Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

(Luận án tiến sĩ) Thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm Phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 189 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU HẰNG

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thu Hằng

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 9.31.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



1. TS. Dương Đình Giám
2. TS. Lê Xuân Sang

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2019
Tác giả luận án

i


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ- SƠ ĐÔ .................................................................. ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
4. Phương pháp thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu ............................4
4.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án ............................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiên của Luận án ...........................................................6
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận .....................................................................................6
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ..................................................................................7
7. Kết cấu của Luận án...........................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .........................................8
1.1. Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................8
1.1.1. Nghiên cứu về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi
trường ......................................................................................................................8
1.1.2. Nghiên cứu tác động của FDI tới phát triển bền vững ..............................11

ii


1.1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa FDI và phát
triển bền vững .......................................................................................................15
1.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................17
1.2.1. Nghiên cứu về FDI gắn với phát triển bền vững quốc gia .........................17
1.2.2. Nghiên cứu về FDI gắn với phát triển bền vững địa phương .....................21
1.2.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI .............................25
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..............................................................................29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU HÚT FDI THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ................................................................................................32

2.1. Một số khái niệm liên quan đến thu hút FDI hướng tới PTBV .....................32
2.1.1. Khái niệm FDI ............................................................................................32
2.1.2. Khái niệm và nội hàm của PTBV ...............................................................33
2.1.3. Khái quát về thu hút FDI hướng tới PTBV ................................................35
2.1.4. Nội dung của thu hút FDI hướng tới PTBV ...............................................37
2.2. Một số lý thuyết liên quan đến FDI và phát triển bền vững ..........................41
2.2.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh ........................................................................41
2.2.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh ...................................................................42
2.2.3. Lý thuyết về tác tác động tràn.....................................................................42
2.3. Mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững...............................................45
2.3.1. Tác động đến phát triển bền vững về kinh tế..............................................45
2.3.2. Tác động đến phát triển bền vững về xã hội ...............................................52
2.3.3. Tác động đến phát triển bền vững về môi trường.......................................57
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI hướng tới PTBV ............................60
2.4.1. Các nhân tố thuộc về Nhà nước trung ương ...............................................60
2.4.2. Các nhân tố thuộc về địa phương ...............................................................61
2.4.3. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp FDI ....................................................63
2.5. Kinh nghiệm thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững và bài học cho tỉnh
Thái Nguyên .........................................................................................................65
2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ..............................................................65
iii


2.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước .......................................68
2.5.3. Bài học cho tỉnh Thái Nguyên về thu hút FDI hướng tới PTBV................71
2.6. Khung phân tích của luận án .........................................................................73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................74
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2000-2017 ........................................................................75

3.1. Chính sách thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên
...............................................................................................................................75
3.1.1. Các định hướng lớn thu hút FDI hướng tới PTBV .....................................75
3.1.2. Chính sách tạo dựng môi trường thu hút FDI hướng tới PTBV của tỉnh
Thái Nguyên .........................................................................................................77
3.1.3. Công tác thực hiện Cải cách hành chính để thu hút FDI hướng tới PTBV 78
3.1.4. Chính sách về đào tạo, phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu thu hút
FDI hướng tới PTBV ............................................................................................79
3.1.5. Chính sách khuyến khích và xúc tiến đầu tư ..............................................80
3.1.6. Chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường .............................................82
3.2. Kết quả thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2017 ................83
3.2.1. Kết quả thu hút FDI theo quy mô ...............................................................83
3.2.2. Kết quả thu hút FDI theo ngành kinh tế .....................................................86
3.2.3. Kết quả thu hút FDI theo quốc gia đầu tư ..................................................87
3.3. Tác động của FDI tới phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2000-2017 .............................................................................................................89
3.3.1. Tác động về kinh tế của FDI.......................................................................89
3.3.2. Tác động của FDI tới khía cạnh xã hội của tỉnh Thái Nguyên ...................99
3.3.3. Tác động của FDI đến môi trường tỉnh Thái Nguyên ..............................107
3.4. Các nhân tố tác động đến thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững......109
3.4.1. Các nhân tố thuộc về nhà nước trung ương ..............................................109
3.4.2. Các nhân tố thuộc về địa phương .............................................................112
3.4.3. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp FDI ..................................................117
iv


3.4.4. Kết quả phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo
hướng PTBV tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2017 ..................................120
3.5. Đánh giá về thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên hướng tới PTBV
giai đoạn 2000 - 2017 .........................................................................................125

3.5.1. Đánh giá về tác động của FDI tới PTBV của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2000-2017 ...........................................................................................................125
3.5.2. Nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động thu hút FDI theo hướng
PTBV của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2017 ............................................128
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .....................................................................................132
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI
NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025 ..................................................................................133
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài hướng tới phát triển bền vững ...................................................................133
4.1.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................133
4.1.2. Bối cảnh trong nước..................................................................................135
4.2. Định hướng thu hút FDI hướng tới PTBV tại tỉnh Thái Nguyên đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030.............................................................................137
4.3. Giải pháp tăng cường thu hút FDI theo hướng PTBV tại tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ..............................................................139
4.3.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quản lý nhà nước địa phương .......................139
4.3.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp FDI ........................................146
4.4. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước trung ương để tăng cường
thu hút FDI theo hướng PTBV tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030.............................................................................................................148
KẾT LUẬN ............................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CCKT

:

Cơ cấu kinh tế

CNHT

:

Công nghiệp hỗ trợ

CNN

:

Cụm công nghiệp

CCKT

:

Cơ cấu kinh tế


DNPT

:

Doanh nghiệp phụ trợ

ĐTNN

:

Đầu tư nước ngoài

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GTSX

:

Giá trị sản xuất

KTXH

:

Kinh tế - Xã hội


KCN

:

Khu công nghiệp

PTBV

:

Phát triển bền vững
Ủy ban nhân dân

UBND
XTĐT

:

Xúc tiến đầu tư

IUCN

:

International Union for Conservation of Nature

UNDP

:


United Nations Development Programme

WWP

:

Waste Water Purification

Tiếng Anh

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1: Khái quát các nghiên cứu về mối quan hệ/tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế ......................................................................................................9
Bảng 2.1: Các tiêu chí đánh giá tác động đến bền vững về kinh tế của FDI ............52
Bảng 2.2: Các tiêu chí đánh giá tác động đến bền vững về xã hội của FDI ............56
Bảng 2.3: Các tiêu chí đánh giá tác động đến môi trường của FDI ..........................60
Bảng 3.1: Kết quả thu hút FDI giai đoạn 2000-2017 ................................................84
Bảng 3.2: Số doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2000-2017 ....................................86
Bảng 3.3: Tổng hợp FDI theo ngành kinh tế đến hết 2017 (triệu USD) ...................86
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn FDI năm 2017 (tỷ đồng) ...87
Bảng 3.5: FDI phân theo đối tác đầu tư chủ yếu lũy kế đến năm 2017 ....................88
Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên (%) ............................90
Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2017 .....................92
Bảng 3.8: Tỷ lệ nộp Ngân sách so với doanh thu (%) ..............................................94
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát tác động của FDI tới sự PTBV về kinh tế ....................99
Bảng 3.10: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm (%) .........100

Bảng 3.11. Số lao động bình quân một doanh nghiệp FDI (người) ........................101
Bảng 3.12: Thu nhập của người lao động (tỷ đồng) ...............................................102
Bảng 3.13: Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm lao động ......................................104
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát tác động của FDI tới sự PTBV về xã hội..................107
Bảng 3.15: Kết quả khảo sát tác động của FDI tới sự PTBV về môi trường..........109
Bảng 3.16: Hệ số kiểm định Bartlett .......................................................................121
Bảng 3.17: Phân tích nhân tố cơ chế, chính sách đối với thu hút FDI hướng tới
PTBV của tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................123
Bảng 3.18: Phân tích nhân tố thuộc về địa phương đối với thu hút FDI hướng tới
PTBV của tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................123
Bảng 3.19: Phân tích nhân tố thuộc về doanh nghiệp FDI đối với thu hút FDI hướng
tới PTBV của tỉnh Thái Nguyên .....................................................................124
Bảng 3.20: Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình ...........................................124
vii


Bảng 3.21: Kết quả kiểm định ANOVA .................................................................125
Bảng 3.22: Ý nghĩa các hệ số hồi quy.....................................................................125
Phụ lục 01: Diện tích và cơ cấu đất tự nhiên ..........................................................167
Phụ lục 02: Toàn cảnh dân số và lao động Thái Nguyên (ĐVT: người) ................168
Phụ lục 03: Dự báo dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2020..................169
Phụ lục 04: Diện tích các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên .........................169
Phụ lục 05: Bảng câu hỏi khảo sát tác động của FDI tới PTBV của tỉnh Thái Nguyên170
Phụ lục 06: Bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo hướng
PTBV tại tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................173
Phụ lục 07: Kết quả tính toán Cronbach alpha.......................................................175
Phụ lục 08: Ma trận hệ số tương quan ....................................................................176
Phụ lục 09: Thống kê giá trị eigenvalue .................................................................177
Phụ lục 10: Ma trận xoay ........................................................................................178


viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ- SƠ ĐÔ

Sơ đồ 2.1: Khung xúc tiến đầu tư..............................................................................40
Sơ đồ 2.2. Khung phân tích của luận án ...................................................................73
Biểu đồ 3.1: Số vốn FDI thực hiện/đăng ký trong giai đoạn 2000-2017 ..................85
Biểu đồ 3.2: Kết quả thu hút FDI trong sự so sánh với các nguồn vốn khác ...........85
Biểu đồ 3.3: Kết quả thu hút FDI theo lãnh thổ giai đoạn 2000-2017 ......................88
Biểu đồ 3.4: Đóng góp vào tăng trưởng GDP của khu vực FDI ...............................90
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng của FDI vào tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành (%) .....91
Biểu đồ 3.6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (tỷ đồng) ..................92
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (%) ................................93
Biểu đồ 3.8: Tổng trị giá xuất khẩu trên địa bàn bình quân- USD/người .....................94
Biểu đồ 3.9: Đóng góp vào thu NSNN của khu vực FDI so với giá trị sản xuất tạo ra
...................................................................................................................................97
Biểu đồ 3.10: Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI .................101
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các doanh nghiệp FDI (%) ..........105

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tại Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút, sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào cuối năm 2018, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, FDI đã trở thành một
bộ phận hữu cơ của nền kinh tế; là nguồn lực quan trọng đóng góp lớn vào tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội và đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng
của nền kinh tế Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, công tác thu hút đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên đã có những bước tiến đáng khích lệ, đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành
điểm sáng về thu hút đầu tư trong cả nước. Nếu như năm 2011, chỉ có có 5 doanh
nghiệp FDI thì đến hết năm 2017, đã có 131 dự án FDI được thu hút tại Thái
Nguyên. Năm 2014, cùng với việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Tổ hợp
công nghệ cao Samsung, Thái Nguyên đã vươn lên trở thành tỉnh dẫn đầu thu hút
vốn FDI vào Việt Nam với 3,27 tỷ USD.
Do có bước nhảy vọt thu hút đầu tư FDI, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng và nổi bật: tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm gần đây đều
cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho
lao động tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận. Thái Nguyên trở thành một trong
số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có giá trị xuất khẩu đạt tới con số hàng tỷ USD.
Đặc biệt, các dự án FDI đã góp phần đưa Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản
xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng, dịch
chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.”
Như “mặt trái của tấm huân chương”, dòng vốn đầu tư FDI có thể gây ra
“những hệ quả ô nhiễm môi trường nặng nề, sử dụng lãng phí tài nguyên và gây ra
những hệ quả nhiều đời cho người nông dân mất ruộng, mất sinh kế truyền thống.
FDI cũng có thể biến Việt Nam thành bãi thải công nghệ và máy móc lạc hậu, gánh
chịu tổn thất tài chính to lớn để khắc phục và thay thế, kéo dài tình trạng lạc hậu và
kém hiệu quả của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, vụ việc Công ty Vedan
Việt Nam xả thải gây ô nhiễm trên sông Thị Vải (Đồng Nai) năm 2006 và Thảm
họa môi trường Formosa Hà Tĩnh trong năm 2016 đã gióng lên hồi chuông cảnh
tỉnh về việc quá chú trọng vào việc thu hút các dự án FDI mà thiếu các cơ chế đánh
giá tác động tổng thể của các dự án này.
1


Mặc dù không thể phủ nhận được các tác động tích cực của FDI đối với sự
tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian gần đây, vẫn còn
những quan ngại về khả năng có trở thành một cú hích cho sự phát triển bền vững

và lâu dài của địa phương hay không, khi chi phí lao động rẻ vẫn là lý do chính cho
quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Thái Nguyên. Ngành công nghiệp
hỗ trợ gần như chưa được hình thành và hầu hết mới chỉ gia công tại tỉnh Thái
Nguyên đã làm hạn chế tác động lan tỏa của FDI tới các doanh nghiệp địa phương.
Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng lao động phổ thông, không
qua đào tạo nghề, vì thế có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng nguồn nhân
lực của địa phương. Ngoài ra, FDI chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo mà thiếu vắng trong các ngành nông nghiệp, tài chính, du lịch cùng với địa
bàn hoạt động chỉ hầu hết tập trung ở một số khu công nghiệp tại Phổ Yên, Sông
Công, Phú Bình, nên có thể làm cho nền kinh tế địa phương phát triển thiếu cân đối
về cả cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ.
Biến đổi khí hậu và các tác động của nó ở quy mô toàn cầu đang làm trầm
trọng thêm những hệ lụy tiêu cực do hoạt động đầu tư của con người mang lại trong
phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, địa phương, trong đó có tỉnh Thái
Nguyên.
Như vậy, sự tồn tại những mối đe dọa của FDI đối với phát triển bền vững
của tỉnh Thái Nguyên dẫn đến yêu cầu cần phải đánh giá tác động của FDI đối với
các nội dung của phát triển bền vững trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới,
việc thu hút cần phải đi vào thực chất hơn, cả về số lượng và chất lượng, theo cả
chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo phát triển bền vững, khuyến khích đổi mới, sáng
tạo và liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Chính
vì vậy, hoạt động thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên phải được rà soát nhằm phát
huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đối với
phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên.”
Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên” được tác giả lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu trong luận án này.

2



2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
“Luận án được thực hiện với mục tiêu tổng quát là đánh giá hoạt động thu hút
FDI theo hướng phát triển bền vững (PTBV) của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2000-2017 để từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này cho tới năm 2025.
Từ đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể được xây dựng:
1. Đánh giá thực trạng thu hút FDI theo hướng PTBV tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2000-2017.
2. Rà soát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI theo hướng
PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu hút FDI theo
hướng PTBV tại tỉnh Thái Nguyên cho tới năm 2025.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Thu hút FDI có mối quan hệ như thế nào tới PTBV? Có những nhân tố
nào ảnh hưởng đến thu hút FDI theo hướng PTBV?
2. Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua như thế
nào? Đã đáp ứng được mục tiêu PTBV chưa?
3. Tỉnh Thái Nguyên cần có những giải pháp gì nhằm tăng cường thu hút
FDI gắn với mục tiêu phát triển bền vững?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động thu hút FDI theo hướng
PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Hoạt động thu hút FDI theo hướng PTBV.
- Phạm vi về không gian: Các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Các dự án được triển khai trong giai đoạn 2000-2017
và các giải pháp được đề xuất cho đến năm 2025. Khoảng thời gian này được lựa

chọn vì trước đó, tỉnh tỉnh Thái Nguyên hầu như chưa thu hút được các dự án đầu tư
nước ngoài có quy mô đáng kể, vì vậy việc phân tích không có nhiều ý nghĩa.

3


4. Phương pháp thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Luận án sử dụng 2 hệ thống số liệu, gồm:
- Các số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước, như
Cục Thống kê, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên và các báo cáo đánh
giá có liên quan. Đặc biệt, Luận án quan tâm đến các thông tin có liên quan đến việc
thu hút và hoạt động của một doanh nghiệp FDI có quy mô rất lớn tại Thái Nguyên
là Công ty Sam Sung.
- Các số liệu sơ cấp:
Bên cạnh số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằng cách
tiến hành hai khảo sát khác nhau:
+ Khảo sát ý kiến của người dân sinh sống tại 6 khu công nghiệp của tỉnh
Thái Nguyên. Tác giả lựa chọn 10 người dân cho mỗi khu công nghiệp và trực tiếp
tiến hành khảo sát. Bảng hỏi gồm 21 câu hỏi trả lời đồng ý hoặc không đồng ý để
đánh giá tác động của các doanh nghiệp FDI tới đời sống của người dân trên các
khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Trong số 10 người dân được khảo sát, tác
giả chủ yếu lựa chọn tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố hoặc trưởng thôn và phó trưởng
thôn vì những đối tượng này có thể có nhiều nguồn thông tin để đánh giá tin cậy
hơn. Họ cũng là những người có trách nhiệm nhất định với cộng đồng dân cư. Bảng
câu hỏi phỏng vấn được thể hiện trên phụ lục 05.
+ Khảo sát đối với các cán bộ liên quan đến hoạt động thu hút FDI trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Để tiến hành phân tích định lượng tác động của các nhân tố
đến thu hút FDI cho phát triển bền vững, tác giả tiến hành thu thập phiếu điều tra
đối với 140 người, chủ yếu liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn

tỉnh. Tác giả lựa chọn 07 cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh là Sở Kế hoạch đầu tư,
Sở Công thương, Sở Lao động và TBXH, Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm
Khuyến công và phát triển công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Ban
Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên để tiến hành khảo sát. Trong mỗi cơ
quan này, trung bình có bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động thu hút và quản lý
các dự án FDI với tổng số khoảng 15 chuyên viên. Tác giả lựa chọn thêm 05 cán bộ
quản lý gồm 01 cán bộ cấp lãnh đạo Sở, Trung tâm, Chi cục và 04 cán bộ cấp
4


trưởng phó bộ phận (01 trưởng phòng và 01 phó phòng) vào mẫu khảo sát. Các câu
hỏi khảo sát được thể hiện trong phụ lục 06.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định
tính và định lượng:
Các phương pháp nghiên cứu định tính:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý
luận khác nhau bằng cách tách chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối
tượng, sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng
bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu
sắc về đối tượng nghiên cứu.
Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá, nhận xét
thực trạng của đối tượng nghiên cứu trong quá trình phát triển và trong Luận án,
chúng được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu các chương 1, 2 và 3.
- Phương pháp phân tích thống kê (thống kê mô tả và thống kê suy luận):
Là phương pháp được sử dụng trong thu thập, xử lý số liệu thống kê kinh tế và
qua đó khái quát, tổng hợp để mô tả bằng con số thống kê các đặc trưng khác
nhau của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở nội
dung nghiên cứu của chương 3.
- Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện bằng hình thức trao đổi trực tiếp

với một số nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện các doanh nghiệp… về các nội
dung liên quan đến đề tài Luận án, nhằm tiếp nhận quan điểm và các ý kiến tuy có
tính cá nhân, nhưng là những gợi mở quan trọng trong việc đánh giá, nhận định và
đề xuất giải pháp. Phương pháp này được sử dụng nhiều cho nghiên cứu tại các
chương 2, 3 và 4.
Phương pháp định lượng
Nhằm mục đích đánh giá thực trạng thu hút FDI theo hướng phát triển bền
vững tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2000 – 2017, tác giả tiến hành phân tích
định lượng với việc tiến hành cuộc khảo sát nhằm thu thập ý kiến với các đối tượng

5


có quan tâm về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo hướng phát
triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, tác giả lượng hóa mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc (đánh giá thực trạng thu hút FDI theo hướng PTBV tại tỉnh Thái
Nguyên) với 3 biến độc lập YT1 (nhân tố thuộc về nhà nước trung ương), YT2
(nhân tố thuộc về địa phương) và YT3 (nhân tố thuộc về doanh nghiệp FDI).
Trước khi thực hiện các bước phân tích như trên, phân tích nhân tố sẽ được
thực hiện để bảo đảm ý nghĩa thống kê của các câu hỏi khảo sát.”
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
“Thứ nhất, Luận án luận giải được các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
theo hướng phát triển bền vững; trong đó làm rõ nhóm các nhân tố thuộc về nhà
nước trung ương, nhóm các nhân tố thuộc về nhà nước địa phương và nhóm các
nhân tố thuộc về doanh nghiệp.
Thứ hai, Luận án đã tổng hợp và đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá tác động
của FDI đến sự phát triển bền vững của một vùng lãnh thổ (quốc gia/địa phương) về
cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá rõ thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian qua, Luận án đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường thu hút

FDI gắn với mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn tiếp theo, đến năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiên của Luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Trên cơ sở hệ thống hóa các nội dung liên quan, Luận án đã xây dựng dựng
được một khung lý luận khá hoàn chỉnh phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá
tác động của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển bền vững trên cả
ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của một vùng lãnh thổ (địa phương).
Đặc biệt, bộ tiêu chí dùng để đánh giá các tác động của FDI đến phát triển
bền vững của một địa phương được xây dựng một cách toàn diện bao gồm cả 3 trụ
cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Bộ tiêu chí này có thể được dùng để đánh giá cho
không chỉ một địa phương cụ thể, mà có thể được áp dụng cho một vùng lãnh thổ
(bất cứ địa phương nào); thậm chí một quốc gia.
6


6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Trong bối cảnh vấn đề thu hút FDI để phát triển kinh tế mà không gây tổn
hại đến môi trường cũng như dẫn đến các hệ lụy về mặt xã hội trở nên cấp bách, kết
quả nghiên cứu của Luận án càng trở nên có ý nghĩa thực tiễn, thể hiện ở những nội
dung sau:
- Cung cấp những đánh giá toàn diện và đầy đủ về tác động của FDI đối với
phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên trong gần 20 năm vừa qua.
- Kết quả phân tích, đánh giá về nội dung thu hút FDI theo hướng PTBV của
tỉnh Thái Nguyên sẽ giúp tỉnh Thái Nguyên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu
trong chính sách thu hút FDI đã được thực hiện và có những điều chỉnh thích hợp,
hướng tới giai đoạn tiếp theo (đến năm 2025).
- Bằng việc sử dụng đồng thời các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp do tác giả tự thu
thập, Luận án đã đưa ra được các giải pháp cải thiện hoạt động thu hút FDI theo
hướng PTBV tại tỉnh Thái Nguyên cho giai đoạn tới.
7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận
án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và
phát triển bền vững.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
theo hướng phát triển bền vững.
Chương 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát
triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2017.
Chương 4: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.”

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến FDI (Foreign Direct Investment)
và phát triển bền vững (PTBV) chủ yếu được tiến hành để trả lời cho hai câu hỏi
nghiên cứu: câu hỏi về mối quan hệ giữa FDI và PTBV; Câu hỏi về các yếu tố tác
động đến mối quan hệ giữa hai biến số này.
1.1.1. Nghiên cứu về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường
“Nghiên cứu về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế hay các tác động
của nó tới các vấn đề xã hội và môi trường có thể được thực hiện đơn lẻ theo từng
khía cạnh. Ngoài ra, các nghiên cứu đánh giá tác động của FDI tới phát triển bền
vững đồng thời trên cả ba khía cạnh cũng được nhiều nghiên cứu tiến hành.
1.1.1.1. Nghiên cứu về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cho biết, FDI có
thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhận đầu tư thông qua quá trình tích lũy vốn
với sự tham gia của các đầu vào sản xuất mới và công nghệ tiên tiến từ nước ngoài.

Các nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm định mối quan hệ này đã được tiến hành
hết sức đa dạng tại các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về tác
động của FDI tới tăng trưởng kinh tế cũng không đồng nhất với nhau khi FDI có thể
tác động tích cực và tiêu cực; thậm chí không có tác động đến tăng trưởng kinh tế
của nước chủ nhà. Sự khác nhau này có thể là kết quả của việc lựa chọn các phương
pháp ước lượng (OLS, phân tích nhân quả Granger,…) hay thời gian tiến hành
nghiên cứu cũng như mẫu nghiên cứu. Bảng 1.1 dưới đây tổng hợp các nghiên cứu
thực nghiệm có liên quan trên các nội dung chính: dữ liệu nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và các phát hiện của đề tài.”

8


Bảng1.1: Khái quát các nghiên cứu về mối quan hệ/tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế
Tác giả

Cùng chiều

Dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Choe (2003)

80 quốc gia trong giai đoạn 1971-1995

Phân tích mối quan hệ nhân
quả Granger

FDI có mối quan hệ nhân quả Granger với tăng trưởng kinh tế.


Chowdhury và
Mavrotas (2006)

Chile, Malaysia, và Thailand 19692000.

Phân tích vector tự hồi quy

Mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại
Malaysia and Thailand.

Shaikh (2010)

47 quốc gia đang phát triển 1981- 1999

Phân tích hồi quy OLS

Mối quan hệ cùng chiều trong các ngành sản xuất giữa FDI và

Al-Iriani (2007)

Các quốc gia Ả Rập thống nhất (1970-

Phân tích mối quan hệ nhân

2004)

quả Granger

Shaikh (2010)


Malaysia (1970-2005)

Phân tích hồi quy OLS

Mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa FDI và tăng
trưởng kinh tế

Umoh, Jacob và

Nigeria (1970-2008)

Các mô hình nghiên cứu đơn

Mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa FDI và tăng

tăng trưởng kinh tế

Không có
quan hệ

De Mello (1999)

FDI là nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế

trưởng kinh tế.

Chuku (2012)
Không mạnh


Phát hiện của đề tài

32 quốc gia phát triển và đang phát triển

Kiểm định tính dừng

(1970- 1990)

Không có nhiều bằng chứng về tác động của FDI tới tăng trưởng
kinh tế.

Manuchehr và
Ericsson (2001)

Denmark, Finland, Sweden, và Norway
(1970-1997)

Hồi quy tự tương quan với sai
phân trễ

Không có mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại
Finland

Chowdhury và

Chile, Malaysia, và Thailand (1969-

Hồi quy tự tương quan với sai

Không có mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Chile


Mavrotas (2006)

2000)

phân trễ

Chakraborty và

India (1987-2000)

Kiểm định nhân quản Granger

Không có mối quan hệ nhân quả

Sarkar (2007)

51 quốc gia kém phát triển (1970- 2002)

OLS và hồi quy OLS fixed và
mô hình tác động ngẫu nhiên.

Không có mối quan hệ dài hạn giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

Shaikh (2010)

47 quốc gia đang phát triển (1981-

Hồi quy OLS


Mối quan hệ ngược chiều ở một số lĩnh vực

Hồi quy OLS

Tác động ngược chiều ở một số lĩnh vực

Nunnenkamp (2006)

Ngược chiều

1999)
Khaliq và Noy (2007)

Indonesia (1998- 2006)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
9


1.1.1.2. Nghiên cứu về các tác động của FDI tới môi trường và các vấn đề xã hội
Khi bàn tới tác động của FDI tới môi trường, các nhà nghiên cứu thường đề
cập tới giả thuyết “nơi ẩn giấu ô nhiễm” khi dòng vốn FDI có thể được thực hiện để
“tìm kiếm nơi chôn cất chất thải không xử lý được mà ở các quốc gia phát triển,
doanh nghiệp không được phép thực hiện hay không thể thực hiện, do những quy
định rất nghiêm ngặt về môi trường, chi phí xử lý và thuế suất xả thải rất cao. Chính
vì vậy, Gray (2002) Petrovic và Randjelovic (2007) cho rằng, các quốc gia có các”
quy định về môi trường lỏng lẻo sẽ dễ trở thành một “nơi ẩn giấu ô nhiễm” 104,
129. “Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, FDI cũng có thể giúp
cải thiện môi trường nước sở tại nhờ các hiệu ứng lan tỏa do việc sử dụng các công
nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường của doanh nghiệp FDI. Trong các nghiên

cứu đã được tiến hành để đánh giá tác động của FDI tới môi trường của nước tiếp
nhận, thường bổ sung biến số liên quan đến chính sách quản lý môi trường của các
nước này. Các nghiên cứu điển hình liên quan đến các giả thuyết về môi trường là
các nghiên cứu của Nuzhat (2009), Jyun-Yi và cộng sự (2008); Abbas và cộng sự
(2011).
Bên cạnh tác động tới môi trường, các nghiên cứu về sự tác động của FDI tới
các vấn đề xã hội thường tập trung vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và
bất bình đẳng thu nhập. Yu và cộng sự (2011) đánh giá sự tác động của FDI tới sự
bất bình đẳng về thất nghiệp giữa các địa phương của Trung Quốc 88, sử dụng mô
hình hồi quy Shapley và phát hiện ra rằng, FDI đóng góp 2% vào sự bất bình đẳng
trong thu nhập giữa các địa phương này bên cạnh 2 yếu tố khác là vị trí địa lý và
trình độ giáo dục của địa phương. Chintrakarn và cộng sự (2010) nghiên cứu sự ảnh
hưởng của FDI tới bất bình đẳng thu nhập tại các bang thuộc Hoa Kỳ sử dụng các
mô hình đồng kết hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn, tác động của
FDI tới bất bình đẳng thu nhập là không đáng kể 91. Tuy nhiên, trong dài hạn,
FDI lại là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đáng kể và có ý nghĩa thống kê tới bất
bình đẳng thu nhập tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian nghiên cứu. Tương tự như
vậy, Herzer và Nunnenkamp (2011) khi nghiên cứu đối với các quốc gia châu Âu
10


trong giai đoạn 1980-2000 cũng cho thấy ảnh hưởng của FDI tới bất bình đẳng thu
nhập là không giống nhau trong ngắn hạn và dài hạn 107.
1.1.2. Nghiên cứu tác động của FDI tới phát triển bền vững
Trong vài thập kỷ vừa qua, nghiên cứu về vai trò của FDI đối với sự phát
triển kinh tế trên bình diện vi mô, vĩ mô và toàn cầu đã thu hút sự quan tâm của rất
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã không chỉ
đề cập đến phát triển kinh tế đơn thuần mà là phát triển bền vững gắn với bảo vệ
môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, từ đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu về sự tác
động của FDI tới phát triển bền vững.

Viktoria và cộng sự (2019) tiến hành nghiên cứu về tác động của FDI tới các
mục tiêu của phát triển bền vững tại châu Phi, sử dụng dữ liệu nghiên cứu từ 44
quốc gia châu Phi. Kết quả phân tích sử dụng mô hình probit thứ bậc cho thấy, mặc
dù FDI có một số tác động tiêu cực tới môi trường tại một số quốc gia, nhưng nhìn
chung, FDI có tác động tích cực đến các mục tiêu phát triển bền vững tại các quốc
gia châu Phi. Đặc biệt, trong nghiên cứu này, Viktoria và cộng sự (2019) đã lần lượt
dùng các biến mô tả từng mục tiêu của phát triển bền vững, theo chỉ dẫn của Hội
nghị về Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc – UNCTAD làm biến phụ thuộc
trong mô hình. Các biến độc lập gồm có FDI và các biến kinh tế vĩ mô, như GPD,
dân số, chi tiêu Chính phủ,… Phát hiện quan trọng của nghiên cứu là vai trò của nền
chính trị tại các quốc gia có ảnh hưởng tới đóng góp của FDI cho PTBV.
Nghiên cứu của Abdul và cộng sự (2017) đánh giá sự ảnh hưởng của FDI tới
cả ba trụ cột của phát triển bền vững, là tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập và
môi trường của Singapore trong giai đoạn 1970 đến 2013. Là một trong các quốc
gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Singapore được biết
đến là một quốc gia đứng thứ 5 trong thu hút FDI trên toàn thế giới, theo thống kê
thực hiện bởi UNCTAD (2015). Sử dụng phương pháp ước lượng ARDL
(Autoregressive Distributed Lag), kết quả nghiên cứu cho thấy, dòng vốn FDI đã có
tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường tại Singapore,
nhưng cũng gây ra sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập ở đất nước này.
11


Simionescu (2016) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền
vững dưới góc độ phát triển kinh tế và phát triển xã hội tại Romania xét ở góc độ
các vùng miền của nước này trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2014. Trong
nghiên cứu này, mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững được lượng hóa bằng
cách xây dựng mô hình thống kê, với biến tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đại diện
cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ nghèo đói đại diện cho sự phát triển xã hội và
tỷ lệ FDI của từng vùng so với cả nước đại diện cho nguồn vốn FDI trong từng thời

kỳ nhất định 132. Từ đó, tác giả đã xây dựng các mô hình phân tích tự hồi quy đối
với dữ liệu chuỗi thời gian:
- Mô hình thứ nhất gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế là biến phụ thuộc, chịu tác
động của hai biến độc lập là tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm trước đó và FDI của
năm trước đó.
- Mô hình thứ hai: biến FDI là biến phụ thuộc, chịu tác động của hai biến độc
lập là biến tốc độ tăng trưởng kinh tế và FDI của năm trước đó.
- Mô hình thứ ba: biến FDI cũng là biến phụ thuộc như mô hình hai, biến độc
lập là tỷ lệ đói nghèo và FDI của năm trước đó.
- Mô hình thứ 4: biến tỷ lệ đói nghèo là biến phụ thuộc, chịu tác động của hai
biến độc lập là tỷ lệ đói nghèo và FDI của năm trước đó.
Bên cạnh việc xây dựng và phân tích các mô hình tự tương quan, nghiên cứu
còn đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các cặp biến số, như: tốc độ tăng trưởng
GDP và FDI, tỷ lệ đói nghèo và FDI.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế phụ thuộc vào
chính nó và FDI trong năm trước đó. Tuy nhiên, FDI lại không phải là nguyên nhân
của tăng trưởng kinh tế trong tất cả 7 vùng của đất nước do tính phi hiệu quả của
các dự án đầu tư này. Liên quan đến tỷ lệ đói nghèo, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy, FDI không có tác động tới tỷ lệ đói nghèo tại Romania. Lý do đó là các dự án
FDI chủ yếu sử dụng nhiều nhân lực, trong khi giá nhân công lại rất rẻ tại Romania.
Kaur (2014) tiến hành nghiên cứu tại Ấn Độ và một số nước đang phát triển
châu Á nhằm mục đích đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và vấn đề
12


môi trường tại các nước này. Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong nghiên
cứu bao gồm:
- Giả thuyết 1: Dòng vốn FDI hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của các quốc gia.
- Giả thuyết 2: Dòng vốn FDI góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Trong các mô hình của nghiên cứu, mức độ tăng trưởng kinh tế được đo

bằng tốc độ tăng trưởng của GDP trên đầu người; còn mức độ ô nhiễm môi trường
được đo bằng lượng khí thải CO2. Để đo lường được mối quan hệ này, trước hết, dữ
liệu về các biến số này được thu thập trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2011. Sau
đó, dưới sự hỗ trợ của phần mềm thống kê, các hệ số tương quan hồi quy sẽ được
tính toán để đánh giá mối quan hệ giữa các biến số. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là -0,32; nghĩa là FDI và tăng
trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều, hay FDI không có tác động thúc đẩy
tăng trưởng tại các quốc gia được nghiên cứu. Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng
trưởng và mức độ ô nhiễm môi trường là 0,597; nghĩa là tốc độ tăng trưởng và ô
nhiễm môi trường có mối quan hệ cùng chiều: tăng trưởng kinh tế đi kèm với ô
nhiễm môi trường. Tương tự như vậy, mối tương quan giữa FDI và ô nhiễm môi
trường khá cao và bằng 0,988 cho thấy, sự gia tăng của dòng vốn FDI cũng dẫn đến
ô nhiễm môi trường cao 112. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa tăng
trưởng kinh tế và FDI cũng phù hợp với phát hiện của một số nghiên cứu trước đó
(Busse và cộng sự, 2006) 89. Lý giải về điều này, Kaur (2014) cho rằng, chỉ quốc
gia nào có môi trường kinh doanh hiệu quả với sự quản lý nhà nước thích hợp, mới
có thể tận dụng được nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế.
Cũng liên quan đến việc đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng bền
vững, Voica, Panait & Haralambie (2015) đã xây dựng và kiểm định mô hình hồi
quy với dữ liệu mảng thu thập được từ 28 nước EU trong giai đoạn 2000-2012.
Trong các mô hình hồi quy này, biến phụ thuộc là lượng FDI trong từng năm và biến
độc lập là sự phát triển bền vững được mô tả trên ba khía cạnh: các tác động về mặt
xã hội, các tác động về môi trường và các tác động về kinh tế. Khi sử dụng dữ liệu
chuỗi thời gian để xây dựng mô hình, các tác giả trước hết tiến hành kiểm định tính
13


dừng để bảo đảm sự tin cậy và phù hợp của dữ liệu nghiên cứu. Sau đó, các tác giả
đã xây dựng các mô hình khác nhau tương ứng với các khía cạnh của PTBV 145.
Trong mô hình thứ nhất, biến phụ thuộc là FDI đo lường bằng dòng vốn này

trên GDP, các biến độc lập mô tả sự phát triển về xã hội, được đo lường bằng các
yếu tố như việc làm của người cao tuổi (EMPL), tuổi thọ (LIFE), sự bảo trợ xã hội
(AS) và tỷ lệ nghèo đói (POVERTY). Mô hình hồi quy thứ nhất có dạng như sau:
Kết quả phân tích mô hình này cho thấy, sự gia tăng việc làm cho người cao
tuổi, tỷ lệ nghèo đói có tác động ngược chiều tới FDI; trong khi tuổi thọ (LIFE) và
sự hỗ trợ xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững.
Tương tự như trong mô hình thứ nhất, mô hình thứ hai cũng bao gồm biến
phụ thuộc là đầu tư trực tiếp nước ngoài, biến độc lập là các biến liên quan đến khía
cạnh môi trường, bao gồm các biến như sản lượng điện tạo ra từ các nguồn tái chế
(RENEW) và lượng khí thải nhà kính (GHG) và thuế môi trường (TAX). Mô hình
vì thế có dạng như sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lượng tái chế có tác động tiêu cực đến
FDI; trong khi hai yếu tố còn lại là lượng khí thải nhà kính và thuế môi trường lại
có tác động tích cực đến FDI.
Agne và Jūrate (2013) lựa chọn Ireland để đánh giá sự ảnh hưởng của FDI
tới phát triển bền vững của quốc gia này sử dụng 10 chỉ số về kinh tế, xã hội và môi
trường theo các giai đoạn phát triển khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối
quan hệ giữa FDI và PTBV không hoàn toàn giống nhau trong một chu kỳ kinh tế
của quốc gia: vai trò của FDI và PTBV chỉ thực sự rõ nét trong giai đoạn hưng thịnh
hoặc suy thoái của nền kinh tế. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, FDI
hoàn toàn có thể thúc đẩy tăng trưởng bền vững của một quốc gia.
Tương tự, Kumar (2009) cũng cho rằng, FDI chỉ có tác động tích cực tới
tăng trưởng bền vững khi các quốc gia nhận đầu tư phải xây dựng được các nguyên
tắc tăng trưởng bền vững và bảo đảm các nguyên tắc đó được tuân thủ. Bên cạnh
14


×