Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

skkn một số trò chơi nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh qua môn toán lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.86 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIÊN
Mã số:………………………………
1.Tên sáng kiến:
Một số trò chơi nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh qua môn toán lớp 2.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Trong giờ học toán, thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức linh hoạt,
kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ, phát huy tính tích cực. Từ đó chất lượng giáo dục
cho học sinh ở khối 2 được nâng cao nói riêng và bậc tiểu học nói chung.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng: Học sinh tiểu học luôn hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu,
khám phám. Do vậy việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức bằng những hình
thức thông thường thì các em dễ nhàm chán và tiết học trở nên căng thẳng, áp lực
mệt mỏi khi các em tiếp thu kiến thức mới. Để cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
thông qua các hoạt động vui chơi hay trò chơi học tập phù hợp với học sinh thì các
em sẽ phát triển tư duy, xử lí nhanh các tình huống phức tạp, vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống.Trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất
đạo đức như: tính đoàn kết, thân ái, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm…
*Ưu điểm: Khi thực hiện giải pháp bản thân cũng nhận được một số thuận lợi
cơ bản là được sự đồng tình và sự ủng hộ của Ban Giám hiệu nhà trường, của đồng
nghiệp và nhất là sự phối hợp của phụ huynh học sinh.
* Hạn chế: Giáo viên tổ chức các trò chơi thường đơn giản chưa phù hợp với
mục tiêu nội dung bài học, chưa mang tính giáo dục, củng cố kiến thức và khơi dậy
niềm say mê, hứng thú để dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới.
Người điều khiển trò chơi chưa nắm được quy trình.Trò chơi mang tính rập
khuôn, chưa phong phú khiến học sinh tham gia trò chơi gượng ép, nhàm chán.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhân sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo


của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây hướng thú học tập cho các em, lôi
cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là hoạt động mà
các em hứng thú nhất.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
a) Rèn quy trình, kỹ năng điều khiển trò chơi:
Giáo viên hướng dẫn cả lớp quy trình thực hiện trò chơi: Gồm 4 bước.
- Bước 1: Giới thiệu tên, mục đích tổ chức trò chơi.
- Bước 2: Hướng dẫn trò chơi:
+ Số lượng người tham gia trò chơi, số đội, quản trò, trọng tài, các dụng cụ cần
thiết cho trò chơi.
+ Cách tiến hành trò chơi: nêu các việc làm cụ thể của từng người tham gia trò
chơi, thời gian chơi. Nêu luật chơi, cách xác định kết quả và cách tính điểm khi chơi.
- Bước 3: Thực hành chơi.
- Bước 4: Nhận xét cuộc chơi (nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội
để rút kinh nghiệm).Tuyên bố kết quả của từng đội tuyên dương đội thắng cuộc.


b) Trò chơi mang tính phát huy tính tích cực cho học sinh:
Khi thiết kế và tổ chức trò chơi phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời
gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi phù hợp với nội dung bài học.
Muốn trò chơi có hiệu quả giáo viên có kế hoạch chuẩn bị theo yêu cầu sau:
- Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục, gây hứng thú đối với học sinh, nhằm
mục đích củng cố hay gợi mở vào bài mới. Tất cả học của lớp đều được tham gia.
- Trò chơi phù hợp với tâm sinh lí học sinh, khả năng người quản trò và cơ sở
vật chất của nhà trường. Hình thức tổ chức phải đa dạng, phong phú.
- Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo: Tên trò chơi ngắn gọn hấp dẫn, cách
chơi đơn giản,chuẩn bị đồ dùng phục vụ trò chơi, khen thưởng công bằng.
- Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả, vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
- Đánh giá: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải
mái tự giác để trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích sự tò mò của học sinh.

c) Một số trò chơi:
Sau khi nghiên cứu nội dung chương trình Toán lớp 2. Tôi phân loại trò chơi
theo 2 nội dung kiến thức: Trải nghiệm khám phá hình thành kiến thức mới và Luyện
tập củng cố kiến thức.
- Luyện tập củng cố: có thể áp dụng một số trò chơi như: Xây nhà, Truyền
điện, Bác thợ săn, Tìm lá cho hoa, rồng cuốn lên mây, tìm đường về nhà cho 3 chú
ếch, cùng leo dốc, đi du lịch, cộc cách tùng cheng, chuyền điện, ai nhẩm nhanh hơn.
- Trải nghiệm khám phá hình thành kiến thức mới: có thể áp dụng một số trò
chơi như: Mua và bán (tiết 151 bài: Tiền Việt Nam), thi quay đồng hồ (tiết 120,121
bài: Giờ phút, thực hành xem đồng hồ), que tính thông minh (tiết 24, bài: Bài toán về
nhiều hơn - Bài toán về ít hơn), ong đi tìm nhụy (các bải bảng cộng, bảng trừ, 14 trừ
đi một số…), vui cùng đường gấp khúc (tiết 102 bài 59: Đường gấp khúc - Độ dài
đường gấp khúc), bác đưa thư (dạy các bài bảng nhân chia)
*Trò chơi: Cùng leo dốc
Rèn kỹ năng thuộc bảng cộng trừ, nhân chia. Trò chơi tổ chức khởi động
nhiều bài học khi thay đổi phép tính phù hợp. Chuẩn bị: Phấn, 11 bảng con làm gạch.
Cách chơi: chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử các thành viên lên nhận gạch là bảng con
đã có phép tính, ghi nhanh đáp án rồi xếp thành bậc thang. Đội nào có nhiều bậc
thang nhất thì đội đó thắng. (xếp 2 bên hình tháp)
*Trò chơi: Bác thợ săn
Rèn kỹ năng đọc, hiểu tóm tắt đề toán và giải bài toán có đơn vị kg. Chuẩn bị:
Một số tranh con gà, vịt, ngỗng, thỏ, 5 bảng con ghi tóm tắt đề toán. Cách chơi: Các
em lần lượt đi qua từng ô. Bước vào ô nào phải giải miệng bài toán ô đó. Nếu đúng
thì được đi tiếp sang ô thứ 2, sai bị loại em khác lên chơi.
Mỗi em chơi sẽ có các đề toán khác nhau. Mỗi ô đúng được thưởng 1 con vật.
*Trò chơi vui cùng đương gấp khúc
Củng cố nhận biết đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc.
Chuẩn bị: Thước đo, 10 sợi dây đồng mỗi sợi dài 20 cm.
Cách tiến hành: Phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng yêu các nhóm nắn sợi dây
đồng thành đường gấp khúc có 2, 3,4,…đoạn mỗi đoạn không bằng hay bằng nhau là

4 cm chẳng hạn. Cách tính điểm nhóm nào nhanh thì nhóm đó thắng cuộc.
*Trò chơi : Ai nhẩm nhanh hơn


Rèn kỹ năng thuộc bảng cộng, trừ, nhân chia và tính nhẩm nhanh. Các nhóm
thi nhau tìm các phép tính có kết quả bằng 5 rồi viết nhanh vào bảng phụ, nhóm viết
được nhiều phép tính, nhóm đó thắng cuộc.
*Trò chơi : Cộc, cách, tùng, cheng
Người quản trò chia lớp 4 nhóm: thứ tự 1 nêu tên (cộc) và số, thứ tự 2 nêu tên
(cách) và phép tính, thứ tự 3 tên (tùng) và số, thứ tự 4 nêu tên (cheng) và kết quả.
Khi trò chơi được tiến hành người quản trò chỉ vào thứ tự nào thì nhóm đó hô to tên
của nhóm và số hay dấu.VD: người quản trò chỉ nhóm 1: cộc 6, nhóm 2: cách nhân,
nhóm 3 tùng 3, nhóm 4 bằng 18 …(yêu cầu các nhóm hô nhanh, đúng, đồng thanh,
nhóm nào thực hiện không đúng luật sẽ bị phạt. Khi thực hành trò chơi tạo ra âm
thanh rất vui tai và rèn cho học sinh sự chú ý cao).
3.3. Khả năng áp dụng:
Qua thời gian áp dụng trong giảng dạy tôi thấy: đã gây sự hứng thú cho học
sinh lớp 2/4 và câu lạc bộ giải toán trên mạng khối 2 do tôi phụ trách năm học 2016 2017, trong học tập và thực hành đạt kết quả cao. Từ đó có thể áp dụng một số biện
pháp nêu trên rộng rãi cho các học sinh bậc tiểu học trong toàn trường, huyện, tỉnh
khi học Toán.
3.4. Hiệu quả:
Qua quá trình theo dõi cách tổ chức trò chơi cho học sinh, tôi thấy có nhiều
tiến triển tốt. Những cách tổ chức trò chơi trên đã phần nào giúp cho học sinh hăng
hái học tập, phát biểu ý kiến tự tin, mạnh dạn hơn qua các môn học trong các hoạt
động học tiếp theo của nhóm. Giờ học đã trở nên hào hứng, sôi nổi thảo luận. Các
em đã tự tìm tòi, suy nghĩ để nhận xét, kết luận. Tự tìm ra sản phẩm học tập của
mình, tự tiến hành những thao tác tư duy để lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng giao
tiếp tốt, các thành viên trong nhóm mạnh dạn nêu kết quả thảo luận.
Phát huy tính tích cực là việc làm cần thiết trong việc đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay. Phù hợp với cá tính của học sinh, thôi thúc, lôi cuốn các em ham

học, thích học và thích đến trường; đến lớp nhất là học sinh yếu. Giờ đây tiết học
trở nên sinh động, hiệu quả đạt được lớp 2/4 năm học 2016-2017 như sau:
Nội dung khảo sát
Tổng số học sinh
Kỹ năng quản trò tốt

Học kỳ I
40 em
4 em – 10%

Cuối học kỳ II
40 em
10 em – 25%

Điểm KT môn toán

10 - 9

8 -7

5-6

10 - 9

8 -7

5-6

Học sinh đạt


23em

14em

3em

35em

4em

1em

Câu lạc bộ giải toán trên mạng khối 2 kết quả đạt được trong kỳ thi các cấp
như: Kỳ thi cấp huyện 1em giải nhất,1em giải nhì và 1 em giải ba còn nhiều em đạt
giải khiến khích, Kỳ thi giải toán trên mạng cấp tỉnh: 1 giải nhì và 1 giải ba còn
nhiều giải khiến khích. Trên đây chỉ là những giải pháp của cá nhân tôi nên không
tránh khỏi khiếm khuyết rất mong sự góp ý của lãnh đạo và đồng nghiệp.
Chân thành cảm ơn.

Kiên Lương, ngày 4/5/2017
Người mô tả
Võ Thị Thùy Trang


Mục đích:

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học theo phương
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường
hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh , một môn học được
coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi Toán học nhằm mục đích
để các em học


vẫn còn hạn chế : học sinh chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong n ội dung
bài học để từ đó tìm ra chìa khoá giải quyết vấn đề .

Thực trạng
b) Thuận Lợi: Khi thực hiện kinh nghiệm bản thân cũng nhận được một số
thuận lợi cơ bản là được sự đồng tình và sự ủng hộ của Ban Giám hiệu nhà trường,
của đồng nghiệp và nhất là sự phối hợp của phụ huynh học sinh.
a) Khó khăn:
- Trò chơi khởi động thường chưa phù hợp với mục tiêu nội dung bài học,
chưa mang tính giáo dục, củng cố kiến thức và khơi dậy niềm say mê, hứng thú để
dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới.
- Người điều khiển trò chơi chưa nắm được quy trình của trò chơi.
- Trò chơi khởi động mang tính rập khuôn, chưa phong phú khiến học sinh
tham gia trò chơi gượng ép, nhàm chán.
4. Nội dung chính:
a) Tổ chức lớp học: Ngay tuần đầu khi nhận lớp, tôi tiến hành khảo sát và tìm
hiểu gia đình của từng cá nhân học sinh. Tổ chức lớp học cho học sinh bình bầu các
ban, hội đồng tự quản của lớp.Tập huấn quy trình của trò chơi và cách điều khiển trò
chơi cho các thành viên trong hội đồng tự quản để các em có thể luân phiên điều
khiển lớp khởi động đầu giờ bằng những trò chơi theo yêu cầu của giáo viên.
b) Rèn quy trình, kỹ năng điều khiển trò chơi khởi động: Giáo viên hướng
dẫn cả lớp quy trình thực hiện trò chơi: Gồm 4 bước.
- Bước 1: Giới thiệu tên, mục đích tổ chức trò chơi khởi động.
- Bước 2: Hướng dẫn trò chơi: số lượng người tham gia trò chơi, số đội, quản
trò, trọng tài, các dụng cụ cần thiết cho trò chơi. Cách tiến hành trò chơi: nêu các

việc làm cụ thể của từng người tham gia trò chơi, thời gian chơi. Nêu luật chơi, cách
xác định kết quả và cách tính điểm khi chơi.
- Bước 3: Thực hành chơi.
- Bước 4: Nhận xét cuộc chơi (nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội
để rút kinh nghiệm).Tuyên bố kết quả của từng đội tuyên dương đội thắng cuộc.
c) Trò chơi khởi động mang tính củng cố kiến thức, gợi vào bài mới: Để
trò chơi khởi động mang tính củng cố kiến thức hay gợi vào bài mới.Vậy khi thiết kế
và tổ chức trò chơi phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết
học cụ thể để đưa ra các trò chơi khởi động phù hợp với nội dung bài học. Muốn trò
chơi khởi động có hiệu quả giáo viên có kế hoạch chuẩn bị theo yêu cầu sau:
- Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục, gây hứng thú đối với học sinh, nhằm
mục đích củng cố hay gợi mở vào bài mới. Tất cả học của lớp đều được tham gia.
- Trò chơi phù hợp với tâm sinh lí học sinh, khả năng người quản trò và cơ sở
vật chất của nhà trường. Hình thức tổ chức phải đa dạng, phong phú.
- Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo: Tên trò chơi ngắn gọn hấp dẫn, cách
chơi đơn giản, đồ dùng phục vụ trò chơi khởi động, khen thưởng công bằng.
- Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả, vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.


- Đánh giá: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải
mái tự giác để trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích sự tò mò của học sinh vào bài mới.
d) Một số trò chơi khởi động ở môn Tự nhiên và xã hội: Sau khi nghiên
cứu nội dung chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 3.Tôi phân loại trò chơi khởi động
theo nội dung bài của từng chủ đề theo chương trình dạy học mới VNEN như sau:
- Chủ đề: “Con người và sức khỏe” có thể áp dụng một số trò chơi khởi động
sau: Giải câu đố, diệt các con vật có hại, thi kể nhanh, gọi hình đáp tiếng, tiếp sức,…
- Chủ đề: “Xã hội” có thể áp dụng một số trò chơi khởi động sau: Nối nhanh
vào hình, ai biết nhiều hơn, kể nhanh kể đúng, mô tả đoán tên, giải câu đố,….
- Chủ đề: “Tự nhiên”
+ Thực vật và động vật: có thể áp dụng một số trò chơi khởi động sau: Hoa

nào đẹp, hội thị triển lãm, đố bạn con gì (cây gì)?, cây gì (con gì) sống ở đâu?,….
+ Mặt Trời và Trái Đất: Có thể áp dụng một số trò chơi khởi động sau: Nêu
đúng tên, thi kể tên, hát nối, giải câu đố, nhà du hành vũ trụ, tìm phương hướng,....
-Trò chơi : Ai biết nhiều hơn -Bài 3: Cơ quan tuần hoàn trong cơ thể chúng
ta (tt). Học sinh các nhóm thi nhau tìm các mạch máu trong cơ thể rồi viết nhanh vào
bảng phụ, nhóm nào viết được nhiều mạch máu trong cơ thể, nhóm đó thắng cuộc.
-Trò chơi : Diệt các con vật có hại - Bài 1, trang 3 - sách HD học TN&XH
lớp 3. Người quản trò gọi tên các con vật có hại như:“Con… ruồi”(muỗi, chuột…)
thì tất cả học sinh đồng thanh hô “Diệt! diệt! diệt!” và đồng thời dùng tay đập vào tay
ba cái. Nếu người quản trò gọi tên các con vật có lợi như:“Con… gà” (bò, trâu…) thì
học sinh phải đứng im lặng nếu em nào hô “Diệt” là sai bị phạt. (Chú ý người quản
trò gọi tên các con vật có hại, lợi nên xen kẽ, khi gọi tên các con vật kéo dài)
-Trò chơi : Cộc, cách, tùng, cheng - Bài 10, 11, trang 60 - sách HD học
TN&XH lớp 3. Người quản trò chia lớp 4 nhóm: nhóm 1 là cộc, nhóm 2 là cách,
nhóm 3 là tùng, nhóm 4 là cheng. Khi trò chơi được tiến hành người quản trò chỉ vào
nhóm nào thì nhóm đó hô to tên của nhóm mình.VD: người quản trò chỉ nhóm 1:
cộc, nhóm 2: cách…(yêu cầu các nhóm hô nhanh, đúng, đồng thanh, nhóm nào thực
hiện không đúng luật sẽ bị phạt. Khi thực nhanh trò chơi tạo ra âm thanh rất vui tai).
-Trò chơi: Sáng tối - Bài 24, 26, trang 44 - sách HD học TN&XH lớp 3.
Người quản trò chia lớp 2 nhóm: nhóm 1 là các con vật đi kiếm ăn vào ban ngày,
nhóm 2 là các con vật kiếm ăn vào đêm tối. Khi người quản trò hô “Trời …tối” thì
các con vật thường tìm mồi ban đêm hoạt động các thao tác đi tìm mồi, bắt mồi.
Nhóm là các con vật kiếm mồi ban ngày thì đứng bất động trong tư thế bất kỳ nếu
động đậy thì các con vật ăn đêm bắt được làm mồi và ngược lại. (chú ý nhóm nào cử
động thì nên pha trò chọc nhóm đứng bất động để có mồi mà bắt được nhiều)
-Trò chơi: Lộn cầu vồng - Bài 27, 28, 29, trang 64, 71- sách HD học TN&XH
lớp 3. Cả lớp kết đôi thành từng cặp nắm tay nhau, vừa đọc vừa vung tay sang hai
bên theo nhịp ca. Câu cuối đọc chậm lại rồi xoay nửa vòng, (lần 2) quay lưng vào
nhau, nắm tay nhau đọc lời ca vung tay như trước. Đến câu cuối xoay người, quay
mặt vào nhau, cứ như thế trò chơi tiếp tục. (Bài đồng dao: Lộn cầu vồng. Nước trong

nước chảy. Có cô mười bảy. Có chị mười ba. Hai chị em ta. Ra lộn cầu vồng).


Tóm tắt SKKN tổ chức một số trò chơi Toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học
sinh lớp 2 Đây là một đoạn trích hay trong BST SKKN tổ chức một số trò chơi Toán
học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2
. Mời quý thầy cô tham khảo:
A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài : Trong Chương trình giáo dục tiểu học hiện
nay, môn toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai
trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học
là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra
sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được
môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài
liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng
một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ
dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết
quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc
đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng
với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi
mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú
học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.
Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội
dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua
các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố,
khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong
học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách
thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một
nâng cao. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tàisáng kiến kinh nghiệm
“Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”. 2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán
ở Tiều học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Góp phần gây hứng thú học tập
môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra
các trò chơi Toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi
toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em
củng cố và khắc sâu các tri thức đó. Thư viện eLib mong rằng BST SKKN tổ chức
một số trò chơi Toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 sẽ là tài liệu
hữu ích cho quý thầy cô và các cán bộ quản lý.



×