhiệm bồi
thường bằng tiền của cán bộ, công chức cho cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thiệt hại
về tài sản do cán bộ, công chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra. ''Mức bồi
thường thiệt hại về tài sản'': là giá trị tính bằng tiền một phần thiệt hại hoặc toàn
bộ thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định buộc cán bộ,
công chức phải bồi thường.
4.2. Trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức
II. Các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường vật chất của
cán bộ, công chức.
1. Các yếu tố pháp lý cơ bản về trách nhiệm bồi thường vật chất của
cán bộ, công chức
1.1. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường vật chất của cán
bộ, công chức
* Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói
chung, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra
cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh
trách nhiệm bồi thường.
Khoản 1, Điều 307 bộ luật dân sự 2005 quy định:
10



“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”.
Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại
về tinh thần. Việc xác định thiệt hại về vật chất tương đối cụ thể, rõ ràng nhưng
xác định thiệt hại về tinh thần là vấn đề hết sức khó khăn.
* Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.
Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác
luôn được pháp luật bảo vệ và tất cả mọi người đều phải tôn trọng các quyền và
lợi ích hợp pháp đó. Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các
quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ thì người xâm phạm phải chịu hậu quả
pháp lí bất lợi do hành vi của mình gây ra.
Hành vi trái pháp luật để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại để phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là những hành vi được pháp luật
cấm, không cho phép thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn
cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
Hành vi gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc
không hành động. Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể
vào đối tượng gây thiệt hại hoặc có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối
tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại. Không hành động gây thiệt
hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình
thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể
không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm trong khi chủ thể có
đầy đủ điều kiện để làm việc đó.
* Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
ra.

11



Nguyên nhân được hiểu là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự
vật hiện tượng, hậu quả là làm biến đổi sự vật, hiện tượng đó hoặc là làm biến đổi
sự vật, hiện tượng khác.
Như vậy, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành
vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt
nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau. Xác định mối
quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý
nghĩa hết sức quan trọng vì:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại là hậu quả (có
sau), hành vi trái pháp luật là nguyên nhân (có trước)
- Khi nhiều người gây thiệt hại cho một người hoặc khi người gây thiệt hại
và người bị thiệt hại đều có lỗi thì xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa
trong việc xác định mức bồi thường.
Nếu không có hành vi gây thiệt hại thì không có hậu quả có nghĩa là thiệt
hại đã có sẵn cơ sở trong hành vi. Một hành vi vi phạm nhất định trong một điều
kiện xác định thì chỉ làm nảy sinh ra hậu quả này chứ không thể phát sinh hậu
quả nào khác. Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm
và ngược lại, người có hành vi vi phạm gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi
thường nếu thiệt hại xảy ra đúng là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật của
họ.
* Có lỗi của người gây thiệt hại.
Lỗi là trạng thái tâm lí của một người đối với hành vi của mình và hậu quả
do hành vi đó mang lại. Khoản 2, Điều 308, BLDS 2005 quy định:
“Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của
mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy
không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

12



Vô ý gây thiệt hại trường hợp một người không thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại
sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại , nhưng
cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Khi xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần
lưu ý:
- Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sing khi người gây
thiệt hại có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi vô ý hay lỗi cố ý;
- Việc xác định lỗi cố ý, vô ý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có ý nghĩa trong một số trường hợp: Để giảm nhẹ mức bồi thường
(Khoản 2, Điều 605, BLDS 2005); Là điều kiện cần thiết để xác định trách nhiệm
bồi thường (Khoản 2, Điều 615, BLDS 2005);
Trong một số trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh ngay
cả khi không có lỗi (Khoản 3, Điều 623, 624, BLDS 2005).
1.2.Nguyên tắc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức làm mất
mát, hư hỏng hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau
đây gọi tắt là cán bộ, công chức gây ra thiệt hại) phải căn cứ vào lỗi, tính chất của
hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và
phương thức bồi thường thiệt hại, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.
Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật để xảy ra thiệt hại về tài sản của cơ quan,
tổ chức, đơn vị, ngoài việc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, còn phải bị
xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghị định này.
Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo
quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.
Nếu cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20 %

13



(hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết
định của người có thẩm quyền.
Trường hợp cán bộ, công chức gây ra thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ
hưu hay thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường trước khi thuyên chuyển,
nghỉ hưu hay thôi việc; nếu không đủ khả năng bồi thường thì cơ quan quản lý
cán bộ, công chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan mới hoặc chính quyền
địa phương nơi cán bộ, công chức cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường cho đến khi
thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại
bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị kế thừa cơ quan, tổ chức, đơn vị
bị giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu tiền bồi thường cho đến khi thu
đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Trường hợp có nhiều cán bộ, công chức cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc
gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì họ đều phải liên đới chịu
trách nhiệm vật chất trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế và mức độ lỗi của
mỗi người.
Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của cán bộ, công chức thì
cán bộ, công chức gây mất mát, hư hỏng, thiệt hại tài sản phải bồi thường toàn bộ
giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của
cán bộ, công chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cơ quan, người có thẩm
quyền quyết định mức và phương thức bồi thường.
Trường hợp cán bộ, công chức ngay sau khi gây ra thiệt hại có đơn xin tự
nguyện bồi thường thiệt hại và được cơ quan, người có thẩm quyền đồng ý bằng
văn bản về mức, phương thức và thời hạn bồi thường thì không phải thành lập Hội
đồng xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức (sau đây gọi tắt là Hội
đồng) theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp thiệt hại vật chất xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì cán
bộ, công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
14



1.3.Quy trình xử lý
Khi phát hiện cán bộ, công chức có hành vi gây ra thiệt hại về tài sản phải
xử lý trách nhiệm vật chất thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức xác minh, sơ
bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét,
xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu cán bộ, công chức gây ra thiệt hại viết
bản tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết; đồng thời, chuẩn bị thành
lập Hội đồng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
1.4.Hồ sơ xử lý
Khi xem xét, giải quyết việc bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào hồ sơ xử lý
trách nhiệm vật chất của vụ việc, bao gồm:
- Biên bản về vụ việc (hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền);
- Các bản tường trình của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và cán bộ, công
chức có liên quan;
- Hồ sơ kinh tế - kỹ thuật (nếu có) của trang bị, thiết bị hoặc tài sản bị mất
mát, hư hỏng hoặc thiệt hại;
- Văn bản thẩm định giá trị tài sản bị thiệt hại;
- Các văn bản khác có liên quan.
- Năm ngày làm việc trước khi họp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng gửi hồ sơ
xử lý trách nhiệm vật chất đến các thành viên Hội đồng để nghiên cứu
1.5.Xác định giá trị tài sản bị thiệt hại
Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính
theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại), trừ đi giá trị còn
lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại.
2. Nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của hội đồng xử lý
2.1 Hội đồng xử lý
15



Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng và quản lý cán bộ, công
chức gây ra thiệt hại phải thành lập Hội đồng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể
từ ngày phát hiện cán bộ, công chức gây ra thiệt hại hoặc từ ngày nhận được văn
bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 6
Điều 3 Nghị định này.
Hội đồng có 03 hoặc 05 người, bao gồm:
- Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị sử dụng và quản lý cán bộ, công chức làm Chủ tịch Hội đồng;
- Người phụ trách công tác tài chính - kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị
làm ủy viên;
- Người phụ trách công tác quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị làm
ủy viên.
Ngoài ra, thành phần Hội đồng có thể thêm một số ủy viên khác như: người
phụ trách đơn vị công tác và đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn của cơ quan, tổ
chức, đơn vị có cán bộ, công chức gây ra thiệt hại. Trường hợp cán bộ, công chức
được điều động, biệt phái phải chịu trách nhiệm vật chất thì trong thành phần của
Hội đồng phải có đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị đã quyết định biệt
phái cán bộ, công chức;
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời chuyên gia hoặc thuê
tổ chức tư vấn giám định mức độ thiệt hại tài sản. Chi phí cho việc mời chuyên
gia hoặc thuê giám định được tính vào mức bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp cán bộ, công chức gây ra thiệt hại là người đứng đầu hoặc cấp
phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng theo quy định tại
khoản 2 Điều này. Chủ tịch Hội đồng phải là người đứng đầu hoặc cấp phó của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cán bộ, công chức
gây ra thiệt hại.
16



- Khi thành lập Hội đồng, mời chuyên gia hoặc thuê tư vấn giám định,
không được cử, mời hoặc thuê những người có quan hệ gia đình với cán bộ, công
chức đã gây ra thiệt hại như: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), vợ (hoặc chồng), con đẻ, con nuôi,
con dâu, con rể, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại
tham gia Hội đồng, làm chuyên gia hoặc giám định.
2.2 Nhiệm vụ của hội đồng xử lý
a) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại;
b) Xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và cán bộ,
công chức có liên quan;
c) Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm
quyền về mức và phương thức bồi thường thiệt hại;
d) Trường hợp Hội đồng phát hiện hành vi của cán bộ, công chức gây ra
thiệt hại vật chất có dấu hiệu của tội phạm thì Hội đồng kiến nghị với người có
thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của
pháp luật;
đ) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2.3 Nguyên tắc của hội đồng xử lý
a) Hội đồng chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng;
b) Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải khách
quan, dân chủ và tuân theo các quy định của pháp luật;
c) Việc kiến nghị về mức và phương thức bồi thường thiệt hại được thực
hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín của Hội đồng và theo nguyên tắc đa số;
d) Cuộc họp của Hội đồng phải được ghi thành biên bản để Hội đồng xem
xét, thông qua và Chủ tịch Hội đồng ký;

17


đ) Các cuộc họp của Hội đồng phải có sự tham gia của cán bộ, công chức

gây ra thiệt hại. Trường hợp cán bộ, công chức gây ra thiệt hại được Hội đồng
mời hai (02) lần mà không đến thì Hội đồng vẫn họp và cán bộ, công chức gây ra
thiệt hại phải thi hành quyết định bồi thường thiệt hại.
3. Trình tự họp Hội đồng
- Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, cử thư ký.
- Thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, trình bày nội dung vụ việc và
các văn bản, tài liệu có liên quan trong hồ sơ xử lý trách nhiệm vật chất.
- Ủy viên là người phụ trách công tác tài chính - kế toán báo cáo về các quy
định có liên quan đến trách nhiệm vật chất, đề xuất mức và phương thức bồi
thường thiệt hại.
- Hội đồng nghe ý kiến giải trình của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và
cán bộ, công chức có liên quan.
- Các ủy viên Hội đồng phát biểu ý kiến.
- Các thành viên Hội đồng thảo luận, bỏ phiếu kín về mức và phương thức
bồi thường thiệt hại.
- Các kiến nghị của Hội đồng được kết luận theo đa số.
- Thư ký Hội đồng đọc dự thảo biên bản cuộc họp để Hội đồng xem xét,
thông qua; Chủ tịch Hội đồng ký biên bản và tuyên bố kết thúc cuộc họp.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng bỏ phiếu thông qua
mức và phương thức bồi thường thiệt hại, Chủ tịch Hội đồng phải lập hồ sơ cuộc
họp và gửi đến người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Trường hợp không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng đã bỏ
phiếu thông qua thì cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và cán bộ, công chức có
liên quan có thể yêu cầu Hội đồng thuê chuyên gia, tổ chức thẩm định. Chi phí
thuê chuyên gia, tổ chức thẩm định do cán bộ, công chức trả.
18


4. Quyết định bồi thường thiệt hại
- Căn cứ kiến nghị của Hội đồng, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ

ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có
thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức ra quyết định bồi thường thiệt hại; trong
quyết định phải ghi rõ mức, phương thức và thời hạn bồi thường.
- Nếu ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
khác với kiến nghị của Hội đồng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
5. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền, tài sản bồi thường thiệt hại
- Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của cơ quan,
tổ chức, đơn vị có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và
phương thức bồi thường ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thu và nộp vào tài khoản của cơ quan, tổ
chức, đơn vị tại Kho bạc nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật.
- Số tiền hoặc tài sản bồi thường phải thu của cán bộ, công chức để hoàn trả
cho cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được theo dõi, quản lý và sử dụng theo đúng
quy định của pháp luật.
6. Hiệu lực thi hành
Được quy định tại khoản 9 điều 11 và điều 12 Nghị định 118/2006/NĐ-CP
như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng bỏ phiếu thông
qua mức và phương thức bồi thường thiệt hại, Chủ tịch Hội đồng phải lập hồ sơ
cuộc họp và gửi đến người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Căn cứ kiến nghị của Hội đồng, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có
19


thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức ra quyết định bồi thường thiệt hại; trong
quyết định phải ghi rõ mức, phương thức và thời hạn bồi thường.
- Nếu ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền

khác với kiến nghị của Hội đồng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
7. Hướng dẫn thi hành
- Sau khi Hội đồng thảo luận thống nhất đưa ra phương thức bồi thường
thiệt hạit hì chủ tịch Hội đồng phải lập hồ sơ gửi lên các cấp có thẩm quyền.
- Căn cứ kiến nghị của Hội đồng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
hoặc cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức ra quyết định bồi thường thiệt
hại; trong quyết định phải ghi rõ mức, phương thức và thời hạn bồi thường.
8. Trách nhiệm thi hành (Được quy định tại điều 13 Nghị định
118/2006/NĐ-CP)
- Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của cơ quan,
ttổ chức, đơn vị có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và
phương thức bồi thường ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thu và nộp vào tài khoản của cơ quan, tổ
chức, đơn vị tại Kho bạc nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật.

20


PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG VẬT CHẤT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
YÊN SƠN – HUYỆN HỮU LŨNG – TỈNH LẠNG SƠN.
I. Thực trạng
1. Giới thiệu khái quát về UBND xã Yên Sơn huyện Hữu Lũng tỉnh
Lạng Sơn
Xã YÊN SƠN HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN
Diện tích 49,47km2
Dân số 2147 người (1999)

Mật độ 43ng/km2
Phía bắc Xã VẠN LINH
Phía nam XÃ YÊN VƯỢNG
Phía đông XÃ CAI KINH
Phía tây GIÁP XÃ YÊN THỊNH
1.1 Địa hình
xã YÊN SƠN thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình được phân
chia rõ giữa vùng núi đá vôi ở phía Tây Bắc và vùng núi đất ở phía Đông Nam.
Phần lớn diện tích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 - 500m và ở vùng núi đất có
độ cao trên dưới 100 m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa hình phức tạp, bị
chia cắt bởi các dãy núi đá vôi và các dãy núi đất.
Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên. Xen kẽ giữa vùng
núi đá là những thung lũng nhỏ địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng đất sản
xuất nông nghiệp của cư dân. Xen kẽ các vùng núi đất là các dải đất ruộng bậc
thang phân bố theo các triền núi, triền sông, khe suối trong vùng, là vùng đất sản
21


xuất nông nghiệp được tạo lập từ nhiều đời nay cung cấp lương thực cho cư dân
sinh sống trong vùng.
1.2. Khí hậu, thủy văn
XÃ YÊN SƠN chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh
và ít mưa về mùa Đông, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè. Nhiệt độ không khí
trung bình hàng năm là 22,70C. Tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao
nhất là 28,50C. Tháng 01 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 2,50 C.
Lượng mưa trung bình năm là 1.488,2mm với 135 ngày mưa trong năm và
phân bố từ 13 - 17 ngày/tháng, tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài
từ tháng 4 đến tháng 10 và chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và chiếm trên 9% lượng mưa cả năm.
1.3. Kinh tế

Là một xã thuộc vùng 3, kinh tế khó khăn nên kinh tế chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp
2. Thực trạng về bồi thường vật chất của cán bộ, công chức tại xã Yên
Sơn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn
Việc bồi thường vật chất của cán bộ, công chức ở xã Yên Sơn xảy ra trong
quá trình làm việc không có nhiều. Điều này cho thấy, hiệu quả làm việc của cán
bộ, công chức nơi đây khá tốt và ý thức làm việc luôn luôn được nâng cao. Việc
UBND xã Yên Sơn xây dựng quy chế làm việc, đưa ra những nguyên tắc, quy
định bắt buộc với cán bộ, công chức phải thực hiện, tuân thủ đã có những kết quả
nhất định. Thêm vào đó, tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ, công chức
khá tốt, không để xảy ra sai sót cũng như thiệt hại cho nhà nước cũng như người
dân.
UBND xã luôn thực hiện tốt công tác dân chủ, công khai, minh bạch trong
quá trình làm việc, không để cán bộ, công chức của mình gây phiền hà, nhũng
nhiễu cho nhân dân, luôn tận tâm, tận lực hết mình vì nhân dân.
22


Đồng thời, UBND xã luôn nghiêm minh xử lý các hành vi vi phạm của cán
bộ, công chức để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như thể hiện tính nghiêm minh
của pháp luật, tuy nhiên cũng thể hiện được tinh thần trách nhiệm làm việc cán
bộ, công chức cũng như tránh được thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra.
Trong quá trình làm việc có một số cán bộ công chức vì vô tình hoặc cố ý
đã gây ra thiệt hại cho cơ quan, cho nhà nước. Việc chấp hành các quy định, quy
chế của cơ quan của một số cán bộ, công chức chưa cao, chưa được thực hiện
đúng nguyên tắc. Tinh thần làm việc còn uể oải và không dám chịu trách nhiệm
về hành vi mình gây ra, trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho tập thể cũng như các
nguyên nhân khác.
Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao, việc cập nhật
các văn bản pháp luật về quy định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ,

công chức cũng như xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức không được thường
xuyên. Trong tổng số 15 cán bộ của UBND xã được hỏi thì có 10 người trả lời
biết tên các văn bản nhưng không biết rõ nội dung quy định những gì, 05 người
được hỏi trả lời biết những không nắm vững. điều đó cho thấy việc triển khai các
văn bản pháp luật cũng như thực thi các văn bản đó không được thường xuyên và
kịp thời.
Điều 604, bộ luật dân sự 2005 quy định:

“1. Người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp khác của cá nhân, xâm
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi
thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Điều 3 Nghị định 118/2006/NĐ-CP cũng quy định:

23


“ Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật để xảy ra thiệt hại về tài sản của cơ
quan, tổ chức, đơn vị, ngoài việc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, còn
phải bị xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghị định này.
Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo
quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm
quyền. Nếu cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị
trừ 20 % (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ
theo quyết định của người có thẩm quyền.”
Tuy nhiên khi được hỏi, nếu trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại cho
cơ quan, tổ chức, gây ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của đơn vị thì có phải chịu
trách nhiệm không thì 80% cán bộ, công chức trả lời là không hoặc có nhưng chỉ

là hình thức khiển trách. Từ đó cho thấy việc triển khai các văn bản quy phạm
pháp luật về hành vi của các bộ, công chức tại UBND xã Yên Sơn cũng chưa
được triển khai kịp thời.
Theo như số liệu báo cáo hàng năm của UBND xã thì từ năm 2005 đến
năm 2014 có 05 vụ mà cán bộ, công chức gây ra thiệt hại về tài sản cho UBND
xã, gây thiệt hại cho nhân dân và làm ảnh tới uy tín, danh dự của UBND xã.
Bảng thống kê sau đây sẽ phản ánh tình trạng đó:
Số vụ gây

Nội dung gây thiệt

thiệt hại

hai

stt

Năm

1

2005

01

2

2009

01

01

3
4

2010
2013

Ghi
chú

Làm hỏng dàn loa Bồi thường để mua
đài mới của UBND

mới

Làm thay đổi hợp Bồi thường cho bên
đồng xây dựng
Làm tổn thất của
người dân

01

Hình thức xử lý

xây dựng và kỷ luật
Bồi

thường


cho

người dân và kỷ
luật

Làm hỏng toàn bộ Yêu cầu khôi phục
24


hệ thống điện của và sửa chữa hệ
UBND
5
6

2014
Tổng

01

Tham

thồng điện
ô

đất

của

người dân


Bồi

thường

cho

người bị hại và khởi
tố hình sự

05

Theo bảng thống kê trên cho thấy, mặc dù số vụ mà cán bộ, công chức gây
thiệt hai cho nhà nước, cho cơ quan ít xảy ra nhưng cũng có những vụ việc
nghiêm trọng là ảnh hưởng tới tiến trình hoạt động của cơ quan, ảnh hưởng tới
đời sống người dân và uy tín, danh dự của UBND xã Yên Sơn, làm lòng tin của
nhân dân đối với cơ quan công quyền suy giảm.
Với những trường hợp vi phạm UBND đều xử lý, khiển trách và yêu cầu
bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đối với những cá nhân gây ra thiệt hại mà có tinh
thần trách nhiệm nhận lỗi và khắc phục hậu quả đều được
Ví dụ cụ thể: Năm 2005, anh Nông Văn Tiến cán bộ văn hóa thông tin xã
được giao nhiệm vụ mua 01 bộ âm ly, loa đài trị giá 14.000.000đ về để phục vụ
những buổi hội họp và tổ chức các sự kiện trọng đại. Sau khi mua về, anh Tiến đã
tiến hành lắp đặt hệ thông loa đài này, trong quá trình làm vì không cẩn thận,
trong lúc đấu điện với bộ âm ly anh Tiến đã làm cháy bộ âm ly trị giá 8.000.000đ.
Ngay sau khi đấu bị cháy anh Tiến đã báo cáo với ủy ban về sự việc này và xin
được mua lại bằng tiền của cá nhân. Vì đây là lỗi do vô tình mắc phải, không cố ý
gây ra, đồng thời anh Tiến cũng đã xin chịu trách nhiệm về việc mình gây ra nên
UBND xã Yên Sơn đã không lập biên bản cũng như xử lý vi phạm. Chỉ nhắc nhở
trước cuộc họp. Đồng thời, vì kinh tế gia đình anh Tiến gặp khó khăn nên UBND
xã đã ứng tiền mua lại bộ âm ly mới và yêu cầu anh Tiến sẽ trả dần trong vòng 06

tháng (Có sổ theo dõi).
Tuy nhiên, có những trường hợp cán bộ, công chức vì lợi ích cá nhân đã cố
tình làm sai, làm không đúng với quy định của cơ quan, của nhà nước. Với những
25


×