Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tại sao có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một tất yếu?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.94 KB, 5 trang )

SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÀ MỘT TẤT YẾU
VĂN HƯNG
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TỔ HỢP CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC TOPICA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐỀ 1: TẠI SAO CÓ THỂ
NÓI SỰ RA ĐỜI CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC LÀ
MỘT TẤT YẾU?

HỌ VÀ TÊN: LÊ VĂN HƯNG
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ MÔN: PHM101
MÃ LỚP: 191127.QTN18
MÃ SỐ SINH VIÊN: 19-2-52480201
-00081

1




SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÀ MỘT TẤT YẾU
VĂN HƯNG



MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU


B. NỘI DUNG
I. Điều kiện về kinh tế xã hội
II. Tiền đề về lý luận
III. Tiền đề về khoa học
IV. Nhân tố chủ quan - thiên tài ở Mác và Ăngghen
C. KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác ra đời là một hiện tượng lịch sử, một sản phẩm mang tính khách quan
dựa trên những điều kiện bức thiết về kinh tế - xã hội, tiên đề về lý luận và tiên đề về khoa
học tự nhiên trong xã hội tư bản lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, cũng có yếu tố chủ quan, đó là
thiên tài ở Mác và Ăngghen.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác là một bước ngoặc trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Nó
ra đời đánh dấu sự phát triển đỉnh cao trong lý luận triết học, nó còn là tiền đề mới cho sự
phát triển các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, tạo ra một thế giới quan và phương pháp luận
khoa học tiến bộ, trong tư tưởng nhân loại.
NỘI DUNG
I. ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI
Sự phát triển mạnh mẽ của Chủ Nghĩa Tư Bản dẫn đến mâu thuẫn gay gắt trong xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Tây Âu vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã đưa chủ nghĩa
tư bản bước sang một giai đoạn mới. Các nước tây Âu trở thành các cường quốc tư bản chủ
nghĩa với một lực lượng công nghiệp hùng mạnh, trong vòng chưa đầy một thế kỷ thống trị,
giai cấp tư sản đã tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ hơn hẳn lực lưởng sản xuất của các thế
hệ trước gộp lại. Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những mâu thuẫn
gay gắt trong lòng xã hội.
Những mâu thuẫn xã hội vốn có giữa lực lưởng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa càng gay gắt cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điển hình là những cuộc đấu
tranh mang ý nghĩa là của cuộc đấu tranh giai cấp mà lực lượng công nhân là nòng cốt như
cuộc khởi nghĩa Liông (1831-1834) ở Pháp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Xilêđi (1844) ở Đức.
Phong trào Hiến Chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX diễn ra tại Anh… Những
cuộc đấu tranh này, cho thấy giai cấp vô sản và phong trào công nhân đã trưởng thành và lớn

mạnh cả về quy mô lẫn tính chất. Đồng thời cũng báo hiệu vai trò của giai cấp tư sản không
còn phù hợp và cần phải thay thế bởi một vai trò khác tiến bộ hơn.

2


SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÀ MỘT TẤT YẾU

VĂN HƯNG
Mặc dù, trong giai đoạn này, giai cấp vô sản và tầng lớp công nhân đã trưởng thành, lớn
mạnh nhưng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về cơ sở, mục đích, bản chất của đấu tranh, sứ mệnh
của giai cấp vô sản. Những cuộc đấu tranh của họ mang tính tự phát, thiếu tổ chức và chưa có
đường lối rõ rang, dứt khoác. Do đó, cần phải có hệ thống lý luận khoa học mới mẻ, tiên bộ,
thực tiến dẫn dắt phong trào cách mạng đưa giai cấp vô sản trở thành giai cấp tiến bộ và thực
hiện triệt để mục đích của cuộc đấu tranh giai cấp.
Chủ nghĩa Mác ra đời đã phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh lịch sử, đó là những điều kiện
bức thiết, khách quan, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của giải cấp vô sản và tầng lớp lao
động bị áp bức. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách và khách
quan cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và là một học thuyết soi đường đưa
phong trào đấu tranh của công nhân đi từ chỗ thiếu tổ chức, tự phát đến có tổ chức và tự giác.
II. TIỀN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
Ngoài những điều kiện về kinh tế - xã hội, chủ nghĩa Mác ra đời còn là đòi hỏi của lý
luận thời đại. Đó là sự tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc của nền văn minh châu Âu như
kinh tế - chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa không tưởng Pháp, Triết học cổ điển Đức.
Mác và Ănggen đã nghiên cứu và cải tạo kinh tế - chính trị cổ điển Anh để tạo nên chủ
nghĩa duy vật trong Triết học Mác và khắc phục chủ nghĩa duy tâm trong các quan niệm xã
hội. Đó là sự tiếp thu tinh hoa trong tư tưởng triết học nhân loại.
Bên cạnh kinh tế - chính trị Anh, Mác và Ăngghen cũng nghiên cứu và phê phán về chủ
nghĩa không tưởng của Pháp. Qua việc phê phán chủ nghĩa không tưởng ở Pháp, đã giúp hai
ông hiểu một cách duy vật biện chứng về đời sống kinh tế - xã hội và dự báo xu thế phát

trong tương lai của hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa cộng sản.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác còn là sự nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa và phê phán Triết
học cổ điển Đức (với các đại biểu là Phíchtơ, cantơ, Sêlinh, Hêghen, phơbach) mà trực tiếp là
phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của phơbach là những tiên đề lý luận của
Triết học Mác. Mác và Ăngghen đã tiếp thu phép biện chứng của Hêgen, đồng thời cũng phê
phán chủ nghĩa duy tâm của Hêgen trong học thuyết về “ý niệm tuyệt đối”. Trên cơ sở đấu
tranh, chỉ ra mâu thuẫn giữa phương pháp biện chứng và chủ nghĩa duy tâm. Hai ông đã giải
phóng phép biện chứng của Hêgen ra khỏi chủ nghĩa duy tâm và hình thành nên phép biện
chứng duy vật, một bước ngoặc cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mác và Ăngghen đã có sự kế thừa ở Phơbach chủ nghĩa duy vật, vô thần và phát triển nó
lên thành một triết học khoa học. Phơbach đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của Hêgen một cách
triệt để. Ông khẳng định, tự nhiên là tính thứ nhất không phụ thuộc con người và tồn tại vĩnh
viễn không do ai sáng tạo ra, chủ nghĩa duy vật của Phơbach về tự nhiên đã thể hiện khá triệt
để. Tuy nhiên, trong tư tưởng triết học của Phơbach xem con người là vật thể chung chung,
trừu trượng, siêu giai cấp, tách khỏi những mối quan hệ xã hội,.. Bên cạch đó, Phơbach cũng
3


SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÀ MỘT TẤT YẾU

VĂN HƯNG
có một sai lầm khác là khi từ bỏ triết học duy tâm của Hêgen thì ông cũng gạt bỏ luôn phép
biện chứng.
Những tư tưởng triết học cùng chủ nghĩa duy vật trước Mác đã đạt được những thành
tựu nhất định, tuy còn máy móc siêu hình, không triệt để. Đó là điều kiện để ra đời một tư
tưởng tiến bộ, khoa học, phù hợp với thực tiễn và tương lai. Mác và Ăngghen đã tiếp thu
những tinh hoa của nhân loại và kế thừa có chọn lọc trong việc hình thành nên học thuyết của
riêng mình.
III. TIỀN ĐỀ VỀ KHOA HỌC
Ngoài những điều kiện về kinh tế - xã hội, tiên đề về lý luận đã phân tích như trên. Chủ

nghĩa Mác ra đời còn dựa vào điều kiện về tiên đề khoa học. Đó là những thành tựu khoa học
của thời đại. Trong đó, ba phát minh quan trọng tạo tiền đề cho học thuyết Mác ra đời là Định
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Học thuyết tế bào, Thuyết tiến hóa.
Cả ba thành tựu khoa học kể trên cùng các thành tựu khoa học khác của khoa học tự
nhiên đã cung cấp thêm quan điểm cho duy vật biện chứng, đồng thời đả kích mạnh mẽ vào
chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, phương pháp siêu hình trong quan niệm về thế giới. Trong
đó,thành tựu khoa học thứ nhất, chỉ ra mối liên hệ giữa các hình thức vận động khác nhau của
thế giới vật chất, là cơ sở cho quan điểm biện chứng về thế giới. Thành tựu khoa học thứ hai,
thành tựu này đã chỉ rõ sự thống nhất bên trong của sinh vật, con đường tiến hóa và phát triển
của sự sống. Do đó, nó cung cấp quan điểm duy vật biện chứng, tạo tính khái quát thống nhất
về thế giới vật chất. Thành tựu khoa học thứ ba, chứng minh con người không do thượng đế
tạo ra theo quan điểm chủ nghĩa duy tâm mà là kết quả của một quá trình tiến hóa của vật
chất.
Những thành tựu khoa học của thời đại đã đi ngược lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
và càng làm sáng tỏ, bổ sung quan điểm duy vật biện chứng. Mác và Ăngghen đã xây dựng
chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử phù hợp với sự phát triển của khoa học tự nhiên và xã
hội
IV. NHÂN TỐ CHỦ QUAN - THIÊN TÀI Ở MÁC VÀ ĂNGGHEN
Nếu nhân tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác thì nhân tố chủ quan cũng
đóng vai trò quan trọng. Đó là thiên tài của Mác và Ăngghen với tình bạn vĩ đại và một lập
trường giải phóng giai cấp lao động, giải phóng con người không đổi. Ở Mác có một sự uyên
bác, nhìn xa trông rộng, nhạy cảm về chính trị, sự kiên định và lòng yêu thương người lao
động. Ông đã tìm thấy một tình bạn sâu sắc ở Ăngghen, là cơ sở để hai người cùng hợp tác,
làm việc vì những lý tưởng chung.

KẾT LUẬN

4



SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÀ MỘT TẤT YẾU

VĂN HƯNG
Chủ nghĩa Mác ra đời dựa vào các điều kiện kinh tế - xã hội, tiên đề lý luận của thời đại,
tiên đề khoa học tự nhiên. Đó là sự phản ánh thực tiễn xã hội, thực tiễn phong trào đấu tranh
của công nhân và sự phát triển một cách logic của tư tưởng nhân loại. Vì vậy, có thể nói sự ra
đời của chủ nghĩa Mác là tất yếu.

5



×