Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CỤM URE VÀ TẠO HẠT NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 46 trang )

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
KHOA DẦU KHÍ
----- // -----

BÁO CÁO THỰC TẬP
CỤM URE VÀ TẠO HẠT NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU
Kỹ sư hướng dẫn: Nguyễn Văn Thiên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hùng Vương

CÀ MAU, tháng 7 - 2017


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD
CÔNG TY PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cà Mau, ngày……..tháng………năm 2017
NHẬN XÉT CỦA NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU
…………………………………………………………………………………………
……………..……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

Cán bộ hướng dẫn

Quản Đốc


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bà Rịa, ngày……..tháng………năm 2017
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
……………..……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU ........................................... 1
1.1

Lịch sử hình thành ................................................................................................ 1

1.2

Tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ................................................... 2

1.3

Sơ đồ bố trí nhân sự .............................................................................................. 4


1.4

Nguyên liệu và sản phẩm ..................................................................................... 6

1.4.1 Nguyên liệu........................................................................................................ 6
1.4.2 Sản phẩm ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM PHÂN XƯỞNG CHÍNH ....................... 8
2.1 Thiết kế nhà máy ...................................................................................................... 8
2.2

Xưởng Ammonia .................................................................................................. 9

2.2.1 Công đoạn khử lưu huỳnh (Hydrodesulfurization) ........................................... 9
2.2.2 Công đoạn reforming ....................................................................................... 10
2.2.3 Công đoạn chuyển hóa CO .............................................................................. 11
2.2.4 Công đoạn methane hóa ................................................................................. 12
2.2.5 Công đoạn tổng hợp ammonia......................................................................... 12
2.3

Xưởng ure và tạo hạt .......................................................................................... 13

2.3.1

Xưởng ure .................................................................................................... 13

2.3.2 Tạo hạt và xử lí nước thải ................................................................................ 14
2.4

Xưởng phụ trợ .................................................................................................... 15


2.5

Xưởng sản phẩm................................................................................................. 15

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ XƯỞNG PHỤ TRỢ ................................................ 17
3.1 Hệ thống phân phối khí đầu vào ............................................................................. 17
3.2 Hệ thống sản xuất nước khử khoáng và nước sinh hoạt ......................................... 17
3.2.1 Hệ thống sản xuất nước sinh hoạt ................................................................... 17
3.2.1.1 Mô tả công nghệ ....................................................................................... 17


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

3.2.1.2
3.2.2

Tái sinh bộ lọc S20101 ......................................................................... 19

Hệ thống sản xuất nước khử khoáng ........................................................... 20

3.2.2.1 Mô tả công nghệ ....................................................................................... 20
3.2.2.2

Quy trình tái sinh các thiết bị ................................................................ 22

3.2.2.3

Hóa chất sử dụng trong cụm ................................................................. 25

3.2.3 Hệ thống xử lí nước làm mát ........................................................................... 26

3.2.3.1 Hệ thống nước sông đầu vào ................................................................... 27
3.2.3.2 Hệ thống làm mát bằng nước sông ........................................................... 27
3.2.3.3 Hệ thống nước sạch làm mát .................................................................... 28
3.2.4 Hệ thống khí nén, khí điều khiển, khí Nito .................................................... 30
3.5 Hệ thống bồn chứa amo .......................................................................................... 32
3.2.5 Hệ thống xử lí nước thải .................................................................................. 32
3.2.6 Hệ thống đuốc đốt............................................................................................ 33
3.2.7 Hệ thống lò hơi phụ trợ ................................................................................... 33
3.2.8 Mạng phân phối hơi của nhà máy ................................................................... 36
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 37


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Tổng quan nhà máy đạm Cà Mau................................................................... 1
Hình 1. 2. Sơ đồ tổ chức nhà máy .................................................................................. 5
Hình 2. 1. Sơ đồ bố trí các xưởng nhà máy .................................................................... 8
Hình 2. 2. Sơ đồ sản xuất................................................................................................ 8
Hình 2. 3. Sơ đồ xưởng sản xuất Ammonia ................................................................... 9
Hình 2. 4. Thiết bị Hydro hóa và hấp phụ lưu huỳnh ..................................................... 9
Hình 2. 5. Hình cụm Reforming nhình từ trên cao ....................................................... 10
Hình 2. 6. Thiết bị chuyển hóa CO ............................................................................... 11
Hình 2. 7. Sơ đồ xưởng sản xuất Ure ........................................................................... 13
Hình 2. 8. Sơ đồ xưởng tạo hạt ..................................................................................... 14
Hình 3.1. Khí tự nhiên đầu vào .................................................................................... 17
Hình 3.2. Sơ đồ sản xuất nước sinh hoạt ...................................................................... 18
Hình 3.3. Sơ đồ sản xuất nước demi............................................................................. 20
Hình 3.4. Mô tả quá trình trao đổi cation ..................................................................... 21
Hình 3.5. Thiết bị sau khi trao đổi ................................................................................ 22

Hình 3.6. Hệ thống nước sông đầu vào ........................................................................ 27
Hình 3.7. Hệ thống nước sông làm mát ........................................................................ 28
Hình 3.8. Sản xuất khí nén ........................................................................................... 30
Hình 3.9. Sản xuất khí điều khiển ................................................................................ 30
Hình 3.10. Hệ thống sản xuất khí Nito ......................................................................... 31
Hình 3.11. Thiết bị nồi hơi ........................................................................................... 33
Hình 3.12. Sơ đồ hệ thống nồi hơi phụ trợ ................................................................... 34

i


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt .............................................................. 18
Bảng 3.2. Chỉ tiêu nước khử khoáng ............................................................................ 24

ii


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy Đạm Cà Mau, em đã được sự giúp, hỗ trợ nhiệt
tình của đội ngũ cán bộ nhà máy. Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Văn Thiên,
phụ trách xưởng phụ trợ đã nhiệt tình hướng dẫn và tận tình giúp đỡ về mặt chuyên môn
trong suốt thời gian em thực tập tại nhà máy để hoàn thành bài báo cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường và các Thầy cô trong Hóa dầu, trường Đại
học Dầu khí Việt Nam đã truyền đạt kiến thức, giúp em tiếp cận tốt hơn với quy trình
công nghệ thực tế.

Cuối cùng, em rất cảm ơn ban lãnh đạo Công ty phân bón dầu khí Cà Mau, Nhà máy
Đạm Cà Mau đã cho phép và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên
thực tập nên trong báo cáo thực tập này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế
nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô
cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục
vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.

iii


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

LỜI MỞ ĐẦU
Đạm là một thành phần rất quan trọng bật nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống.
Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần
chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và
ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật.
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), tiền thân là Công ty TNHH MTV
phân bón dầu khí Cà Mau được thành lập vào ngày 9/3/2011 để quản lý và vận hành
Nhà máy Đạm Cà Mau. Công ty hình thành trong thời điểm thị trường phân bón trong
nước và khu vực đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn, nhu cầu phân đạm
của cả nước đã lên đến trên 2 triệu tấn một năm nhưng sản xuất trong nước chỉ mới đáp
ứng khoảng 50%. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng sản xuất nông nghiệp
trọng điểm của Việt Nam, do chưa có nhà máy sản xuất phân đạm nên phải phụ thuộc
nhiều vào nhập khẩu với chi phí khá cao. Lúc này, PVCFC đã xây dựng phát triển hệ
thống phân phối, sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường. Chỉ sau 6 năm, thương
hiệu Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng đã định hình và là sản phẩm tin cậy của nông
dân và nhiều đối tác chiến lược quan trọng.
Với sứ mệnh là nhà sản xuất, kinh doanh phân bón trên nền tảng công nghiệp hóa dầu

phục vụ nông nghiệp, cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng cho cây trồng, công ty góp
phần thay đổi nền nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thân thiện môi trường,
bảo đảm lợi ích hài hòa cho chủ sở hữu, khách hàng, người lao động và doanh nghiệp.
Công ty đang nỗ lực để thực hiện sứ mệnh cao cả đó với mong muốn mang đến nhiều
hơn nữa những giá trị tốt đẹp cho bà con nông dân, khách hàng và đối tác, trở thành
thương hiệu uy tín trên thị trường.

iv


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU
1.1 Lịch sử hình thành

Hình 1. 1 Tổng quan nhà máy đạm Cà Mau
Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau (trước đây là công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên phân bón Dầu khí Cà Mau trực thuộc tập đoàn Dầu khí Việt
Nam sở hữu 100% vốn) được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 2008. Công ty
chính thức thành lập vào ngày 09/03/2011 nhằm quản lý và vận hành Nhà máy Đạm
Cà Mau nằm trong khu công nghiệp cụm khí - điện - đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh
An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (nằm trong cụm Khí-Điện-Đạm Cà Mau).
Nhà máy Đạm Cà Mau được đầu tư với tổng số vốn là 900 triệu USD với công suất
800,000 tấn phân đạm Urea và 468,000 tấn Ammonia lỏng mỗi năm. Nhà máy hiện
đang sử dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay bao gồm:
 Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA (Đan Mạch).
 Công nghệ sản xuất urê của SAIPEM (Italy).
 Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. (Nhật Bản).
Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng
cho nhà máy là các tiêu chuẩn quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc


1


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

về môi trường và an toàn, phòng chống cháy nổ của Việt Nam, tương tự Nhà máy Đạm
Phú Mỹ.
Với công nghệ tổng hợp Amoniac, nhà máy chọn công nghệ của Haldor Topsoe A/S do
đã được khẳng định qua tính ưu việt của các cụm thiết bị công nghệ. Cụm tách CO2 sử
dụng công nghệ của BASF với hiệu suất phân tách cao, tiêu hao năng lượng thấp và ít
gây tác hại đến môi trường. Quá trình tạo hạt, nhà máy sử dụng công nghệ của Toyo
Engineering Corp. (TEC - Nhật Bản), cho ra nhiều sản phẩm hạt có kích thước khác
tương ứng với mỗi mục đích sử dụng. Hệ thống tạo hạt có thể hoạt động liên tục không
phải vệ sinh với thời gian khoảng 4 hay 6 tuần. TEC đã đẩy mạnh cải tiến phần thiết kế
thiết bị lọc bụi nhằm mục đích thu hồi bụi tốt hơn và giảm giá thành lắp đặt. Bụi đạm
có trong khí thải hầu như không có.
1.2 Tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
 Tầm nhìn chiến lược
Trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh phân bón và hóa chất phục vụ nông nghiệp và công nghệ dầu khí.
 Sứ mệnh
Là nhà sản xuất, kinh doanh phân bón trên nền tảng công nghiệp hóa dầu phục vụ nông
nghiệp, cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần thay đổi nền
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thân thiện môi trường, bảo đảm lợi ích hài
hòa cho chủ sở hữu, khách hàng, người lao động và doanh nghiệp.
 Giá trị cốt lõi
“Ân cần – Thân thiện, Chuyên nghiệp – Sáng tạo, Trách nhiệm – Hài hòa”
Đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa lợi ích là kim chỉ nam, là chuẩn mực
trong mọi hoạt động của Công ty.

 Duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, đầu tư có hiệu quả và có
chọn lọc.
 Đảm bảo môi trường làm việc chuyên nghiệp sáng tạo, đáp ứng đời sống cho
người lao động.
 Đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, là địa chỉ tin cậy của nhà nông.

2


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

 Tích cực hưởng ứng và tham gia vào công tác xã hội, luôn gắn bó mật thiết với
nông dân.
 Mục tiêu chiến lược
Xây dựng công ty có hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại; Hợp tác chặt chẽ với các đối
tác trong và ngoài nước làm gia tăng chuỗi giá trị.
Đảm bảo vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả Nhà máy Đạm Cà Mau, từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm, cải tiến và tối ưu hoá sản xuất.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối bền vững để tiêu thụ hiệu quả toàn bộ sản
phẩm do Nhà máy Đạm Cà mau sản xuất; Xây dựng và phát triển thương hiệu “Đạm
Cà Mau – Hạt Ngọc Mùa Vàng” trở thành thương hiệu hàng đầu trong nước và khu vực.
Đầu tư có hiệu quả các dự án phục vụ đa dạng hoá sản phẩm; hình thành Trung tâm
nghiên cứu phát triển và ứng dụng các sản phẩm phân bón phục vụ nông nghiệp và cung
cấp dịch vụ khách hàng.
 Mục tiêu tổ chức, quản lý
Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng lên tầm có
những chuyên gia đầu ngành. Tiến tới cung cấp dịch vụ nhân lực ra nước ngoài.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: “Ân cần - Thân thiện, Chuyên nghiệp - Sáng tạo,
Trách nhiệm - Hài hoà”.
Hoàn thiện và phát huy hiệu quả sử dụng các hệ thống quản trị tiên tiến trên cơ sở tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin (ERP, RBI, CMMS, KPI, ...) vào quá trình SXKD.
 Mục tiêu sản xuất
Vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau hiệu quả, an toàn, ổn định (105% công suất thiết kế).
Nghiên cứu nâng công suất nhà máy Đạm Cà Mau, tối ưu hoá sản xuất để nâng cao hiệu
quả và duy trì tuổi thọ của thiết bị trong từng giai đoạn.
Đa dạng hóa sản phẩm phân bón Urê, phân bón tổng hợp, phân bón vi sinh phục vụ cải
tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Phát triển dịch vụ đào tạo vận hành, bảo dưỡng, chạy thử và quản lý chất lượng cho các
nhà máy tương tự.
 Mục tiêu kinh doanh
3


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

Duy trì chiếm lĩnh tối thiểu thị trường Tây Nam Bộ 65%, Đông Nam Bộ 30%, thị trường
Campuchia 50% trong giai đoạn 2015 – 2020. Mở rộng thị trường xuất khẩu phân đạm
tại Thái Lan và các nước Châu Á khác gần Việt Nam.
Tổ chức kinh doanh, phát triểnthương hiệu “Đạm Cà Mau” là một trong những thương
hiệu có uy tín trên thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á từ năm 2015.
Xây dựng kênh phân phối hiệu quả, phát triển ra hầu hết các địa phương trên toàn quốc
cho sản phẩm Đạm Cà Mau (bao gồm cả sản phẩm mới). Áp dụng công nghệ thông tin
trong quản lý để kiểm soát chặt chẽ hệ thống kênh phân phối.
Tham gia tích cực vào các chuỗi liên kết hoạt động kinh doanh khép kín từ khâu Giống
- Phân bón - Chế biến - Dịch vụ các sản phẩm nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị dịch
vụ và vị thế của Công ty.
 Mục tiêu đầu tư mở rộng và phát triển
Đầu tư mở rộng sản xuất các sản phẩm mới nhằm nâng cao sản lượng phân bón sản xuất
từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Tiếp tục nghiên cứu và đầu tư chiều sâu các dự án sản xuất phân bón nhằm cải tạo đất

để làm giàu chất dinh dưỡng trong đất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu và xem xét đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm mới dựa trên nguồn
nguyên liệu từ các nhà máy lọc hoá dầu.
Khai thác và đầu tư mở rộng các hệ thống kho bãi, hậu cần và thiết bị công nghệ của
Nhà máy nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mua hoặc đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp có cùng ngành nghề chính với Công ty phù
hợp với định hướng phát triển của Công ty khi có cơ hội thuận lợi.
Tìm kiếm cơ hội và đầu tư các dự án SKXD phân bón, hóa chất trong và ngoài nước.
1.3 Sơ đồ bố trí nhân sự
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát
hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của công
ty. Hội đồng quản trị của Công ty gồm 5 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
4


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc chấp
hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Công
ty. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể
liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại
hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo Đại hội
đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán,
báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát
của Công ty gồm 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Ban tổng giám đốc: Gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc
là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, do
Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc

chuyên môn. Ban Tổng Giám đốc Công ty gồm 5 thành viên: 01 Tổng Giám đốc và 04
Phó Tổng Giám đốc.
Công ty bao gồm 16 ban ngành trực thuộc, thực hiện các công việc và nhiệm vụ khác
nhau. Tất cả các ban này hoạt động dưới sự lãnh đạo của ban Tổng giám đốc.

Hình 1. 2. Sơ đồ tổ chức nhà máy

5


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

1.4 Nguyên liệu và sản phẩm
1.4.1 Nguyên liệu
Với nguồn nguyên liệu khí được vận chuyển bằng đường ống có đường kính 18 inch từ
mỏ PM3 (khu vực biển chồng lấn Malaysia – Việt Nam) về khu công nghiệp Khánh
An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Thành phần chính của khí tự nhiên nguyên liệu đầu
vào là các hydrocacbon, trong đó methane là thành phần chính chiếm khoảng 78% và
hàm lượng CO2 khoảng 8%.
1.4.2 Sản phẩm
Sản phẩm của Nhà máy Đạm Cà Mau là Urê hạt đục với hàm lượng Nito trên 46,3%
khối lượng, hàm lượng Biuret nhỏ hơn 0,99% khối lượng, hàm lượng nước nhỏ hơn
0,5% khối lượng. Hạt sản phẩm có kích cỡ to (từ 2 – 4 mm), tròn đều, ít bụi. Hàm lượng
biuret thấp giúp giảm bạc màu chai đất, độ cứng cao giúp hạt đạm không bị vỡ vụn
trong vận chuyển. Ngoài ra, do hiệu suất làm khô cao độ ẩm thấp nên hạt đạm lâu kết
tảng và tăng thời gian hòa tan trong nước. Ngoài ra, nhà máy còn có các sản phẩm phụ
khác như:
 Phân bón cao cấp N.HUMATE+TE
 Thành phần : Đạm (N) : 35%, axit humic : 7%, kẽm (Zn) : 1000 ppm, Bo (B) : 400
ppm.

 Đặc điểm nổi trội : tiết kiệm lượng phân bón, tăng năng suất, chất lượng nông sản ;
kích thích bộ rễ của cây trồng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, ra hoa đều, tỷ lệ đậu trái
cao, năng suất vượt trội ; kích thích hệ vi sinh vật có ích phát triển, giúp đất trở lên
màu mỡ hơn.
 Phân bón N46.PLUS
 Thành phần: đạm (N): ≥ 46%, NBPT: ≥ 230 ppm, DCD: ≥ 950 ppm, Biuret: ≤
0,99%.
 Đặc điểm nổi trội : tăng năng suất 10% ; tiết kiệm 20-30% lượng bón ; tác động
kép.
 Phân bón DAP Cà mau
 Thành phần : đạm (N): ≥ 18%, lân (P2O5): ≥ 46%, độ ẩm: ≤ 2%.

6


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

 Đặc điểm nội trội: giúp rễ phát triển mạnh ; cây xanh bền cho năng suất cao; dùng
để bón lót và bón thúc.
 Phân bón KALI Cà Mau (dạng miếng)
 Thành phần: kali (K2O): 61%, độ ẩm: ≤ 1%.
 Đặc điểm nổi trội: giúp cây chắc khỏe, chống đổ ngã tốt; tăng năng suất và chất
lượng nông sản; thích nghi với các loại đất và cây trồng.

7


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM PHÂN XƯỞNG CHÍNH

2.1 Thiết kế nhà máy

Hình 2. 1. Sơ đồ bố trí các xưởng nhà máy
Nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy Đạm Cà Mau là nguồn khí thiên nhiên ở
mỏ PM3 - vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia, đưa vào trạm phân phối khí
GDC. Bên cạnh đó, nguồn điện được sử dụng trong nhà máy được lấy từ Nhà máy
Điện Cà Mau và lưới điện quốc gia (khi Nhà máy Điện không cung cấp được). Nhà
máy Đạm Cà Mau bao gồm bốn phân xưởng chính là Ammonia, Urea - Tạo hạt, Sản
phẩm và Phụ trợ. Các phân xưởng được thiết kế như trong hình dưới:

Hình 2. 2. Sơ đồ sản xuất
8


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

2.2 Xưởng Ammonia
Xưởng ammonia có chức năng tổng hợp ammonia và sản xuất CO2 từ khí tự nhiên,
không khí và hơi nước. Sau khi tổng hợp, ammonia và CO2 sẽ được chuyển sang phân
xưởng Urea. Ngoài ra, ammonia có thể được đưa vào bồn chứa Xưởng Ammonia có
các công đoạn chính như sau:

Hình 2. 3. Sơ đồ xưởng sản xuất Ammonia
2.2.1 Công đoạn khử lưu huỳnh (Hydrodesulfurization)
Do xúc tác reforming sơ cấp và chuyển hóa CO ở nhiệt độ thấp rất nhạy cảm với lưu
huỳnh, nên dòng khí tự nhiên phải được khử lưu huỳnh trước khi vào reforming sơ cấp.
Bước đầu của quá trình là chuyển hóa các hợp chất lưu huỳnh dạng hữu cơ thành H2S
bằng xúc tác hydrohóa. Sau đó H2S được hấp phụ bằng oxit kẽm. Sau công đoạn khử
lưu huỳnh hàm lượng S trong khí nguyên liệu đạt < 0.05ppm.


Hình 2. 4. Thiết bị Hydro hóa và hấp phụ lưu huỳnh

9


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

2.2.2 Công đoạn reforming
Bao gồm reforming sơ cấp và reforming thứ cấp. Mục đích của công đoạn là chuyển
hóa hoàn toàn các hidrocacbon bậc cao và CH4 thành khí tổng hợp, trong chu trình có
sự tham gia của hơi nước và không khí.
Quá trình reforming hơi nước có thể được mô tả theo các phản ứng sau đây:
Cn H2n+2 + H2 O ↔ Cn-1 H2n + CO + 2H2 – Q (1)
CH4 + 2H2O ↔ CO + 3H2 – Q (2)
CO + H2O ↔ CO2 + H2 + Q (3)
Phản ứng (1) miêu tả phản ứng reforming hydrocacbon bậc cao chuyển hóa từng bậc
xuống thành hydrocacbon bậc thấp hơn, và cuối cùng thành phân từ methane như trong
phản ứng (2). Nhiệt phát ra từ phản ứng (3) rất nhỏ so với nhiệt cần cấp cho phản ứng
(1) và (2).

Hình 2. 5. Hình cụm Reforming nhìn từ trên cao

10


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

2.2.3 Công đoạn chuyển hóa CO
Bao gồm chuyển hóa CO ở nhiệt độ cao và chuyển hóa CO ở nhiệt độ thấp. Mục đích
của công đoạn là chuyển hóa hoàn toàn CO thành CO2 để chuẩn bị cho công đoạn tiếp

theo.
CO + H2O ↔ CO2 + H2 + Q

(4)

Cân bằng của phản ứng dịch chuyển về phía tạo thành CO2 khi ở nhiệt độ thấp và có
nhiều hơi nước hơn. Tuy nhiên, tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu nhiệt độ tăng. Nhiệt độ tối
ưu cho phản ứng chuyển hoá phụ thuộc vào hoạt tính của chất xúc tác và thành phần
khí.

Hình 2. 6. Thiết bị chuyển hóa CO
2.2.4 Công đoạn tách CO2
Hệ thống tách CO2 được thực hiện dựa trên quá trình hấp thụ CO2 trong dung môi
MDEA (Methyl diethanolamine). Công đoạn này có mục đích tách CO2 cung cấp
nguyên liệu cho tổng hợp urea và chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình tổng hợp ammonia.
Hệ thống tách CO2 được dựa trên quá trình MDEA hoạt hoá hai cấp (công nghệ của
BASF). Hệ thống công nghệ chính bao gồm một tháp hấp thụ CO2 hai cấp, một tháp
tách CO2 và hai bình tách flash.
CO2 được tách khỏi khí công nghệ bởi sự hấp thụ trong dung dịch MDEA 40%. Dung
dịch MDEA chứa một chất hoạt hóa, chất này sẽ tăng tốc độ truyền khối CO2 từ pha khí

11


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

sang pha lỏng, phần còn lại của dung dịch là nước. Các phản ứng trong quá trình hấp
thụ CO2 được miêu tả như sau:
R3N + H2O + CO2 ↔ R3NH+ + HCO32R2NH +


(5)

CO2 ↔ R2NH2+ + R2N-COO- (6)

Phản ứng đầu là phản ứng cho amine bậc ba (ví dụ MDEA). Phản ứng thứ hai là phản
ứng cho amine bậc hai (chất hoạt hóa).
2.2.4 Công đoạn methane hóa
Quá trình này chuyển hóa các cacbon oxit dư sẽ chuyển hóa thành methane, trong đó
methane đóng vai trò như chất trơ trong quá trình tổng hợp NH3. Nguyên nhân vì các
hợp chất chứa oxy sẽ gây ngộ độc cho xúc tác tổng hợp ammonia. Các quá trình xảy ra
trong bình methane hóa là những phản ứng ngược của phản ứng reforming:
CO + 3H2 ↔ CH4 + H2O + Q

(7)

CO2 + 4H2 ↔ CH4 + 2H2O + Q

(8)

Nhiệt độ thấp, áp suất cao và hàm lượng hơi thấp giúp cho cân bằng hóa học của phản
ứng dịch chuyển sang phía tạo thành methane. Thành phần khí ra khỏi cụm chứa
10ppm CO và CO2.
Khoảng nhiệt độ khuyến cáo 280 - 450℃, tuy nhiên các điều kiện cân bằng có lợi đến
hoạt tính xúc tác trên thực tế chỉ là một nhân tố xác định hiệu suất của quá trình methane
hoá. Hoạt tính của chất xúc tác tăng khi tăng nhiệt độ, nhưng tuổi thọ của chất xúc tác
lại giảm đi.
2.2.5 Công đoạn tổng hợp ammonia
Tổng hợp ammonia cung cấp nguyên liệu cho sản xuất urea hoặc đưa tới bồn chứa để
dự trữ hay xuất bán.
3H2


+ N2 ↔ 2NH3 + Q

(9)

Đây là phản ứng thuận nghịch, theo lý thuyết hiệu suất của quá trình là 25%(nhưng
thực tế chỉ có 17%). Áp suất cao và nhiệt độ thấp thuận lợi cho phản ứng (9). Tuy
nhiên, nhiệt độ cao giúp tốc độ phản ứng được tăng lên rất nhiều. Vì thế nhiệt độ được
lựa chọn phải được tính toán giữa cân bằng hóa học trên lý thuyết và tốc độ đạt đến sự
cân bằng đó.
12


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

Chu trình tổng hợp ammonia được thiết kế với một áp suất tối đa là 152 barg. Áp suất
vận hành bình thường là 13.73 barg tại đầu vào tháp tổng hợp ammonia, tuy nhiên áp
này còn phụ thuộc vào tải và hoạt tính của chất xúc tác.
2.2.6 Làm lạnh và thu hồi ammonia
Cụm làm lạnh gồm các thiết bị làm lạnh NH3 tổng hợp (dùng ammonia lỏng làm lạnh)
và bình tách để đưa đến xưởng ure và bồn chứa ammonia.
Ngoài ra còn có cụm thu hồi NH3 và H2 có trong dòng purge gas và off gas có trong
quá trình tổng hợp NH3. Lượng NH3 thu hồi tại các tháp hấp thụ bằng nước bởi tháp
hấp thụ dạng đệm, còn H2 được thu hồi bằng công nghệ màng.
2.3 Xưởng ure và tạo hạt
2.3.1 Xưởng ure
Xưởng Urea có chức năng tổng hợp urea từ dòng khí CO2 và NH3 lỏng đến từ xưởng
Ammonia. Sau khi được tổng hợp, phân giải carbamate và thu hồi NH3 - CO2, dung dịch
urea được chuyển tới tháp cô đặc chân không và tạo hạt bằng công nghệ tạo hạt tầng sôi
của ToYo. Sau đó sản phẩm này được chuyển theo băng chuyền đưa đến xưởng sản

phẩm. Phân xưởng này bao gồm các cụm được cho như trong sơ đồ dưới:

Hình 2. 7. Sơ đồ xưởng sản xuất Ure
 Nén CO2: Trước khi vào tháp tổng hợp, CO2 được nén đến áp suất phản ứng bằng
hệ thống máy nén.
 Tổng hợp urea và thu hồi NH3, CO2 cao áp: Cụm này có nhiệm vụ tổng hợp urea ở
157 bar – 188℃ đạt hiệu suất 63% ở thiết bị tổng hợp dạng đĩa R07601 và phân
13


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

hủy hợp chất carbamate để thu hồi NH3 và CO2 cho quá trình tổng hợp ở áp suất
cao tại Stripper.
 Tinh chế urea và thu hồi NH3, CO2 trung và thấp áp: Cụm có hai nhiệm vụ là tinh
chế và thu hồi. Ở đây dịch urea được tách các cấu tử NH3, H2O, CO2 và carbamate
bằng thiết bị phân hủy trung áp (19.5 bar) và phân hủy thấp áp (4 bar) bằng cách
cấp nhiệt và giảm áp. Khí NH3 và CO2 được thu hồi bằng hệ thống các thiết bị hấp
thụ trung áp, trao đổi nhiệt, tháp rửa và bồn chứa để đưa về tháp tổng hợp.
 Cô đặc urea: Dung dịch Urea ra khỏi giai đoạn phân hủy thấp áp có nồng độ
69÷71%, cần được cô đặc tới 96% để thu được dung dịch thích hợp cho tạo hạt.
Trong phân xưởng, dung dịch urea được cô đặc bằng thiết bị tiền cô đặc chân
không và thiết bị cô đặc chân không tới 96% ở -0.7 bar.
2.3.2 Tạo hạt và xử lí nước thải
 Tạo hạt: Urea được tạo hạt bằng công nghệ tầng sôi và đối lưu cưỡng bức, bản
quyền công nghệ ToYo. Công suất cụm đạt 2385 tấn hạt/ngày.
 Xử lý nước thải: Cụm này có nhiệm vụ xử lý nước nhiễm NH3, CO2 và Urea từ
hệ thống chân không, để đảm bảo nước ngưng quá trình hầu như không chứa
NH3 – CO2 - Urea. Nước thải được xử lý nhờ hệ thống tháp chưng cất, thiết bị
thủy phân urea và bộ trao đổi nhiệt. NH3, CO2 và hơi H2O được tuần hoàn lại.

Nước sau khi xử lý được sử dụng lại.

Hình 2. 8. Sơ đồ xưởng tạo hạt
14


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

2.4 Xưởng phụ trợ
Chức năng: Cung cấp điện, khí nén, khí điều khiển, nước làm mát, nước sinh hoạt cho
toàn bộ nhà máy, có hệ thống nồi hơi phụ trợ, nồi hơi nhiệt thừa,…Ngoài ra còn có hệ
thống xử lý nước thải, khí thải (Flare)
 Cụm khí tự nhiên đầu vào: Khí tự nhiên đầu vào được lấy từ trạm phân phối khí
GDC tại đây được trang bị thiết bị lọc bụi và tách thủy ngân trước khi đưa vào sử
dụng.
 Cụm xử lý nước thô đầu vào: Cung cấp nước sinh hoạt và nước khử khoáng hay
còn gọi là nước Demi, công suất tối đa lên tới 360m3/h nước khử khoáng.
 Cụm nước làm mát: Nước làm mát của Nhà máy được sử dụng bằng nước sông
hoặc nước Fresh. Thiết bị chính của cụm là Tháp làm mát với 08 khoang, lưu lượng
nước qua mỗi khoang lên đến 4700 m3/h.
 Nồi hơi phụ trợ: Nồi hơi phụ trợ là thiết bị sinh hơi quá nhiệt. Hơi cao áp và hơi
trung áp được cung cấp cho toàn bộ nhà máy. Công suất tối đa là 200 tấn/h, hơi cao
áp tại áp suất 3.82 MPag và nhiệt độ 370℃, hơi trung áp 2.37 Mpa (G) và nhiệt độ
320℃.
 Cụm xử lý nước thải sinh hoạt và nước nhiễm dầu: Sử dụng công nghệ vi sinh để
xử lý nước. Cụm có thể xử lý được 13m3/h.
 Cụm xử lý nước thải nhiễm Ammonia: Cụm xử lý nước thải Amoniac có thể chạy
công suất 5 m3/h.
 Cụm sản suất khí nén, khí điều khiển và Nitơ: Công suất khí điều khiển 2240 Nm3/h,
khí nén 2522 Nm3/h. Cụm sản xuất Nitơ có công suất 420 Nm3/h.

2.5 Xưởng sản phẩm
Urê hạt được đưa đi đóng bao trực tiếp bằng hệ thống băng chuyền tự động. Về kích
thước vỏ đóng bao 630x1020mm, vỏ bao được làm bằng nhựa Polymer trắng, khối
lượng đóng 50kg/bao. Trong điều kiện sử dụng bình thường bao urêđược bảo quản trong
thời gian 3 năm.Tại khu vực đóng bao được trang bị hệ thống các máy đóng bao bán tự
động công suất lên tới 60 tấn /h/line đóng bao. Urê sau khi đóng bao sẽ được bốc xếp
bằng các robot tự động, Urê đưa đi xuất bán bằng hệ thống băng chuyền hoàn toàn tự
động. Tại cuối mỗi băng chuyền được trang bị các ship loader có hệ thống đếm bao tự
15


Báo cáo thực tập Đạm Cà Mau– Nguyễn Hùng Vương – K3-LHD

động mà không cần tốn nhân công kiểm tra về số lượng trong quá trình xuất bán. Công
suất xuất bán tối đa lên tới 240 tấn/h.
 Kho urê rời 85.000 tấn đảm bảo tồn chứa trong 35 ngày nhà máy hoạt động liên tục.
 Kho đóng bao 10.000 đảm bảo chứa toàn bộ sản phẩm urê đóng bao của nhà máy
trong hơn 4 ngày.
Cảng xuất đạm có thể tiếp nhận xà lan công suất 500 tấn. Dự kiến sẽ xuất đạm bằng xà
lan với công suất 350 tấn (8 xà lan trong 1 ngày). Từ ngã ba sông Cái Tàu có thể vận
chuyển lan tỏa đến hầu hết các khu vực của ĐBSCL.

16


×